Tải bản đầy đủ (.pdf) (452 trang)

Ý nghĩa thể của vị từ chuyển động trong tiếng Anh so sánh với tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 452 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

Ý NGHĨA THỂ CỦA VỊ TỪ
CHUYỂN ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------

PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

Ý NGHĨA THỂ CỦA VỊ TỪ
CHUYỂN ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 62220110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa hoc:


1. TS. Nguyễn Hoàng Trung
2. TS. Huỳnh Văn Thông
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Lê Khắc Cường
2. PGS.TS. Trịnh Sâm
Phản biện:
1. PGS.TS. Lê Khắc Cường
2. PGS.TS. Dư Ngọc Ngân
3. TS. Nguyễn Hoàng Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của
tôi. Các kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

TP.HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2016
Người thực hiện

Phạm Thị Thu Phương


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Thầy
hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Trung và TS. Huỳnh Văn Thông, người đã trực
tiếp hướng dẫn và luôn chỉ bảo cho chúng tôi từ những buổi đầu khó khăn và đã

động viên chúng tôi về mọi mặt để chúng tôi có thể hoàn thành được luận án này.
Chúng tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các Thầy
Cô tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, người
đã truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu để chúng tôi có thể phát
triển được đề tài của luận án.
Chúng tôi cũng xin được cảm ơn Ban lãnh đạo trường, Khoa Văn học và
Ngôn ngữ, Phòng Sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và
Ban Giám đốc Học viện Lục quân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị em
đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình đã luôn động viên và
giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
TP.HCM, ngày 22 tháng 11 năm 2016
Người thực hiện

Phạm Thị Thu Phương


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Phân loại sự tình theo mô hình Dowty ................................................ 21
Hình 1.2 Loại sự tình theo cách phân loại của Mourelatos (1978) ..................... 26
Hình 1.3 Loại sự tình theo cách phân loại của Bach (1986) ............................... 27
Hình 1.4 Cấu trúc của sự tình hoàn thành và sự tình không hoàn thành ......... 47
Hình 1.5 Giác độ thể theo Comrie ..................................................................... 49
Hình 1.6 Tham tố con đường của chuyển động ................................................. 55
Hình 2.1 Cấu trúc sự tình hữu kết và vô kết ....................................................... 76
Hình 2.2 Cấu trúc tri nhận của Accomplishments–sự tình đoạn tính hữu đích ... 78
Hình 2.3 Cấu trúc tri nhận của Activities–sự tình hoạt động.............................. 80
Hình 2.4 Cấu trúc của sự tình Achievements–điểm tính hữu đích ...................... 81

Hình 2.5 Cấu trúc tri nhận của Achievements–sự tình điểm tính hữu đích ...... 82
Hình 2.6 Cấu trúc tri nhận của Semelfactives–sự tình điểm tính vô đích ........... 83
Hình 2.7 Quan hệ không gian do giới ngữ to + NP biểu thị ............................... 85
Hình 2.8 Quan hệ phóng chiếu không gian- Thời gian ....................................... 85
Hình 2.9 Quan hệ không gian do giới ngữ into + NP biểu thị ............................ 86
Hình 2.10 Quan hệ không gian do giới từ across biểu thị................................... 88
Hình 2.11 Chuyển động bao gộp hướng và đích ................................................ 89
Hình 2.12 Chuyển động bao gộp nguồn và hướng ............................................. 89
Hình 2.13 Chuyển động bao gộp nguồn và đích ................................................ 90
Hình 2.14 Sự khác biệt giữa hai loại chuyển động ............................................. 91
Hình 2.15 Cấu trúc ngữ nghĩa của giới ngữ along + NP..................................... 93
Hình 2.16 Sự tình chuyển động với giới ngữ over ............................................. 94
Hình 3.1 Sự tình ở giác độ hoàn thành............................................................... 98
Hình 3.2 Sự khác biệt giữa across the room và across to the lamp .................. 102
Hình 3.3 Cấu trúc của sự tình điểm tính vô đích .............................................. 105
Hình 3.4 Sự tình giác độ không hoàn thành còn gọi là hình thái tiếp diễn ........ 107
Hình 3.5 Giác độ không hoàn thành của sự tình (11b) ..................................... 108


Hình 3.6 John was reaching the top of the mountain........................................ 112
Hình 3.7 The Queen Elizabeth II is arriving .................................................... 112
Hình 3.8 The climbers were reaching the top of Mt. Whitney.......................... 113
Hình 3.9 Giác độ tiếp diễn và sự tình điểm tính vô đích .................................. 114
Hình 4.1 Ý nghĩa của sự tình ở giác độ hoàn thành và giác độ tiếp diễn .......... 149
Hình 4.2 Cấu trúc ngữ nghĩa sự tình tĩnh ......................................................... 150
Hình 4.3 Ý nghĩa của thì hiện tại thể đơn ........................................................ 151
Hình 4.4 Tiêu điểm của sự tình điểm tính hữu đích miêu tả dưới giác độ tiếp diễn
........................................................................................................................ 153
Hình 4.5 Tiêu điểm của sự tình điểm tính vô đích miêu tả dưới giác độ tiếp diễn
........................................................................................................................ 153

Hình 4.6 Tiêu điểm của sự tình chuyển động tái diễn miêu tả dưới giác độ
tiếp diễn ......................................................................................................... 154
Hình 4.7 Giác độ tiếp diễn miêu tả một phân khúc trước sự tình hay tiền sự tình
........................................................................................................................ 156
Hình 4.8 Cấu trúc sự tình chuyển động đoạn tính hữu đích dưới giác độ
hoàn thành ..................................................................................................... 160
Hình 4.9 Sự tình điểm tính hữu đích dưới giác độ hoàn thành ......................... 160
Hình 4.10: Cấu trúc của sự tình điểm tính hữu đích dưới giác độ hoàn thành .. 161


