ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ
----
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN
LẬP KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2014 - 2018
GVHD: ThS PHẠM MỸ DUYÊN
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Trần Mỹ Duyên
K114010013
2. Nguyễn Thị Mỹ Hoa
K114010020
3. Huỳnh Nguyễn Uyên Nghi
K114030407
TPHCM, 17/4/2014
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài tiểu luận “Lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế Việt Nam
giai đoạn 2014 - 2018”, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S
Phạm Mỹ Duyên - người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cho chúng em. Trong
quá trình thực hiện đề tài, dù đã có sự nỗ lực, chuyên tâm nghiên cứu nhưng do
những giới hạn về thời gian cũng như kiến thức nên không sao tránh khỏi thiếu sót,
rất mong nhận được ý kiến nhận xét của cô để đề tài tiểu luận trở nên hoàn hảo hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.
Nhóm sinh viên thực hiện
NHẬN XÉT CỦA G IẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
i
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ....................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: BỨC TRANH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1993 - 2013 .........................................................................................................2
1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam: ...................................2
1.2 Đóng góp tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo 3 khu vực Nông nghiệp
– Công nghiệp – Dịch vụ .........................................................................................6
1.3 Đóng góp tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo thành phần kinh tế:.....9
1.4 Đóng góp tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo vùng kinh tế: ...............10
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2013.................................12
2.1 Quy mô vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư qua chỉ số ICOR của Việt
Nam:...........................................................................................................................12
2.2 Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam phân theo thành phần kinh tế:......13
2.3 Đánh giá diễn biến vốn đầu tư giai đoạn 1995 – 2013 và nhận định
tình hình quy mô và hi ệu quả vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn tới: .....17
CHƯƠNG 3 LẬP KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2014 – 2018 ......................................................................................................19
3.1 Lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế theo phương pháp OLS giai đoạn
2014- 2018 theo giá so sánh 2010 .........................................................................19
3.2 Lập kế hoạch tăng trưởng theo mô hình Harrod Domar : ..................37
3.3 So sánh 2 phương pháp OLS và hàm Harrod – Domar để đưa ra dự
báo cho 2014- 2018: ................................................................................................55
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐỀ RA
TRONG KẾ HOẠCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2014 – 2018....................................................................................................................59
KẾT LUẬN .......................................................................................................................61
ii
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................iv
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................ix
Danh mục tài liệu tham khảo .........................................................................................xi
iii
DANH MỤC B ẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng biểu:
Bảng 1. 1 Quy mô GDP Việt Nam theo giá thực tế từ 1990 - 2013 .............................6
Bảng 1. 2 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế từ 2005 – 2012 theo giá thực tế
(đơn vị: %) ............................................................................................................................9
Bảng 1. 3 Tăng trưởng GDP theo vùng và đóng góp vào GDP cả nước (%) giai đo ạn
2006 – 2010 ........................................................................................................................11
Bảng 2. 1 Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế tính theo giai đoạn từ 1991 - 2012 .......12
Bảng 2. 2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2005-2012 .................13
Bảng 2. 3 Tỷ trọng vốn đầu tư theo khu vực sở hữu.....................................................14
Hình vẽ:
Hình 1. 1 Tốc độ tăng các chỉ tiêu GDP, lạm phát, đầu tư, M2 từ 1996 – 2011 .........2
Hình 1. 2 Tỷ trọng đóng góp c ủa các yếu tố TFP, Lao động, Vốn vào tăng trưởng
GDP từ 1990 – 2010............................................................................................................3
Hình 1. 3 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 và 4 quý năm
2013 .......................................................................................................................................4
Hình 1. 4 Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và tiềm năng từ 1986 – 2010 ...................4
Hình 1. 5 GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1985 – 2013................6
Hình 1. 6 Tốc độ tăng trưởng GDP và các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ từ 1990 - 2013.................................................................................................................7
Hình 1. 7 Tỷ trọng đóng góp c ủa ngành vào GDP từ 2003 – 2013...............................8
1
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, kế hoạch hóa có vai trò quan trọng trong vấn đề phát triển
kinh tế xã hội, đảm nhận chức năng điều tiết, phối hợp, ổn định kinh tế vĩ mô, định
hướng phát triển và kiểm tra, giám sát, đó là lí do phải lập kế hoạch tăng trưởng
kinh tế cho mỗi quốc gia. Vận dụng những kiến thức nền tảng đã học từ môn học
“Kế hoạch hóa phát triển”, nhóm nghiên cứu xin thực hiện đề tài tiểu luận “Lập kế
hoạch tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018”. Thông qua việc phân
tích, đánh giá tình hình, thực trạng tăng trưởng kinh tế của nước ta từ 1993 đến nay,
bài tiểu luận dựa trên những ưu điểm, hạn chế mang tính đặc thù của nền kinh tế để
xây dựng một kịch bản tăng trưởng phù hợp. Bên cạnh việc phân tích và đánh giá
dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp, thống kê từ các cơ quan cấp Bộ,
nguồn thông tin từ báo chí, các bài nghiên cứu có liên quan, đề tài cũng tiến hành
các hương pháp định lượng: xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch tăng trưởng
theo mô hình tăng trưởng – đầu tư Harrod – Domar và hồi quy tuyến tính theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất.
