Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TOÀN DÂN TOÀN DIỆN DỰA VÀO SỨC MÌNH LÀ CHÍNH ĐÃ KẾ THỪA ĐƯỢC TRUYỀN THỐNG CỦA TỔ TIÊN VÀ PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ ĐẤT NƯỚC LÚC BẤY GIỜ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 25 trang )

Chủ đề

ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TOÀN
DÂN TOÀN DIỆN DỰA VÀO SỨC
MÌNH LÀ CHÍNH ĐÃ KẾ THỪA
ĐƯỢC TRUYỀN THỐNG CỦA TỔ
TIÊN VÀ PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ
ĐẤT NƯỚC LÚC BẤY GIỜ


NỘI DUNG
I. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường
lối kháng chiến chống Pháp
II. Sự kế thừa truyền thống của tổ tiên và
phù hợp với tình hình thực tế của Đường
lối kháng chiến chống thực dân Pháp
III. Ý nghĩa của đường lối kháng chiến
chống thực dân Pháp


I. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung
đường lối kháng chiến chống Pháp
1. Hoàn cảnh lịch sử
• Thuận lợi
- Quốc tế
- Trong nước


• Khó khăn
- Chính quyền Nhà nước vừa ra đời còn non


trẻ chưa được củng cố vững chắc
- Nền kinh tế nước ta bị kiệt quệ sau nhiều
năm chiến tranh
- Văn hoá
- Chính trị


2. Nội dung đường lối kháng chiến
chống thực dân Pháp
• Kháng chiến toàn dân:
Cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp
ngay từ đầu được
Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh xác định là
cuộc chiến tranh nhân
dân, toàn dân kháng
chiến.


• Kháng chiến toàn diện:
Về chính trị
Về kinh tế
Văn hóa giáo dục
Về đối ngoại
• Kháng chiến lâu dài:
• Dựa vào sức mình là chính:


II. Sự kế thừa truyền thống của tổ tiên và

phù hợp với tình hình thực tế của Đường
lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
1. Sự kế thừa truyền thống của tổ tiên trong
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tin tưởng sâu sắc ở sức mạnh của nhân dân, Người chỉ
rõ: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi
Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước”

Nguồn số liệu: baocongthuong.com.vn và nscl.vn


Với Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập tự do gắn liền với
mục tiêu thống nhất Tổ quốc. Trước âm mưu chia cắt của
kẻ thù, Người nói: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt
Nam là một”. “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song
chân lý đó không bao giờ thay đổi!”

Tư tưởng chiến tranh toàn dân chính là tư tưởng “cả nước
đánh giặc”, “toàn dân vi binh, cử quốc nghênh địch” của
người xưa được phát triển lên một trình độ mới


* Trong lịch sử, ông cha ta từng hiệu triệu nhân dân đứng lên
chống giặc ngoại xâm và đều được nhân dân nhiệt liệt hưởng
ứng
* Chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc là chiến tranh

chính nghĩa, chiến tranh vì dân, dưới ngọn cờ đại nghĩa dân tộc,
nên do dân tích cực tiến hành
* Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc đưa đến sự hình
thành một cuộc chiến tranh không tiền tuyến, không hậu
phương
* Hồ Chí Minh chủ trương kháng chiến toàn diện, vì chiến
tranh là cuộc thử thách về mọi mặt đối với một quốc gia, một
dân tộc.


* Trong chiến lược kháng chiến toàn diện, các mặt đấu
tranh phối hợp với nhau, trong đó đấu tranh quân sự là
hình thức chủ yếu nhất, tạo thành sức mạnh tổng hợp,
các mặt bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
* Nước nhỏ chống lại bạo quyền xâm lược của nước lớn,
tất phải đánh lâu dài.
* Dựa vào Binh pháp Tôn Tử, Hồ Chí Minh chú thích:
những điều nói trên là nói việc đem quân chính quy đi
đánh nước khác…


Kế thừa truyền thống tự lực tự cường của dân tộc
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Hồ Chí Minh
chủ trương trong công cuộc giải phóng dân tộc,
phải dựa vào sức mình là chính, “đem sức ta mà
tự giải phóng cho ta”


