Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của sóng điện cao tần đến khả năng diệt trừ mọt và chất lượng gạo sau xử lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.41 MB, 128 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ QUANG VIỆT

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA

SÓNG ĐIỆN CAO TẦN ĐẾN KHẢ NĂNG DIỆT TRỪ MỌT
VÀ CHẤT LƯỢNG GẠO SAU XỬ LÝ

Chuyên ngành:
Mã số:

Công nghệ sau thu hoạch
60.54.01.04

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thủy
2. TS. Hoàng Thị Bích Thảo

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Hà Quang Việt

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị Bích Thuỷ và TS. Hoàng Thị Bích Thảo đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa Công nghệ thực phẩm - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Đào tạo và
Phát Triển Quốc Tế - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Hà Quang Việt

iii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii

Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii

Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii

Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis Abstract ................................................................................................................ ix

Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.1.


Mục đích ............................................................................................................. 3

1.2.

1.2.2.

Mục đích và yêu cầu ........................................................................................... 3

Yêu cầu ............................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Tình hình nghiên cứu về côn trùng gây hại lương thực bảo quản ...................... 4

2.1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 7

2.1.1.
2.2.

2.2.1.
2.2.2.
2.3.

2.3.1.
2.3.2.
2.3.2.


Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 4
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của mọt gạo và mọt
thóc gây hại trên gạo ......................................................................................... 12
Mọt gạo ............................................................................................................. 12
Mọt thóc ............................................................................................................ 17

Tổng quan về sóng điện cao tần và ứng dụng trong kiểm soát sâu mọt hại
nông sản ...................................................................................................................... 19
Giới thiệu chung về sóng điện cao tần.............................................................. 19

Nghiên cứu về sử dụng sóng điện cao tần trong kiểm soát sâu mọt hại
nông sản ............................................................................................................ 20
Giới thiệu chung về sử dụng sóng điện cao tần tại Việt Nam .......................... 24

Phần 3. Vật liệu nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................. 26
3.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị và địa điểm nghiên cứu ............................................. 26

3.3.

Quy trình xử lý.................................................................................................. 27

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

iv



3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3.4.2.

Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................... 31

3.4.1.
3.5.

Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................... 28
Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 37

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 38
4.1.

4.1.1.
4.2.
4.2.1.
4.2.2.
4.3.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến hiệu quả diệt trừ
mọt gây hại trên gạo ........................................................................................ 38
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến hiệu quả diệt trừ
mọt gạo Sitophilus oryzae Linne gây hại trên gạo ............................................ 38

Nnghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến hiệu quả diệt trừ mọt
thóc Sitophilus granarius Linne gây hại trên gạo ............................................. 41

Nghiên cứu lựa chọn nhiệt độ ảnh hưởng tới tỷ lệ chết của mọt thóc
trưởng thành sau xử lý ...................................................................................... 41

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến hiệu quả diệt trừ
trứng và ấu trùng mọt thóc Sitophilus granarius Linne gây hại trên gạo ......... 43
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý và ẩm độ nguyên liệu
đến chất lượng gạo sau xử lý ............................................................................ 45

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 55
5.1.
5.2.

Kết luận............................................................................................................. 55

Kiến nghị .......................................................................................................... 55

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 57

Phụ lục .......................................................................................................................... 63

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thời gian sống của mọt gạo các trong thủy phần khác nhau của
hạt ở nhiệt độ 25 – 270C............................................................................... 17
Bảng 3.1. Thông số kỹ thuật thiết bị xử lý sóng cao tần quy mô pilot: ....................... 26

Bảng 3.2. Lựa chọn nhiệt độ xử lý mọt gạo bằng sóng điện cao tần ........................... 28


Bảng 3.3. Lựa chọn nhiệt độ xử lý mọt thóc bằng sóng điện cao tần .......................... 29
Bảng 3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý và độ ẩm nguyên liệu đến chất
lượng của gạo ............................................................................................... 30
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến tỷ lệ chết của mọt gạo trưởng thành ....... 38

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ chết của mọt gạo .................................... 40
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ chết của mọt thóc trưởng thành ............. 41
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến tỷ lệ chết của trứng và ấu trùng
mọt thóc đang ký sinh gây hại trên gạo ....................................................... 43

Bảng 4.5. Kết quả xác định các thông số của gạo ở giai đoạn trước xử lý .................. 45
Bảng 4.6. Kết quả phân tích các thông số của gạo Khang Dân ở 54oC, 55oC

và 56oC ......................................................................................................... 50

Bảng 4.7. Kết quả phân tích các thông số của gạo đặc sản Japonica ở 54oC,

55oC và 56oC ................................................................................................ 51

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quá trình hình thành của con mọt gạo ............................................................ 13
Hình 2.2. Hình ảnh con mọt gạo đực .............................................................................. 14
Hình 2.3. Mọt thóc trưởng thành Sitophilus granarius Linnaeus ................................... 18

Hình 4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến tỷ lệ chết của mọt thóc ............................ 42
Hình 4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và sóng cao tần đến ẩm độ và độ trắng của


nguyên liệu sau xử lí mọt gạo trưởng thành ................................................... 46

Hình 4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và sóng cao tần đến ẩm độ và độ trắng của

nguyên liệu sau xử lí ấu trùng mọt gạo ........................................................... 47

Hình 4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và sóng cao tần đến ẩm độ và độ trắng của

nguyên liệu sau xử lý mọt thóc ....................................................................... 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Quang Việt

Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng điện cao tần đến khả năng
diệt trừ mọt và chất lượng gạo sau xử lý”
Ngành: Công nghệ sau thu hoạch

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mã số: 60.54.01.04

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài trình bày nghiên cứu ứng dụng sóng điện cao tần để diệt trừ

mọt bao gồm cả trứng và ấu trùng trong bảo quản và chất lượng của gạo sau khi xử lý.


Xây dựng được quy trình kỹ thuật diệt trừ mọt gạo ứng dụng thiết bị dây chuyền sóng
điện cao tần.

Phương pháp nghiên cứu

Gạo nguyên liệu sau khi ổn định ẩm độ được xử lý sơ bộ, lây nhiễm mọt

thóc/mọt gạo trưởng thành, đưa gạo vào xử lý sóng điện cao tần ở các nhiệt độ từ 52oC -

56oC. Bảo quản trong điều kiện không lây nhiễm mọt từ bên ngoài vào. Sau 48h tiến
hành đánh giá tỷ lệ mọt gạo trưởng thành bị tiêu diệt.

