Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

“Xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.34 MB, 208 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM THU THỦY

XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NHTMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2017


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
Phương pháp nghiên cứu............................................................................................4
Kết cấu của luận án.....................................................................................................5
Những đóng góp mới của luận án...............................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài...................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về lợi thế cạnh tranh của các NHTM trên thị
trường bán lẻ ........................................................................................................... 7
1.1.2. Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước .......................................... 14


1.1.3. Những khoảng trống lý luận và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................ 15
1.2. Khung lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ............................ 16
1.2.1. Khung lý luận của luận án............................................................................ 16
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu chính của luận án........................................... 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ............ 29
2.1. Thị trường ngân hàng bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân
hàng thương mại .................................................................................................. 29
2.1.1. Quan niệm và đặc điểm của thị trường ngân hàng bán lẻ.............................. 29
2.1.2. Danh mục sản phẩm ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại ..................... 33
2.2. Xây dựng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thị trường bán lẻ 36
2.2.1. Lợi thế cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thị trường bán lẻ................... 36
2.2.2. Xây dựng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên thị trường bán lẻ..... 45
2.2.3. Tiêu chí đánh giá việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng thương mại
trên thị trường bán lẻ ............................................................................................... 51

iii


2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên
thị trường ngân hàng bán lẻ ................................................................................... 59
2.3. Kinh nghiệm xây dựng lợi thế cạnh tranh của một số ngân hàng thương
mại nước ngoài và bài học đối với NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam . 62
2.3.1. Kinh nghiệm xây dựng lợi thế cạnh tranh của một số ngân hàng thương
mại nước ngoài ...................................................................................................... 62
2.3.2. Bài học đối với NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ........................... 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 74
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
NHTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG

BÁN LẺ ................................................................................................................ 75
3.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam... 75
3.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam ..................... 75
3.1.2. Khái quát tình hình kinh doanh của NHTMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam .............................................................................................................. 76
3.2. Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ của NHTMCP Đầu tư & Phát
triển Việt Nam .................................................................................................... 81
3.2.1. Mô hình tổ chức kinh doanh ngân hàng bán lẻ của NH TMCP Đầu tư &
Phát triển Việt Nam ............................................................................................... 81
3.2.2. Kết quả kinh doanh ngân hàng bán lẻ của NHTMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam ............................................................................................................... 83
3.3. Thực trạng xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ ................................................................ 88
3.3.1. Lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thể hiện
qua các kết quả tài chính ........................................................................................ 88
3.3.2. Lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thể hiện qua
các đánh giá của khách hàng................................................................................ 102
3.3.3. Các nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam trên thị trường ngân hàng bán lẻ .......................................................... 105
3.3.4. Cách thức NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh 114

iv


3.4. Đánh giá chung về xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và phát
triển Việt nam trên thị trường bán lẻ .................................................................. 120
3.4.1. Các kết quả đạt được.................................................................................. 120
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 121
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 126
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA

NHTMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG
BÁN LẺ .............................................................................................................. 127
4.1. Định hướng và các mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ....................................................... 127
4.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam ............................................................................................. 127
4.1.2. Các mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam ........................................................................................ 127
4.1.3. Phân tích SWOT đối với NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị
trường bán lẻ ....................................................................................................... 129
4.2. Giải pháp xây dựng lợi thế cạnh tranh cho NH TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ. ............................................................. 132
4.2.1. Xây dựng chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường ngân hàng bán lẻ .. 132
4.2.2. Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo hướng "cá nhân hóa"
và tăng tính tiện ích ............................................................................................. 136
4.2.3. Tạo lợi thế cạnh tranh bằng các sản phẩm ngân hàng bán lẻ dẫn đầu.......... 142
4.2.4. Xây dựng trải nghiệm dịch vụ khách hàng vượt trội................................... 148
4.2.5. Xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng toàn diện ............................. 154
4.2.6. Tái định vị thương hiệu BIDV tập trung vào các lợi thế cạnh tranh của
ngân hàng trên thị trường bán lẻ .......................................................................... 158
4.2.7. Xây dựng các nguồn lực cốt lõi nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
bán lẻ................................................................................................................... 161
4.3. Một số kiến nghị.......................................................................................... 165
4.3.1. Đối với Nhà nước ...................................................................................... 165

v


4.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước ...................................................................... 166
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 168

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 171
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hoạt động kinh doanh bán lẻ của các NHTM Việt Nam .................. PL/1
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát khách hàng cá nhân và kết quả cronbach anpha của các
thang đo.................................................................................................................PL/4
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn các cấp lãnh đạo NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam .................................................................................................................. PL/8
Phụ lục 4: Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam ...... PL/10
Phụ lục 5: Hiệu quả sử dụng nguồn lực trong kinh doanh ngân hàng bán lẻ của các
NHTM Việt Nam ............................................................................................ PL/12
Phụ lục 6: So sánh lãi suất và phí của các NHTM Việt Nam........................... PL/15

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu về xây dựng LTCT trên thị trường NHBL ............... 11
Bảng 3.1: Tăng trưởng huy động vốn của BIDV giai đoạn 2013-2015 ........................... 77
Bảng 3.2.: Tăng trưởng dư nợ tại BIDV trong giai đoạn từ 2013-2015........................... 78
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2013 – 2015 ................... 80
Bảng 3.4.: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của BIDV từ năm 2013 đến năm 2015 ....... 81
Bảng 3.5: Doanh số hoạt động ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2013-2015 .......................... 84
Bảng 3.6: Thu phí dịch vụ ròng và Thu nhập ròng từ hoạt động ngân hàng bán lẻ......... 88
Bảng 3.7: Mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam qua hệ số
HHI và CR4......................................................................................................................... 89
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu tài chính và định giá cổ phiếu của các NHTM Việt Nam ...... 97
Bảng 3.9: Đánh giá chung của KH về các yếu tố cạnh tranh và cảm nhận của KH về
LTCT của NH TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam....................................................... 98
Bảng 3.10: Mức độ hài lòng và mức độ trung thành của khách hàng với NHTMCP Đầu

tư và Phát triển Việt Nam .................................................................................................105
Bảng 3.11: Hiệu quả sử dụng nguồn lực trong phát triển kinh doanh NHBL của các
NHTM Việt Nam năm 2015.............................................................................................112
Bảng 3.12: Giá trị tối ưu cho các biến số kết quả- nguồn lực của BIDV năm 2015.....113
Bảng 4.1: Phân tích SWOT của NH TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam trên thị
trường bán lẻ......................................................................................................................130

