ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGÔ VĂN LÂM
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BỘT LÁ SẮN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA CHIM CÚT NUÔI
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y,
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa
: Chăn nuôi Thú y
Khóa học
: 2012 - 2016
Thái Nguyên - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGÔ VĂN LÂM
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BỘT LÁ SẮN
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA CHIM CÚT NUÔI
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y,
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp
: K44 – CNTY
Khoa
: Chăn nuôi Thú y
Khóa học
: 2012 - 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Từ Trung Kiên
Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên - 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trƣờng, thực tập tốt nghiệp là
khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để
cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu đƣợc trên ghế
nhà trƣờng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu
nay em đã hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp. Để hoàn thành đƣợc bản khoá
luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ chu đáo,
tận tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm
đó, qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập
thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trƣớc tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trƣờng, Ban Chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Chăn
nuôi Thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu
dắt em trong suốt thời gian học tại trƣờng cũng nhƣ thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ bảo và hƣớng dẫn
tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS Từ Trung Kiên và cô giáo TS. Trần
Thị Hoan trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản khóa luận tốt
nghiệp này.
Qua đây em cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, ngƣời thân và bạn
bè đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên
Ngô Văn Lâm
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 28
Bảng 3.2. Thành phần giá trị dinh dƣỡng trong thức ăn của chim cút ........... 29
Bảng 4.1: Chế độ chiếu sáng cho gà sinh sản ................................................. 37
Bảng 4.2: Lịch phòng vắc xin cho gà.............................................................. 38
Bảng 4.3: Lịch phòng vắc xin cho chim cút. .................................................. 38
Bảng 4.4: Tỷ lệ nuôi sống của chim cút thí nghiệm (%) ................................ 41
Bảng 4.5: Khối lƣợng trung bình của chim cút thí nghiệm (g/con) ................ 43
Bảng 4.6: Sinh trƣởng tuyệt đối của chim cút thí nghiệm (g/con/ngày)......... 45
Bảng 4.7: Sinh trƣởng tƣơng đối của chim cút thí nghiệm (%) ...................... 47
Bảng 4.8: Tiêu thụ thức ăn của chim cút thí nghiệm (g/con/ngày) ................ 48
Bảng 4.9: Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lƣợng của chim cút (kg) ........ 49
Bảng 4.10: Chi phí trực tiếp cho 1 chim cút xuất bán .................................... 51
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy của chim cút qua các tuần tuổi. ......... 44
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của chim cút qua các tuần tuổi. ....... 46
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trƣởng tƣơng đối của chim cút qua các tuần tuổi. ..... 48
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BLS:
Bột lá sắn
BL:
Bột lá
CS:
Cộng sự
ĐC:
Đối chứng
HCN:
axit cyanhydric
KP:
Khẩu phần
KL:
Khối lƣợng
SS:
Sơ sinh
TLNS:
Tỷ lệ nuôi sống
TN:
Thí nghiệm
TĂ:
Thức ăn
TĂHH:
Thức ăn hỗn hợp
VCK:
Vật chất khô
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................. 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Vài nét về chim cút .............................................................................. 3
2.1.2. Vài nét về cây sắn .............................................................................. 17
2.1.3. Sắc tố trong bột lá thực vật ................................................................ 19
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .............................................. 24
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ....................................................... 24
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....27
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên nghiên cứu ................................................ 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27
vi
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 27
3.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 27
3.4.2. Chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp xác định. ...................................... 29
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................. 31
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 32
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 32
4.1.1. Công tác chăn nuôi ............................................................................ 32
4.1.2. Công tác thú y .................................................................................... 37
4.2. Kết quả và phân tích kết quả .................................................................... 41
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của chim cút thí nghiệm........................................... 41
4.2.2. Khả năng sinh trƣởng của chim cút thí nghiệm................................. 42
4.2.3. Chi phí cho 1 chim cút xuất bán ....................................................... 51
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Đề nghi .....................................................................................................
52
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc tăng nhanh sản lƣợng, chất
lƣợng các sản phẩm chăn nuôi gia súc gia cầm truyền thống nhƣ trâu bò, lợn,
gà, ngành chăn nuôi nƣớc ta đã hòa nhập với sự phát triển của nền chăn nuôi
trên thế giới, bổ sung thêm nhiều đối tƣợng chăn nuôi mới nhƣ chăn nuôi
chim cút đã làm phong phú thêm các sản phẩm chăn nuôi. Sản phẩm thịt và
trứng chim cút là một trong những sản phẩm đƣợc ƣa chuộng, chế biến đƣợc
nhiều món ăn ngon, bổ dƣỡng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trƣờng.
Cùng với việc đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cung cấp cho
ngành chăn nuôi phát triển, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm
cũng ngày càng phát triển, sản xuất ra nhiều chủng loại thức ăn: tổng hợp,
đậm đặc, viên, premix khoáng, sinh tố... Tuy nhiên vẫn không đáp ứng đƣợc
yêu cầu của ngƣời chăn nuôi. Hiện nay, yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm đang là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu, chính vì vậy chúng ta không
chỉ quan tâm đến số lƣợng mà chúng ta còn phải đặc biệt quan tâm đến chất
lƣợng của sản phẩm chăn nuôi. Qua nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong
nƣớc, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn khẩu phần ăn
có bột lá thực vật thì khả năng sinh trƣởng và sản xuất cao hơn so với khẩu
phần ăn không có bổ sung bột lá thực vật.
