Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty tnhh sản xuất nồi hơi tiến lộc phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 46 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

KHOA CƠ KHÍ
----oooo----

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NỒI HƠI TIẾN LỘC
PHÁT
Giảng viên hướng dẫn :

ThS. NGUYỄN ĐỨC TÀI

Cán bộ hướng dẫn:

NGUYỄN VĂN TUẤN

Sinh viên thực tập :

TRẦN HOÀI PHƯƠNG MSSV: 0301141418
LÊ MINH CHIẾN

MSSV: 0301141418

ĐINH CÔNG THÀNH

MSSV: 0301141418

LING CHUNG MINH


MSSV: 0301141418

NGUYỄN VIẾT SƠN

MSSV: 0301141418

CHÂU THANH LIÊM

MSSV: 0301141418

NGUYỄN QUỐC VIỆT MSSV: 0301141418
ĐOÀN VĂN LUÂN

MSSV: 0301141418

MAI THANH TÙNG

MSSV: 0301141418

NGÔ THÀNH LỘC

MSSV: 0301141418

ĐINH CÔNG PHI

MSSV: 0301141418

HÀ VĂN TÀI

MSSV: 0301141418


LỚP : CĐCK 14D
Khóa: 2014-2017
Tp.Hồ Chí Minh,tháng 03 năm 2017


LỜI NÓI ĐẦU
....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa:

- Ban giám hiệu trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng.
- Thầy cô khoa Cơ Khí.
- GVHD: Nguyễn Đức Tài
- Ban Giám đốc Công ty TNHHSản Xuất Nồi Hơi Tiến Lộc Phát
Trong suốt thời gian học tập ở trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng chúng em đã được thầy
cô thuộc nhiều bộ môn dìu dắt, dạy dỗ. Và để tạo điều kiện tiếp cận gần hơn với thực tế, nhà
trường đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại Công ty TNHHSản Xuất Nồi Hơi Tiến
Lộc Phát.Được sự hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tận tìnhcủa Ban Giám đốc Công ty nói chung

và các Anh chị quản lí của cũng như các Anh chị nhân viên của Công ty nói riêng đã tạo
điều kiện mọi điều kiện tốt nhất để chúng em có thể hoàn thành tốt thời gian thực tập.
Dù rất cố gắng nhưng với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên có thể xảy ra sai
sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thấy cô để bài báo cáo hoàn thành tốt
hơn.
Cuối lời chúng em xin gửi đến Quý Thầy Cô trong Khoa Cơ Khí trường Cao Đẳng Kỹ
Thuật Cao Thắng, các Chú và các Anh Chị tại ty TNHHSản Xuất Nồi Hơi Tiến Lộc Phát lời
cảm ơn chân thành nhất.Chúng em xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY

ST
T

NỘI DUNG THỰC
TẬP

Thời
gian
thực
tập

Điểm
thực tập

Nhận xét của đơn
vị sản xuất về tinh
thần thái độ của
học sinh trong thời

gian thực tập

Chữ ký và đóng
dấu chứng thực
của công ty


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Ngày…….tháng……năm……

GVHD
ThS. Nguyễn Đức Tài


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC TẬP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công Ty TNHH SX Nồi Hơi Tiến Lộc Phát được thành lập vào ngày 01 tháng 04 năm
2010. Giấy phép kinh doanh số 0309892940 do Sở KH&ĐT Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt.
1.2 Các ngành nghề sản xuất kinh doanh:

• Chế tạo:
1/ Nồi hơi các loại có công suất từ 0,5 đến 15 tấn/ giờ, áp suất đến 25 bar
2/ Bình bồn áp lực có thể tích chứa đến 20 m3, áp suất đến 24 bar
3/ Nồi dầu tải nhiệt có công suất đến 5. 10 6 kCal/h
4/ Lắp đặt các hệ thống mạng nhiệt cho các ngành công nghiệp khác nhau
5/ Quạt công nghiệp chuyên dung trong lĩnh vực lò hơi có công suất đến 200 Hp
Dịch vụ:
1/ Sửa chữa các loại nồi hơi, bình áp lực, nồi dầu truyền nhiệt
2/ Bảo trì bảo dưỡng các loại nồi hơi, nồi dầu truyền nhiệt
3/ Mua bán các loại nồi hơi trong và ngoài nước
4/ Mua bán các loại quạt công nghiệp dung trong lò hơi
5/ Mua bán các trang thiết bị trong lò hơi

