Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
BÀI DỰ THI LIÊN MÔN
1.Tên tình huống: “Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh
về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”.
2.Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giúp học sinh nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đang mất
dần.
- Học sinh có thể áp dụng một số môn học như: Giáo dục công dân, Địa lí,…đồng
thời nâng cao hiểu biết về các loại tài nguyên thiên nhiên và tầm quan trọng của chúng.
- Từ đó để có những biện pháp bảo vệ, duy trì tài nguyên, tránh sử dụng lãng phí
gây cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi trường.
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan tới việc giải quyết tình
huống
* Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên
mà con người được phép khai thác, sử dụng hợp lí, phục vụ đời sống con người. Đó có
thể là tài nguyên rừng, khoáng sản,…
* Thực trạng hiện nay:
- Nguồn tài nguyên rừng: Hiện nay bị khai thác gần cạn kiệt. Hàng năm, hàng
chục héc-ta rừng bị chặt hạ mà không được trồng bổ sung, dẫn đến việc xuất hiện ngày
một nhiều đồi trọc. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp khai thác rừng trái phép (lâm tặc)
khiến diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng. Cho đến ngày nay nước ta còn rất ít vùng
rừng nguyên sinh, chỉ còn tồn tại ở một số Vườn Quốc gia. Trên thực tế, rừng có nhiều
lợi ích to lớn: lấy vào khí CO2, thải ra O2 làm sạch bầu không khí, chống xói mòn đất,
rừng chắn sóng, chắn gió và nước mặn,…Tuy nhiên, vì lợi ích trươc mắt, một số người
đã chặt phá rừng rất bừa bãi, ảnh hưởng lớn tới đời sống của chính họ nói riêng và toàn
xã hội nói chung. Dễ hiểu vì sao ngày nay không khí ô nhiễm trầm trọng, diện tích đất
trống, đồi trọc tăng chóng mặt. Hơn nữa, tầng ôzôn còn bị thủng làm Trái Đất nóng lên.
Bao nhiêu hiểm hoạ bắt nguồn từ việc phá rừng nên Chính phủ đã đưa ra nhiều biện
pháp nhưng việc áp dụng chưa triệt để.
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
1
Trường THCS Kiêu Kỵ
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất đai: Diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp. Lí do khá đơn
giản, vì đất đai bị ô nhiễm bởi hoá chất, thuốc trừ sâu,…là những sản phẩm phụ trong
nông nghiệp. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá lớn cộng với xói mòn đất đã khiến
nhiều diện tích đất bị bỏ không gây lãng phí lớn.
- Tài nguyên khoáng sản: Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú nhưng số
lượng ngày một giảm bởi việc khai thác trái phép như những khu khai thác vàng, than
đá tự do, vô tổ chức.
- Tài nguyên không khí: Hiện nay, nguồn tài nguyên này đang bị phá huỷ nặng nề
do khí thải từ các nhà máy công nghiệp, rác thải, khói từ các phương tiện giao thông,…
cộng với sự gia tăng CO2 (do ít cây xanh) làm thủng tầng ôzôn khiến Trái Đất nóng lên,
gây nhiều hiểm hoạ cho con người. Liệu khi đó, con người còn tiếp tục tồn tại được
không? Dĩ nhiên là không.
- Tài nguyên nước: nước bắt buộc phải có để duy trì cuộc sống của con người, cơ
thể người cũng có tới 70% là nước. Tuy vậy nhưng ngày nay nhiều người sử dụng nước
rất lãng phí. Nhiều mạch nước ngầm bị khai thác đến không còn một giọt. Trong khi đó,
nguồn nước ngọt ngày một ít do biển xâm lấn. Làm thế nào để con người sống mà
không có nước đây? Vì vậy, chúng cần tiết kiệm nước như “Tắt khi không sử dụng”.
Nếu không còn nước sạch, hãy thử tưởng tượng mà xem, con người buộc phải sử dụng
cả những nguồn nước bẩn, khiến lây lân những căn bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại lớn
về kinh tế do chi phí điều trị.