Đối với trứng và ấu trùng mọt, lây nhiễm mọt thóc/mọt gạo trưởng thành và

nhân nuôi mọt 1 - 2 tuần, loại bỏ mọt trưởng thành trước khi đưa vào xử lý sóng điện

cao tần với các mức nhiệt từ 52oC - 56oC. Gạo sau xử lý được nuôi đóng bao kín đảm
bảo không bị nhiễm mọt từ bên ngoài và đưa vào nuôi 1- 2 tuần để đếm số sâu non mới
hình thành.

Kết quả chính và kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhiệt độ tối thích cho hiệu quả diệt trừ mọt trưởng

thành đang ký sinh trên gạo là 54oC. Tại 54oC mọt trưởng thành bị tiêu diệt 100%, tỷ lệ

tái sinh sau 48h là 0%, tỷ lệ chết của các giai đoạn trứng, sâu non, nhộng đều là 100%,
khả năng tái sinh mọt sau 6 tuần là 0% trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Chất lượng gạo sau khi xử lý nhiệt bằng sóng điện cao tần tại nhiệt độ 54oC cho


kết quả khả thi khi các tính chất hoá học, hoá lý của gạo gần như ít biến đổi so với gạo

chưa qua xử lý. Năng lượng điện tiêu thụ thấp nhất và đảm bảo được chất lượng cảm
quan của gạo sau khi xử lý không bị biến đổi nhiều.

Từ khóa: Sóng điện, mọt, cao tần, chất lượng, gạo

viii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Quang Viet

Thesis title: “The effects of high frequency electromagnetic waves on the possibility
of weevil eradication and rice quality after treatment”
Major: POSTHARVEST TECHNOLOGY

Code: 60.54.01.04

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives

The research aims at representing the application of high frequency
electromagnetic waves on weevil eradication, including its eggs and larvas to preserve
rice quality after processing. Then, building the technical process of weevil eradication,
applying the chain equipment of high frequency electromagnetic waves.
Materials and Methods

After moisture stabilize, raw rice went through preliminary treatment of

infectious mature weevils, then it was put on processing of high-frequency
electromagnetic wave at temperatures from 52°C - 56°C. Rice was preserved in noninfectious conditions of weevils from outside. After 48 hours, assessing the proportion
of mature destroyed weevils was implemented.

For weevil eggs, larvas, infectious mature weevils and weevil adopted cores in 12 weeks, mature weevils were eliminated before high-frequency electromagnetic wave
treatment in temperature levels, ranging from 52oC to 56oC. Processed rice was fed in
sealed bags to ensure no weevils entering from outside and they were raised in 1- 2 weeks
to count the number of newly formed young worms.
Main findings and conclusions

The research results show that: the optimal temperature for effective elimination
of mature weevils, parasiting on the rice is 54oC. At 54oC mature weevils are destroyed
by 100%, the renewable proportion after 48 hours is 0%, the mortality rate in the egg,
larva, pupa stages are 100%. The ability to rebirth of weevils after 6 weeks is 0% at
room temperature.

Rice quality after heat treatment by high-frequency electromagnetic waves in the
54 C gives potential outcomes when the chemical and physical transformation of rice is
almost less than untreated rice. Electric energy consumption is lowest and can ensure
sensory quality of rice after processing which is not changed much.
o

Key words: high-frequency, electromagnetic waves, weevils, rice, quality

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Thóc gạo (Oryza sativa) là cây lương thực chính và cũng là mặt hàng
nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong những năm gần đây sản lượng
gạo sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng. Năm 2012, Việt Nam đã
trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên chất lượng gạo chưa
cao và tổn thất sau thu hoạch của Việt Nam là rất lớn do nhiều nguyên nhân
trong đó đặt biệt là do kỹ thuật bảo quản chưa đảm bảo. Theo Le (2006) tổn thất
sau thu hoạch của thóc gạo là 30% tuỳ thuộc vào vùng. Tại đồng bằng Sông Cửu
Long, tổn thất là 13,6% tương đương với 635 triệu đô la một năm. Theo Fao
(1999), tổn thất trong quá trình bảo quản là rất lớn có thể lên tới 5-10% khi bảo
quản trong điều kiện bên ngoài.

Đối với lương thực bảo quản trong kho ở nước ta, mọt gạo được xếp vào
loại sâu hại nguy hiểm số một. Bởi vì mọt gạo ăn hại tất cả các loại lương thực,
mọt gạo sinh sản rất nhanh, có khả năng thích nghi rộng với các điều kiện ngoại
cảnh khác nhau, thời gian sống dài hơn các loại mọt khác. Ngoài lương thực, hầu
hết các hàng từ thực vật như đậu đỗ, hạt có dầu, dược liệu, các loại quả khô,…
đều bị mọt gạo ăn hại. Khác với những côn trùng khác đều đẻ trứng ở ngay trên
bề mặt hạt gạo hoặc vỏ gạo, mọt gạo lại có các đặc tính đẻ trứng đặc biệt, miệng
của nó sắc nhọn, có thể đục lỗ trên hạt gạo, sau đó đẻ trứng mầu trong suốt, to
bằng đầu kim rồi lại đem lỗ đó lấp lại như cũ, đến soi kính hiển vi cũng khó nhận
ra được, vì vậy trong quá trình gia công, đều không thể loại bỏ được trứng và ấu
trùng của mọt gạo trong hạt gạo, đây chính là nguyên nhân các gói gạo bảo quản
bằng chân không sau khi mở ra thường có các loại mọt gạo vỏ cứng mầu đen.
Mọt gạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ an toàn thực phẩm của gạo và các
nông sản thực phẩm khác vì khi sinh sống trong nông sản, phân của chúng dễ
sinh ra nấm mốc, sinh ra độc tố gây ung thư.

Mặt khác, khi xảy ra dịch bệnh côn trùng tại các kho chứa gạo và các hạt ngũ
cốc khác, phương pháp thường phải dùng là sử dụng chất tẩy độc như nhôm phốt
pho có hàm lượng magie để tẩy độc. Trên thị trường hiện nay còn xuất hiện nhiều

loại hóa chất bảo quản gạo, một số đại lý gạo đã và đang sử dụng hóa chất diệt
1


mối mọt để bảo quản gạo bằng nhiều cách gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe người tiêu dùng.

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp phòng
trừ mọt gạo như: Bảo quản thường (giám sát nhiệt độ khối hạt cùng với thông gió,
đảo trộn); bảo quản kín; bảo quản bằng áp suất thấp; bảo quản bằng CO2; bảo
quản bằng Nito; bảo quản lạnh; bảo quản bằng hoá chất (Nguyen, 2012). Tuy
nhiên bảo quản gạo của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng
tăng đặc biệt là yêu cầu về chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng và nâng cao giá trị xuất khẩu. Chất lượng gạo của Việt Nam và tổn thất gạo
trong quá trình bảo quản vẫn rất lớn so với các nước khác trên thế giới.

