Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp khai thác và kinh doanh than đông triều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.56 KB, 62 trang )

MỤC LỤC

1
1


1. Tính cấp thiết của đề tài
Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn và trả lời
chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?
Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực
sản xuất xã hội để sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường - tức
kinh doanh không có hiệu quả, lãng phí nguồn lực xã hội.
Mặt khác kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa và ngày càng hội
nhập, doanh nghiệp phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến
thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh
tranh: chất lượng và sự khác biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi
thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn
các doanh nghiệp khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao,
doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này.
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là
tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải sản xuất sản
phẩm - dịch vụ cung cấp cho thị trường. Để sản xuất phải sử dụng các nguồn lực
sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực
này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu
quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm
các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm,
lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh việc sử
dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả đòi hỏi khách
quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi
nhuận.
Để góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược đó, tôi đã quyết định chọn đề tài:


Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuât kinh doanh ở Xí nghiệp khai thác
và kinh doanh than Đông triều - Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh
làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
2


Hệ thống hóa, góp phần hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh làm căn xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu qủa hoạt động sản
xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các
doanh nghiệp trên các khía cạnh về hiệu qủa sử dụng các yếu tố đầu vào, các
giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD và các yếu tố ảnh hưởng.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động SXKD trong các doanh nghiệp và chủ
yếu tập trung vào Xí nghiệp khai thác và kinh doanh than Đông Triều.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Thực trạng về sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp khai thác và kinh doanh
than Đông Triều.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Xí
nghiệp khai thác và kinh doanh than Đông Triều.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như: quan sát, điều tra, tổng hợp, so
sánh, thay thế liên hoàn, đồ thị, phân tích, đối chiếu, kết hợp với việc sử dụng
các bảng biểu số liệu minh hoạ để làm sáng tỏ quan điểm của mình về nghiên
cứu đã được đặt ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Bổ sung hoàn thiện hệ thống lý luận về hiệu quả hoạt

động SXKD trong doanh nghiệp, xây dựng căn cứ khoa học cho các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của chuyên đề có thể là tài liệu tham
khảo cho các doanh nghiệp và áp dụng vào thực tế hoạt động SXKD cho Xí
nghiệp than Đông Triều.
7. Kết cấu luận văn
Bao gồm phần mở đầu,mục lục,danh mục tham khảo và 3 chương :
3


Chương 1: Tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp khai thác và
kinh doanh than Đông triều.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Xí
nghiệp khai thác và kinh doanh than Đông Triều - Công ty CP Xi măng và Xây
dựng Quảng Ninh
Chuyên đề hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn
Thị Lệ Thúy, em bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình chu đáo của
cô trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp.Em mong muốn cô xem xét và góp
ý cho em về chuyên đề để em có thể có 1 chuyên đề tốt nhất.
Em xin trân thành cảm ơn cô !

4


Chương 1
Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp
1.1 Tổng quan về SXKD và hiệu quả sản xuất kinh doanh

trong doanh nghiệp công nghiệp
1.1.1 Khái niệm sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu là một phạm trù kinh tế
biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ
khai thác các nguồn lực ( nhân lực, vật lực, nguồn vốn, công nghệ,khoa học
kỹ thuật…) và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm
thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Ví dụ : Có nghĩa 2 doanh nghiệp cùng sản xuất 1 sản phẩm giống nhau để đưa
ra thị trường,nhưng 1 bên sử dụng chi phí nhiều hơn đẩy giá thành sản phẩm
tăng lên.Doanh nghiệp 2 tối ưu hóa được các quá trình vì thế chi phí thấp
hơn,giá thành thấp hơn.Như vậy doanh nghiệp 2 có hiệu quả sản xuất hơn
doanh nghiệp 1.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta hiện
nay được đánh giá trên hai phương diện là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là sự phản ánh sự đóng góp của doanh
nghiệp vào việc thực hiện các mục tiêukinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân.
+ Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua hoạt động giúp
phần nâng cao trình độ văn hóa xã hội và lĩnh vực thoả mãn nhu cầu hàng hóa dịch vụ, giúp phần nâng cao văn minh xã hội…Tiêu chuẩn của hiệu quả xã hội là
sự thoả mãn nhu cầu có tính chất xã hội trong sự tương ứng với các nguồn nhân tài,
vật lực ảnh hưởng tới mục đích đó. Hiện nay hiệu quả xã hội của hoạt động
kinh doanh được đánh giá thông qua các biện pháp xã hội của Nhà nước trong
từng thời kỳ.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có khi mâu thuẫn, có khi thống nhất với
nhau.
5