2
CHƯƠNG 1: BỨC TRANH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM G IAI
ĐOẠN 1993 - 2013
1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam:
Với GDP bình quân đầu người 98USD theo thời giá năm 1990, Việt Nam được
xem là nước nghèo nhất thế giới và thuộc 20 quốc gia nghèo nhất thế giới nếu tính
theo ngang giá sức mua. Cũng tại thời điểm đó, Việt Nam phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, thách thức: siêu lạm phát, đói nghèo, viện trợ bị cắt giảm và sự
bao vây, cấm vận của các nước đế quốc phương Tây,... Tuy nhiên, những cải cách
toàn diện về kinh tế được bắt đầu từ 1986 và được đẩy nhanh trong suốt ba thập kỷ
vừa qua đã giúp nền kinh tế của Việt Nam tự do hóa cả ở trong nước cũng như trên
phương diện hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và đạt được khá nhiều thành tựu.
Hình 1. 1 Tốc độ tăng các chỉ tiêu GDP, lạm phát, đầu tư, M2 từ 1996 – 2011
Từ năm 1990 đến 2010, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung
bình 7.3% mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 5 lần. Kinh tế phát
triển nhanh chóng đi đôi với sự tăng trưởng thương mại quốc tế. Quy mô vốn đầu
tư nước ngoài tăng nhanh, các vấn đề y tế - giáo dục – văn hóa – xã hội được cải
3
thiện đáng kể. Như vậy, từ một quốc gia rất nghèo thông qua chuyển đổi cơ chế
kinh tế thị trường, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia có thu nhập trung
bình thấp chỉ trong 20 năm.
Nguồn: CIEM (2010), WB
Hình 1. 2 Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố TFP, Lao động, Vốn vào tăng
trưởng GDP từ 1990 – 2010
Cụ thể, trong 5 năm 1991-1995 tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân
8,2%. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5%, thấp
hơn nửa đầu thập niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn giữ ở mức cao và ổn
định. Năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu, Việt Nam
vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế là 6,2%. Những năm sau tốc độ tăng này có sự sụt
giảm do ảnh hưởng hậu khủng hoảng tuy nhiên đến năm 2013 đã có dấu hiện phục
hồi trở lại với tốc độ đạt mức 5.4% so với năm 2012 là 5%.
4
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Hình 1. 3 Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 và 4 quý
năm 2013
Nguồn: Báo cáo kinh tế tài chính Việt Nam 2011
Hình 1. 4 Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và tiềm năng từ 1986 – 2010
Từ hình trên, ta có nhận xét, ở một vài thời điểm tốc độ tăng trưởng GDP
thực tế cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP tiềm năng. Trong giai đoạn này, trung
bình GDP tiềm năng tăng 6.8% mỗi năm, so sánh với mức tăng trưởng sản lượng
thực tế hiện nay, nền kinh tế vẫn chưa đạt được mức tiềm năng của nó.
