Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

KIẾN THỨC LIÊN môn yêu THIÊN NHIÊN, hòa hợp với THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 29 trang )

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 7
- Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang
- Phòng Giáo Dục và Đào tạo Lục Nam
- Trường Trung học cơ sở
- Địa chỉ: xã
- Điện thoại :
- Email:
- Thông tin về nhóm học sinh:
1. - Lớp 7A
2. - Lớp 7A

1


BÀI DỰ THI
“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN”
1. Tình huống cần giải quyết
Tên tình huống: “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”.
Từ những bài thơ “ Cảnh khuya”, “ Rằm tháng giêng” ( Hồ Chí Minh) và “Bài ca
Côn Sơn” (Nguyễn Trãi), hãy nêu cảm nghĩ của em về niềm vui sống giữa thiên
nhiên. Từ đó đưa ra ý kiến của em để con người biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp
với thiên nhiên.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Môi trường thiên nhiên là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật.
Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số và khoa học kĩ thuật, con người đã tác
động lên môi trường thiên nhiên làm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Để góp phần vào


hoạt động bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên mà cả thế giới quan tâm,
nhóm học sinh chúng em đã vận dụng các kiến thức của các môn học trong trường
phổ thông để giải quyết tình huống trên.
* Về kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp và vai trò quan trọng của thiên nhiên qua các bài thơ đã
học, thấy được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên của hai nhà thơ
lớn( Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh). Từ đó nhận thức được việc cần thiết phải có thái
độ sống tích cực đối với thiên nhiên và môi trường xung quanh.
* Về kĩ năng:
- Biết tư duy, vận dụng tốt các kiến thức liên môn để thu thập thông tin, giải
quyết tình huống thực tiễn.
* Thái độ:
- Biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Có thái độ đúng và hành động tích cực để gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi
trường thiên nhiên.
- Có lòng say mê khám phá tìm tòi kiến thức khoa học, vận dụng những kiến
thức đã học để giải thích các vấn đề thực tiễn.
2


3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Môn Ngữ văn: Từ những bài thơ “ Cảnh khuya”, “ Rằm tháng giêng” ( Hồ Chí
Minh), “Bài ca Côn Sơn”(Nguyễn Trãi), thấy được vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc
vào đêm trăng đẹp và cảnh trí Côn Sơn nên thơ, khoáng đạt. Phần văn nghị luận kết
hợp biểu cảm giúp chúng em viết tốt bài văn để giải quyết tình huống đặt ra.
- Vận dụng môn Sinh học để hiểu sự phong phú đa dạng của sinh vật đã tạo nên
cảnh quan thiên nhiên nước ta. Mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống và
vai trò của chúng đối với đời sống con người.
- Vận dụng kiến thức môn Địa lý để hiểu thêm những cảnh quan thiên nhiên được
phân bố đều trên những vùng miền của tổ quốc. Thấy được một số cảnh quan thiên

nhiên đang chịu sự tác động của con người.
- Vận dụng môn Công nghệ để biết được cách trồng cây gây rừng, chăm sóc cây,
lai tạo giống cây có năng suất cao, phẩm chất tốt…
- Các môn Vật lý, Hóa học phân tích được nguyên nhân gây ô nhiễm, mức độ ô
nhiễm môi trường ở địa phương. Từ đó có thể rút ra các biện pháp để bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên.
- Môn GDCD giúp chúng em biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Môn Tin học: Ứng dụng CNTT.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức liên môn trong nhà trường cùng việc quan sát từ thực
tế đời sống (đặc biệt là trong trường học) để thấy được thái độ sống của con người
với thiên nhiên quanh ta.
Ngoài ra chúng em còn ứng dụng CNTT được thể hiện qua việc sử dụng
nguồn tài liệu trên các trang web.
Chúng em nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo dạy các bộ môn liên quan đến việc
giải quyết tình huống đặt ra.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Tự cổ chí kim, thiên nhiên luôn là đề tài sáng tác bất tận trong thi ca. Không
phải ngẫu nhiên mà thiên nhiên đem đến cho các thi nhân, văn nhân nguồn cảm
hứng dồi dào như vậy. Một điều chắc chắn mà không ai có thể phủ nhận được vai trò
3


quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người, đó là: thiên nhiên không chỉ
ban tặng cho ta nhiều thứ quý giá để ta hưởng thụ, là nguồn sống quan trọng của con
người mà còn là người bạn tâm giao gần gũi, thân thiết để các nhà thơ, nhà văn giao
hòa, giao cảm. Những người nghệ sĩ ấy đều thể hiện những tình cảm tốt đẹp nhất
trước thiên nhiên tươi đẹp này. Trong số ấy, ta không thể không nhắc đến hai nhà
thơ lớn của dân tộc đó là Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh với những bài thơ nổi tiếng
bao đời: “Bài ca Côn Sơn”, “Cảnh Khuya”, “Rằm tháng giêng”.

Trước hết, ta hãy chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên ở Côn Sơn qua bài thơ “
Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi:
“ Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có trúc bóng râm
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”
Cảnh vật ở đây hiện lên với những đường nét lâu đời, nguyên vẹn, thanh cao,
mát mẻ, trong lành. Không gian khoáng đạt, thanh tĩnh làm sao! Chỉ có âm thanh róc
rách của tiếng suối chảy. Hòa vào cảnh trí ấy là một con người biết lắng nghe để
cảm nhận tiếng suối như “ tiếng đàn cầm”, biết hưởng thụ “ ngồi trên đá như ngồi
chiếu êm...tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm...” rồi “ trong màu xanh mát ta ngâm thơ
nhàn”. Thiên nhiên ở Côn Sơn tuyệt vời biết bao khi để cho thi sĩ thư thái thả hồn
vào cảnh vật. Từ tiếng suối chảy rì rầm, những tấm thảm rêu biếc, những tán thông
kiêu hãnh, rừng trúc xanh tươi..đều toát lên vẻ yên ả, đem lại sự thanh thản bình yên
cho tâm hồn. Bao lo lắng, phiền muộn của cuộc đời dường như được trút sạch, con
người và thiên nhiên hòa làm một. Vì vậy có thể nói rằng “ Bài ca Côn Sơn” là bài
ca về cảnh đẹp thiên nhiên, bài ca về niềm vui sống thanh thản của con người giữa
thiên nhiên trong lành tươi đẹp.

4


( Côn Sơn - Ảnh minh họa)
Đến với hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “ Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh, ta
lại cảm nhận một vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc. (Người đã
sáng tác hai bài thơ này vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp). Thiên nhiên trong bài thơ “ Cảnh khuya” là đêm trăng cùng tiếng suối nghe
sao êm tai ngọt ngào :
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

(Ảnh minh họa)
5


Bức tranh thiên nhiên có cả âm thanh, có cả màu sắc hình ảnh đường nét, có cả
những tâm tư tình cảm có thể gọi là họa tình. Âm thanh ấy chính là tiếng suối ngọt
ngào vang vọng cao vút như tiếng hát của người con gái ở đằng xa hát vọng lại như
thầm thì dủ dỉ. Màu sắc kia chính là màu của ánh trăng lung linh sáng tỏ, nó có sức
chiếu in cái tán cây kia xuống mặt đất như những bông hoa lớn. Thiên nhiên ở đây
như một bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Có dáng hình vươn
cao tỏa rộng của vòm cổ thụ, ở trên cao lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây,
bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những hình như bông hoa thêu dệt.
Nếu như ở bài “ Côn Sơn ca”( Nguyễn Trãi) màu sắc chủ đạo của bức tranh thiên
nhiên là màu xanh mát thì ở bức tranh này là hai màu sáng tối, trắng đen mà tạo nên
vẻ lung linh, chập chờn, lại ấm áp, hòa hợp quấn quýt . Tâm trạng của Người khi ấy
thì đang thao thức không thể ngủ được vì “lo nỗi nước nhà” vậy mà cũng phải rung
động, say mê trước vẻ đẹp như tranh của cảnh rừng Việt Bắc. Thế mới thấy cái
mãnh lực của thiên nhiên lớn đến bậc nào.
Ở bài “ Nguyên tiêu” ta cũng chiêm ngưỡng một bức tranh đẹp không kém:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. ”


