Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

lịch sử văn hoá dòng họ mạc ở làng long động, xã nam tân, huyện nam sách, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.55 KB, 111 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: Các chế độ chính trị xã hội thay
đổi theo tiến trình của lịch sử, song tổ chức gia đình và dòng tộc thì luôn
trường tồn cùng non sông đất nước. Mỗi dòng tộc, đặc biệt là dòng tộc lớn
đều có truyền thồng văn hóa, bản sắc riêng của mình. Những nét riêng đó góp
lại hình thành nên bẳn sắc văn hóa dân tộc. Nói cách khác văn hóa các dòng
tộc là cơ sở, nền tảng của truyền thống và bản sắc văn hóa quốc gia. Vì vậy
việc nghiên cứu dòng họ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nhận thức,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đảng và nhà nước ta luôn xem văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội,
là một mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc
biệt là trong giai đoạn hiên nay. Khi nghiên cứu về dòng họ phải đề cập đến
các vấn đề như: Văn bia, câu đối, nhà thờ, gia phả, sách truyện, những giá trị
truyền thống của dòng họ để lại cho con cháu… Rõ ràng chúng ta muốn tìm
hiểu văn hóa dân tộc phải tìm hiểu văn hóa cơ bản của các dòng họ. Khi Việt
Nam hội nhập ngày càng cao, sâu rộng với thế giới. Việc tìm hiểu văn hóa các
dòng họ góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa mặt khác
cũng góp phần củng cố khơi dậy lòng biết ơn và tự hào về công đức tổ tiên,
để từ đó tiếp tục phát huy truyền thống gia tộc, xây dựng gia đình quê hương
đất nước. Vì thế việc nghiên cứu về lịch sử-văn hóa dòng họ cũng là một yêu
cầu bức thiết.
Văn hoá Việt Nam bao giờ cũng bắt nguồn từ văn hoá làng, văn hoá
dòng họ. Cho nên muốn nhận thức đầy đủ, sâu sắc về cuộc sống Việt Nam thì
không thể bỏ qua vấn đề dòng họ. Thực tế cho thấy, các dòng họ đều có
những đóng góp khác nhau đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là
cái nôi sinh ra những nhân tài, sáng tạo ra những văn hoá vô giá cho đất nước,

1



do vậy việc nghiên cứu dòng họ có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giữ gìn,
phát huy truyền thống văn hoá dòng họ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời
và sự nghiệp danh nhân. Thông qua đó mà thấy được những bài học quý báu
để giáo dục và đào tạo con người Việt Nam trong thời đại mới.
Việc phát huy truyền thống gia đình và dòng họ đối với mỗi người Việt
Nam trong lịch sử và hiện tại luôn là nhu cầu tinh thần chính đáng, góp phần
củng cố và nuôi dưỡng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” tình yêu quê hương, ý
thức cộng đồng của con người Việt Nam vừa có tác dụng giáo dục thực tế đối
với các thế hệ nối tiếp. Qua đó nhằm khơi dậy và nhân lên những điểm tốt đẹp,
loại bỏ những tàn dư không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội mới.
Nghiên cứu về dòng họ Mạc giúp ta hiểu sâu sắc hơn về gia tộc, cộng
đồng, mối quan hệ giữa các dòng họ. Từ đó duy trì và phát triển khối đoàn
kết, phát huy trí tuệ và tài năng tạo nên sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn
để đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp. Giữ vững gia phong,
phát huy truyền thống tốt đẹp, khai thác văn hoá dòng họ tạo nền tảng vững
chắc để đất nước ta đi lên, tiến kịp với các nước trên thế giới.
Vì những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu là: lịch sử- văn hoá
dòng họ Mạc ở làng Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương. Long Động là một làng cổ, nơi phát tích họ Mạc ở Việt Nam, quê
hương của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Ngày nay, làng còn lưu
giữ được khá nhiều di tích liên quan đến Mạc Đĩnh Chi. Tìm hiểu những biểu
hiện của lịch sử- văn hóa dòng họ Mạc là một hoạt động thiết thực giúp tôi có
thêm những hiểu biết về lịch sử, văn hóa dân gian địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề văn hoá làng xã Việt Nam đã được một số học giả trong và
ngoài nước nghiên cứu từ rất sớm. Trước năm 1945, đã xuất hiện nhiều công
trình nghiên cứu có giá trị tham khảo như Việt Nam văn hoá sử cương của

2



Đào Duy Anh, Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, Người nông dân châu
thổ Bắc Kì của Pierre Gourou… Những công trình này đã phác thảo khá đầy
đủ diện mạo của làng quê Việt Nam truyền thống từ mô hình quản lý làng xã
đến phong tục tập quán, nếp nghĩ của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ
trước Cách mạng Tháng Tám.
Dòng họ Mạc là dòng họ xuất hiện từ rất sớm ở Việt Nam. Đã có cả
một vương triều Mạc ở thế kỉ XVI. Vì vậy, hầu hết các sách lịch sử Việt Nam
đều nói đến nhà Mạc. Ngay trong “Đại Việt thông sử”, Lê Quý Đôn cũng đã
có nói đến triều Mạc. Dưới ngòi bút của các sử gia phong kiến, triều Mạc bị
coi là “Nhuận triều”, các vua nhà Mạc bị coi là những kẻ “Nghịch thần”.
Mạc tộc phả, sách cổ của tác giả Mạc Hoài Thương Phạm Tú. Đây là
cuốn sách viết về cội nguồn dòng họ Mạc, gia phả họ Mạc bắt đầu từ Mạc
Đĩnh Chi cho đến đời thứ 16 của ông, trong đó đặc biệt chú ý đến những
người nổi tiếng như Mạc Đĩnh Chi, Mạc Đăng Dung…
Chí Linh phong vật chí, là sách cổ do Nguyễn Huy Đại và Nguyễn
Thanh Giản dịch. Cuốn sách tổng hợp những gì là niềm tự hào của vùng đất
Chí Linh xưa. Đó là những “địa linh” (Côn Sơn, Kiếp Bạc, Lục Đầu Giang,
núi Phượng Hoàng...), “nhân kiệt” (Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Quang Trạch,
Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Mại...). Quê hương của Mạc Đĩnh Chi ngày nay
trước đây thuộc đất Chí Linh nên ông cũng được giới thiệu ở đây.
Từ năm 1986, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế - xã
hội, cuộc cải cách mở cửa thu được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế
xã hội. Cũng từ đây với quan niệm nhìn thẳng vào sự thực, nói đúng sự thực
giới sử học đã bắt đầu có sự nhìn nhận đánh giá về nhà Mạc một cách công
bằng hơn, khách quan hơn.
Với cuốn “Gương sáng dòng họ” 3 tập, tập 1 (2002), tập 2 (2004), tập
3 (2008), tác giả Hoàng Lê đã giới thiệu bộ sưu tập chân dung các nhân vật