DANH MỤC VIẾT TẮT
Aux

auxilary

CSh

The Complete Sherlock Holmes

def.art

definite article

F

figure

FWA

A farewell to arms


G

goal

idef.art

indefinite article

JE

Jane Eyre

M

motion

Ma

manner

NBCT

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)

p

page

P


preposition

Pa

path

PP

past participle

prop name

proper name

SOW

The sorrow of war

SP

simple past

S. pre

simple present

TB

The Thorn Birds


BD

Bản dịch Jane Eyre

HTTD

Hình thái tiếp diễn

PMH

Phạm Mạnh Hùng (Những con chim ẩn
mình chờ chết)

q

quyển (Sherlock Holmes toàn tập)

TG

tác giả luận án

tr

trang


BẢNG THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU ANH- VIỆT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

1. accomplishments


sự tình đoạn tính hữu đích

2. achievements

sự tình điểm tính hữu đích

3. activities

hoạt động (sự tình)

4. aspect

thể

5. aspectual opposition

đối lập giá trị thể

6. aspectual shifting

hoán chuyển ý nghĩa thể

7. atelic (situations), atelicity

vô đích (sự tình)

8. bounded

hữu kết


9. bounded (situation)

hạn định (sự tình)

10. direction

hướng (chuyển động)

11. durative, durativity

đoạn tính

12. dynamic situations, event

sự tình động

13. endpoint

kết điểm

14. goal

đích (chuyển động)

15. grammatical aspect

thể ngữ pháp

16. imperfective viewpoint


giác độ thể không hoàn thành

17. ingressive, inchoatives (situations)

khởi phát (sự tình)

18. internal endpoint

kết điểm nội tại

19. internal structute

cấu trúc nội tại

20. iteratives (situation/aspect)

tái diễn (sự tình/thể)

21. landmark, ground

mốc/nền

22. lexical aspect

thể từ vựng

23. manner of motion

phương thức (chuyển động)


24. manner motion verbs

vị từ mã hoá phương thức

25. marked, unmarked

đánh dấu/ không đánh dấu

26. motion, movement

chuyển động

27. non- past tense

thì phi quá khứ


28. objective time

thời gian khách quan

29. part, segment

phân khúc (sự tình)

30. part-whole relation

quan hệ bộ phận-tổng thể


31. past tense

thì quá khứ

32. path

con đường, lộ trình

33. path motion verbs

vị từ mã hóa con đường

34. perfect (aspect)

dĩ thành (thể)

35. perfective viewpoint

giác độ hoàn thành

36. preliminary stage to situation

phân khúc tiền sự tình

37. processs

diễn trình

38. progressive viewpoint


giác độ tiếp diễn

39. punctual, punctuality

điểm tính

40. quantized situations

sự tình định lượng

41. resultative (situations)

kết quả (sự tình)

42. scanning

sự sao chụp

43. semelfactives

điểm tính vô đích (sự tình)

44. sequential scanning

sao chụp phân khúc

45. situation types

loại sự tình


46. situations, states of affairs

sự tình

47. source

nguồn (của chuyển động)

48. starting point

khởi điểm

49. state

trạng thái

50. stative situations

sự tình tĩnh

51. subevent

sự tình bộ phận

52. subjective time

thời gian chủ quan

53. summary scanning


sao chụp nguyên khối

54. telic, telicity

hữu đích

55. temporal profile

diện mạo thời gian

56. tense

thì


57. time

thời gian

58. trajector, figure

hình/ chủ thể chuyển động

59. translative (motion)

chuyển vị (chuyển động)

60. unbounded

vô kết


61. (verbal) form

hình thái (vị từ)

62. viewed from inside/outside

nhìn từ bên trong/bên ngoài


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
0.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ 1
0.2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................... 3
0.2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................. 3
0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3
0.3. Đối tượng nghiên cứu và phạmvi nghiên cứu ................................. 3
0.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 3
0.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu................................... 4
0.4.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 4
0.4.2. Nguồn ngữ liệu .......................................................................... 5
0.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................. 6
0.5.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thể ở ngoài nước .................... 6
0.5.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thể ở trong nước ................... 11
0.6. Đóng góp của luận án ................................................................... 12
0.6.1. Về mặt lý luận .......................................................................... 12
0.6.2. Về mặt thực tiễn....................................................................... 12
0.7. Cấu trúc của luận án...................................................................... 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................. 14
1.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................ 14
1.1.1. Vendler (1957) và việc phân loại sự tình dựa trên thuộc tính
thời gian nội tại .......................................................................... 14
1.1.2. Bennett và Partee (1978) và thuộc tính phân đoạn con ............ 18
1.1.3. Dowty (1979) và việc phân tích thành tố sự tình ..................... 20
1.2. Hướng tiếp cận thể dựa trên quan hệ bộ phận-tổng thể của sự tình ......... 25
1.2.1. Ngữ nghĩa học sự tình (event-based semantics)....................... 25