• Đội ngũ kỹ thuật :
- Đội ngũ kỹ thuật chuyên ngành được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn
thường xuyên
- Đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có các bằng cấp chuyên môn trong ngành
hàn, lò hơi
- Công ty hoạt động theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001/2008.
1.3 Tổ chức bộ máy công ty, chức năng của các đơn vị thành viên

1.3.1 Tổ chức bộ máy công ty
Gồm có:

- Giám đốc: Lê Xuân Soái
- Phó giám đốc : Phạm Thị Nga
- Quản đốc: Nguyễn Văn Tuấn
- Kế toán :Lê Thị Mỹ Hằng ,Phạm Thị Hằng
- Thủ kho : Phạm Văn Quý
- Tổ trưởng cơ khí :Nguyễn Như Huy
- Tổ trưởng Điện :Lê Đức Lợi


- Công nhân kỹ thuật
1.3.2 Chức năng của các đơn vị thành viên
- VD: Anh Quỳnh trực tiếp hướng dẫn và giám sát trong quá trình thực tập kiêm
vận
hành khu vực hoạt động của các máy móc Cơ khí
Chú Bắc trực tiếp hướng dẫn làm chế tạo cánh quạt, lắp ráp bộ phận Cơ khí
Anh Quyết trực tiếp hướng dẫn phụ trách bên Hàn và cắt thép bằng
Plasma,làm co ống,…
1.4 Quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy:
1.4.1. Quy định về an toàn lao động:

- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy Công ty, nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động.
-

-

-


-

Phải nắm vững các quy định về kỹ thuật an toàn lao động, các quy trình quy phạm kỹ
thuật liên quan đến công việc được giao.
Nghiêm cấm sử dụng rượu bia trước và trong khi làm việc. Cấm làm việc tại nơi có biển
báo nguy hiểm đã có rào chắn và các hầm hố chưa được lấp kín.
Làm việc trên cao phải có dây an toàn, vị trí đứng phải chắc chắn, nếu sử dụng dàn giáo
thì phải được neo buộc cố định với công trình đang thi công để tránh bị đổ.
Cấm đặt chất dễ cháy trên các phương tiện có chứa xăng dầu và nơi có nhiều dây điện.
Phải có dụng cụ PCCC ở gần nơi có chứa xăng dầu, chất dễ cháy. Khi tiếp xúc với thiết
bị có sử dụng nguồn điện phải được sử dụng đồ dùng và trang bị cách điện tốt.
Trước khi thi công, công nhân phải kiểm tra, chuẩn bị trang bị an toàn và sử dụng đồ bảo
hộ lao động tốt như : quần áo, giầy, nón cứng…và phải đeo kính bảo hộ khi làm việc tiếp
xúc với môi trường có nhiều mảnh vụn như hàn, cắt, phay, bào, phun cát….
Khi phát hiện thấy nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì phải ngừng thi
công và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm để khắc phục sự cố.
Không dùng cầu dao không vỏ che, mọi cầu dao cách điện có vỏ bao che bằng kim loại
nhất thiết phải nối đất. Đầu ra của dòng điện phải nằm dưới cầu dao, không thay cầu dao
chì bằng các loại dây khác như thiếc, vỏ nhôm và các loại dây không đúng kỹ thuật, các
dây cháy của các pha đi đến động cơ điện phải bằng nhau về trị số chịu tải và phải đúng
quy định. Dây điện trong xưởng, ngoài hiên trường phải cách điện bằng vỏ cao su.
Công nhân viên phải mang đầy đủ trang bị phòng hộ lao động, không để những vật cháy
gần nơi làm việc. Hàn trên cao thì phải che chắn để tránh kim loại lỏng rơi xuống gây hỏa
hoạn hoặc làm bỏng người bên dưới. Khi hàn trên cao phải có giàn giáo vững chắc và
đeo dây an toàn và dây phải cố định chắc chắn.
Công nhân viên hàn điện trước khi làm việc phải chuẩn bị đầy đủ mọi trang thiết bị an
toàn, đồ phòng hộ cá nhân và điều kiện an toàn khác.
Theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn, nếu khi làm việc thấy điều kiện làm việc
chưa an toàn thì phải báo ngay cho kỹ thuật chuyên môn giải quyết. Không tùy tiện lấy
điện bằng cách câu móc bừa bải. Không sửa chữa máy hàn khi đang có điện. Máy hàn