3



của dòng họ Mạc, gốc họ Mạc ở 25 tỉnh, thành từ Bắc tới Nam trong lịch sử
cận đại và hiện đại nước ta có đóng góp to lớn về võ công, về văn nghiệp, về
trị bình cho đất nước, cho dân tộc.
Tác giả Nguyễn Minh Tường với bài viết “Quê hương và dòng họ của
trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi”, Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2005 đã tập trung
vào những di tích ở Long Động liên quan đến Mạc Đĩnh Chi.
Năm 2007 cuốn “ Hợp biên thế phả họ Mạc” được xuất bản, giới thiệu
cội nguồn của dòng họ Mạc, khai khoa bảng, khai đế nghiệp, các chi phả họ
Mạc và gốc Mạc được sắp xếp theo đơn vị hành chính hiện nay. Trong cuốn
sách này họ Mạc ở Long Động được giới thiệu là nơi phát tích ra dòng
họ Mạc.
Năm 2010, trước thềm Đại lễ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội,
Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia 1.000 năm Thăng Long kết hợp với Trung
tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa – Thành cổ Hà Nội, Hội Sử học Hà Nội tổ
chức Hội thảo khoa học “ Vương triều Mạc trong lịch sử Việt Nam”. Hộ thảo
đã thu hút được nhiều học giả tham gia với nhiều bài nghiên cứu có
giá trị.
Nhân kỉ niệm 470 năm ngày Thái tổ Mạc Đăng Dung băng hà (15412011),Tạp chí Xưa và nay- Cơ quan Hội khoa học lịch sử Việt Nam số 385
tháng 8- 2011 đã có phần Phụ trương Nhà Mạc và tiếp cận sử học với hàng
loạt bài viết của các tác giả tổng kết, đánh giá lại về nhà Mạc.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập đến văn hoá
dòng họ Mạc ở làng Long Động , xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương. Đây cũng là lý do để tôi làm luận văn về đề tài này.

4


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Mạc ở
Long Động-Nam Tân-Nam Sách –Hải Dương,nhưng đóng góp của dòng họ
với lịch sử dân tộc và văn hóa truyền thống của dòng họ Mạc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lịch sử-văn hóa của dòng họ Mạc, chủ yếu tập trung ở nơi
phát tích dòng họ Mạc đó là làng Long Động, Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương.
3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
- Tìm hiểu tương đối toàn diện, có hệ thống về quá trình hình thành và
phát triển của dòng họ Mạc ở Long Động, những đóng góp của dòng họ qua
các thời kì lịch sử.
-Tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp, những di sản văn hoá tiêu
biểu của dòng họ Mạc.
-Đi sâu tìm hiểu về những những nhân vật tiêu biểu của dòng họ từ đó
tìm hiểu thêm những đóng góp của họ đối với dân tộc.
4. Nguồn Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tham khảo, nghiên cứu các nguồn
tư liệu sau:
4.1.1. Tài liệu gốc
Chúng tôi tham khảo các bộ Gia Phả dòng họ Mạc ở Long Động. Các văn
bia của làng, các đại tự, hoành phi, miếu nhà thờ họ, nhân vật, cổng làng…
Các bộ chính sử như:
+Đại Việt sử kí toàn thư-Ngô Sĩ Liên.
+Lịch triều hiến chương loại chí-Phan Huy Chú.
+Khâm định Việt sử thông giám cương mục-Quốc sử quán nhà Nguyễn.

5



+Đại Nam nhất thống chí- Quốc sử quán nhà Nguyễn.
+Đại Việt thông sử-Lê Quý Đôn….
4.1.2. Tài liệu nghiên cứu
Các tài liệu nghiên cứu lịch sử văn hoá như đã trình bày ở phần tài liệu
tham khảo
4.1.3. Các tài liệu khác: báo, tạp chí, tài liệu từ ban liên lạc họ Mạc…
4.1.4. Các tài liệu điền dã
Để tìm tư liệu phuc vụ cho đề tài chúng tôi đã đến đền thờ Mạc Đĩnh
Chi để nghiên cứu thực địa, thu thập tư liệu, Đồng thời gặp gỡ, trao đổi trực
tiếp với người đại diện của dòng họ, các bậc cao lão trong địa phương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thống kê: Khảo sát, tập hợp và thống kê các tư
liệu liên quan đến dòng họ Mạc ở làng Long Động.
4.2.2. Phương pháp điền dã: Tiến hành điền dã trên địa bàn làng Long
Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, tham quan các di tích
lịch sử và di chỉ khảo cổ học có liên quan đến nhân vật Mạc Đĩnh Chi và triều
đại nhà Mạc. Gặp gỡ và trao đổi với những cán bộ văn hóa, cán bộ quản lí di
tích lịch sử, những người dân địa phương đã nhiều năm tìm hiểu, thu thập tư
liệu về dòng họ Mạc. Đặc biệt, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với ông Mạc Văn
Kết – Trưởng chi họ Mạc – người hiện đang giữ Từ đường họ Mạc tại làng
Long Động. Ông Mạc Văn Trang phó chủ tịch Hội đồng Mạc tộc.
4.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tôi sử dụng phương pháp
này trước hết là để tiếp cận đối tượng khoa học một cách cụ thể, chi tiết, sau
nữa là để đảm bảo vấn đề được đánh giá một cách toàn vẹn, khái quát.
4.2.4. Phương pháp liên ngành: Do Lịch sử- văn hóa là ngành khoa
học rộng nên khi tiến hành đề tài này tôi đã vận dụng những tri thức thuộc

6



nhiều lĩnh vực khác như: lịch sử, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học… để
có thể lí giải một số vấn đề liên quan đến đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên giới thiệu một cách có hệ thống về lịch
sử văn hoá truyền thống của dòng họ Mạc ở làng Long Động cũng như sự
biến đổi của dòng họ trong thời đại ngày nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm tư liệu vào việc nghiên
cứu dòng họ Mạc ở Long Động nói riêng và dòng họ Mạc trên cả nước
nói chung.
Luận văn cũng góp phần làm sáng tỏ một số sự kiện, một số nhân vật
lịch sử mà các bộ chính sử chỉ nhắc đến sơ sài như: Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh
Chi, Mạc Thị Bưởi…
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nội dung
luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Nguồn gốc và Lịch sử phát triển phát triển của
dòng họ Mạc ở Long Động- Nam Tân- Nam Sách- Hải Dương.
Chưong 2: Văn hoá truyền thống của dòng họ Mạc ở Long Động - Nam
Tân- Nam Sách- Hải Dương.
Chương 3: Những đóng góp của dòng họ Mạc trong lịch sử dân tộc.