Nếu doanh nghiệp có lãi thì đời sống nhân viên được cải thiện, đồng thời
doanh nghiệp sẽ nộp ngân sách để thực hiện các mục tiêu xã hội như: Xây

dụng công trình công cộng, xoá đói giảm nghèo …. Như vậy, doanh nghiệp vừa
đạt được hiệu quả kinh doanh vừa đạt hiệu quả xã hội. Nếu doanh nghệp có hiệu quả
kinh tế kém thì cũng không đạt được hiệu quả xã hội.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ kinh doanh nhằm mục
công cộng, như là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xe bus chạy trong nội
thành.Tiền vé thu được của khách hàng không đủ để chi trả cho công nhân
viên và chi phí để duy trì các tuyến được ổn định,nhưng thành phố vẫn cho
hoạt động dù doanh nghiệp không đạt được hiệu quả kinh tế nhưng đã làm
giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông.Qua đó ta thấy doanh nghiệp đã đạt
được hiệu quả xã hội.
Tuy nhiên việc xác định hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ là tương đối .Vì có
thể chỉ tiêu phản ánh đồng thời hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì vậy, để
đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta không đánh giá hiệu quả kinh tế một
cách độc lập mà cũng xem xét cả hiệu quả xã hội.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì quá trình hoạt động kinh doanh
phải đem lại hiệu quả. Và điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất là hiệu quả
kinh tế bởi Vì có hiệu quả kinh tế thì doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển
được.
Tuy nhiên việc xác định hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ là tương đối .Vì có
thể chỉ tiêu phản ánh đồng thời hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Vì vậy, để
đánh giá hiệu quả kinh doanh người ta không đánh giá hiệu quả kinh tế một
cách độc lập mà cũng xem xét cả hiệu quả xã hội.

1.1.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh

6


Phân loại hiệu quả kinh
doanh


Căn cứ đánh

Phạm vi thời

Tính

giá

gian

lợi ích

chất

Quan

Phạm vi lợi

điểm

ích và chi

đánh giá

phí

Hiệu

Hiệu


Hiệu

Hiệu

Hiệu

Hiệu

Hiệu

Hiệu

Hiệu

Hiệu

quả

quả

quả

quả

quả

quả

quả


quả

quả

quả

ngắn

dài

kinh tế

kinh

tĩnh

động

trực

gián

hạn

hạn

xã hội

tế DN


tiếp

tiếp

thực tế theo dự
án đầu

Bảng 1.1 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
1.1.2.1 Theo căn cứ đánh giá
a, Hiệu quả thực tế: Là hiệu quả được đánh gia căn cứ vào báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh được lập hàng năm của doanh nghiệp. Hiệu
quả thực tế là cơ sở để kiểm tra hiệu quả đã được nêu trong dự án đầu tư và
để điều chính kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn
hạn.
b, Hiệu quả theo dự án đầu tư: Là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được
đánh giá căn cứ vào số liệu của dự án đầu tư. Hiệu quả theo dự án đầu tư
thường được xét cho cả quá trình từ lúc bỏ vốn để xây dụng dự án đến khi dự
án kết thúc hoạt động.
1.1.2.2 Theo phạm vi thời gian
a, Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét,
đánh giá trong khoảng thời gian ngắn: tuần, tháng, quý, năm.
7


b, Hiệu quả kinh doanh dài hạn: Là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh
giá trong khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, kế hoạch dài hạn hay
một dự án đầu tư.
1.1.2.3 Theo tính chất lợi ích
a, Hiệu quả kinh tế xã hội: Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn

lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục
tiêu xã hội thường là giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người lao động,
đảm bảo và nâng cao sức khoẻ người lao động, góp phần tăng thu ngân sách
nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước,…
b, Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp: Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực của doanh nghiệp, phản ánh mặt chất lượng của quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp thường được
gọi là hiệu quả kinh tế trong đó lợi ích được hiểu là lợi ích kinh tế đó là lợi
nhuận mà doanh nghiệp thu được.
1.1.2.4 Theo quan điểm đánh giá
a, Hiệu quả tĩnh: Là hiệu quả trong đó các số liệu tính toán được xem xét với
quan điểm tĩnh, tức là chóng không chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của
nhân tố thời gian và những nhân tố ảnh hưởng khác như lãi xuất, giá cả…
Hiệu quả tĩnh thường được dụng để tính toán hiệu quả thực tế của doanh
nghiệp trong thời gian ngắn.
b, Hiệu quả động: Là hiệu quả trong đó số liệu tính toán được xem xét với
quan điểm động, tức là chóng có thể chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của
nhân tố thời gian và những nhân tố ảnh hưởng khác. Hiệu quả động thường
được dụng để tính hiệu quả kinh tế của đầu tư theo số liệu của một dự án cho
trước.
1.1.2.5 Theo phạm vi lợi ích và chi phí
a, Hiệu quả trực tiếp: Phản ánh khái quát và cho phép kết luận hiệu quả kinh
doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc của
một bộ phận trong doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định. Đây là hiệu quả
8


phản ánh đầy đủ nhất mối quan hệ giữa lợi ích thu được và chi phí sử dụng
các nguồn lực của doanh nghiệp trong một thời kỳ xác định.
b, Hiệu quả gián tiếp: Phản ánh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh

nghiệp. Là hiệu quả chỉ đánh giá ở từng lĩnh vực hoạt động (sử dụng vốn, lao
động,…) cụ thể của doanh nghiệp. Đây là hiệu quả phản ánh quan hệ giữa lợi
ích thu được và chi phí sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp xét theo một mặt
cụ thể nào đó của lợi ích hoặc chi phí sử dụng nguồn lực.
1.1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.3.1 Chi phí trên 1 đồng (hoặc 1.000 đồng) doanh thu
Là chỉ tiêu phản ánh số chi phí doanh nghiệp phải chi ra để có 1 đồng
(hoặc 1.000đ) doanh thu thuần.
Công thức
Các khoản chi phí trong sản xuất KD
Chi phí trên 1 đồng (1.000 đồng )

=

doanh thu

Doanh thu thuần

Các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Giá vốn hàng bán.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí khác.
Ý nghĩa: chi phí trên 1 đồng (hoặc 1.000đ) doanh thu càng gần đến 1 hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp.
1.1.3.2 Lợi nhuận trên 1 đồng (hoặc 1.000đ) doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng (hoặc 1.000 đ) doanh thu thuần của
doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.


9


Công thức
Lợi nhuận
Lợi nhuận trên 1 đ (hoặc 1.000đ) doanh thu thuần =
Doanh thu thuần
Trong đó
- Lợi nhuận là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau
thuế tuỳ theo mục đích phân tích.
- Doanh thu là doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc
bao gồm cả thu nhập khác.
1.1.3.3 Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, cho biết cứ một đơn vị
vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận .
Công thức
Lợi nhuận
Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh

=
Vốn kinh doanh

Ý nghĩa: hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh càng lớn, hiệu quả kinh
doanh càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại.
1.1.3.4 Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn, tồn tại dưới hình thức
vật chất của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.
Công thức
Hệ số khả năng sinh lợi
của tài sản


Lợi nhuận sau thuế + Số lãi tiền vay phải trả
=
Tổng tài sản bình quân

10


Ý nghĩa: hệ số khả năng sinh lợi của tài sản, không phụ thuộc vào cơ
cấu vốn và cho biết cứ 1 đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh, đem lại bao
nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế và nguồn trả lãi ngân hàng.
1.1.3.5 Khả năng sinh lợi của vốn chủ sử hữu
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu, tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.
Công thức
Lợi nhuận
Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu

=
Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn, thì hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
1.1.3.6 Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn cố định
1.1.3.6.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản
xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thu được trong kỳ so với số vốn cố định
bình quân, mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ.
Công thức


Doanh thu thuần
Hiệu quả sử dụng vốn cố định

=
Vốn cố định bình quân

Ý nghĩa: cứ một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ,
sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Vốn cố định bình quân được xác định theo các công thức:
VCD= (VDK+VCK)/2
Trong đó :
11


+ V : Vốn cố định có đầu kỳ
DK
+ V : Vốn cố định có cuối kỳ
CK
+V
: Vốn cố định bình quân.
CD
1.1.3.6.2 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả
Công thức
Vốn cố định bình quân
Hiệu suất sử dụng vốn cố định

=
Doanh thu thuần


Ý nghĩa: để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp phải sử
dụng bao nhiêu đồng vốn cố định.
1.1.3.6.3 Khả năng sinh lợi của tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị nguyên giá, (hoặc giá trị còn lại) của
tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Công thức
Lợi nhuận
Hệ số khả năng sinh lợi của TSCĐ =
Nguyên giá bình quân củaTSCĐ
Ý nghĩa: khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản cố định
của doanh nghiệp càng cao và ngược lại .
1.1.3.7 Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn lưu động
1.1.3.7.1 Số vòng quay của vốn lưu động
Công thức :
L=M/V
LD
Trong đó:
+ L: số vòng quay của vốn lưu động
12


+ M: tổng mức luân chuyển của vốn lưu động (doanh thu thuần)
+V
: vốn lưu động bình quân.
LD
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân trong năm vốn lưu động quay bao
nhiêu vòng.
Vốn lưu động bình quân được xác định theo các công thức:

V
V
V
LD=( DK+ CK)/2
Trong đó :
+V
Vốn lưu động bình quân
LD :
+ V : Vốn lưu động có đầu kỳ
DK
+ V : Vốn lưu động có cuối kỳ
CK
1.1.3.7.2 Khả năng sinh lợi của tài sản lưu động
Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị vốn lưu động bình quân tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị
lợi nhuận.
Công thức
Lợi nhuận
Hệ số khả năng sinh lợi của TSLD =
Giá trị TSLĐ bình quân trong kỳ
Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của tài sản lưu động càng cao, hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
1.1.3.7.3 Mức đảm nhiệm của vốn lưu động
Công thức
Doanh thu thuần
Mức đảm nhiệm của vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Ý nghĩa: để có được một đơn vị doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh
13



doanh, thì cần phải chi bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.4.1 Các nhân tố bên trong tổ chức.
- Lực lượng lao động: Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, mặc dù khoa học
- kỹ thuật - công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Việc áp dụng
kỹ thuật sản xuất tiên tiến là điều kiện kiên quyết để tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù kỹ thuật sản xuất có hiện đại đến
đâu chăng nữa cũng do con người sáng tạo ra, nếu không có lao động sáng tạo
của con người thì sẽ không thể có được những máy móc thiết bị tiên tiến đó.
Và dù máy móc thiết bị có hiện đại đến đâu thì cũngg phải phù hợp với trình
độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng của người lao động. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của các doanh nghiệp có thể
sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và áp dụng vào quá tình sản xuất sản
phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cũngg chính lực lượng
lao động trong doanh nghiệp đã sáng tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao
với hình thức, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, phù hợp với nhu cầu, đòi hỏi
ngày càng cao của thị trường. Lực lượng lao động đã tác động trực tiếp đến
năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác của doanh
nghiệp (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu…) nên tác động trực tiếp
đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, với sự phát triển như
vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của kinh tế
tri thức đòi hỏi lực lượng lao động phải rất tinh nhuệ, có trình độ khoa học kỹ
thuật cao từ đó khẳng định vai trò, vị trí của mình trong việc nâng cao hiệu
quả