1.2.2. Sự tương tác giữa danh ngữ và vị ngữ dựa trên quan hệ bộ phậntổng thể. ...................................................................................... 30
1.3. Khái niệm chuyển động ................................................................... 34
1.3.1. Các thành tố ngữ nghĩa của sự tình chuyển động ..................... 36
1.3.2. Thành tố bên ngoài của sự tình chuyển động ........................... 39
1.4. Mô hình từ vựng hóa các thành tố của sự tình chuyển động......... 41
1.4.1. Ngôn ngữ mã hóa phương thức chuyển động trong cấu trúc ngữ
nghĩa của vị từ (satellite-framed languages) .............................. 42
1.4.2. Ngôn ngữ mã hóa lộ trình chuyển động trong cấu trúc ngữ
nghĩa của vị từ............................................................................ 43
1.4.3. Ngôn ngữ mã hoá phương thức và lộ trình chuyển động ......... 44
1.5. Khái niệm thể .................................................................................. 45
CHƯƠNG 2: CÁC THUỘC TÍNH THỂ CỦA SỰ TÌNH CHUYỂN
ĐỘNG.............................................................................. 60
2.1. Loại sự tình ................................................................................... 60
2.1.1. Tính hữu đích (telicity) của sự tình .......................................... 60
2.1.2. Tính đoạn của sự tình (durativity)............................................ 74
2.2. Thể từ vựng và sự tình chuyển động............................................. 75
2.2.1. Sự tình hữu kết và sự tình vô kết ............................................. 75
2.2.2. Thể dựa trên sự tình hay thể từ vựng ....................................... 76
2.3. Ngữ nghĩa của giới ngữ trong kết cấu sự tình chuyển động ......... 83

2.3.1. Ngữ nghĩa của giới ngữ và danh ngữ bổ ngữ có vai trò hạn định
sự tình chuyển động ................................................................... 84
TIỂU KẾT: ............................................................................................. 96
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA THỂ CỦA SỰ TÌNH CHUYỂN ĐỘNG: SỰ
TƯƠNG TÁC GIỮA THUỘC TÍNH THỂ VÀ THỂ
NGỮ PHÁP..................................................................... 97
3.1. Khái quát về thể dựa trên góc nhìn trong tiếng Anh ..................... 97
3.1.1. Giác độ hoàn thành (perfective viewpoint) .............................. 98


3.1.2. Giác độ không hoàn thành ..................................................... 106
3.1.3. Sự tình chuyển động với hình thái dĩ thành trong tiếng Anh . 115
3.2. Hiện tượng hoán chuyển ý nghĩa thể .......................................... 115
3.2.1. Hoán chuyển động  tĩnh ..................................................... 115
3.2.2. Hoán chuyển giữa hữu đích và vô đích.................................. 117
3.2.3. Các kiểu hoán chuyển khác.................................................... 119
TIỂU KẾT: ........................................................................................... 119
CHƯƠNG 4: SO SÁNH Ý NGHĨA THỂ CỦA VỊ TỪ CHUYỂN
ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH VỚI TIẾNG VIỆT ... 121
4.1. Sự tình chuyển động tiếng Việt .................................................. 121
4.2. Khái quát về giá trị thể của sự tình chuyển động trong tiếng Việt124
4.2.1. Tham tố lộ trình và ý nghĩa thể.............................................. 126
4.2.2. Tham tố đích và ý nghĩa thể................................................... 128
4.2.3. Tham tố nguồn và ý nghĩa thể................................................ 129
4.3. Khảo sát cách chuyển ngữ các sự tình chuyển động và thể của loại
sự tình này từ tiếng Anh sang tiếng Việt.................................. 130
4.3.1. Về cấu trúc sự tình chuyển động ............................................ 130
4.3.2. Về giá trị thể .......................................................................... 133
4.4. Khảo sát cách chuyển ngữ các sự tình chuyển động và thể của loại
sự tình này từ tiếng Việt sang tiếng Anh.................................. 135

4.4.1. Về cấu trúc sự tình ................................................................. 135
4.4.2. Về chuyển dịch giá trị thể từ Việt sang Anh .......................... 138
4.5. Sự khác biệt và tương đồng giữa hai ngôn ngữ về phương diện thể
của sự tình chuyển động........................................................... 143
4.5.1. Những khác biệt ..................................................................... 143
4.5.2. Những tương đồng ................................................................... 144
4.6. Hướng tiếp cận giảng dạy hình thái tiếp diễn tiếng Anh............ 144
4.6.1. Cách giảng dạy phạm trù thì, thể hiện nay ở Việt Nam ......... 145
4.6.2. Hướng tiếp cận truyền thống ................................................. 146


4.6.3. Hướng tiếp cận theo ngữ pháp tri nhận .................................. 147
4.6.4. Áp dụng quan điểm tri nhận về sự tình vào giảng dạy thể tiếng
Anh ......................................................................................... 149
4.7. Giác độ thể và loại sự tình ......................................................... 150
4.7.1. Giác độ tiếp diễn không tương thích với sự tình tĩnh............. 150
4.7.2. Giác độ tiếp diễn và sự tình chuyển động tiếng Anh ............. 151
4.7.3. Chuyển dịch giác độ tiếp diễn sang tiếng Việt....................... 157
4.7.4. Giác độ hoàn thành và sự tình chuyển động tiếng Anh ......... 159
4.8. Chuyển dịch sự tình chuyển động dưới giác độ hoàn thành sang tiếng
Việt ........................................................................................... 162
4.8.1. Những đề xuất liên quan đến giới ngữ kết hợp với vị từ chuyển
động có đích tiếng Anh ............................................................ 163
TIỂU KẾT: ........................................................................................... 170
KẾT LUẬN .......................................................................................... 171


