Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bày hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Liên hệ thực tiễn VN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.55 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA:

BÀI TẬP LỚN
(môn Những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa
Mác – Lênin II)

SVTH:
Lớp tín chỉ:
Mã sinh viên:
GVHD:

Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2017


MỤC LỤC

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

II.

NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

B.

HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG




1.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

2.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Mối quan hệ giữa hai phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư
3.

C.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM

III.

KẾT LUẬN

IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ


2


Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác, cũng có nghĩa
là chúng ta nghiên cứu học thuyết giữ vị trí “ hòn đá tảng” trong toàn bộ
lý luận kinh tế của C.Mác, một trong những phát hiện vĩ đại của C.Mác,
làm sáng tỏ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Kể từ khi học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời đến nay thế
giới có những biến đổi sâu sắc. Rất nhiều sự kiện đã khẳng định tính
đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như: sự
ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện thực, phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa, sự
tan rã của hệ thống dân tộc thuộc địa...Nhờ có học thuyết giá trị thặng dư
mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được vạch trần,
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được nêu ra một cách chính xác,
mà trong đó hai phương pháp sản xuất chính là phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
là phổ biến. Hai phương pháp này được áp dụng rộng rãi nhất, nhằm tạo
ra tư bản để tích lũy và tái mở rộng sản xuất, đưa xã hội tư bản ngày càng
phát triển. Do vậy hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cùng với
tính thực tiễn của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là chìa khóa dẫn đến
những vấn đề khác trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng
thời cũng đã vạch trần bản chất bóc lột của tư bản thông qua bóc lột giá
trị thặng dư.
Vì vậy em chọn vấn đề “ trình bày hai phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư. Liên hệ thực tiễn Việt Nam” cho bài tập lớn của em.

II.
A.


NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Học thuyết về giá trị thặng dư là một trong những sáng kiến lớn
nhất mà C.Mác đã đóng góp cho nhân loại. Cho đến nay học thuyết giá
trị thặng dư của C.Mác vẫn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên nó cần được
3


phát triển phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tư bản là quan hệ sản xuất
hàng hóa, là mối quan hệ sản xuất giữa giai cấp tư sản và giai cấp công
nhân làm thuê, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc
lột lao động không công của công nhân làm thuê. Nhưng để sản xuất ra
giá trị thặng dư, trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra hàng hóa, là vật
mang giá trị và giá trị thặng dư. Trong quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa, bằng lao động cụ thể của mình công nhân lao động làm thuê sử
dụng tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào hàng hóa, bằng lao
động trừu tượng công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao
động, phần lớn hơn giá trị sức lao động, phần lớn hơn đó là giá trị thặng
dư.
B.

HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối
quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của
xã hội đó. Gía trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm
thuê sáng taọ ra ngoài sức lao động bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh
mối quan hệ sản cơ bản nhất đó.Gía trị thặng dư do lao động không
công của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của giai
cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ

nghĩa tư bản. Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến tăng cường
việc tạo ra giá trị thặng dư thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra
giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối. Mỗi
phương pháp đại diện cho một trình độ khác nhau của giai cấp tư sản,
cũng như những giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội.

1.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở
giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ
yếu là sử dụng lao động thủ công, hoặc lao động với những máy móc
đơn giản ở các công trường thủ công. Đó là sự gia tăng về mặt lượng
của quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. Bởi phương pháp giá trị thặng
dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt
qua thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức
lao động và thời gian lao động tất yếu là không thay đổi. Do đó ngày lao

4


động càng dài thì tỷ suất giá trị thặng dư càng cao, giá trị thặng dư tuyệt
đối càng nhiều.
Giả sử thời gian lao động cần thiết là 5 giờ và ngày lao động là 10
giờ, thì tỷ suất thặng dư là 100%. Nếu thời gian lao động cần thiết không
đổi, mà ngày lao động kéo dài từ 10 giờ thành 12 giờ chẳng hạn như là
kéo dài ngày lao động và thời gian lao động thặng dư them 2 giờ, thì tỷ
suất giá trị thặng dư là 140%.
Với sự mong muốn có nhiều giá trị thặng dư các nhà tư bản tìm
mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đã đem

lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng trong thực tế có những
yếu tố khách quan ngăn chặn tham vọng của nhà tư bản. Ngày lao động
có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao động do thể chất
và tinh thần của người lao động quyết định.
Nhà tư bản mua sức lao động và cho rằng có quyền sử dụng sức lao
động này theo ý muốn, có quyền kéo dài ngày lao động đến mức có thể
kéo dài được. Dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân
là hàng hóa, nhưng nó tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy
ngoài thời gian công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, nhà
máy, người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi
nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác sức lao động của công nhân là
thứ hang hóa đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi
hỏi phải có thời gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất,
tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến phong trào của giai cấp vô sản
đấu tranh đòi giai cấp tư sản rút ngắn thời gian lao động trong ngày, vì
người công nhân cho rằng mình có quyền đòi hạn chế ngày lao động ở
mức bình thường. Nên giai cấp công nhân luôn đấu tranh đòi rút ngắn
ngày lao động. Tuy nhiên ngày lao động cũng không thể rút ngắn đến
mức bằng thời gian lao động cần thiết, vì như vậy không còn cơ sở cho
chủ nghĩa tư bản tồn tại. Bị buộc phải rút ngắn ngày lao động, nhà tư bản
lại tìm cách khác để tăng cường bóc lột công nhân. Đó là tăng cường độ
lao động, nghĩa là bắt công nhân phải làm việc căng thẳng hơn, hao phí
nhiều sức lực hơn. Do đó tạo ra được giá trị và giá trị thặng dư nhiều
hơn. Tăng cường độ lao động cũng có tắc dụng kéo dài ngày lao động.
Tuy nhiên, nhà tư bản cũng không thể tăng cường độ lao động lên vô

5


hạn, họ tìm ra một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn là phương pháp

sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
2.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Để khắc phục những vấn đề mà phương pháp thặng dư tuyệt đối
gặp phải thì nhà tư bản đã áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối vào sản xuất. Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể
chất và tinh thần của người dân lao động và vấp phải cuộc đấu tranh
ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác khi sản xuất tư
bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã
tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư
bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao
động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Giá trị thặng dư tương đối là giá
trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao
năng suất lao động xã hội, nhờ đó thời gian lao động thặng dư tăng lên
ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.
Giả sử, ngày lao động 8 giờ, nó được chia ra 4 giờ là lao động tất
yếu, 4 giờ là lao động thặng dư, khi đó tỷ suất giá trị thặng dư là 100%.
Nhưng khi máy móc được thay đổi, ngày lao động không đổi, ngày lao
động không thay đổi, thời gian lao động tất yếu của người công nhân còn
lại là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư tăng lên là 6 giờ. Vì vậy tỷ suất
giá trị thặng dư là 300%.
Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết, phải hạ thấp giá trị
ngày lao động. Chúng ta biết giá trị sức lao động biểu hiện thành giá trị
sức lao động, biểu hiện thành giá trị những tư liệu sinh hoạt dung để duy
trì đời sống của công nhân. Vậy muốn hạ thấp giá trị sức lao động, phải
làm giảm các giá trị các tư liệu sinh hoạt. Điều đó chỉ có thể thực hiện
bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh
hoạt thuộc phạm vi tiêu dung của công nhân, hoặc tăng năng suất lao
động trong các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất các tư liệu

sinh hoạt đó.
Trong thực tế việc cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động diễn ra
trước tiên ở một số xí nghiệp riêng lẻ, làm cho giá trị cá biệt của sản
phẩm do các xí nghiệp đó sản xuất thấp hơn giá trị xã hội. Nhà tư bản
khi bán hang thu được một số giá trị thặng dư trội hơn số giá trị thặng dư

6


của các nhà tư bản khác phần giá trị thặng dư trội hơn đó mà các nhà tư
bản cá biệt thu được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có cơ sở
giống nhau là do tăng năng suất lao động, nhưng lại khác nhau ở chỗ: giá
trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, còn giá trị
thặng dư siêu ngạch thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt.
Cho nên Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng biến tướng
của giá trị thặng dư tương đối. Xét trong từng trường hợp, giá trị thặng
dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nó sẽ bị mất đi khi công nghệ đó
đã phổ biến rộng rãi, nhưng xét theo phạm vi toàn xã hội thì đấy là một
hiện tượng thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là kỳ
vọng của nhà tư bản là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng
suất xã hội tăng lên nhanh chóng.
3.