7


Chương 1
NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ MẠC
Ở THÔN LONG ĐỘNG, NAM TÂN, NAM SÁCH, HẢI DƯƠNG
1.1 . Vài nét về mảnh đất và con người Nam Sách, Hải Dương
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và địa giới hành chính
Điều kiện tự nhiên

Huyện Nam Sách có tổng diện tích tự nhiên là 109 km2. Dân
số 111.635 người. Mật độ dân số là 1.082,7 người/km²(số liệu tháng 3/2008).
Công dân thứ 90 triệu là người Nam Sách, Hải Dương. Nguyễn Thị Thùy
Dương sinh lúc 2h45 phút ngày 1 tháng 11 năm 2013, nặng 3,2 kg.
Huyện Nam sách là một vùng đất cổ, nằm ở vùng châu thổ sông Hồng,
địa hình bằng phẳng, Tính chất đất đai cũng như địa hình của huyện mang đặc
tính địa hình của đất phù sa sông Thái Bình Độ cao so với mực nước
biển trung bình là 0,60 m. Đất đai chủ yếu được hình thành do quá trình bồi tụ
phù sa của hệ thống sông Hồng. Cả bốn phía đều có sông bao bọc, gồm các
sông Thái Bình, sông Kinh Thày, sông Lai Vu.. Vì vậy đất đai màu mỡ phù
hợp với sự sinh trưởng phát triển của các cây nông nghiệp, đặc biệt là các cây
vụ đông như hành, tỏi...
Khí hậu ở Nam Sách mang rõ nét tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa,
hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện.
Huyện Nam Sách về cơ bản cả bốn phía đều có sông bao bọc, Do vậy
nguồn nước khá dồi dào, phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân
cư. Tuy nhiên, đây cũng là một khó khăn cho huyện do giao thông không
được thuận lợi và nguy cơ ngập lụt về mùa mưa. Nhưng chính sự khó khăn
của điều kiện tự nhiên ấy đã tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí kiên

8


cường bất khuất của người dân Nam Sách trong chiến đấu và trong lao động
sản xuất.
Về địa giới hành chính
Huyện Nam Sách phía bắc giáp huyện Chí Linh, phía đông giáp huyện
Kinh Môn và huyện Kim Thành, phía nam giáp thành phố Hải Dương, phía
tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh)
Nam Sách nằm ở trung tâm của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Huyện có 18 xã đó là: An Bình · An Lâm · An Sơn · Cộng

Hòa · Đồng Lạc · Hiệp Cát · Hồng Phong · Hợp Tiến · Minh Tân · Nam
Chính · Nam Hồng · Nam Hưng · Nam Tân · Nam Trung · Phú Điền ·Quốc
Tuấn · Thái Tân · Thanh Quang và 1 thị trấn (huyện lỵ), trong đó bao gồm
102 thôn
Nam Sách là huyện có lịch sử phát triển lâu đời, con người đến sinh cơ
lập nghiệp khá sớm. Theo kết quả khảo cổ học gần đây nhất cho thấy ngay từ
đầu Công nguyên, mảnh đất này đã có con người sinh sống.
Tên Nam Sách không hiểu có từ khi nào chỉ biết rằng, Phạm Chiêm là
một hào trưởng ở vùng Trà Hương (Nam Sách Giang) giúp Ngô Quyền trong
chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và đã cưu mang con trai Ngô Quyền là Ngô
Xương Ngập năm 944. Sau khi giành lại ngôi vua Ngô Xương Văn xưng
vương lấy hiệu là Nam Tấn Vương và Ngô Xương Ngập lấy hiệu là Thiên
Sách Vương, mỗi người lấy một từ của tên "Nam Sách" để tỏ lòng ghi nhớ về
vùng đất này.
Đến đời nhà Lý cũng có tên là Nam Sách Giang. Nam Sách là nơi phát
tích của dòng họ Phạm (Trà Hương) và họ Mạc (Long Động).
Thời nhà Trần, Nam Sách là tên gọi của một xứ, bao gồm Chí Linh, Nam
Sách, Thanh Hà và Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày nay. Cuối thời nhà Trần, nó
là tên gọi của một châu (Nam Sách châu) thuộc phủ Lạng Giang.

9


Đầu thời kỳ Lê sơ, là tên gọi của một lộ, bao gồm Nam Sách thượng và
Nam Sách hạ. Đến thời Lê Nhân Tông là tên gọi của một phủ. Đến năm 1466,
Lê Thánh Tông chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, Nam Sách là một trong số
đó. Tháng 4 năm 1469, nó lại chỉ là tên gọi của một phủ, do đạo thừa tuyên Nam
Sách đã đổi thành Hải Dương. Trong thành phần phủ Nam Sách khi đó có các
huyện Thanh Lâm, Chí Linh, Thanh Hà và Tiên Minh (Tiên Lãng ngày nay).
Thời Hậu Lê, trụ sở phủ Nam Sách đặt tại Vạn Tải (nay thuộc xã

Hồng Phong).
Tới năm Gia Long 7 (1806) chuyển về Tổng Xá (xã Thanh Quang ngày
nay). Năm 1898, bỏ cấp phủ. Tên gọi huyện Nam Sách có lẽ có từ khi này.
Các giai đoạn từ 9/1947 tới 25/8/1948 và từ 7/11/1949 tới 22/2/1955,
huyện thuộc tỉnh Quảng Yên.
Ngày 24/2/1979 Nam Sách hợp nhất với Thanh Hà thành huyện
Nam Thanh.
Ngày 17/2/1997 huyện Nam Thanh lại tách ra thành huyện Nam Sách
và huyện Thanh Hà.
1.1.2. Đăc điểm kinh tế của huyện.
Sống trong vùng đất đai có sông nước bao quanh, thiên nhiên ở đây
thuận lợi cho việc làm nông nghiệp vì vậy từ lâu đời sản xuất nông
nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Dựa trên cơ sở nền nông
nghiệp định cư mang tính thời vụ, cư dân nơi đây còn tranh thủ thời gian
làm những nghề phụ bổ xung kinh tế gia đình như: thủ công nghiệp, nuôi
trồng thủy sản…hình thành nên những làng nghề thủ công nổi tiếng như
Gốm Chu Đậu. Ngày nay kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển. Cư dân
Nam sách đã tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh
học, đưa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất. Mở rộng diện tích mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản, với những con có giá trị kinh tế cao như tôm, cá rô

10


phi đơn tính, cá chim trắng. Diện tích trên 800 ha nuôi trồng thuỷ sản, 1.038,5
ha sông ngòi tự nhiên và 500 ha đất bãi trũng cấy lúa được chuyển đổi sang
đào ao lập vườn phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Về lĩnh vực công nghiệp: Trước kia Nam Sách có làng nghề gốm cực
kỳ nổi tiếng là gốm Chu Đậu. Ngay từ thời nhà Trần và nhà Hậu Lê (khoảng
thế kỷ 13 đến thế kỷ 18) làng Chu Đậu, cùng với làng Mỹ Xá (Đặng Xá) bên

cạnh, đã là một làng nghề đồ gốm rất nổi tiếng. Gốm Chu Đậu đã lan tỏa đến
cả các các nước châu Âu, trở thành dòng gốm sứ nổi tiếng khắp thế giới. Từ
năm 1995 làng nghề gốm này bắt đầu phục hồi.
Ngày nay huyện đã có khu công nghiệp Nam Sách được Chính phủ phê
duyệt trên 63 ha, cụm công nghiệp An Đồng đã được tỉnh phê duyệt trên 35
ha. Khu Công nghiệp Cộng Hoà. Ngoài ra một số doanh nghiệp đã đầu tư vào
thị trấn Nam Sách, xã Minh Tân, khả năng dành đất cho công nghiệp ở dọc
đường 183, đường 17 của huyện còn lớn. Được sự quan tâm của chính quyền
địa phương, nhiều doanh nghiệp đã phát triển và trở thành các doanh nghiệp
lớn trong nhiều lĩnh vực trọng yếu của đất nước như Công ty cổ phần nhựa và
môi trường xanh An Phát với 3 nhà máy được xây dựng, góp phần phát triển
kinh tế địa phương ổn định quốc phòng và an ninh, giúp cho hàng ngàn thanh
niên có việc làm...
1.1.3. Dân cư và Truyền thống
Dân cư
Nam Sách là huyện có lịch sử phát triển lâu đời, con người đến sinh cơ
lập nghiệp khá sớm. Theo kết quả khảo cổ học gần đây nhất cho thấy ngay từ
đầu Công nguyên, mảnh đất này đã có con người sinh sống.
Dân cư sống trên đất Nam Sách đều là người Kinh, họ sống tâp trung
thành những làng lớn nằm kề nhau. Họ sống bằng nhiều nghề nhưng chủ yếu
bằng nông nghiệp nên tính rất chất phác cần kiêm.

