MỐT SỐ CÂU KHÓ TRÍCH DẪN TỪ CÁC ĐỀ THI ĐẠI HỌC
HÓA HỌC - THPTQG 2017
CHUYÊN SƯ PHẠM LẦN 1
Câu 33: Cho hỗn hợp gồm 3 peptit Y,Z,T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4 Tổng liên
kết trong peptit trong phân tử Y,Z,T bằng 12 .Thủy phân hpàn toàn 39,05 g X thu được 0,11 mol X 1 và
0,16 mol X2 0,2mol X3. Biết X1,X2,X3 đều có dạng H2NCnH2nCOOH. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m
gam X cần 32,816 lít O2 (đktc). Gía trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 30
B. 31
C. 26
D. 28
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức mạch hở X (Phân tử có số liên kết pi nhỏ hơn 3) thu
được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng ( các khí đo ở cùng điều kiện ). Cho m g X
tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y .Cô cạn Y thu được 12,88g
chất rắn khan. Giá trị của m là?
A. 10,56
B. 7,2
C. 8,88.
D. 6,66
Câu 35: Điện phân (với điện cực trơ) 200ml dd CuSO4 nồng độ x M, sau một thời gian thu được dd Y
vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so với dd ban đầu. cho 16,8g bột Fe vào Y, sau phản ứng
hoàn toàn, thu được 12,4g kim loại. Giá trị của X là:
A. 1,5
B. 3,25
C. 2,25
D. 1,25
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 8,94 g hỗn hợp gồm Na,K và Ba vào nước thu đc dung dịch X và 2,688 lít
khí H2(đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 tỉ lệ tương ứng là 4 : 1. Trung hòa vừa đủ dung dịch X
bởi dung dịch Y ,tổng khối lượng các muối tạo ra là?
A. 13,70g
B. 12,78g
C. 18,46g
D. 14,26g
ĐỀ CHUYÊN VINH – LẦN 1
Câu 33: Hỗn hợp M gồm amino axit X (no, mạch hở, phân tử chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –
NH2) và este Y tạo bởi X và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam M bằng một lượng vừa đủ O 2, thu
được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị của m là
A. 14,75
B. 12,65
C. 11,30
D. 12,35
Câu 34: Cho 0,2 mol bột Fe phản ứng hết với dung dịch X chứa đồng thời Cu(NO 3)2 và a mol
Fe(NO3)3 thu được dung dịch Y có khối lượng bằng khối lượng dung dịch X ban đầu ( giả thiết nước
bay hơi không đáng kể). Giá trị của a là
A. 0,02
B. 0,15
C. 0,10
D. 0,05
Câu 37: Hỗn hợp M gồm 4 peptit X, Y, Z, T (đều mạch hở) chỉ tạo ra từ các α-amino axit có dạng
H2NCnH2nCOOH (n ≥ 2). Đốt cháy hoàn toàn 26,05 gam M, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm
CO2, H2O và N2) vào bình đựng 800ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn
thấy có 3,248 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch E (chứa muối axit) có
khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH) 2 ban đầu. Giá trị của m gần giá trị nào
nhất sau đây?
A. 90
B. 88
C. 87
D. 89
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 3O4 và Cu (trong đó FeO chiếm 1/3 tổng
số mol hỗn hợp X) trong dung dịch chứa NaNO 3 và HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối
clorua và 0,896 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 16,4 gam
hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6
gam. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z thu được dung dịch T. Cho AgNO 3 tới dư vào T thu được m
gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 196,35.
B. 160,71.
C. 180,15.
D. 111,27.
Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm 0,12 mol CuO; 0,1 mol Mg và 0,05 mol Al 2O3 tan hoàn toàn trong dung
dịch chứa đồng thời 0,15 mol H2SO4 (loãng) và 0,55 mol HCl, thu được dung dịch Y và khí H 2. Nhỏ từ
từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,6M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn
nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần
nhất với giá trị nào sau đây?
