i
LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập tại trường Học viện Ngân hàng, được sự quan tâm, dạy dỗ
tận tình của các thầy cô trong khoa kinh tế đã giúp cho em có được những kiến thức cơ
bản về chuyên ngành Ngân hàng thương mại làm nền tảng để cho em bước vào thực
tiễn tốt hơn, và trong suốt quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Tây Hồ, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cô, chú, anh,
chị phòng Giao dịch Khách hàng cá nhân, của ban giám đốc chi nhánh đã giúp em
nắm bắt được thực tiễn của công tác huy động vốn trong ngân hàng và vận dụng tốt
kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
Để có thể hoàn thành tốt được chuyên đề tốt nghiệp của mình, trước hết em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng cùng toàn thể các anh chị
phòng Giao dịch Khách hàng cá nhân và Ban giám đốc chi nhánh đã quan tâm chỉ đạo,
giúp đỡ và cung cấp cho em những số liệu quý giá cũng như những kiến thức cần thiết
để em hoàn thành chuyên đề này.
Vì thời gian thực tập tại ngân hàng có hạn và trình độ năng lực có nhiều hạn chế
nên trong quá trình vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn không tránh khỏi
những sai lầm và thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý nhiệt tình từ Ban giám
đốc của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hồ và các
anh, chị phòng Giao dịch Khách hàng cá nhân cũng như những nhận xét đánh giá và
chỉ dẫn của quý thầy cô giáo để em hoàn thiện hơn những kiến thức đã được học ở nhà
trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực tập
Quách Trà My
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản chuyên đề tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên
ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn.
Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, các nhận
xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Người thực hiện
Quách Trà My
iii
KÍ TỰ VIẾT TẮT
NHTM
: Ngân hàng thương mại
CNH – HĐH
: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
NHNN
: Ngân hàng nhà nước
BIDV
: Bank for Investment and Development of Vietnam (Ngân hàng
đầu tư và phát triển Tây Hồ)
TCKT
: Tổ chức kinh tế
NH
: Ngắn hạn
TDH
: Trung dài hạn
GTCG
: Giấy tờ có giá
Tđtt
: Tốc độ tăng trưởng
TG
: Tiền gửi
HĐQT
: Hội đồng quản trị
Phân hệ CIF
: thông tin khách hàng (Customer Tnformation)
Hình ảnh (SVS)
: Hệ thống xác thực chữ ký (Signature Verification System)
CBCNV
: Cán bộ công nhân viên
NHCPTMĐT&PT
: Ngân hàng cổ phần thương mại đầu tư và phát triển
iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
v
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
IV
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1.
3
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH NHTM
3
CHƯƠNG 2.
8
SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)-CHI NHÁNH TÂY HỒ8
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
8
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ
11
2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của BIDV theo mô hình CAMELS
15
2.2.1. Phân tích mức độ an toàn vốn của ngân hàng (Capital Adequacy – C)
15
2.2.2. Phân tích chất lượng tài sản của ngân hàng (Asset Quality – A)
29
2.2.4. Phân tích khả năng sinh lời của ngân hàng (Earnings Strength – E)
39
2.2.5. Phân tích mức độ thanh khoản (Liquidity – L)
50
CHƯƠNG 3.
61
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHO
61
NGÂN HÀNG
61
3.1. Biện pháp tăng cường công tác huy động vốn
3.1.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ
3.1.2. Cải tiến nghiệp vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động
3.1.3. Đa dạng hoá và nâng cao các loại hình dịch vụ Ngân hàng
3.1.4. Sử dụng lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ
3.1.5. Gắn liền việc huy động vốn với sử dụng vốn
3.1.6. Tăng cường công tác Marketing
3.1.7. Nâng cao vị thế và tuy tín của Ngân hàng
3.1.8. Xây dựng trụ sở và trang bị hệ thống máy móc thiết bị
3.2 Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng
3.2.1. Tăng cường công tác huy động vốn
3.2.2. Sử dụng tốt nguồn vốn vay
3.2.3. Thực thi chiến lược khách hàng lâu dài
3.2.4. Ngăn chặn sự gia tăng của nợ quá hạn
61
61
61
61
62
63
63
64
65
65
65
66
66
67
vi
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
3.2.6. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
3.3. Biện pháp tăng cường khả năng thanh khoản
3.3.1. Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản
3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản
3.3.3. Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin
3.3.4. Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ
KẾT LUẬN
67
67
68
68
68
68
68
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
70
1
LỜI MỞ ĐẦU
Cũng giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng sử dụng các yếu tố sản xuất
mà cụ thể ở đây là nguồn vốn huy động dưới nhiều hình thức làm yếu tố đầu vào để
sản xuất ra những yếu tố đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính theo yêu cầu của
khách hàng. Do đó các ngân hàng thương mại luôn phải đối đầu với những
thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động.