phải được che mưa che nắng. Những nơi làm việc trong điều kiện ẩm ướt phải có lót tấm
gỗ có chiều dày khoảng 10cm để cách ly với mặt sàn.
Khi di chuyển máy hàn phải cắt điện từ nguồn, khi di chuyển kìm hàn và dây hàn phải
thận trọng không để dây chồng chéo và vắt ngang qua các dây dẫn điện, qua chai oxy,
chai gas hoặc acetylene….


- Dây dẫn phải được bảo vệ và cách điện tốt. Chiều dày dây dẫn từ lưới điện đến máy hàn
-

-

không quá 10m. lối đi lại tại khu vực hàn phải rộng ít nhất là 1m.
Vỏ ngoài của máy và cầu dao phải được tiếp mát.
Sau khi làm việc xong, công nhân viên phải ngắt điện, thu dọn đồ nghề, đặt đúng vị trí,
vệ sinh sạch sẽ.
Dây dẫn phải cách điện tốt, phải tránh đè dập, cháy chập, nếu không đảm bảo thì phải
thay mới ngay mới được sử dụng. Dây dẫn phải được nối chắc chắn với cực nối (bằng
bulon xiết chặt). Trước khi bắt đầu hàn phải kiểm tra kìm hàn, nếu không đảm bảo an
toàn thì không được hàn. Phải sử dụng kìm hàn có tay cầm bằng vật liệu cách điện, chịu
nhiệt và mỏ kẹp có bộ phận giữ dây đảm bảo khi hàn dây không bị giật ra. Không được
tự động bỏ kìm hàn khi đang có điện để đi làm việc khác. Khi ngưng làm việc phải ngắt
ngay máy hàn ra khỏi lưới điện.
Phải đủ ánh sáng nơi làm việc, đèn chiếu sáng phải có điện áp dưới 24V, trong hầm phải
dùng điện áp 12V qua biến áp cách ly và phải có lưới bảo vệ bên ngoài.
1.4.2 Quy định về phòng cháy chữa cháy:

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc
-


sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ
phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu
chữa cháy tại chỗ.
Có phương án chữa cháy, thoát nạn
Đối với bình xịt chữa cháy phải được kiểm định định kỳ hàng năm
Kho, nhà xưởng phải được trang bị thiết bị PCCC.
Kiểm tra khuôn viên công trình, kho, nhà xưởng: đốt rác, xắp xếp vật tư không gọn
gàng… có thể gây nguy cơ cháy nổ.
Bố trí vị trí thiết bị chữa cháy ở vị trí dễ thấy, dễ lấy khi xảy ra sự cố cháy nổ
Có tiêu lệnh chữa cháy, nội quy PCCC treo tại vị trí dễ nhìn.

1.5 Tổ chức 5S tại công ty
Mục đích chính của 5S là loại bỏ các lãng phí trong sản xuất, giảm thiểu các hoạt
động không gia tăng giá trị, cung cấp một môi trường làm việc với tinh thần cải tiến liên
tục, cải thiện tình trạng an toàn và chất lượng.