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Ứng dụng lý thuyết Thẻ điểm cân bằng để đánh giá lợi thế cạnh
tranh của ngân hàng thương mại .................................................................................. 17
Hình 1.2: Nội dung khảo sát đánh giá của KH về LTCT của NH.............................. 20
Hình 1.3: Thống kê mẫu nghiên cứu theo số lượng sản phẩm, dịch vụ của BIDV
mà KH đã hoặc đang sử dụng ......................................................................................... 22
Hình 1.4: Thống kê mẫu nghiên cứu theo Số lượng NH mà KH có giao dịch trong
2 năm gần đây .................................................................................................................... 22
Hình 1.5: Thống kê mẫu nghiên cứu theo thu nhập ..................................................... 23
Hình 1.6: Thống kê mẫu nghiên cứu theo độ tuổi ........................................................ 23
Hình 1.7: Mô tả mẫu nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn sâu các lãnh đạo
phụ trách bán lẻ của BIDV ............................................................................................... 24
Hình 1.8: Tóm lược mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chính của
luận án.......................................................................................................................27
Hình 2.1: Khác biệt hóa chiến lược truyền thông của các NHTM ............................. 43
Hình 2.2: Khác biệt hóa yếu tố hữu hình của các NHTM ........................................... 44
Hình 2.3: Phân tích bên ngoài và bên trong để tìm ra LTCT của NH ....................... 49
Hình 2.4: Quy trình xây dựng LTCT của NHTM ........................................................ 51
Hình 2.5: Chi nhánh kiểu mẫu của ngân hàng Citibank, dựa trên concept về "ngân
hàng thông minh- smart banking" ................................................................................... 64

Hình 2.6: Các lợi thế cạnh tranh của ngân hàng Citibank ........................................... 64
Hình 2.7: Các lợi thế cạnh tranh của NH UBS Thụy Sĩ .............................................. 67
Hình 2.8: Chiến lược truyền thông về lợi thế cạnh tranh của NH Nab- Australia ... 69
Hình 2.9: Một số hình ảnh trong chiến lược truyền thông về lợi thế cạnh tranh
của NH Nab- Australia ..................................................................................................... 70
Hình 2.10: Các lợi thế cạnh tranh của NH Nab- Australia.......................................... 70
Hình 3.1: Cơ cấu nguồn vốn của BIDV năm 2014 và 2015 ....................................... 77
Hình 3.2: Cơ cấu dư nợ của BIDV năm 2013 và 2015................................................ 79
Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Hội sở chính ...... 82

viii


Hình 3.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ tại các chi nhánh ..... 83
Hình 3.5: Tỷ trọng tiền gửi khách hàng cá nhân trên tổng tiền gửi khách hàng
của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2015 ............................................................ 85
Hình 3.6: Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ tín dụng của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 2013-2015........................................................................................ 86
Hình 3.7: Số dư tiền gửi KH cá nhân của các NHTM Việt Nam ............................... 90
Hình 3.8: Dư nợ cho vay KH cá nhân của các NHTM Việt Nam .............................. 90
Hình 3.9: Tốc độ tăng trưởng bán lẻ bình quân giai đoạn 2013-2015 của các
NHTM Việt Nam............................................................................................................... 91
Hình 3.10: Quy mô, tốc độ tăng trưởng bán lẻ của các NHTM trên thị trường
NHBL Việt Nam năm 2015 ............................................................................................. 92
Hình 3.11: Quy mô, tốc độ tăng trưởng bán lẻ của các NHTM trên thị trường
NHBL Việt Nam năm 2014 ............................................................................................. 92
Hình 3.12: Quy mô, tốc độ tăng trưởng bán lẻ của các NHTM trên thị trường
NHBL Việt Nam năm 2013 ............................................................................................. 93
Hình 3.13: Tỷ lệ ROA của các NHTMCP Việt Nam .................................................. 94
Hình 3.14: Tỷ lệ ROE của các NHTMCP Việt Nam ................................................... 95

Hình 3.15: Hệ số chi phí hoạt động/ thu nhập của các NHTM Việt Nam ................ 95
Hình 3.16. Hệ số NIM của các NHTM Việt Nam ........................................................ 96
Hình 3.17: Biến động giá cổ phiếu BIDV so với các ĐTCT trên thị trường ............ 96
Hình 3.18: Đánh giá tổng thể của KH về các LTCT của NHTMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ ..................................................................... 99
Hình 3.19: Đánh giá của KH về các yếu tố tạo LTCT của NH TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trên thị trường ngân hàng bán lẻ ................................................ 100
Hình 3.20: Mức độ hài lòng và mức độ trung thành của KH đối với NH TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam....................................................................................... 104
Hình 3.21: Số lượng các chi nhánh và Phòng giao dịch của các NHTM Việt Nam
năm 2013- 2015 ............................................................................................................... 106
Hình 3.22: Số lượng nhân sự của các NHTM Việt Nam năm 2013- 2015 ............. 107

ix


Hình 3.23: Năng suất huy động vốn dân cư của điểm giao dịch các NHTM
Việt Nam năm 2013- 2015 ............................................................................................. 108
Hình 3.24: Năng suất tín dụng bán lẻ của điểm giao dịch các NHTM Việt Nam
năm 2013- 2015 ............................................................................................................... 108
Hình 3.25: Năng suất kinh doanh NHBL của nhân viên NHTM Việt Nam ........... 109
năm 2015 .......................................................................................................................... 109
Hình 3.26: Đánh giá giá trị thương hiệu của các NHTM năm 2012 của công ty tư
vấn AC Nielsen ................................................................................................................ 110
Hình 3.27: Điểm số uy tín của các NHTM trên truyền thông từ tháng 7/2014 đến
tháng 6/2015 ..................................................................................................................... 111
Hình 3.28: Đánh giá của các cấp lãnh đạo phụ trách bán lẻ của BIDV về lợi thế
cạnh tranh của NH ........................................................................................................... 119
Hình 3.29: Tóm lược đánh giá về lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ ................................................................... 125

