Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu vấn đề kiểm soát vốn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


BÙI ĐỖ PHÚC NGUYÊN

NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT VỐN
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60.31.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT VỐN..............................................1
1.1. CÁC DÒNG VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI .................................................1
1.1.1. Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) .............................................2
1.1.2. Dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI) ............................................5
1.1.3. Dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ...........................................9
1.1.4. Dòng vốn “nóng”........................................................................................11
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM SOÁT VỐN .....................................................13
1.2.1. Khái niệm kiểm soát vốn ...........................................................................13
1.2.2. Các phƣơng pháp kiểm soát vốn ..............................................................13
1.2.3. Tác động của kiểm soát vốn đối với nền kinh tế .......................................13
1.2.4. Các ý kiến xung quanh vấn đề kiểm soát vốn ........................................................15
1.3. LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI VẤN ĐỀ KIỂM
SOÁT VỐN............................................................................................................................................17


1.3.1. Tổng quan lý thuyết bộ ba bất khả thi .......................................................17
1.3.2. Các chỉ số đo lƣờng lý thuyết bộ ba bất khả thi ........................................18
1.3.3. Lý thuyết bộ ba bất khả thi và vấn đề kiểm soát vốn ..........................................21
1.4. Quan điểm kiểm soát vốn của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam ..........................................................................................22
1.4.1. Quan điểm kiểm soát vốn của Trung Quốc ...............................................
.............................................................................................................................22
1.4.2. Quan điểm kiểm soát vốn của Thái Lan ....................................................24
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...........................................................28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SÓAT VỐN TẠI VIỆT NAM ........................31
2.1 THỰC TRẠNG DÒNG VỐN TẠI VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN ............31
2.1.1 Giai đoạn 2000 – 2005 ...............................................................................31
2.1.2 Giai đoạn 2006 - 2011. ...............................................................................35
2.2 CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VỐN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ...........42
2.2.1 Kiểm soát trực tiếp .....................................................................................42


2.2.2 Kiểm soát gián tiếp .....................................................................................45
2.2.3 Chính sách tỷ giá........................................................................................46
2.2.4 Chính sách tiền tệ .................................................................................................................47
2.3 NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI CHO VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT VỐN
TẠI VIỆT NAM .....................................................................................................................................52
2.3.1 Kiểm định lý thuyết bộ ba bất khả thi cho trƣờng hợp Việt Nam ...............52
2.3.2 Nhận định về vấn ñề kiểm soát vốn tại Việt Nam trong mối quan hệ với bộ
ba bất khả thi. ......................................................................................................56
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VỐN TẠI VIỆT NAM ..............................59
3.1.1. Tiền đề cần thiết ..................................................................................................................59
3.1.2. Tiến đến xây dựng lộ trình tự do hóa tài khoản vốn ...........................................59
3.2. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TỪNG DÒNG VỐN TẠI VIỆT NAM ......................62
3.2.1. Giải pháp kiểm soát vốn FDI .....................................................................62

3.2.2. Giải pháp kiểm soát vốn FPI .....................................................................68
3.2.3. Giải pháp kiểm soát vốn ODA ...................................................................73
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ...........................................................................76
3.3.1. Điều hành chính sách tài khóa chính sách tiền tệ linh hoạt. .............................76
3.3.2. Khuyến khích đầu tư trực tiếp ra nƣớc ngoài .........................................................77


-1-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT VỐN
1.1. CÁC DÒNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Dòng vốn đầu tư nước ngòai là dòng vốn được thực hiện dưới hình thức nhà
đầu tư của một nước (pháp nhân, cá nhân) đưa vốn hay một hình thức giá trò khác
sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt
động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội.
Các dòng vốn ĐTNN luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập
tài chính toàn cầu của từng quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển.
Bên cạnh những lợi ích to lớn của dòng vốn ĐTNN như bổ sung vốn đầu tư và gia
tăng nguồn động lực mới, tích cực hơn cho phát triển của đất nước, cải thiện cơ
cấu kinh tế, công nghệ, thò trường, đội ngũ lao động và quản lý,… vẫn cần tỉnh táo
nhận diện những tác động mặt trái của chúng để có các giải pháp thích ứng.
Theo lý thuyết truyền thống, cơ cấu dòng vốn ĐTNN thường bao gồm vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Cùng với xu hướng dòch chuyển nhanh và
mạnh của các dòng vốn đầu tư thì dòng vốn “nóng” cũng thường được đề cập
trong những thập niên gần đây với sự tác động mạnh đến nền kinh tế của nước
tiếp nhận vốn. Những biến động tài chính toàn cầu, đã kéo theo những sự đảo
chiều của các dòng vốn, chẳng hạn dòng vốn đầu tư gián tiếp tạm thời rút khỏi thò
trường đang phát triển và quay về các thò trường phát triển, dòng vốn đầu tư trực
tiếp cũng có những động thái mới (Phụ lục 1). Thông qua hoạt động mua bán và