1

MỞ ĐẦU

0.1. Lý do chọn đề tài
Với người học tiếng Anh, thậm chí cả với người dạy, khái niệm thể
(aspect) dường như vẫn còn khá xa lạ. Các nhãn biểu thị ý nghĩa thể như hoàn
thành, tiếp diễn hay không hoàn thành đều được gán cho khái niệm thì (tense).
Nói cách khác, người dạy và người học chỉ tập trung vào một khía cạnh của việc
biểu đạt thời gian của sự tình trong tiếng Anh, đó là định vị sự tình trong thời
gian, tức nội dung của phạm trù thì, có chức năng biểu thị thời gian bên ngoài
của sự tình hay thời gian khách quan. Còn phạm trù thể, một phạm trù cũng liên
quan đến thời gian, nhưng miêu tả thời gian bên trong của sự tình (Chung &
Timberlake, 1985; Comrie, 1976; Smith, 1997). Việc miêu tả này phụ thuộc vào
ý định hay sự chú ý của người sử dụng ngôn ngữ tập trung vào một bộ phận hay
một khúc đoạn nào đó của sự tình mà anh ấy muốn miêu tả, tức việc miêu tả này
mang tính chủ quan, nó tuỳ thuộc vào mục đích khái niệm hoá thời gian bên
trong của sự tình liên quan. Cùng một sự tình, người sử dụng ngôn ngữ có thể
chọn những cách thức miêu tả khác nhau tuỳ vào mục đích giao tiếp. Người ấy
có thể miêu tả một sự tình dưới hai giác độ khác nhau: (a) giác độ động và (b)
giác độ tĩnh:
a.

b.

The
ship
was
def. art
tàu thuỷ be – Aux – SP
Con tàu thuỷ đang di chuyển.
The
ship
was

def. art
tàu thuỷ be - Aux.- SP
Con tàu thủy đang chuyển động.

moving.
di chuyển- ing
in
trong

motion.
chuyển động

Sự tình trong (a) miêu tả một chuỗi các thay đổi vị trí liên tục trong không
gian và thời của thực thể (the ship), còn sự tình trong (b) lại “đóng khung” sự
chuyển động của thực thể, tức miêu tả sự chuyển động như một “khối” không
phân đoạn. Và việc lựa chọn giác độ miêu tả sẽ quyết định hình thái ngôn ngữ
nào, hay nói cụ thể là hình thái vị từ nào được sử dụng để biểu thị giác độ miêu
tả người sử dụng ngôn ngữ đã chọn.
Cách lựa chọn giác độ miêu tả không thuộc phạm trù thì. Cả hai vị từ trên
(was moving và was) đều xuất hiện ở hình thái quá khứ và nếu không nắm bắt


2
được các yếu tố biểu thị cách thức sự chuyển động được mã hoá, người học và cả
người dạy khó lòng lý giải chính xác và có hệ thống sự khác biệt giữa hai sự tình
trong (a) và (b) ở trên. Đó là lý do thứ nhất của luận án trong việc lựa chọn đề tài
“Ý nghĩa thể của vị từ chuyển động trong tiếng Anh (so sánh với tiếng Việt)”.
Lý do thứ hai nằm ở lớp vị từ chuyển động tiếng Anh cũng như các yếu tố
mã hoá các phương thức chuyển động liên quan. Luận án tập trung vào phân tích
tất cả các yếu tố cấu thành một sự tình chuyển động trong tiếng Anh, chẳng hạn

lộ trình chuyển động (path), phương thức chuyển động (manner), đích chuyển
động (goal/destination), v.v. Sở dĩ như vậy là do các yếu tố này có thể can thiệp
vào cấu trúc nội tại của sự tình chuyển động, qua đó can thiệp vào việc hình
thành ý nghĩa thể của sự tình liên quan:
c.

d.

Mary
walked
Prop name
đi bộ-ed
Mary đã đi bộ trên bãi biển.
Mary
walked
Prop name
đi bộ-ed
Mary đã đi bộ về phía bãi biển.

on
trên

the
def.art

beach
bãi biển

to
về phía


the
def.art

beach
bãi biển

Hai câu (c) và (d) không khác nhau về ý nghĩa thì, nhưng lại hoàn toàn khác
nhau về ý nghĩa thể. Sự tình trong (c) được miêu tả như một chuyển động
(walking/đi bộ) diễn ra trong một không gian không có đích (on the beach).
Chuyển động “ngừng” khi Mary không thực hiện nữa. Còn sự tình trong (d)
được khảo sát cùng một chuyển động như trong (c), nhưng chuyển động trong (d)
diễn ra trong một không gian có giới hạn và giới hạn đó là đích của chuyển động
(to the beach). Sự tình “hoàn thành” khi Mary đến bờ biển. Như vậy, xét về thể,
người ta không thể bỏ qua tác động ngữ nghĩa của các giới từ xuất hiện sau vị từ
chuyển động. Việc giải thích ý nghĩa thể của một sự tình phải được xác định bằng
nhiều yếu tố: ngữ nghĩa của vị từ, ngữ nghĩa của hình thái vị từ, ngữ nghĩa của
giới từ…
Nói chung, sự tình chuyển động được mã hoá bằng các phương tiện ngôn
ngữ nào và ý nghĩa thời gian bên trong của nó được xác định ra sao trong quan hệ


3
tương tác giữa cấu trúc của vị từ chuyển động và các yếu tố vệ tinh chung quanh
nó đã khiến chúng tôi lựa chọn đề tài luận án này.
0.2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
0.2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự hình thành ý nghĩa thể của sự tình chuyển động
tiếng Anh và các yếu tố tham gia vào quá trình này bao gồm tác động của các
thuộc tính ngữ nghĩa của vị từ chuyển động đến góc nhìn của người miêu tả sự