11


Truyền thống lịch sử
Nam Sách đã từng là đại bản doanh của nhiều triều đại như: Hai bà
Trưng, nhà Tiền Lý, nhà Ngô, nhà Trần.
Đây cũng là vùng đất của gốm Chu Đậu một làng nghề nổi tiếng từ thời
Trần đến Hậu Lê.

Nam sách còn là quê hương của nhiều nhân vật lịch nổi tiếng có nhiều
đóng góp cho dân tộc như:
Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) người đã cưu mang con trai Ngô
Quyền (ông Tổ trung hưng nước Việt), có công xây dựng nhà Hậu
Ngô Vương.
Phạm Cự Lạng, cháu của Phạm Chiêm, người suy tôn Thập đạo tướng
quân Lê Hoàn lên ngôi cửu ngũ.
Mạc Đăng Dung, người mở đầu triều đại nhà Mạc.
Ngô Hoán, một thành viên trong hội thơ Tao Đàn của Lê Thánh Tông.
Cụ tổ của Tổng đốc Hoàng Diệu người họ Mạc quê ở Nam Sách, di cư
vào Quảng Nam sau một trận lụt lớn, đến Hoàng Diệu là đời thứ 7
Nơi đây còn là quê hương nhà cách mạng Lê Hồng Sơn, Phan Đăng
Lưu, nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Tại Nam Sách còn là nơi mai táng Vũ Hồn, thủy tổ của một dòng họ
Vũ/Võ của Việt Nam và Thành hoàng của làng Mộ Trạch giàu truyền thống
khoa bảng. Trong khoảng thời gian của triều Lê (1428-1789) thì làng Mộ
Trạch đã có đến 36 vị đỗ tiến sĩ, mấy chục vị khác đỗ hương cống, cử
nhân, sinh đồ, tú tài, nhiều vị đảm đương các chức vị cao trong triều đình
đương thời. Có gia đình mấy anh em cùng đỗ đại khoa. Có chi họ, như chi họ
Vũ Khắc đã đời nối đời đỗ đạt. Từ đó, tên làng Mộ Trạch đã tồn tại suốt gần
tám trăm năm, cho đến ngày nay.

12


Truyền thống khoa bảng: Nam Sách còn là nơi có truyền thống khoa
bảng:Trong thời kỳ phong kiến Hải Dương có 10 vị đỗ đại khoa (Thủ khoa
Đại Việt hayTrạng nguyên) thì riêng huyện Nam Sách có 6 vị là
Thủ khoa Minh kinh bác học Mạc Hiển Tích (1086), người Long Động,
Nam Tân.

Trạng nguyên Trần Quốc Lặc (1256) người Uông Hạ, Minh Tân.
Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1304) người Long Động, Nam Tân.
Trạng nguyên Trần Sùng Dĩnh (1487) người Đồng Khê, An Lâm.
Trạng nguyên Vũ Dương (1493) người Mạn Nhuế, Thanh Lâm.
Trạng nguyên Đặng Thì Thố (1559) người làng Thạc, An Châu (nay
thuộc thành phố Hải Dương).
Cũng chính vì có nhiều người đỗ đạt cao mà nhiều ý kiến cho rằng
Nam Sách tức là "Sách của trời Nam".
Truyền thống đấu tranh yêu nước: Trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ
quốc Nam Sách có 8 người được nhà nước Việt Nam tuyên dương là Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là Vũ Ngọc Diệu, Đỗ Chu Bỉ, Nguyễn
Nhật Chiêu, Đặng Đức Song, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Trung Goòng, Nguyễn
Đức Sáu và Nguyễn Đăng Lành.
Năm 1978, huyện Nam Sách được tuyên dương là anh hùng lực lượng
vũ trang.
1.1.4. Một số dòng họ lớn trên đất Nam sách
Dòng họ Đặng ở xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách, Hải Dương
Dòng họ Đặng bắt đầu được hình thành từ thế kỉ XVI. Theo bản tộc
phả còn lưu ở từ đường ở làng Chi Điền xã Cộng Hòa thì Thủy rổ của Họ
Đặng là Tề Danh. Cụ sinh được ba trai đó là Đặng Đức Tuấn, Đặng Đức
Dung, Đặng Đức Hồ. Theo văn bia “Văn hội Võ hội, Phủ Nam Sách niên hiệu

13


Cảnh Thịnh 5 thì có 13 vị văn võ trong đó có Đặng Đức Tuấn võ trưởng.
Đặng Phúc Cẩn, Phúc Hồ về văn.
Cụ phúc Cần thi Đình trượt về dạy học. Cụ Phúc hồ thi hội đỗ làm quan
ở huyện Kinh Môn.Nay vẫn còn văn bia họ Đặng ở Kinh Môn, Hải Dương.
Đến đời cháu thứ 5 của Phúc thọ là Đặng Huy Dư, đỗ cử nhân

năm1807 lam quan lang thời Nguyên Gia Long. Việc này được ghi lại trong
văn miếu tại Cẩm Điền.
Cháu 5 đời của cụ Dư là Đặng Đức Song được tặng danh hiệu Anh
hùng quân đội nhân dân Việt Nam. Hai cụ được tặng danh hiệu bà mẹ Việt
Nam anh hùng đó là Đặng thị Dong và Đặng thị Gắng.
Chi họ Đặng tính từ đời cụ Phúc Thọ trở xuống hiện còn sống là đời
thứ 8, bé nhất là đời thứ 12. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp-Mĩ cứu
nước, chi họ Đặng đã có hàng trăm người tham gia hoạt động cách mạng trên
mọi niền đất nước
Dòng họ Vũ ở Mộ Trạch
Truyền thuyết kể lại rằng Vũ Hồn cho nơi này là đất có phong thuỷ tốt,
giữ làng này làm nguyên quán thì đời đời sẽ tiến phát về đường khoa bảng.
Dưới con mắt của nhà phong thủy tài ba, Vũ Hồn cho rằng cả vùng Hải
Dương là một đại cuộc, huyện Đường An là huyệt trường và làng Chằm
Thượng là huyệt kết. Vì vậy ông quyết định cắm đất lập trại và đặt tên làng là
Khả Mộ. Nghĩa là vùng đất khi đó còn cằn cỗi nghèo nàn nhưng có thể sau
này sẽ trở nên trù phú hơn và sẽ được mến mộ. Mãi đến sau này, vào khoảng
triều nhà Trần (1226-1400) mới đổi tên là Mộ Trạch. Nghĩa là vùng đất được
mến mộ.
Vào thời điểm đó, làng Mộ Trạch đã trở nên đông đúc và đã phát tích
khoa bảng rực rỡ, trong khoảng thời gian của triều Lê (1428-1789) thì làng
Mộ Trạch đã có đến 36 vị đỗ tiến sĩ, mấy chục vị khác đỗ hương cống, cử

14


nhân, sinh đồ, tú tài; nhiều vị đảm đương các chức vị cao trong triều đình
đương thời. Có gia đình mấy anh em cùng đỗ đại khoa; có chi họ, như chi họ
Vũ Khắc đã đời nối đời đỗ đạt. Từ đó, tên làng Mộ Trạch đã tồn tại suốt gần
tám trăm năm, cho đến ngày nay.