5
Xét về quy mô GDP của Việt Nam và quy mô GDP bình quân đầu người, từ
thập niên 90 trở đi, các giá trị này đều tăng cho thấy những nỗ lực của Việt Nam
trong cải cách kinh tế và giảm tốc độ tăng dân số. Đến năm 2010, Việt Nam chính
thức thoát khỏi nhóm nước thu nhập thấp để bước vào nhóm nước thu nhập trung
bình thấp với GDP bình quân đầu người tính theo tỷ giá hối đoái thực vượt tiêu
chuẩn 73 USD (1273 USD). Tuy nhiên, so với những nền kinh tế khác trong khu
vực, quy mô GDP và thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn khá thấp
do GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn thấp, đã làm cho Việt Nam vẫn
đứng trước nguy cơ tụt hậu về quy mô tuyệt đối, trong khi tốc độ tăng GDP tính
theo giá so sánh trong những năm gần đây đã tăng chậm lại. Như vậy, để tăn g GDP
bình quân đầu người, cần tập trung làm cho GDP tăng trưởng cao lên, tốc độ tăng
dân số tiếp tục chậm lại và tiếp tục ổn định tỷ giá.
Năm
Quy mô GDP theo giá
Năm
thực tế (Tỷ VND)
Quy mô GDP theo giá
thực tế (Tỷ VND)
1990
41955
2002
535762
1991
76707
2003
613443
1992
110532
2004
715307
1993
140258
2005
914001
1994
178534
2006
1061565
1995
228892
2007
1246769
1996
272036
2008
1616047
1997
313623
2009
1809149
1998
361017
2010
2157828
1999
399942
2011
2779880
2000
441646
2012
3245419
2001
481295
2013
3421321
Nguồn: Tổng cục thống kê 2013
6
Bảng 1. 1 Quy mô GDP Việt Nam theo giá thực tế từ 1990 - 2013
Nguồn: Tổng cục thống kê 2013
Hình 1. 5 GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 1985 – 2013
1.2 Đóng góp tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo 3 khu vực Nông nghiệp –
Công nghiệp – Dịch vụ
Theo tổng cục thống kê, nhìn chung, tốc độ tăng trưởng 3 khu vực có sự
biến động khá lớn từ 1990 đến 2013. Cả 3 khu vực đều có tốc độ tăng trưởng vượt
bật những năm đầu thập niên 90 tuy nhiên kho ảng cách giữa 3 khu vực này khá lớn
trong đó, công nghiệp là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Đến những năm
gần đây, khu vực dịch vụ trỗi dậy và có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với 2 khu
vực còn lại. So với năm 2012, khu vực nông nghiệp và công nghiệp đều tăng
trưởng thấp hơn. Trong khi đó, khu vực dịch vụ lại tăng vọt lên mức 6,56%, cao
hơn mức tăng 5,9% của năm 2012.
7
Hình 1. 6 Tốc độ tăng trưởng GDP và các ngành nông nghi ệp, công nghiệp và
dịch vụ từ 1990 - 2013
Cùng với việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế trong nước
của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Có thể thấy, xu hướng chung trong
chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta hiện nay là giảm tỷ trọng ngành nông
nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
8
120
Tỷ trọng đóng góp của ngành vào
100
GDP
từ 2003 - 2013
80
37.99
37.98
38.01
38.06
38.12
38.1
60
42.9
41.7
43.3
38.2
38.6
38.3
40
39.47
40.21
41.02
41.54
41.58
39.91
22.54
21.81
20.97
20.4
20.3
21.99
18.9
19.7
18.4
20
0
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2010
2012
2013
37.99
37.98
38.01
38.06
38.12
38.1
42.9
41.7
43.3
Công nghiệp, xây dựng (%) 39.47
40.21
41.02
41.54
41.58
39.91
38.2
38.6
38.3
Nông, lâm, thủy sản (%)
21.81
20.97
20.4
20.3
21.99
18.9
19.7
18.4
Dịch vụ (%)
22.54
Hình 1. 7 Tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP từ 2003 – 2013
Nguồn: Niên giám thống kê 2013
Trong từng nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực. Trong cơ cấu
công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng, chất lượng sản phẩm
ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, du lịch… Tỷ trọng giảm dần của nông nghiệp gợi ý nền sản xuất nội địa
đang giảm dần sự lệ thuộc vào các điều kiện tự nhiên và gia tăng phụ thuộc vào các
điều kiện nhân tạo. Trong số các điều kiện nhân tạo, các yếu tố thể chế gồm khuôn
khổ chính sách, luật pháp môi trường đầu tư, kinh doanh và chính sách tài khoá,
tiền tệ,...đóng vai trò nền tảng. Vì vậy, có thể lập luận rằng tốc độ cải thiện các yếu
tố thể chế và chất lượng chính sách sẽ cung cấp gia tốc cho tăng trưởng trong giai
đoạn chuyển dịch của nền kinh tế.