Hiện nay, một số nƣớc trên thế giới đã sử dụng bột lá thực vật để bổ
sung vào khẩu phần ăn của vật nuôi nhƣ: Philippines, Ấn Độ đã sử dụng bột
lá keo giậu; Brazin, Colombia sử dụng bột lá sắn.Trong chăn nuôi, sản phẩm
phải thỏa mãn đƣợc yêu cầu và chất lƣợng nhƣ: thịt thơm, ngon, chắc, hàm
lƣợng lòng đỏ trứng cao...và đặc biệt giảm tối đa chi phí thức ăn. Vì vậy, một
trong những điều kiện cơ bản nhất có tính chất bắt buộc đối với chăn nuôi để
2
có sản phẩm sạch, chất lƣợng cao là phải nuôi bằng thức ăn có nguồn gốc
thực vật, đảm bảo không tồn dƣ các loại hóa chất độc hại, không đƣợc dùng
các chất kích thích tăng trọng và các loại kháng sinh tồn dƣ trong thịt và
trứng. Vì vậy, tôi nghĩ đến cây sắn. Ở Việt Nam cây sắn phân bố từ Bắc vào
Nam. Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp (1998) [4] cho biết protein trong lá
của các giống sắn bản địa của Việt Nam dao động từ 24,06-29,80% trong
VCK. Qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, các nhà khoa học đã kết
luận rằng khi bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn thì khả năng sinh trƣởng và
sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá thực vật trên.
Từ những vấn đề đƣợc nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên
cứu ảnh hưởng của bột lá sắn đến khả năng sinh trưởng của chim cút
nuôi tại trại chăn nuôi gia cầm Khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên".
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hƣởng của bột lá sắn trong khẩu phần ăn đến khả năng
sinh trƣởng của chim cút.
- Biết đƣợc bột lá sắn có ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng, năng
suất và chất lƣợng chim cút thịt, từ đó có cơ sở khoa học để khuyến cáo trong
sản xuất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho khoa học thức ăn và
dinh dƣỡng chim cút những thông tin cơ bản về việc sử dụng bột lá sắn trong
chăn nuôi chim cút thịt.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Bổ sung bột lá sắn vào công thức thức ăn hỗn hợp nâng cao khả năng
sinh trƣởng của chim cút từ đó nâng cao hiê ̣u quả chăn nuôi chim cút thit.̣
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Vài nét về chim cút
2.1.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại chim cút
Chim cun cút, gọi tắt là chim cút, có nguồn gốc ở châu Á, chúng sống
thích hợp ở những vùng có khí hậu ấm áp và hơi nóng. Lần đầu tiên giống
này đƣợc thuần hóa ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ XI (conturnicx Japonica).
Chim cút thuộc nhóm chim bay (Carinatae), gồm 25 bộ, trong đó có bộ
gà (Galliformes) gồm những loài chim nhƣ gà, gà lôi, công, trĩ, chim
cút…chúng có cánh ngắn, tròn nên bay kém, chân to, khỏe, móng cùn.
* Phân loại khoa học
- Giới (regnum) : Động vật - Animalia
- Ngành (phylum) : Có xƣơng sống - Chordata
- Lớp (class) : Chim - Aves
- Bộ (ordo) : Gà - Galliformes
- Họ (familia) : Trĩ - Phasianidae
2.1.1.2. Đặc điểm sinh học của chim cút Nhật Bản
* Đặc điểm về ngoại hình
Chim cút Nhật Bản nuôi ở nƣớc ta có lông màu hồng gạch, con cái lông
ngực xám hồng và có những chấm đen. Chân xám hồng có chấm đen, mỏ xám
đá. Mắt đen, đôi khi có con có màu sắc lạ nhƣ hung, đen, trắng.
Chim trƣởng thành lông ống phủ kín thân, lông lƣng, đầu, cổ, đuôi có
màu xám lẫn đen.
* Phân biệt trống mái
Chim đực lông mặt, cổ dƣới diều và ngực có màu vàng nâu lẫn ít trắng.
4
Chim mái màu lông mặt cổ dƣới xám lẫn ít đen, lông bụng trắng xám,
mỏ đen xám, chân trắng xám và hơi hồng, mắt đen. Chim cút đực trƣởng
thành hậu môn có một u lồi, chim mái không có. Chim cút đực biết gáy còn
chim mái không biết gáy.
* Khả năng sinh sản
Có những giống cút chuyên sản xuất trứng, có giống chuyên sản xuất
thịt. Nhìn chung ngƣời nuôi có khuynh hƣớng chọn giống theo năng suất
trứng cao. Loại cút này có khối lƣợng cơ thể tối đa khoảng 160-190g ở 5-6
tháng tuổi. Thƣờng ngƣời ta chọn những con trống có ngực nở nang, khoẻ
mạnh, đầu khoẻ và chắc. Con cái có đầu thanh tú, cổ vừa phải, mắt linh hoạt,
lông mƣợt và sáng. Chim cút mái đẻ 300-360 trứng mỗi năm. Có những con
đẻ trên 400 trứng (có ngày đẻ 2 quả). Tỷ lệ đẻ của đàn mái cao, bình quân tới
85-90%. Trứng chim cút nặng 12-16g. Chim cút mái đẻ trứng đầu tiên khoảng
40 ngày tuổi, khi khối lƣợng cơ thể khoảng 110g. Đến 6 tháng tuổi, chim cút
mái nặng 150-170g. Chim cút mái đẻ cao trong năm đầu tiên, có thể khai thác
trứng liên tục 14 tháng đẻ, sau đó chim cút đẻ giảm. Vào năm thứ hai, chim
cút mái chỉ đẻ bằng 50% so với năm đẻ đầu tiên. Khi nhân giống chim cút,
nên chọn trống mái từ sớm, thƣờng sau 20 ngày đã có thể phân biệt đƣợc
trống mái. Con trống có lông mƣợt màu hồng gạch, con mái lông ngực có
màu xám hồng và có những chấm đen. Cút mái nặng hơn cút trống.