Sàng lọc

Sẵn sàng

Sắp xếp

Săn sóc

Sạch sẽ


1 Sàng lọc : Tổng vệ sinh, sàng lọc và phân loại
Ở đây, tổ chức cần xác định và phân loại được các dụng cụ, đồ dùng theo tần suất
sử dụng trong quá trình sản xuất, làm việc theo mức độ thường xuyên sử dụng, thỉnh
thoảng sử dụng, sắp không cần nữa và hiện tại không còn dùng nữa.
Nguyên tắc đơn giản là “Đừng giữ những gì mà tổ chức không cần đến”! Bởi các
vận dụng thừa ra không dùng đến cũng gây ra lãng phí về mặt tiền bạc để cất giữ.
Việc sàng lọc nên được thực hiện theo những bước sau:
– Xác định mức độ hư hỏng, bụi bẩn / rò rỉ.
– Tổng vệ sinh.
– Tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng tại hiện trường.
– Xác định khu vực xấu trong nhà máy hay phạm vi đang xét.
– Liệt kê thật chi tiết các nguyên nhân gây nên khu vực xấu.
– Quyết định phương án hành động hiệu quả.
– Lên kế hoạch cho việc triển khai.
2 Sắp xếp: Bố trí lại các khu vực
Sau khi sàng lọc và phân loại, thì đến giai đoạn này, mọi thứ cần được xếp đặt vào
đúng chỗ của nó.
Dựa trên nguyên tắc tần suất sử dụng, tổ chức sẽ đưa ra phương án về vị trí sắp xếp
hợp lý nhất:
– Những vật dụng thường xuyên sử dụng sẽ được sắp xếp gần với vị trí làm
việc
– Những thứ ít sử dụng được sắp xếp xa vị trí làm việc.
Bên cạnh đó, các vật dụng trong lúc khẩn cấp như bình chữa cháy, ,thiết bị an
toàn, lối thoát hiểm, .. Cũng cần được làm nổi bật lên.

3 Sạch sẽ : Giữ vệ sinh và kiểm tra
Lên kế hoạch cho việc kiểm vệ sinh thường xuyên để duy trì một môi trường làm
việc gọn gàng và sạch sẽ.
Sự sạch sẽ là một điều kiện cơ bản cho chất lượng, vì vậy, một khi khu vực làm



việc đã sạch sẽ, nó cần được duy trì.
Trách nhiệm cần được thiết lập và gắn cho nhân viên ở từng khu vực cụ thể và
đảm bảo quy định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm trong việc về sinh và kiểm tra.
Trong bước này, tổ chức cần thiết lập được các chu trình thường xuyên cho duy
trì môi trường làm việc sạch sẽ hàng ngày, hàng tuần.
Việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, được
giám sát, mọi nhân viên coi đó là niềm tự hào và giá trị đóng góp cho tổ chức.

4 Săn sóc : Duy trì tiêu chuẩn về sự sạch sẽ, ngăn nắp
Việc vệ sinh sạch sẽ cần xác định được tiêu chuẩn, làm cho chúng trở nên trực
quan, dễ nhận biết đối với nhân viên. Chẳng hạn như:
– Thiết kế nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn cho các vị trí được quy định
– Hình thành các chỉ số cũng như cách nhận biết khi các tiêu chuẩn bị vượt
– Thiết lập phương pháp thống nhất cho chỉ thị về giới hạn, xác định các vị trí,….

5 Sẵn sàng : Hình thành thói quen và thực hành
Để làm được chữ S thứ 5 này, tổ chức cần hình thành và củng cố các thói quen
thông qua hoạt động đào tạo và các quy định về khen thưởng, kỷ luật. Quy trình mới nên
được thực hiện thông qua các hình ảnh trực quan hơn là lới nói, và luôn đảm bảo những
người liên quan đều tham gia vào việc phát triển các tài liệu tiêu chuẩn. Hãy đảm bảo
mọi người đều hiểu và thống nhất thực hiện bởi nếu không có đào tạo và kỷ luật, các
bước khác của 5S sẽ không thể thành công.

CHƯƠNG 2 :QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
2.1 Trang thiết bị của công ty
2.1.1 Máy tiện

Công
dụng máy

tiện : là
một loại
máy công
cụ
sử dụng
chủ yếu
trong việc
gia công
các
sản
phẩm đồ
kim loại

mặt tròn
xoay
như
:
t,..có thể
khoan,
khoét,
doa.Nếu có đồ gá có thể gia công các mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia
công lỗ ren, mặt đầu và cắt đứmặt không tròn xoay và nhiều cạnh, elip, cam,..