A. 43,45.
B. 38,72.
C. 52,52.
D. 48,54.
CHUYÊN NGUYỄN TRÃI – HẢI DƯƠNG LẦN 1
Câu 33: : X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y
và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân tử). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O 2 vừa
đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với
trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được
hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH
rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần
trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị:
A. 61,11%
B. 73,33%
C. 87,83%
D. 76,42%
Câu 34: Cho dung dịch X chứa a mol FeCl 2 và a mol NaCl vào dung dịch chứa 4,8a mol AgNO 3 thu
được 64,62 gam kết tủa và dung dịch Y. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Y là:
A. 55,56 gam
B. 38,60 gam
C. 56,41 gam
D. 40,44 gam
Câu 35: : Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung
dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N 2, N2O, NO
và NO2. Trong đó số mol N2 bằng số mol NO2. Biết tỷ khối của hỗn hợp khí Y so với H 2 bằng 18,5. Số
mol HNO3 đã phản ứng là
A. 1,140 mol
B. 1,275 mol
C. 1,080 mol
D. . 1,215 mol
Câu 36: Nung nóng 7 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và Fe trong khí O 2, sau một thời gian thu được 9,4
gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào 500 ml dung dịch HNO 3 vừa đủ thu được 2,24 lít khí NO
(sản phầm khử duy nhất, đktc). Nồng độ M của dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 1,2M
B. 1,4M
C. 1,8M
D. 1,6M
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam chất hữu cơ X cần 5,04 lít khí O 2 (đktc), sản phẩm cháy thu được
chỉ có CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2 ; 1. Biết cứ 1 mol X phản ứng vừa hết với 2 mol
NaOH. X không tham gia phản ứng tráng gương và có khối lượng mol nhỏ hơn 150. Số đồng phân cấu
tạo của X thỏa mãn là
A. 5
B. 7
C. 8
D. 6
1:1:
3 . Thủy phân hoàn toàn a
Câu 38: Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là
gam X, thu được hỗn hợp gồm 14,24 gam alanin và 5,25 gam glyxin. Biết tổng số liên kết peptit trong
phân tử của ba peptit trên nhỏ hơn 13. Giá trị của a là giá tri nào sau đây?
A. . 19,49
B. 16,25
C. 15,53
D. 22,73
Câu 39: : Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Hòa tan hoàn toàn 26,8 gam X trong dung dich H 2SO4 loãng
thì thu được 22,4 lít khí (đktc). Mặt khác khi hòa tan hoàn toàn 13,4 gam X trong H 2SO4 đặc, nóng dư
thì thu được 12,32 lít một khí không màu, mùi hắc (ở đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X
là:
A. 41,79%
B. 20,90%
C. . 62,69%
D. 48,24%
Câu 40: Cho 4,48 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 400 ml dung dịch AgNO 3 có nồng độ a
M. Sau khi phản ứng xảy ra ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và 15,44 gam chất rắn X. Cho B tác
dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu
được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của a là:
A. 0,72
B. 0,64
C. 0,32
D. 0,35
CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ LẦN 1
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit A và pentapeptit B đều mạch hở bằng
dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn sản phẩm thu được (m + 5,71) gam hỗn hợp muối khan của Gly và Val.
Đốt muối sinh ra bằng O2 vừa đủ được 1,232 lít (đktc) N2 và 22,38 gam hỗn hợp CO2 và H2O. % về
khối lượng của B trong hỗn hợp X
A. 44,59%
B. 45,98%
C. 46,43%
D. 43,88%
Câu 11: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử cacbon).
Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít khí oxi (đktc) thì thu được 10,08 lít CO 2 (đktc) và
7,2 gam H2O. Mặt khác, m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol hỗn hợp ancol.