Ta nên ghép trống trẻ với mái trẻ, không nên ghép trống già với mái trẻ.
Chim cút trống trẻ cho tỷ lệ phôi cao hơn trống già. Khi ghép trống mái, cần
quan sát kỹ, nếu thấy một số con mái chống cự, không cho con trống đạp mái
thì nên thay con trống sang ô chuồng khác. Để quan sát có kết quả, cần tiến
hành vào buổi sáng, khi chƣa cho ăn. Khi đã ăn no thì đàn chim cút yên tĩnh
và khó quan sát hơn. Tỷ lệ ghép trống mái tốt nhất là 5 mái ghép với 2-3 con
trống. Chim cút sinh sản cần đến 16 giờ chiếu sáng một ngày, vì vậy cần thắp
đèn tới 10 giờ đêm.
5
Chim cút Nhật Bản nuôi ở nƣớc ta đẻ trứng màu ghi, trên vỏ có những
điểm đốm nâu đen. Nếu nuôi hợp lý chim cút có thể đẻ mỗi ngày một trứng,
có những con đẻ cao tới 380-420 trứng. Tuy nhiên do những điều kiện khách
quan nên việc tạo trứng có khi kéo dài trên 24 giờ và lúc đó sản lƣợng trứng
chỉ đạt 300 quả/năm.
Trứng chim cút giống chỉ nên bảo quản trong 2-3 ngày mùa hè, về mùa
đông có thể đến 5 ngày. Trứng để lâu sẽ có tỉ lệ nở giảm.Thời gian ấp nở của
trứng chim cút là 16 ngày.
* Khả năng cho thịt
Chim cút con mới nở ra tƣơng đối cứng cáp, chúng có nhu cầu sƣởi ấm
cao hơn gà, vịt. Nuôi chim cút con tới 25 ngày tuổi thì thay khẩu phần bằng
thức ăn nuôi cút thịt. Chim cút thịt nuôi đến 40-45 ngày tuổi có thể bán.
* Tập tính của chim cút
Chim cút có thị giác rất phát triển nên có khả năng nhận biết và chọn
lọc thức ăn cao, nhƣng vị giác và khứu giác lại kém phát triển nên khó nhận
biết mùi vị thức ăn. Vì vậy, chim cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức
ăn ôi, mốc.
Chim cút mặc dù đã đƣợc thuần hóa nuôi dƣỡng từ lâu nhƣng còn
mang nhiều đặc tính hoang dã. Đáng chú ý là vẫn sợ tiếng động, tiếng ồn,
thƣờng bay lên va vào thành lồng gây bị thƣơng, chết.
2.1.1.3. Giá trị của chim cút
* Giá trị về kinh tế
Hiện nay chim cút đang đƣợc nuôi rất phổ biến ở nƣớc ta, nuôi chim
cút có nhiều ƣu điểm sau: Vốn đầu tƣ ít, không cần nhiều diện tích để xây
chuồng trại. Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trƣờng nhanh, nuôi cút thịt
sau 30 ngày, cút đẻ 42 ngày. Chim cút giống trứng đƣợc nuôi rộng rãi là giống
chim cút Nhật Bản, tên khoa học là "Corturnix Japonica".
Một số hộ có kinh nghiệm nuôi chim cút cho biết, không chỉ mang lại
lợi nhuận từ việc bán trứng và thịt cút, phân cút cũng đƣợc các hộ tận dụng để
6
bán cho các hộ trồng cây công nghiệp và nuôi cá. Ƣu điểm của nuôi chim cút
là nhanh thu hồi vốn và đầu tƣ ban đầu không cao.
* Giá trị về y học
Chim cút dùng làm thuốc chữa bệnh, dùng trong y học cổ truyền. Y
dƣợc học cổ truyền dùng thịt chim và trứng chim làm thuốc. Thịt chim chứa
nhiều protit, lipit và muối khoáng. Trứng chim có nhiều chất lecithin hơn các
trứng khác.
Thịt chim cút có tác dụng bổ hƣ ích khí, thanh lợi thấp nhiệt. Dùng cho
các chứng lao, suy nhƣợc, tiêu chảy, kiết lỵ, suy dinh dƣỡng và phong thấp.
Trứng chim cút: Bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí. Dùng cho các trƣờng
hợp sau khi bị bệnh lâu ngày làm khí huyết hƣ nhƣợc, tiêu hóa kém, sản phụ
sau đẻ bị suy nhƣợc.
Do tác dụng bổ dƣỡng tăng lực rõ rệt nên ở Trung Quốc, có nơi gọi
chim cút là nhân sâm động vật.