(Ảnh minh họa)
6


Khung cảnh thiên nhiên hiện ra trước mắt người đọc thật cao rộng, bát ngát, tràn
đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. Bầu trời cao
rộng, trong trẻo. Nổi bật trên đó là một vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng khắp trời đất.
Dường như bầu trời, mặt đất và dòng sông không có giới hạn. Sắc xuân, sức sống
của mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời. Đẹp nhất là hình ảnh cuối bài thơ. Hình
ảnh con thuyền và vị lãnh tụ cùng các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về, lướt
đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa không gian của cảnh trời nước bao la dường
như cũng tràn ngập ánh trăng...
Có thể thấy rằng thiên nhiên trong thơ Bác qua hai bài thơ trên đều tràn ngập ánh
trăng và cảnh sông nước trong những cánh rừng cũng là nơi làm việc của Người và
Đảng. Cả hai bức tranh đều gắn liền với những công việc. Tâm hồn, nỗi lòng người
chiến sĩ cách mạng ấy luôn luôn lo lắng cho vận mệnh của quốc gia, của dân tộc
nhưng vẫn dành những phút giây thư thái cho thiên nhiên đủ thấy người nghệ sỹ chiến sỹ ấy yêu thiên nhiên đến chừng nào .
Diễn tả vẻ đẹp thanh cao, lộng lẫy của thiên nhiên, cho dù thiên nhiên đó là một
tiếng suối, một đêm trăng, một dòng sông hay một cảnh vật nào đó thì văn học cũng
cho thấy trong bất kì hoàn cảnh nào, con người cũng gắn bó với thiên nhiên và tìm
được niềm vui sống giữa thiên nhiên.
Thơ về thiên nhiên của người xưa đã đưa dẫn tâm hồn ta về với thiên nhiên ta hàng
sống hôm nay...
Với chúng em, thiên nhiên là những gì quý giá nhất, hiền hậu, trong trẻo và thắm
thiết nhất mang đến niềm vui hồn nhiên trong sáng cho mỗi người. Thiên nhiên là tất
cả những gì quanh ta: không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi núi, động - thực
vật... Đó là ánh sáng rọi qua cửa sổ, tràn lên trang sách ta đọc hàng ngày; là ánh sáng
soi rõ ngoài hiên để ông bà em bước đi khỏi ngã. Đó là áng trăng mát rượi đêm phá
cỗ Trung thu, rộn ràng tiếng trống; là khoảng trời lấp lánh trên mặt ao sau nhà mỗi

khi có cá đớp mồi. Đó là bến nước nơi có dòng sông trong vắt tắm mát tuổi thơ
em...Thiên nhiên, đó còn là sắc hồng thắm của đào, màu vàng óng của quất xuất hiện
mỗi dịp Tết đến xuân về hay đơn giản chỉ là rặng tre đầu làng mỗi chiều hè tụi nhỏ
chúng em tụ tập hoặc chỉ là một khóm hồng ướt đẫm sương đêm khi sớm mai thức
7


dậy em say sưa ngắm nhìn...Chao ôi! Thiên nhiên tuyệt vời quá! Nó là tất cả những
gì gần gũi quen thuộc ở xung quanh em.

(Ảnh minh họa)

Thiên nhiên quanh ta đẹp lắm! Nếu nhìn rộng ra cả dải đất hình chữ S này thì còn
có biết bao nhiêu cảnh đẹp của thiên nhiên mà chúng ta chưa thể đặt chân tới.
Nhưng dù mới chỉ nhìn, ngắm qua tranh ảnh thôi cũng đủ mê hoặc lòng người...

Vẻ đẹp sông nước Cà Mau
8


Đất nước Việt Nam từ Lũng Cú (Hà Giang) đến đất mũi Cà Mau, nơi nào cũng có
nhiều cảnh quan tuyệt đẹp

Tác phẩm "Hoa tam giác mạch" được tác giả Đỗ Hữu Tiến chụp ở Lào Cai năm
2014.