-Tài nguyên thiên nhiên biển: Tài nguyên biển phong phú nhưng không phải là
vô tận vì vậy chúng ta cần khai thác một cách phù hợp. Biển mang lại cho con người
tôm, cá và nhiều loại hải sản khác cũng như các sản phẩm mĩ nghệ như ngọc trai, đồi
mồi,…Ngoài ra biển còn có nhiều loại san hô mang tính thẩm mĩ cao hay chính muối ăn
cũng là sản vật của biển. Chưa kể biển là nơi chứa nguồn dầu mỏ thiên nhiên phong
phú. Tuy nhiên, những cách khai thác tài nguyên biển của con người, không rõ là vô
tình hay cố ý mà ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường biển. Một số ngư dân khai
thác quá nhiều hải sản, thậm chí khai thác cả cá con. Một người thì hầu như chưa có vấn
đề gì nhưng do nhiều người vẫn giữ lối đánh bắt truyền thống ấy thì nguồn hải sản bị
giảm đáng kể. Ngày nay, người ngư dân phải đi đánh bắt xa mới được nhiều tôm, cá,…
Một vấn đề đáng lo ngại khác là nạn khai thác trộm san hô. San hô là một loại sinh vật
biển, có giá trị làm đồ trang trí nhưng số lượng rất có hạn. Trong khi đó, vì lòng tham
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
2
Trường THCS Kiêu Kỵ
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
lợi nhuận mà nhiều người lợi dụng cơ hội khai thác, coi rẻ giá trị của môi trường biển.
Bên cạnh đó, nhiều người còn vô ý thứ, xá rác khi đi tham quan. Đó có thể là những túi
nilon làm chết sinh vật khi chúng nuốt phải, hay đơn cử là những vỏ chai nhựa, vỏ bánh
kẹo,… làm mất mĩ quan biển.
* Còn nhiều nữa những tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng
ta cần chung tay bảo vệ chúng. Có thể có người nghĩ việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nếu vậy, xin trả lời rằng học sinh là những chủ
nhân tương lai của đất nước, lại đang đi học tích luỹ những tri thức có ích nên lời tuyên
truyền sẽ có sức thuyết phục cao. Hơn nữa việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên còn trực
tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống tất cả mọi người, không chỉ riêng người lớn. Từ tất cả
những điều trên, ta hoàn toàn có thể nói việc giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên là vô cùng cần thiết, càng thực hiện sớm càng đem lại hiệu quả lâu dài. Có
nhiều cách thực hiện điều này nhưng nên chọn cách phù hợp, vừa giúp tiếp thu kiến
thức mà vẫn vui vẻ, sôi nổi. Chúng ta nên tận dụng tối đa những buổi hoạt động ngoại
khoá, buổi tham quan hay những trò chơi để giải quyết vấn đề này. Nếu làm được như
vậy, học sinh sẽ hiểu thêm nhiều về tài nguyên thiên nhiên và vận dụng bằng những
hành động có ích, thiết thực.
4. Các giải pháp giải quyết tình huống:
* Tổ chức hoạt động ngoại khoá
- Tham gia thi tìm hiểu về vấn nạn tài nguyên môi trường theo nhóm tổ. Hình
thức thi: Lớp trưởng (hoặc quản trò) tìm hiểu những câu hỏi liên quan tới tài nguyên
thiên nhiên và tổ chức tại lớp. Học sinh gắp thăm chọn câu hỏi và trả lời, nếu đúng sẽ
tính một điểm cho tổ. Cuối cùng, tổ nào nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng (trò này
có thể chơi theo cá nhân)
Ví dụ về một số câu hỏi:
Câu 1:Tài nguyên thiên nhiên là gì? Hãy cho ví dụ.
Câu 2:Có người cho rằng “Tài nguyên thiên nhiên là vô hạn”. Bạn có đồng ý với ý
kiến đó không? Vì sao?
Câu 3:Bạn cho rằng những tài nguyên nào đang cạn kiệt nhanh nhất?
Câu 4:Vì sao tài nguyên thiên nhiên lại cạn kiệt nhanh đến vậy?Trong những lí do đó,
bạn nghĩ lí do nào là chủ yếu?
Câu 5: Các bạn có đưa ra giải pháp gì nhằm khắc phục tình trạng đó không?
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
3
Trường THCS Kiêu Kỵ
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Câu 6:Bạn sẽ làm gì nếu chứng kiến vài người đang khai thác trái phép tài nguyên
thiên nhiên?Bạn sẽ tuyên truyền cho những người trong cộng đồng như thế nào để bảo
vệ tài nguyên ?