Hoạt động của máy tiện dựa trên nguyên lý chuyển động tròn xoay quanh tâm của
phôi tạo ra tốc độ cắt nhất định giúp cắt được những sản phẩm có độ tinh xảo theo ý
muốn.Chuyển động của lưỡi dao là 2 chuyển động tịnh tiến :chuyển động tiến dao dọc
và tiến dao ngang
2.1.2 Máy khoan cần
Công dụng của máy khoan cần :dùng để khoan , khoét , doa , cắt hàng loạt.

Gia công lỗ thông hoặc lỗ không ren,…trên những chi tiết có mô hình lớn , gia công
thông,lỗ côn,lỗ trụ,..
Mở rộng lỗ khoan bằng dao khoét.
Dùng máy khoan cần để doa lỗ trong trường hợp không có máy doa.
Gia công ren bằng bàn ren hoặc tarô máy.

2.1.3 Máy chặt


Công dụng máy chặt : chặt thép tấm có bề dày mỏng từ 2-5mm hoặc có thể dày hơn
nếu lưỡi cắt tốt,năng suất cao hơn khi dùng máy cắt.
Ví dụ :cắt thép làm cánh quạt công nghiệp,cắt râu,…
2.1.4 Máy uốn
Công dụng máy uốn :dùng để uốn thép và định hình các thép tấm thành hình ống,
hình nón,..

2.1.5 Máy ép


Công dụng máy ép : dùng để ép định hình các thép tấm tùy vào mục đích sử dụng.
Ví dụ : ép thép tấm để ghép lại thành hộp,ép sắt râu thành chữ V
2.1.6 Máy khoan bàn

Công dụng máy khoan bàn : Máy khoan đưng vạn năng ngoài việc gia công các bề
mặt tròn xoay, công nghệ chính của nó là gia công các chi tiết dạng lỗ. Ngoài ra, nó còn


được dùng để khoét, doa, cắt ren bằng taro hoặc gia công các bề mặt có tiết diện nhỏ,
thẳng góc hay cùng chiều với trục mũi khoan.
2.1.7 Máy cưa cần


Công dụng :dùng để cắt thép thanh dài ngắn tùy vào mục đích sử dụng
2.1.8 Máy bào

Công dụng: máy bào dùng để bào mặt phẳng thô,lớn.Ngoài ramáy bào được dùng
để xẻ rãnh hình T, V, đuôi én,bào rãnh then,..Máy bào có thể gia công bềmặt các chi tiết
ở mức độ thô hoặc tinh khác nhau.
2.1.9 Xe cẩu


Công dụng:dùng để di chuyển những chi tiết lớn,nặng và vận chuyển vật tư vào
xưởng.

2 Sơ đồ bố trí

2.3 Sản phẩm của công ty
2.3.1Nồi hơi:
Công dụng : Nồi hơi là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các nhà
máy, xí nghiệp có sử dụng nhiệt vì nồi hơi là thiết bị chủ yếu tạo ra nguồn cung cấp
nhiệt và dẫn nguồn nhiệt bằng hơi đến các máy móc sử dụng hơi. Ngày nay Nồi
hơi được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp trong mỗi ngành công nghiệp
đều có nhu cầu sử dụng nhiệt với mức độ và công suất khác nhau.
Nồi hơi sử dụng để tiệt trùng cho các ngành: Dệt may, In ấn, Hoá chất, Sản xuất
sinh dược phẩm Cao su, nhựa, chất dẻo, Y tế sức khoẻ. An toàn xử lý môi trường…Tóm
lại, Nồi hơi sử dụng trong các nhà máy công nghiệp nhiệt để làm nguồn cung cấp nhiệt
và dẫn nguồn nhiệt (hơi) đến các máy móc cần sử dụng nhiệt.
Điều kiện làm việc:Nồi hơi công nghiệp là sản phẩm đòi hỏi tính an toàn tuyệt
đối để có thể phòng tránh được các tai nạn đáng tiếc xảy ra khi vận hành lò hơi. Sau đây
là những yêu cầu đối với nhà đặt nồi hơi và vị trí lắp đặt nồi hơi để đảm bảo nồi hơi
hoạt động tốt và an toàn lao động sử dụng:



- Nhà đặt nồi hơi công nghiệp phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn về

-

xây dựng nồi hơi vệ sinh trong công nghiệp và các tiêu chuẩn có liên quan để người
vận hành thuận lợi khi hoạt động và xử lý sự cố, sửa chữa, vệ sinh lò hơi và đặc biệt
phải đảm bảo các quy định trong tiêu chuẩn này.
Nồi hơi phải đặt cố định trong nhà riêng. Được phép đặt ngoài trời nếu nồi hơi được
thiết kế và chế tạo phù hợp với điều kiện thực tế khi sử dụng.
- Được phép đặt trên tầng và dưới hầm nhà ở nếu công suất hơi không vượt quá 50kg/h,
áp suất của lò hơi không vượt quá 2kg/cm2 với điều kiện phải có tường ngăn cách an
toàn.
Cửa ra, cửa vào của nhà nồi hơi phải được mở ra ở phía ngoài. Các cửa của công trình
phụ trợ vào nhà lò hơi thì phải gắn lò xo tự động đóng cửa và mở về phía nhà đặt nồi
hơi.
Nền nhà thấp nhất của nhà nồi hơi phải cao hơn mặt sàn nhà và mặt nền xung quanh
nhà nồi hơi. Không được tạo hố thành nhà nồi hơi. Trong các trường hợp đặc biệt do
yêu cầu công nghệ để đặt thiết bị như thiết bị nghiền, cụm chi tiết của mạng tải nhiệt…
có thể cho phép đào hố nhưng phải theo đúng thiết kế đã được duyệt hoặc được cấp
phép có thẩm quyền duyệt.
Nồi hơi đốt dầu , gas , khí , than:

Nồi hơi đốt than củi :


Nồi hơi đốt nhiều loại nhiên liệu khác như : trấu , vỏ hạt điều , bả cà phê , gỗ vụn ,
mùn cưa , khí sinh học,…


Nồi hơi tầng sôi :


2.3.2 Nồi hấp công nghiệp
Công dụng : Nồi hấp bằng hơi dùng để hấp thực phẩm nấu ăn cho các doanh trại,
trại giam, khu kí túc xá, nhà máy, khu công nghiệp,… với số lượng suất ăn lớn hoặc
chứng áp nguyên vật liệu trong công nghiệp như công nghiệp dệt may, sản xuất gạch
block, sơn,…
Điều kiện làm việc :

- Đừng để nồi hấp có chứa các chất ăn mòn, dung môi, chất dễ bay hơi hoặc các vật
-

liệu phóng xạ.
Trước khi sử dụng nồi hấp, kiểm tra bên trong buồng nồi hấp.
Đảm bảo rằng các miếng đệm cửa đã vẫn bình thường
Nạp nồi hấp theo khuyến cáo của nhà sản xuất. KHÔNG quá tải nồi hấp.
Kiểm tra nguyên liệu nhựa để đảm bảo rằng chúng phù hợp với được hấp.


2.4 Một số đối tác của công ty
2.4.1: Xuất khẩu sang một số nước ở Châu Phi
2.4.2 : Thiết kế và lắp đặt nồi hồi ở các công ty sản suất cao su,điều,công ty may,công
ty chế biến thực phẩm,…khu vực TPHCM và các tỉnh như : Long An,Bình Dương,Bình
Phước,Tây Ninh,Cần Thơ,Nha Trang,…

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG THỰC TẬP
3.1 Kế hoạch thực tập:
Thời gian thực tập từ ngày 06/02/2017 đến ngày 25/03/2017.
Mỗi ngày làm 8 giờ, sáng từ 8h–12h, chiều từ 13h30 –17h30. Làm từ thứ 2 đến thứ 7.