Trong những năm gần đây, công nghệ sóng điện cao tần đã được phát
triển và được xem như một trong những biện pháp kiểm soát sinh vật hại kho rất
hiệu quả (Hansen et al., 2011). Đây là phương pháp nhanh và hiệu quả. Sóng
điện cao tần có thể xâm nhập vào sâu bên trong các vật thể có phân tử phân cực
như nước. Do sự dao động nhanh của chiều dòng điện làm cho các phân tử phân
cực trong sinh vật cũng dao động theo gây ma sát nội phân tử và sinh nhiệt.
Nhiệt độ này vừa làm khô nông sản vừa có khả năng tiêu diệt sinh vật hại kho cả
cơ thể trưởng thành và trứng. Đây là phương pháp tương đối an toàn do không sử
dụng hóa chất bảo quản. Công nghệ diệt trừ mọt gạo bằng sóng điện cao tần đang
được coi là kỹ thuật duy nhất trên thế giới hiện nay có thể giải quyết hiệu quả
gạo bị mọt. Công nghệ này giúp giảm tổn thất sau thu hoạch và giảm nhu cầu
dùng thuốc hóa học chống mối mọt và tẩy độc do mọt gạo tiết ra trong quá trình
bảo quản, do vậy có thể nâng cao chất lượng gạo, đảm bảo mục tiêu an toàn thực
phẩm. Điều này rất đáng chú ý khi chúng ta đang tập trung vào phát triển sản

xuất gạo chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu.

Để có cơ sở xem xét, lựa chọn ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam, cần
thiết phải có nghiên cứu tính khả thi và khả năng áp dụng công nghệ này diệt trừ
mọt gạo trong điều kiện Việt Nam. Hiện nay công nghệ sóng điện cao tần đã
được áp dụng và thương mại hoá thành công tại Đài Loan. Xuất phát từ tình hình
thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của

sóng điện cao tần đến khả năng diệt trừ mọt và chất lượng gạo sau xử lý”.
Việc áp dụng thành công công nghệ mới này sẽ góp phần giảm tổn thất sau thu
hoạch đối với thóc gạo, nâng chất chất lượng gạo đáp ứng được yêu cầu ngày
càng tăng của các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
2


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

Đánh giá được hiệu quả xử lý mọt thóc/gạo của công nghệ sóng điện cao
tần và chất lượng của gạo sau xử lý. Xây dựng được quy trình kỹ thuật diệt trừ
mọt gạo ứng dụng thiết bị dây chuyền sóng điện cao tần.
1.2.2. Yêu cầu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý đến hiệu quả diệt trừ mọt ký

sinh trên gạo.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý và ẩm độ nguyên liệu đến chất

lượng gạo sau xử lý.


- Xây dựng qui trình kỹ thuật diệt trừ mọt gạo/thóc ứng dụng thiết bị dây

chuyền sóng điện cao tần.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔN TRÙNG GÂY HẠI LƯƠNG
THỰC BẢO QUẢN

2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1.1. Nghiên cứu chung về mọt gạo

FAO (1968) thống kê rằng có đến 50% tổn thất sau thu hoạch là do côn
trùng, trong đó 75% là thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), những loài côn trùng
gây hại quan trọng nhất thuộc về họ Sitophilus và Tribolium (Ger Dan Bello et
al., 2001).

Nhiều nghiên cứu về mọt gạo và ảnh hưởng của mọt gạo đến năng suất và
chất lượng nông sản đã được tiến hành ở các quốc gia và những điều kiện nghiên
cứu khác nhau (Barbuiya et al., 2002; Yevoor, 2003; Anomynous, 2009; Subedi,
2009). Các kết quả nghiên cứu đều thống nhất coi mọt gạo là một trong những
loài gây hại quan trọng, gây hại nặng cho các loại nông sản có nguồn gốc từ ngũ
cốc nói chung, đặc biệt là trên gạo hiện nay (Neupane, 2002; Macharia, 2009).

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của mọt gạo có thể kể
đến là nhiệt độ, ẩm độ hạt và ẩm độ môi trường và tính chất nông sản. Mọt gạo ở
các giai đoạn phát triển có thể bị tiêu diệt ở mức nhiệt độ -17,7°C (0°F) trong

vòng 3 ngày, hoặc 60°C (140°F) trong vòng 5 phút (Andrew Ridley, 2013). Mọt
gạo ưa thích gạo được đánh bóng nhất (Thí nghiệm không có điều kiện) và ưa
thích lúa mỳ nhất (Thí nghiệm có điều kiện). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
gạo thô ít được mọt gạo ưa thích nhất trong cả hai điều kiện thí nghiệm (S.
Subedi1 et al., 2009).

2.1.1.2. Nghiên cứu về các phương pháp phòng trừ sâu mọt hại nông sản
trong bảo quản

Phòng trừ sâu mọt hại nông sản nhằm giảm tổn thất và duy trì chất lượng
nông sản sau thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo quản nông
sản. Cơ sở của phương pháp này là tạo ra các điều kiện môi trường bất lợi cho sự
sinh trưởng và sinh sản của sâu mọt. Một số biện pháp phòng trừ được sử dụng
phổ biến hiện nay là: phương pháp hoá học, kiểm soát khí quyển bảo quản, sử
dụng không khí nóng hoặc hơi nước, và sự dụng sóng điện cao tần.
4


Phương pháp hoá học là phương pháp sử dụng hoá chất để phun, xông hơi
nhằm tiêu diệt sâu mọt hại nông sản trong kho. Đây là phương pháp được sử
dụng từ rất lâu và có nhiều ưu điểm như chi phí thấp, hiệu quả cao, dễ dàng sử
dụng. Các hoá chất sử dụng được chia thành hai dạng là tiêu diệt bằng tiếp xúc
và tiêu diệt bằng xông hơi. Hoá chất diệt sâu mọt bằng tiếp xúc bao gồm
malathion, chlorpyrifos-methyl, deltamethrin. Các chất này được phun trực tiếp
vào khối hạt hoặc trong kho. Với phương pháp này có thể kiểm soát được sâu
mọt trong vài tháng (Sinha and Watters, 1985). Hoá chất xông hơi được sử dụng
bao gồm methyl bromide và phosphine. Methyl bromine có thể tiêu diệt nhanh
hầu hết các sinh vật sống trong kho (Bond, 1984). Tuy nhiên do tác động xấu đến
môi trường, phá huỷ tầng ozon do đó nghị định thư Montreal đưa ra yêu cầu loại
bỏ sử dụng methyl bromine ở các nước phát triển trước năm 2005 và ở các nước

đang phát triển trước năm 2015 (UNEP, 1997). Do đó, phosphine đang được sử
dụng rộng rãi để kiểm soát sâu mọt hại nông sản (Rajendran và Muralidharan,
2001). Trong quá trình sử dụng phương pháp hoá học, một vấn đề đặt ra là khả
năng kháng thuốc của sâu mọt sau nhiều lần sử dụng. Việc sâu mọt kháng
malathion ở quy mô rộng đã được phát hiện ở Mỹ, Canada và Úc (Subramanyam
and Hagstrum, 1995) trong khi ở Ấn Độ và Úc nhiều sâu mọt cũng đã hình thành
khả năng kháng phosphine (Collins et al., 2000). Ngoài ra, hạn chế quan trọng
nhất của phương pháp hoá học là sự tồn dư các hoá chất trên sản phẩm do đó ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Các hoá chất xông hơi chỉ tiêu diệt
được các sinh vật sống mà không làm làm hỏng được trứng của sâu mọt do đó
vẫn tiềm tàng khả năng bị nhiễm lại (Langlinais, 1989).