- Thi tuyên truyền về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo cá nhân. Hình thức
thi: Lần lượt từng học sinh đứng lên nói trước lớp với chủ đề tuyên truyền bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên. Yêu cầu: Nói rõ ràng, tự tin, trình bày đầy đủ các khía cạnh của chủ
đề. Học sinh nào thể hiện tốt nhất những yêu cầu trên thì giành chiến thắng. Để hoàn
thành phần thi, chúng em đã liên hệ kiến thức với môn Ngữ Văn, Sinh học để hiểu thêm
vấn đề.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do tình trạng khai thác trái
phép hay khai thác không tái tạo. Nhiều nguồn tài nguyên như một số khoáng sản gần
như không còn. Vì vậy, chúng ta cần áp dụng những biện pháp phù hợp để giải quyết
tình trạng trên, đầu tiên là đối với học sinh. Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống hàng tỉ người trên thế giới, có liên quan đến sự tồn tại của
chính loài người nếu tài nguyên vẫn bị phá huỷ bừa bãi. Bây giờ chưa phải là quá muộn,
ngay lúc này chúng ta cần toàn xã hội chung tay bảo vệ, giữ gìn cuộc sống của chính
mỗi người theo những quy định của nhà nước và Bộ Tài nguyên Môi trường.
Qua phần tìm hiểu về vấn nạn tài nguyên thiên nhiên, học sinh chúng em sẽ có
nhiều kiến thức bổ ích cho nhiều môn học. Ví dụ:
- Khái niệm tài nguyên môi trường trong chương trình Giáo dục công dân 7
- Vấn nạn khai thác rừng, khoáng sản trong môn Sinh học
- Khả năng tuyên truyền trước lóp (ngôn ngữ nói) áp dụng từ môn Ngữ Văn mà
trọng tâm là vấn đề nghị luận + thuyết minh
Ngoài những cách tổ chức thi theo đội và cá nhân nói trên, tại sao chúng ta không
thử diễn tiểu phẩm tuyên truyền? Đây sẽ là một cách hay để thuyết phục người xem.
Tiểu phẩm 1
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
4
Trường THCS Kiêu Kỵ
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Nhà Mai ở gần một khu rừng già, mỗi khi đi học về bạn đều phải đi qua đây.
Trong một lần về nhà sau khi tan học, Mai nhìn thấy một vài người đàn ông đang chặt
hạ một cái cây to. Bạn nghĩ thầm: “Chắc đây là những kẻ khai thác trái phép” bởi khu
rừng này được bảo vệ đặc biệt, không được khai thác gỗ. Nghĩ vậy, Mai len vào, hỏi:
- Các chú đang làm gì vậy? Các chú chặt hạ cây sao?
Một người mặc áo khoác màu xám ấp úng:
- Ơ…chú…
Bỗng một giọng khác dữ dằn nói xen vào:
- Trẻ con thì biết gì? Đi đi!
Mai vẫn cố nói:
- Chú không được chặt cây đâu. Cô giáo cháu nói khai thác rừng trái phép là…
- Im ngay! Con bé kia! Mày liêu mà đi chỗ khác đi! Lằng nhằng nữa là không
xong với tao đâu! – Một tên khác quát tháo
- Nhưng chú làm vậy là phá huỷ tài nguyên thiên nhiên! Chú không biết tài
nguyên quý giá lắm sao?
Người đàn ông mặc áo xám trầm ngâm như suy nghĩ điều gì, thì tên vừa nãy đã
tiếp lời:
- Quý thì chúng tao mới khai thác, kiếm tiền được chứ! Đi đi!
Một tên khác đẩy Mai ra phía bìa rừng:
- Đi đi, trước khi tao nổi cáu! Đi mau!
Mai vẫn không chịu thôi, bởi bạn cho rằng mình phải ngăn họ lại:
- Các chú làm vậy là phạm pháp đấy!
“ Phạm pháp đấy!” – Tiếng cô bạn này làm chúng giận dữ, đẩy Mai ngã xuống
đất. Lúc đó, người mặc áo xám đỡ Mai dậy và nói:
- Tôi thấy cô bé nói không hề sai! Tài nguyên môi trường là thứ ta không nên phá
huỷ và cũng không được phá huỷ!