Giá trị gần nhất với giá trị của V là
A. 11,8
B. 12,9
C. 24,6
D. 23,5
Câu 14: Este X có công thức phân tử là C9H8O2 tác dụng với một lượng tối đa dung dịch NaOH đun
nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Thêm Br 2 dư vào dung dịch Y (sau khi đã được axit hóa
bằng HCl loãng dư) thu được 43,8 gam kết tủa chứa 4 nguyên tử Br trong phân tử. Tổng khối lượng
muối (gam) trong Y là
A. 20,6
B. 28,0
C. 21,0
D. 33,1
Câu 23: X là trieste của glixerol và hai axit Y, Z (Y thuộc dãy đồng đẳng của axit focmic và Z thuộc
dãy đồng đẳng của axit acrylic). Cho m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 7,1 gam
muối và glyxerol. Lượng glyxerol phản ứng vừa đủ với 1,225 gam Cu(OH) 2. Mặt khác, đốt cháy hoàn
toàn m gam X trong oxi dư, sau đó cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy khối lượng
dung dịch sau phản ứng thay đổi a gam. Giá trị a gần nhất với giá trị là
A. 13,1
B. 41,8
C. 42,4
D. 38,8
Câu 24: Cho hỗn hợp X gồm Ba, Fe, Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung
dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Cho khí CO dư đi qua chất rắn Y, đun nóng,
phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Z. Thành phần chất rắn Z là
A. Fe, Mg
B. Fe, MgO
C. BaO, MgO, Fe
D. MgO, Al2O3, Fe
Câu 37: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử
chỉ có nhóm –COOH); trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng
phân hình học, chứa một liên kết đôi C = C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng
dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng natri dư, sau
phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn
toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng este không no trong X gần
nhất với giá trị là
A. 38,8 %
B. 40,8 %
C. 34,1%
D. 29,3%
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho 29,2 gam X phản ứng với CO nung nóng, sau một thời
gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư thu được
9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 150 gam dung dịch HNO 3 63% đun nóng thu được dung dịch T
và 4,48 lít NO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T,
phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 và giá trị V là
A. 79,45% và 0,525 lít
B. 20,54% và 1,300 lít
C. 79,45% và 1,300 lít
D. 20,54% và 0,525 lít
CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU – NGHÊ AN LẦN 1
Câu 28: Este X được điều chế từ α – aminoaxit và ancol etylic. Tỉ khối hơn của X so với hiđro là 51,5.
Đun nóng 10,3 gam X trong 200 ml dung dịch KOH 1,4 M sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn
Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu đưcọ chất rắn G (quá trình cô cạn không xảy ra
phản ứng). Vậy khối lượng chất rắn G là
A. 11,15 gam
B. 32,13 gam
C. 32,01 gam
D. 27,53 gam
Câu 29: Peptit X bị thủy phần theo phương trình phản ứng X+ 2H 2O → 2 Y + Z (trong đó Y và Z là các
amino axit). Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa
đủ 1,68 lít khí O2 (đktc), thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công
thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là:
A. Lysin
B. Axit glutamic
C. Glyxin
D. Alanin
Câu 30: Cho m gam hỗn hợp A gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch
hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp B gồm các muối của Gly, Ala, Val. Đốt
cháy hoàn toàn B bằng lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước
vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn m gam A, thu được 4,095 gam nước. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 6,0
B. 6,6
C. 7,0
D. 7,5
Câu 31: Đung m gam chất hữu cơ mạch hở X (chứa C, H, O ; MX < 250, chỉ có một loại nhóm chức)
với 100 ml dung dịch KOH 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trung hòa lượng KOH dư cần 40
ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 ancol đơn
chức Y, Z và 18,34 gam hỗn hợp 2 muối khan (trong đó có một muối của axit cacboxylic T). Phát biểu
nào sau đây đúng ?
A. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử T.
B. Trong phân tử X có 14 nguyên tử hiđro.
C. Y và Z là đồng đẳng kế tiếp nhau.
D. Axit T có 2 liên kết đôi trong phân tử.
Câu 32: Thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các α - aminoaxit có dạng
H2N – CxHy – COOH ) bằng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn
khan Y có khối lượng lơn hơn khối lượng của X là 219,5 gam. Số liên kết peptit trong một phân tử X
là :
A. 16
B. 17
C. 15
D. 18
Câu 33: Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z, T có cùng CTPT C2H4O2. Biết
- X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2.
- Y vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc.
- Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.