sáp nhập doanh nghiệp (M&A), các nhà đầu tư nước ngoài cũng có những phương
thức mới để tìm kiếm lợi nhuận.
Hình 1.1 – Dòng vốn FDI và M&A quốc tế, giai đoạn 2000 - 2010
Tỷ USD

M&A quốc tế

Dòng vốn FDI

(Nguồn: OECD)


-2-

1.1.1. Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1.1. Khái niệm vốn FDI
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), “đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt
động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu
tư, mục đích của chủ đầu tư là dành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp”.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đề cập “đầu tư trực tiếp nước
ngoài là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế
lâu dài với một doanh nghiệp ở nước khác, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối
với việc quản lý doanh nghiệp đó”.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì cho rằng “đầu tư trực tiếp nước
ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài
sản ở một nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”.
Như vậy, có thể hiểu FDI là sự di chuyển vốn quốc tế thông qua việc nhàđđầu
tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, thiết lập cơ sở sản xuất, tận
dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… nhằm mục đích thu

lợi nhuận và chi phối hoặc toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Nếu xét trên khía cạnh quyền sở hữu, thì FDI được thực hiện với quyền sở
hữu về tài sản đầu tư của chủ ĐTNN. Còn xét trên khía cạnh cán cân thanh tốn,
FDI thường được xem là phần tăng thêm giá trị sổ sách của lượng đầu tư ròng ở
một quốc gia được thực hiện bởi nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời nhàđđầu tư này
cũng là chủ sở hữu chính và nắm quyền kiểm soát quá trình đầu tư đó.
1.1.1.2. Tác động của vốn FDI
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa gắn liền với hợp tác và phân công lao động
quốc tế, hội nhập để cùng phát triển là vấn đề tất yếu. Trong đó, vốn FDI cũng


-3-

đóng vai trò ngày càng quan trọng với nền kinh tế không chỉ của nước nhận đầu tư,
mà còn cả với các quốc gia xuất khẩu tư bản, cụ thể:
1.1.1.2.1. Đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ
 Tác động tích cực.
Nhờ nguồn vốn FDI, nước tiếp nhận đầu tư có những thuận lợi như:
-

Là nguồn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, giúp nền kinh tế cơ cấu
lại và có cơ hội nhiều hơn để hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.

-

Đồng thời, tiếp cận công nghệ cũng như trình độ quản lý, nên có điều
kiện phát triển sản xuất, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập và tạo cơ hội
bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động.

-


Là chìa khóa cần thiết để tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.

-

Góp phần làm tăng thu ngân sách từ các khoản thuế; tạo ra một lượng
hàng xuất khẩu, tạo nguồn ngoại tệ để hỗ trợ cán cân thanh tốn, hạn
chế sức ép lên tỷ giá; …

 Các hạn chế.
Thu hút FDI song song với nhiều tác động tích cực vẫn ẩn khuất đđâuđđó
những mặt trái nhất định.
-

Nếu việc chuyển giao công nghệ không được thực hiện đầy đủ, hoặc
chỉ chuyển giao những công nghệ lạc hậu, thì những lợi thế tương đối
của nước nhận đầu tư như cải thiện được trình độ khoa học kỹ thuật,
khả năng xuất khẩu,… không những sẽ bị tước bỏ mà còn phải chịu
thêm gánh nặng ô nhiễm môi trường.