Hình 4.1: Chiến lược xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường NHBL của BIDV ... 136
Hình 4.2: Màn hình chuyển tiền qua internet banking của BIDV............................ 153

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
STT

Ký hiệu

Nghĩa

1

ABBank

NHTMCP An Bình

2

ACB

NHTMCP Á Châu

3

Agribank

NH Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Việt Nam


4

BIDV

NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

5

BSMS

Dịch vụ NH qua tin nhắn của BIDV

6

BCTN

Báo cáo thường niên

7

CBNV

Cán bộ nhân viên

8

CKĐT

Chứng khoán đầu tư


9

CP

Chính phủ

10

DN

Doanh nghiệp

11

DVBL

Dịch vụ bán lẻ

12

ĐTB

Điểm trung bình

13

ĐLC

Độ lệch chuẩn


14

ĐTCT

Đối thủ cạnh tranh

15

Eximbank

NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

16

GTCG

Giấy tờ có giá

17

HDBank

NHTMCP Phát triển Nhà

18

HĐV

Huy động vốn


19

HĐVBL

Huy động vốn bán lẻ

20

HSC

Hội sở chính

21

IBMB

Internet banking, Moblie banking

22

KD

Kinh doanh

23

KH

Khách hàng


24

KHCN

Khách hàng cá nhân

25

LN

Lợi nhuận

26

LietvietPost Bank

NHTMCP Tiết Kiệm Bưu Điện

27

LTCT

Lợi thế cạnh tranh

28

Maritime

NHTMCP Hàng Hải


xi


29

MB

NHTMCP Quân Đội

30

NamA bank

NHTMCP Nam Á

31

NC

Nghiên cứu

32

NCS

Nghiên cứu sinh

33


NH

Ngân hàng

34

NHBL

Ngân hàng bán lẻ

35

NHĐT

Ngân hàng điện tử

36

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

37

NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net Interest Margin)

38


PG bank

NHTMCP Dầu khí

39

Pvcombank

NHTMCP Đại chúng

40

QHKH

Quan hệ khách hàng

41

QLRR

Quản lý rủi ro

42

Sacombank

NHTMCP Thương Tín

43


SCB

NHTMCP Sài Gòn

44

Seabank

NHTMCP Đông Á

45

SHB

NHTMCP Sài Gòn Hà Nội

46

SPDV

Sản phẩm dịch vụ

47

TCNH

Tài chính ngân hàng

48


TCTC

Tổ chức tài chính

49

TDBL

Tín dụng bán lẻ

50

Techcombank

NHTMCP Kỹ thương Việt Nam

51

TPB

NHTMCP Tiên Phong

52

VCB

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

53


VIB

NHTMCP Quốc Tế

54

Vietinbank

NHTMCP Công thương Việt Nam

55

VN

Việt Nam

56

VPBank

NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng

57

WU

Western Union

xii



LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, một doanh nghiệp không thể
tồn tại và phát triển nếu thiếu chiến lược cạnh tranh. Micheal Porter, một trong 50
bộ óc quản trị vĩ đại nhất thế giới, cho rằng "chiến lược cạnh tranh là trở nên khác
biệt" [70]. Bruce Henderson, nhà sáng lập tập đoàn tư vấn BCG (Boston Consulting
Group), cho rằng "chiến lược là nghiên cứu thận trọng cho một kế hoạch hành động
phát triển lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh và điều chỉnh nó" [57]. Theo Grant,
một học giả nổi tiếng người Anh, "chiến lược kinh doanh là tất cả về lợi thế cạnh
tranh" [52]. Hay Jack Welch, CEO của tập đoàn GE đã nhấn mạnh "nếu bạn
không có lợi thế cạnh tranh, thì đừng cạnh tranh" [80]. Như vậy, có thể thấy lợi
thế cạnh tranh là nền tảng cốt lõi để cạnh tranh hiệu quả. Mục tiêu của một chiến
lược kinh doanh tốt là phải xây dựng và khai thác được các lợi thế cạnh tranh bền
vững của doanh nghiệp trên thị trường.
Xây dựng lợi thế cạnh tranh được hiểu là khả năng tạo dựng, phát triển và
khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh nhằm giúp doanh nghiệp đạt được các
thành công vượt trội hơn trên thị trường. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung tìm
hiểu các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh, cũng như làm thế nào để xây dựng được lợi
thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu tổng thể và toàn diện
về cách thức hiệu quả nhất để xây dựng lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại trên thị trường bán lẻ- thị trường được nhận định là đang thay đổi rất
nhanh chóng. Theo Brett King, "nhà cải cách của năm 2012", đồng thời là nhà sáng
lập ngân hàng Movenbank, có hai nguy cơ lớn đối với các ngân hàng bán lẻ hiện
nay. Thứ nhất là hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi. Thứ hai là sự gia tăng
nhanh chóng của các nhà cung ứng dịch vụ tài chính bán lẻ phi ngân hàng. Hệ quả
là một bộ phận đang gia tăng người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính phi ngân
hàng. Đáng lo ngại là nhóm này đang bao gồm ngày càng nhiều các chuyên gia về
công nghệ, những người có thu nhập, trình độ và uy tín tín dụng cao [1]. Rõ ràng là
các lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng bán lẻ cũng đang thay đổi. Nếu như hiện


