Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

TèM về PHONG tục cưới hỏi của NGƯỜI THÁI TRẮNG – PHONG THỔ LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.2 KB, 46 trang )

ĐỀ TÀI: TÌM VỀ PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA
NGƯỜI THÁI TRẮNG – PHONG THỔ LAI CHÂU

Phần 1: Dẫn luận
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc,nhiều màu sắc văn hóa.Ngoài những nét
chung về văn hóa,mỗi tộc người trên lãnh thổ Việt Nam còn có một sắc thái văn
hóa riêng của mình làm nên một vườn hoa muôn hương nghìn sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam
Việc tìm hiểu văn hóa dân tộc phải thông qua các di sản văn hóa truyền thống.Đó
là trách nhiệm của những thế hệ sau phải tìm hiểu được những gì ông cha ta đã
gửi gắm qua nhưng di sản văn hóa từ đó có được một sự tôn trọng gìn giữ phát
huy trong di sản văn hóa và sự nhìn nhận bình đẳng trong văn hóa giữa cộng đồng
các dân tộc
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


Văn hóa đời sống chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của
người Việt Nam nói chung và từng tộc người nói riêng vì thế “cưới xin” là một
phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp thuận của
xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân.Nhưng từ xa xưa đến ngày nay có
một dân tộc ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ của Việt Nam còn hiện hữu nét văn
hóa trong lễ cưới của dân tộc Thái và đó chính là lễ cưới của người Thái trắng ở
Phong Thổ Lai Châu- nét độc đáo còn được lưu giữ,tồn tại và phát triển đến ngày
nay.Để giúp các bạn hiểu được rõ hơn nữa tôi xin khái quát về Người Thái trắng ở
Phong Thổ Lai Châu nhằm giúp các bạn hiểu được tổng quát nhất về nét độc đáo
trong văn hóa cưới hỏi của họ.
Người Thái trắng ở Phong Thổ Lai Châu có trên 16 ngàn người chủ yếu tập trung
ở các làng bản,dọc theo hai bên bờ sông suối,ven những cánh đồng lúa rộng mênh
mông,trong các thung lũng,các lòng chảo rộng như Mường Lự(Bình Lư),Mường
So,Khùng Lào(Khổng Lào,Bản Bo,Thèn Xi,,Bản Mấn( của Nậm Xe),Bản Lang( của


Bản Lang),Nậm Cáy ( của Hoang Thèn) và thị trấn huyện lỵ Phong Thổ.Riêng người
Thái trắng hiện có khoảng hơn 10 ngàn người tập trung nhất vẫn là hai xã Mường
So và Khổng Lào,hai xã này trước kia( từ 17 – 2- 1979 trở về trước)là trung tâm
chính trị văn hóa của huyện Phong Thổ.Các phong tục tập quán cổ xưa và phong
trào văn hóa văn nghệ quần chúng của người Thái trắng được đồng bào giữ gìn và
phát huy.Hiện nay cuộc sống hòa nhập,đổi mới và hiện đại ít nhiều cũng có ảnh
hưởng,nhưng đại đa số bà con nhất là các vùng nông thôn vẫn giữ được những
nét cơ bản đậm đà bản sắc dân tộc.
Ở Phong Thổ việc cưới xin của người Thái trắng nhìn chung về cơ bản cũng giống
như các địa phương khác ở vùng Tây Bắc ,nhất là người Thái trắng Mường Chiên –
Quỳnh Nhai( Lạng Sơn), Mường Lay cũ ( Lai Châu).Ở huyện Phong Thổ có khác một
chút ,có thể một phần tập tục của người Thái Trung Quốc ảnh hưởng sang nhất là
Kim Bình - Vân Nam Trung Quốc.Có khi họ lấy nhau không cần tổ chức hôn lễ,cùng
có khi họ tổ chức theo tính chất thách đố nghĩa là phải làm đầy đủ các nghi lễ như
lễ chạm ngõ,lễ chạm hỏi,và tổ chức hôn lễ linh đình,nói là tổ chức linh đình nhưng
không được vượt qua những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc.Tuy nhiên
ngày nay tổ chức hôn lễ của người Thái trắng có thêm phần trang trí theo kiểu nếp
sống văn minh hiện đại.
Để bảo tồn và phát huy nét văn hóa trong văn hóa cưới hỏi của người Thái Trắng ở
Phong Thổ Lai Châu nói riêng và của tất cả những dân tộc Thái khác nói chung.Vì lí
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


do trên cùng tình cảm và tư cách là một người nghiên cứu về văn hóa dân tộc Việt
Nam,tôi muốn thực hiện bài nghiên cứu khoa học này nhằm giới thiệu,dựng lại
một bức tranh sinh động,mang bản sắc văn hóa riêng của người dân ở Lai
Châu,bên cạnh đó là với lòng nhiệt thành muốn nâng cao kiến thức, sự hiểu biết
của mình về những nét văn hóa trong cưới hỏi của từng dân tộc ở Việt Nam.
2.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Văn hóa của người Thái trắng từ trước đến nay đã có nhiều học giả trong và

ngoài nước quan tâm nghiên cứu.Tuy nhiên việc nghiên cứu của những đặc
trưng văn hóa của người Thái trắng vẫn chưa được rõ nét.Đặc biệt là phong tục
cưới xin của người Thái trắng nơi chứa đựng nhiều sinh hoạt văn hóa độc đáo
của người Thái
3.Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu khoa học nhằm mục đích hiểu biết được các nghi thức,các tập
tục cụ thể,hiểu được giá trị văn hóa tinh thần phong tục việc cưới xin của người
Thái trắng ở Phong Thổ Lai Châ.Từ đó nhằm bảo tồn và phát huy vốn văn hóa
của dân tộc.
4.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo khoa học này là tập trung bám sát
vào miêu tả về quá trình lễ cưới được diễn ra,từ cách chuẩn bị của hai gia đình đến
buổi hôn lễ .Ngoaì ra bài nghiên cứu còn tìm hiểu về môi trường,đời sống kinh
tế,cấu trúc xã hội,tôn giáo tín ngưỡng...
5.Tình hình và phạm vi nghiên cứu
Bên cạnh đó có những tác phẩm chuyên về lý luận hoặc mô tả về những lễ cưới
xin cụ thể.Đối với lễ cưới hỏi của người Thái trắng huyện Phong Châu tỉnh Lai Châu
cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu nhưng chưa thật sự sâu sắc
và toàn diện
Do vậy trên cơ sở tìm hiểu,điền dã và hăng say tìm kiếm thêm.Ở đây người thực
hiện bài nghiên cứu này chủ yếu xem xét không gian và thời gian cụ thể mà lễ cưới
hỏi được diễn ra.
6.Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của bài nghiên cứu
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