Kiểm soát sâu mọt hại nông sản bằng phương pháp bảo quản trong khí

quyển kiểm soát là phương pháp tạo ra môi trường khí quyển phù hợp để ức chế

và tiêu diệt sâu mọt trong khối nông sản (Banks and Fields, 1995). Khí quyển

bảo quản với nồng độ CO2 lớn hơn 35% và nồng độ oxy nhỏ hơn 1% có thể làm
chết sâu mọt. Annis and Morton (1997) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ CO2

từ 15% đến 100%, nhiệt độ 25oC, và độ ẩm không khí 60% đến sự sinh trưởng và

phát triển của sâu mọt trong quá trình bảo quản lúa mỳ. Kết quả cho thấy con
nhộng có thể chịu đựng với tất cả các nồng độ CO2 trong khi trứng sâu mọt bị

tiêu diệt ở nồng độ CO2 từ 20% trở lên trong vòng 30 ngày. Kết quả về khả năng

chịu đựng của con nhộng với môi trường CO2 cao cũng được chứng minh bởi
Gunasekaran and Rajendran (2005). Phương pháp khí quyển điều chỉnh không

5


phải là phương pháp tối ưu để kiểm soát sâu mọt hại nông sản trong quá trình

bảo quản do phương pháp này đòi hỏi thời gian tác dụng lâu và không phù hợp
trong trường hợp nông sản bị xâm nhiễm ở quy mô lớn.

Phương pháp sử dụng không khí nóng hoặc hơi nước là phương pháp được

nhiều người chấp nhận hơn so với phương pháp hoá học. Phương pháp này
thường sử dụng không khí nóng có nhiệt độ từ 80-100oC để kiểm soát sự xâm

nhập, sinh trưởng và phát triển của sâu mọt. Sự kết hợp giữa việc dùng không khí
nóng và tạo môi trường khí quyển kiểm soát được nghiên cứu và áp dụng cho

nhiều nông sản (Wang and Tang, 2001; Evans, 1986; Mitchm et al., 1997).
Không khí nóng làm tăng nhiệt độ của khối nông sản vượt qua ngưỡng nhiệt độ

gây chết của côn trùng sâu mọt. Để đạt hiệu quả của phương pháp, nhiệt độ tại
tâm của khối nông sản phải đạt được ngưỡng nhiệt độ theo yêu cầu. Điều này đòi

hỏi phải cần một thời gian nhất định phụ thuộc vào loại nông sản, khoảng cách từ

tâm khối nông sản ra ngoài. Một nhược điểm của phương pháp này là cần nhiều
thời gian để gia nhiệt vì khả năng dẫn nhiệt của khối nông sản thấp (Hansen,

1992). Việc sử lý nông sản ở nhiệt độ cao ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng như

sự biến đổi màu sắc, cấu trúc và chất lượng. Do đó phương pháp xử lý nhiệt khó

được áp dụng ở quy mô công nghiệp (Lurie, 1998).

Ngày nay, việc kiểm soát sâu mọt hại nông sản trong kho được thực hiện

theo hướng thân thiện với môi trường với nhiều cách thức khác nhau.

Lucas et al. (2000) đã sử dụng ruồi ký sinh (Hymenoptera: Pteromalidae).

Đây là vật ký sinh tiềm năng chống lại mọt gạo vì nó có khả năng sinh trưởng và

sinh sản trong điều kiện nhiệt độ thấp trong kho bảo quản đến 160C, sinh sản

nhanh hơn vật chủ và cho kết quả diệt trừ mọt gạo cao (47% ở 160C). Ở ngưỡng
nhiệt độ bảo quản cao hơn (200C), ruồi ký sinh cũng cho kết quả diệt trừ cao hơn,
tỉ lệ tử vong đến 70%.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã sử dụng các chủng nấm để trừ mọt gạo. Ya.

Batta (2003) đã sử dụng hỗn hợp bao gồm chủng nấm Metarhizium anisopliae,

tro, bột phấn, than củi và bột mỳ với tỉ lệ 1:4 đưa vào xử lý cho thóc với nồng độ

2% (2,8 mg/cm2) cho kết quả 73,3–86,7% mọt gạo Sitophilus oryzae trưởng
thành chết sau 7 ngày. Công thức được phun thuốc trước khi nhiễm mọt làm
giảm tỉ lệ hại cho lúa mỳ đến 0,5% so với đối chứng (6 %).
6


2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước


2.1.2.1. Nghiên cứu thành phần côn trùng gây hại trong bảo quản nông sản

Ở Việt Nam, nghiên cứu về thành phần loài côn trùng gây hại trong kho
không nhiều và ít được cập nhật. Những công bố đầu tiên có thể kể đến là: Kết
quả điều tra côn trùng hại kho ở Miền Bắc Việt Nam của Đinh Ngọc Ngoạn
(1965); Kết quả điều tra côn trùng trong kho lương thực ở các tỉnh miền Bắc và
miền Nam sau giải phóng 1975 của Bùi Công Hiển và cs. Kết quả điều tra điều
tra côn trùng là đối tượng kiểm dịch thực vật của Dương Quang Diệu và Nguyễn
Thị Giáng Vân (1976); Thành phần côn trùng gây hại trong kho lương thực của
Vũ Quốc Trung (1978); Thành phần côn trùng kho ở Việt Nam của Nguyễn Thị
Giáng Vân và cs. (1996); thành phần công trùng hại kho ở Việt Nam năm 19962000 do Phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp (2003).

Lê Trọng Trải (1980) điều tra kho thóc dự trữ đổ rời tại Hoài Đức – Hà
Tây đã xác định được 12 loài côn trùng gây hại trong kho thuộc 7 họ và 2 bộ côn
trùng khác nhau; trong đó có 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp, 9 loài thuộc
nhóm gây hại thứ cấp.