Trong số 36 vị đỗ đại khoa của làng Mộ Trạch liệt kê dưới đây, họ Vũ
chiếm đa số tuyệt đối với 9 hoàng giáp và 20 tiến sĩ. Trong khi đó họ Lê có 1
trạng nguyên, 2 hoàng giáp và 1 tiến sĩ. Vũ Đức Lâm, Đệ tam giáp đồng tiến
sĩ xuất thân năm 1448. Vũ Hữu, Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng
giáp) năm 1463, tác giả của Lập thành toán pháp. Vũ Ứng Khang, hoàng giáp
năm 1472. Vũ Quỳnh, hoàng giáp năm 1478, người hiệu đính sách Lĩnh Nam
chích quái. Vũ Đôn, hoàng giáp năm 1487. Vũ Tụ, hoàng giáp năm 1493. Vũ
Thuận Trinh, hoàng giáp năm 1499. Vũ Cán, hoàng giáp năm 1502, tác giả
của Tùng Hiên thi tập và Tùng Hiên văn tập Lê Nại, trạng nguyên năm 1505.
Lê Tư, hoàng giáp năm 1511. Vũ Lân Chỉ, tiến sĩ năm 1520.Lê Quang Bí,
hoàng giáp năm 1526. Nhữ Mậu Tổ, tiến sĩ năm 1526. Nhữ Mậu Tô, tiến sĩ
năm 1526. Vũ Tĩnh, tiến sĩ năm 1562 (nhà Mạc). Vũ Đường, tiến sĩ năm 1565
(nhà Mạc) Vũ Bạt Tụy, hoàng giáp năm 1634. Vũ Lương, tiến sĩ năm 1643.
Vũ Trác Oánh, tiến sĩ năm 1656. Vũ Đăng Long, tiến sĩ năm 1656. Vũ Công
Lượng, tiến sĩ năm 1656. Vũ Cầu Hối, tiến sĩ năm 1659. Vũ Bật Hài, tiến sĩ
năm 1659. Vũ Công Đạo, tiến sĩ năm 1659. Lê Công Triều, tiến sĩ năm 1659.
Vũ Duy Đoán, tiến sĩ năm 1664. Vũ Công Bình, tiến sĩ năm 1664. Vũ Đình
Lâm, hoàng giáp năm 1670. Vũ Duy Khuông, tiến sĩ năm 1670. Vũ
ĐìnhThiều, tiến sĩ 1680.Vũ Trọng Trình, tiến sĩ năm1685. NguyễnThường
Thịnh, tiến sĩ năm 1703. Vũ Đình Ân, tiến sĩ năm1712. Vũ Huyên, tiến sĩ
năm 1712 (trạng cờ). Vũ Phương Đề, tiến sĩ năm 1736, tác giả Công dư tiệp
kí. Vũ Huy Đỉnh, tiến sĩ năm 1754.

15


1.2. Nguồn gốc và lịch sử pát triển của dòng họ Mạc ở làng Long
Động thôn Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương
1.2.1. Vài nét về thôn Long Động
Vị trí và điều kiện tự nhiên thôn Long Động:


Long Động còn có

tên nôm là làng Sách, vốn xưa kia là xã Lũng Động nhưng ngày nay là một
trong năm thôn của xã Nam Tân (4 thôn còn lại là: Trung Hà, Đột Hạ, Đột
Thượng và Quảng Tân). Thôn Long Động nằm ở phía Nam của xã Nam Tân,
phía Bắc giáp làng Đột Hạ, Quảng Tân; phía Đông Bắc giáp làng Trung Hà;
phía Tây giáp làng Cao Đôi xã Hợp Tiến; phía Nam giáp làng Lê, làng Hà
Liễu xã Thanh Quang.
Từ huyện Nam Sách, theo đường quốc lộ 183 đến xã Thanh Quang, rẽ trái
đi chừng 2 km thì đến trung tâm xã Nam Tân. Xã Nam Tân là vùng đất thuần
nông, đất khá thấp (3 mặt giáp sông Kinh Thầy và hệ thống trung thủy nông của
huyện Nam Sách) nên rất dễ bị ngập lụt, trước đây chỉ cấy được một vụ chiêm.
Diện tích đất tự nhiên của thôn Long Động trước năm 1960 là 3km 2. Sau
cải cách ruộng đất, thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó
có những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai mạnh
mẽ. Sông Ấp Bắc ra đời chảy qua 4 xã Nam Hưng, Nam Tân, Hợp Tiến và
Thanh Quang. Vì vậy, một số diện tích của thôn Long Động bị cắt cho các xã,
làng lân cận. Thôn Long Động ngày nay có 375 mẫu [21, tr. 10].
Sông Kinh Thầy ngày xưa (khoảng thế kỉ III) chạy sát làng Đột Lĩnh
xuống Long Động. Sông Kinh Thầy ngày nay ôm gọn nửa chu vi phía Đông của
xã Nam Tân từ Ngô Đồng, Nam Hưng chạy xuống phía đông hai làng Quảng Tân
và Trung Hà. Sông Kinh Thầy là ranh giới của xã Nam Tân và huyện Chí Linh.
Do đất bồi của sông mà hình thành làng Quảng Tân và Trung Hà. Thôn Long
Động dần dần xa đê sông Kinh Thầy gần 1km. Những năm chưa trị thủy được