Tuy nhiên ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - một loại
hình kinh doanh đặc biệt, hoạt động của ngân hàng có liên quan đến nhiều mặt, nhiều
lĩnh vực và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và là hoạt động chứa nhiều rủi ro.
Vì thế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền
kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào vì tính chất lây lan có thể
làm rung chuyển toàn bộ hệt thống kinh tế. Do vậy, trong quá trình hoạt động các ngân
hàng thương mại phải thường xuyên cảnh giác, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự
báo và có những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Chính vì thế
phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm tất yếu đối với từng ngân
hàng thương mại. Đây không chỉ là nhu cầu cấp thiết phục vụ cho hoạt động quản lý
của chính nhà quản trị ngân hàng mà còn là đòi hỏi mang tính bắt buộc của ngân hàng
nhà nước.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) là một trong những
ngân hàng được thành lập sớm ở Việt Nam và là một trong mười ngân hàng được giao
dịch nhiều nhất theo kết quả bình chọn của người tiêu dùng. Qua đó có thể thấy việc
đảm bảo và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng là rất quan trọng
vì việc làm này không chỉ giúp ngân hàng giữ chân khách hàng mà còn giúp ngân
hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Dưới áp lực phải hạ thấp chi phí và nâng
cao chất lượng kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh với nhiều ngân hàng và chi
nhánh ngân hàng trên địa bàn quận Tây Hồ, TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) chi nhánh Tây Hồ cần nỗ lực hơn nữa trong công tác hoạch định chiến lược
kinh doanh.Phân tích hoạt động kinh doanh EIBCT theo mô hình CAMEL
Muốn vậy ngân hàng cần tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của
mình trong từng giai đoạn nhất định, xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh, phát hiện mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị và kiến nghị những
2
giải pháp xử lý, làm cơ sở cho những quyết định kịp thời và đúng đắn. Tuy nhiên
hiện nay việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ tập trung vào một số
yếu tố như thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Do đó phân tích theo mô hình CAMEL - hệ
thống do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ NCUA (National Credit
Union Administration) xây dựng - sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá được toàn diện các
hoạt động dựa trên, từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
Đây là lý do khiến em chọn đề tài “Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích và
đánh giá hoạt động kinh doanh tại ngân hàng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Ngân hàng CPTM Đầu tư và phát triển
(BIDV)-chi nhánh Tây Hồ” làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Em mong rằng với kiến thức của mình và sự hiều biết về ngân hàng BIDV Tây
Hồ, có thể đóng góp một phần công sức của mình cho hoạt động kinh doanh, hoạt
động huy động vốn của ngân hàng ngày càng tốt hơn.
Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Lý thuyết chung trong phân tích mô hình CAMELS trong phân tích
tài chính NHTM
Chương II: Sử dụng mô hình CAMELS để phân tích hoạt động kinh doanh của
ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
Em xin chân thành cảm ơn ………………., cùng các Bác, cô chú, anh chị công
tác tại Chi nhánh Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ đã tận tình hướng dẫn em trong
quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này!
Do chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót rất mong
được sự góp ý của các thầy cô, các Bác, cô chú, anh chị tại Chi nhánh để bài viết của
em được hoàn chỉnh.
3
CHƯƠNG 1.
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MÔ HÌNH CAMELS TRONG PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH NHTM
1.1. Sự ra đời của mô hình Camels
Camels là phương pháp phân tích ngân hàng được xây dựng ở Mỹ từ những
năm 1980 bởi ủy ban giám sát của Ngân hàng thanh toán quốc tế. Ngày nay, phương
pháp này được coi là một phương pháp chuẩn và được công nhận rộng rãi trên thế giới
đối với việc phân tích tài chính trong ngành ngân hàng. Hệ thống phân tích Camels
được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân
hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đăp được mọi chi phía và thực
hiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn,
chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo chỉ tiêu Camels dựa trên 6
yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Mức độ
an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Khả năng quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và
Mức độ nhạy cảm thị trường.