Ngƣời ta đã phát hiện trong thịt chim cút chứa nhiều albumin và
vitamin cùng nhiều muối vô cơ rất cần cho cơ thể hơn cả thịt gà, lợn,
bò…Trong trứng chim cút, chất dinh dƣỡng cũng rất phong phú nhƣ: canxi,
sắt, các muối hữu cơ…đều cao hơn trứng gà đặc biệt chất cholesterol lại rất
thấp và có một chất nhầy vô cùng quý giá, vì một năng lƣợng không thể thiếu
trong sự hoạt động của thần kinh cao cấp ở ngƣời, ngoài ra còn chứa chất có
tác dụng làm hạ huyết áp nên có lợi cho ngƣời mắc chứng cao huyết áp.
Theo Đông y cho rằng, thịt chim cút là loại thuốc bổ ngũ tạng, bổ trung
ích khí, thanh lợi thấp nhiệt, làm cứng gân cốt, giúp chịu đựng đƣợc nóng rét
nhƣ nhân sâm, tiêu nhọt do nóng nhiệt, tác dụng bổ hƣ trừ bệnh. Thịt chim cút
lại dễ hấp thu nên thích hợp sử dụng cho phụ nữ mang thai, sau sinh đẻ, ngƣời
cao tuổi cần bồi bổ sức khỏe.
7
* Giá trị về dinh dƣỡng
Thịt chim cút đƣợc xem là một món ăn "cao cấp", trong các bữa tiệc
đặc biệt và trứng chim cút cũng đƣợc cho là có những giá trị dinh dƣỡng cao
hơn trứng gà, vịt.
Theo nguồn text.123doc.org [21], giá trị dinh dƣỡng của 100g thịt chim
cút (tƣơi) chứa:
Calories 134
Chất đạm 22g
Chất béo tổng cộng 4,53g
Bão hòa 1,32g
Chƣa bão hòa mono 1,28g
Chƣa bão hào poly 1,17g
Cholesterol 70mg
Sodium 51mg
Potassium 237mg
Phosphorus 307mg
Calcium 13mg
Sắt 4,51mg
Magnesium 25mg
Kẽm 2,7mg
Selenium 17,4mg
Vitamin A 57UI
Thiamin (B1) 0,283mg
Riboflavin 0,285mg
Niacin 8,3mg
Vitamin B6 0,53mg
8
Vitamin B12 0,47mg
Folate 7mg
Pantothenic acid 0,787mg
Về phƣơng diện dinh dƣỡng có thể xem thịt chim cút nhƣ một nguồn
cung cấp chất sắt dƣới dạng heme (cơ thể dễ hấp thu) và nhiều vitamin nhóm
B nhất là B3 và B6. Thịt cũng cung cấp nhiều chất đạm và tƣơng đối nạc, rất
tốt với những ngƣời muốn ăn thịt nhƣng kiêng chất béo. Thịt cút cũng cung
cấp nhiều khoáng chất (kể cả kẽm và magnesium) và vitamin C thƣờng ít có
trong thịt động vật.
2.1.1.4. Đặc điểm hệ tiêu hóa ở chim cút
Theo nguồn huounaigiong.com [20], chim có tốc độ trao đổi chất và
năng lƣợng cao hơn so với động vật có vú. Cƣờng độ tiêu hóa mạnh ở chim
đƣợc xác định bằng tốc độ di chuyển của thức ăn qua ống tiêu hóa. Ở chim
non tốc độ này là 30 – 39cm trong vòng 1 giờ, ở chim lớn hơn là 32 – 40cm
và ở chim trƣởng thành là 40 – 42cm. Chiều dài của ống tiêu hóa ở chim
không lớn, thời gian mà khối thức ăn đƣợc giữ lại trong đó không vƣợt quá 2
– 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật khác. Do đó, để quá trình tiêu hóa
thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù hợp về lứa
tuổi và trạng thái sinh lý, đƣợc chế biến thích hợp, đồng thời phải có hàm
lƣợng chất xơ ở mức thấp nhất.
* Tiêu hóa ở miệng
Theo nguồn huounaigiong.com [20], chim lấy thức ăn bằng mỏ. Hình
dáng và độ lớn của mỏ ở các loài gia cầm rất khác nhau. Chim cút có mỏ
ngắn, nhọn, cứng và hơi cong. Lƣỡi gia cầm nằm ở đáy khoang miệng, có
hình dạng và kích thƣớc tƣơng ứng với mỏ. Bề mặt phía trên của lƣỡi có
những gai rất nhỏ hóa sừng hƣớng về cổ họng, có tác dụng giữ khối thức ăn
trong miệng và đẩy chúng về phía thực quản. Các cơ quan thị giác và xúc giác
9
kiểm tra sự tiếp nhận thức ăn. Chim thực hiện mổ và nuốt thức ăn nhờ các
động tác nâng lên, hạ xuống linh hoạt của đầu. Số lƣợng thức ăn mà chim ăn
đƣợc trong 1 đơn vị thời gian phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài
và tuổi của chim. Khi đói, nó mổ nhanh và ăn nhiều. Chim tiếp nhận thức ăn
lỏng và nƣớc bằng cách nâng đầu rất nhanh rồi ngửa cổ lên để nuốt.