14



15

kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Trong bất kỳ một nền
sản xuất xã hội nào, con người cũng sử dụng công cụ lao động tác động vào
đối tượng lao động để tạo ra các sản phẩm hàng hoá. Quá trình phát triển sản
xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động. Sự phát triển
của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động,
tăng chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Do đó, cơ sở vật chất kỹ
thuật là nhân tố quan trọng tạo tiềm năng năng suất lao động, chất lượng và
tăng hiệu quả kinh doanh. Thực tế đã chỉ ra rằng. doanh nghiệp nào đó có
công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại và làm chủ được yếu tố kỹ
thuật thì quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và mang lại hiệu quả cao và
ngược lại. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên công nghệ
sản xuất có vai trò quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả. Đồng thời lại dễ bị lạc hậu trong thời gian ngắn, điều đó đòi hỏi các
doanh nghiệp luôn phải tìm giải pháp đầu tư Đóng đắn và có hiệu quả tạo cơ
sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhân tố quản trị doanh nghiệp: Trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn
biến động như hiện nay, nhân tố quản trị doanh nghiệp càng đóng vai trò quan
trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thành công
và có hiệu quả kinh doanh cao, quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác
định một hướng đi và chiến lược phù hợp. Mặt khác, với sự cạnh tranh khốc
liệt của kinh tế thị trường hiện nay, muốn tồn tại, muốn phát triển thì doanh
nghiệp phải thắng thế trong cạnh tranh vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị phải luôn
tạo ra các lợi thế mới về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm cũngg như tốc
độ cung ứng sản phẩm trên thị trường. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, các nhà quản trị phải biết khai thác, phân bổ và sự dụng có hiệu
15



16

quả và nguồn lực sản xuất. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh
nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị,
phụ thuộc và cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp cũngg như việc thiết
lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu ấy.
- Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin: Để thành công trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần có thông tin chính xác về tình hình thị
trường (công nghệ, đối thủ cạnh tranh, tình hình cung, cầu, giá cả hàng hoá,
nguyên nhiên vật liệu, chính sách, phong tục, tập quán …). Vì vậy thông tin
được coi là nguồn tài nguyên vô tận trong số các nguồn tài nguyên khác. Nắm
bắt được các thông tin cần thiết, biết sử lý và sử dụng các thông tin kịp thời là
điều kiện quan trọng để các nhà quản trị xác định phương hướng kinh doanh,
xây dụng chiến lược kinh doanh và đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu
quả. Nhu cầu về thông tin của các doanh nghiệp đòi hỏi phát triển mạnh mẽ
hệ thống thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau. Việc tổ chức khoa học hệ
thống thông tin vừa đáp ứng nhu cầu thông tin trong sản xuất kinh doanh, vừa
đảm bảo chi phí cho quá trình thu thập, sử lý, lưu trữ và sử dụng thông tin.
1.1.4.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
- Môi trường pháp lý: gồm luật và các văn bản dưới luật… mọi quy định pháp
luật về kinh doanh đề tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh
nghiệp cùng tham gia, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra
môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành
mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt
động kinh doanh của mình, vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo
hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn chú ý đén lợi ích
của các thàng viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình
đẳng của mọi loại hình thức doanh nghiệp, điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt

16


17

động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh; mỗi doanh nghiệp đều
phải chú ý phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật và khoa học quản trị tiên tiến để tận dụng có hiệu quả các cơ hội bên
ngoài nhằn phát triển kinh doanh.
- Kinh doanh trong cơ chế thị trường mở, các doanh nghiệp phải có
nghĩa vụ nắm chắc luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế, đồng thời phải
chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy của pháp luật. Tính nghiêm minh của
pháp luật thể hiện trong môi trường kinhh doanh thực tế ở mức độ nào cũngg
tác động mạnh đến kết quả và hiệu quả và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp. Sẽ chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường kinh doanh mà
mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật. Nếu môi trường kinh doanh không
lành mạnh thì nhiều khi kết quả và hiệu quả kinh doanh không do các yếu tố
nội lực từng doanh nghiệp quyết định, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế và làm
xãi mòn đạo đức xã hội.
- Môi trường kinh tế: Là yếu tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp như các chính sách đầu tư, chính sách phát
triển kinh tế, chính sách cơ cấu … Các chính sách vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên
hay kìm hãm sự phát triển của từng nghành, từng vùng cụ thể do đó tác động
trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các
nghành, vùng kinh tế đó. Để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh,
các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế làm tốt các công tác dự báo để điều
tiết Đóng đắn các hoạt đông đầu tư, tạo ra sự phát triển cân đối, kiểm soát và
hạn chế độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, không tạo ra sự
đối xử khác biệt giữa các doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp, xử lý
tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá đối đoái, đưa các chính

sách kinh tế phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời
kỳ, đảm bảo tính công bằng… là những vấn đề quan trọng, tác động mạnh mẽ
17