- Này! Mày bắt đầu bênh con ranh đó từ bao giờ thế? Nếu vậy thì mày cũng biến
luôn đi, đừng cản trở bọn tao!
Người áo xám dẫn Mai ra khỏi rừng để được an toàn. Mai sực nhớ ra, chạy một
mạch tới đồn:
- Chú kiểm lâm ơi, trong rừng có mấy người đang khai thác trộm gỗ. Chú mau tới
đi!
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
5
Trường THCS Kiêu Kỵ
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Kiểm lâm tới, bắt gọn cả bọn khai thác trộm. Chú kiểm lâm nói:
- Rất cảm ơn cháu đã giúp bọn chú bắt được bọn lâm tặc. Cháu thật gan dạ, dũng
cảm. Nếu các bạn trẻ đều như cháu thì tài nguyên sẽ không dễ bị phá huỷ.
Người mặc áo xám cũng lên tiếng:
- Chú cũng rất cảm ơn cháu đã giúp chú tỉnh ra. Chỉ vì quá nghèo, chú đã trở
thành lâm tặc lúc nào không hay. Nhưng chính cháu đã giúp chú ngộ ra giá trị
của tài nguyên thiên nhiên.
Nhận xét, đánh giá về tiểu phẩm: Các bạn học sinh sẽ đưa ra ý kiến, góp ý cho
tiểu phẩm một cách khách quan nhất.
-Về nội dung: Đơn giản, dễ hiểu. Nội dung sát thực tế nhưng chưa thật sự tự
nhiên, còn bị bó buộc về thời gian và khung cảnh.
-Về ý nghĩa: Truyền tải thành côngvấn đề đặt ra từ đầu, có phần thuyết phục.
Tiểu phẩm 2
Gần nhà Quân có một cái ao nhỏ. Ao nhỏ thôi nhưng nước thì luôn luôn một màu
đen kịt. Lí do là bởi những người dân sống quanh đó thường đổ tất cả rác thải xuống
lòng sông. Cái ao oằn mình gánh tất cả mọi thứ rác rưởi, đến nỗi mùi bốc lên rất khó
ngửi. Những người xung quanh vô cùng khó chịu nhưng vì đã thành thói quen nên rác
vẫn cứ đều đặn đổ xuống. Gia đình Quân cũng là một gia đình như vậy. Cứ hàng sáng,
mẹ Quân lại đem rác đổ ra ao khiến bạn thắc mắc “Mẹ thường dạy mình phải biết bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, nhưng mẹ lại đang làm ô nhiễm tài nguyên nước. Thế là thế
nào nhỉ?” Quân hỏi mẹ đúng như ý nghĩ của cậu. Mẹ cậu trả lời:
- Con nói đúng, nhưng kể cả nhà ta không đổ rác xuống ao thì vẫn ngập ngụa rác
thôi!
- Không đâu mẹ ạ!- Quân nói- Chúng ta không những không đổ rác xuống ao mà
còn phải khuyên mọi người nữa chứ!
- Ừ, nghe rá có lí đấy con!
Từ đó, nhà Quân không những không đổ trực tiếp rác xuống ao mà ctuyên truyền
cho mọi người:
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
6
Trường THCS Kiêu Kỵ
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Chúng ta không nên đổ rác xuống ao nữa!- Mẹ Quân nói- Mọi người nhìn mà
xem. Ngày trước nước ao trong là thế, vậy mà nay bẩn và bốc mùi đén thế này (chỉ
xuống). Chúng ta làm thế chính là phá huỷ tài nguyên nước đấy!
- Đúng đấy các bác ạ!- Quân bổ sung thêm- Tài nguyên phải được sử dụng hợp lí,
không thể phá huỷ hay làm ô nhiễm được!
- Ôi dào! Chị và cháu cứ khéo lo. Cái ao bẩn sẵn rồi, có đổ thêm rác cũng không
ô nhiễm thêm đâu!
Mẹ và Quân lắc đầu nhìn nhau.
Từ đó, Quân kiên trì thực hiện “kế hoạch”, tuyên truyền cho các bạn ở trong khu
dân cư:
- Các bạn thấy không, cái ao rất ô nhiễm. Cô giáo thường dạy mình phải bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên nên chúng mình cần bảo vệ cái ao, vì nó là tài nguyên nước mà!
