Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

tin học cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.92 KB, 28 trang )


Môn: Tin học cơ sở
(Dùng cho các lớp Trung cấp - Lưu hành nội bộ)
Vĩnh Phúc, tháng 8 năm 2007

Mục tiêu:
1. Vị trí:
- Là môn học cơ sở được học trong chương trình Trung cấp
- Là nền tảng cho học sinh học tốt các môn chuyên ngành
2. Yêu cầu:
Sau khi nghiên cứu xong tài liệu người học sẽ:
Kiến thức:
Hiểu các khái niệm và các chức năng cơ bản trong hệ điều hành
cũng như các chương trình ứng dụng;
Kỹ năng:
Có kỹ năng thực hiện được các lệnh cơ bản để thực hành trong Hệ
điều hành, các phần mềm ứng dụng, tìm kiếm thông tin trên Internet và
sử dụng thư điện tử (Email);
Thái độ:
- Rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong công nghiệp;
- Thực hiện đúng các bước trong quá trình thực hành.

Tổng số : 60 tiết - Gồm 6 chương:
Chương 1: 5 tiết
Các khái niệm căn bản về công nghệ thông tin
Chương 2: 5 tiết
Sử dụng máy tính và quản lý tệp với Windows
Chương 3: 20 tiết
Soạn thảo văn bản với winword 2003
Chương 4: 15 tiết
Bảng tính điện tử Excel 2003


Chương 5: 5 tiết
Trình diễn điện tử PowerPoint 2003
Chương 6: 10 tiết
Internet

Chương 1
Các khái niệm căn bản về công nghệ thông tin
Mục tiêu: sau khi học xong chương 1 người học sẽ:
- Hiểu các khái niệm cơ bản về công nghệ thông tin;
- Biết được cấu tạo, nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của máy vi tính;
- ứng dụng được các khái niệm cơ bản, cấu tạo,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của máy vi tính trong quá
trình thực hành.
Bài 1: Các khái niệm căn bản
Bài 2: Biểu diễn thông tin trong máy
tính
Bài 3: Hệ thống máy tính và các bộ phận cơ
bản
Tài liệu tham khảo:
1. Th.s Trần Việt Hà - Cấu trúc máy tính - NXB Lao động - Xã hội
năm 2001.
2. Nguyễn Nam Trung - Cấu trúc máy vi tính và thiết bị ngoại vi -
NXB Khoa học và kỹ thuật năm 2006.
3. Tô Văn Nam - Giáo trình nhập môn Tin học - NXB Giáo dục năm 2006.
4. Đức Hùng - Truy cập Internet, E-mail - NXB Thống kê năm 2003.

1.1.1- Thông tin (Informations)
Là một khái niệm tương đối trừu tượng dùng để mô tả những gì
đem lại sự thay đổi về hiểu biết, nhận thức cho con người. Một thể

hiện cụ thể của thông tin tại một thời điểm xác định được gọi là một
tin. Thông tin tồn tại khách quan và có thể tạo ra, lưu trữ, xử lí và
truyền đi từ nơi này đến nơi khác.
Bài 1: Các khái niệm căn bản
1.1.2- Dữ liệu (Data)
Là vật liệu thô mang thông tin. Dữ liệu sau khi được tập hợp lại
và xử lí sẽ cho ta thông tin. Nói cách khác, dữ liệu là nguồn gốc, là
vật mang thông tin, là vật liệu để sản xuất ra thông tin.
Trong thực tế, dữ liệu có thể là các dạng sau:
- Tín hiệu vật lý (Physical signal)
- Các số liệu (Number)
- Các kí hiệu (Symbol)

