ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
Giảng viên: TS. Hoàng Thanh Tú
Học viên: Nguyễn Thị Ngoan
Lớp: Lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử
HÀ NỘI THÁNG 10/2015
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………….....................
………………………………………………………………………….....................
………………………………………………………………………….....................
………………………………………………………………………….....................
………………………………………………………………………….....................
…………………………………………………………………………....................
…………………………………………………………………………..................
ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ
Hà Nội, ngày …. tháng …. Năm 2015
Giảng viên
TS. Hoàng Thanh Tú
A. Đề tiểu luận: Xây dựng kế hoạch cho một chuyên đề, một bài dạy trong
chương trình Lịch sử THPT, với các nội dung:
1. Chọn một bài , một chương hoặc một chuyên đề
2. Trình bày: Tên chuyên đề, chương, bài, thời lượng mấy tiết, mục tiêu, nội
dung cơ bản, nguồn tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học , lịch trình dự kiến,
bảng cột nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học, hình thức tổ chức, các câu
hỏi kiểm tra, đánh giá.
B. Nội dung:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ - LỊCH SỬ 12
I. GIÁO VIÊN
Họ và tên giáo viên
Điện thoại
E - Mail
NGUYỄN THỊ NGOAN
0977876769
II. TUẦN HỌC
Tuần học
Tiêu đề bài
dạy
Tuần 14, 15
CHUYÊN ĐỀ NHỮNG THẮNG LỢI TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI
GIAO TỪ NĂM 1945-1954( 2 TIẾT )
Tóm tắt bài
dạy
A. Nội dung chuyên đề
1. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản động
cách mạng ở miền Bắc
- Chủ trương: Trước hoàn cảnh phải đối phó với thực dân Pháp trở lại
xâm lược ở Nam Bộ và sự uy hiếp của Trung Hoa Dân Quốc ở ngoài
Bắc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tạm thời
hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc, tránh cùng một lúc phải đối phó với
nhiều kẻ thù
- Biện pháp:
+ Đối với quân Trung Hoa Dân Quốc: Nhân nhượng cho chúng một số
yêu sách về kinh tế, chính trị như tiêu tiền "Quan kim”, "Quốc tệ”, cung
cấp một phần lương thực, thực phẩm cho chúng. Tại kì họp đầu tiên,
Quốc Hội khóa I đồng ý nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70
ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế bộ trưởng trong Chính
phủ liên hiệp, để Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó chủ
tịch nước. Để giảm bớt sức ép, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố
“tự giải tán”.
+ Đối với các tổ chức phản cách mạng và tay sai: Chính quyền cách
mạng dựa vào quần chúng, kiên quyết vạch trần âm mưu và những hành
động chia rẽ, phá hoại của chúng Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng
thì trừng trị theo pháp luật. Ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn
phản cách mạng.
- Ý nghĩa: Những hành động trên đã hạn chế đến mức thấp nhất các
hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai, làm thất
bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
Nguyên nhân việc ta hòa hoãn với thực dân Pháp (Hoàn cảnh ký kết
Hiệp định Sơ bộ Việt - Pháp 06/03/1946) :
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân
Pháp thực hiện kế hoạch tấn công ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta.
- 28/2/1946, thực dân Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí Hiệp ước Hoa –
Pháp, theo đó Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân
Quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
- Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước 2 con đường phải lựa
chọn: hoặc là cầm súng chiến đấu không cho chúng đổ bộ vào miền Bắc;
hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh việc đối phó cùng lúc với
nhiều kẻ thù.
- 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp do chủ tịch Hồ Chí
Minh chủ trì, đã chọn giải pháp “hòa để tiến”.
- Chiều 6/3/1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với Xanh-tơ-ni, đại diện chính phủ
Pháp, bản Hiệp định sơ bộ.
+ Nội dung cơ bản của Hiệp định:
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một
quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài
chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương nằm trong khối
Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15000 quân
Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp
quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội
tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức
bàn các vấn đề ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông
Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của người Pháp ở Việt Nam.
+ Ý nghĩa việc kí Hiệp định Sơ bộ:
- Với Hiệp định Sơ bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải
chống lại nhiều kẻ thù cùng lúc, đẩy được kẻ thù nguy hiểm là quân
Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta.
- Có thêm thời gian hoà bình để chuẩn bị lực lượng, củng cố chính
quyền chuẩn bị kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng tỏ rõ thiện chí hòa
bình để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp và thế giới.