- Đúng vậy, chúng ta nên nói để bố mẹ hiểu rõ!
Tất cả đều đồng tình với ý kiến Quân đưa ra, thuyết phục thành công những
người lớn. Mọi người đã dọn dẹp cái ao và không vứt rác xuống đó nữa. Dọn dẹp tuy
mệt nhưng Quân thấy rất vui vì đã “cứu sống” một cái ao.
Nhờ những kiến thức liên môn, chúng em đã có những tiểu phẩm thật hay cho
buổi HĐNK. Đây là một cách làm trực quan sinh động nhằm rèn luyện cho học sinh
ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Thi làm tập san hoặc báo tường
Ngoài ra, chúng em còn có thể thi làm báo tường hay tập san cảnh báo về thực
trạng tài nguyên thiên nhiên hiện nay và đề ra những biện pháp giải quyết hợp lí. Báo
tường rất thân thuộc đối với học sinh, cụ thể hoá thông tin bằng hình ảnh và con chữ.
Thông qua việc này, các bạn sử dụng kiến thức từ những môn: Mĩ thuật, Ngữ Văn, Sinh
học và rèn luyện khả năng chọn lọc thông tin, biết hợp tác cùng nhau đồng thời thể hiện
khả năng của mỗi bạn.
Phần tập san (báo tường) thường có những mục chính:
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
7
Trường THCS Kiêu Kỵ
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Góc cười bao gồm những mẩu chuyện vui nhưng phù hợp. Không những mang
tính giải trí, truyện còn có tính đạo đức cao, nội dung về việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên.
Ví dụ:
Một cậu con trai đi học về:
-Bố ơi, tài nguyên thiên nhiên rất quý phải không bố?
-Ừ, đúng rồi con ạ! Tài nguyên là vô giá, nó cung cấp rất nhiều thứ cho chúng ta như
bàn ghế, hay cả căn nhà,…
Con nhanh nhảu (mắt sáng rỡ):
-Vậy bán tài nguyên đi chắc được nhiều tiền lắm phải không bố?
-!?! Ôi, con trai tôi!
Câu chuyện trên tuy là truyện cười nhưng vẫn nêu bật tầm quan trọng của tài
nguyên thiên nhiên “là vô giá”, “cung cấp rất nhiều thứ”. Ngoài ra, nó còn thể hiện
lòng tham lợi nhuận của một số người qua hình ảnh cậu bé “mắt sáng rỡ”, “bán tài
nguyên đi chắc được nhiều tiền lắm phải không bố?”
- Nhạc: Sưu tầm một số bài hát viết về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hoặc tự
đặt lời mới trên nền giai điệu bài đã học. Với việc này, chúng em cần sử dùng kiến thức
Âm nhạc để thực hiện tốt.
- Thơ: Có thể là thơ sưu tầm được hay tự sáng tác. Nhưng dù làm cách nào thì bài
cũng cần có nội dung, ý nghĩa phù hợp với tập san.
- Tranh vẽ: Mĩ thuật truyền tải cho ta vẻ đẹp của cuộc sống, trong trường hợp
này, những bức tranh vừa cho ta thấy nét đẹp của môi trường, của tài nguyên thiên
nhiên, vừa cho thấy vẻ đẹp này bị đe doạ thế nào. Thông qua từng nét vẽ, thông điệp
được truyền tải thật dễ dàng, sinh động, thuyết phục người xem. Không chỉ vẽ tranh mà
chúng em còn có thể cùng nhau chỉnh sửa, bổ sung, góp ý tăng tinh thần tập thể.
- Xã luận là phần sử dụng ngôn ngữ viết, mang tính cô đọng nhất của cả tập san.
Bài xã luận thường được chú trọng bởi nó là phần truyền tải chủ yếu vấn đề và cần
nhiều tiêu chí: trang trọng về hình thức, ổn định, hàm súc về nội dung. Qua đó, chúng
em được rèn luyện khả năng viết và vốn từ của bản thân, cùng góp ý cho nhau để hoàn
thiện. Một tập san thường có 1 đến 2 bài xã luận.