Nguyễn Thị Bích Yên (1998) điều tra thành phần côn trùng hại thóc dự trữ
tại Hà Nội đã ghi nhận được 9 loài côn trùng gây hại thuộc 8 họ và 3 bộ côn
trùng khác nhau; trong đó có 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp và 6 loài thuộc
nhóm gây hại thứ cấp.

Vũ Quốc Trung, Bùi Minh Hồng và cs. (1999) đã ghi nhận được 7 loài
côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đóng bao ở đồng bằng sông Cửu Long là
mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ, mọt thóc Thái Lan, mọt râu rài, mọt răng
cưa và mọt gạo dẹt.

Nguyễn Thị Giáng Vân và cs. (1996) đã ghi nhận được 23 loài côn trùng
gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời thuộc 14 họ và 3 bộ. Trong đó có 4 loài
thuộc nhóm gây hại sơ cấp và 19 loài thuộc nhóm gây hại thứ cấp.


Mọt gạo (Situphilus ozyzae Linne) được xếp vào loại sâu hại nguy hiểm số
một đối với bảo quản lương thực trong kho. Bởi vì mọt gạo ăn hại tất cả các loại
lương thực, mọt gạo sinh sản rất nhanh, có khả năng thích nghi rộng với các điều
kiện ngoại cảnh khác nhau, thời gian sống dài hơn các loại mọt khác. Ngoài
lương thực, hầu hết các loại nông sản đậu đỗ, hạt có dầu, dược liệu, các loại quả
khô… đều bị mọt gạo ăn hại (Tổng cục dự trữ nhà nước, 2010). Theo kết quả
7


điều tra, ở tất cả các vùng ở nước ta đều thấy mọt gạo, tất cả các tháng trong năm
đều thấy có mọt này và sự biến động về số lượng giữa các tháng trong năm
không đáng kể (Lương Văn Vượng, 2012).

2.1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của côn trùng gây hại
trong bảo quản nông sản

Một số công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học của côn trùng gây
hại trong kho đã được công bố: Đặc điểm sinh học và sinh thái học của mọt gạo
Sitophilus oryzae L. của Bùi Công Hiển, (1965); Một số dẫn liệu về côn trùng
gây hại trong kho thóc của Lê Trọng Trải (1980); Nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học và biện pháp phòng trừ côn trùng lạ Tenebrio molitor L. của Dương
Minh Tú (1997); Tìm hiểu khả năng sinh trưởng phát triển của mọt bột tạp
Tribolium confusum J. Duval ở Việt Nam của Hà Thanh Hương, Dương Minh Tú
và cộng sự (1998). Đặc điểm sinh học của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica
Fabr., mọt bột đỏ Tribolium castaneum Herbst. và biện pháp phòng trừ chúng
của Nguyễn Thị Bích Yên (1998).

Theo Dương Minh Tú (2005), mọt gạo Sitophilus oryzae L. và mọt đục
hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr. nuôi trên gạo ở nhiệt độ 25, 30, 350C và độ

ẩm tương đối 70% có kích thước phát dục ở các ngưỡng nhiệt độ trên là như
nhau nhưng thời gian phát dục hoàn toàn khác nhau. Ở các mức nhiệt độ này,
thời gian hoàn thành vòng đời của mọt đục hạt nhỏ Rhizopertha dominica Fabr.
lần lượt là: 80,03 ± 1,6; 64,9 ± 1,1 và 45,9 ± 0,76 ngày.

2.1.2.3. Nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra trong bảo quản nông sản

Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới ẩm, có những điều kiện về nhiệt
độ, độ ẩm thích hợp với sự phát sinh phát triển của sâu hại kho, cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho công tác bảo quản nông sản nói chung và phòng trừ sâu hại nói
riêng còn hạn chế, do đó thiệt hại do chúng gây ra không phải nhỏ. Ở nước ta
công tác phòng trừ sâu mọt hại kho có một tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt,
nếu làm tốt sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất to lớn.

Không giống như các tác nhân gây hại trên các giống cây trồng ngoài đồng
ruộng mà chúng ta có thể đánh giá được những thiệt hại một cách trực tiếp. Những
tổn thất của nông sản trong công tác bảo quản thường không thể hiện ngay và
thường ít thấy, để đánh giá được mức độ thiệt hại do sâu mọt hại kho gây ra cho
nông sản lưu trữ là rất phức tạp. Tập đoàn sâu mọt hại kho có khả năng thích nghi
8


cao thường xuyên gây ra các vụ “cháy ngầm” trong kho, gây nên những thiệt hại
rất lớn (Bùi Công Hiển, 1995).

Những công trình nghiên cứu về thiệt hại do côn trùng gây ra cho hạt ngũ
cốc dự trữ ở nước ta còn rất hạn chế. Kết quả thu được chỉ phản ánh thiệt hại về
mặt trọng lượng mà không thể phản ánh được thiệt hại về mặt chất lượng của sản
phẩm dự trữ. Theo Vũ Quốc Trung (1978): Gạo tẻ sau 3 tháng bảo quản với mật
độ sâu hại 100 con/kg và thủy phần 13,5%, nó ăn hao mất 3,5% khối lượng và

phát triển thêm 106%. Bột mỳ có thủy phần 12%, mật độ sâu hại là 10 con/kg,
sau 3 tháng bảo quản hao mất 8% khối lượng và phát triển thêm 190%. Một kho
thóc sau 8 tháng không tiến hành các biện pháp phòng trừ sâu hại, mật độ sâu hại
còn sống lên đến 32 con/kg. Khi tiến hành kiểm tra lớp thóc bề mặt tới độ sâu 0,5
m thì thấy trung bình tỷ lệ hạt bị hại là 13,7%, dung trọng của lớp thóc này là 490
g/l (cũng loại thóc này không bị sâu hại có dung trọng 568 g/l). Đem cân 1000
hạt thóc không bị sâu hại nặng 23,2 g, còn 1000 hạt bị sâu hại chỉ nặng có 16,9 g.
Theo dõi quá trình xay xát thì thấy: từ 100 kg thóc không bị sâu hại có thể thu
hồi được 70 – 73 kg gạo trắng, trong khi đó có mật độ sâu hại 100 con/kg, chỉ thu
hồi được tối đa 66 kg gạo. Đó là chưa kể tới chất lượng gạo rất kém, giá trị
thương phẩm thấp và không đảm bảo về mặt vệ sinh.