Việc điều khiển lƣợng thức ăn ở chim đƣợc thực hiện bởi các trung tâm
thần kinh của vùng dƣới đồi thị. Các trung tâm này bị kích thích hoặc ức chế do
ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại sinh (thành phần và tính chất của thức ăn, tần
số và thời gian cho ăn) và nội sinh (mức độ của các quá trình trao đổi chất).
Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó đƣợc thấm ƣớt nƣớc bọt để dễ
nuốt. Các tuyến nƣớc bọt của chim phát triển kém. Động tác nuốt ở chim
đƣợc thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lƣỡi, khi đó thức ăn đƣợc
chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực quản. Thanh quản đƣợc
nâng lên phía trƣớc và lên trên, lối vào thanh quản bị ép dƣới đáy của xƣơng
dƣới lƣỡi và gốc lƣỡi, ngăn không cho thức ăn rơi vào đƣờng hô hấp. Viên
thức ăn thu nhận đƣợc ở cuống lƣỡi đƣợc đẩy vào lỗ thực quản, sau đó do
những co bóp nhu động của thành thực quản, nó đƣợc đẩy vào diều. Khi chim
đói, thức ăn đƣợc đẩy thẳng vào dạ dày, không qua diều. Trong thành thực
quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra các chất nhầy có tác dụng làm ƣớt và
trơn thức ăn khi nuốt.
* Tiêu hóa ở diều
Theo nguồn huounaigiong.com [20], ở chim cút, diều là một chỗ phình
rộng hơn, hình túi. Diều nằm bên phải, chỗ đi vào khoang ngực, ngay trƣớc
chạc ba nối liền 2 xƣơng đòn phải trái. Mặt ngoài của diều đƣợc tiếp xúc trực
tiếp với cơ da, cơ này giúp cho nó giãn nở rộng khi thức ăn rơi vào. Các lỗ
dẫn vào, dẫn ra của diều rất gần nhau và có các cơ thắt. Giữa các cơ thắt lại có
10
ống diều, khi chim đói thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày, không qua
túi diều nữa.
Thức ăn ở diều đƣợc làm mềm ra, quấy trộn và đƣợc tiêu hóa từng phần
bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn thực vật.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Theo nguồn huounaigiong.com [20], dạ dày chim gồm dạ dày tuyến và
dạ dày cơ. Thức ăn từ diều đƣợc chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống
ngắn, vách dày, đƣợc nối với dạ dày cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến
có cấu tạo gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết. Bề mặt của màng nhầy có
những nếp gấp dễ thấy, đậm là liên tục. Ở đáy màng nhầy có những tuyến
hình túi phức tạp. Dịch dạ dày đƣợc tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến,
có axit clohydric, enzym và musin. Cũng nhƣ ở động vật có vú, pepsin đƣợc
tiết ra ở dạng không hoạt động và đƣợc hoạt hóa bởi axit clohydric. Các tế
bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu
musin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở
chim là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tiết tăng lên.
Dịch dạ dày tinh khiết là một chất lỏng không màu hoặc hơi trắng đục,
có pH axit. Độ pH của dịch dạ dày ở chim trung bình là 3,0; thƣờng là 2,6. Độ
pH sẽ giảm xuống sau khi tiếp nhận thức ăn giàu chất kiềm, cacbonat canxi,
bột xƣơng.
Ở chim, số lƣợng dịch dạ dày và độ axit tăng dần lên cùng với độ tuổi.
Ở chim con vài ngày tuổi, dịch dạ dày có tính axit (pH = 4,2 - 4,4). Axit
clohydric tự do không thƣờng xuyên đƣợc tìm thấy trong khối dạ dày của
chim con có độ tuổi từ 1 - 5 ngày.
Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở hai bên, nằm ở phía sau
thuỳ trái của gan và lệch về khoang bụng trái. Lối vào và lối ra ở dạ dày cơ rất
gần nhau, nhờ vậy, thức ăn đƣợc giữ lại tại đây lâu hơn, chúng sẽ bị nghiền
nát bằng cơ học, trộn lẫn với men và đƣợc tiêu hoá dƣới tác dụng của các dịch
11
dạ dày cũng nhƣ enzym và chất tiết của vi khuấn. Dịch tiêu hoá không đƣợc
tiết ra ở dạ dày cơ.
Niêm mạc của mề rất dày và đƣợc cấu tạo từ hai lớp: biểu bì cùng với
lớp màng bằng sừng và một lớp nhầy đặc chắc từ mô liên kết.
Trong việc tạo thành màng sừng có các tuyến của màng nhầy, biểu bì
của những chỗ trũng ở dạ dày tham gia.
Màng sừng của mề luôn bị mòn đi, nhƣng nhờ sự dày lên ở đáy nên
chiều dày của nó đƣợc ổn định. Ngoài ý nghĩa cơ học, màng sừng còn giữ cho
vách dạ dày khỏi bị tác động của những yếu tố bất lợi. Màng sừng bền với
pepsin, không bị hoà tan trong các axit loãng, kiềm và các dung môi hữu cơ.
Các sản phẩm tiêu hoá, thức ăn, vi khuấn không đƣợc hấp thu qua
màng sừng, vách dạ dày.
Lớp cơ của mề cấu tạo từ mô cơ phẳng, một đôi cơ lớn chính có dạng
hình tam giác hƣớng các đáy lại với nhau đã tạo nên khối cơ của vách mề.