Do sinh viên thực tập đông không đủ công việc làm nên được chia làm 2 ca:

• Ca 1 : Gồm 6 người ( Công Thành,Hoài Phương,Minh Chiến,Thanh liêm,Viết Sơn,Chung
Minh) làm thứ 2,4,6.
• Ca 2 : Gồm 6 người ( Quốc Việt,Văn Luân,Thanh Tùng,Thành Lộc,Công Phi,Văn Tài) làm
thứ 3,5,7.
3.2 Nhật ký thực tập:
Nhật ký thực tập của sinh viên Trần Hoài Phương (MSSV :0301141418)


Tuần 1: 06/02/2017 – 11/02/2017

- Ngày 06/02/2017 lên công ty gặp anh Tuấn.
- Ngày 07/02/2017 ngày thực tập đầu tiên.Em được giao việc đó là cầm máy mài cầm

-

-

tay mài lại ba via đường hàng và sơn những thiết bị nồi hơi.Do em cũng không tiếp
xúc với máy mài tay nhiều nên lúc đầu còn không quen và thấy mõi tay.Sau nữa buổi
thì em đã quen.Tuy làm có mệt nhưng em cũng thích vì tiếp xúc những cái trong
trường không được học mở rộng kiến thức,bên cạnh đó chúng em cũng được mấy
anh,chú truyền dạy kinh nghiệm tận tình,chu đáo.
Ngày 08/02/2017 em được anh trong công ty cho đứng máy tiện,vận hành máy tiện
trong công ty cũng giống như vận hành máy tiện trong trường mình.Hôm nay em tiện
chi tiết puli.Sau khi tiễn xong em rút ra được kinh nghiệm là tiện puli kết hợp tiến
dao ngang với dao dọc
Ngày 10/02/2017 em cũng tiếp tục được tiện puli.Tầm khoảng 3h thì máy tiện bị hư
(dây đai bị dãn) nên em qua mấy chú đang hàn và được mấy chú chỉ hàn.Do ở trường

em cũng được thực tập hàn nhưng hàn ghép tấm thép dày còn trong công ti thì hàn
tấm mỏng nên dễ bị lũng.Em rút ra được kinh nghiệm là khi hàn thép tấm mỏng
không được để hồ quang tiếp xúc lâu vì tiếp xúc lâu chi tiết sẽ bị lủng


Tuần 2: 13/02/2017 – 18/02/2017

- Ngày 13/02/2017 em được hàn co ống.Ngày thứ 2 được hàn nên cũng còn bị lũng.Về
-

nhà bị chảy nước mắt.Do đó rút ra bài học là trước khi hàn cần đeo kín,mặt áo tay
dài,đeo mặt nạ.Khi hàn thép tấm mỏng thì chỉ nên chấm không nên kéo
Ngày 15/02/2017 em được tiện rãnh puli và khoan lỗ phụ mấy bạn.Em rút ra bài học
kinh nghiệm là khi ăn chiều sâu cắt thì không nên tiến dao ngang vô nên kết hợp dao
ngang với dao dọc


- Ngày 17/02 em được đứng máy dập.Dập cắt râu để hàn vô nắp tháp nồi hơi nhằm
tăng độ nhám khi đổ bê tông chịu nhiệt vào giúp bê tông bám cứng hơn.Bài học rút ra
là trước khi dập nên cẩn thận tay.Trong quá trình dập không nên lượm chi tiết vừa
dập xog dễ văng trúng khi lượm


Tuần 3: 20/02/2017 – 25/02/2017

- Ngày 20/02/2017 buổi sáng em cầm máy mài tay mài bavia đường hàn của ống dẫn

-

-


và tháp.Buổi chiều em được đi xuống công ty điều Tứ Hải ở Châu Thành-Long
An.Do là em cũng đã quen với máy mài nên mài cũng không còn mõi tay nữa.Bài
học rút ra là khi mài cần cầm chắc máy mài,không được cầm gần lưỡi đá mài,không
bỏ máy mài tùy tiện
Ngày 22/02/2017 em được đứng máy tiện tiện puli và mài mặt bích.Em rút ra được
kinh nghiệm là khi tiện thô với bàn dao ngang thì cho dao đi từ trong ra,còn với việc
mài thì nên cầm máy nghiêng một góc cho đá mài nghiêng theo lúc đó mài sẽ ăn hơn
và nhanh hơn.
Ngày 24/02/2017 em cũng được đứng máy tiện tiện puli.Em đã quen với những thao
tác trên máy tiện và làm nhanh hơn