Phát biểu nào sau đây đúng
A. Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc B. Z có nhiệt độ sôi cao hơn X
C. Y là hợp chất hữu cơ đơn chức
D. Z tan tốt trong nước.
Câu 40: Hai hợp chất hữu cơ X, Y (đều chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức), M X = 76 có
vòng benzen. Cho 1,14 gam X tác dụng với Na dư, thu được 336 ml H 2 (đktc). Chất Z (có công thức
phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) được tạo thành khi cho X tác dụng với Y. Đốt cháy hoàn
toàn1,12 gam Z cần 1,288 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 11 : 6. Mặt khác
4,48 gam Z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Số công thức cấu tạo phù hợp của Z
là :
A. 8
B. 4
C. 6
D. 9
SỞ GDĐT – NINH BÌNH LẦN 1
Câu 37: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu
được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H 2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng
với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là
đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất T không có đồng phân hình học.
B. Chất Z làm mất màu nước brom.
C. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
D. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
Câu 38: Hợp chất hữu cơ X có vòng benzen và chứa các nguyên tố C, H, O. X có công thức phân tử
trùng với công thức đơn giản nhất. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 12%, đun
nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được phần hơi chỉ chứa nước có khối lượng là
91,6 gam và phần chất rắn Y có khối lượng m gam. Nung Y với khí oxi dư, thu được 15,9 gam
Na2CO3; 24,2 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là
A. 23,6.
B. 20,4.
C. 24,0.
D. 22,2.
Câu 39: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở và là đồng phân cấu tạo của nhau
(trong đó X có số mol nhỏ nhất). Cho 5,16 gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau phản ứng
hoàn toàn, thu được 4,36 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong cùng
một dãy đồng đẳng và hỗn hợp hơi M gồm các chất hữu cơ no, đơn chức. Cho F phản ứng với lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 8,64 gam Ag. Cho hỗn hợp M phản ứng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 20,00%.
B. 16,67%.
C. 13,33%.
D. 25,00%.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol E
trong dung dịch NaOH dư, thu được 76,25 gam hỗn hợp muối của alanin và glyxin. Mặt khác, thủy
phân hoàn toàn 0,2 mol E trong dung dịch HCl dư, thu được 87,125 gam muối. Thành phần % theo
khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào?
A. 27%.
B. 31%.
C. 35%.
D. 22%.
CHUYÊN BẮC GIANG LẦN 1
Câu 5: Để hòa tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml HNO 3
1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N 2, N2O,
NO, NO2 (trong đó N2O và NO2 có số mol bằng nhau) có tỉ khối với H 2 là 14,5. Phần trăm về khối
lượng của Mg trong X là
A. 37,45%
B. 90,54%
C. 87,45%
D. 62,55%
Câu 7: Đốt cháy một lượng peptit X được tạo bởi từ một loại α-aminoaxit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1
nhóm -COOH cần dùng 0,675 mol O 2, thu được 0,5 mol CO 2. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa 3
peptit X, Y, Z đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng 1:4:2 với 450 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối (đều chỉ chứa 1 nhóm –
COO). Biết tổng số liên kết peptit trong E bằng 16. Giá trị của m gần nhất với
A. 30 gam
B. 36 gam
C. 33 gam
D. 32 gam
Câu 13: Điện phân 500ml dung dịch X gồm NaCl 0,4 M và Cu(NO 3)2 0,3M (điện cực trơ, màng ngăn
xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 15, 1 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi
không đáng kể). Khối lượng kim loại thoát ra ở catot (gam) là
A. 6,40
B. 7,68
C. 9,60
D. 15,10
Câu 37: Thủy phân 17,2 gam este đơn chức A trong 50gam dung dịch NaOH 28% thu được dung dịch
X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y và 42,4 gam chất lỏng Z. Cho toàn bộ chất lỏng Z tác dụng