9
1.3 Đóng góp tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo thành phần kinh tế:
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Việt Nam trong công cuộc
phát triển đất nước là ban hành Luật doanh nghiệp 1999 (được sửa đổi năm 2000).
Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các
ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm
trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ
tục, các loại phí… có thể thấy, việc ban hành luật này đã tạo điều kiện cho sự phát
triển của các doanh nghiệp tư nhân cũng như tạo tiền đề cho sự mở rộng thị trường
nhanh chóng sau này.
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng
914.0
1.061.
GDP
01
565
37.6
2011
2012
1.24
1.61
1.80
2.15
6.76
6.04
9.14
7.82
2.779.
3.245.
9
7
9
8
880
419
36.7
35.3
35.1
34.7
33.5
32.7
32.6
47.2
47.2
47.7
47.5
48
48.8
49.3
49.3
15.2
16.1
17
17.4
17.3
17.7
18
18.1
Kinh tế
nhà
nước
Kinh tế
ngoài
nhà
nước
Khu vực
có vốn
đầu tư
nước
ngoài
Nguồn: Tổng cục thống kê 2013
Bảng 1. 2 Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế từ 2005 – 2012 theo giá
thực tế (đơn vị: %)
10
Từ bảng thống kê trên, có thể nhận xét, khi Luật Doanh nghiệp 2005 (áp
dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) có hiệu lực đã
đem lại sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, không phân
biệt hình thức sở hữu. Điều này góp phần gia tăng nhanh chóng số lượng các doanh
nghiệp khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng như
tỷ trọng đóng góp của 2 khu vực trên vào GDP. Có thể nói, vai trò của các thành
phần kinh tế ngoài nhà nước ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của Việt Nam.
1.4 Đóng góp tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo vùng kinh tế:
Các vùng kinh tế đã có sự chuyển đổi cơ cấu phù hợp với tiềm năng và tận
dụng lợi thế kinh tế của mình. Trong đó, các vùng kinh tế trọng điểm đã phát huy
được vai trò kinh tế vùng và liên vùng, đóng góp khoản 60% giá trị GDP cả nước,
70% giá trị gia tăng công nghiệp, khoảng 70% kim ngạch xuất nhập khẩu và 73%
thu ngân sách nhà nước.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã bước đầu khai thác thế mạnh về đất
và rừng, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và kinh tế trang
trại. Công nghiệp của vùng đã có bước phát triển phù hợp với điều kiện của vùng
như chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng; phát triển thủy điện, nhiệt điện than, công
nghiệp luyện kim, chế tạo cơ khí, phân bón. Tuy nhiên, so với cả nước thì tốc độ
phát triển kinh tế vùng này thấp nhất. Đây là một trong các vùng nghèo nhất trong
cả nước và nguy cơ tụt hậu khá cao. Vùng Đồng bằng sông Hồng đã hình thành hệ
thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, bước đầu phát triển một số ngành công
nghiệp có trình độ công nghệ cao, nông nghiệp cao sản và chất lượng cao; du lịch
và dịch vụ đa dạng với chất lượng dịch vụ đã có nhiều đổi mới. Tốc độ phát triển
kinh tế toàn vùng khá cao. Vùng này đứng thứ hai về tỷ trọng đóng góp vào GDP
cả nước chỉ sau Đông Nam bộ. Vùng Bắc Trung bộ đã chuyển dịch cơ cấu sản xuất
theo hướng phát huy lợi thế vùng ven biển, hải đảo. Nhiều khu kinh tế, khu, cụm
công nghiệp bắt đầu được xây dựng và từng bước phát huy hiệu quả; du lịch bước
11
đầu được phát triển; nông nghiệp đã hướng vào chuyển đổi cây trồng mùa vụ, vật
nuôi phù hợp, giảm thiểu tác động xấu của thiên tai.
Nguồn: Báo cáo của Viện chiến lược phát triển và vụ kinh tế địa phương và
lãnh thổ, Bộ KH&ĐT, 2010
Bảng 1. 3 Tăng trưởng GDP theo vùng và đóng góp vào GDP cả nước (%) giai
đoạn 2006 – 2010
12
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM G IAI ĐOẠN 1995 - 2013
2.1 Quy mô vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư qua chỉ số ICOR của Việt
Nam:
Đầu tư có vai trò vô cùng quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở
nước ta. Trong những năm gần đây tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trong
nước (GDP) luôn ở mức tương đối cao.
Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư
chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy là 8,5% vào
năm 2007 phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2010, trong khi tổng mức đầu tư
toàn xã hội chiếm 41% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 6,7%. Có thể thấy
trong thời gian từ 2005 đến 2012, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội luôn chiếm rất cao
trong
GDP,
cao
nhất
là
năm
2007
với
46,52%
(Nguồn:
Tuy nhiên tính đến nay, tỷ trọng này đang có xu
hướng giảm, vốn đầu tư xã hội/GDP năm 2011 đạt 33,3% đến năm 2012 còn 33,5%
trong GDP.
Bảng 2. 1 Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế tính theo giai đoạn từ 1991 - 2012
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua chỉ số ICOR của kinh tế Việt Nam từ
mức 3,3 giai đoạn 1991 - 1995 đã tăng lên đến mức 7,04 giai đoạn 2001 - 2005 và
mức 6,18 giai đoạn 2006 - 2010. Nhờ vào những biện pháp tái cơ cấu, tập trung vào
13
nâng cao hiệu quả đầu tư, hệ số ICOR trong hai năm 2011 - 2012 đã giảm đáng kể,
đạt mức khoảng 4,6. Xét về từng dự án, còn không ít dự án đầu tư có hiệu quả thấp,
không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, cá biệt có những dự án,
nội dung đầu tư trùng lắp, chồng chéo, hoặc gây cản trở, làm mất hiệu quả của các
dự án đã được đầu tư trước đó. Hệ số ICOR của doanh nghiệp và đặc biệt là doanh
nghiệp tư nhân chỉ có 3-4, trong khi đó ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và từ
đầu tư của nhà nước tới 9-10. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải
ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ,
lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.
Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài.
2.2 Cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam phân theo thành phần kinh tế:
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bao gồm ba nguồn: Vốn đầu tư khu vực
Nhà nước, vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI).
Theo số liệu thống kê trong thời gian từ 2005-2012, tỷ trọng vốn đầu tư trong
GDP theo 3 khu vực sở hữu đều giảm. Sự sụt giảm tỷ trọng vốn đầu tư/GDP của
khu vực KTNN là do chủ trương cắt giảm đầu tư công trong thời gian qua.
Bảng 2. 2 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2005-2012
14
Số liệu tại bảng trên cho thấy, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã liên
tục tăng từ 343.135 tỷ đồng năm 2005 lên 989.300 tỷ đồng năm 2012. Trong đó,
khu vực vốn FDI tăng nhanh nhất với 4,5 lần; tiếp đến là khu vực kinh tế ngoài nhà
nước tăng 2,95 lần và cuối cùng là khu vực kinh tế nhà nước tăng 2,32 lần. Nhìn
chung, quy mô vốn đều tăng trong thời gian này, tuy nhiên có xu hướng chững lại
trong tất cả các khu vực. Đặc biệt là những năm gần đây, tổng vốn đầu tư nhà nước
đã không còn chiếm ưu thế và được thay bằng khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Giai đoạn
1996-2000
2001-2005
2006-2010
2011-2012
Khu vực Nhà nước
54,3%
51,8%
38,7%
37,4%
Khu vực ngoài Nhà nước
24,1%
32,5%
36%
38,7%
Khu vực FDI
21,6%
15,7%
25,3%
23,9%
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Bảng 2. 3 Tỷ trọng vốn đầu tư theo khu vực sở hữu
Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước trong tổng vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội đã giảm tương đối nhanh. Từ 54,3% thời kỳ 1999-2000, xuống 51,8%
thời kỳ 2001-2005, xuống 38,7% thời kỳ 2006-2010, còn 37,4% thời kỳ 2011-2012;
tăng trưởng lại mức 37,1% trong 9 tháng 2013. Đây là tỷ trọng vẫn còn cao, trong
điều kiện cân đối ngân sách còn khó khăn, nợ công tăng. Trong tổng vốn đầu tư từ
khu vực Nhà nước, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã
hội đã tăng lên (từ 24,1% thời kỳ 1996-2000, lên 32,5% thời kỳ 2001-2005, lên 36%
thời kỳ 2006-2010, lên 38,7% thời kỳ 2011-2012, nhưng 9 tháng 2013 còn 37,1%).