18

dẫn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh
tế.
- Các yếu tố thuộc cơ sơ hạ tầng: Như hệ thống giao thông, thông tin
liên lạc, điện, nước, sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo,… đều là
những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp và từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp chỉ có thể phát triển sản xuất trên cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại
và thuận tiện. Bên cạnh đó trình độ dân trí tác động lớn đến chất lượng của
lực lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của
doanh nghiệp. Mặt khác chất lượng của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên
trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.5 Các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh

Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không những chỉ có
những biện pháp sử dụng nguồn nhân lực bên trong hiệu quả mà còn phải
thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp, qua đó phát triển và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình.
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường là:
- Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp: Việc
đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng
tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp
cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có biện pháp phòng chống các

những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô
doanh nghiệp, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn
hạn…
- Quan tâm tới việc xây dụng và phát triển đội ngũ lao động của doanh
nghiệp: Hiệu quả của mỗi quốc gia, nghành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn
18


19

vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ
lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động
nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tích cực trong công việc
bằng các hình thức khuyến kích vật chất và tinh thần.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp: Xây
dụng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, luôn tôn trọng và
khuyến kích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động, tao ra sức mạnh tổng
hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người.
Cần tăng cường chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá cùng với những
phương án quy mô hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế quy mô giảm chi
phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, Việc tổ chức, phối hợp với
các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết
nhằm phát huy sức mạnh chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị
trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản
xuất kinh doanh: Để khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt hiệu quả
kinh doanh, để dảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp
nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản
phẩm. Muốn vậy, cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến và
vận dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phẩi không ngừng cải tiến, đầu

tư công nghệ để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
- Xây dụng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong doanh nghiệp:
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống trao đổi
và xử lý thông tin. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Điều này đòi hỏi cần phải hiện đaị hoá hệ thống trao đổi và xử lý thông tin
phục vụ không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

19


20

- Tăng cường quản trị môi trường: các khía cạnh thuộc về môi trường
kinh doanh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như: cơ chế
chính sách của nhà nước, tinh hình kinh tế thế giới, trao đổi quốc tế, hệ thống
chính trị; mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia; các tổ chức quốc tế… Vì vậy,
muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cần phải quản trị môi trường. Đó là việc
thu thập thông tin, dự đoán, ước lượng những thay đổi, bất trắc của môi trường
trong và ngoài nước, đưa ra những biện pháp đối phó nhằm giảm bớt những tác
động, những tôn thất có thể có do sự thay đổi bất trắc đó. Thậm chí, nếu dự đoán
trước được sự thay đổi môi trường ta có thể tận dụng được những thay đổi này,
biến nó thành cơ hội cho việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tăng cường mở rộng các mối quan hệ: Ngày nay, sự phụ thuộc giữa
các doanh nghiệp với thị trường và giữa các doanh nghiệp với nhau ngay càng
chặt chẽ. Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải biết tận
dụng cơ hội, hạn chế khó khăn, tránh các cạm bẫy từ môi trường và từ các đối
thủ cạnh tranh.
- Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh: Nền kinh tế thị trường
mở cửa và ngày càng hội nhập với khu vực và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời làm cho môi trường kinh doanh

của doanh nghiệp bị biến động lớn. Đặc biệt khi các hiệp định thương mại giữ
Việt nam với các nước trong khu vực và thế giới được ký kết đang ngày càng
xoá đi các rào cản thuế quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Để chống
đỡ với sự thay đổi của môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến
lược kinh doanh mang tính chủ động và tấn công. Chất lượng của hoạch định
và quản trị chiến lược tác động trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp, vị
thế cạnh tranh cũngg như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp phải dược xây dụng theo quy trình khoa học,
phải thực hiện tính linh hoạt cao, thể hiện thông qua các mục tiêu cụ thể trên
20