1


tại, các ngân hàng tự hào vì có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và cho rằng đó là lợi
thế cạnh tranh chủ yếu, thì trong tương lai, đó có thể không còn là lợi thế.
Thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh của 43
NHTM (bao gồm các NHTM Nhà nước, NHTMCP có sở hữu Nhà nước, NHTMCP
tư nhân, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài), hơn 40 chi nhánh NHTM nước
ngoài tại Việt Nam và nhiều công ty tài chính tiêu dùng, công ty Công nghệ tài
chính (Fintech)... Theo nghiên cứu của các công ty tư vấn, KH cá nhân và hộ gia
đình Việt Nam có khả năng tài chính tốt hơn, họ cởi mở hơn nhưng cũng yêu cầu
cao hơn với dịch vụ ngân hàng, và lòng trung thành của KH ngày càng giảm.
Những đặc trưng này khiến việc xây dựng các lợi thế cạnh tranh bền vững và duy trì
lợi thế cạnh tranh cho các dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng trở nên khó khăn
hơn. Nhận định của Micheal Porter (2011) về thị trường NHBL Việt Nam là các
ngân hàng thương mại (NHTM) giống nhau từ định hướng, chiến lược, sản phẩm
dịch vụ, công nghệ, cách thức phân phối đến các chương trình quảng cáo khuyến
mại… Việc không tạo ra được các lợi thế cạnh tranh nổi bật sẽ hạn chế các ngân
hàng vươn đến một vị thế cạnh tranh cao hơn, đặc biệt khi thị trường ngân hàng
Việt Nam hội nhập sâu với thị trường tài chính thế giới [17].
Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV), với 60 năm lịch sử hình thành và phát triển, đã xây dựng được cho mình
một uy tín và vị trí vững chắc trên thị trường. Trong chiến lược phát triển giai đoạn
2006-2010, NH đã có định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ bên cạnh
thị trường bán buôn truyền thống. Giai đoạn 2015-2020, BIDV đang đặt mục tiêu
trở thành một trong 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, tiến tới trở thành
ngân hàng có tầm cỡ khu vực vào năm 2030. BIDV đã đạt được một số kết quả
đáng chú ý trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ như đạt quy mô và
thị phần lớn thứ 2 trên thị trường, hoạt động ngân hàng bán lẻ của NH đã thay đổi

một cách đồng bộ từ định hướng, chiến lược, cơ chế chính sách đến mô hình triển
khai hoạt động... Bên cạnh đó, NH vẫn còn một số điểm hạn chế như chất lượng
dịch vụ không đồng đều, các giá trị khác biệt của ngân hàng chưa được khách hàng

2


trải nghiệm và cảm nhận rõ ràng, số sản phẩm một khách hàng sử dụng còn thấp
cũng như tỷ lệ khách hàng trung thành chưa cao, sự tăng trưởng doanh số và thị
phần bán lẻ chưa thực sự bền vững và chưa xứng với tiềm năng của ngân hàng...
Với bối cảnh cạnh tranh gay gắt và các thay đổi nhanh chóng trong hành vi của
khách hàng, nếu NH không xây dựng và khai thác được các lợi thế cạnh tranh
vượt trội và bền vững, thì NH khó có thể duy trì được sự phát triển vượt bậc
cũng như đạt được vị thế cạnh tranh hàng đầu trên thị trường ngân hàng bán lẻ
trong tương lai.
Từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Xây dựng lợi thế cạnh tranh của
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ” làm đề tài luận
án tiến sĩ. Đề tài hi vọng có những đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Luận án tập trung nghiên cứu về LTCT của NHTM trên thị trường NHBL
Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu này, luận án sẽ có các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể sau:
- Hệ thống, phân tích, luận giải và làm rõ cơ sở luận của việc xây dựng
LTCT của NHTM trên thị trường NHBL. Nghiên cứu sẽ làm rõ sự cần thiết phải
xây dựng LTCT trong hoạt động kinh doanh NHBL, phân tích những LTCT nào là
có giá trị trên thị trường bán lẻ, nguồn hình thành LTCT cho NHTM cũng như quy
trình xây dựng LTCT cho NHTM trên thị trường bán lẻ. Quan trọng nhất, luận án sẽ
phát triển khung lý luận và các tiêu chí để đánh giá toàn diện việc xây dựng LTCT
của một NHTM trên thị trường NHBL.

- Đánh giá thực trạng xây dựng LTCT của NHTM trên thị trường bán lẻ, lấy
hoạt động kinh doanh NHBL của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
giai đoạn 2013-2015 làm đối tượng đánh giá. Thông qua phân tích, so sánh vị thế cạnh
tranh hiện tại của BIDV với các NHTM khác trên thị trường, luận án đánh giá toàn
diện việc xây dựng LTCT của BIDV trên thị trường bán lẻ, sử dụng khung lý thuyết
Balance score card. Tìm ra các kết quả đạt được, các tồn tại và nguyên nhân trong việc
xây dựng LTCT của BIDV trên thị trường NHBL.

3


- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm xây dựng, củng cố các LTCT của
BIDV trên thị trường bán lẻ. Luận án tính toán các chỉ số để đánh giá mức độ cạnh
tranh trên thị trường NHBL của Việt Nam, đồng thời phân tích các cơ hội và thách thức
của thị trường, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng LTCT
của BIDV trên thị trường bán lẻ tại thời điểm hiện tại và trong tương lai.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là xây dựng LTCT trên thị trường NHBL.
Xây dựng LTCT không có nghĩa là tạo ra những LTCT chưa có, mà bao gồm cả các
cách thức khai thác LTCT, duy trì, phát triển và hoàn thiện LTCT trong ngắn hạn và
dài hạn.
Phạm vi nghiên cứu là việc xây dựng LTCT của BIDV trên thị trường
NHBL. Trong đó, luận án tập trung vào LTCT của dịch vụ NH dành cho KH cá
nhân và hộ gia đình của BIDV trong giai đoạn từ 2012 đến 2015 trên cơ sở so sánh
với các NHTM khác trên thị trường. Số lượng các NHTM được xem xét, phân tích
trong các mô hình định lượng là 22 NH có quy mô vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường
Việt Nam (ngoài NH BIDV còn có 3 NHNHTM Nhà nước và NHTMCP Nhà nước
nắm cổ phần chi phối, 18 NHTMCP tư nhân), thời kỳ nghiên cứu là từ 2012 đến
2015.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với trọng tâm là nghiên cứu cách thức xây dựng LTCT trong kinh doanh
NHBL của NH BIDV, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu đinh
tính và định lượng, bao gồm:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, được sử dụng trong
các nghiên cứu khoa học nói chung.
- Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. Luận án có
nghiên cứu hoạt động NHBL của 22 NHTM có quy mô bán lẻ lớn nhất trên thị
trường Việt Nam trong giai đoạn năm 2012- 2015 để làm cơ sở so sánh, rút ra kết
luận về LTCT của NH BIDV.
- Phương pháp điều tra trực tiếp các KH cá nhân, hộ gia đình đã hoặc đang
sử dụng dịch vụ của BIDV. Luận án có điều tra bằng bảng hỏi tới 178 KH đã và