với một lượng Na dư thu được 24,64 lít H2 (đktc). Đun toàn bộ chất rắn Y với CaO thu được m gam
chất khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,60
B. 4,20
C. 6,00
D. 4,50
CHUYÊN NGUYỄN TRÃI HẢI DƯƠNG LẦN 2
Câu 32: Cho 13,44 lít hỗn hợp khí gồm H 2 và CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 0,3 mol Al2O3 và 0,45
mol CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. X phản ứng vừa đủ với 750 ml dung
dịch HNO3 (sản phẩm khử duy nhất là NO). Nồng độ M của dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 2,00M
B. 3,677M
C. 2,80M
D. 4,00M
Câu 33: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở không cho phản ứng tráng gương (trong đó X no, Y
và Z có 1 liên kết đôi C = C trong phân từ). Đốt cháy 23,58 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O 2 vừa
đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với
trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 23,58 gam E với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ) thu được
hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Thêm NaOH
rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy phần
trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với giá trị
A. 61,11%
B. 73,33%
C. 87,83%
D. 76,42%
Câu 34: Cho dung dịch X chứa a mol FeCl 2 và a mol NaCl vào dung dịch chứa 4,8a mol AgNO3 thu
được 64,62 gam kết tủa và dung dịch Y. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Y là:
A. 55,56 gam
B. 38,60 gam
C. 56,41 gam
D. 40,44 gam
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung
dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N 2 , N2O,
NO và NO2 . Trong đó số mol N2 bằng số mol NO2 . Biết tỷ khối của hỗn hợp khí Y so với H 2 bằng
18,5. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 1,140 mol
B. 1,275 mol
C. 1,080 mol
D. 1,215 mol
Câu 36: Nung nóng 7 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và Fe trong khí O2, sau một thời gian thu được 9,4
gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào 500 ml dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 2,24 lít khí NO
(sản phầm khử duy nhất, đktc). Nồng độ M của dung dịch HNO3 đã dùng là:
A. 1,2M
B. 1,4M
C. 1,8M
D. 1,6M
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam chất hữu cơ X cần 5,04 lít khí O2 (đktc), sản phẩm cháy thu được
chỉ có CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Biết cứ 1 mol X phản ứng vừa hết với 2 mol
NaOH. X không tham gia phản ứng tráng gương và có khối lượng mol nhỏ hơn 150. Số đồng phân cấu
tạo của X thỏa mãn là
A. 5
B. 7
C. 8
D. 6
Câu 38: Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn
a gam X, thu được hỗn hợp gồm 14,24 gam alanin và 5,25 gam glyxin. Biết tổng số liên kết peptit
trong phân tử của ba peptit trên nhỏ hơn 13. Giá trị của a là giá trị nào sau đây?
A. 19,49
B. 16,25
C. 15,53
D. 22,73
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Hòa tan hoàn toàn 26,8 gam X trong dung dich H 2SO4 loãng
thì thu được 22,4 lít khí (đktc). Mặt khác khi hòa tan hoàn toàn 13,4 gam X trong H 2SO4 đặc, nóng dư
thì thu được 12,32 lít một khí không màu, mùi hắc (ở đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X
là:
A. 41,79%
B. 20,90%
C. 62,69%
D. 48,24%
Câu 40: Cho 4,48 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 400 ml dung dịch AgNO 3 có nồng độ a
M. Sau khi phản ứng xảy ra ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và 15,44 gam chất rắn X. Cho B tác
dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu
được 5,6 gam chất rắn. Giá trị của a là:
A. 0,72
B. 0,64
C. 0,32
D. 0,35
CHUYÊN TUYÊN QUANG LẦN 1
Câu 35: Hòa tan 19,2 gam bột Cu bằng 400 ml dung dịch HNO 3 0,5 M và H2SO4 1,0 M. Sau khi phản
ứng hoàn toàn thu được khí NO và dung dịch X. Khối lượng muối thu được trong dung dịch X là
A. 48,0 gam.
B. 57,6 gam.
C. 70,0 gam.
D. 56,4 gam.
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho 1 mol Fe vào dung dịch chứa 3 mol HNO3 (tạo sản phẩm khử duy nhất là NO).