1.2. Nội dung mô hình CAMELS
1.2.1. Capital Adequacy – mức độ an toàn vốn
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một
danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của
ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.
Tỉ lệ an toàn vốn được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp
II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng:
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán
các khoản nợ có thời hạn và đối măt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro
vận hành. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác
định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một rỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt
Nam theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 tỉ lệ này được quy định
9%. Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ
biến là 8%.
Chỉ tiêu sử dụng để phân tích vốn:
4
- Cơ cấu vốn
- Chất lượng cổ đông có ảnh hưởng lớn
- Hệ số đòn bẩy tài chính L = tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu
- Hệ số tạo vốn nội bộ
- Chất lượng và khả năng tài chính của các cổ đông…
1.2.2. Asset Quality – chất lượng tài sản có
Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng.
Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho
vay – cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém
thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể
dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng.
1.2.3. Management – quản lý
Các chính sách về quản lý con người, các chính sách quản lý chung của tổ chức,
các hệ thống thông tin, các chế độ kiểm soát và kiểm toán… đều được xem xét một
cách riêng rẽ để phản ánh toàn bộ chất lượng của hoạt động quản lý.
Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong
hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành
công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt các quyết định của người quản lý
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố sau:
- Chất lượng tài sản có
- Mức độ tăng trưởng của tài sản có
- Mức độ thu nhập
- Khả năng lập kế hoạch…
1.2.4. Earnings - lợi nhuận
Đây là nhân tố quan trọng của việc phân tích doanh thu và chi phí, bao gồm cả
mức độ hiệu quả của hành động và chính sách lãi suất cũng như các kết quả hoạt động
tổng quát được đo lương bằng các chỉ số. Cụ thể hơn, lợi nhuận là chỉ số quan trọng
nhất để đánh giá coogn tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành
công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần
thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích
dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là:
- Thu nhập từ lãi
- Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng
- Thu nhập từ kinh doanh, mua bán
- Thu nhập khác
1.2.5. Liquidity – thanh khoản
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay
5
mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các
khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất các các biến động
hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự, do ngân
hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền
đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu
thanh khoản rất lớn
Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay.
Thanh khoản kém, chứ không phải chất lượng tài sản có kém mới là nguyên nhân trực
tiếp của hầu hết trường hợp đổ vỡ ngân hàng. Nói chung có thể đánh giá mức độ thanh
khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn hoạt động
của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ
phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có
thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt, khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ, mức độ hiệu
quả nói chunh của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân
hàng, tuân thủ các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả
năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng
1.2.6. Sensitivity to Market Risk – Mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường
Phân tích S nhằm đo lường bằng mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất
hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả
năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát
rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra những dấu hiệu, chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập
trung.
1.3. Ứng dụng của mô hình CAMELS ở các quốc gia trên thế giới
Camel được đưa ra và sử dụng như một quy tắc chuẩn trong công tác phân tích
tài chính nhằm giám sát tài chính đối với một tổ chức tín dụng. đây không phải là một
chuẩn mực luật lệ, quy định các tổ chức tài chính đều phải tuân thủ trong hoạt động
phân tích giám sát tài chính mà chỉ là mô hình có tính chất tham khảo giúp các ngân
hàng có thể tham chiếu để đánh giá tình hình hình hoạt động của mình một cách hiệu
quả. Năm 1997, các yếu tố cấu thành của Camel được bổ sung thêm một nội dung nữa
là mức độ nhạy cảm với thị trường của các ngân hàng (S- Sensitivity). Tuy nhiên, ở
hầu hết các quốc gia phát triển, người ta chỉ sử dụng mô hình Camel thay cho Camels
để phân tích đánh giá năng lực hoạt động của các tổ chức tài chính ở quốc gia mình.