- Sau Hiệp định Sơ bộ, ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị Phôngten-nơ-blô nhưng thất bại. Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí
với Pháp bản Tạm ước tiếp tục nhượng bộ thêm cho Pháp một số
quyền lợi kinh tế - văn hóa ở Việt Nam, tạo thêm thời gian hòa bình xây
dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc
chống Pháp.
3.Nhận được sự đồng tình, ủng hộ của TG- phe XHCN
(Liên Xô, TQ…)
- Cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, ngày càng được sự đồng tình,
ủng hộ của thế giới. Từ năm 1950, nước ta bắt đầu được nhiều nước
công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, đầu tiên là Trung Quốc ngày
18/1/1950, Liên Xô ngày 30/1/1950, tiếp theo là các nước dân chủ nhân
dân khác...
- Sự giúp đỡ của các nước cho cuộc kháng chiến của ta cũng bắt đầu từ
đó và ngày càng to lớn. Cách mạng nước ta thoát khỏi thế bị bao vây.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta có thêm hậu phương là
các nước xã hội chủ nghĩa...
- Sự đoàn kết, liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.
4. Kí HĐ Giơ ne vơ 1954
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết ngày
21/7/12954 bao gồm các văn bản: Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt
Nam, Lào, Campuchia; Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị và các phụ
bản khác...
- Nội dung Hiệp định Giơnevơ quy định :
+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân
tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam, Lào, Campuchia; cam kết không can thiệp vào công việc nội
bộ của ba nước.
+ Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông
Dương
+ Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân,
chuyển giao khu vực
• Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh
Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo
sông Bến Hải – Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng
với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
• Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và
Phongxalì .
• Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có
vùng tập kết .
+ Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước
ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn
cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham
gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào
việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả
nước vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn
Độ làm Chủ tịch.
+ Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp
định và những người kế tục họ.
- Ý nghĩa và hạn chế :
+ Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc
tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông
Dương và được các cường quốc, các nước tham dự Hội nghị tôn trọng.
+ Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, song chưa trọn
vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn
phải tiếp tục để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
+ Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải
chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mĩ thất bại
trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông
Dương
Câu
hỏi
khung
Câu
hỏi
khái
quát
Câu
hỏi
bài
học
Câu
hỏi
nội
dung
Hình thức
dạy học
2. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả:
Câu 1. Nêu chủ trương, biện pháp đấu tranh của Đảng, Chính phủ
đối với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng.
Câu 2. Nêu chủ trương của Đảng, Chính phủ đối với thực dân Pháp
trước và sau ngày 6/3/1946.
Câu 3. Nêu thuận lợi khách quan to lớn tác động tới CMVN từ
những năm 50 và ý nghĩa.
Câu 4. Nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của HĐ
Giơnevơ.
Câu 5. Lý giải tại sao Đảng, Chính phủ lại đề ra chủ trương, biện
pháp đó và Tác dụng của nó?
Câu 6. Lý giải vì sao có sự khác nhau trong chủ trương của Đảng,
Chính phủ đối với thực dân Pháp trước và sau ngày 6/3/1946?
Câu 7. Lý giải vì sao Pháp phải kí HĐ Giơ ne vơ?
Câu 8. So sánh sự khác nhau trong chủ trương của Đảng, Chính phủ
đối với thực dân Pháp trước và sau ngày 6/3/1946?
Câu 9.So sánh điểm khác nhau cơ bản của HĐ Giơnevơ và HĐ Sơ
bộ?
Câu 10. Nhận xét về chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ đối
với thực dân Pháp trước và sau ngày 6/3/1946?
Câu 11. Từ thắng lợi ngoại giao của ta trong những năm 50, em hãy
rút ra bài học cho chính sách ngoại giao của chúng ta hiện nay?
Câu 12. Từ hạn chế của Hiệp định Giơ ne vơ, hãy rút ra bài học cho
chúng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Giảng lý
thuyết
1.Giáo viên giới thiệu:
GV cho HS quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi:
Những hình ảnh sau đây nói lên điều gì? Điều đó có ý nghĩa
như thế nào đối với CM nước ta từ sau CMT8/1945?
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mutê kí Tạm ước 14/9
Toàn cảnh HN Giơ ne vơ
- Các cặp báo cáo kết quả làm việc với GV
- Các cặp khác nhận xét bổ sung nếu cần thiết và GV hướng
dẫn các cặp chốt các nội dung:
Cùng với đấu tranh quân sự, chính trị, đấu tranh ngoại
giao là một mặt của đấu tranh cách mạng,song ngoại giao
chỉ phản ánh thắng lợi ở chiến trường. Ngoại giao diễn ra
thường xuyên, ở cả thời chiến lẫn thời bình, còn mở hội
nghị quốc tế để trực tiếp đấu tranh ngoại giao với địch chỉ
khi nào thấy có tình thế. Tình thế đó là lúc :
+ Ta đã có những thắng lợi lớn về quân sự, chính trị.