16


sông Kinh Thầy, từ tháng 5 đến tháng 9 nước ngập mênh mông, từ xóm này sang

xóm kia, thậm chí từ nhà này sang nhà kia cũng phải đi thuyền.
Lịch sử hình thành và phát triển thôn Long Động
Làng được hình thành từ thế kỉ XI, do cụ tổ Mạc Hiển Tích về đây khai
hóa đất đai, sinh cơ lập nghiệp. Anh em con cháu cụ Mạc Hiển Tích đến dải
đất bên bờ sông Bình Hà (chỗ sông bến Bình ngày nay, thời cổ gọi là sông
Bằng Hà), lập trang ấp tại khu vực đống Lăng quan trạng bây giờ gọi là Trang
Sách (tên gọi đầu tiên của làng Long Động) thuộc xã Đống Cao (xã Hợp Tiến
bây giờ). Trong quá trình sinh sống, dân số đã phát triển, Trang Sách đổi
thành làng Sách vào đời Trần. Do điều kiện tự nhiên và những biến cố lịch sử,
làng Sách đã chuyển dời từ khu vực đống Lăng về khu vườn Bến ngày nay,
nơi có điện Sùng Đức được xây vào thời Mạc Đăng Dung lên ngôi vua, đúng
nền nhà thân phụ Mạc Đĩnh Chi.
Lịch sử thôn Long Động theo sử sách lưu truyền có nhiều tên gọi khác
nhau: làng Lũng Động, làng Sách, làng Đống Cao. Làng Sách sau đổi thành
làng Long Động, có tài liệu gọi là Lũng Động nhưng không rõ niên đại.
Làng Sách có dấu ấn lịch sử quan trọng nên quãng sông Bình Hà nay thuộc
sông Kinh Thầy chảy qua làng Sách gọi là sông Sách. Trạng Sách, làng
Sách, sông Sách, bến Sách là những tên gọi mà cho đến nay nhiều người dân
vẫn còn nhớ rõ [21, tr. 17 - 18].
Sự thay đổi hành chính của thôn Long Động qua các thời kỳ được thay
như sau: đời Trần, vùng đất này thuộc về lộ Hồng Châu rồi lộ Nam Sách. Đầu
thế kỷ XV, vùng đất Long Động thuộc về huyện Thanh Lâm châu Nam Sách
phủ Lạng Giang. Khoảng niên đại Thuận Thiên (1428 - 1433), Long Động
thuộc về Đông Đạo về sau thuộc về lộ Nam Sách thượng. Vua Lê Thánh Tông
tiến hành cải cách hành chính, Long Động thuộc về huyện Bình Hà phủ Nam
Sách thừa tuyên Hải Dương. Sau này, các đời vua nhà Lê Trung Hưng đổi thừa

17



tuyên Hải Dương ra xứ, rồi trấn, Long Động vẫn thuộc các xứ, trấn này. Năm
1831, vua Minh Mạng cho thành lập các tỉnh, Long Động thuộc về tổng Cao
Đôi, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Do nhu cầu của cuộc sống và nhiều nguyên nhân tự nhiên, xã hội như
phòng chống lũ lụt, đạo tặc, làng Sách tiến dần lên phía Bắc và định cư ở vị
trí như ngày nay. Những dấu tích nguyên sơ được tìm thấy còn rất nhiều như
vỏ sò, vỏ hến, mảnh bát, đĩa, sành sứ… là những minh chứng chứng minh sự
hiện diện của cư dân làng Long Động cổ.
Trước kia, địa phận thôn Long Động rất rộng, phía Bắc đến tận Mô
Mốc (mốc trắc địa cắm ở bãi Quà) tiếp giáp đất Quảng Tân, ngang với lũy tre
Đột Hạ và ngang với nghĩa địa Trung Hà hiện nay, phía Tây giáp làng Tè xã
Hợp Tiến và Trại Xém xã Nam Hưng, ngang với chùa Đột bây giờ, phía Nam
giáp Cầu Bình và sông Mụa thuộc thôn Hà Liễu xã Thanh Quang.
Nghề nghiệp chủ yếu của người dân nơi đây là nghề nông, trồng lúa
và các cây hoa màu. Một số dân làm nghề chài lưới, đánh bắt cá, tôm, cua,
ốc. Làng Long Động xưa là bến sông, nên khi đào kênh, mương, đào đất làm
nhà mới… người dân thấy vô vàn những gốm vỡ, chum, lọ, địa tầng vỏ sò,
vỏ ốc, chứng tỏ nơi này đã từng là một bến sông buôn bán sầm uất một thời.
Do thuần túy nghề nông nên thương nhân hầu như không có. Nghề thủ công
chỉ có vài người làm nghề rèn phục vụ sản xuất tự cấp tự túc. Người dân
Long Động vốn chất phác, hiền lành, hay lam hay làm, thương yêu, đùm bọc
lẫn nhau, chiến thắng thiên nhiên và đạo tặc, bảo vệ xóm làng, phát triển
cuộc sống.
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, từ một dòng họ, hiện
nay trong thôn có 10 dòng họ khác nhau cùng sinh sống. Trong đó có họ Mạc
và họ Nguyễn xuất hiện sớm nhất và tồn tại cho đến ngày nay. Dân số của
thôn tính đến năm 2010 có 272 hộ với 953 nhân khẩu.

18



1.2.2. Cội nguồn của dòng họ
Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, tùy điều kiện hoàn cảnh mà
thân thế sự nghiệp của cá nhân cũng như sự phát triển của một dòng họ luôn
gắn chặt với vận mệnh tồn vong của dân tộc. Nhiều cá nhân đã có những
đóng góp và để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhiều dòng họ
đã trở thành những triều đại cai trị và quyết định vận mệnh đất nước. Dòng
họ Mạc ở Việt Nam mà cụ thể là dòng họ Mạc ở thôn Long Động, xã Nam
Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương cũng không nằm ngoại lệ và có
nhiều đóng góp đối với đất nước. Tuy nhiên, do những thay đổi của lịch sử,
do những tác động của những quan niệm khác nhau cả về chính trị cũng như
về đạo đức mà có cách đánh giá, nhận định khác nhau về dòng họ Mạc cũng
như đóng góp của dòng họ với lịch sử đất nước. Nghiên cứu về họ Mạc ở
Long Động, chúng ta thấy nổi lên các vấn đề: Nguồn gốc dòng họ Mạc; sự
thành lập và đóng góp của vương triều Mạc với đất nước; việc cải đổi danh
tính của dòng họ Mạc.
Nói về nguồn gốc của họ Mạc, Hợp Biên thế phả họ Mạc ghi lại bài
tựa thế phả họ Mạc ở thôn Tiều Lợi, Đông Hoãn, Quảng Đông như sau:
Họ Mạc vốn là họ Cơ. Cuối đời Chu bị ly tán đến đời Tần, Hán có
người dời đến Cự Lộc làm quan đến Chấp kích, ăn thực ấp ở đất Mạc nên
lấy tên đất là tên họ là Mạc. Nay huyện Nhiệm Khâu, phủ Hà Giản là huyện
Mạc ngày xưa vậy, cũng gọi là Mạc Châu, dấu tích xưa vẫn còn, họ Mạc bắt
đầu từ đó. Đến năm Đại Lịch, Mạc Tang làm Bắc bộ Viên ngoại lang, sau
dời đến ngõ Châu Cơ, thôn Kim Lũ đất Phong Châu.
Đến năm Đại Trung thứ năm đời Đường (660) thì có ngài Trạng
nguyên Mạc Tuyên Khanh là người đỗ đạt đầu tiên ở đất Lĩnh Nam. Kế đó
có Tấn thứ sử rồi đến Như Tùng. Năm Thiên Thành thứ 3 đời Đường Minh
Tông vì có tài văn học được vời làm Trung thư kiêm Thị giảng học sĩ. Kế đó