6
Thậm chí một số ngân hàng trung ương cũng như các ngân hàng thương mại ở một số
nước như Nepal, Kenya… lại sử dụng Ceal (vốn,tài sản, sinh lời, thanh khoản) thay
cho camel. Một vài ví dụ như Hồng Kông sử dụng mô hình camel để đánh giá mức độ
lành mạnh của các tổ chức tài chính, hàn Quốc sử dụng mô hình Camels (vốn,tài sản,
quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm – capital, assets,
management, earnings, liquidity and stress testing)
Còn ở Việt Nam, ngân hàng nhà nước cũng đã đưa ra các quyết định về việc
đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng bằng phương pháp Camel. Điều này được thể
hiện thông qua quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước số 400/2004/QĐ-NHNN
ngày 16/0402004 ban hành quy định về việc xếp loại của ngân hàng thương mại cổ
phần của nhà nước và nhân dân. Trong đó quy định việc sử dụng các nội dung về vốn
tự có, chất lượng hoạt động, công tác quản trị, kiểm soát và điều hành, kết quả kinh
doanh và khả năng thanh khoản để thực hiện phân tích, giám sát các ngân hàng thương
mại cổ phần. điều đó có nghĩa là ngân hàng trung ương việt nam đã sử dụng Camel
trong công tác quản lý hệ thống tài chính ngân hàng của mình. Tuy nhiên, trong số tất
cả các ngân hàng thương mại việt nam, người ta chưa hề sử dụng mô hình Camel, Cael
hay Camels đúng nghĩa thực sự của nó để phục vụ ra quyết định hoạt động hiệu quả
của ban lãnh đạo ngân hàng mà chỉ đưa ra cho mình một số lượng không nhiều các chỉ
tiêu phục vụ công việc của mình.
Việc ngay lập tức áp dụng mô hình CAMELS trong công tác TTGS tại Việt
Nam hiện nay có thể sẽ gặp phải một số khó khăn do thông tin và hệ thống sổ sách của
các TCTD Việt Nam chưa đủ dữ liệu tin cậy để áp dụng những chuẩn mực quốc tế,
chuẩn mực kế toán cua việt nam cũng chưa hòa nhập hoàn toàn với các chuẩn mực
quốc tế để các báo cáo tài chính theo đúng thông lệ. Cụ thể như việc bán nợ xấy hay
tái cơ cấu nợ xấu của các TCTD tại việt nam hiện chưa được hạch toán phù hợp với
thông lệ quốc tế, làm cho việc chẩn đoán nợ xấu cũng như đánh giá tình hình tài chính
dưới các chuẩn mực CAMELS không chính xác…
7
8
CHƯƠNG 2.
SỬ DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐỂ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)-CHI NHÁNH TÂY
HỒ
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi
nhánh Tây Hồ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
2.1.1.1. Sơ lược về ngân hàng BIDV
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch
quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam
Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện
thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04. 2220.0399 Email: Được thành lập ngày 26/4/1957, BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt
Nam.
Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ
1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến
27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ
27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV)
Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với
từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân
tộc Việt Nam...
Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện
kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền
Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất
nước (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công
9
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn
cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình –
là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát
triển của đất nước...
Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh
hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân
chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi
mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…
2.1.1.2. Bộ máy tổ chức của BIDV
Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV
Sơ đồ 2. 1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV
(Nguồn: Phòng nhân sự của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ)
Bộ máy tổ chức của BIDV
BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ
thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:
10
Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau:
- Ngân hàng thương mại:
+ 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và
hàng chục ngàn điểm đặt máy quẹt thẻ POS (thanh toán ko dùng tiền
mặt) trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách
hàng.
+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:
Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì
Khởi Nghĩa)
Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA
(Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi
nhánh
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công
ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,...
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh
VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân
hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV.
Khối sự nghiệp:
- Trung tâm Đào tạo (BTC).
- Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)
2.1.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù
hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.
- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư
cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
11
- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong
đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty
Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC),
Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
2.1.1.4. Quy mô của ngân hàng
- Nhân lực với hơn 18000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính
được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích lũy và chuyển giao trong hơn nửa thế
kỷ của BIDV.
- Mạng lưới ngân hàng có 117 chi nhánh và trên 551 điểm mạng lưới, 1300
ATM, POS tại 63 tỉnh thành phố trên toàn quốc.