4


đang sử dụng dịch vụ NHBL của BIDV để nghiên cứu về các LTCT của BIDV
trong cảm nhận của KH.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Luận án đã thực hiện phỏng vấn sâu
20 lãnh đạo BIDV, bao gồm Ban điều hành, các lãnh đạo khối NHBL, các giám đốc
chi nhánh, giám đốc phòng giao dịch của NH để đánh giá cách thức BIDV tạo ra
LTCT. Ngoài ra, luận án cũng phỏng vấn các chuyên gia là các nhà nghiên cứu
thuộc cùng lĩnh vực, các nhà quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực NHBL.
- Phương pháp phân tích định lượng, sử dụng mô hình phân tích bao dữ liệu
chuẩn (DEA- Data Envelopment Analysis) để làm rõ hiệu quả sử dụng các nguồn
lực đến các kết quả kinh doanh NHBL của NH BIDV, qua đó xác định các LTCT
mà BIDV có thể khai thác.
- Nguồn số liệu được sử dụng trong các phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu thu
thập được trong các báo cáo của các NHTM Việt Nam thời kỳ 2012-2015, số liệu
từ điểu tra, phỏng vấn và số liệu từ các nguồn thứ cấp.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Luận án ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở luận về xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTM trên thị
trường bán lẻ.
Chương 3: Thực trạng xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ.
Chương 4: Giải pháp xây dựng lợi thế cạnh tranh của NHTMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam trên thị trường bán lẻ.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã hệ thống hóa, luận giải các nội dung về xây dựng LTCT của
NHTM trên thị trường NHBL. Dựa trên các nghiên cứu về LTCT của DN, luận án
đã hệ thống hóa, luận giải các nội dung bao gồm khái niệm LTCT, lợi ích của
LTCT, nguồn hình thành LTCT, các yếu tố tạo LTCT... phù hợp với đặc điểm của
NHTM và hoạt động kinh doanh trên thị trường NHBL của NHTM.

5


- Luận án đã đưa ra quan điểm về xây dựng LTCT, cụ thể hóa quy trình xây
dựng LTCT cho NHTM trên thị trường NHBL. Đặc biệt, luận án đã ứng dụng
khung lý thuyết về thẻ điểm cân bằng để xây dựng một hệ thống đánh giá việc xây
dựng LTCT của NHTM dựa trên 4 nhóm tiêu chí, bao gồm cả các tiêu chí về thành
quả cạnh tranh và các tiêu chí về cách thức và tiềm năng tạo LTCT. Đây được xem
là nội dung mới nổi bật, góp phần thu hẹp khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận.
- Luận án đã sử dụng 4 nhóm tiêu chí để đánh giá khá toàn diện và đầy đủ
việc xây dựng LTCT của NH BIDV trong giai đoạn 2013-2015 với các số liệu cập
nhật và đáng tin cậy từ 22 NHTM Việt Nam, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng. Đây cũng là điểm mới chưa có một công trình nghiên
cứu nào thực hiện được trong giai đoạn nghiên cứu.

- Luận án đã đề xuất một số giải pháp xây dựng LTCT của NH BIDV. Các
giải pháp đều dựa trên cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn đầy đủ, có cập nhật xu
hướng thay đổi và phát triển của thị trường NHBL. Bởi vậy, các giải pháp mang
tính khả thi cao so với các công trình có liên quan đã công bố.

6


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về lợi thế cạnh tranh của các NHTM trên thị
trường bán lẻ
Lơi thế cạnh tranh (LTCT) trên thị trường ngân hàng bán lẻ (NHBL) là một
đề tài tương đối sâu, do vậy, không có nhiều nghiên cứu trùng khớp về chủ đề này.
Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài, có thể chia các nghiên cứu thành 3 nhóm: các
nghiên cứu về LTCT nói chung, các nghiên cứu về LTCT của các NH trên thị
trường, và các nghiên cứu về yếu tố tạo thành công trên thị trường NHBL.
1.1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước về lợi thế cạnh tranh nói chung
Theo tìm hiểu của nghiên cứu sinh, có khá nhiều các công trình nghiên cứu
về xây dựng LTCT đối với các doanh nghiệp (DN) nói chung. Các nghiên cứu này
đều thống nhất ở khái niệm và tầm quan trọng của LTCT khi cho rằng LTCT là yếu
tố không thể thiếu để cạnh tranh hiệu quả [27]. Phần lớn các nghiên cứu đều thống
nhất rằng DN đạt được LTCT khi tạo được ra cho KH các giá trị lớn hơn so với chi
phí DN phải bỏ ra [62], [71]. LTCT được coi như trọng tâm của chiến lược cạnh
tranh, giúp cho chiến lược cạnh tranh của DN được thực thi thành công [52]. Song
khi nghiên cứu về nguồn hình thành LTCT, cá tác giả chia thành các trường phái
khác nhau, bao gồm trường phái trọng thị trường, trường phái trọng nguồn lực và
trường phái kết hợp. Các kết quả nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:

Trường phái trọng TT (Market led view/ activity- postion view)
Ansoff (1965) đề xuất chiến lược để tạo LTCT dựa trên thị trường và sản
phẩm. Ông đưa ra 4 loại chiến lược cơ bản: chiến lược thâm nhập thị trường (sản
phẩm sẵn có bán trên thị trường sẵn có); chiến lược phát triển sản phẩm (sản phẩm
mới bán trên thị trường sẵn có); chiến lược phát triển thị trường (sản phẩm sẵn có
bán trên thị trường mới) và chiến lược đa dạng hóa (sản phẩm mới bán trên thị
trường mới [27].