Đi sâu nghiên cứu và khai thác những nét văn hóa độc đáo để từ đó làm rõ hơn
vai trò ,giá trị của lễ cưởi hỏi trong văn hóa của dân gian xưa.Bài nghiên cứu này sẽ
góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu tìm hiểu về các nét văn hóa phi vật thể ở khu
vực cụ thể là Phong Thổ Lai Châu,góp phần đánh giá và nhìn rõ hơn về mọi hình

thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng còn tồn tại ở một khu vực phía cao.
Bài nghiên cứu góp phần vào xây dựng những định hướng trong công tác quản lí,tổ
chức các hoạt động văn hóa theo tinh thần nghị quyết trung ương khóa VIII:” Xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
Bên cạnh góp phần giữ gìn,bảo tồn người thực hiện bài tiểu luận này mong muốn
đưa ý kiến của mình vào trong hoạt động giáo dục.
7.Bố cục của bài nghiên cứu
Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận,Tài liệu tham khảo và Phụ Lục,phần Nội dung chính
của bài tiểu luận được triển khai làm 3 chương.
Chương 1:Bức tranh chung về địa lí và dân cư vùng Phong Thổ Lai Châu
Chương 2:Các hình thức tổ chức lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ Lai
Châu
Chương 3:Một số tập tục của người Thái trắng trong việc cưới hỏi
Cuối cùng là phụ lục và tài liệu tham khảo
8. Lời cảm ơn
Hoàn thiện bài nghiên cứu này là nỗ lực của bản thân tôi,dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà cùng sự giúp đỡ của thầy cô trong khoa và bạn bè
trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội đồng thời cùng với nhân dân xã Phong Thổ - Lai
Châu đã cung cấp cho tôi rất nhiều tư liệu quý báu.Mặc dù vậy,nhưng trong quá
trình nghiên cứu và viết tôi vẫn còn nhiều thiếu sót chưa đền đáp được như mong
muốn của thầy cô hướng dẫn,bản làng ở Phong Thổ Lai Châu.Tôi mong thầy cô giáo
xem xét và giúp tôi có thể hoàn thiện được bản báo cáo khoa học này thành công
hơn nữa.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


Phần 2: Nội dung
CHƯƠNG 1: BỨC TRANH CHUNG VỀ ĐỊA LÍ VÀ DÂN CƯ VÙNG
LAI CHÂU

I.Địa lí và dân cư
1.Địa lí

Lai Châu nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc,nằm cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía
Tây Bắc
• Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc
• Phía Đông giáp với tỉnh Lào Cai,Yên Bái,Sơn La
• Phía Tây và Nam giáp với tỉnh Điện Biên.
Lai Châu có 273 km đường biên giới với cửa khẩu quốc gia Mà Lù Thàng và nhiều
lối mở trên tuyến biên giới với Việt – Trung giao lưu trực tiếp với các lục địa rộng
lớn phía Tây Nam(Trung Quốc) được gắn với khu vực tam giác kinh tế
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D,70,32 và đường thủy
sông Đà.
Có thể thấy Lai Châu có tiềm năng để phát triển du lịch thương mại.Đồng thời
cũng có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng bảo vệ chủ quyền
quốc gia.Là vùng đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt chủ yếu của sông Đà,đảm bảo
sự bền vững quốc gia.
2.Khí hậu
Chế độ khí hậu điển hình vùng nhiệt đới với ngày nóng,đêm lạnh ,ít chịu ảnh
hưởng của bão.Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa .
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9,đầu mùa mưa thường có mưa đá
tập trung vào tháng 6,7,8 (âm lịch)chiếm 80% lượng mưa cả năm.Trong thời gian
đó,tổng lượng mưa trung bình khoảng 2500 – 2700mm.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau,có những đợt
rét nhất nhiệt độ giảm xuống từ 4 – 5độ , kèm theo lạnh sương mù dày đặc,gió
bấc sương muối,đặc biệt có tuyết ở cả những vùng cao nhất của vùng cao,ngoài ra
còn có mưa đá gió lốc thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất trung bình 1,3

đến 1,5 ngày/năm.
Tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa hai mùa,vào thời gian này nhiệt
độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất cao.Buổi trưa lên tới 28 độ,nhưng vào ban
đêm giảm xuống 18 – 20 độ.
3.Địa hình
Lai Châu là vùng lãnh thổ nhiều dãy núi và cao nguyên phía Đông khu vực là dãy
Hoàng Liên Sơn,Phía tây là dãy núi sông Mã với nhiều cao nguyên đa vôi.
Trên 60% diện tích có độ cao trên 1000m,90% độ dốc trên 25 độ C , bị chia cắt bởi
các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam xen kẽ là thung lũng tương đối
bằng phẳng.Núi đồi cao và dốc xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp có sông suối
nhiều thác ghềnh dòng chảy lưu lượng lớn nên có nhiều tiềm năng thủy điện.

Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


4.Dân cư
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,người Thái ở Việt Nam có dân
số 1550.423 người,là dân tộc có dân số đứng thứ 3 ở Việt Nam và có mặt ở tất cả
ở 63 tỉnh thành.Người Thái cư trú ở các tỉnh Sơn La,Nghệ An,Thanh Hóa,Điện
Biên,Yên Bái,Hòa Bình(31.386 người),Đăk Lăk (17.135 người),Đăk Nông ( 10.311
người) trong đó ở Lai Châu(119.805 người chiếm 32,3% cuộc sống toàn tỉnh và 7,7
tổng số người Thái tại Việt Nam)
− Các nhóm người Thái chủ yếu như:Thái đen (Táy Đăm)_ Sơn La,Điện Biên
− Thái trắng ( Táy Đón hay Táy Khao)_ Lai Châu, Điện Biên
− Nhóm Thái Đỏ _ Mộc Châu( Sơn La) ; Mai Châu ( Hòa Bình)
− Một số nhóm có dân tộc ít hoặc chưa được phân định rõ ràng như Tày
Mường (Thái Qùy Châu), (Thái Hàng Tổng..)
Ngoài ra còn có khoảng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống ở nước ngoài
Hoa Kì và Pháp.
II.Đời sống văn hóa của người Thái trắng_Phong Thổ Lai Châu

Quan niệm chung của người Thái:Trải qua các cuộc thiên di trong lịch sử, dân tộc
Thái có mặt ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước, họ có nhiều kinh nghiệm đắp
phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng nên trong dân gian
thường truyền câu ca “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”. Canh tác lúa nước là
hoạt động sản xuất chính của người Thái, lúa gạo là nguồn lương thực chính, đặc
biệt là lúa nếp. Tuy nhiên người Thái cũng làm nương để trồng lúa, ngô, lạc, vừng…
và nhiều thứ cây trồng khác. Trong từng gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm,
đan lát, trồng bông, nuôi tằm để dệt vải, một số nơi còn làm đồ gốm… Sản phẩm
nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm với những nét hoa văn độc đáo sắc màu
rực rỡ, bền đẹp.
1.Trang phục
Dân tộc Thái ở miền bắc Lai Châu được phân biệt với các nhóm khác chủ yếu ở
quần áo phụ nữ.Nhìn chung phụ nữ Thái trắng thường mặc áo màu trắng và có cổ
áo hình chữ V ở phía trước.Khăn đội đầu có hình trắng trơn để phân biệt với phụ
nữ Thái đen tuy nhiên khăn của phụ nữ Thái đen được trang trí công phu
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


hơn.Giống như Thái đen phụ nữ Thái trắng mặc váy quấn,đen trắng và có thắt lưng
làm bằng cốt tông trắng và tơ tằm màu xanh hoặc màu tím nhạt.Túi đeo vai của
người Thái trắng khác với Thái đen là nó làm bằng cốt tông trắng pha lẫn những
đường kẻ sọc màu tối hiệp.
2.Tín ngưỡng
Theo duy linh và thờ cúng tổ tiên là hệ thống tín ngưỡng cơ bản thậm trí đối với cả
những người theo Đạo phật.Thái trắng thờ nhiều thần và vật thế khác nhau ,họ tin
có người có nhiều “linh hồn đơn lẻ”.Họ tổ chức rất nhiều lễ để gọi về các linh hồn
vì họ tin rằng những linh hồn đó sẽ củng cố nhân cách của mỗi một cá nhân,họ tin
vào những linh hồn của người quá cố, một thế giới tự nhiên.
Trung tâm của hệ thống tín ngưỡng là Pi – nghĩa là không nhìn thấy những thế lực
vô hình và đặc biệt là con người.Pi có mối quan hệ trực tiếp với những người

không có khả năng giống Pi,Pi có thế lực huyền bí và siêu nhiên
Những người phụ nữ Thái khi về nhà chồng được phép xây dựng bàn thờ tổ tiên
riêng để thờ lạy cha mẹ cô ta đã qua đời.Người phụ nữ ấy chỉ giới hạn thờ cúng
thế hệ thứ nhất trở lên.Những nghi lễ cơ bản về thờ cúng ông bà tổ tiên trong gia
đình do người chồng hướng dẫn.Người đàn ông như thường lệ phải đeo vòng
xuyến bằng bạc,coi đó là chiếc vòng bùa trừ đau ốm
3.Thức ăn
Gạo nếp,phụ thêm các loại rau,thịt gà,thịt lợn,bò,cá.Đồ uống bao gồm nước,trà
rượu.Người ta ăn bằng tay,thìa thay vì sử dụng đũa.Tuy nhiên người Thái trắng ở
Mộc Châu họ có số ít người sử dụng đũa để ăn.

(Gạo nếp của người Thái trắng)

Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


4.Cấu trúc xã hội
Xã hội truyền thống của người Thái do các vua phong kiến cai trị rất là có tôn ti
trật tự,họ làm chủ những vùng đất chiếm hữu rất rộng của những người thôn
bản,chữ viết của họ dựa trên tiếng Phạn – một tài sản kế thừa cách đây 5 thế
kỉ,người Thái khi còn trẻ đã học được cách dệt và thêu vải thậm chí họ chuẩn bị
một bộ chăn để làm hồi môn.

(Những cô gái Thái trắng đang ngồi thêu dệt )
5.Nhà ở
Nhà ở của người Thái vẫn còn xây dựng 1 cột kiêu nhà sàn,khung gỗ hoặc tre,có sự
khác nhau về cấu trúc giữa các vùng
6.Con người
Người Thái trắng đặc biệt rất lịch sự,lễ phép,hiếu khách.Trẻ em ngoan ngoãn và
luôn kính trọng bậc trên.Bậc trên thường phụ thuộc vào tuổi tác,liên quan đến

nghề nghiệp và sự giàu sang.

Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


Chương 2:CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI
THÁI TRẮNG – PHONG THỔ - LAI CHÂU

Cũng như các dân tộc khác, phong tục cưới xin của người Thái trắng ở Lai
Châu là một trong những sự kiện quan trọng của cuộc đời mỗi người. Nó đánh
dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời, mang lại cho cuộc sống sau hôn nhân
của họ rất nhiều đổi thay. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nghi thức
cưới cổ truyền cũng có nhiều thay đổi song vẫn chứa đựng nhiều nét đẹp
truyền thống
Như lời mở đầu tôi đã trình bày người Thái trắng ở Phong Thổ – Lai Châu
khi lập gia đình thường là tổ chức lễ cưới nhưng cũng có trường hợp không tổ chức
được lễ cưới với những lí do khác nhau.
I.Không tổ chức được lễ cưới :
Đối với tầng lớp người nghèo(bần,cố nông) thì người Thái trắng ở Phong
Thổ – Lai Châu thường cưới xin theo kiểu phắc pạ – sương sữa ( đeo dao – dấu
áo).Hai bên gia đình là chỗ bạn bè thân tình,thật sự hiểu biết nhau,thông cảm cho
điểu kiện và hoàn cảnh của nhau thì không tổ chức ăn uống linh đình,không làm lễ
chạm ngõ,lễ ăn hỏi cũng không thách cưới...
Khi cả hai gia đình đều biết con cái mình thương yêu nhau thật sự thì nhà
trai mời một ông mối hoặc bà mối có uy tín nhất bản (những ông – bà này gia đình
phải có đủ nếp tẻ,có con đàn cháu đống sống hiếu thảo ,vợ chồng còn đủ mặt,không
chắp vá...)..ông hoặc bà mối đến nhà gái trao đổi ( cũng có khi bố mẹ nhà gái trực
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu



tiếp đến trao đổi với bố mẹ nhà trai ) Nếu hai bên đã thống nhất ý kiến rồi thì nhà
trai tìm một ông mối hoặc bà mối,một chàng phù rể cùng đưa chàng rể sang “ta nái
“(bố mẹ vợ,nhà gái,họ nhà gái) luôn.Khi đi ,gia đình nhà trai chuẩn bị một đôi gà
(một trống một mái) để bên nhà gái sẽ làm thủ tục gia tiên – làm lễ nhận con
rể.Ông mối ,chàng rể và người phù rể lạy hai lạy để tạ ơn ta nái,lạy các bác các
cô,các chú,thím...trong nhà hai lạy.Việc đeo dao – dấu áo này thường được tổ chức
vào buổi tối.
Về phía ta nái,có một người bạn gái hoặc chị gái,cùng với một bà có tuổi,có
uy tín nhất bản đến để sắp xếp phòng ngủ,trải chiếu đệm,chăn màn,xếp chồng chăn
gối cho đôi vợ chồng trẻ.Người ta đặt hai chén rượu vào một cái đĩa hoặc một cái
khay để đôi vợ chồng trẻ rót rượu mời mỗi người đôi chén,lại lạy cảm ơn các
bà,các bác đã mừng hạnh phúc cho họ.
Ông mối,bà mối,chàng phù rể và cả hai người sắp xếp phòng ngủ được gia
đình nhà gái mời lại để dự bữa cơm thân mật với gia đình ta nái ( bữa c ơm này do
nhà gái lo liệu và tự làm lấy để mời khách)
Chàng rể phải ở rể từ 1 đến 3 năm,sau này thích ra ở riêng hoặc về với ông
bà – cha mẹ bên nội thì tùy vợ chồng quyết định nhưng phải bàn bạc và xin ý kiến
của cha mẹ hai bên.Cũng tùy theo từng hoàn cảnh ,tùy vào sự thông cảm của ta
nái,nể tình bạn hữu,nể tình anh em mà cho hai vợ chồng về luôn với pú da ( bố mẹ
chồng,nhà trai,họ nhà trai) để phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ già
vì hoàn cảnh neo người,túng bấn...
II.Quy trình cho một lễ cưới
1.Lễ chạm ngõ
Khi biết con trai đã yêu hoặc muốn lấy một cô gái nào đó thì gia đình chàng
trai đó phải đi tìm bằng được hai pó sứ(ông mối) và hai me sứ (bà mối) là những
người có uy tín nhất bản,nhất mường,có trình độ ứng xử,đối đáp linh hoạt.Có mối
trưởng và mối phó.Mối trưởng giao nhận dâu – rể và đối đáp với ta nái ,với đại diện
họ nhà gái.Mối phó phụ trách “hậu cần”,phân công những người giúp việc cỗ

Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu



bàn.Ông bà mối sẽ đến gia đình nhà gái dò xét thái độ của cha mẹ cô gái đó,đồng
thời cũng xem thái độ,cách nói năng giao tiếp của người con dâu tương lai.
Nếu cô gái và cha mẹ cô tỏ vẻ đồng tình,ủng hộ mối tình đầu đến đoạn xe
tơ,kết bạn trăm năm của con mình thì ông bà mối về nói lại với gia đình nhà trai để
tìm ngày - giờ – tháng tốt làm lễ chạm ngõ( gọi là lễ khay tung căng)theo yêu cầu
của gia đình nhà gái
* Đồ chạm ngõ gồm:
- Trầu cau ( pú khuông – mák láng)
- Hoa thơm trái ngọt
- Kẹo bánh tự chế biến
- Chè uống ( chủ yếu Chè lam)
- Thuốc lào,thuốc lá hoặc tao den
Tất cả đều được đựng trong một cái tráp làm bằng bẹ của cây cau,được sơn son và
tô vẽ rồng phượng rất đẹp hoặc có thể đặt trong cái mâm đồng phủ vải hoa,có hai
người con gái mặc áo dài (sửa luông),búi tóc sau gáy(pẳn cẩu bớt láy)bê tráp hoặc
khay theo ông mối,bà mối sang nhà gái để dâng các thứ đồ lễ và dự bữa cơm thân
mật do nhà gái tự tổ chức để trao đổi tình hình con cái đôi bên.
2.Lễ dạm hỏi
Sau khi nhà trai làm lễ chạm ngõ xong ít nhất là một tháng hoặc vài ba tháng
mới lại tìm ngày lành – tháng tốt để làm lễ dạm hỏi.Mục đích của lễ này là làm theo
luật tục cổ truyền của cha ông,chủ yếu là để họ nhà gái tổ chức buổi gặp mặt nhằm
báo với nội tộc,với tạo bản,quan mường,với anh em họ mạc và bà con xóm giềng
về việc yêu đương của đôi trẻ và ý định của gia đình.Đồng thời tranh thủ sự tham
gia đóng góp ý kiến: nên hay không nên cho đôi bạn trẻ lấy nhau,thời gian tổ chức
lễ thành hôn ra sao,mức độ to hay nhỏ,con trai phải ở rể bao nhiêu năm hay cho
ông bà pú da đón về luôn...
* Đồ lễ dạm hỏi gồm
- Trầu 1 gói,vỏ trầu 1 gói ,cau 5 cân

- Thuốc lào 1-2 cân,thuốc lá 1-2 tút
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