- Mạng lưới phi ngân hàng: gồm các công ty chứng khoán (BSC), công ty cho
thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư ( BIC) với 20 chi nhánh trên cả nước. Hiện
diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc….
- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác
Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh
Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác
Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…
2.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ
2.2.1.1. Quá trình hình thành của BIDV chi nhánh Tây Hồ
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (ĐT&PT) chi nhánh Tây Hồ là ngân hàng mà
được tách ra từ Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Hà Nội căn cứ quy định số 717/QĐHĐQT ngày 19/09/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
về việc mở chi nhánh Tây Hồ.
Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng là BANK FOR INVESTMENT AND
DEVELOPMENT OF VIET NAM – TAY HO BRANCH.
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 01/10/2008 với 57 cán bộ công
nhân viên, gồm 8 phòng/tổ và 1 phòng giao dịch tại số 32 An Dương.
Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Tây Hồ là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Ngân
hàng ĐT&PTVN có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và mở tài khoản tại
Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng khác.
12
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, NH ĐT&PT chi nhánh Tây Hồ
luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng, đổi mới
phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng với phương châm: “ Luôn
mang đến sự thịnh vượng, phát đạt cho khách hàng”.
2.1.2.2. Chức năng hoạt động của Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
-
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Làm đại lý và dịch vụ ủy thac cho các tổ chức tài chính, tín dụng và cá nhân
-
trong và ngoài nước.
Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;
Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu cho vay cầm cố các chứng từ
-
có giá.
Nhận tiền gửi: Sản phẩm tiền gửi của Chi nhánh rất đa dạng cho tất cả các
đối tượng khách hàng, trong đó: 10 sản phẩm tiền gửi – tiết kiệm cho
KHCN, 12 sản phẩm dành cho KHDN và 13 sản phẩm tiền gửi dành cho
-
định chế tài chính.
Cho vay: Là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng nên rất
-
được Ngân hàng chú trọng phát triển và đa dạng hóa hình thức.
Bảo lãnh trong nước, bảo lãnh quốc tế và tài trợ thương mại, bảo lãnh bằng
đồng Việt Nam và Ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài
nước.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
Ngân hàng BIDV Tây Hồ bắt đầu hoạt động cùng với thời điểm BIDV đang
chuyển đổi vận hành tổ chức theo mô hình TA2, theo đó hoạt động kinh doanh của chi
nhánh được phân chia thành 3 bộ phận: bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý rủi ro và
bộ phận tác nghiệp. Mô hình mới này đã đảm bảo được nguyên tắc phân giữa 3 chức
năng: khởi tạo tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và tác nghiệp để từ đó hạn chế được rủi
ro cho ngân hàng
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh hiện nay như sau:
13
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
(Nguồn: Phòng nhân sự ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ)
Giám đốc là đại diện pháp nhân của BIDV chi nhánh Tây Hồ, có quyền quyết
định cáo nhất, chịu trách nhiệm cáo nhất trước pháp luật, cơ quan cấp trên và toàn thể
cán bộ về hoạt động của chi nhánh. Ông có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn các nhân
viên thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh; giải quyết, phê duyệt và ra
quyết định các công việc trong thẩm quyền được cho phép. Ngoài ra Giám đốc còn
chịu trách nhiệm quản lý phòng Quản lý rủi ro.
Phó Giám đốc 1 chịu trách nhiệm quản lý phòng QHKHDN 1, phòng Kho quỹ,
phòng Tài chính kế toán, phòng Tổ chức hành chính.
Phó giám đốc 2 chịu trách nhiệm quản lý, đảm bảo hoạt động của phòng quản
trị tín dụng, phòng GDKH doanh nghiệp, quỹ tiết kiệm Quán Thánh và phòng giao
dịch An Dương.
Phó giám đốc 3 giám sát, xử lý công việc của phòng QHKHDN 2, phòng
GDKH cá nhân,phòng KHCN, phòng giao dịch Thụy Khuê và phòng giao dịch Đội
Cấn.
2.1.2.4. Nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp 1 và 2
14
Tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế
hoạch phát triển quan hệ khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm của ngân hang,
đề xuất và tuân thủ hạn mức, giới hạn tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động
của khách hàng. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả
nợ gốc và lãi.
- Phòng quản trị rủi ro
Công tác quản lý tín dụng: Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn
với danh mục tín dụng của Chi nhánh.