Sự co bóp nhịp nhàng của mề xảy ra trong 2 pha: trong pha đầu, 2 cơ
chính co bóp và sau đó là các cơ trung gian (pha thứ 2). Thời gian của mỗi
nhịp co của 2 đôi cơ trong khoảng 2 - 3 giây, còn cả chu kỳ co bóp là 20 giây.
Tần số co bóp phụ thuộc vào độ rắn của thức ăn. Khi ăn thức ăn ƣớt có 2 lần
co bóp, còn thức ăn cứng có 3 lần trong 1 phút.
Sỏi và các dị vật chứa trong dạ dày có một ý nghĩa nhất định trong việc
nghiền và làm sạch những tiểu thể thức ăn trong khoang dạ dày. Chúng làm
tăng tác dụng nghiền của vách dạ dày.
Đối với chim, sỏi tốt nhất là từ thạch anh, chúng bền với axit clohydric
của dịch dạ dày. Để hệ tiêu hoá hoạt động bình thƣờng thì kích thƣớc của
các viên sỏi với chim con mới nở nên nhỏ (đƣờng kính 2,5 – 3mm) và tăng
lên theo tuổi. Chim đã trƣởng thành có thể nuốt đƣợc loại sỏi có đƣờng
kính đến 4-6 mm. Không nên thay sỏi bằng cát, đá vôi, thạch cao, vỏ sò, vỏ
12
ốc hến. Cát sẽ đi rất nhanh từ dạ dày vào ruột và gây kích thích. Những
chất khác đã kể trên sẽ bị axit clohydric hoà tan và gây rối loạn tiêu hoá ở dạ
dày, sau đó là ở ruột.
Nếu không có sỏi trong dạ dày cơ thì sự hấp thu các chất dinh dƣỡng và
hệ số tiêu hoá thức ăn bị giảm xuống. Ở chim non, việc thiếu sỏi trong dạ dày
làm giảm khối lƣợng tuyệt đối của dạ dày 30 - 35%. Các cơ của dạ dày sẽ trở
nên nhũn và xuất hiện những vết loét trên màng nhầy.
Trong dạ dày cơ, ngoài việc nghiền thức ăn cơ học, còn sảy ra quá trình
hoạt động của các men. Dƣới tác động của axit clohidric, các phân tử protein
trở nên căng phồng và dễ bị phân giải.
* Tiêu hóa ở ruột
Theo nguồn huounaigiong.com [20], quá trình tiêu hoá các chất dinh
dƣỡng đều xảy ra ở ruột non của chim. Nguồn các men tiêu hoá quan trọng
nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh tràng, chất tiết của các tuyến
ruột có ý nghĩa kém hơn.
Dịch ruột chim là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH - 7,42)
với tỷ trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic,
aminolytic, lypolytic và các men enterokinaza.
Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan
hoặc hơi kiềm (pH 7,2 - 7,5). Trong chất khô của dịch, ngoài các men, còn có
các axit amin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl2,...).
Dịch tuỵ của chim trƣởng thành có chứa các men tripsin,
cacbosipeptidaza, amilaza, mantaza, invertaza và lipaza.
Tripsin đƣợc bài tiết ra ở dạng chƣa hoạt hoá là tripsinogen, dƣới tác
động của men dịch ruột enterokinaza, nó đƣợc hoạt hoá, phân giải các protein
phức tạp ra các axit amin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidaza đƣợc
tripsin hoạt hoá cũng có tính chất này.
13
Các men amilaza và mantaza phân giải các polysacarit đến các
monosacarit nhƣ glucoza. Lipaza đƣợc dịch mật hoạt hoá, phân giải lipit
thành glyserin và axit béo.
Cơ chế việc chế tiết tuyến tuỵ ở chim giống với động vật có vú. Ở chim
trƣởng thành, trƣớc khi cho ăn, tuyến tiết ra một lƣợng dịch nhỏ (sự chế tiết
bình thƣờng). Từ 5 - 10 phút sau khi cho ăn, mức độ chế tiết tăng 3 - 4 lần và
giữ đến giờ thứ ba, sau đó việc tiết dịch dần dần giảm xuống, đến giờ thứ 9 10 sau khi cho ăn thì bằng mức độ ban đầu.
Số lƣợng dịch và hoạt tính men thay đổi phụ thuộc vào thể tích và thành
phần thức ăn. Thức ăn giàu protein sẽ nâng hoạt tính proteolytic của dịch lên
đến 60%; thức ăn giàu lipit sẽ làm tăng cƣờng hoạt tính lypolytic, hoạt tính này
đƣợc giữ ở mức độ cao đến 10 giờ. Bột đậu tƣơng có chứa nhiều protein và dầu
sẽ nâng mức độ chế tiết của tuyến lên 85%, đồng thời cũng nâng cả hoạt tính
proteolytic, hoạt tính lypolytic của dịch lên tƣơng ứng đến 20% và 16%.
Mật đƣợc gan tiết ra không ngừng, một phần đi vào túi mật (gà, vịt,
ngỗng), phần còn lại thì đổ trực tiếp vào tá tràng.