Theo Lê Doãn Diên (1990), tổn thất sau thu hoạch đối với ngũ cốc bảo
quản trong kho ở Việt Nam là 10%. Số liệu điều tra tại một số huyện ngoại thành
Hà Nội của Nguyễn Kim Vũ (1999) cho thấy tổn thất sau thu hoạch do côn trùng
gây ra cho lúa gạo trung bình là 6,4%, mức độ thiệt hại cao nhất có thể lên đến
11,8%/năm. Kết quả nghiên cứu về tổn thất ngô sau thu hoạch của Trần Văn
Chương, Nguyễn Kim Thúy và cộng sự (2003) cho thấy, ở quy mô hộ nông dân,
ngô dự trữ bị tổn thất trung bình là 15%, cá biệt có nơi đến 20%.

Kết quả điều tra của Nguyễn Kim Vũ và cs. (2003) tại 1.000 hộ nông dân
ngoại thành Hà Nội cho thấy thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc bảo quản
trong thời gian 6 tháng là 2,8% về trọng lượng và giảm tới 20% về giá bán.

2.1.2.4. Các phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong bảo quản nông sản

Hiện nay trong bảo quản nông sản có nhiều biện pháp phòng trừ côn trùng

hại kho khác nhau.


- Biện pháp cơ học vật lý: Biện pháp này hầu như chỉ sử dụng với việc bảo
quản ở quy mô nhỏ bằng các phương pháp cơ học như: sàng để loại bỏ côn trùng
9


ra khỏi nông sản ở những nơi chúng tập trung với mật độ cao; phơi sấy tiêu diệt
côn trùng bằng tác dụng của nhiệt độ cao; bẫy đèn thu hút các loài côn trùng có
tính hướng quang …

- Biện pháp hóa học: Cũng như các nước trên thế giới, thuốc hóa học sử
dụng trong bảo quản kho tại Việt Nam cũng gồm 2 loại chính là Methyl bromide và
Phosphine. Với ngưỡng phòng trừ của các loại sâu mọt gây hại chính (mọt gạo, mọt
đục hạt nhỏ, mọt bột đỏ và mọt thóc Thái Lan) là 20con/kg nông sản thì tiến hành sử
dụng thuốc hóa học để diệt trừ. Ngoài ra còn có nhóm thuốc sát trùng mà chủ yếu là
Sumithion 50EC sử dụng để sát trùng kho, vật dụng trong kho khi đã xuất hết lô
hàng cũ và chuẩn đưa lô hàng mới vào bảo quản. Sumithion cũng dùng để xua
đuổi, ngăn chặn sự xâm nhiễm côn trùng vào gây hại trong kho bằng cách phun
vào rèm vải ở cửa kho và các khu vực xung quanh kho Dương Minh Tú (2005).
- Biện pháp sinh học: Trong bảo quản nông sản lưu trữ sử dụng biện pháp
sinh học là một hướng đi đúng trong việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an
toàn và bền vững, đồng thời giảm thiểu những tác hại đến môi trường và cân
bằng hệ sinh thái.

Nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các chế phẩm sinh học trừ côn trùng
gây hại trong kho ở nước ta đã được các nhà khoa học thuộc Viện cơ điện nông
nghiệp công nghệ sau thu hoạch thực hiện từ năm 1998. Kết quả thử nghiệm hai
loại chế phẩm Bt (chế phẩm trừ côn trùng cánh cứng và chế phẩm hỗn hợp) với
mọt ngô (Sitophilus zeamais) có hiệu quả khá cao nhưng lại không có tác dụng
tiêu diệt đối với mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) và diệt hiệu quả đến 100%
ngài gạo (Corcyra cephalonia).


Theo Phạm Thị Thùy (2004) nấm Beauveria bassiana trừ rầy nâu hại lúa và
sâu xanh hại đay, các tác giả đã nhận thấy hiệu quả đạt hơn 70% và đã thử
nghiệm hiệu quả nấm Beauveria bassiana với mọt gạo (Sitophilus oryzae) trong
điều kiện phòng thí nghiệm, tác dụng diệt trừ từ 53,2-61,1% sau 20 ngày.

Từ lâu, nhân dân ta đã có kinh nghiệm dùng một số loại thực vật để trừ sâu
hại mùa màng hoặc dùng trong bảo quản nông sản sau thu hoạch. Những cây
thường được dùng nhất là cây xoan, cây thuốc lá, cây củ đậu, cây hột mạt, cây
ruốc cá, thanh hao hoa vàng… Hiện nay, thuốc thảo mộc đang được khuyến
khích nghiên cứu phát triển với những ưu điểm vượt trội và là nguồn thuốc có xu
hướng dần thay thế cho thuốc hóa học trong nhiều lĩnh vực nói chung và trong
10


bảo quản nói riêng. Việc xác định, chiết xuất và giữ ổn định được các hoạt chất có
khả năng tiêu diệt, gây ngán, dẫn dụ hoặc xua đuổi các loài côn trùng gây hại đang
được nhiều đơn vị nghiên cứu và thử nghiệm, có nhiều thành công bước đầu.

Thuốc thảo mộc BQ-01 do Trung tâm Công nghệ hóa học, Viện Hóa, Viện

Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) sản

xuất và đưa vào thử nghiệm trong các kho thóc dự trữ tại tỉnh Hà Sơn Bình (nay
là Hà Tây và Hòa Bình) năm 1991-1992. Thuốc BQ-01 được sản xuất với

nguyên liệu chính là cao lanh và bột hạt xoan ta. Kết quả khảo nghiệm cho thấy
thuốc không có hiệu lực trừ côn trùng nhưng có hiệu quả xua đuổi (Dương Minh

Tú và Đinh Ngọc Ngoạn, 1993). Nhược điểm của thuốc BQ-01 là để lại lượng

tạp chất quá lớn, bụi và có mùi khó chịu lưu lại trong nông sản bảo quản.

Thuốc thảo mộc Gu Chong Jing do Trung Quốc sản xuất là loại thuốc

tổng hợp của nhiều loại tinh dầu thực vật: hồi, quế, thanh hao hoa vàng, long

não, chất mang và được bổ sung thêm thuốc hóa học Deltamethrin với hàm
lượng 0,024%. Thuốc GCJ sử dụng ở liều lượng 0,04% để bảo quản thóc, ngô
rất có hiệu quả và đặc biệt thích hợp bảo quản ngô hạt ở tại hộ nông dân tại

tỉnh Hà Giang (Nguyễn Thị Kim Oanh và cs., 2003). Trong quy trình hoàn
thiện và ứng dụng công nghệ phòng trừ tổng hợp sinh vật hại gồm 9 giai đoạn

khép kín từ khâu thu hoạch đến bảo quản ngô, thóc quy mô nông hộ và trang
trại tại Hà Nội đã sử dụng thuốc GCJ với tỷ lệ 0,04% cho kết quả cao (Nguyễn

Kim Vũ và cs., 2003). Theo Dương Minh Tú (2005) sử dụng thuốc GCJ với tỷ
lệ 0,04% va 0,1% trong việc phòng trừ mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) đạt hiệu

lực lần lượt là 95,9% và 97,9% sau 90 ngày theo dõi; trên mọt đục hạt nhỏ

(Rhizopertha dominica Fabr.) hiệu lực đạt 98,63% và 99,66% sau 90 ngày
theo dõi (Dương Minh Tú, 2005).