2. Sự phù hợp với tình hình thực tế trong Đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp.

-Trong lịch sử hiện đại, đất nước Việt Nam thoát ra khỏi những
năm dài nô lệ để trở thành một quốc gia độc lập thống nhất như
ngày nay là vì nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng Việt
Nam đã kiên trì cuộc chiến đấu bền bỉ theo đường lối chính trị
đúng đắn và đường lối quân sự sáng tạo của Đảng.
- Đường lối quân sự của Đảng kế thừa và phát triển lên một trình độ
mới, một chất lượng mới truyền thống yêu nước, tự lập tự cường,
anh hùng bất khuất, quyết chiến quyết thắng, truyền thống quân
sự cả nước chung sức đánh giặc của dân tộc Việt Nam, một dân tộc
vốn có tài thao lược kiệt xuất.


a. Sự hình thành của đường lối quân sự của Đảng
 Đường lối quân sự của Đảng bắt nguồn từ đường lối chính trị và là một
bộ phận hữu cơ của đường lối chính trị của Đảng.
 Đường lối quân sự của Đảng là một trong những nhân tố quyết định
thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược.
 Dựa trên nền tảng chính trị vững chắc của toàn dân, đường lối quân sự
của Đảng mới tạo nên thế trận toàn dân đánh giặc, mới biến được sức
mạnh chính trị của toàn dân thành sức mạnh tổng hợp, toàn diện, để
thắng địch trên chiến trường.
=> Đường lối quân sự của Đảng ngày càng có thêm những cơ sở khoa học
vững chắc, có tính chiến đấu cao nên ngày càng hoàn chỉnh và trở thành
ngọn cờ trăm trận trăm thắng của lực lượng vũ trang cách mạng Việt
Nam và toàn dân tộc Việt Nam.


b. Sự phát triển của đường lối quân sự của Đảng

- Đường lối quân sự của Đảng là đường lối khởi nghĩa vũ
trang toàn dân và kháng chiến toàn dân, toàn diện.
- Mục tiêu chính trị của Đảng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội
- Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa và chiến
tranh trong điều kiện của một nước khó khăn về mọi mặt


Quá trình động viên toàn dân, tổ chức toàn dân chuẩn bị và tiến hành
khởi nghĩa và chiến tranh có hai lực lượng chủ yếu, chủ thể của khởi
nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, đó là lực lượng chính trị quần
chúng và lực lượng vũ trang nhân dân.
 Lực lượng chính trị quần chúng, bao gồm mọi thành phần dân tộc và
tôn giáo hết sức rộng rãi, tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
 Lực lượng vũ trang nhân dân là lực lượng quần chúng cách mạng được
tổ chức và vũ trang với mức độ khác nhau, thoát ly sản xuất hoặc không
thoát ly sản xuất, tự nguyện chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống
nhất Tổ quốc.


- Về phương thức tiến hành chiến tranh, Đảng không tự hạn chế trong
những phương thức chiến tranh thông thường giữa hai quân đội chính
quy, mà tiến hành chiến tranh bằng cả lực lượng chính trị quần chúng và
lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng của toàn dân đánh giặc.
Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến (12-1946) là một định hướng chiến lược : “Bất kỳ đàn
ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để
cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có
gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân

Pháp cứu nước”.


- Đường lối quân sự của Đảng là đường lối vũ trang quần chúng cách
mạng đi đôi với xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân: Ngay từ Hội nghị
Trung ương lần thứ tám (5-1941), Đảng đã đặt vấn đề xây dựng lực lượng
vũ trang cách mạng gồm nhiều thứ quân: Đội du kích chính thức là đội
vũ trang tập trung, rồi đến Tiểu tổ du kích cứu quốc và cuối cùng là Đội
tự vệ. Ngay từ Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), Đảng đã đặt
vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng gồm nhiều thứ quân: Đội
du kích chính thức là đội vũ trang tập trung, rồi đến Tiểu tổ du kích cứu
quốc và cuối cùng là Đội tự vệ.


-Trên nền tảng chính trị vững chắc của toàn dân, Đảng phát huy cao độ
tính ưu việt của thế trận toàn dân đánh giặc, phát huy sức mạnh của ba
thứ quân trong lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao hiệu lực chiến
đấu của từng thứ quân để thắng địch từng bước

Thực tế cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, cuộc Đồng khởi ở
miền Nam những năm 1959-1960 và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ đã chứng minh sức mạnh của toàn dân là vô địch, chứng minh
phương thức khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân theo đường lối
quân sự của Đảng là hoàn toàn đúng đắn.