- Chè uống 2-3 cân
- Bánh kẹo tự chế biến 5-10 cân
- Hoa quả 5-10 cân
- Một đôi gà(1 trống,1 mái)độ 3 tới 4 cân
- Một con lợn khoảng 45 đến 50kg
- Gạo nếp thơm(khẩu lương phửng)15 – 20 cân
- Gạo tẻ thơm( Khẩu xẻ lạo lịu)15 – 20 cân
- Rượu gạo (hoặc rượu thóc nếp) 40 -50 lít

Và một số thức phẩm khác kèm theo để đảm bảo đủ cho buổi lễ dạm hỏi(tham pặư)
thành công tốt đẹp theo ý muốn của gia đình đôi bên.Ngoài những phần lễ trên,nhà
trai còn cử thêm 10 chàng trai và 5 cô gái sang phục vụ cơm nước cho họ nhà gái
đến khi kết thúc buổi lễ mới về.
3.Thách cưới
- Ông mối trưởng được nhà trai cử sang bên nhà gái để hỏi xem thời gian đám cưới
có gì thay đổi,hỏi về cách thức tổ chức buổi lễ,số lượng các loại lễ vật,đồ cưới ngày
giờ chính thức,số lượng người đến dự..
- Ta nái không được phép trực tiếp trả lời mà phải thông qua một ông chú(hoặc bác
ruột) và một bà bá (hoặc thím,hoặc một người cô ruột)thay mặt gia đình để trả lời
ông bà mối.
- Số lượng đồ lễ thường được bên nhà gái thách cao,chủ yếu là xem bên nhà trai có
chịu nổi không,mục đích là để phô trương với họ hàng,với các vị tạo bản – quan
mường và những người có chức sắc trong xã hội đương thời,với bà con rằng “con
gái nhà này đắt giá”.
*Lễ vật thách cưới gồm:
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu



- Trầu 1 gói,vỏ trầu 1 gói,cau 5 cân
- Thuốc lào 1- 2 cân
- Thuốc lá 100- 200 bao
- Bánh kẹo 5- 10 cân
- Đường kính 5 – 10 cân
- Hoa quả 50 – 100 cân
- Gà thịt 50 – 100 cân
- Lợn béo 100 – 200 cân
- Rượu gạo hoặc rượu thóc nếp 200 – 300 lít
- Gạo nếp thơm 100 – 200 cân
- Gạo tẻ thơm 100 – 200 cân
- Pa dăm (cá sấy rạch sườn) 10- 20 cân
- Pa giảng (cá sấy nhỏ) 10 – 20 giỏ
- Cá mắm 3 – 5 cân ( được đựng trong nhiều ống nứa)
- Cá ướp 3 – 5 cân (đựng trong nhiều ống)
- Bên cạnh đó còn có một số thực phẩm tươi sống khác để đảm bảo cho buổi
lễ ăn no – uống say theo yêu cầu,không được để sai sót nhỏ.
4.Tổ chức lễ cưới
* Thời gian để tiến hành hôn lễ:
Người Thái trắng ở Phong Thổ thường chọn giờ lành,ngày lành,tháng tốt,hợp với
duyên số cả hai bên trai gái để tổ chức đám cưới,thường vào các tháng từ trung
tuần tháng bảy trong năm đến hết tháng hai âm lịch năm sau.Sang đến tháng ba cóc
nghóe đẻ là thôi.Người ta cho rằng nếu cố tình tổ chức sẽ gặp nhiều trắc trở hoặc
gặp một số sự việc không hay,hoặc vợ chồng có thể ly tán...
* Đám cưới được tiến hành trong ba ngày ba đêm:
a.Ngày thứ nhất
Bên nhà trai: Làm công việc chuẩn bị cho ngày đại lễ đó là tổ chức ăn để đón
khách,đãi các ông mối bà mối,để dặn dò con cháu trước khi về làm rể,dặn các

chàng trai cô gái được cử sang phục vụ tại gia đình nhà gái trong ngày hôn lễ.
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


Bên nhà gái: Cũng tổ chức để có điều kiện và thời gian dăn dò con,gặp mặt
anh em họ mạc từ các bản,mường xa tới.Gia đình nhà trai(hướn pú da)cử ông mối
phó và một số thanh niên đem một số thực phẩm sang nhà gái,nếu mổ trâu thì đem
một đùi,mổ lợn thì đem khoảng 3 – 5 cân.Các khoản khác thì gia đình ta nái tự túc
lấy,kể cả việc phải mổ lợn to để đãi khách mời.Mối phó trực tiếp hỏi ta nái giờ vào
nhà,để hôm sau nhà trai khởi hành đưa dẫn rể cho kịp với thời gian ta nái quy định.
b.Ngày thứ hai: Ngày hôn lễ chính thức (đại lễ)
- Nhà trai chọn giờ xuất phát cho thật tốt,thật chuẩn thường tránh giờ dần,thường
cho rể khởi hành vào buổi sáng từ 6 -7 giờ,tức giờ mão (chớ mẩu)
- Hai chàng trai đi trước để dò xét dọc đường xem có gì xấu cản trở,có gặp đám
tang không nếu có thì lập tức báo ngay cho đoàn người đưa dẫn rể biết để tránh nếu
có thể được.Có khi họ nhà trai cũng để một anh đi trước lẫn trong đám đông của họ
nhà gái để xem những loại trái cây,ống nước,chậu thau đựng nước có những thứ gì
có thể gây thương tích,ướt bẩn cho đoàn người đưa dẫn rể thì bí mật giấu đi,để các
cô gái không ném,hoặc té nước vào đoàn người,nhất là các ông bà mối.
- Đoàn người đưa dẫn rể có hai ông mối đi trước,hai bà mối theo sau,tiếp đó là
đến chú rể,chàng trai phù rể,hai người khiêng nệm,một người vác chiếu (1 cót mây
và 1 chiếu cói ),một người đeo chăn ,hai người khiêng lợn,hai người khiêng các
lồng gà,hai người khiêng rau và các thực phẩm khác,một người gánh sọt có đựng
các ống mắm,các ướp cá sấy(riêng cá sấy có hai loại pa dắm và pa giảng,pa giảng
có đan giỏ đựng riêng),một người thì gánh các giỏ đựng các thứ trầu,đường,thút hút
đồ cưới như:hoa tai,vàng bạc,cúc bướm bạc và thứ đồ dẫn khác ..
Tất cả đều phải ăn mặc theo đúng phong tục cổ truyền như áo cóm cúc bạc,áo
dài(sửa luông),quần áo Thái nhuộm chàm láng củ nâu.Riêng chàng rể phải đeo dao
bên hông,vai khoác túi,một tay khoác nón Thái.Ông mối đội khăn xếp mặc áo the
dài,quần lụa trắng.Bà mối mặc áo dài (sửa luông),tóc quấn vòng hoặc búi sau

gáy(pắn cẩu bớt láy).

Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


(Aó cóm cúc bạc của người Thái trắng)
Đoàn đưa rể gần đến nhà gái thì hai ông mối lùi lại để hai bà mối đi
trước,chuẩn bị giữ đồ lễ khỏi bị các cô gái bên ngoại cướp hoặc giữ mình khỏi bị té
nước ướt,khỏi bị ném đau.Có một đội kèn phục vụ (pí kẻo),vừa đi vừa đánh trống
thổi kèn và thỉnh thoảng lại có một chàng pháo nổ ran.Càng gần tới nhà cô dâu,kèn
trống lại càng dồn dập hơn,tiếng trống ,tiếng thanh la,tiếng chập choeng(tủm xe)cứ
dồn dập làm xáo động cả bản làng ,cả mường,càng làm cho lòng người thêm phấn
chấn raoh rực.
Đoàn người gồng ,gánh, khiêng,vác các đồ lễ tiến vào sân khuống của ta
nái.Nhà gái chọn giờ đẹp để mở cửa đón con rể vào nhà(như thời gian mà mối phó
và ta nái đã thống nhất từ tối hôm trước).Thường đón rể vào buổi sáng từ 8 -9 giờ –
giờ thìn(chớ xi).Nhưng giờ đón rể cũng phải hợp với số mệnh của con rể,con
dâu,ông bà ta nái và pú da.Các bà các chị trung tuổi môi đỏ như son,răng nhuộm
đen cứ chạy đi,chạy lại tất bật để tìm quả vả non,quả me tròn,hạt bông vải để ném
vào đoàn người đưa dẫn rể,nhất là các ông mối.Các thiếu nữ trẻ đẹp,chưa chồng cứ
hớn hở chạy ngược xuôi tìm các ống nước hoặc chạy vội ra các mương máng,suối
nước gần đó vục vội nước về đổ vào các chậu thau rồi té,rồi hất tung nước vào các
ông mối,bà mối các chàng trai phù rể,chàng rể,nhất là các chàng khiêng đệm,chăn
màn.Đây là một dịp hiếm có để gái trai chung chơi,họ cho rằng đây là phước lành

Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


mà họ nhà gái ban cho,đại diện pú da luôn luôn vui vẻ nhận lấy,ướt cũng phải
chịu,rét nhưng cũng phải vui vẻ cười vui,chỉ được phép lấy hai bàn tay che đỡ cho

khỏi ướt,khỏi nhầm giữa đoàn người nhà gái với đoàn nhà mình.Tuy có bị ướt sũng
cả quần áo nhưng vẫn phải lưu ý giữ lấy hàng,giữ lấy đồ lễ khỏi ướt,khỏi bị các chị
em họ hàng nhà gái giành giật mà giấu đi,lúc đó nhà trai lại phải trổ tài hát đối đáp
xin lại hoặc pahir bỏ tiền,bỏ bạc trắng ra chuộc lại(tùy thuộc vào giá trị của từng
loại đồ lễ).
Hai chàng phù rể bước vội lên cầu thang máng hẳư(gian bếp) đến bên khung
cửa ra vào.Thấy nhà gái sắp bàn ngăn mất lối đi,bên trong có hai bà đang đứng gần
đó,hai chàng phải quỳ xuống và lạy hai lạy xin phép được giăng tấm vải đỏ oử phía
trên khung cửa( gọi là cả hồng) có ý chúc phúc cho nhà gái hoặc có nghĩa là báo
cho khách thập phương và bạn bè trong bản khuống cùng biết là nhà này đã có
rể,con gái ông bà này đã có chồng.
Hai bà mối( me sứ) đến trước cửa ra vào sẽ ngồi xổm trước bàn ngăn cửa và
lấy ra một phong bì tiền được gói bằng giấy đỏ đặt nhẹ lên bàn.Bên trong nhà,hai
bà đại diện cho họ nhà gái (thẩu nái) đem đến một cái đĩa có đặt hai chén rượu ,một
cái tích hoặc một cái nậm tẩu (quả bầu nhỏ),hoặc cút rượu,nếu không có một trong
những thứ đó thì mới dùng đến chia rượu làm lễ.Hai bà đại diện thẩu nái cũng ngồi
xổm trước bàn phía bên trong cửa đối diện với hai me sứ.Một trong hai bà đại diện
thẩu nái nhặt phong bì tiền lên đĩa, chờ nghe những câu hát hỏi từ các bà mối xin
được đưa rể và đồ lễ vào trong nhà.Sau khi đã ổn định được tư thế,hai bà mối bắt
đầu nói hoặc hát theo giai điệu hát sao sên ,hoặc hát nôm,hoặc hát đối đáp đôi bên
trai gái như:
“...Mở khỏi má táng sam xíp hịa baư bang
Sam xíp sáng băư suổi
Má táng cuổi cáy nọi tin tắm nhọt lương
Má táng hua bản ty đét lương
Hua mướng ty đét soóng
Táng pay đi cánh má dá cưn đế
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu



Coỏng táng mí nam khá tánh tin
Cang táng mí cỏn hin đăm toỏng lút.
Mở khói má táng nị mí khua mạy hắc cang
Khua mạy sáng hắc cang poỏng
Puốn lai! Mở khỏi pay hẵm mạy phung má cái dệt cáu
Hẵm âu mạy láu má cái dệt khua
Hẵư quân cánh quan dú táng lăng pay ngái
Há va! Mở khỏi má họt sam xíp ty táng tậu
Cẩu lạn nga táng tom
Mở khói bấu chắc táng đăư mứa me
Bấu chắc táng đăư mứa thưng
Bấu chắc táng đăư thít thiêng khẩu bản.
Chắng xo ta cánh nái bó táng hẳư mở khói loong
Bó poóng hăư mở khói pay..
Dịch nghĩa:
….Chúng tôi đến theo lối ba mươi rừng nứa lá mỏng,ba mươi rừng tre lá nhọn
Theo lối rừng chối nhỏ thâm thấp ngọn vàng
Theo lối đầu bản nơi nắng vàng
Đầu mường nơi suối soi
Đường đi quãng tốt – quãng gian truân
Giưã đường có gái song cắm chân
Lòng đường có đá đen vấp ngã.
Chúng tôi qua lối này có cầu gỗ bị gãy gập đôi
Cầu tre gãy giữa đốt
Buồn quá chúng tôi chặt cây mơ bắc cầu
Chặt cây lau bắc tạm làm cầu
Để quân cùng quan phía sau vượt dễ
Mới nói!Chúng tôi về đến ba mươi lối đường cùng
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu



Chín triệu ngả đường chụm
Chúng tôi chưa biết lối nào sẽ đến với mẹ
Chưa biết lối nào sẽ đến
Chưa biết lối nào sẽ vào được bản
Mới xin ông cùng bà chỉ giúp lối chúng tôi qua
Chỉ đường cho chúng tôi đi...
Phía trong khung cửa ngồi trước bàn chắn ngang có một trong hai bà đại diện ta nái
đáp:
..Táng mứa nưa!táng pá
Táng lả nậm mí ty lai theo
Mở khỏi cọ mí táng điêu khẩu bản dá.
Sam xíp chạng má pói cọ lung
Sáo pắn cốn má pung cọ puén.
Tô hủng bin má cọ hắc khoa
Tô qua bin!Tô qua hắc pí.
Hua tung cọ pói mết pắn tô mạ.
La tung cọ pói mết pắn tô ngứa cành pắn tô khoai.
Cang mướng mí đon sái luông
Vậy hẵư báo đai tói tính lúng đỉn...
Dịch nghĩa:
..Đường trên là lên rừng
Đường cuối sông có nhiều lối
Chúng tôi chỉ có một lối vào bản thôi
Ba mươi voi đến thả cũng lạc
Hai ngàn người mới đến cũng quen
Diều hầu bay đến cũng gãy chân
Qụa bay!quạ gẫy cánh
Đầu bãi đủ thả nghìn con ngựa
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu



Cuối bãi cũng thả đủ nghìn bò cùng nghìn trâu
Giữa mường có bãi cát to
Để các chàng trai đến chới đàn tính tẩu..
Bà mối thưa( sứ nhính khan):
..Củ tin bók – ók mưn
Củ tin ngấn – tin khắm ók phủ
Đa háp khảm pák bon
Đa cón khảm pák cú
Khảm mú mạy má poóng cang khuống ta quan.
Chắng má tún tin đay ta chẩu
Ta chẩu ả ta quan
Chắng âu đay sam khắn lúng phốc
Đay hốc khẳn lý diêu
Âu đay hiếu lý cái âu mở khói...
Dịch nghĩa:
..Ngón chân hóa mọc rễ
Ngón chân vàng – chân bạc mọc rêu
Quấy gánh vượt rừng bon
Gánh hàng vượt rừng chít
Vượt rừng cây mới đến sân khuống của quan ngoại
Mới đến dừng chân bên cầu thang ngoại mình
Ngoại mình ơi ngoại quan
Lấy cầu thang ba ngăn đặt xuống
Thang sáu ngăn tay với
Lấy thang dài bắc mời chúng tôi..
Ta nái khan( Ông bà ngoại thưa):
...Đay sam khẳn mở khỏi nhắng dú pák hốc
Đay hốc khẳn nhắng dú pák sáng

Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


Bó khươi cốc âu má
Hốc khẳn dú pák sáng
Bó khươi cang âu má...
Dịch nghĩa:
...Thang ba ngăn chúng tôi còn ở rừng luồng
Thang sáu ngăn còn ở rừng tre
Bảo rể cả đem đến
Sáu ngăn ở rừng tre
Bảo rể thứ đem lại …
Trong nhà mời vào( Cuông hướn mời khẩu):
..Hướn căn lè hướn láu
Hướn căn tắt trong phúc múng láu
Tắt toong tạu múng thiêng
Tắt toong lếch múng bẩu
Mở khỏi chắng ván âu pú cắp da má hướn...
Dịch nghĩa:
...Nhà ta thì nhà chít
Nhà mình cắt lá ráy lợp tạm
Cắt lá lựu lợp lan
Cắt lá sắt lợp cho đời
Chúng tôi mời ông bà vào nhà...
Sứ nhính khan( bà mối thưa):
..Hướn căn lè tắt toong phúc múng láu
Tắt toong tạu pản phai
Pản phai nhắư áp luống
Pản phai luông áp nhạn
áp luống! Hẳư luống chăn

Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


áp nhạn! Hẳư nhạn khao
Hẳư mở khỏi nả khao đáo khẩu hướn...
Dịch nghĩa:
… Nhà ta cắt lá ráy lợp tạm
Cắt lá tạu chặn dòng
Chặn dòng to rồng tắm
Chặn dòng to nhạn bơi
Rồng tắm!Cho rồng khỏe
Nhạn bơi!Cho nhạn trắng
Cho chúng tôi hồng hào đôi má để vào nhà
Nghe hát xong nhà gái bỏ bàn ngăn cửa ra.Trước khi bỏ bàn ra,hai bà mối được
mời uống mỗi người hai chén rượu thơm.Hai ông mối,hai bà mối,hai chàng trai phù
rể và chàng rể xin phép vào trong nhà trước,những người gồng gánh và khiêng đồ
lễ vào sau.Tấ cả đồ lễ đều được đặt ở giữa gian hóong(gian thờ cúng tổ tiên).Mọi
người nhường lối cho hai chàng rể và hai chàng phù rể đứng vào giữa hai bên là po
sứ và me sứ.Một người có tuổi đại diện họ nhà gái hoặc thẩu ta (bố cô gái)trực tiếp
đứng phía trên – bên cạnh bàn thờ tổ tiên để thắp hương.vái lạy tổ tiên một lạy rồi
cắm hương vào ống nhang hay bát nhang (người Thái thắp hương vào bàn thờ tổ
tiên bao giờ thắp đôi que hương cho mỗi ống)rồi khấn và nói với tổ tiên rằng:
..Hôm nay !ngày lành - tháng tốt
Dây trầu không đến quấn...
Tất cả quỳ lạy tổ tiên một lạy,lạy trưởng họ hai lạy,lạy ta nái hai lạy,rồi đứng dẹp ra
hai bên.Nhà gái cử hai người chị hoặc bác – bá đến để kiểm tra đồ lễ,tất cả các gói
đều phải được mở ra,phải đếm đủ trước sự chứng kiến của đôi bên đại diện pú da ta nái.Sau đó những người phục vụ mới được phép đem thịt gà,lợn và các thứ gạo
,thực phẩm để đi làm lễ cũng cho kịp giờ.Bếp để nấu nướng phải được bắc và làm
dưới sân khuống ( có thể dẹp một góc của sân khuống để làm cho rộng)
Các món cũng tổ tiên ,cần được chế biến khẩn trương,4 chân giò,1 đoạn xương