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 37: X,Y là hai hữu cơ axit mạch hở. Z là ankol no, T là este hai chức mạch hở không nhánh tạo
bởi X,T,Z. Đun 29,145 gam hỗn hợp E chứa X,Y,Z,T với 300ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được
ankol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thấy bình tăng
14,43 gam và thu được 4,368 lít H 2 ở ĐKTC. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 11,76 lít O 2 (đktc) thu được
khí CO2, Na2CO3 và 5,4 gam H2O.Phần trăm khối lượng của T trong E
A. 13,9
B. 26,4
C. 50,82
D. 8,88
Câu 38: Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với
điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở
catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí. Biết thể tích
các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là:
A. Ni và 1400 s.
B. Cu và 2800 s.
C. Ni và 2800 s.
D. Cu và 1400 s.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Cu, Mg, Fe 3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa
0,61 mol HCl thu được dung dịch Y chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối không chứa ion Fe 3+ và
1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H 2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y
thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Cu có trong X là:
A. 15,92%
B. 26,32%
C. 22,18%
D. 25,75%
Câu 40: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch
NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt
khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng
của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là:
A. 28
B. 34
C. 32
D. 18
THPT ĐÔ LƯƠNG – NGHỆ AN LẦN 1
Câu 31: X là hỗn hợp gồm Mg và MgO (trong đó Mg chiếm 60% khối lượng). Y là dung dịch gồm
H2SO4 và NaNO3. Cho 6 gam X tan hoàn toàn vào Y, thu được dung dịch Z (chỉ chứa ba muối trung
hòa) và hỗn hợp hai khí (gồm khí NO và 0,04 mol H 2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z, thu được m
gam kết tủa. Biết Z có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol NaOH. Giá trị của m là
A. 55,92.
B. 25,2.
C. 46,5.
D. 53,6.
Câu 32: Cho m gam bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc; thu
được dung dịch X; 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, H2 (có tỉ khối đối với H2 là 4,5) và 2,8 gam chất rắn
không tan. Giá trị của m là
A. 25,2 gam. B. 28,0 gam. C. 16,8 gam. D. 19,6 gam.
Câu 34: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có
một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 18,92 gam khí CO 2 và 5,76
gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn
dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng
khối lượng bình tăng 188 gam đồng thời thoát ra 15,68 lít khí H 2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với O2 là
1. Phần trăm số mol của Y trong hỗn hợp E là
A. 46,35%
B. 37,5%.
C. 53,65%.
D. 62,5%.
Câu 35: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO 3 (loãng, vừa đủ), thu được y mol khí N 2O
duy nhất và dung dịch Y chứa 8m gam muối. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 25,84 gam
NaOH tham gia phản ứng. Giá trị của y là
A. 0,060.
B. 0,048.
C. 0,054.
D. 0,032.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na 2O và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam X vào nước, thu được
2,8 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, đến khi bắt đầu xuất hiện
kết tủa thì dùng hết 50ml, nếu thêm tiếp 310ml nữa thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,24.
B. 14,82.
C. 17,94.
D. 31,2.
Câu 38: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch
NaOH vừa đủ thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt
cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O 2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá
trị gần nhất của m là
A. 102.
B. 97.
C. 92.
D. 107.
Câu 36: Dung dịch X gồm NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M. Dung dịch Y gồm HCl 0,4M và H 2SO4
0,3M. Cho từ từ 20 ml dung dịch Y vào 60 ml dung dịch X, thu được dung dịch Z và V ml khí CO 2
(đktc). Cho 150 ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và BaCl2 0,25M vào Z, thu được m gam kết tủa.