21

cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội và làm các đe doạ của môi trường. Trong
quá trình hoạch định chiến lược phải thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chiến
lược tổng quát và chiến lược bộ phận. Đồng thời phải chú ý đến chất lượng
của khâu triển khai thực hiện chiến lược, biến chiến lược kinh doanh thành
các chương trình, kế hoạch và chính sách kinh doanh phù hợp.

21


22

Chương 2
Thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp
khai thác và kinh doanh than Đông Triều
2.1 Đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.1 Giới thiệu khái quát về xí nghiệp


Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp khai thác và kinh doanh than Đông Triều
Tên viết tắt: Xí nghiệp than Đông Triều
Trụ sở chính tại: xã Nguyễn Huệ – Huyện Đông Triều – Tỉnh Quảng
Ninh
Điện thoại: 0333.592217 Fax: 0333.592216
Số tài khoản: 44310000000080 tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam chi nhánh tây nam Quảng Ninh
E- mail:
Ngày thành lập: 25/10/2007
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 22.03.000388 do sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp.
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng
Nguồn nhân lực : 147 cán bộ và công nhân viên.
Sứ mệnh của xí nghiệp : Xây dụng xí nghiệp sản xuất và kinh doanh than
Đông Triều trở thành 1 trong những xí nghiệp tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh
về mọi mặt , lợi nhuận ,công tác xã hội,hiệu quả kinh tế.
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Mỏ than Nguyễn Huệ thuộc xã Nguyễn Huệ - Đông Triều – Quảng
Ninh nằm chạy theo dãy núi An Biên. Toàn bộ khoáng sản khu vực đã được
khảo sát, thăm dò và thành lập bản đồ địa chất với tổng diện tích là 8km2.
a. Vị trí khu mỏ.
22


23

Ranh giới khu mỏ Nguyễn Huệ được xác định bởi:
- Phía Đông giáp xã Thuỵ An - Đông Triều.
- Phía Tây giáp xã Văn Đức- Chí Linh- Hải Dương.

- Phía Nam là tuyến sông Kênh Sắn nối với sông Kinh Thầy là điều
kiện rất thuận lợi cho công tác vận chuyển và tiêu thụ than.
- Phía Bắc là thôn Đông Mai- Nguyễn Huệ.
Khu mỏ có toạ độ địa lý:
X = 364.000 ÷ 368.000.
Y = 2332.500 ÷ 2333.500.
Khu mỏ Nguyễn Huệ nằm trên dải Đông Triều – Phả lại, cách thị trấn Đông
Triều 8 km về phía Tây và cách tỉnh Hải dương 15 km về phía Đông Bắc.
b.Tình hình kinh tế xã hội
Về phía nam khu mỏ dân cư tập trung, chủ yếu trong vùng là người
Kinh. Nghề nghiệp chủ yếu là thuần nông. Đời sống của dân khu vực trung
bình, các cơ sở hạ tầng, giao thông tương đối thuận lợi.
2.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh,sản phẩm sản
xuất.
Xí nghiệp Khai thác và Kinh doanh than Đông Triều – Công ty cổ phần
Xi Măng và xây dụng Quảng Ninh là một đơn vị trực thuộc, hạch toán độc
lập. Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không đầy đủ. Xí nghiệp có tên
gọi riêng, con dấu riêng, có tài khoản mở tại ngân hàng và kho bạc Nhà nước,
hoạt động theo điều lệ của Công ty cổ phần Xi Măng và xây dụng Quảng
Ninh và có trụ sở chính nằm ở xã Nguyễn Huệ – Huyện Đông Triều – Tỉnh
Quảng Ninh, Việt Nam.