tình liên quan.
Hy vọng rằng kết quả của nghiên cứu này sẽ được áp dụng vào việc giảng
dạy vị từ tiếng Anh nói chung, lớp vị từ chuyển động trong tiếng Anh nói riêng
cho người Việt học tiếng Anh.
0.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên các hướng tiếp cận về thể, luận án lựa chọn hướng tiếp cận phù
hợp với lớp vị từ chuyển động để khảo sát các yếu tố tạo ý nghĩa thể của lớp vị từ
này đó là hình thái của vị từ.
Phân tích các đặc trưng ngữ nghĩa của lớp vị từ chuyển động tiếng Anh và
xác định thành tố nào của chuyển động được mã hoá trong cấu trúc ngữ nghĩa
của vị từ.
Phân tích các giới ngữ có thể xuất hiện sau các vị từ chuyển động, xác định
vai trò của chúng trong cấu trúc ngữ nghĩa của sự tình chuyển động.
0.3. Đối tượng nghiên cứu và phạmvi nghiên cứu
0.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phạm trù thể và các thành tố tạo thể trong tiếng Anh nói chung, và thể của
lớp vị từ chuyển động tiếng Anh nói riêng là đối tượng nghiên cứu của luận án.
0.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn việc khảo sát đặc trưng thể của vị từ chuyển động trong
tiếng Anh như các thành tố của chuyển động, vai trò của giới ngữ, tính hữu đích,
vô đích của chuyển động trong việc hình thành giá trị thể.


4
0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
0.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Do đối tượng nghiên cứu của luận án là ý nghĩa thể của vị từ chuyển
động trong tiếng Anh và mục đích là tìm hiểu và lý giải cơ sở hình thành ý
nghĩa thể của một sự tình chuyển động nên phương pháp phân tích ngữ
nghĩa- cú pháp được sử dụng chủ yếu trong luận án để miêu tả sự tình

chuyển động cùng với các thành tố của nó. Sau đó luận án xác định thành tố
nào thuộc sự tình chuyển động góp phần vào việc hình thành cấu trúc thể,
tức cấu trúc thời gian bên trong của sự tình.
Phương pháp đối chiếu ngôn ngữ cũng được luận án sử dụng nhằm so
sánh cấu trúc sự tình chuyển động tiếng Anh với cấu trúc sự tình chuyển động
tiếng Việt. Mục đích của so sánh là xác định cách thức mã hoá các thành tố
thuộc sự tình chuyển động trong hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình, qua đó
xác định những khác biệt ngôn ngữ trong lĩnh vực này có thể khiến người Việt
học tiếng Anh mắc lỗi khi sử dụng các vị từ chuyển động tiếng Anh. Ngoài ra,
luận án khảo sát cách thức diễn đạt các ý nghĩa thể của sự tình chuyển động
tiếng Anh được thực hiện thế nào thông qua các cách diễn đạt bằng tiếng Việt
trong các tác phẩm văn học dịch Anh-Việt; trên cơ sở đó luận án đưa ra một số
nhận định có tính khái quát về việc nhận diện, và sử dụng các phương tiện biểu
đạt ý nghĩa thể của vị từ tiếng Anh nói chung, ý nghĩa thể của các vị từ chuyển
động trong tiếng Anh nói riêng.
Phương pháp miêu tả dựa trên quan điểm của ngữ pháp mô tả hiện đại và
ngữ pháp chức năng. Khi nghiên cứu, phân tích các đặc điểm ngữ pháp, luận án
dựa trên quan điểm của ngữ pháp mô tả (descriptive grammar) nhằm đi sâu
nghiên cứu, phân tích và đánh giá các cấu trúc câu theo chức năng mà các thành
phần liên quan đến vị từ có được. Về phương diện đặc điểm ngữ nghĩa luận án
miêu tả ngôn ngữ dựa trên các thành tố của chuyển động bao gồm chủ thể chuyển
động (figure/theme), lộ trình của chuyển động (path), phương thức của chuyển
động (manner), đích của chuyển động (goal/destination). Bên cạnh đó, những
tham tố xung quanh vị từ chuyển động có được trong mối tương quan với các vai


5
nghĩa cùng tham gia trong phát ngôn có chứa vị từ chuyển động cũng được
nghiên cứu, phân tích.
0.4.2. Nguồn ngữ liệu

Các ngữ liệu có chứa vị từ chuyển động được trích xuất từ tác phẩm văn
học (1) The Thorn Birds của nữ văn sĩ Colleen McCullough, (2) The
CompleteSherlock Holmes của Arthur Conan Doyle, (3) Jane Eyre của Chalotte
Bronte, (4) The sorrow of war được chuyển ngữ bởi Palmos và Phan Thanh Hào,
và A Farewell to Arms của Ernest Hemingway được đưa vào phân tích.
Ngoài

ra,

luận

án

còn

sử

dụng

các

ngữ

liệu

từ

website

ngữ liệu từ báo chí, tiểu thuyết…của Hoa Kỳ, và từ

website một nguồn ngữ liệu quan trọng về tiếng
Anh của Vương quốc Anh. Với 362 vị từ chuyển động luận án trích từ các từ
điển tiếng Anh của các nhà xuất bản Collins Cobuild (2003), Longman (2009),
và Oxford (2010) được phân loại thành những những tiểu mục nhỏ được trình
bày trong phần Phụ lục. Ngoài ra, để khảo sát cách chuyển dịch của vị từ chuyển
động tiếng Anh sang tiếng Việt, luận án sử dụng bản dịch của những tiểu thuyết
đã đề cập ở trên (1) “Những con chim ẩn mình chờ chết” do Phạm Mạnh Hùng
dịch và nhà xuất bản Trẻ tái bản năm (2015), (2) Sherlock Holmes toàn tập và (3)
Jane Eyre do Nhà xuất bản Văn học phát hành, (4) Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh do nhà xuất bản Trẻ tái bản năm (2016).
Luận án trích xuất tất cả các vị từ chuyển động trong các tác phẩm đã nêu ở
trên tiến hành phân loại theo ý nghĩa thể: vị từ chuyển động hữu đích, đối lập với
vô đích và phân loại theo vị từ chuyển động có phương thức hoặc có hướng
chuyển động. Không loại trừ khả năng cả hai ý nghĩa trên cùng được mã hoá
trong cấu trúc nội tại của một vị từ. Ngoài ra, luận án cũng phân các giới từ đứng
sau vị từ chuyển động thành hai loại: giới từ đơn (chỉ mã hoá một trong những
thành tố chuyển động) và giới từ phức (có thể mã hoá nhiều hơn một thành tố
chuyển động). Việc phân loại này giúp xác định dễ dàng các yếu tố can dự vào
việc hình thành ý nghĩa thể của vị từ chuyển động tiếng Anh.