7


Porter (1980) đề xuất cách tiếp cận xây dựng LTCT dựa trên định vị trên thị
trường. Các DN cần dựa trên sự am hiểu ngành kinh doanh và đối thủ cạnh tranh
(ĐTCT), từ đó xây dựng chiến lược định vị giá trị của mình trên thị trường. Tác giả
đưa ra mô hình 5 lực lượng và gợi ý 1 DN có thể đạt được LTCT nhờ việc định vị
mình trên 1 ngành kinh doanh cụ thể bằng cách theo đuổi chi phí thấp, khác biệt hóa
hay chiến lược tập trung [70].
Porter (1985) đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị và các điều kiện để duy trì
LTCT lâu dài . Để có lợi thế chi phí thấp, cần có lợi thế nhờ quy mô, mối quan hệ
với DN mẹ, mối quan hệ với các nhà cung cấp, học hỏi không ngừng, quy trình
công nghệ, tính kịp thời và sự đồng bộ của các hành động chiến lược. Để có lợi thế
khác biệt hóa, cần các nguồn lực độc đáo, lợi thế về chi phí để khác biệt, nhiều
nguồn khác biệt hóa và chi phí chuyển đổi của KH [71].
Theo Kotler (1990), LTCT có thể xuất phát từ nội bộ DN hoặc từ môi trường
kinh doanh bên ngoài, trong đó môi trường bên ngoài sẽ chỉ dẫn các quyết định
quản trị của DN để đạt LTCT [62].
Kotler và Amstrong (2003) cùng quan điểm tiếp cận “từ ngoài vào” để xây
dựng LTCT. Từ chiến lược cạnh tranh cơ bản của M. Porter, tác giả đã phát triển
thành chiến lược tạo LTCT dựa trên vị trí cạnh tranh của các DN trên thị trường
mục tiêu, bao gồm chiến lược của DN dẫn đầu, chiến lược của DN thách thức, chiến

lược của DN theo đuổi, và chiến lược thị trường ngách. Tác giả cũng cho rằng để
thành công DN cần cân bằng giữa định hướng KH và định hướng ĐTCT [63].
Zhou, Brown và Dev (2009) nghiên cứu giá trị KH tác động đến định hướng
kinh doanh, LTCT và hành vi của DN dịch vụ. Nếu DN cho rằng KH coi trọng giá
trị sử dụng, DN sẽ theo định hướng KH và ĐTCT. Nếu DN cho rằng KH nhạy cảm
với giá mua, DN sẽ theo định hướng ĐTCT. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh LTCT
nhờ khác biệt và đổi mới sẽ mang đến các kết quả kinh doanh tốt hơn [83].
Nhìn chung, các nghiên cứu về xây dựng LTCT theo trường phái trọng thị
trường có chung các điểm hạn chế, bao gồm:
- Đặt trọng tâm quá lớn vào việc phân tích ngành và cạnh tranh trong ngành.
Trong khi để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, không thể tách rời khỏi yếu tố
nguồn lực của DN đó.

8


- Trong một môi trường kinh doanh thay đổi chóng mặt, nếu chỉ dựa vào
phân tích ngành thì các LTCT của DN cũng sẽ phải liên tục thay đổi, và khó có thể
tạo ra được các LTCT bền vững.
- Xu hướng hiện nay 1 DN thường tham gia vào nhiều ngành kinh doanh
khác nhau, nên khó có thể xác định các LTCT nhất quán cho DN nếu việc tìm kiếm
LTCT chỉ dựa vào phân tích cấu trúc ngành.
Trường phái trọng nguồn lực (Resource based View)
Penrose (1959) cho rằng sự khác biệt trong kết quả cạnh tranh giữa các DN
bắt nguồn từ việc sử dụng nguồn lực một cách sáng tạo. DN tạo ra giá trị không chỉ
bằng nguồn lực mà họ sở hữu mà còn bằng sự quản trị đổi mới, hiệu quả của nhà
quản trị [68].
Dierickx và Cool (1989) cho rằng LTCT được tích lũy và phát triển từ bên
trong DN thay vì được thu nhận từ thị trường. Trong đó, các yếu tố năng lực của tổ
chức quan trọng hơn các yếu tố nguồn lực bởi năng lực sẽ quyết định việc sử dụng

các nguồn lực một cách hiệu quả. Các yếu tố năng lực điển hình như năng lực học
hỏi và chia sẻ trong tổ chức, chiến lược quản trị hiệu quả [48].
Theo Barney (1991); Collis (1994) và Grant (1991), LTCT được tạo ra từ
các nguồn lực của DN (bao gồm các tài sản hữu hình và tài sản vô hình), các năng
lực (bao gồm các kỹ năng của cá nhân/ nhóm, các quy trình) và tương tác giữa các
yếu tố này. LTCT bền vững phải xuất phát từ các nguồn lực của DN so với ĐTCT.
DN phải khai thác được các nguồn lực thỏa mãn các yếu tố VRIN - có giá trị
(Valuable), hiếm (Rare), không thể bắt chước hoàn hảo (Imperfectly Immitable) và
không thể thay thế được (non- substitutable) [32], [42], [52].
Peteraf (1993) đề xuất 4 điều kiện (4 trụ cột) để nguồn lực trở thành LTCT:
đó là sự không đồng nhất (heterogeneity) về nguồn lực và năng lực giữa các DN;
giới hạn hậu chứng (ex post limit) tạo ra bởi bắt chước không hoàn hảo và thay thế
không hoàn hảo; sự di chuyển không hoàn hảo (imperfect mobility) làm cho nguồn
lực không thể di chuyển hoàn hảo giữa các DN; giới hạn tiên lượng (e ante limit)
chi phí thu tóm nguồn lực không hoàn hảo so với kết quả kỳ vọng từ sử dụng nó. Lý

9


thuyết này có thể xem là một tổng hợp hoàn chỉnh cho quan điểm nguồn lực tạo ra
LTCT [67].
Theo Rumelt (1997), dẫn theo Warner (2010), để có LTCT lâu dài, DN cần có
cơ chế độc đáo, bao gồm bí kíp kinh doanh, chi phí tìm kiếm và chuyển đổi, học hỏi,
các thông tin đặc biệt, thương hiệu, sự bảo hộ, danh tiếng và rào cản gia nhập [79].
Các nghiên cứu theo trường phái trọng nguồn lực có một số hạn chế như sau:
- Mới chỉ chú trọng vào các nguồn lực riêng rẽ, tuy nhiên, sự kết hợp giữa
một nhóm các nguồn lực này mới có thể tạo ra giá trị cho DN.
- Không chỉ ra được tầm quan trọng của các quyết định chiến lược đối với sự
thành công của DN, trong khi các lý thuyết về marketing hiện đại cũng đã chỉ rõ
DN chỉ thành công khi "bán cái thị trường cần chứ không phải cái mình có".