-

Nước nhận đầu tư dễ bị phụ thuộc vào vốn, công nghệ và mạng lưới
tiêu thụ của nước xuất khẩu tư bản. Từ đo, các doanh nghiệp nội địa


-4-


rất có thể bị chi phối và bị thôn tính nếu không tìm cách đổi mới để
đứng vững trong cạnh tranh.
-

Nhờ các giao dịch nội bộ, những tập đoànđđa quốc gia có khả năng tự
định gía sản phẩm hay nguồn vốn của bản thân khiđđưa vào nước
nhận đầu tư theo mức có lợi nhất, chuyển lãi thành lỗ - hình thức
chuyển giá nhằm né thuế. Điều này khiến Chính phủ sở tại khó kiểm
soát dòng ngoại tệ và làm giảm tác động tích cực của FDI lên cán cân
thanh toán.

-

Thêm vào đó, lượng ngoại tệ đổ vào trong nước từ FDI sẽ làm tăng
lượng cung tiền tệ lẫn lượng cầu hàng hóa và dịch vụ tương ứng. Hợp
lực của những yếu tố đó sẽ tạo nên những xung lực lạm phát mới do
tính chất quá nóng của tăng trưởng kinh tế gây ra.

Những hạn chế của FDI khơng có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn những lợi
thế cơ bản của nó mà chỉ cần lưu ý rằng phải có chính sách phù hợp chứ
không nên quá hi vọng vào FDI và chăm chăm vào việc cứ thu hút FDI
càng nhiều càng tốt.
1.1.1.2.2. Đối với chủ thể tiến hành đầu tƣ
Chủ thể của FDI chủ yếu là các công ty đa quốc gia và khi tiến hành đầu tư
trực tiếp vốn sang nước khác, họ cũng phải đương đầu với hai mặt của một vấn đề.
 Tác động tích cực.
-

FDI giúp các công ty đa quốc gia mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách khai thác được những lợi thế về

nhân lực, nguyên liệu giá rẻ ở nước tiếp nhận đầu tư.

-

FDI còn giúp các công ty đa quốc gia phân tán vốn nhằm tránh rủi ro
khi chỉ đầu tư trong nước. Từ đó, có thể thực hiện cơ chế chuyển giá,
tránh mức thuế cao, tạo điều kiện tối đa hóa lợi nhuận.


-5-

 Các hạn chế.
-

Xuất khẩu tư bản cũngđđem lại cho chủ thể đầu tư những trở ngại từ
chính sách, pháp lý chưa cụ thể, thiếu đồng bộ; đội ngũ lao động
nhiều nhưng trình độ thấp; cơ sở hạ tầng kém của nước nhận đầu tư.

-

Khả năng kiểm soát vốn khó hơn khi có những biến động về chính trị
- xã hội tại nước nhận đầu tư.

1.1.2. Dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI)
1.1.2.1. Khái niệm FPI
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là hoạt động mua chứng khoán (cổ phiếu,
trái phiếu,…) được phát hành bởi một công ty hoặc cơ quan chính phủ của một
nước khác trên thị trường tài chính trong nước hoặc nước ngoài. Ở đây, FPI là các
khoản đầu tư gián tiếp do các nhàđđầu tư nước ngoài thực hiện, khác với đầu tư
gián tiếp trong nước do các nhàđđầu tư trong nước thực hiện, qua 2 hình thức chủ

yếu:
 Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khácđđược phép
lưu hành trên thị trường tài chính.
 Đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc cácđđịnh chế tài chính
trung gian khác trên thị trường tài chính.
Trên thực tế, FPI dùng để chỉ các hình thức đầu tư không phải là đầu tư trực
tiếp nước ngoài truyền thống (tức đầu tư để lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, lập liên doanh hoặc Công ty cổ phần và kinh doanh theo hợp đồng hợp tác
kinh doanh...), song sự phân biệt này không phải lúc nào cũng rạch ròi và thống
nhất. Chẳng hạn, khi nhà đầu tư dùng vốn của mình để mua cổ phiếu của doanh
nghiệp, nếu tỷ lệ cổ phiếu do nhàđđầu tư nắm giữ là thấp hơn mức nhất định (10%
theo tiêu chuẩn của IMF và 30% theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành) thì là
đầu tư gián tiếp, nhưng khi vượt ngưỡng này thì lại được xếp vàođđầu tư trực tiếp