Mối quan hệ giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Thực ra hai phương pháp giá trị thặng dư không hề bị tách rời khỏi nhau,
mà chỉ trong mỗi thời kỳ khác nhau sự vận động hai phương pháp nhiều
hay ít mà thôi, trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp
giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng nhiều hơn phương pháp giá trị

thặng dư tương đối, còn đối với thời kỳ sau của chủ nghĩa tư bản thì
ngược lại. Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc nhà tư bản kết hợp tốt hai
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tạo ra ngày càng nhiều giá trị
thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật
và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều sức lao động làm thuê. Máy móc
hiện đại được áp dụng, các lao động chân tay bị cắt giảm nhưng điều đó
không đi đôi với giảm nhẹ cường độ lao động của người công nhân. Mà
trái lại do việc áp dụng máy móc chạy với tốc độ cao buộc người công
nhân phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm cho cường độ lao động
tăng. Hai phương pháp này là hai phương pháp cơ bản để nhà tư bản
nâng cao mức độ bóc lột giai cấp công nhân. Cả hai phương pháp đều
được áp dụng song song trong suốt quá trình lịch sử phát triển của chủ
nghĩa tư bản, nhưng nhìn chung về phía sau, kỹ thuật càng phát triển thì
sự bóc lột giá trị thặng dư tương đối chiếm ưu thế.
C.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
7


Sản xuất giá trị thặng dư việc nghiên cứu hai phương pháp nói trên,
khi gạt bỏ mục đích và tính chất của chủ nghĩa tư bản thì các phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhất là phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch có thể vận dụng trong các
doanh nghiệp nước ta nhằm kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động
xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức quản lý, tiết kiệm chi phí
sản xuất. Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta,
việc nghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định
chính sách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh

doanh. Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động
xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân
là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được vận
dụng và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay.
Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân lao động làm
thuê tạo ra, là mục đích, kết quả hoạt động của tư bản,của giai cấp tư
sản. Trong xã hội chủ nghĩa, việc bóc lột sức lao động không công của
con người công nhân không còn nữa, nhưng không có nghĩa là giá trị
thặng dư không còn tồn tại mà giá trị thặng dư được sử dụng vào mục
đích khác không giống như giai cấp tư sản, đó là giá trị thặng dư thu
được là cơ sở, tiền đề để xây đất nước, xây dựng chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất, vì mục đích phát triển xã hội chủ nghĩa. Vì con người
không tách ra khỏi xu hướng của xã hội, Việt Nam vận dụng các phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư vào công cuộc dây dựng đất nước, trong
đó tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một nhiệm vụ hàng đầu,
đây cũng là một quy luật đặc biệt của quá trình sản xuất phát triển kinh
tế mỗi quốc gia. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là sử dụng
một cách phổ biến công nghệ,phương tiện tiêu biểu,hiện đại hóa là quá
trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ,
phương tiện, phương pháp, những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất
cho chủ nghĩa xã hội. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hóa – hiện đại
hóa là cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật
8