Mật chim là một chất lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, kiềm tính (pH 7,3
- 8,5). Dịch trong túi mật đậm đặc hơn và có màu đậm hơn. Về thành phần
mật, ở các loài chim khác nhau không giống nhau. Các thành phần điển hình
của mật là các axit mật, sắc tố, cholesterol, ngoài ra còn có gluxit, các axit
béo, các lipit trung tính, musin, các chất khoáng và các sản phẩm trao đổi chất
có chứa nitơ. Ngoài sự tham gia vào quá trình tiêu hoá ở ruột, gan còn đóng
vai trò quan trọng trong trao đổi protein, gluxit, lipit và khoáng. Trong gan,
các axit uric, các chất cặn bã khác, hồng cầu chết bị phân huỷ, chất độc hại...
đƣợc trung hoà và thải vào nƣớc tiểu. Trong các tế bào của gan có chứa
glycogen, là nguyên liệu để tạo nên các vitamin quan trọng (A, D và các
vitamin khác).
14
Các men trong ruột hoạt động trong môi trƣờng axit yếu, kiềm yếu; pH
dao động trong những phần khác nhau của ruột.
Theo nguồn huounaigiong.com [20], trong tá tràng, dƣới tác động của
axit clohidric, các men của dịch dạ dày (pepsin và chimosin), protein bị phân
giải đến pepton và polypetit. Các men proteolytic của dịch tuỵ tiếp tục phân
giải chúng đến các axit amin trong hồi tràng; gluxit của thức ăn đƣợc phân
giải đến các monosacarit, do tác động của amilaza của dịch tuỵ, một phần do
amilaza của mật và của dịch ruột. Sự phân giải lipit đƣợc bắt đầu trong tá
tràng, dƣới tác động của dịch mật, dịch tuỵ, tạo ra các sản phẩm là
monoglyserit, glyserin và axit béo.
Các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự
phân giải các chất dinh dƣỡng không chỉ có trong khoang ruột (tiêu hoá ở
khoang), mà cả ở trên bề mặt các lông mao của các tế bào biểu bì (sự tiêu hoá
ở màng). Tiêu hoá ở khoang là sự thuỷ phân thức ăn, còn tiêu hoá ở màng là
các giai đoạn tiếp theo, tạo ra các sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hoá để hấp
thu. Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích thƣớc lớn đƣợc
phân giải dƣới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra các sản phẩm
trung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của các tế bào
biểu mô. Ở đó, trên các nhung mao có các men tiêu hoá, tại đây diễn ra giai
đoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng nhƣ axit amin,
monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu. Quan hệ qua lại của quá trình tiêu hoá
ở khoang, ở màng và vai trò của tiêu hoá màng ruột của chim hiện nay còn
chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ.
Sự tiêu hoá trong manh tràng của chim nhờ có các men đã đi vào cùng
với dịch tiêu hóa từ ruột non và từ hệ vi khuẩn. Các vi sinh vật bắt đầu thâm
nhập vào manh tràng chim ngay từ lần tiếp nhận thức ăn đầu tiên. Ở đây, các
vi khuẩn Streptococei, trực khuẩn ruột, Lactobasillus...sinh sản rất nhanh.
15
Trong manh tràng cũng sảy ra quá trình tiêu hoá protein, gluxit và lipit. Ngoài
ra, các vi khuẩn còn tổng hợp các vitamin nhóm B.
Khả năng tiêu hoá chất xơ của chim rất hạn chế. Cũng nhƣ ở động vật
có vú, các tuyến tiêu hoá của gia cầm không tiết ra một men đặc hiệu nào để
tiêu hoá xơ. Một lƣợng nhỏ chất xơ đƣợc phân giải trong manh tràng bằng các
men do vi khuấn tiết ra. Những gia cầm nào có manh tràng phát triển hơn nhƣ
đà điểu, ngan, ngỗng... thì các chất xơ đƣợc tiêu hoá nhiều hơn. Ở các loại
chim khác nhau thì chỉ có trung bình từ 10 - 30% cất xơ đƣợc phân giải.
Theo nguồn huounaigiong.com [20], ở chim các quá trình hấp thu chủ
yếu xảy ra ở ruột non. Ở đây các sản phẩm phân giải cuối cùng là protein,
lipit, gluxit, nƣớc, các chất khoáng, các vitamin đƣợc hấp thu.
Các chất chứa nitơ chủ yếu đƣợc hấp thu dƣới dạng các axit amin.
Cƣờng độ hấp thu các axit amin riêng biệt không phụ thuộc vào khối lƣợng
phân tử của chúng.
Gluxit đƣợc hấp thu dƣới dạng các đƣờng đơn (monosacarit) và đƣờng
đôi (disacarit).
Hấp thu mỡ, trong ruột dƣới tác động của men lipaza, mỡ đƣợc phân
giải thành glyserin và axit béo. Các sản phẩm của sự phân giải mỡ, về cơ bản
đƣợc hấp thu trong phần mỏng của ruột. Glyserin đƣợc hoà tan rất tốt trong
nƣớc và đƣợc hấp thu rất nhanh. Các axit béo kết hợp với các axit mật, kali và
natri tạo thành các hợp chất hoà tan đƣợc trong nƣớc sau đó mới đƣợc hấp
thu. Ngƣời ta cho rằng một phần nhỏ của lipit dƣới dạng các nhũ tƣơng có thể
đƣợc hấp thu trực tiếp.