9


Tác phẩm "Khoảnh khắc Bắc Sơn" của tác giả Trần Quang Quý.


Trong một lần vào thác nước ở thôn 5 (xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc
Nông), tác giả Phạm Ngọc Tâm đã chụp bức ảnh "Mật rừng".

10


Cảnh đẹp tại Quảng Ninh

Tác phẩm "Làm đồng" do Nguyễn Mạnh Tuấn chụp tại một làng quê ở Quảng Bình.

11


Nếu ai đặt chân đến quê hương em, đất Lục Nam có sông Lục núi Huyền thơ
mộng, hẳn sẽ muốn đến ngay khu du lịch Suối Mỡ đề chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tạo
hóa nơi đây...
Đặt chân đến Suối Mỡ, cảnh tượng đầu tiên thu hút du khách là dòng nước trong
trẻo uốn mình như một dải lụa từ trong núi chảy ra. Hai bên bờ suối chảy róc rách
là những cánh rừng đại ngàn xanh tươi. Trên những dãy núi trùng điệp, nhiều loại
cây như tùng, bách, thông được trồng xen kẽ tạo thành một tấm thảm xanh khổng lồ,
bất tận. Tất cả như hoà quyện với nhau làm cho thiên nhiên, đất trời nơi đây trở nên
rất trong lành và thoáng đãng. Phong cảnh Suối Mỡ rất huyền ảo, những con suối
tung bọt nước lên những phiến đá tạo nên nơi đây một bức tranh sơn thuỷ hữu tình
mang vẻ đẹp rất tự nhiên.Chúng em rất tự hào vì mình được sinh ra trên mảnh đất
quê hương có nhiều cảnh đẹp nên thơ như thế.

12



Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ- Lục Nam- Bắc Giang.
Quả thực, thiên nhiên muôn hình vạn trạng bao đời nay vẫn khiến con người
ngẩn ngơ. Không cần phải tới nơi núi cao hùng vĩ, không cần phải đến nơi bờ biển
sóng vỗ dạt dào...chỉ cần sống yên bình ngay chính trên mảnh đất quê hương, ngắm
nhìn nơi chôn rau cắt rốn, ta cũng thấy lòng dạt dào bởi vẻ đẹp của thiên nhiên xứ
sở. Mỗi sớm mai trong trẻo, ánh mặt trời rực rỡ đánh thức nhân gian, mời gọi mọi
người đón chào ngày mới. Khẽ vươn vai trở dậy, nhìn ra vườn lại nghe thấy tiếng
chim lích rích chuyền cành, lòng người thấy rạo rực làm sao! Trong phút giây xôn
xao ấy, có ai không hào hứng với công việc của ngày mới? Nhẹ bước ra đường, bầu
trời cao xanh lồng lộng, gió nhẹ nghịch ngợm mơn man đôi bím tóc, và bên đường,
cánh đồng lúa chín rộ một sắc vàng như mật rót...Đến chiều về, mặt trời không còn
chiếu những tia nắng chói chang nữa mà khoác trên mình chiếc áo tà dương với ráng
hồng huyền diệu. Rồi đêm xuống mang theo làn gió nhẹ nhàng hạ xuống, mặt trời đi
để gọi trăng về. Trăng lung linh huyền ảo mang ánh sáng dịu dàng xuống khắp thế
gian. Trăng soi mình xuống dòng sông êm ả. Khi ấy,có ai ngồi bên dòng sông quê
hương hẳn sẽ giật mình vì ngỡ con sông được đất trời dát bạc... Chao ôi! Chỉ bấy
nhiêu thôi cũng đã đủ làm ta sung sướng bằng lòng với sự giàu có của thiên nhiên,
vạn vật quanh mình. Chỉ đó thôi đã khiến hồn ta xao xuyến, say mê, rạo rực với
những gì bình dị của chốn quê...
13