Kẻ thù của chúng ta là quân đội của những nước đế quốc đất rộng, người
đông, kinh tế phát triển, có tiềm lực quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần, có
quân đội và trang bị kỹ thuật hiện đại, bản chất lại cực kỳ ngoan cố và
xảo quyệt.Đảng chủ trương đánh lâu dài để từng bước chuyển hóa so

sánh lực lượng ngày càng có lợi cho ta, nhưng “đánh lâu dài” không có
nghĩa là vô hạn độ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quá trình phát
triển của chiến tranh thường có những bước chuyển biến nhảy vọt

Chiến dịch Biên giới mùa khô 1950, chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà
đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ trong kháng chiến chống Pháp


-Trong kháng chiến, chính nhờ Đảng phát huy được sức mạnh của toàn
dân đánh giặc mà cả ba thứ quân đã cùng lực lượng chính trị có điều kiện
kết hợp chặt chẽ hai hình thức chiến tranh du kích và chiến tranh chính
quy, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, có điều kiện kết
hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng và vận dụng phương
thức đánh địch trên cả ba vùng chiến lược nông thôn rừng núi – nông
thôn đồng bằng – thành thị với những hình thức thích hợp.
-Tư tưởng đánh tiêu diệt là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong
nghệ thuật quân sự của Đảng. Để quán triệt tư tưởng đánh tiêu diệt cả
trong chiến lược, chiến dịch và chiến đấu, Đảng luôn nhấn mạnh yêu cầu
đánh giá khách quan chính xác so sánh lực lượng trên chiến trường để
chọn hình thức tác chiến và sử dụng lực lượng thích hợp, tạo mọi điều
kiện để tiến công địch một cách tích cực, chủ động, kiên quyết, linh hoạt,
mưu trí sáng tạo, bí mật bất ngờ
-Tư tưởng tiến công bắt nguồn từ truyền thống quật cường của dân tộc,
từ tinh thần cách mạng triệt để của Đảng, từ chủ nghĩa yêu nước mãnh
liệt của quân và dân ta, từ ưu thế tuyệt đối về chính trị tinh thần của
chiến tranh chính nghĩa


- Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được thắng
lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sự lãnh đạo

của Đảng thể hiện đường lối kháng chiến đúng đắn: độc lập, tự chủ và
sáng tạo. Đường lối đó là sự kết tinh những nguyên lý phổ biến của chủ
nghĩa Mác-Lênin về cách mạng bạo lực, về chiến tranh nhân dân được
vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta.

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng là đúng đắn và
sáng tạo. Đảng đã kết hợp Chủ Nghĩa Mác-Lênin để phù hợp với tình hình
thực tế đất nước ta.


III, Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp
 Có thể nói, Đường lối kháng chiến chống Pháp đã thể hiện sự lãnh đạo
tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình
hình thực tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính toán
thời điểm nổ súng chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế
trận mới cho mặt trận Hà Nội có điều kiện giam chân quân địch hai
tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến trường kỳ.
 Thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân , mang tính chất chính
nghĩa nên được nhân dân ủng hộ .
Là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm
lược.
 Với con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản, quyền lợi
dân tộc gắn liền với quyền lợi giai cấp, những lời kêu gọi của Chủ tịch
Hồ Chí Minh càng được hưởng ứng mạnh mẽ, dấy lên cao trào thi đua
yêu nước, giết giặc lập công, phục vụ tiền tuyến, một sức mạnh vô địch
của chiến tranh nhân dân Việt Nam.


CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC
BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !



Câu hỏi thảo luận

Câu 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và
bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
Câu 2: Tại sao Đảng ta lại xác định Pháp là
kẻ thù chính sau khi vừa mới giành được
chính quyền năm 1945?
Câu 3: Tính chất, đặc điểm của chiến tranh
nhân dân ?


Câu hỏi thảo luận

Câu 4: Tại sao đường lối quân sự của
Đảng lại dựa vào dân làm gốc?
Câu 5: Vì sao kháng chiến chống Thực
dân Pháp thì ta phải thực hiện phương
châm chiến lược đánh lâu dài?
Câu 6: Tại sao phải kháng chiến toàn dân,
toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh?


×