Trường phái kết hợp
Rindova và Fombrun (1999) đưa ra quan điểm xây dựng LTCT qua tương
tác cấu phần môi trường và công ty. Trong DN có nguồn lực và văn hóa DN. Môi
trường kinh doanh gồm thị trường (đầu vào, đầu ra) và văn hóa vĩ mô. Để có LTCT,
công ty phải thiết kế chiến lược để điều khiển nguồn lực và văn hóa vi mô của mình
tác động tương ứng vào thị trường và văn hóa vĩ mô [74].
Crook, Ketchen và Snow (2008) đưa ra mô hình LTCT, cùng với các khái
niệm, công cụ và số liệu, sẽ cho người quản lý một bức tranh tổng thể về những việc
đang xảy ra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, thông qua việc phân tích ngành,
phân tích quốc gia, phân tích các bên liên quan và phân tích doanh nghiệp [44]
Al- Debi, Mustafa (2014) và Akroush (2011) đều nghiên cứu về LTCT trong
ngành dịch vụ của Jordan. Nghiên cứu của Al- Debi và Mustafa (2014) chỉ ra vai trò
của chiến lược marketing hỗn hợp (7P) trong việc xây dựng LTCT của doanh
nghiệp dịch vụ. Cũng trong nghiên cứu về LTCT trong ngành dịch vụ, Akroush
(2011) lập luận rằng chiến lược marketing hỗn hợp gồm 7 yếu tố (7P) trong lĩnh
vực dịch vụ có thể được thay thế bằng chiến lược 5P trong đó 3 yếu tố mở rộng của
ngành dịch vụ có thể thay bằng yếu tố chất lượng phục vụ [24], [28].
Gomes, Romao, (2015) cho rằng lợi thế cạnh tranh được hình thành không
chỉ từ các nguồn vốn cố định mà còn từ các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ, kỹ

10


năng của nhân viên, kiến thức và khả năng và chiến lược của DN. Tác giả đề xuất
sử dụng thẻ điểm cân bằng như một một công cụ tốt giúp doanh nghiệp đạt được
các kết quả kinh doanh vượt trội, cụ thể như giúp nhà quản lý thấy được tác động
của việc đầu tư vào quá trình học hỏi và phát triển (bao gồm đầu tư vào nhân viên,
hệ thống công nghệ thông tin) đến các kết quả đầu ra của doanh nghiệp [54].
1.1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước về lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
bán lẻ

Liên quan đến xây dựng LTCT trong lĩnh vực NHBL, các kết quả nghiên
cứu trực tiếp không nhiều. Các nghiên cứu đáng chú ý có thể được tóm lược trong
bảng sau:
Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu về xây dựng LTCT trên thị trường NHBL
Tác giả

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Phương pháp

Delvin,

Các tác giả đưa ra 2 loại Phương

Ennew

LTCT cho các NH: các yếu tố nghiên cứu định dừng lại ở việc mô tả

(1997)

thuộc về dịch vụ và các yếu tố tính

dựa

Hạn chế

pháp - Nghiên cứu mới chỉ
trên 2 loại LTCT: Các

thuộc về nhà cung cấp dịch phỏng vấn các vị yếu tố từ dịch vụ và

vụ.

trí nhân sự chủ các yếu tố từ tổ chức

Bản thân dịch vụ tài chính khó chốt của 9 tổ cung ứng
tạo ra LTCT do tính vô hình chức cung ứng - Chưa có cách thức
và dễ sao chép. LTCT sẽ đến dịch vụ tài chính

để

từ các yếu tố thuộc về NH

lường xem 1 tổ chức

(danh tiếng, hình ảnh, chất

cung ứng dịch vụ có

lượng dịch vụ...)

LTCT hay không và

Thị trường mục tiêu càng có

LTCT thuộc loại nào

nhiều kiến thức và phức tạp,
NH càng có nhiều cơ hội xây
dựng LTCT dựa vào các yếu
tố cụ thể (đặc tính sản phẩm

và giá) [47].

11

đánh

giá/

đo


Rapp

Nghiên cứu cụ thể trường hợp Nghiên cứu định -

(1999)

NH Sanwa đạt được LTCT tính

dựa

Phương

pháp

trên nghiên cứu chủ yếu

trên thị trương bán lẻ Nhật phỏng vấn sâu là mô tả, chưa dựa
nhờ mạng lưới, chiến lược đại


diện

NH trên một khung lý

marketing và sự phân tích thị Sanwa

thuyết hoàn chỉnh

trường [73].

- Mới chỉ tập trung
vào

LTCT dài hạn

dựa trên công nghệ
thông tin
Avkira,

Các tác giả đánh giá tính hiệu Phương

Fukuya

quả của các NH trên thị định lượng, sử vào mối quan hệ

ma

trường Nhật Bản, dựa trên lợi dụng mô hình giữa lợi nhuận với

(2008)


nhuận và các chỉ số tài chính phân tích bao dữ các chỉ số tài chính,
của NH.

pháp Nghiên cứu tập trung

liệu mạng lưới chưa chỉ ra được

So sánh sự khác biệt giữa 2 (Network DEA). nguồn gốc của các
nhóm NH hiệu quả và NH Số liệu gồm 62 LTCT của các NH
kém hiệu quả liên quan đến NH
các chỉ số tài chính

trong giai Mô hình NDEA chỉ

đoạn từ 1996- ra các điểm chưa

Đây là nghiên cứu đầu tiên sử 2006

hiệu quả trong từng

dụng

(Network

bộ phận trong NH,

Envelop

chứ chưa tính đến


ra

tính hiệu quả tổng

NDEA

Development
Analysis)