Thiên nhiên muôn đời luôn là người bạn thân thiết của con người. Thiên nhiên
chẳng những hiện hữu trong thi ca nhạc họa, mà còn sống trong ta với bao kỉ niệm
đẹp đẽ, chia sẻ với ta bao vui buồn của cuộc đời. Nếu xưa Nguyễn Trãi cáo quan về
ở ẩn, rừng núi Côn Sơn đã giúp thi nhân xoa dịu nỗi ưu phiền. Nay, Bác Hồ cũng
mượn cảnh đêm khuya, rằm tháng giêng để gửi tấm lòng dành cho quê hương đất
nước...Bây giờ, thiên nhiên vẫn sẻ chia với chúng ta những nụ cười, những giây phút
bâng khuâng và cả những giọt nước mắt âm thầm. Có nụ cười nào chợt hiện trên môi
cô học trò khi cô đang ngước nhìn bầu trời xanh thẳm. Phải chăng cô bé ấy đang mơ

thành cánh chim bay vút trời xanh? Có ai đã từng mơ màng nhìn về phía hoàng hôn
tím ngắt, để rồi trong lòng dìu dịu một nỗi buồn không tên? Và những cánh bằng
lăng tím, những bông hoa phượng rực rỡ tươi màu có gợi cho bạn nỗi buồn chia xa
khi mùa hè tới?...Và có biết bao những điều quý giá như thế mà thiên nhiên đã dành
cho con người?
Thiên nhiên đáng quý, đáng trân trọng như thế nhưng liệu nó có trường tồn? Khi
mà hiện nay trên đất nước ta, những khu rừng rộng lớn đang có nhiều khoảng trống.
Những dòng sông đang oằn mình đổi sắc. Những dãy núi oai nghiêm đã nhiều phen
sụt lở...Xót xa, đau đớn thay khi thấy chính thiên nhiên đang dần nổi giận với chúng
ta! Liệu con người có thể lặng im trước hiện thực này? Thiên nhiên đang kêu cứu...
Như chúng ta đã biết , màu xanh ngút ngàn của thiên nhiên đã tạo cho con người
một cảm giác trong lành thư thái là do sự phong phú đa dạng của thảm thực vật
trong đó rừng là yếu tố quan trọng để góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ đất và
nguồn nước…Nhờ lớp thực vật đó mà môi trường của chúng ta trong sạch hơn, con
người mới tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, môi trường thiên nhiên ngày nay đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Một
trong số những tài nguyên thiên nhiên bị xâm phạm nhiều nhất là rừng. Có những
khu vực diện tích rừng đang bị thu hẹp, bị hoang hóa do sự khai thác bừa bãi của
con người, có những khu vực đang bị sa mạc hóa do đốt rừng, chặt phá rừng. Những
cánh rừng đại ngàn xanh ngút ngát giờ chỉ còn lại những vùng đất trống hoang tàn.
Độ che phủ rừng ngày càng giảm đi rõ rệt...Con người, chính con người là tác nhân
chủ yếu đánh mất đi sự giàu có, tươi đẹp của quê hương mình.
14


Cảnh rừng bị tàn phá

Hiện nay, thiên nhiên đang bị tác động và biến đổi không ngừng do sự can thiệp
quá mức của con người. Chính con người đã khai thác tài nguyên thiên nhiên một
cách bừa bãi, đưa những chất thải công nghiệp vào môi trường. Những chất bảo vệ

thực vật, những chất độc hóa học như đi-ô-xin, DDT, những khí thải có hại như
CO2, CO,SO2, NO2…đã làm cho thảm thực vật bị biến đổi theo chiều hướng xấu.

Con người đang tác dộng trực tiếp đến môi trường.
15


Quá trình sản xuất và sinh sống của con người, đặc biệt là sản xuất công nghiệp đã
tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Người dân xả rác bừa bãi, thậm chí nhiều người không ngại ngần đổ thẳng rác ra
biển, đó là một trong những nguyên nhân khiến môi trường biển ô nhiễm trầm
trọng.

16


Nước thải công nghiệp là nguyên nhân khiến 'biển chết dần', hàng trăm khu
công nghiệp ở nước ta hiện chưa có hệ thống xử lý nước thải nên nước bẩn đang
ngày ngày xả thẳng ra biển

Nước biển ô nhiễm gây ra tình trạng cá chết hàng loạt hồi tháng 4 ở dọc nhiều
tình miền Trung.