23


24

Xí nghiệp than Đông Triều trực thuộc Công ty cổ phần xi măng và xây
dụng Quảng Ninh xí nghiệp chuyên sản xuất, chế biến than. Khai thác chế
biến và kinh doanh than các loại; Khai thác và chế biến phụ gia cho sản xuất

xi măng; Thi công xây dụng công trình dân dụng và công trình công nghiệp,
làm đường giao thông, xây lắp mặt bằng, vận tải thuỷ bộ, xuất nhập khẩu than
và các loại vật tư, xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35kv, gia công cơ
khí, lắp máy, điện nước.
2.1.1.3 Công nghệ sản xuất, quy trình kinh doanh
2.1.1.3.1 Công nghệ sản xuất
a. Lựa chọn hệ thống khai thác:
Để phù hợp với các đặc điểm và điều kiện địa chất nêu trên, đồng thời
phù hợp với năng lực của Xí nghiệp Khai thác và Kinh doanh than Đông
Triều, phương án lựa chọn Hệ thống khai thác lò dọc vỉa phân tầng áp dụng
cho khai thác điểm mỏ.
Đây là hệ thống khai thác đã và đang được các đơn vị sản xuất than
hầm lò thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam áp dụng để
khai thác các
Việc áp dụng hệ thống khai thác này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vì có
điều kiện thăm dò ngay trong quá trình đào lò chuẩn bị.
b. Thứ tự và thời gian khai thác:
Trình tự khai thác: + Việc chuẩn bị và khai thác dựa trên nguyên tắc
chọn khu vực có chiều dầy ổn định, điều kiện khai thác thuận lợi để khai thác
trước.
+ Khoảng cách trung bình giữa các vỉa: 34 đến 40 m là khá gần nhau, nên
việc chuẩn bị và khai thác theo trình tự sau:
-

Trong cùng một khu tiến hành khai thác vỉa trên trước, vỉa dưới sau.
24


25
-


Chọn khu I để chuẩn bị và khai thác trước (khu cánh Tây) và khai thác khu II
( khu cánh Đông ) sau.
+ Công xuất khai thác trung bình dự kiến là 5.000 - 10.000 t/tháng, một
năm là 60.000 đến 120.000 tấn/ năm. Thời gian khai thác là 12 năm.
+ Tổng thời gian đào lò và khai thác: 15 năm.
2.1.1.3.2 Quy trình khai thác
+ Hệ thống khai thác theo công nghệ phá nổ phân tầng, trình tự đào
khấu như sau:
a/ Công tác chuẩn bị:
- Trong khu vực tầng khai thác được chia thành các cột, chiều dài mỗi
cột theo phương từ 60 - 80 m. Tại biên giới của khu, đào chống thựơng khai
thác đầu tiên. Thượng khai thác có độ dốc < 40 0, thựợng đào bám trụ, chống
vì chống gỗ mộng cằm Sđ = 6,5m2, đánh khuôn vuông tăng cường, đánh bích
hạ dầm tạo bậc đi lại. Khi đào chống thượng bục nên lò dọc vỉa thông gió,
tiến hành đào chống các dọc vỉa phân tầng thượng số 1 và tiến hành đào
thựợng khai thác số 2, 3.
- Đào các lò dọc vỉa phân tầng từ thượng vận chuyển: Trong mỗi thượng khai
thác được chia ra thành các phân tầng khai thác bằng các lò dọc vỉa phân tầng,
chiều cao phân tầng 6 - 8 m. Được đào tuần tự từ trên xuống dưới quay vào
phía trong, các đường lò dọc vỉa phân tầng đào bám trụ triệt để khống chế độ
dốc ra 120 ÷ 150, chống bằng gỗ hình thang mộng cằm Sđ = 6,5 m2. Khi khấu
lò DVPT còn cách mép thượng vận chuyển 5 m thì dõng xếp 2 bộ cũi tại điểm
dõng ở lò dọc vỉa phân tầng để bảo vệ thượng vận chuyển. Lò dọc vỉa phân
tầng đào cách thượng phía trong một khoảng 5m thì dõng đào, cược gương
đảm bảo chắc chắn khi dõng. Các thượng khi đào khấu cách lò dọc vỉa vận tải
8 m thì dõng xếp 1 bộ cũi khi dõng để bảo vệ lò dọc vỉa.
b/ Công tác khấu than:
25



×