Trong tƣơng bào của biểu mô ruột, các axit béo bị tách ra khỏi các axit
mật và một phần đƣợc tái tổng hợp thành các phân tử của lipit. Các axit béo
đƣợc giải phóng ra trong quá trình hấp thu kích thích sự hấp thu lẫn nhau,
chẳng hạn, khi có các axit béo không bão hoà thì vận tốc hấp thu các axit béo
16
bão hoà nhƣ palmitinic và stearinic đƣợc tăng lên trong ruột non chim con.
Hiệu quả của việc bổ sung lipit vào khẩu phần của chim con phụ thuộc vào tỷ
lệ giữa các axit béo bão hoà và không bão hoà trong khẩu phần.
Hấp thu nƣớc ở chim đƣợc thực hiện trong tất cả các phần ruột non và
ruột già. Có từ 30 - 50% nƣớc uống đƣợc hấp thu, quá trình này phụ thuộc
vào áp suất thẩm thấu trong ruột, trong máu và các mô. Ngƣời ta đã xác định
đƣợc rằng trong một số trƣờng hợp, ở chim có sự tuần hoàn nƣớc, một phần
nƣớc đã đƣợc hấp thu từ ruột vào máu rồi lại bị bài tiết trở lại vào diều, làm
nó căng phồng lên.
Các chất khoáng đƣợc hấp thu trên toàn bộ chiều dài ruột non. Diều, dạ
dày và ruột già hấp thu các chất khoáng không đáng kể. Các muối natri, kali
clorua hoà tan đƣợc trong chymus, đƣợc hấp thu một cách chọn lọc và với tốc
độ khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu về các chất đó của cơ thể. Natri clorua
đặc biệt dễ đƣợc hấp thu trong ruột chim con. Khi cho ăn thừa, muối này sẽ
sinh ra sự rối loạn trao đổi chất, chim sẽ bị nhiễm độc muối.
Cƣờng độ hấp thu canxi phụ thuộc vào nồng độ canxi trong máu, tính
chất của khoáng trong thức ăn cũng nhƣ hàm lƣợng dịch mật và vitamin D3
trong ruột. Khi chim bị bệnh còi xƣơng thì sự hấp thụ canxi bị giảm xuống
đột ngột. Canxi còn bị hấp thu ít hơn khi không có đủ vitamin D trong khẩu
phần. Muối canxi clorua đƣợc hấp thu tốt hơn so với các muối canxi khác.
Lƣợng photpho quá cao trong khẩu phần sẽ làm ngừng việc hấp thu canxi.
Tuổi và trạng thái sinh lý của chim cũng ảnh hƣởng đến sự hấp thu canxi. Sự
hấp thu photpho phụ thuộc vào sự tƣơng quan của nó với canxi và đƣợc xác
định bởi nhu cầu trong cơ thể.
Theo nguồn huounaigiong.com [20], vitamin A đƣợc hấp thu ở manh
tràng. Chim non hấp thu vitamin A nhanh hơn nhiều so với chim trƣởng
thành. Sau 1 - 1,5 giờ sau khi cho ăn đã tìm thấy vitamin này trong máu, còn
17
ở chim mái đẻ chỉ thấy sau khi ăn 12 giờ. Trong ruột chim, vitamin A đƣợc
tìm thấy trong biểu mô của màng nhầy, ở dạng este.
Sự hấp thu carotin xảy ra sau khi chúng vừa giải phóng khỏi các hợp
chất béo và việc hoà tan chúng trong chymus. Các axit mật gây kích thích hấp
thụ huyền dịch B - carotin. Việc hấp thu carotin bị giảm xuống khi cơ thể
đƣợc cung cấp vitamin A.
Cƣờng độ hấp thu vitamin B1 phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể và vào
nồng độ của nó có trong thức ăn. Sự hấp thu xảy ra tốt hơn ở những phần bên
trên của ruột non. Việc bổ sung các chất kháng sinh vào thức ăn làm tăng
cƣờng sự hấp thu vitamin ở chim con.
Vitamin E ở chim con đƣợc hấp thu với sự tham gia của dịch mật.
2.1.2. Vài nét về cây sắn
2.1.2.1. Thành phần hóa học của lá sắn
* Protein
Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thƣởng và Sumilin I.S.
(1992) [12], Từ Quang Hiển (1982) [2] cho biết thành phần hóa học của lá sắn
tƣơi giống nhƣ một số loại rau xanh khác, đặc biệt ở trong lá sắn hàm lƣợng
protein và caroten chiếm tỷ lệ rất cao, cho nên lá sắn đã đƣợc coi là một
nguồn rau xanh cho ngƣời và gia súc. Theo Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly
(2001) [1] thì trong ngọn lá sắn tỷ lệ VCK chiếm 25,5%, năng lƣợng trao đổi
là 2549 Kcal/kg VCK, còn theo tài liệu của Viện chăn nuôi (2001) [15] thì bột
lá sắn có 89,60% VCK, 1966 Kcal/kg, tƣơng ứng với 2194Kcal/kg VCK.
Theo các tác giả trên và một số tác giả khác nhƣ Dƣơng Thanh Liêm
(1999) [7], Nguyễn Thị Hoa Lý (2008) [8] hàm lƣợng protein thô trong VCK
của lá sắn tƣơng đối cao, dao động từ 20-34,7%. Còn theo Nguyễn Nghi và cs
(1984) [10]) thì lá sắn giàu protein hơn so với củ sắn, hàm lƣợng protein trong
lá sắn từ 23-32% trong VCK. Theo Từ Quang Hiển và Phạm Sỹ Tiệp (1998)