Ví dụ: (một phần bài viết)
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
8
Trường THCS Kiêu Kỵ
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Còn nhiều nữa những tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng ta
cần chung tay bảo vệ chúng. Có thể có người nghĩ việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nếu vậy, xin trả lời rằng học sinh là những chủ
nhân tương lai của đất nước, lại đang đi học tích luỹ những tri thức có ích nên lời
tuyên truyền sẽ có sức thuyết phục cao. Hơn nữa việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên còn
trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống tất cả mọi người, không chỉ riêng người lớn. Từ tất
cả những điều trên, ta hoàn toàn có thể nói việc giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên là vô cùng cần thiết, càng thực hiện sớm càng đem lại hiệu quả lâu
dài. Tất cả chúng ta cần chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chính là bảo vệ cuộc
sống của mỗi người.
Bên cạnh đó, tập san còn cần một số tiêu chí về hình thức:
- Bố cục: rõ ràng, phân tách rõ từng nội dung
- Màu sắc hài hoà, hợp lí
- Nên có trang bìa, mục lục để dễ tra cứu
“Chiến dịch tình nguyện” bảo vệ tài nguyên
“Học phải đi đôi với hành” là một câu nói vô cùng đúng đắn ngay cả với vấn đề
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Không chỉ học lí thuyết thông qua các phần thi, trò chơi,
học sinh còn cần trực tiếp tham gia những “chiến dịch” khôi phục, bảo vệ tài nguyên.
Đó có thể là việc thu gom rác thải, trồng cây xanh hay đơn giản là mỗi cá nhân tự có ý
thức không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng bao bì nilon. Từ những buổi lao động vì
môi trường và tài nguyên thiên nhiên, học sinh nâng cao ý thức cho mình, biết quý
trọng lao động,…Để hoàn thành việc này, môn Giáo dục công dân và Sinh học sẽ phát
huy tối đa vai trò, bởi lẽ, học sinh sẽ hào hứng tham gia và thu được hiệu quả cao nhất.
Trong buổi “lao động công ích” này, các bạn sẽ nâng cao được ý thức bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên nói riêng và môi trường nói chung. Các bạn đều nhiệt liệt hưởng ứng.
Thông qua buổi HĐNK đặc biệt đó, tài nguyên thiên nhiên sẽ được khôi phục một phần
nào đó (dù là rất nhỏ) nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của học sinh – những chủ nhân
tương lai của đất nước – đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các bạn sẽ thêm
yêu lao động, tích cực tham gia nhiều hoạt động bổ ích.
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
9
Trường THCS Kiêu Kỵ
Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức của học sinh về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Bảo vệ tài nguyên là một vấn đề bức thiết của toàn xã hội bởi nó liên quan tới
việc sinh tồn của chính loài người. Việc tổ chức những buổi HĐNK cũng đem lại nhiều
ý nghĩa:
Đối với học sinh: Từ những buổi HĐNK, học sinh chúng em có thể nâng cao
kiến thức ở nhiều môn học như Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Sinh học, Mĩ thuật, Âm
nhạc. Hơn nữa, nó còn rèn luyện cho chúng em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau,
biết yêu quý tài nguyên thiên nhiên và công sức lao động bỏ ra. Thông qua các trò chơi,
chúng em được thư giãn, việc tiếp thu kiến thức cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều, tạo
môi trường học tập bổ ích, lí thú, nâng cao chất lượng học tập.
Đối với cộng đồng: Các hoạt động này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành
và giáo dục nhân cách học sinh, giúp thế hệ tương lai của đất nước đầy đủ cả về tri thức
và đạo đức, nghĩa là vừa có tài, vừa có đức. Những học sinh có hiểu biết về tài nguyên
thiên nhiên sẽ tuyên truyền cho cộng đồng về vấn nạn này, từ đó thúc đẩy xã hội phát
triển tốt đẹp. Đất nước ta sẽ tươi đẹp hơn, con người ngày một thanh lịch. Học sinh là
tương lai của đất nước, vì thế trong tương lai, vấn nạn tài nguyên thiên nhiên sẽ được
giải quyết, góp phần thúc đẩy đất nước ngày càng đi lên.
Nguyễn Hà Phương Lớp 8A
10
Trường THCS Kiêu Kỵ