để

tìm

các

nguyên nhân của lợi nhuân

thể của NH

kém hiệu quả nằm ở từng bộ
phận trong NH [29].
Nguồn: Tổng hợp của NCS
1.1.1.3. Các nghiên cứu ngoài nước về yếu tố thành công của các NHTM trên thị
trường bán lẻ
Nhiều nghiên cứu khác tuy không trực tiếp về LTCT trên thị trường NHBL,
nhưng lại về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn NH, các yếu tố thu hút KH, các

12



yếu tố tạo thành công của các NH trên thị trường bán lẻ. Các nghiên cứu này có thể
sử dụng như những gợi ý trong việc lựa chọn LTCT của các NHTM để theo đuổi
trên thị trường NHBL. Có thể kể đến các nghiên cứu sau:
Boom B.H & Bitner M.J (1981) nghiên cứu về các đặc trưng của dịch vụ và
đề xuất các DN cung ứng dịch vụ nên xây dựng chiến lược marketing mix mở rộng
gồm 7P, nghiên cứu của 2 tác giả này đã thay thế cho kết quả nghiên cứu về chiến
lược 4P trước đó của Mc Carthy [35].
Gronroos (1996) nghiên cứu về các lợi thế khác biệt hóa đã đưa ra 1 mô
hình: sự khác biệt hóa trong dịch vụ là 1 hàm của đặc tính của dịch vụ, tư vấn, hỗ
trợ và thương hiệu của nhà cung cấp. Giá trị tổng thể mà KH nhận được (total value
proposition) sẽ là 1 hàm của sự khác biệt về dịch vụ, mức giá của dịch vụ, giá trị
của mối quan hệ [53].
Byer & Lederer (2001) cho rằng KH của dịch vụ NHBL đánh giá dịch vụ tài
chính trên 3 yếu tố là mức giá, sự tiện lợi và chất lượng [36].
Anderson, Fornel và Lehmann (1994) lại đưa ra cách xây dựng sự khác biệt
tạo LTCT dựa trên trải nghiệm của KH, và do đó, các giá trị khác biệt này sẽ được
KH đề cao. Theo quan điểm này, các NHTM nên khai thác sự khác biệt tạo LTCT
dựa trên nhu cầu của KH từ 2 phía “phía cầu” và “phía cung” [26]. Kết quả này
thống nhất với Backstrom (2006) trong nghiên cứu về xu thế cạnh tranh trong tương
lai, cho rằng LTCT phải nằm trong cảm nhận của KH [30].
Howcrof (2005) nghiên cứu thực nghiệm và chỉ ra 1 mô hình cho thị trường
NHBL Anh, trong đó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ KH, phân đoạn thị trường và duy trì
KH là các khía cạnh khác biệt lớn [58].
Backstrom & Johansson (2006) cho rằng các yếu tố thái độ của nhân viên,
chất lượng dịch vụ và cách thức bài trí, nội thất tại chi nhánh có ảnh hưởng quan
trọng nhất đến trải nghiệm ở chi nhánh của KH. Sự thân thiện của nhân viên NH, kiến
thức và kỹ năng bán sản phẩm dịch vụ, bầu không khí dễ chịu và cởi mở ở chi nhánh
có thể làm tăng mức độ hài lòng, tăng cam kết và lòng trung thành của KH [30].
Devlin & Gerrard(2004), Haenlein, Haplan & Beeser(2007) cho rằng sự phát

triển của công nghệ cộng với tính dễ dàng sao chép của sản phẩm làm cho sự khác
biệt về sản phẩm thuần túy không còn là yếu tố tạo LTCT lâu dài [46],[55].

13


Wen ( 2006) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân đoạn thị trường, xác
định thị trường mục tiêu và định vị trên thị trường (STP). Tác giả cho rằng nguồn
gốc của mọi LTCT trong NH phải xuất phát từ việc phân đoạn thị trường và chọn
thị trường mục tiêu [81].
1.1.2. Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong nước
Các vấn đề liên quan đến cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và NHBL đã được
một số tác giả nghiên cứu trong các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ. Song các
nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh có liên quan như năng lực cạnh
tranh của NHTM, yếu tố dẫn đến sự hài lòng của KH cá nhân, hiệu quả hoạt động của
NH chứ chưa có các nghiên cứu mang tính hệ thống về cùng chủ đề.
Tác giả Phạm Quốc Khánh (2011), trong luận án tiến sĩ với đề tài “Phân tích
ĐTCT tại các NHTM Cổ phần VN” đã hệ thống hóa các lý luận về phân tích cạnh
tranh, đánh giá thực trạng phân tích cạnh tranh tại các NH TMCP Việt Nam và thử nghiệm
việc phân tích ĐTCT tại một số NH TMCP [19]. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một công
việc trong quá trình phân tích và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho các NHTM.
Tác giả Nguyễn Thu Hiền (2012), trong luận án tiến sĩ “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của NH thương mại Nhà nước VN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế” đã hệ thống hóa các lý luận về năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh
tranh của các NHTM Nhà nước Việt Nam dựa trên các nhóm chỉ tiêu tài chính và
phi tài chính [11]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như cách tiếp cận của luận
án hoàn toàn khác với ý tưởng nghiên cứu của NCS.
Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu (2013), trong luận án Tiến sĩ "mô hình phân
tích năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam" đã nghiên cứu về các mô hình
phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTM, từ đó đề xuất lựa chọn mô hình năng

lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam và các khuyến nghị áp dụng mô hình.
Công trình tập trung vào việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn để xếp
hạng năng lực cạnh tranh của các NHTM trong điều kiện hiện nay.[12]
Tác giả Đỗ Thị Tố Quyên (2014) trong luận án Tiến sĩ "Đầu tư để nâng cao
năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại thương VN" đã tập trung vào hoạt động
đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, bao gồm đầu tư nâng cao
trình độ công nghệ, đầu tư phát triển thương hiệu và xúc tiến bán hàng, đầu tư nâng
cao trình độ nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng [6].

14


×