+ Thế chính nghĩa của ta đã tương đối sáng tỏ.
+ Ý chí xâm lược của kẻ địch đã bắt đầu lung lay...
- Khi ấy tiếng nói của ta mới có kết quả vì “Ta có thực lực
họ mới đếm xỉa đến. Còn nếu ta không có thực lực thì ta chỉ
là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu kẻ đó là người bạn
đồng minh của ta vậy” (Chỉ thị kháng chiến và kiến quốc
của Ban thường vụ Trung ương Đảng tháng 11/1945).
Làm việc 2. Các hoạt động học tập
nhóm
Hoạt động nhóm
* Câu hỏi 1: “ Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa
lịch sử của HĐ Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương”
* Câu hỏi 2: “ Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa HĐ sơ bộ và
HĐ giơ ne vơ để thấy được bước tiến của ta trong đấu tranh
ngoại giao? Vì sao?”
* Câu hỏi 3: Từ nội dung hiệp định Giơ ne vơ rút ra nhận
xét tích cực và hạn chế của hiệp định này?
Thuyết
trình
2. Các hoạt động học tập
a. Hoạt động 1:Đấu tranh chống quân THDQ và bọn phản
cách mạng.
Hoạt động: Cá nhân - nhóm - toàn lớp.
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân
tích hình ảnh
- Tư liệu:“Trong hoàn cảnh...bọn phản cách mạng” (SGK
lớp 12, tr. 127).
* Câu hỏi: “Nêu chủ trương, biện pháp đấu tranh của
Đảng, Chính phủ đối với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn
phản cách mạng. Vì sao Đảng, Chính phủ lại đề ra chủ
trương, biện pháp đó? Tác dụng của nó.”
b. Hoạt động 2: Hòa hoãn với Pháp, kí HĐ Sơ bộ và Tạm
ước 14/9
Hoạt động: Cá nhân - nhóm - toàn lớp.
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân
tích hình ảnh.
- Tư liệu 1: “Đêm 22 rạng ngày 23...kháng chiến” (SGK lớp
12, tr. 125-12
- Tư liệu 2: Hình ảnh đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào
Nam chiến đấu.
- Tư liệu 3: “Ngày 3/3/1946...người Pháp ở Việt Nam”; “Do
đấu tranh...ở Việt Nam” (SGK lớp 12, tr. 128-129).
- Tư liệu 4: Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Hiệp định
Sơ bộ với Pháp.
* Câu hỏi: “Sách lược của Đảng, Chính phủ với Pháp trước
và sau ngày 6/3/1946 có gì khác? Vì sao
* Câu hỏi củng cố cho hoạt động 1 và hoạt động 2:
- “ Nhận xét của em về sách lược của Đảng, Chính phủ đối
với giặc ngoại xâm và nội phản. Em có đồng tình với cách
giải quyết trên không? Vì sao?”.
- “Ý nghĩa của sách lược “hòa để tiến” mà Đảng và chính
phủ ta thực hiện trong những năm 1945-1946”
c. Hoạt động 3: Nhận được sự đồng tình, ủng hộ của TGphe XHCN
(Liên Xô, TQ).
Hoạt động: Cá nhân - nhóm - toàn lớp.
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân
tích hình ảnh .
- Tư liệu:“Từ sau chiến thắng Việt Bắc...............nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa” (SGK lớp 12, tr. 135-136).
* Câu hỏi: “ Thuận lợi khách quan to lớn tác động tới
CMVN từ những năm 50 là gì? Thuận lợi đó có ý nghĩa như
thế nào đối với cách mạng nước ta?”
d. Hoạt động 4: Kí Hiệp định Giơnevơ 1954
Hoạt động: Cá nhân - nhóm - toàn lớp.
* Học sinh làm việc với tư liệu, kết hợp với quan sát, phân
tích hình ảnh.
- Tư liệu 1: Hình “Toàn cảnh hội nghị Giơ ne vơ năm 1954
về Đông Dương” (SGK lớp 12, tr. 153)..
- Tư liệu 2: “ Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954...............quốc
tế hóa chiến tranh xâm lược Đông dương” (SGK lớp 12, tr.
154-155).
III. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Bậc 1
Mục tiêu bài
dạy
Bậc 2
Bậc 3
1. Kiến thức
- Biết được những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nêu và phân tích được những biện pháp trước mắt và lâu dài của
chính quyền cách mạng trong việc giải quyết những khó khăn (về xây
dựng chính quyền non trẻ, diệt giặc đói, giặc dốt, tài chính và tàn dư của
xã hội cũ để lại).
- Hiểu rõ những chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ cách
mạng trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc, bọn phản cách
mạng và thực dân Pháp từ sau ngày 2/9/1945 1945 đến trước ngày
19/12/1946.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung
thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng.
- Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội
Tổ quốc của bọn phản cách mạng.
4. Các năng lực cần hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn
đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
năng lực sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện, hiện tượng sk lịch sử, năng lực
thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tư liệu, tranh ảnh, biểu đồ liên
quan đến nội dung chuyên đề. Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét
đánh giá rút ra bài học
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự
kiện lịch sử với nhau và vận dụng…
Mục tiêu chi
tiết
- Biết được
những thuận
lợi và khó
khăn của
nước Việt
Nam Dân
chủ Cộng
hòa sau Cách
mạng tháng
Tám 1945.
- Nêu và phân tích được
những biện pháp trước mắt
và lâu dài của chính quyền
cách mạng trong việc giải
quyết những khó khăn (về
xây dựng chính quyền non
trẻ, diệt giặc đói, giặc dốt,
tài chính và tàn dư của xã
hội cũ để lại).
- Hiểu rõ những chủ
trương, sách lược của
Đảng và Chính phủ cách
mạng trong việc đối phó
với quân Trung Hoa Dân
quốc, bọn phản cách
mạng và thực dân Pháp từ
sau ngày 2/9/1945 1945
đến trước ngày
IV. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
GIẢNG LÝ THUYẾT
Thời gian
1
1:Đấu tranh chống quân THDQ và bọn
phản cách mạng.
5 phút
2
2.Hòa hoãn với Pháp, kí HĐ Sơ bộ và Tạm
ước 14/9
5 phút
3
3..Nhận được sự đồng tình, ủng hộ của TGphe XHCN (Liên Xô, TQ).
4 phút
4
4.Kí Hiệp định Giơnevơ 1954
3 phút
LÀM VIỆC NHÓM
Thời gian
1
Thảo luận về các câu hỏi của giáo viên và học 5 phút
sinh về những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch
sử của HĐ Giơnevơ năm 1954 về Đông
Dương
2
Thảo luận về các câu hỏi của giáo viên và học 5 phút
sinh về “ điểm khác nhau cơ bản giữa HĐ sơ
bộ và HĐ giơ ne vơ để thấy được bước tiến
của ta trong đấu tranh ngoại giao? Vì sao?”
3
Thảo luận về các câu hỏi của giáo viên và học 5 phút
sinh về Từ nội dung hiệp định Giơ ne vơ rút
ra nhận xét tích cực và hạn chế của hiệp định
này?
4
Đánh giá và nhận xét phần trình bày về các ý
kiến tham gia thảo luận nhóm của Học Sinh
THUYẾT TRÌNH
4 phút
Thời gian
1
1:Đấu tranh chống quân THDQ và bọn
phản cách mạng.
5 phút
2
2.Hòa hoãn với Pháp, kí HĐ Sơ bộ và Tạm
ước 14/9
5 phút
3
3..Nhận được sự đồng tình, ủng hộ của TGphe XHCN (Liên Xô, TQ).
4 phút
V. HỌC LIỆU , PHƯƠNG TIỆN, CÔNG NGHỆ
Sách giáo khoa
Tài liệu tham khảo
Các câu hỏi
* Bộ Giáo dục và Đào tạo,Sách giáo khoa Lịch sử 12, Nxb Giáo
dục Việt Nam, 2010, tr. 125 – 156.
• Nguyễn Thị Côi – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Mạnh Hưởng,
Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử
lớp 12, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2013,
• Ban chỉ đạo biên soạn Lịch sử Chính phủ ( 2004) , lịch sử
chính phủ Việt Nam 1945 – 1955
• Vũ Quang Hiển( 2005), Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của
Đảng thời kỳ 1945 – 1954, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội
CÂU HỎI THẢO
LUẬN NHÓM- CHUYÊN ĐỀ ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO.docx
Tài liệu phát thêm
Trang Power Point
Giáo án viết
NHỮNG HÌNH ẢNH
VỀ CHUYÊN ĐỀ ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO 1945.docx
CHUYÊN ĐỀ NHỮNG
THẮNG LỢI TRÊN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO 1945 - 1954.ppt
CHUYÊN ĐỀ LỚP 12GIÁO ÁN VIẾT THẮNG LỢI TREN MẶT TRẬN NGOẠI GIAO.docx
VI. ĐIỀU CHỈNH PHÙ HỢP VỚI ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng
Tiếp thu chậm
Giải pháp
• Chia đều vào các nhóm.