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m tương ứng là
A. 44,8 và 4,353.
B. 179,2 và 3,368.
C. 44,8 và 4,550.
D. 179,2 và 4,353.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 22,74% khối lượng hỗn hợp. Cho
m gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít CO (điều kiện tiêu chuẩn) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y
và hỗn hợp khí Z có tỉkhối so với hiđro là 20. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư
thu được dung dịch T và 10,416 lít NO (điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung
dịch T thu được 3,186m gam muối khan. m có giá trị gần nhất là:
A. 40
B. 48
C. 47
D. 46
Câu 38: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B mạch hở
chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu
được ( m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ
thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi qua bình đựng
dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một
khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N 2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là
A. 46,94%. B. 60,92%
C. 58,92%
D. 35,37%.
Câu 32: Hỗn hợp X nặng m gam gồm mantozo và tinh bột. Chi X thành hai phân bằng nhau
- Phần 1 : Hòa tan trong nước dư, lọc lấy kết tủa rồi cho dung dịch phản ứng hết với dung dịch
AgNO3/NH3 dư thu dược 0,03 mol Ag
- Phần 2 : Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thủy phân. Hỗn hợp sau phản
ứng được trung hòa bởi dung dịch NaOH sau đó cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với
AgNO3/NH3 thu được 0,192 mol Ag. Biết hiệu suất của phản ứng thủy phân đạt 60%. Giá trị của m là :
A. 45,9 gam
B. 35,553 gam
C. 49,14 gam
D. 52,38 gam
Câu 34: Đun nóng a gam một hỗn hợp chất hữu cơ X ( chứa C, H, O ) mạch không phân nhánh với
dung dịch chứa 11,2 gam KOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A, để trung
hoàn KOH dư trong dung dịch A cần dung 80 ml dung dịch HCl 0,5 M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi
trung hòa một cách cẩn thận, người ta thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức Y và 18,34 gam
hỗn hợp hai muối Z. Giá trị của a là:
A. 14,86 gam
B. 16,64 gam
C. 13,04 gam
D. 13,76 gam
Câu 35: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X , tripeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ
dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin; 0,4 mol muối của alanin và 0,2
mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy m gam E trong oxi vừa đủ thu được hỗn hợp CO 2; H2O và N2.
Trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 78,28 gam. Giá trị gần nhất của m là:
A. 55,6
B. 45,1
C. 43,2
D. 33,5
Câu 36: Hòa tan 9,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 87,5 gam dung dịch HNO 3 50,4%, sau khi kim
loại tan hết thu được dung dịch X (không chứa NH 4NO3) và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất
khí có tỉ lệ mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch
Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là:
A. 20,20%
B. 13,88 %
C. 40,69 %
D. 12,20 %
Câu 37: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn
trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam
hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng
tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,5
B. 3,0
C. 1,0
D. 1,5
Câu 38: Hợp chất A có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với dung dịch NaOH.
Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong A là: 68,852% C; 4,918%H, còn lại là phần
trăm oxi. Tỉ khối hơi của A so với hidro nhỏ hơn 100. Cho 29,28 gam hỗn hợp B gồm tất cả các đồng
phân cấu tạo của A thỏa mãn dữ kiện đề bài, có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch KOH vừa
đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 38,4
B. 41,76
C. 36,96
D. 40,68
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 26,46 gồm một chất hữu cơ X chứa hai loại nhóm chức và X không chứa
quá 4 nguyên tử oxi, cần 30,576 lít oxi (đktc), thu được H 2O và N2 và 49,28 gam CO2. Biết rằng trong
phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử N. Mặt khác, cho KOH dư tác dụng với 26,46 gam X, thu được hỗn
hợp Y chứa hai ancol Z và T là đồng đẳng liên tiếp và a gam muối. Biết M Z < MT và khối lượng mol
phân tử trung bình của Y là 39. Giá trị của a là:
A. 31,22
B. 34,24
C. 30,18
D. 28,86
Câu 40: Cho m gam hỗn hợp H gồm Al (6x mol); Zn (7x mol), Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng hết với 250
gam dung dịch H2SO4 31,36% thu được dung dịch X chỉ chứa các muối và 0,16 mol hỗn hợp Y chứa
hai khí NO, H2 tỉ khối của Y đối với He bằng 6,625. Cô cạn dung dịch X thu được (m + 60,84) gam
muối. Nếu nhỏ từ tử dung dịch KOH 2M vào dung dịch X đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì
vừa hết 1 lít dung dịch KOH. Nồng độ phần trăm của FeSO4 có trong dung dịch X là:
A. 10,28%
B. 10,43%
C. 19,39%
D. 18,82%