6
Xử lý dữ liệu
Chúng tôi sử dụng bảng phân loại vị từ chuyển động được sưu tập từ các từ
điển, các tác phẩm văn học, và các bài báo tiếng Anh. Sau đó chúng tôi phân loại
vị từ chuyển động thành vị từ có mã hoá phương thức (manner) và vị từ có mã
hoá lộ trình (path). Dựa trên các ngữ liệu này chúng tôi khảo sát, phân tích và xác
định ý nghĩa thể của sự tình chuyển động
Kèm theo chính văn của luận án là 12 phụ lục dày 233 trang bao gồm:
- Phụ lục 1: Danh sách 362 vị từ chuyển động trích xuất từ các từ điển

tiếng Anh;
- Phụ lục 2: Vị từ chuyển động có phương thức;
- Phụ lục 3: Vị từ chuyển động chỉ lộ trình của chuyển động;
- Phụ lục 4: Vị từ chuyển động kết hợp phương thức và lộ trình chuyển động;
- Phụ lục 5: Vị từ chuyển động kết hợp với các thành tố khác;
- Phụ lục 6: Vị từ chuyển động kết hợp với giới ngữ hạn định (trích xuất từ
tác phẩm The Thorn Birds);
- Phụ lục 7: Vị từ chuyển động kết hợp với giới ngữ không hạn định (trích
xuất từ tác phẩm The Thorn Birds);
- Phụ lục 8: Vị từ chuyển động kết hợp với giới ngữ phức (trích xuất từ tác
phẩm The Thorn Birds);
- Phụ lục 9: Phân ngữ liệu theo giác độ thể hoàn thành (trích xuất từ tác
phẩm The Complete Sherlock Holmes);
- Phụ lục 10: Phân ngữ liệu theo giác độ thể tiếp diễn (trích xuất từ tác
phẩm The Complete Sherlock Holmes);
- Phụ lục 11: Sự tình chuyển động vô đích với giác độ thể hoàn thành, phân
ngữ liệu theo giác độ thể tiếp diễn (trích xuất từ tác phẩm Jane Eyre).
- Phụ lục 12: So sánh ý nghĩa thể của vị từ chuyển động trong tiếng Anh với
tiếng Việt (trích xuất từ tác phẩm The sorrow of war và Nỗi buồn chiến tranh)
0.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
0.5.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thể ở ngoài nước
Thể trong các ngôn ngữ nói chung và thể trong tiếng Anh nói riêng được


7
nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Hướng tiếp cận nghiên cứu phạm
trù này rất đa dạng, khởi đầu từ hình thái của vị từ, hướng tiếp cận vấn đề liên
quan trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Các tham tố khác chung quanh vị từ như chủ
ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ đều được khảo sát một cách hệ thống trong mối tương
liên với vị từ dựa trên quan điểm thể-cách miêu tả cấu trúc thời gian bên trong

của sự tình, tức dựa trên cơ sở ngữ nghĩa của tất cả các thành tố có mặt trong câu
biểu thị sự tình liên quan.
Trước khi đề cập đến các hướng nghiên cứu khác nhau về thể, chúng tôi đề
cập sự tương đồng về quan điểm của các nhà nghiên cứu. Nói chung, các nhà
nghiên cứu thể đều thống nhất với nhau về ba nội dung quan trọng sau:
Thể liên quan đến tính phân lập (discreteness), tính hữu kết (boundedness)
hoặc tính hạn định (boundaries) của sự tình. Khái niệm này được trình bày bằng
nhiều thuật ngữ khác nhau ở những tác giả khác nhau. Smith (1997) đưa ra khái
niệm initial và final endpoints (chúng tôi tạm dịch là khởi điểm và kết điểm), còn
Bickel (1997) đưa ra thuật ngữ transitions (quá trình chuyển tiếp) để miêu tả quá
trình chủ thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Trên cơ sở này, các
khái niệm cơ bản về thể như sự tình hữu đích (telic situations) và sự tình vô đích
(atelic situations) hình thành để miêu tả thuộc tính phân lập hay hạn định của sự
tình. Vì vậy, lý thuyết thể quan tâm đến vấn đề cốt lõi là việc mô hình mã hoá về
phương diện ngôn ngữ học thuộc tính phân lập này của sự tình.
Thể không còn là phạm trù ngữ pháp của vị từ theo quan điểm truyền thống.
Các nhà nghiên cứu thể đều thống nhất và cùng chia sẻ quan điểm rằng thể là
một phạm trù được xác định thông qua sự tương tác giữa các phạm trù ngữ pháp
khác nhau và giữa ngữ pháp với từ vựng. Bach cùng các đồng sự (1994) nghiên
cứu sự tương tác giữa thì, thể và hành động trong hệ thống vị từ. Smith (1983)
cho rằng thể là một phạm trù ngữ nghĩa được biểu thị bằng những phạm trù ngôn
ngữ học.
Các nhà nghiên cứu thể cho rằng cấu trúc cú pháp và cấu trúc từ vựng
cũng như thông tin ngữ cảnh đều được sử dụng để lý giải ý nghĩa thể của sự