Tỷ trọng này còn thấp và tăng chậm. Nhà nước cần chuyển bớt một số ngành, lĩnh
vực cho tư nhân thông qua cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp mà
Nhà nước không cần nắm giữ 100% hoặc giữ cổ phần chi phối…
Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 9 tháng 2013 vẫn
giữ được 23,6%. Lượng vốn FDI đăng ký ước 9 tháng đạt trên 15 tỷ USD, tăng khá
cao so với cùng kỳ năm trước; lượng vốn thực hiện ước đạt 8,62 tỷ USD, tăng so
15
với cùng kỳ. Cả năm 2013 tính toán đạt mức cao hơn năm 2012 cả về lượng vốn
đăng ký (16,4 tỷ USD), cả về lượng vốn thực hiện (10,5 tỷ USD), đồng thời cũng
vượt kế hoạch đề ra.
Theo đánh giá mô hình tăng trưởng của Việt Nam dựa nhiều vào vố n đầu tư
và phát triển theo chiều rộng, các nhân tố phát triển theo chiều sâu bị lấn át. Trong
toàn bộ giai đoạn 2001-2010, sự đóng góp của vốn vào tăng trưởng chiếm tỷ trọng
trung bình tới 55,65%, tỷ trọng đóng góp cao nhất vào năm 2009 với 72,37%. Trong
khi đó, sự đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng chiếm trung bình 25,21%
trong giai đoạn 2001-2010. Mức độ đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng
hợp (TFP) vào tăng trưởng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất với 19,15%.+ Trong giai đoạn
2000-2006, TFP đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 11,6%, trong đó khu vực kinh tế
nhà nước đóng góp 4,5%; kinh tế ngoài Nhà nước: 5,4% và kinh tế có vốn FDI chỉ
đạt 1,7%. Đóng góp của yếu tố TFP này không ổn định, biểu hiện qua sự “biến
động” của nền kinh tế thế giới trong năm 2008 - 2009 với mức độ đóng góp tương
ứng là 7,29% và -6,39%. Đến giai đoạn 2007-2012, yếu tố TFP chỉ đóng góp vào
tăng trưởng 6,4%. Như vậy, sự đóng góp của TFP vào nền kinh tế theo các phân tích
đều nhỏ, chứng tỏ tính hiệu quả chưa cao của khu vực này.
Trong năm 2011, Chính phủ thực hiện rà soát, cắt giảm, điều chuyển vốn đầu
tư nhằm sử dụng hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết số
11/NQ-CP ngày 24/2/2011 và năm 2012 triển khai thực hiện Chỉ thị số 1792/CTTTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ
vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và vốn trái phiếu chính phủ.
Qua các số liệu tính toán trên, ta thấy hiệu quả đầu tư từ khu vực Nhà nước có
thể được chia thành hai thời kỳ:
-
Từ 2005-2009, hệ số ICOR tăng dần. Mặc dù tỷ lệ đầu tư từ khu vực Nhà
nước so với GDP khu vực Nhà nước không tăng mà còn giảm đi trong giai đoạn này
nhưng việc tạo ra giá trị gia tăng đã giảm sút, dẫn tới giá trị hệ số ICOR khu vực
này tăng lên nhanh chóng, bất chấp nỗ lực cắt giảm, hạn chế đầu tư công của khu
16
vực Nhà nước. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước có tỷ trọng lớn nhất
cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự kém hiệu quả của đầu tư khu
vực nhà nước nói chung.
-
Từ 2010-2012, ICOR có xu hướng giảm dần, chứng tỏ được hiệu quả đầu tư
của khu vực kinh tế Nhà nước đã dần được cải thiện theo hướng tích cực. Tuy
nhiên, tính chung cho giai đoạn 2005-2012, hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế
Nhà nước vẫn rất thấp khi giá trị hệ số ICOR là 8,58.
Trong những năm gần đây, vốn đăng ký FDI ở nước ta có giảm so với những năm
đỉnh cao (như năm 2009) nhưng vốn thực hiện không giảm nhiều. Theo số liệu từ
năm 2005 đến 2013, bình quân chung thực hiện ở mức 11 tỷ USD/năm. Tính tới 6
tháng đầu năm 2013 là 5,7 tỷ USD, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Hiện
chính sách đã chặt chẽ hơn trong thu hút vốn FDI nên khoảng cách giữa vốn đăng
ký và thực hiện đã thu hẹp lại.