1.1.3- Xử lí thông tin
Là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, các công nghệ,
các kỹ thuật xử lí thông tin một cách tự động bằng máy tính điện tử.
Một thông tin muốn đưa vào máy tính xử lí thường được thực hiện
qua các giai đoạn sau:
Đầu tiên thông tin cần xử lí phải được biến đổi thành tín hiệu điện
liên tục nhờ một bộ cảm biến tín hiệu, sau đó tín hiệu điện này sẽ đư
ợc lượng tử hoá để biến thành các tín hiệu rời rạc thông qua bộ
chuyển đổi tương tự - số và được mã hoá dưới dạng các kiểu dữ liệu
trong máy tính (số nguyên, số thực, kí tự hoặc tổ hợp của chúng), các
dữ liệu này sẽ được xử lí trong máy tính bằng các chương trình phần
mềm hoặc phần cứng để chắt lọc ra các thông tin có giá trị hoặc biến
đổi nó thành một dạng theo yêu cầu. Dữ liệu sau khi đã xử lí sẽ được
đưa ra bộ chuyển đổi số - tương tự để chuyển đổi ngược lại thành tín
hiệu điện liên tục nhằm tái tạo lại các thông tin theo yêu cầu thông
qua bộ tái tạo tín hiệu, thông tin này sẽ được người sử dụng tiếp nhận
thông qua các thiết bị ra nào đó như: màn hình, máy in, ...


1.1.4- Phần cứng (Hardware)
Là tất cả các đối tượng vật lí hữu hình cấu tạo nên chiếc máy
tính; bao gồm các thiết bị điện tử và cơ khí như các vi mạch,
bản mạch, chíp, dây cáp, bộ nhớ, màn hình, chuột, bàn phím,
máy in, loa, máy vẽ, các thiết bị truyền thông Có thể coi
phần cứng là bộ xương hình thành nên cấu trúc về mặt vật lý
của chiếc máy tính.
1.1.5- Phần mềm (Software)
Là tập hợp các chương trình để điều khiển máy tính hoạt
động như: Hệ điều hành (Windows 98, Windows XP, Unix,
Linux, ), các chương trình ứng dụng (các chương trình quản lí,
các chương trình soạn thảo văn bản ), các chương trình điều
khiển (các drive, các tiện ích, ), các ngôn ngữ lập trình (C, C+
+, Pascal, ). Có thể coi phần mềm là cơ bắp điều khiển mọi
hoạt động của máy tính.

1.1.6- Khái niệm về tệp tin (File)
- Là đơn vị lưu trữ thông tin đã được mã hoá. Các thông tin này đư
ợc tổ chức thành các gói tin và được lưu trữ lên các thiết bị như đĩa
cứng, đĩa mềm, đĩa CD;
- Tên tệp tin có thể lên đến 255 ký tự và một số ký tự đặc biệt
như dấu gạch ngang dài (_), dấu phẩy (,);
- Tệp tin gồm có 2 phần: phần tên và phần mở rộng được phân cách
nhau bởi dấu chấm. Phần tên mô phỏng nội dung tệp tin, phần mở
rộng (Extension) có từ 1-3 ký tự ở cuối tập tin qui định loại tệp tin;
- Ví dụ: Một tệp tin có tên là Vinhphuc.txt thì phần tên là
Vinhphuc, phần mở rộng là .txt
+ Phần mở rộng .doc là tệp tin của chương trình Winword
+ Phần mở rộng . xls là tệp tin của chương trình Excel

- Các ký tự không được sử dụng: dấu hai chấm (:), dấu gạch xiên
(/) và dấu hỏi (?).
- Windows mặc định không nhìn thấy phần mở rộng.