Một số loại cây và hoạt chất của nó được sử dụng trong bảo quản:

Cây xoan ta (Melia azedarach) hay còn gọi là cây xoan hay xoan ta, xoan

nhà, sầu đông, thầu đâu.. Xoan ta thuộc Bộ Sapindales; Họ Meliaceae; Chi Melia.
Là cây trồng phổ biến ở Việt Nam được dùng chủ yếu để lấy gỗ và tạo bóng mát


ở các tỉnh vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu..). Tất cả các bộ phận của cây xoan

đều có độc tính đối với con người hoặc động vật, chỉ cần 15 gam hạt đã là liều
gây chết cho một con lợn nặng 22 kg. Các triệu chứng ngộ độc đầu tiên xuất hiện
11


chỉ vài giờ sau khi ăn phải. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa,

táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy
tim v.v. Tử vong có thể xảy ra sau khoảng 24 giờ.

Cây xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản

một số loại lương thực được lưu giữ. Nước ngâm lá xoan và vỏ xoan có tác dụng

diệt sâu ngoài đồng ruộng hay trong kho do cây xoan có hoạt chất
Azadirachtin(Az) thuộc nhóm tetranortriterpenoid có khả năng gây ngán ăn, làm
giảm khả năng sinh sản của côn trùng.

Cây xoan Ấn Độ (Azadirachta indica) là cây thuộc Bộ Sapindales; Họ

Meliaceae; Chi Azadirachta. Nguồn gốc của cây này là ở Nam và Đông Nam
Châu Á nhưng ngày nay nó có mặt ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới của Châu

Phi, Châu Mỹ, Châu Úc. Cây xoan Ấn Độ dùng để kiểm soát côn trùng hại kho.
Hoạt chất chủ yếu có tác động đến côn trùng từ hạt xoan và lá xoan Ấn Độ là

chất Azadirachtin(Az) thuộc nhóm tetranortriterpenoid có khả năng chống sự đẻ

trứng, gây ngán ăn, làm gián đoạn quá trình phát triển, làm giảm khả năng sinh

sản của côn trùng (Lê Doãn Diên, 1994). Ở Bình Thuận, nông dân đã dùng lá và

quả để bảo quản nông sản trong một số tháng như dùng lá khô trộn lẫn với hạt để

chống sâu mọt, cây xoan Ấn Độ đã trở thành một loại thuốc thảo mộc trong bảo
quản nông sản ở quy mô hộ nông dân.

Cây cơi (Pterocarya tonkinensis) mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía

Bắc, được bà con nông dân dùng để bảo quản thóc, ngô có tác dụng trừ mọt trong
bảo quản. Cây cơi thuộc Họ: Juglandaceae; Bộ: Juglandales; Nhóm: Cây gỗ lớn.

Lá cơi đắng, có độc, có tác dụng trừ sâu, sát khuẩn (nước chiết từ lá tươi có tác
dụng đối với Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis). Lá cơi không hoàn
toàn độc đối với cá nhưng độc đối với chuột.

2.2. NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA
MỌT GẠO VÀ MỌT THÓC GÂY HẠI TRÊN GẠO
2.2.1. Mọt gạo

2.2.1.1. Đặc điểm hình thái của mọt gạo

Mọt gạo có một chu kỳ sống gồm có bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, sâu

non và dạng trưởng thành.

12



Dạng trưởng thành
Nhộng

Trứng

Sâu non

Nguồn: BioLib (2009)

Hình 2.1. Quá trình hình thành của con mọt gạo

Trứng: Dài 0,45 – 0,70 mm, rộng 0,24 – 0,30 mm, hình bầu dục dài, một
đầu có hình nuốm phình ra. Lúc mới nở màu trắng sữa, dần dần biến thành màu
vàng nhạt, đục.

Sâu non: Trưởng thành mình dài 2,5 – 3,0 mm, đầu nhỏ màu nâu nhạt,
ngực và bụng màu trắng, trên mình có nhiều đường vân ngang. Thân mập, ngắn,
thường cong lại làm cho mặt lưng thành hình bán nguyệt. Mặt bụng gần như
bằng, có màu trắng đục.

Nhộng: Thân dài 3,5 – 4,0 mm, hình bầu dục, lúc mới hóa nhộng màu

trắng sữa, sau thành màu nâu nhạt.

Dạng trưởng thành: Thân dài 3 – 4 mm, rộng 1,0 – 1,2 mm, toàn thân màu
nâu xám đen, trên đầu có vòi nhô dài ra. Râu hình đầu gối có 8 đốt. Trên mảnh
ngực trước có những đốm tròn nhỏ lõm vào. Trên cánh cứng có những đường
dọc lõm cũng có những điểm tròn. Trên lưng cánh cứng gần đầu và gốc cánh có
13



4 vòng gần tròn màu vàng nâu hay đỏ nâu trông rất rõ. Ở dưới cánh cứng có
màng phát triển.

Hình 2.2. Hình ảnh con mọt gạo đực

Nguồn: BioLib (2009)

Con đực có vòi ngắn và to hơn con cái, trên mặt lưng chấm lõm dài và rõ

hơn con cái. Ngoài ra trên vòi con cái không có chấm lõm ở đoạn cuối.
2.2.1.2. Đặc tính sinh vật học của mọt gạo

Mọt gạo là mọt sơ cấp có khả năng đục thủng hạt thóc tạo thành lỗ nhỏ.
Con trưởng thành có thể ăn hạt gạo bên trong và đẻ trứng vào trong đó sau đó tiết
ra chất keo để bảo vệ. Sâu non được nở ra và lớn lên trong lòng hạt thóc, ăn hết
gạo và để lại vỏ trấu, khi trưởng thành đục vỏ trấu ra ngoài.

Mọt gạo có khả năng phát sinh ngay ngoài ruộng lúa, trong quá trình gặt

nếu không phơi kỹ mọt sẽ vào kho.

Con trưởng thành có tính giả chết, rất hoạt bát, hoạt động chủ yếu ở tầng mặt

có độ sâu <20cm. Trong các bao thóc, mọt thường tập trung ở vỏ bao, lớp chỉ khâu.