• Dành thời gian nhiều hơn để làm việc riêng với những học
sinh này.
• Thiết kế những mục tiêu học tập và tiêu chí đánh giá riêng
Năng khiếu
cho những học sinh này.
Tổ chức hoạt động bổ trợ riêng.
• Giao những nhiệm vụ mang tính thách thức cao (điều
khiển, tổ chức các hoạt động trong lớp, kèm cặp hướng
dẫn các học sinh yếu).
• Thiết kế câu hỏi riêng trong phiếu học tập.
Tạo cơ hội cho học sinh này được đưa ra các tình
huống/câu hỏi có vấn đề và cách thức giải quyết.
VII. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Thời điểm
Hình thức
Trước khi thực hiện bài học
-Giáo viên cho câu hỏi thảo luận và giao
nhiệm vụ về cho các nhóm chuẩn bị
Trong quá trình thực hiện bài học
• Phiếu tự đánh giá (các kĩ năng).
• Bài trình bày.
• Phiếu kiểm mục.
Phiếu học tập.
Sau khi hoàn tất bài học
Khái quát sơ kết lại bài học
VIII. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC
Công cụ
Tiêu chí
Hình thức, công cụ
Vấn đáp
Tự tin, nhìn vào người đối diện, nói rõ ràng, tốc độ vừa
phải, không ậm ừ
Trình bày, thảo luận
Điểm giỏi Nói to, rõ ràng, đúng trọng tâm, không lan
( 9, 10 man; Viết sạch sẽ, gọn gàng, cỡ chữ phù hợp ...
điểm)
Điểm
Về tổ chức nhóm:
khá ( 7,8 • Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho
điểm)
từng thành viên, nhiệm vụ khá phù hợp với
năng lực của từng thành viên.
Về quản lý nhóm:
• Nhóm trưởng điều hành công việc theo kế
hoạch, sự theo dõi giám sát tiến trình thực
hiện công việc chưa được chú ý, có kế hoạch
làm việc nhưng chưa chi tiết, rõ ràng, có biên
bản làm việc.
Về khả năng tập trung giải quyết vấn đề:
• Nhóm xác định được những công việc cụ thể
cần tiến hành để giải quyết vấn đề, thực hiện
được nhiệm vụ đã đề ra.
Về sự tham gia hợp tác:
• Mỗi thành viên đều hoàn thành phần công
việc đã đăng ký, thể hiện tinh thần trách
nhiệm trong công việc, các thành viên ít trao
đổi, chia sẻ, có môi trường làm việc nhóm
thân thiện, sôi nổi.
Về tính sáng tạo:
Thực hiện nhiệm vụtheođúng yêu cầu.
Điểm
Về tổ chức nhóm:
trung
• Nhiệm vụ phân công cho từng thành viên
bình ( 5,6
chưa rõ ràng, chi tiết.
điểm)
Về quản lý nhóm:
• Nhóm trưởng chưa phát huy vai trò điều
hành, quản lí, giám sát, chưa lập được kế
hoạch thực hiện chi tiết.
Về khả năng tập trung giải quyết vấn đề:
• Nhóm xác định được những công việc cụ thể
cần tiến hành để giải quyết vấn đềdưới sự trợ
giúp của giáo viên, thực hiện được nhiệm vụ
đã đề ra dưới sự trợ giúp của giáo viên.
Về sự tham gia hợp tác:
• Mỗi thành viên đều hoàn thành phần công
việc đã đăng ký, thiếu sự đồng tâm, hợp tác
trong hoạt động nhóm, môi trường làm việc
nhóm khá buồn tẻ.
Về tính sáng tạo:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhóm luôn
nhờ đến sự trợ giúp của nhóm khác hoặc giáo
viên
Điểm
Về tổ chức nhóm:
không
• Hầu hết các thành viên chưa biết rõ mục tiêu
đạt( > 5
cần đạt, yêu cầu, sản phẩm cần hoàn thành.
điểm)
Về quản lý nhóm:
• Vai trò của nhóm trưởng mờ nhạt, nhóm hoạt
động không theo kế hoạch.
Về khả năng tập trung giải quyết vấn đề:
• Không xác định được nhiệm vụ trong tâm
cần thực hiện.
Về sự tham gia hợp tác:
Chưa có sự liên kết, hỗ trợ trong nhóm.