sống,1 khoanh mông cả đuôi,tất cả phải đem chặt ,cắt cho đẹp để đem luộc chín và
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


vớt ra sắp vào mâm cúng (con lợn để làm lễ gia tiên khoảng 20 – 30 cân,con lợn
thịt để làm cỗ mời khách thì phải đủ số lượng ta nái yêu cầu)
Các món cúng tổ tiên bao gồm:
- Tim gan xào gừng một đĩa
- Gỏi bì lợn 1 đĩa
- Lạp thịt nạc 1 đĩa
- Thịt nạc nướng 1 đĩa
- Thịt nạc luộc 1 đĩa
- Xương rang 1 đĩa
- Xương sườn nướng 1 đĩa
- Phèo luộc thái trộn xủm phát (lá cây nhội) 1 đĩa
- Pa pỉnh tộp(cá gập nướng)1 đĩa
- Cá mắm 1 đĩa
- Cá ướp 1 đĩa
- Lòng lợn già xào măng chua 1 đĩa
- Lạp cá 1 đĩa
- Canh xương hầm 2 bát
- Tiết canh lợn 4 bát
- Gà luộc 4 con(2 con ở bàn thờ,1 con gầm sàn,1 con chống trời(cặm sau))
- 4 gói xôi nếp thơm ( 2 gói ở bàn thờ,1 gói gầm sàn,1 gói chống trời(cặm sau))
Riêng gà luộc để cúng ở bàn thờ tổ tiên người Thái gọi là cáy tạy (nhà có bao
nhiêu người con trai thì làm bấy nhiêu con gà) gọi là thờ hồn đương thời.
Sau khi đã sắp đủ các món cúng xong,ông mối trưởng gọi chàng rể và nàng dâu
đến quỳ song song với nhau trước bàn thờ tổ tiên của ta nái,trưởng họ hoặc thẩu ta
đọc lời cúng – báo:
… Hôm nay! Ngày lành – tháng tốt

Gia đình ta đã làm lễ nhận con rể
Mừng con cháu đã lớn khôn trưởng thành
Nay đã có đôi, có lứa.
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


Chúc sức khỏe ông bà ta nái...
...Các con được xum vầy...
Hai vợ chồng quỳ lạy tổ tiên một lạy,lạy trưởng họ hai lạy,lạy ta nái hai
lạy,lạy ông – bà mối hai lạy.Sau đó bà mối đại diện cho phú da trao hoa tai,vòng
tay,nhẫn cưới cho cô dâu theo cấu trúc của mối trưởng .Cô dâu nhận đồ lễ xong thì
tiếp tục lạy theo tuần tự như trước và lạy người chồng hai lạy gọi là tạ ơn.Sau đó bà
mối trao cho ta nái mỗi người một đôi vòng tay bạc ,chị của cô dâu
( nếu có) cũng sẽ được trao một đôi, rồi họ lại lạy tạ ơn mỗi người hai lạy
gọi là trả ơn người đã có công sinh thành, dưỡng dục
Khi cúng xong các thứ thực phẩm khác cũng phải được chế biến và nấu
nướng khẩn trương.Những người phục vụ sắp mâm – bày tiệc đãi khách.Po sứ cho
chàng rể,hai người phù rể ,hai bà mối đến để cùng đứng xếp thành hàng ngang hoặc
ngồi quỳ(riêng đàn bà thì ngồi xổm)để nghe ông mối trưởng đọc lời cáo sứ(tức là
làm lễ giao con rể cho ta nái):
“..Bớc nưng – soong má
Phạ dốm – xôm củ
Mó đởi phạ cọ khao
Đao tính hua cọ soóng
Poóng đi – tang đi
Poóng đi – vín đi
Nả táng po me mí suôn bua
Tính hua mí suôn bók
Mí mó ngấn lăm kéo
Mí nó ẻo lắm phanh

Chẳng má tốc ty ten
Men ty hụ – ty đi
Men ty po – ty me
Vín chu mí lai khẩu – lai ké
Mí lai me – lai a
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


Tắt hú khẳm má pá
Tó đa lái má xía
Ủm to núm
Pung vạy ten
Phủ nhính hỉu xạ cáy má ha
Phủ chái khắm muông pa má sú
Kin oáy mí me pỏn khoa
Kin pa mí me pỏn cảng
Năng piếng tắng – chắng ha tắng
Năng biếng bung – chắng ha bung
Sung biếng xạ – chắng ha xạ
Mả piếng po – piếng me chăng ah đảo – da hướn.
Lụ me nhính!
Xíp pi hụ thi bú
Xíp xí hụ hú khẻo – sẳư chi son cao
Lụ po chái!
Xíp sam hụ tắt pí
Xíp xí hụ tắt hưn
Tắt hưn!Đảy hưn toóng sáo xí
Đảy pi nọi – đôi nưng sáo soong
Me nhính hụ tó lẹ tin day
Hụ coi náy nả khuống

Po chái sửa pốc hua lúng qua
Sửa pạt bá lúng đay
Coi khoen ók tu hướn pay lửa
Cộp căn đởi khuống cũ
Sủ căn đởi khuống may
Khoám báy pay cánh báy má lẹo quén
Tản lai khoám vén xương
Lễ cưới của người Thái trắng ở Phong Thổ - Lai Châu


×