17


Chính con người là tác nhân chủ yếu khiến môi trường thiên nhiên của chúng ta
đang dần bị hủy hoại nghiêm trọng. Nhưng con người đâu biết họ lại chính là những
nạn nhân phải hứng chịu sự giận dữ của thiên nhiên?


Sóng thần, cơn giận dữ của Đại dương

Mức độ tàn phá của trận động đất

18


Lũ lụt miền Trung

Lũ ống, lũ quét ở Lào Cai.

19


Người dân ở Khánh Hòa vét nước dưới con suối để sử dụng.
Thảm họa từ thiên nhiên đang là lời cảnh báo đối với con người về những tác
động tiêu cực mà họ gây ra với thiên nhiên, môi trường. Các tỉnh miền núi phía Bắc,
đặc biệt là tại Yên Bái, Lào Cai, người dân đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề của
mưa lũ trong thời gian gần đây. Suốt mấy ngày qua, khúc ruột miền Trung lại một
lần nữa bị mẹ thiên nhiên nổi giận. Hết hạn hán giờ lại đến lũ lụt....Đã có những
thống kê thật đau lòng và chắc rằng những con số lạnh lùng đó chưa thể dừng lại bởi
thiên tai vẫn luôn rình rập và đe dọa cuộc sống của con người. Sự biến đổi khí hậu
vẫn đang là vấn đề thời sự nóng bỏng, đẩy con người tới bờ vực của sự nguy hiểm...
Thiên nhiên đã kêu cứu, con người nên đáp trả bằng sự nghiêm túc sửa chữa
những sai lầm. Hơn nữa, con người cần làm cho thiên nhiên tươi đẹp hơn nữa như là
sự trả ơn cho những gì nhận được từ mẹ thiên nhiên.
Muốn thiên nhiên của chúng ta ngày càng tười đẹp và trong lành thì hơn lúc nào
hết con người cần phải có những biện pháp tích cực như:
- Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây, lai tạo giống cây có năng suất cao, phẩm chất

tốt để cho hệ sinh thái ngày càng phong phú đa dạng.

20


Trồng cây gây rừng

21


Khai thác rừng một cách hợp lý
- Con người cần phải khai thác rừng một cách hợp lý. Có biện pháp cứng rắn ngăn
chặn các hành vi phá hoại, trôm cắp tài nguyên trong thiên nhiên...
- Không nên thải chất thải công nghiệp bừa bãi ra môi trường. Phải có biện pháp xử
lý nước thải ở các nhà máy xí nghiệp. Tìm hiểu các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật trong trồng trọt.
- Về phía gia đình và nhà trường: nên giáo dục, tuyên truyền cho học sinh về ý thức
bảo vệ môi trường thiên nhiên. Giúp học sinh hiểu được vai trò quan trọng của thiên
nhiên với cuộc sống của con người....
Trường em thường xuyên tổ chức các hoạt động để rèn kĩ năng sống cho học sinh,
trong đó có những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên: như thi vẽ tranh,
thi sáng tác thơ ca, thi trang trí lớp học, thi văn nghệ múa hát về chủ đề thiên nhiên...

22


Chúng em thi vẽ về chủ đề thiên nhiên và môi trường.

23



Những tác phẩm tranh vẽ về thiên nhiên của học sinh.

24


Ở gia đình, chúng em thường xuyên chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, trồng cây, treo
tranh phong cảnh...Đó cũng là cách mà chúng em “ mang thiên nhiên vào nhà” để có
thể sống cùng thiên nhiên. Khu vườn gia đình là nơi tìm kiếm cảm giác thư thái an
lành cho chúng em.

Căn nhà rộng với sân vườn thoáng mát là một không gian sống lý tưởng. Nhưng
một góc nhỏ cũng là qúa đủ cho những người yêu thiên nhiên, biết chăm chút
từng cánh hoa ngọn cỏ.
25


×