19



có Hữu Hoài, quan biệt giá bắt đầu ra ở đất Lăng Thủy thuộc
Nam Hùng.
Đến đời Cảnh Hựu (1038) triều Tống Nhân Tông thì có cụ Vĩnh
Xương đỗ Tiến sĩ làm Học huấn Quảng Châu, do đó làm nhà ở cầu Thanh
Phong, thành Quảng Châu, sinh được 3 con trai: con cả là Ngu, con thứ
là Lỗ, con thứ ba là Độn. Cụ Ngu làm trực giảng ở Vương phủ. Con cháu
dời đến đất V ĩ Tụng thuộc Phiên Ngung (nay là tỉnh Quảng Châu)(2). Còn
con cháu cụ Lỗ vì có Dương hầu tàn ngược nên nhà cửa bị tàn phá đổ nát.
Cụ Độn ra Thất An và cụ Lỗ do đó dời đến ở thôn Lỗ. Con của
cụ Độn là Mạc Vi dời đến ở thôn Tiều Lợi, huyện Đông Hoãn, khi ấy cụ
dâng thư hiến kế sách góp thóc giúp việc biên cương, được phong là Phụng
nghị đại phu, lấy bà Nghi nhân Trần Thị Nam. Cụ mất năm Nhâm Ngọ, niên
hiệu Thiệu Hưng thứ 22 đời Tống Cao Tông. Chôn ở gò Thánh Nương, Trà
Linh huyện Đông Hoãn, hợp táng với cụ bà Trần thị. Đó là Thủy tổ họ Mạc
dời đến trong ấp.
Sau này, 7 người con chia thành 7 chi. Con cả ở Tiều Lợi. Con thứ ở
thôn Đại Đao thuộc cửa khẩu Thạch Thủy. Con thứ ba từ Tiều Lợi dời đến ở
gò Long Vĩ thuộc Lỗ Thành, vợ là Chu thị, sinh được 2 con trai, con cả
là Văn Hoán, con thứ làVăn Quang. Vợ Quang là Lý thị sinh ra Tổng Cán.
Dời đến ở Quan Điền, vợ là Tiết thị, sinh được 3 con: con cả là Thượng
Tuấn, con thứ là Thượng Đạt, con thứ ba là Thượng Hiền. Tuấn vẫn ở Quan
Điền, Hiền dời đến đất Cổ Thiệp, Đạt dời đến ở Thạch Vĩ, tức thôn Mạc ốc.
Vợ cụ Thượng Đạt là Dương thị, sinh được 2 con. Con trưởng là Khắc
Xương, con thứ là Khắc Phát. Vợ cụ Khắc Phát là Hà thị sinh được 2 con.
Con trưởng là Bản Trinh, con thứ là Bản Tường. Cụ Tường sinh được 4
con: Kính Hoà, Kính Đức, Kính Nghiệp, Kính Hiền. Nay ghi bài tựa này để
con cháu đời đời chớ có thay đổi, để biết ngọn ngành nguồn gốc của họ Mạc


20


vậy. Thủy tổ cụ Tuyên Khanh đỗ Trạng nguyên năm Đại Trung thứ 5 đời
Đường.Tổ đời thứ hai là cụ Tấn làm quan Biệt giá Hoài Châu. Tổ đời thứ ba
là cụ Như Tùng làm Đoạn Minh điện đại học sĩ Đường Minh Tông. Truyền
đến đời thứ 22 thì đến cụ tổ là Đại Luân, tự là Đôn Nhân, dời sang ở Hà Nội
nước Đại Nam. Theo Thi Nham Đinh Gia Thuyết thì con cháu cụ Mạc Ngu
sau dời sang Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là thôn Long
Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), đến cụ Mạc Hiển
Tích đỗ Nhất giáp Tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Quảng Hựu triều Lý
(1086), tức là Thủy Tổ nhà Mạc ở nước Nam. [7, tr .30]
1.2.3. Lịch sử phát triển của dòng họ Mạc
Như vậy Họ Mạc là một dòng họ nằm trong “bách tính” của người
Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam, do những điều kiện khác nhau mà có
nhiều dòng họ tuy cùng một họ nhưng không phải là cùng một nguồn gốc.
Họ Mạc ở Việt Nam cho đến nay được biết và nổi tiếng hơn cả bởi hai dòng
họ có nguồn gốc phát tích khác nhau.
Dòng họ Mạc nhỏ hơn là dòng họ Mạc ở Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Dòng họ này là người Minh Hương vốn gốc tích từ Trung Quốc di cư sang
vào đầu thế kỷ XVIII. Tuy có nguồn gốc như vậy, nhưng dòng họ Mạc này
trong quá trình phát triển đã coi Hà Tiên là quê hương của mình, họ có nhiều
đóng góp với Hà Tiên cũng như với đất nước. Họ hòa chung dòng máu với
cộng đồng người Việt, dần dần gốc tích Trung Hoa của họ chỉ còn lưu lại
trong ký ức dòng họ. Dòng họ Mạc này có công khai phá, ổn định vùng đất
Hà Tiên, thành lập tại đây một vùng văn hiến. những danh nhân họ Mạc Hà
Tiên có thể kể đến như Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích… Họ là những võ tướng,
những nhà quản lý hành chính đồng thời cũng là những nhà văn hóa khi tạo
dựng lên một thị xã nổi tiếng có tên là Chiêu Anh Các.


21


Dòng học Mạc lớn hơn và có nhiều đóng góp hơn với lịch sử đất nước
là dòng họ Mạc phát tích tại thôn Long Động - xã Nam Tâm - huyện Nam
Sách - tỉnh Hải Dương. Dòng họ này (tạm gọi là họ Mạc Long Động) được
hình thành từ lâu đời và ngày nay phát triển rộng khắp trên nhiều vùng đất
nước. Nhân vật họ Mạc Long Động được nhắc đến đầu tiên trong lịch sử là
Trạng nguyên Mạc Hiển Tích và em trai ông là Tiến sĩ Mạc Kiến Quan đỗ
vào triều nhà Lý. Sang đến nhà Trần lại có Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên
vào năm 1304. Thế kỷ XVI, họ Mạc đã đánh dấu sự đóng góp của mình đối
với lịch sử đất nước bằng việc thành lập lên vương triều Mạc (1527 - 1592).
Vương triều Mạc có nhiều đóng góp với đất nước đặc biệt trên các lĩnh vực
phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục… Tuy nhiên cho đến nay việc đánh giá
vương triều này còn nhiều tranh luận khác nhau với những sự kiện: thay thế
nhà Lê nắm chính quyền, quan hệ đối ngoại với Trung Quốc.
Bài tựa Gia phả họ Mạc cho biết họ Mạc vốn thuộc họ Cơ đời Chu.Trải
đời Tần đến đời Hán dời đến đất Cự lộc, nhân đó được ban họ Mạc. Như vậy
họ Mạc bắt đầu từ đó. Đến năm trung đại thứ năm đời Đường (660), có trạng
nguyên Tuyên Khanh đó là cụ tổ đỗ đạt đầu tiên ở đất Lĩnh Nam.
Lại truyền đến cụ Mạc Hiển Tích ở Lũng Động, Chí Linh, Dương đỗ đệ
nhất giáp khoa Bính Dần, năm Quảng Hựu thứ hai triều Lý(1086). Em cụ là
Mạc Kiến quan cũng đỗ tiến sĩ. Anh em cùng triều, làm tới thượng thư, một
nhà châm hốt từ xưa chưa hề có.
Rồi đến cụ Mạc Đĩnh Chi hồi nhỏ nổi tiếng thần đồng. Khoa Giáp Dần
triều trần, bắt đầu chia thành tam giáp, cụ đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập Đệ nhất
danh(tức trạng Nguyên). Làm quan đến Đại Liêu ban, tả bộc xạ. Lại vâng
lệnh đi sứ, văn chương nổi tiếng ghi lại trong Bắc sử. Vua Nguyên khen tài,
phong làm lưỡng quốc Trạng Nguyên. Con cụ là Công Hướng, Công Trực
đều đỗ Hương tiến, làm Viện ngoại lang. Cháu là công Địch, Công Toại