Công tác quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp: Tham mưu, đề xuất xây
dựng các biện pháp quản trị rủi ro.
- Phòng quản trị tín dụng
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối
với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và Chi nhánh.
Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các
Phòng quan hệ khách hàng theo quy định của BIDV, gửi kết quả cho Phòng Quản trị
rủi ro để thực hiện ra soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Phòng giao dịch khách hàng
Công tác dịch vụ: Trực tiếp thực hiện quản lý tài khoản và giao dịch với khách
hàng; phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà
nước và BIDV.
- Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ:
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho quỹ và xuất/nhập quỹ, chi; đề
xuất,tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện bảo đảm an toàn
kho quỹ và an ninh tiền tệ, an toàn tài sản của Chi nhánh và của khách hàng.
- Phòng Kế hoach- Tổng hợp:
Công tác kế hoạch- tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạchtổng hợp, tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển kinh doanh, tổng hợp
công tác Marketing và phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh.
- Phòng Tài chính- Kế toán:
Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực
hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán, quản lý, giám sát tài chính
của Chi nhánh.
Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế
độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản trị tài sản, định mức và quản lý
tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ.
- Phòng Tổ chức – Hành chính
15
Công tác tổ chức- nhân sự: tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về việc triển
khai thực hiện công tác tổ chức- nhân sự và phát triền nguồn nhân lực tại Chi nhánh.
Công tác hành chính: Thực hiện công tác văn thư theo quy định; quản lý, sử dụng con
dấu của Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV; kiểm tra, giám sát,
tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy chi nhánh.
2.1.2.5. Nhân sự của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ
- Tổng số CBCNV đến 30/06/2014 là 70 người
- Trong đó: - Nữ 36 người
- Đảng viên: 27 người.
- Đại học: 56 người, Trung cấp, cao đẳng: 6 người, Khác: 8
người.
2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của BIDV theo mô hình CAMELS
2.2.1. Phân tích mức độ an toàn vốn của ngân hàng (Capital Adequacy – C)
2.2.1.1. Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng
Vốn huy động
Với những bất ổn kinh tế đặc biệt diễn ra trong suốt năm 2011, hoạt động huy
động vốn (HĐV) của BIDV cũng nằm trong tình trạng chung của ngành NH phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng đồng bộ chính sách
hợp lí trên cơ sở vẫn đảm bảo đúng quy định của NHNN, xây dựng triển khai các cơ
chế động lực trong HĐV, đến cuối năm 2011 tổng HĐV của BIDV (tiền gửi của khách
hàng, tiền gửi Bộ tài chính, kho bạc nhà nước,…) đạt 285.581 tỷ đồng, tăng 6.8% so
với năm 2010.
Trong đó, HĐV từ khách hàng dân cư đạt 129.204 tỷ đồng, tăng 29%, HDDV
từ định chế tài chính cũng có kết quả tốt, đạt 67.958 tỷ đồng, tăng 18%.
Năm 2011, cơ cấu HĐV theo đối tượng khách hàng chuyền dịch theo hướng
tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và vươn lên dẫn
đầu, thay thế cị trí trước đây của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế. Cuối 2011,
tỷ trọng tiền gửi dân cư đạt 45%, định chế tài chính đạt 24%, và tổ chức kinh tế là
31%.
16
Biểu đồ 2. 1. Cơ cấu huy động vốn của BIDV chi nhánh Tây Hồ năm 2010 và
2011
(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV năm 2010 và 2011)
Cùng với việc đẩy mạnh HĐV từ các nguồn vốn khác như nguồn ủy thác,
nguồn tiền vay từ định chế tài chính nước ngoài,…tổng nguồn vốn huy động của
BIDV đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, tập trung cho các lĩnh vực ưu
tiên theo định hướng của NHNN, góp phần tăng trưởng tổng tài sản và đảm bảo định
hướng phát triển NH bán lẻ.
Tính đến 31/12/2013, nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế và dân cư
đạt 416.726 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% so với năm 2012. Cơ cấu huy động vốn của
BIDV có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tính ổn định của nền vốn, đóng góp
hiệu quả cho mục tiêu tiết kiệm chi phí vốn. Dư nợ tín dụng cho nền kinh tế đạt gần
392 nghìn tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2012, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế,
hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tăng
trưởng tín dụng đảm bảo theo đúng định hướng của Chính phủ, NHNN, đồng thời
kiểm soát cơ cấu, chất lượng tín dụng theo mục tiêu kế hoạch năm.