8
tình. Như vậy, có thể nói rằng về mặt lý thuyết thể được tiếp cận từ sự tương
tác giữa nhiều yếu tố từ cú pháp, từ vựng cho đến dụng pháp, và vì thế hướng
tiếp cận thể chắc chắn không còn giới hạn trong khuôn khổ của cú pháp hoặc từ

vựng như trước đây.
Trên đây là ba nội dung các nhà nghiên cứu thể thống nhất với nhau khi
tiếp cận phạm trù này. Tuy nhiên, các hướng tiếp cận thể khi dựa trên các
nguồn ngữ liệu khác nhau cũng như các kiểu nhận thức khác nhau về nội hàm
của khái niệm “thể” (aspect) dẫn đến nhiều sự khác biệt trong cách nghiên cứu
khái niệm này.
Thể được tiếp cận dựa trên hình hái học quan tâm chủ yếu đến ngữ nghĩa
của các biến tố biểu đạt thể của vị từ. Hướng tiếp cận này được biết như hướng
tiếp cận chủ đạo trong việc nghiên cứu thể trong các ngôn ngữ Slaves vào đầu
thế kỷ XX. Theo hướng tiếp cận này, các nhà nghiên cứu không phân định thể
ngữ pháp với thể từ vựng, mà khi nói đến thể tức là nói đến thể ngữ pháp hay
thể hình thái học. Đây là hệ quả của việc áp khái niệm thể của các ngôn ngữ
Slaves vào việc miêu tả các phạm trù hình thái học của hình thái “aorist” (thể tác
thuật) và hình thái “imperfect” (thể vị thành) trong các thứ tiếng Romances như
tiếng Pháp, tiếng Italia…Trong các thứ tiếng Slaves, chẳng hạn như tiếng Nga,
thể hình thái học gắn liền với sự đối lập hình thái của vị từ tiếng Nga. Vị từ tự
thân sẽ có hai hình thái đối lập nhau: hình thái hoàn thành và hình thái không
hoàn thành (писать: viết – không hoàn thành; написать: viết – hoàn thành). Thể
hình thái học và thể từ vựng được dùng chung để biểu thị sự đối lập mang tính
hình thái-ngữ nghĩa này trong các ngôn ngữ Slaves. Trên cơ sở này, sự đối lập
về hình thái học của vị từ được xem là các phạm trù ngữ pháp gắn với vị từ như
thì, vì vậy, về nguyên tắc, bất kỳ sự tình nào cũng được miêu tả bằng thể hình
thái hoặc thể từ vựng.
Mãi đến giai đoạn cuối của lý thuyết truyền thống, sự can dự của các
thuộc tính ngữ nghĩa-từ vựng của vị từ như đoạn tính/điểm tính; hữu đích/vô
đích…mới được tính đến trong việc lý giải phạm trù hình thái học của thể, dẫu


9
vậy phạm trù ngữ nghĩa-từ vựng này vẫn bị xem là yếu tố phụ. Xuất phát từ

hướng tiếp cận dựa trên hình thức vị từ, nhiều công trình nghiên cứu tập trung
vào phân biệt thể từ vựng phái sinh (Aktionsart) và thể hình thái học, chủ yếu là
nhằm giải quyết các hiện tượng được xem là không thích hợp với lý thuyết thể
dựa trên “ngữ pháp” lúc bấy giờ.
Một sự phân biệt này tỏ ra quan trọng trong việc phân định chức năng của
các tiền tố vị từ có hình thức giống nhau (cùng một tiền tố). Một số nhà nghiên
cứu cho rằng tiền tố có chức năng đánh dấu thể, song số khác lại cho rằng nó
biểu thị đặc trưng ngữ nghĩa-từ vựng của vị từ. Thể với tư cách là phạm trù ngữ
pháp không làm thay đổi nghĩa từ vựng của vị từ, trong khi đó Aktionsart hay các
đặc trưng ngữ nghĩa-từ vựng của vị từ được xem là công cụ cấu tạo từ, vì vậy,
cấu tạo từ theo kiểu này nằm ngoài phạm vi của miêu tả ngữ pháp (Dẫn theo
Sasse, Hans-Jürgen. 1991và Vetters & Vandeweghe 1991).
Như vậy, thể hình thái học được xem là phạm trù bao gồm sự đối lập giữa
không hoàn thành và hoàn thành. Phạm trù ngữ pháp này thể hiện thông qua
quan hệ đối vị của vị từ trong các ngôn ngữ có hình thái: sự đối lập giữa cặp vị
từ trong tiếng Nga, sự đối lập giữa hình thái passé simple và imparfait trong
tiếng Pháp, giữa simple past và progressive trong tiếng Anh. Thể hoàn thành và
thể không hoàn thành được lý giải bằng nhiều cách khác nhau về phương diện
nhận thức và tâm lý. Trong các sách ngữ pháp, “thể hoàn thành miêu tả một
hành động trong toàn cục, trong khi đó, thể không hoàn thành miêu tả hành động
với khúc đoạn thời gian bên trong, hoặc thể hoàn thành miêu tả một sự tình được
nhìn từ bên ngoài, còn thể không hoàn thành miêu tả sự tình được nhìn từ bên
trong… Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy có những giá trị khác xuất
phát từ hai hình thái đối lập nhau như vừa nói: (a) Lions eat meat; (b) I got up at
seven every morning last year. Trong (a) vị từ biểu thị một thuộc tính “ăn thịt”
của sư tử, còn trong (b) mặc dù hình thái là simple past nhưng biểu thị ý nghĩa
tái diễn hay thói quen trong quá khứ mà Comrie (1976) gọi là “habitual aspect”.