tiên tiến hiện đại đạt tới năng suất lao động xã hội cao, tạo thành sự đổi

mới trong tất cả các ngành nghề lĩnh vực. Là một nước tiến lên xã hội
chủ nghĩa và không qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản. Vì vậy,
chúng ta không được thừa kế tất cả những tiền đề nảy sinh một cách tự
phát như những sáng tạo của người đi trước cho dù chúng chỉ là nhân tố
vô cớ. Điểm xuất phát để nhận thức tầm quan trọng của học thuyết giá
trị thặng dư chính là luận điểm sản phẩm của lao động thừa vượt qua
những chi phí để duy trì lao động và việc xây dựng, tích lũy quỹ sản xuất
xã hội và dự trữ “ tất cả những cái đó đã đang và sẽ mãi mãi vẫn là cơ sở
cho mọi sự tiến bộ về xã hội, về chính trị và về tinh thần. Nó sẽ là điều
kiện và động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa”. Chúng ta lựa chọn con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát là nước tiểu nông cũng
có nghĩa từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hóa mặc dù có sản xuất
hàng hóa. Cái thiếu của đất nước ta là chưa chải qua sự ngự trị của cách
tổ chức của kinh tế xã hội theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Đất nước ta đang
đứng trước một nhiệm vụ cháy bỏng và tạo ra tiền đề thực tiễn tuyệt đối
cần thiết, đó là sự phát triển của sức sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa
sẽ tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư dù chúng biểu hiện những
quan hệ xã hội khác nhau. Chúng ta không thể đạt được những mục tiêu
kinh tế ấy ngay trong thời gian ngắn mà phải rút ngắn những quá trình
tất yếu mà chủ nghĩa tư bản đã phải trải qua và đang thực hiện để có một
nền kinh tế thị trường như ngày nay. Đó là một quá trình phát triển trải
qua nhiều giai đoạn phân công lao động, khi khoa học công nghệ phát
triển sản xuất và chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản đã
diễn ra một cách tự phát và tuần tự. Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện
nay cần có phương hướng khai thác và vận dụng những tư tưởng và các
nguyên lý của học thuyết giá trị thặng dư một cách hiệu quả để đạt được
những thành tựu mới đưa nền kinh tế đất nước phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Cần phải nhận thức lại hàng hóa sức lao động
không phải là phạm trù riêng có của chủ nghĩa tư bản và phạm trù giá trị
thặng dư xét về mặt định lượng cũng vậy. Nó tồn tại như một bước tiến

của các xã hội mà ở đó năng suất lao động vượt khỏi lao động tất yếu
của họ. Nó là nguồn gốc của tích lũy để mở rộng và hiện đại hóa sản
xuất kinh doanh, là nguồn gốc của sự giàu có văn minh. Chính nó đòi
hỏi xã hội cần phải:
• Tìm mọi cách để tăng thời gian lao động thặng dư và nhất là tăng
năng suất của lao động thặng dư.
9






Tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản của vốn khi đầu tư, và sử dụng nó.
Đó là nguyên tắc bảo tồn vốn và nguyên tắc sinh lợi, nhất là
nguyên tắc sinh lợi, để cho một đồng vốn đầu tư sử dụng được
tăng thêm giá trị.
Xây dựng đồng bộ các loại thị trường, kể cả thị trường sức lao
động.

Vấn đề thu hồi giá trị thặng dư và định hướng xã hội chủ nghĩa
trong điều kiện cho phép bóc lột giá trị thặng dư đã được Lê Nin trình
bày lý luận và kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn vấn đề đặt cho chúng ta là :





Điều tiết một cách đúng đắn, đầy đủ, không để thất phần giá trị
thặng dư vào ngân sách nhà nước.

Nhà nước sử dụng giá trị thặng dư được điều tiết sao cho có lợi
đối với việc thực hiện mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng dân chủ văn minh”.
Nhà nước phải đủ mạnh về thực lực kinh tế, năng lực quản lý và
uy tín đối với xã hội.

Ngăn chặn được những ma lực hút sự vận động của nền kinh tế đi
lệch khỏi quỹ đạo xã hội chủ nghĩa. Kết quả phát triển khả quan của Việt
Nam cho thấy trong những năm vừa qua nước ta đã xác định đúng mục
tiêu và nhiệm vụ của mình. Chúng ta đã đi đúng hướng trong phát triển
kinh tế, con đường phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước là hoàn toàn phù hợp nhưng cũng phải khẳng định rằng
Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới có thể đạt được được
mục tiêu.

III.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã giúp
chúng ta thấy rằng: mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa là tạo ra tiềm
lực to lớn, đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của
toàn dân và thực hiện dân dàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh, bảo vệ vững chắc nền độc lập của tổ quốc. Đó là quá trình phấn
đấu lâu dài, gian khổ, đòi hỏi mọi người phải có hoài bão lớn, quyết tâm
cao, chấp nhận những khó khăn thử thách và hi sinh cần thiết để đưa đất

10



nước ta, dân tộc ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Đó là điều mà toàn thể
nhân dân Việt Nam mong đợi và đang cố gắng.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về phương thức sản xuất giá
trị thặng dư và sự vận dụng vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt
Nam.
IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Giáo trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của chủ Nghĩa Mác –
Lênin.

11



×