22


,Công Viễn, có thế lực làm quan cho nhà Minh. Con cháu Công Toại di cư về
Ma Khê, Thanh Hà Hải Dương. Tiếp đó là Mạc Đĩnh Quý sinh Đĩnh Phú vì
cửa nhà kiệm ước, dời đến xã Cao Đôi, huyện Bình Hà(Hải Dương), làm nghề
chèo thuyền qua sông. Đĩnh Phú sinh con Cả là Đăng Dung, con gái lớn là
Thi Công, Thị Dung đều gả cho người xã Cao Đôi.
Mạc Đăng Dung hồi nhỏ cày cấy chăn nuôi, có chí khí hơn người. Anh
em cùng đến học thầy họ Lê ở Cổ Trai, Nghi Dương. Nhờ thầy dạy dỗ sức
học ngày một tinh thông, lại nổi tiếng về võ nghệ. Thầy học mừng cho là bậc
đại tài, đem con gái gả cho.
Sau có thầy phong thủy phương Bắc. Lê tiên sinh xin cho để một ngôi
đất tốt. Thầy lại để cho họ Mạc. Nguyên do đươc phúc thực là như vậy.
Từ sau năm nhâm thìn đời Hồng Ninh(1592) trải cơn binh biến, chính
quyền ngày một suy vi, con cháu có kẻ tan tác bốn phương, có người tìm về
quê cũ đều phải thay họ đổi tên như họ Hoàng ở Hương Ốc, Họ Phạm ở
Thanh Đặng, Họ Lều ở Tảo Khê. Để giữ lại tên cũ có bộ thảo ở trên đầu sợ
lẫn với họ khác. Còn như ở Phú Xuyên, Từ Liêm, An Lũng thì đổi thành họ
Nguyễn. Cũng họ Nguyễn ở Phù Lưu, quất Động thì đổi hành họ Bùi,
Chương Đức thì đổi thành họ Liêu. Nơi thì lấy họ mẹ nơi thì lấy chữ ‘Đăng”
đó là dụng ý giữ lại nếp xưa vậy [7.tr.33]
Như vậy họ Mạc ở Việt Nam được phát tích ở làng Long Đông, nay
thuộc Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương và phát triển qua các đời như sau:
Đời thứ 01: Cụ Tổ là Mạc Hiển Tích Ông là người ở xã Lũng Động,
huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ khoa Bính Dần, niên
hiệu Quảng Hựu thứ hai (1086) đời nhà Lý (Nhân Tông). Ông được bổ làm
Hàn lâm Viện học sĩ, sau làm đến chức Thượng thư bộ Lại. Đi sứ Chiêm

Thành năm 1094.

23


Ông là một người có biệt tài về chính trị và là một trung thần nhà Lý.
Sau này khi Mạc Thái Tổ lên ngôi Hoàng đế có truy tôn ông là thủy tổ
hồng phúc đại vương.
Ông sinh ra Mạc Hiển Đức.
Đời thứ 02: Có 1 đinh là Mạc Hiển Đức. Cụ sinh hạ được 1 trai là
Mạc Hiển Tuấn.
Đời thứ 03: Có 1 đinh là Mạc Hiển Tuấn cụ sinh được 1 trai là Mạc
Đĩnh Kỳ.
Đời thứ 04: Có 1 đinh là Mạc Đĩnh Kỳ cụ sinh được 1 trai là Mạc
Đĩnh Chi .
Đời thứ 05: Có 1 đinh là: Mạc Đĩnh Chi (1280-1346), tên tự là Tiết
Phu, làm quan đời Trần Anh Tông trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông
vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng được phong làm "Lưỡng quốc
Trạng nguyên" (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà
Nguyên.
Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc
xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông có tướng mạo xấu xí
nhưng trí tuệ thông minh.
Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều
đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ
đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của
nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư). Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc,
ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước
ngoài phải khâm phục. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy
tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng Đế. Ông sinh ra Mạc Dao

Đời thứ 06: Có 1 đinh là Mạc Dao: Ông là con của Lưỡng quốc Trạng
nguyên Mạc Đĩnh Chi (đời Trần) chưa rõ năm sinh năm mất.

24


Cụ đỗ Hương Cống đời vua Trần Dụ Tông (1341 - 1363) Làm quan tư
hình viện đại phu. Sau này cháu xa 6 đời là Mạc Thái Tổ khi lên ngôi Hoàng
đế có truy tôn ông tổ 6 đời này làm Hoằng cơ đốc thiện tuyên hưu hoàng đế.
Ông sinh hạ bốn con trai, đặt tên là Mạc Địch, Mạc Thoan, Mạc Thúy,
Mạc Viễn. Người con nào cũng có tài năng sức lực. Song bất đắc chí vì ở cuối
đời Hồ.
Đời thứ 07: Có 4 đinh là: Mạc Địch, Mạc Thoan, Mạc Thúy,
Mạc Viễn.
Mạc Thúy: Ông là con thứ của cụ Mạc Dao (Chưa rõ năm sinh mất
năm 1412). Anh trai của của Ông là Mạc Địch, có tài năng và sức lực nhưng
vì bất đắc chí muốn chống lại nhà Hồ và mắc sai lầm đưa đường cho nhà
Minh sang đánh nhà Hồ. Người Minh phong cho ông chức chỉ huy sứ.
Ông có cùng chí hướng như anh và cũng có hành động sai lầm, muốn
chống lại nhà Hồ buổi ấy nên đã dẫn đường cho Trương Phụ qua sông đánh
úp phá thành Đông kinh. Ông lại sai thủ hạ là bọn đầu mục Nguyễn Như
Khanh bắt Hồ Hán Thương ở núi Cao Vọng. Người Minh thưởng công phong
cho ông chức Tham chính ở Ty bố chính Giao Chỉ và em cụ là Mạc Viễn
chức Diêm thiết sứ. Năm Mậu Tý (1408) lại cùng Trương Phụ đánh Diễn
Châu. Năm Nhâm Thìn (1412) niên hiệu Trùng Quang thứ tư vào tháng 12,
đem quân đánh Nông Văn Lịch ở Lạng Sơn bị trúng tên độc chết.
Sau này khi cháu xa là Mạc Thái Tổ lên ngôi Hoàng đế có truy tôn Ông
là Tổ 5 đời làm Dụ tổ triệu phúc hoằng đạo tích đức Hoàng đế. Ông sinh ra
Mạc Tung.
Đời thứ 08: Có 1 đinh là Mạc Tung ( Chưa rõ năm sinh, năm mất):

Ông là con của Mạc Thúy. Sống vào thời hậu Trần (1407-1413). Di cư đến
làng Lan Khê, huyện Bằng Hà, châu Nam Sách lộ Lạng Giang (nay là Thanh
Hà, tỉnh Hải Dương). Khi ấy Lê Lợi đã bình định xong giặc Minh xâm lược,

25


×