Tuần 4: 27/02/2017 – 04/03/2017

- Ngày 27/02/2017 em đứng máy tiện khoan lỗ may-ơ và tiện may-ơ.Biết được một
-

quy trình làm ra một chi tiết.Để làm ra một may-ơ không phải là chuyện đơn
giản,hàn,tiện xọc then,..
Ngày 01/03/2017 em cũng đứng máy tiện khoan lỗ may-ơ và tiện may-ơ.Em rút ra
được kinh nghiệm là khi khoan lỗ mồi điều chỉnh tốc độ nhanh hơn khi khoan lỗ rộng
Ngày 03/03/2017 em lại đứng máy tiện khoan lỗ may-ơ và tiện may-ơ.Em rút ra được
kinh nghiệm khi tiện rãnh tiến dao ngang và dao dọc kết hợp sẽ làm giảm lực cắt ở
mũi dao và dao lâu bị mòn


Tuần 5: 06/03/2017 – 11/03/2017

- Ngày 06/03/2017 em đứng máy tiện khoan lỗ may-ơ và tiện may-ơ,phụ chú tháo

-

cánh quạt.Biết được cách tháo lắp một cánh quạt công nghiệp.
Ngày 08/03/2017 em đứng máy tiện khoan lỗ may-ơ và tiện may-ơ,tiện puli.Em đã
quen thao tác nên tiện nhanh hơn.
Ngày 10/03/2017 em đứng máy dập dập sắt V và đứng máy tiện tiện puli.Biết được
cách vận hành máy dập và canh chỉnh chi tiết dập đạt độ chính xác tương đối so với
bản vẽ


Tuần 6: 13/03/2017 – 18/03/2017

- Ngày 13/03/2017 em đứng máy tiện tiện puli
- Ngày 15/03/2017 em tarô lỗ ren puli M10.Tiện lỗ puli 38
- Ngày 17/03/2017 buổi sáng e đi công ty Nosa Food với a Quỳnh,xuống hàn ống,sơn
lại và bắt bu-lông lại.Buổi chiều em vềxưởng làm,hàn co ống và mài lại.Biết được
quá trình sản xuất của một công ty và quan trọng là em được xem nguyên lý hoạt
động của một nồi hơi ra sao




Tuần 7: 20/03/2017 – 25/03/2017

- Ngày20/03/2017 tiện puli,khoan lỗ puli 8.5,taro ren M10.Em rút ra được kinh
-

nghiệm là khi khoan chi tiết gia công vật liệu bằng gang thì không nên tưới nguội và
khi tarô ren thì quay đều tay không được quay nhanh quá sẽ bị gãy mũi
Ngày 22/03/2017 tiện chi tiết hình bầu dục tiện mặt bích,tiện may-ơ.Biết được những

kiểu gá chi tiết dạng lớn và chi tiết hình bầu dục và cách ghép dao.
Ngày 24/03/2017 tiện bánh xe cẩu.Do cúp điện nên em được anh quản đốc cho
nghĩ.Em rút ra được kinh nghiệm là khi tiện chi tiết cở lớn không được chạy tốc độ
cao vì nếu chạy tốc độ cao sẽ tạo ra lực va đập chi tiết lên dao lớn mau hư dao,mòn
dao và khi trong xưởng bị cúp điện đột xuất thì nên tắt tất cả cầu dao.

3.3 Hoạt động thực tập
3.3.1 Hoạt động 1 :Tiện đường kính ngoài của mặt bích.

3.3.2 Hoạt động 2 : Hàn và mài lại đường hàn trên co ống


3.3.3 Hoạt động 3: Cưa phôi bằng máy cưa cần:

3.3.4 Hoạt động 4 : Khoan lỗ may-ơ


3.3.5 Hoạt động 5 : Tiện puli


3.3.6 Hoạt động 6 :Tiện chi tiết có hình không phải là hình tròn (elip)


3.3.7 Hoạt động 7 : Khoan lỗ puli


×