Vốn huy động chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn. Để chủ động trong
việc việc cho vay thì ngân hàng phải coi trọng công tác huy động vốn. NH huy động
được nhiều vốn thì sẽ chủ động được trong công tác cho vay, đồng thời sẽ giảm được
chi phí hơn so với việc sử dụng nguồn vốn từ trên điều chuyển xuống. Từ đó làm giảm
áp lực và gánh nặng cho NH và hội sở. Do đó, nguồn vốn huy động là rất quan trọng
đối với hoạt động của NH, NH phải biết tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài
nước để phục vụcho mục tiêu kinh doanh của NH.
Vốn chủ sở hữu
17
Bảng 2. 1. Vốn chủ sở hữu của BIDV chi nhánh Tây Hồ
Đơn vị: triệu đồng
Mục
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn và các quỹ
Vốn của TCTD
Vốn điều lệ
Thặng dư vốn cổ
phần
Vốn mua sắm tài sản
cố định
Vốn khác
Quỹ của TCTD
Chênh lệch tỉ giá hối
đoái
Chênh lệch đánh giá
lại tài sản
Lợi nhuận chưa phân
phối
TỔNG VCSH
Giá trị tăng
Tốc độ tăng
VCSH/Tổng nguồn
vốn
31/12/2010
31/12/2011
31/12/2012
31/12/2013
16,559,859
14,599,713
15,061,920
12,947,563
24,429,611
23,011,705
28,142,022
28,112,026
-
-
29,996
29,996
1,916,971
1,911,115
-
-
43,175
5,895,916
203,242
7,944,327
1,387,910
375,848
378,153
383,626
302,447
(57,106)
9,734
11,227
-
-
-
1,369,102
1,081,761
1,746,093
2,915,622
24,219,730
170,725
0.70%
24,390,455
2,103,991
8.63%
26,494,446
4,563,198
17.22%
31,057,644
6.61%
6.01%
5.47%
5.80%
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp và ổn định trong tổng nguồn vốn ngân
hàng. Giai đoạn 2010 – 2013, vốn chủ sở hữu chỉ xoay quanh tỷ trọng 5,5% – 6,6% và
mức độ tăng giảm không đồng đều giữa các năm. Do chính sách và quyết định phân
chia lợi nhuận mõi năm khác nhau và các yếu tố khác nên vốn chủ sỡ hữu cửa ngân
hàng không điều độ nhưng vẫn trong kiểm soát trong mức giới hạn xoay quanh 6%.
Giá trị thực tế của VCSH thì ngày càng tăng và không có một mốc nào chùng lại cả.
Đó là một mức độ ổn định đáng chú ý. VCSH tăng từ 24.220 tỷ đồng đến 31.058 tỷ
đồng trong giai đoạn năm 2010 – 2013.
Do đã dồn hết nguồn lực vào VCSH năm 2010 nên 2011 số VCSH chỉ tăng một
lượng nhỏ, tăng 170 tỷ đồng và làm giá trị thức tế đạt 24390 tỷ đồng, tăng 0.7% so
với năm trước. Tiếp tục với đã phát triển, năm 2012, VCSH đã tiếp tục tăng, đạt
18
26.494 tỷ đồng, tăng 2.104 tỷ đồng và tốc độ đạt 8.63%. Ngày 27/04/2012, ngân hàng
Đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức thành ngân hàng TMCP. Số VCSH của nó
lại tiếp tục tăng lên đến con số ấn tượng 31.058 tỷ đồng, tăng 17,22% với giá trị tăng
4.563 tỷ đồng. Tình hình trên đã cho thấy, VCSH của ngân hàng chiếm tỷ trọng không
cao trong ngân hàng, chỉ xoay quanh tỷ trọng 6%, nhưng đã luôn tăng và ổn định.
Trong đó, VCSH bị tác động bởi 2 kênh chính là: Vốn, các quỹ và lợi nhuận
chưa phân phối. Cả hai kênh này đều tác động không nhỏ đến VCSH của ngân hàng.