10

Một sự phức tạp khác nảy sinh trong việc xác định một sự tình trên trục thời
gian: thể (aspect) là phạm trù thời gian chủ quan, trái ngược với thì (tense) - cách
biểu thị thời gian khách quan. Do vậy, việc lựa chọn cách thức miêu tả sự tình,
tức việc lựa chọn thể hoàn thành hay thể không hoàn thành, hoàn toàn tuỳ thuộc
người phát ngôn. Và đây là cơ sở để Smith (1997) dùng thuật ngữ “viewpoint”,
nghĩa là “giác độ” hay “góc nhìn”, thay cho thể hình thái học.
Có thể thấy rằng hướng tiếp cận thể dựa trên hình thái của vị từ có ảnh
hưởng đáng kể đến các lý thuyết hiện đại về thể. Comrie (1976) và Dahl (1985)
là hai tác giả có các công trình được xem là kinh điển về lý thuyết thể dựa trên
phạm trù hình thái học của vị từ. Một “di sản” khác của lý thuyết này là sự đối
lập giữa ý nghĩa hoàn thành và ý nghĩa không hoàn thành trong nhiều ngôn ngữ
khác nhau được dùng để phân biệt ý nghĩa của hình thức vị từ.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của hướng tiếp cận hình thái học là không thể áp
dụng cho các ngôn ngữ phi hình thái như tiếng Việt, tiếng Trung... Chính vì vậy
mà rất nhiều tác giả cho rằng những thứ tiếng này không có phạm trù thể
(Emeneau, 1951). Và trong bản thân những thứ tiếng biến hình cũng có vấn đề về
xác định ngữ nghĩa của hình thái vị từ, chẳng hạn trong tiếng Anh: (a) Mary
walked in the school (b) Mary walked to the school, nếu chỉ dựa trên hình thái vị
từ rõ ràng không thể xác định được ngữ nghĩa hay nói cụ thể là ý nghĩa thể của
hai phát ngôn1.
Khác với hướng tiếp cận thể theo tiêu chí hình thái vị từ ở châu Âu, các nhà
nghiên cứu thể trường phái Anh-Mỹ tiếp cận thể theo các đặc trưng thời gian
trong cấu trúc nội tại của sự tình. Những đặc trưng thời gian này được Vendler
(1967) gọi là “time-schemata”, chúng tôi tạm dịch là mô hình thời gian của sự
tình. Hướng tiếp cận này phát triển dựa trên sự phân biệt hành động có đích
(kineseis) và hành động không có đích (energeiai) của Aristotle trong
Metaphysicshe. Một số nhà nghiên cứu bổ sung một số sự đối lập khác: phân biệt
giữa sự tình tĩnh và sự tình động. Sự tình tĩnh thường kéo dài trong một khoảng
1


Sự tình (a ) và (b) đều ở hình quá khứ, nhưng chỉ có sự tình (b) mới mang ý nghĩa hoàn thành.


11
thời gian và là vô kết, còn sự tình động cũng diễn ra trong một khoảng thời gian
nhưng lại là hữu kết.
0.5.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thể ở trong nước
Khái niệm “thể” (aspect) trong tiếng Việt cho đến nay vẫn còn là một lĩnh
vực thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Việt ngữ học. Nói như vậy để
thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu tập trung một cách hệ thống và chuyên
biệt về phạm trù này. Thể được đề cập đến một cách sơ lược trong các công trình
nghiên cứu tập trung vào cách thức biểu thị thời gian trong tiếng Việt trong mối
tương quan với một phạm trù khác như thì (tense) hoặc tình thái (modality) hoặc
trong quan hệ đối sánh với một hoặc hơn một ngôn ngữ khác. Đầu tiên, phải kể
đến Cao Xuân Hạo với bài “Về ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt” (Ngôn ngữ, số
5, 1998). Tác giả cho rằng tiếng Việt là ngôn ngữ “hữu thể vô thì” sau khi đưa ra
những minh chứng mang tính loại hình ngôn ngữ và những đối sánh giữa tiếng
Việt với những ngôn ngữ có thì khác. Huỳnh Văn Thông khảo sát mối quan hệ
giữa vị từ tình thái tiếng Việt với việc biểu đạt ý nghĩa thể trong tiếng Việt (Ngôn
ngữ, số 8, số 10, 2000). Tác giả Trần Kim Phượng (2005) trong luận án tiến sĩ
với tựa đề “Thời, thể và các phương tiện biểu hiện trong tiếng Việt” tập trung
khảo sát chức năng biểu đạt thể của các phó từ như đã và đang trong tiếng Việt.
Các tác giả khác như Vũ Thu Ngân (2003) trong công trình nghiên cứu với tựa đề
“Phạm trù thời thể tiếng Pháp và tiếng Việt” (Đây là công trình nghiên cứu cấp
Đại học Quốc gia thuộc ĐHQG Hà Nội), và tác giả Nghiêm Thị Thu Hương
(2014) trong luận án tiến sĩ với tựa “Nghiên cứu đối chiếu phương thức biểu hiện
thời gian trong tiếng Hàn và tiếng Việt” đã tập trung vào việc nhận diện hai
phạm trù liên quan đến thời gian như thì và thể, và cách thức thể hiện các phạm
trù này trong tiếng Việt nhằm phục vụ cho việc giảng dạy những vấn đề của tiếng
Việt có liên quan đến chính hai phạm trù này. Luận án của Nguyễn Hoàng Trung

(2006) “Thể trong tiếng Việt” có so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp tập trung
vào khảo sát sự tương tác giữa cấu trúc ngữ nghĩa của các tham tố chung quanh
vị từ và của bản thân vị từ với các chỉ tố “đã, rồi, đang” để xác định ý nghĩa thể


×