Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.66 KB, 12 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm
1.1.1. Quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế
Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên góc độ khác nhau để
xem xét. Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa
kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được nó. Trên góc độ này mà xem xét thì
phạm trù hiệu quả có thể đồng nhất. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay
thấp là phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong các
doanh nghiệp.
Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng lẻ để xem xét hiệu quả là thể
hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Cũng giống như một số chỉ tiêu khác, hiệu quả là một chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất
kinh doanh, đồng thời là một phạm trù sản xuất kích thích gắn liền với sản
xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt hiệu quả
cao hay thấp. Biểu hiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản của lợi ích
là “tiền”. Vấn đề cơ bản trong lĩnh vực quản lý là phải biết kết hợp hài hoà giữa
lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích địa phương và lợi ích trung
ương, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa là một phạm trù cụ thể, vừa là một
phạm trù trừu tượng. Nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải
định lượng thành các chỉ tiêu, con số để tính toán so sánh. Nếu là phạm trù
trừu tượng phải được định lượng thành các chỉ tiêu con số để tính toán, so
sánh. Nếu là phạm trù trừu tượng phải được định tính thành mức độ quan
trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng
phạm trù hiệu quả là kiến thức thường trực của mọi cán bộ quản lý, được ứng
dụng rộng rãi vào mọi khâu, mọi bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong thực tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được
trong các trường hợp sau.
- Kết quả tăng, chi phí giảm.


- Kết quả tăng, chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc
độ tăng của sản xuất kinh doanh.
Thông thường thì mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tối
thiểu nhất là các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều
kiện tối thiểu nhất là các doanh nghiệp phải tạo ra thu nhập về tiêu thụ hàng
hoấ để bù đắp chi phí đã đưa ra để sản xuất hàng hoá đó. Còn mục tiêu phát
triển của doanh nghiệp đòi hỏi quá trình sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo bù
đắp chi phí đã bỏ ra vừa có tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng.
Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng
cao hiệu quả sản xuất. Đây là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm hiệu quả kinh tế (hiệu quả sản xuất kinh doanh)
Từ trước tới nay, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau
về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất
ra tức là giá trị sử dụng của nó (hoặc là doanh thu và lợi nhuận thu
được sau quá trình kinh doanh) quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả và
mục tiêu kinh doanh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua
nhịp độ tăng của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này là phiến diện, chỉ
đứng trên mức độ biến động theo thời gian.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và tăng kết
quả. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu
quả kinh tế.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh đưa được ra đều chỉ mối liên hệ giữa kết
quả đạt được và chi phí đầu vào ở những khía cạnh khác nhau. Song ta
chỉ có thể khái quát hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau:
“ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực như lao động, vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.
. . để đạt được các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã xác định”.
1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế

Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là hiệu quả lao động xã
hội, nó được xác định thông qua mối tương quan giữa kết quả hữu ích cuối
cùng thu được và lượng hao phí lao động xã hội. Hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về không gian và thời
gian trong mối liên hệ hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu
quả bao gồm hiệu quả sản xuất và hiệu quả xã hội.
Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai
đoạn, từng thời kỳ tiếp theo. Điều đó đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp không
vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Trong thực tế, nhiều doanh
nghiệp đã đạt kết quả cao khi khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi
trường và cả người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp này lại vi phạm pháp luật như trốn thuế, nhập những hàng
cấm mà nhà nước không cho phép. . . làm ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của xã
hội.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp đó không
thể coi tăng thu giảm chi là một việc làm có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp đó cắt
giảm chi tiêu một cách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc trong việc cải tạo môi trường
tự nhiên, đổi mới kỹ thuật, nâng cao trình độ người lao động. Mặt khác doanh
nghiệp đó cũng không thể coi là hoạt động có hiệu quả lâu dài được khi phá bỏ
hợp đồng với một khách hàng tín nhiệm để chạy theo một hợp đồng khác
mang lại lợi nhuận hơn nhưng lại không ổn định.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể coi là đạt được một cách toàn diện
khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả không ảnh hưởng
đến hiệu quả chung. Nói cách khác, trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân hiệu
quả cao mà các doanh nghiệp đạt được sẽ là chưa đủ, hiệu quả đó cần phải tác
động đến xã hội mang lại lợi ích đúng đắn cho xã hội. Đây chính là nét đặc
trưng riêng thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường.
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu

quả sản xuất kinh doanh vì mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp luôn là
tìm kiếm lợi nhuận để bù đắp chi phí sản xuất, tránh những rủi ro gặp phải và
để tồn tại phát triển. Nếu không có lợi nhuận doanh nghiệp không thể trả công
cho người lao động, duy trì việc làm lâu dài cũng không thể cung cấp hàng hoá
lâu dài cho khách hàng và cộng đồng. Đồng thời xu thế nền kinh tế của các
nước hiện đại là mở cửa và hội nhập, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng
nhiều, nhận thức nhu cầu ngày càng cao và đa dạng. Điều này buộc các doanh
nghiệp muốn tồn tại phải không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến
sản phẩm và dịch vụ, cung cấp ngày càng phong phú đa dạng. Như vậy các
doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vì những lí do sau:
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt thì
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể làm
tăng khả năng cạnh tranh đứng vững của doanh nghiệp trên thị trường.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao doanh nghiệp càng có khả năng
mở rộng vốn kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị máy móc hiện đại,
tăng phạm vi quy mô kinh doanh bằng đồng vốn của mình, thực hiện văn
minh thương nghiệp. Ngược lại nếu một doanh nghiệp không biết nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì tới lúc nào đó doanh nghiệp sẽ bị
đào thải trước quy luật cạnh tranh của thị trường.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần giải quyết mối quan hệ
tập thể, nhà nước và người lao động. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh làm lợi thu được sau quá trình sản xuất kinh doanh tăng, quỹ
phúc lợi tập thể được nâng lên đời sống người lao động từng bứơc được
cải thiện, nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước tăng.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một yêu cầu của quy luật tiết
kiệm. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và quy luật tiết kiệm có mối quan hệ
mật thiết với nhau, đó là hai mặt của một vấn đề. Thực hiện tiết kiệm là
một biện pháp để có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại, việc
đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chứng minh doanh nghiệp đã thực

hiện được nguyên tắc tiết kiệm bởi vì hiệu quả sản xuất kinh doanh là
một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ chi phí trong một đơn vị, kết quả
hữu ích trong một thời kỳ. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có
hiệu quả thì số chi phí bỏ ra sẽ ít hơn so với doanh nghiệp sản xuất
không hiệu quả. Do vậy, muốn tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh
doanh doanh nghiệp nhất thiết phải nâng cao được hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Tóm lại, hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi như là một trong những
công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính
toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho biết việc sản xuất đạt
được ở trình độ nào mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích và tìm ra các
nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương tiện: Tăng kết
quả sản xuất và giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2. Ý nghĩa
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện khan hiếm các
nguồn lực như hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nói

×