Khi đẻ trứng, dùng vòi có hàm trên ở phía đầu vòi khoét một lỗ, sau đó đẻ
trứng vào lỗ này và dùng ống đẻ trứng tiết ra một chất nhầy bảo vệ trứng và bịt
kín lỗ lại. Mỗi lần đẻ 1 quả, có khi 2 – 3 quả. Thời gian để đẻ 1 quả trứng tùy

thuộc vào độ cứng của nông sản, thường mất khoảng 1/2 đến 2 giờ. Mỗi con mọt
cái một ngày có thể đẻ được 3 – 10 trứng, mỗi năm bình quân đẻ 380 trứng,
nhiều nhất có thể để tới 576 trứng. Từ một đôi mọt đực và mọt cái, nếu sống
trong điều kiện thích hợp, theo tính toán trong một năm có thể sinh sôi, nảy nở
thêm 800.000 con khác.

14


Sâu non nở ra là bắt đầu ăn hại, đục sâu vào trong lòng hạt, làm cho hạt
chỉ còn lại lớp vỏ bên ngoài, không còn giá trị sử dụng nữa. Ở vùng nhiệt đới
mỗi năm sinh 4 – 7 lứa. Ở vùng ôn đới, khí hậu lạnh mỗi năm chỉ sinh 1 – 2 lứa.
Thời kỳ trứng của mọt gạo kéo dài khoảng từ 3 – 16 ngày, sâu non khoảng từ 13
– 28 ngày, tiền nhộng khoảng từ 1 – 2 ngày, nhộng khoảng từ 4 – 12 ngày,
trưởng thành khoảng từ 54 – 311 ngày.
Sâu non có 4 tuổi: tuổi 1 đến tuổi 3 từ 3 – 4 ngày, tuổi 4 từ 4 – 9 ngày.

Thời gian hoàn thành một thế hệ mọt gạo phụ thuộc rất chặt chẽ vào nhiệt
độ, độ ẩm và thức ăn. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong lương thực có thủy
phần 14% và nhiệt độ 200C thì thời gian hoàn thành một thế hệ mọt gạo khá dài:
trong lúa mì 53 ngày, trong thóc 60 ngày.

2.2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của mọt gạo
* Nhiệt độ

- Khi nhiệt độ tăng dần đến 280C thì thời gian hoàn thành một thế hệ rút

ngắn lại.

- Tăng nhiệt độ từ 280C lên 300C, thời gian hoàn thành một thế hệ gần như

không thay đổi: trong lúa mì là 38 ngày, trong thóc và ngô khoảng 40 – 41 ngày,
còn trong khoai sắn lát khô trên 50 ngày.

- Nhiệt độ tăng tới 320C thì tốc độ sinh sản của mọt gạo giảm, thời gian
hoàn thành một thế hệ kéo dài: trong lúa mì, thóc và ngô tới 53 – 54 ngày, trong
khoai khô 71 ngày, và trong sắn khô 90 ngày.

- Ở nhiệt độ 340C nói chung sự sinh sản khó khăn.
* Độ ẩm

Thời gian hoàn thành một vòng đời của mọt gạo phụ thuộc chặt chẽ vào thủy
phần của hạt. Khi thủy phần của hạt tăng thì thời gian hoàn thành một thế hệ mọt

giảm. Sự phụ thuộc này không theo dạng đường thẳng, mà theo dạng hàm số bậc hai.
- Trong lúa mì, ngô, thóc và sắn lát có thủy phần 11,5% trứng mọt gạo vẫn
còn khả năng nở và trở thành mọt, nhưng thời gian hoàn thành một thế hệ trên 70
ngày. Riêng trong khoai khô, với thủy phần 11,5%, mọt không sinh sản được.

- Khi thủy phần của hạt tăng tới khoảng 14,3% thời gian hoàn thành một

thế hệ rút ngắn dần.

15


Nói chung tốc độ chuyển hóa các giai đoạn ấu trùng thành mọt trưởng thành

vẫn còn chậm. Với thủy phần lương thực từ 15% trở lên thì mọt nở khá nhanh.

Mọt gạo hoạt động mạnh nhất ở nhiệt độ 24 – 300C, trong đó thích hợp

nhất là nhiệt độ 290C. Ở dưới 130C và trên 380C mọt sẽ ngừng hoạt động. Theo
Mallis Amold (1990), thời gian thực hiện một thế hệ ở 27,20C chỉ mất 25 ngày,
còn ở 170C mất tới 92 ngày.

Độ ẩm tương đối của không khí thích hợp nhất đối với sự phát triển của
mọt gạo khoảng 90 – 100%, độ ẩm cần thiết của sự đẻ trứng thấp nhất khoảng
60%. Mọt không thể sinh sản ở hạt có thủy phần dưới 8% và trên 40%, thủy phần
tối thiểu cần thiết cho sự sinh sản là 10%, tốc độ sinh sản mạnh nhất là khi thủy
phần của hạt từ 15 – 20%, trong đó thích hợp nhất khi thủy phần hạt là 17%, quá
20% thủy phần thì sự sinh sản chậm lại.

Theo tài liệu của Nhật Bản, gạo có thủy phần 17,6%, nuôi sau 58 ngày ở

các nhiệt độ khác nhau, kết quả sinh sản như sau:

- Ở 300C, số mọt ban đầu 10, về cuối 49, tỉ lệ sinh sản tăng 390%. Số sâu

non tăng 1130%.

- Ở 200C, số mọt ban đầu 10, về cuối 21, tỉ lệ sinh sản tăng 110%. Số sâu
non tăng 380%.
- Ở 100C, số mọt ban đầu 10, về cuối có 12, tỉ lệ sinh sản tăng 20%. Số

sâu non giảm 30%.

- Ở 00C, số mọt ban đầu 10, về cuối có 7, tức giảm 30%. Số sâu non giảm 70%.
* Thức ăn

- Đây là yếu tố quyết định đến sự phát sinh, phát triển của sâu mọt hại kho.
Bản chất hoạt động sống của sâu mọt là phân giải các chất hữu cơ của hạt để lấy

nhiệt cung cấp cho hoạt động sống, đồng thời thải ra môi trường một lượng nhiệt
và ẩm lớn. Đa số các loại sâu mọt là loại ăn tạp, chúng có thể sống và gây hại
trên nhiều ký chủ. Tuy nhiên mỗi loại sâu mọt thích hợp với một loại ký chủ nhất
định và bị kìm hãm khi bị thay đổi ký chủ khác.

Mọt gạo có khả năng nhịn ăn, thời gian nhịn ăn phụ thuộc chủ yếu vào
nhiệt độ, có thể từ 6 - 12 ngày. Khi nhiệt độ tăng thì thời gian nhịn ăn giảm. Thời
gian nhịn ăn của mọt gạo khi độ ẩm không khí 80 - 90%, ở nhiệt độ 16 - 180C là
32 ngày, ở 20 - 250C là 19 ngày, ở 26 - 270C là 6 - 8 ngày.
16


×