1.1.7- Khái niệm về ngăn chứa tin (Folder - thư mục)
Như ta đã biết, thông tin lưu trữ trong máy tính được tổ chức thành các tệp tin rồi
mới được lưu lên thiết bị lưu trữ. Thông thường, người ta sẽ không lưu tất cả các tệp
tin lên thiết bị lưu trữ vì thông tin lưu trữ không phải thuộc một lĩnh vực mà chúng
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nếu lưu trữ như vậy thì rất khó quản lý và sử dụng.
Để khắc phục tình trạng này người ta đưa ra khái niệm thư mục, về mặt lưu trữ thì
khái niệm thư mục cũng giống như khái niệm thiết bị lưu trữ, nó không phải chứa
thông tin trực tiếp mà là dùng nó để chứa các tệp tin. Thư mục khác với thiết bị lưu
trữ ở chỗ là thư mục luôn nằm trong thiết bị lưu trữ, nói cách khác, thư mục được tạo
ra bên trong thiết bị lưu trữ, nó không phải là một thiết bị vật lí, nó chỉ mang tính
logic mà thôi.
Ví dụ: Trong thư viện các quyển sách được đặt lên các giá sách, mỗi giá sách
chứa một loại sách thuộc một lĩnh vực. Như vậy, giá sách lúc này giống như một thư
mục trong tin học; giá sách được đặt trong thư viện, giống như thư mục luôn nằm
trong thiết bị lưu trữ, trên giá sách chứa các quyển sách giống như thư mục chứa các
tệp tin.
Trong thực tế, khi lưu trữ các tệp tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong máy
tính, người sử dụng tạo ra nhiều thư mục khác nhau, mỗi thư mục lấy tên một lĩnh
vực, tệp tin thuộc lĩnh vực nào sẽ được đưa vào thư mục tương ứng.

1.1.8- Khái niệm về mạng máy tính
Mạng máy tính (Computer network) có thể được hiểu là một hệ thống kết nối các
máy tính đơn lẻ tạo thành một môi trường làm việc phân tán, đa người dùng cho phép
nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên chung và trao đổi thông tin từ những vị trí địa
lí khác nhau.
Mạng máy tính về mặt địa lý có thể phân thành các loại như sau:

- Mạng cục bộ LAN (Local Area Network): là mạng được cài đặt cho một vùng
địa lý tương đối nhỏ, thông thường là trong một toà nhà, một trường học, một cơ
quan nhỏ để chia sẻ các tài nguyên dùng chung như: máy in, máy vẽ và trao đổi
thông tin giữa các bộ phận, phòng ban với nhau;
- Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network): là mạng liên kết nhiều mạng LAN
với nhau và được cài đặt cho một vùng địa lí tương đối rộng như một quốc gia, cho
các lục địa để chia sẻ tài nguyên dùng chung và trao đổi thông tin giữa các mạng
LAN với nhau;
- Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network): là mạng được cài đặt với mục đích
chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin giữa các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới
với nhau. Mạng Internet hiện nay chính là một hình thức của mạng GAN và ngày
càng được phát triển rộng rãi.
Nhìn chung, đây chỉ là một cách phân loại tương đối, vì với sự phát triển của công
nghệ, ranh giới phân biệt của các loại hình mạng ngày một mờ dần đi.

1.2.1. Các hệ đếm cơ bản
Bài 2: Biu din thụng tin trong mỏy tớnh
1.2.1.1- Hệ đếm thập phân
Trong hệ đếm thập phân ta sử dụng 10 chữ số từ 0 đến 9 để biểu diễn các
số. Mỗi khi đếm đến 10 thì chuyển một đơn vị sang hàng bên trái hay nói cách
khác, trọng số ở hai hàng liền nhau chênh nhau 10 lần. Các trọng số cho toàn
bộ các con số là các luỹ thừa của 10 với số mũ dương tăng dần từ phải qua
trái, bắt đầu từ 100 = 1.
105 104 103 102 101 100
Đối với các số phần thập phân thì số mũ lại là âm, giảm dần từ trái qua
phải, bắt đầu từ 10-1
102 101 100. 10-1 10-2 10-3
Ví dụ: Diễn tả số: 568.25 hệ thập phân theo một tổng các chữ số của nó
Cách làm: chữ số 5 có trọng số là 100 (102), chữ số 6 có trọng số là 10 (101),
chữ số 8 có trọng số là 1(100); ở phần thập phân, chữ số 2 có trọng số là 0.1

(10-1), chữ số 5 có trọng số là 0.01 (10-2)
568.25 = (5 x 102) + (6 x 101) + (8 x 100) + (2 x 10-1) + (5 x 10-2)
= (5 x 100) + (6 x 10) + (8 x 1) + (2 x 0.1) + (5 x 0.01)
= 500 + 60 + 8 + 0.2 + 0.05

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×