Vốn và các quỹ: chiếm tỷ trọng cao trong VCSH khoảng 90 – 95% và luôn
tăng trong các năm 2010 – 2013, từ 22.456 tỷ đến 28.520 tỷ đồng. Trong đó, vốn
chiếm khoảng 75 – 98% so với tổng vốn và quỹ và phần còn lại khoảng 2 – 15% là các
quỹ.
Trong vốn gồm có: Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, vốn mua sắm TSCĐ và
vốn khác. Các giá trị này ngày càng tăng và góp vào sự gia tăng đáng kể của vốn trong
giai đoạn 2010 – 2013. Tuy nhiên, sự thay đổi đó chủ yếu là ở vốn điều lệ, còn thặng
dư vốn cổ phần gần như không thay đổi (chẳng hạn ở mức 29.996 tỷ đồng cả hai năm
năm 2012 và 2013).
Lợi nhuận chưa phân phối: chiếm tỷ trọng không cao trong VCSH, chỉ
khoảng 5 – 10%. Đây là khoảng thay đổi tùy thuộc vào chính sách của ngân hàng theo
từng năm.
Vốn điều lệ
Trong giai đoạn 2010 – 2013, vốn thay đổi và chủ yếu là do sự thay đổi của vốn
điều lệ. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong
một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Từ năm 2009, ngân hàng tiến
hành cổ phần hóa và tháng 4/2012 chính thức hoàn thành cổ phần hóa. Chính vì vậy,
vốn điều lệ trở thành tâm điểm đáng chú ý và ngày càng tăng trong quá trình hoạt động
của ngân hàng.
Bảng 2. 2. Vốn điều lệ của BIDV chi nhánh Tây Hồ
Đơn vị: triệu đồng
Vốn điều lệ
Tổng nguồn vốn
31/12/2010
14,599,713
366,267,769
31/12/2011
12,947,563
405,755,454
31/12/2012
23,011,705
484,784,560
31/12/2013
28,112,026
535,794,170
19
Tỷ trọng
3.99%
3.19%
4.75%
5.25%
Giá trị tăng
- 1,652,150
10,064,142
5,100,321
Tốc độ tăng
39.06%
-11.32%
77.73%
22.16%
(Nguồn: BCTC của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hồ giai đoạn 2010-2013)
Vốn điều lệ chiếm tỉ trọng khoảng từ 3 – 5,25% so với tổng nguồn vốn và giá
trị luôn tăng trong các năm. Năm 2010, vốn điều lệ tăng nhanh, với giá trị 4.101 tỷ
đồng đưa vốn điều lệ từ 10.499 tỷ lên đến 14.600 tỷ đồng, tốc độ tăng đột biến
39,06%. Tuy nhiên, năm 2011, có sự giảm nhẹ, giảm 1.652 tỷ đồng tương đương
11,32%. Tuy nhiên, nhanh chóng một năm sau đó, năm 2012, chính thức hoàn thành
cổ phần hóa, vốn điều lệ tăng lên cực lớn 77,73%, với lượng tăng 10.064 tỷ đồng, giúp
vốn điều lệ lên 23.012 tỷ đồng, chiếm 4,75% trong tổng số vốn. Tiếp tục đà phát triển
đó, năm 2013, vốn điều lệ lại tăng lên thêm 5.100 tỷ đạt 28.112 tỷ đồng, chiếm 5,25%
tổng nguồn vốn, tốc độ tăng 22,16% so với năm 2012.
Vốn điều lệ nhằm mục đích xây dựng, văn phòng làm việc, mua sắm tài sản,
trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng, số còn lại
để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn. Chính vì vậy, vốn điều lệ ngày càng
tăng cho thấy khả năng và dự báo về khả năng tối đa hóa lợi nhuận và hiệu quả hoạt
động của ngân hàng.
2.2.1.2. Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích
- CAR
- Hệ số tự tài trợ VCSH/TTS
- Giá trị còn lại của tài sản cố định/ Vốn cố định
- Hệ số đòn bẩy tài chính
- Cơ cấu tiền gửi
Nội dung phân tích:
CAR (Vốn tự có/ Tổng TS có rủi ro)
Biểu đồ 2. 2. Hệ số CAR của BIDV chi nhánh Tây Hồ