Cách đây 20 năm vốn là “mảnh đất vàng” cho các nhà đầu tư nước ngoài với lao
động giá rẻ, tài nguyên nhiều, ưu đãi lớn. Nhưng hiện nay, những lợi thế đó dần mất
đi, chính sách siết chặt lại, ưu đãi có chọn lọc đối với những dự án công nghệ cao,
giá trị gia tăng cao, ít ô nhiễm môi trường. Nhưng so với Thái Lan, Indonesia về
môi trường thu hút đầu tư FDI thì Việt Nam đánh giá là thua kém về tốc độ thu hút
đầu tư.
Qua tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê cập nhật mới nhất vào tháng 62011 cho thấy khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là khu vực hiệu quả kém
nhất. Một điều đáng lưu ý là dù được khai thác dầu khí, được hưởng nhiều ưu đãi về
chính sách, nhưng hiệu quả đầu tư của khu vực FDI vẫn thấp. Nguyên nhân là do
các báo cáo lỗ, do việc chuyển giá giữa công ty mẹ với các công ty con diễn ra khá
phổ biến trong những năm qua. Chính tình trạng này đã đẩy chi phí sản xuất lên cao
và tất yếu làm lợi nhuận giảm theo báo cáo. Nhiều doanh nghiệp FDI báo lỗ, trong
khi thực tế họ vẫn lãi và Việt Nam không thu được thuế. Sau đó phải kể đến những
hệ lụy khác về môi trường, về mất đất nông nghiệp…
17
Tuy nhiên cho đến nay, vốn FDI đang chiếm tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu đầu tư
tại Việt Nam, chiếm gần 25% tổng đầu tư toàn xã hội, 60% kim ngạch xuất khẩu,
tạo việc làm cho 2 triệu lao động, đem đến công nghệ mới, cách quản lý mới, đổi
mới cơ cấu kinh tế của Việt Nam... Những điều này là không thể phủ nhận
Như vậy có thể nhận thấy khu vực kinh tế tư nhân sử dụng đồng vốn hiệu quả
nhất. Khu vực này cũng là khu vực đóng góp nhiều nhất vào GDP trong khi hầu như
không được hưởng bất kỳ một ưu đãi nào, chưa kể còn có những bất cập về chính
sách gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp. Nếu lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích
đầu tư đến được với sản xuất thì hệ số ICOR là 3,04 trong giai đoạn 2000 -20054 và
bằng 4 trong giai đoạn 2006-2010.
Dựa vào so sánh lượng đầu tư hàng năm và tổng thu nhập từ vốn của nền kinh tế
để xem xét nền kinh tế có đầu tư quá mức hay không. Nếu trong một số năm liên tục
mà thu nhập từ vốn luôn nhỏ hơn tổng đầu tư toàn xã hội, điều đó chứng tỏ nền kinh
tế đang đầu tư quá mức, hiệu quả từ đầu tư không đảm bảo bởi toàn bộ lợi tức sinh
ra không bù đắp được chi phí đầu tư. Tính toán thu nhập từ vốn từ bảng cân đối liên
ngành của Việt Nam vào các năm từ 2001-2003, thu nhập từ vốn lớn hơn vốn đầu tư
toàn xã hội. Nhưng suốt giai đoạn 2003-2010 tỷ lệ giữa thu nhập từ vốn và đầu tư
luôn nhỏ hơn 1. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả đầu tư đang giảm sút và xã hội
đang đầu tư quá với năng lực của mình.
2.3 Đánh giá diễn biến vốn đầu tư giai đoạn 1995 – 2013 và nhận định tình
hình quy mô và hiệu quả vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn tới:
Diễn biến vốn đầu tư được đánh giá dưới 2 góc độ:
-
Ở góc độ thứ nhất, đó là xu hướng tích cực thể hiện sự chuyển đổi tư duy
trong tăng trưởng. Từ chỗ dựa quá nhiều vào vốn đầu tư như những năm trước đây,
thường gây ra bất ổn vĩ mô (lạm phát cao, nhập siêu lớn, bội chi ngân sách cao, nợ
công tăng,…) sang dựa nhiều hơn vào tăng hiệu quả đầu tư. Từ tăng trưởng theo
chiều rộng, tăng trưởng về số lượng, sang tăng trưởng theo chiều sâu, tăng trưởng