-6-

và lúc này, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp
vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng như FDI, động thái dòng vốn FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ
của các nhân tố như bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại
giao và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi); nhu cầu và khả năng đầu tư của
nhàđđầu tư nước ngoài; mức độ tự do hóa và sức cạnh tranh của môi trường đầu tư
trong nước (chủ yếu là ưu đãi tài chính, sự thân thiện và thuận tiện của quản lý
nhà nước đối với nhà đầu tư); sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận
đầu tư... Nhưng khác với FDI, FPI chịu ảnh hưởng trực tiếp lớn hơn từ phía các
nhân tố, như sự phát triển và độ mở cửa TTCK, chất lượng của cácc cổ phiếu, trái
phiếu do doanh nghiệp và nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán có gía
khác lưu thông trên thị trường tài chính; Sự đa dạng và vận hànhh có hiệu quả của

các đònh chế tài chính trung gian; Sự phát triển về chất lượng của hệ thống thông
tin và dịch vụ chứng khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và
dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm doanh nghiệp về chứng khốn. Đặc biệt, dòng
vốn FPI sẽ chảy mạnh vào trong nước theo mức tỷ lệ thuận về cấp số nhân cùng
với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang hoạt động hiệu quả ở trong
nước và cả việc nới rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhàđđầu tư nước ngoài
trong các doanh nghiệp đo.
1.1.2.2. Tác động của FPI
Cũng như dòng vốn FDI, dòng vốn FPI đã, đang và sẽ có tácđđộng cả tích
cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế cho nước tiếp nhận vốn.
 Tác động tích cực.
-

FPI góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa.


-7-

Khi FPI gia tăng làm phát sinh hệ quả tích cực dây chuyền đến dòng
vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Tức là theo “hiệu ứng bầy đàn” với
các nhàđđầu tư gián tiếp nước ngoài, các nhàđđầu tư trong nước cũng
tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, nên tổng đầu tư gián
tiếp xã hội sẽ tăng lên. Tăng vốn FPI còn tạo động lực cho các nhàđđầu
tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của
mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ
phía các nhàđđầu tư cả nước ngoài và trong nước. Có thể nói, FPI đã
làm tăng độ dồi dào và tính thanh khoản của thị trường vốn nội địa.
-


FPI góp phần tích cực vào việc phát triển thị trường tài chính và hoàn
thiện các thể chế thị trường.
Đi kèm với sự gia tăng dòng vốn FPI này là sự phát triển nở rộ và tăng
năng lực cạnh tranh của các định chế, dịch vụ tài chính, trước hết là
các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các trung gian tài chính
khác, cùng các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tư pháp và kinh doanh, xác định
hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, … Những điều này góp
phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể của thị trường
tài chính cũng như góp phần hoàn thiện các thể chế thị trường.

-

FPI góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả của quản trị doanh nghiệp
và quản lý nhà nước.
Việc quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh
nghiệp về minh bạch hóa, cập nhật hóa thông tin liên quan đến các
chứng khoán mà doanh nghiệp đã, đđang và sẽ phát hành.
Đồng thời, luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong
hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là


-8-

đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và
nâng cao năng lực hoạt động theo các cam kết hội nhập quốc tế.
-

FPI góp phần tăng cường cơ hội đa dạng hóa phương thức đầu tư,
nâng cao thu nhập của đông đảo người dân và cải thiện chất lượng

nguồn nhân lực.
Phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu,
mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hóa trong lựa chọn các
phương thức đầu tư cho các nhàđđầu tư tiềm năng nước ngoài và trong
nước. Qua đó, sẽ cho phép cải thiện thu nhập, mức sống của đông đảo
các nhà đầu tư, tùy theo lượng vốn và kỹ năng đầu tư chứng khoán
của họ.
Hơn nữa, với quá trình tham gia đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư trong
nước và người dân sẽ được dịp rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân nói
riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và điều
kiện kinh doanh thị trường hiện tại.

 Các hạn chế.
-

Làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn của nền kinh tế.
Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất
(như xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc,…) khó chuyển
đổi hoặc thanh khoản thấp, FPI được thực hiện dưới dạng đầu tư tài
chính thuần túy với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính
thanh khoản cao, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng mở
rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư về nước, hay
chuyển sang đầu tư dưới dạng khác. Đặc trưng nổi bật này cũng chính
là nguyên nhân hàng đầu khuyếch đại độ nhạy cảm và chấn động của


-9-

dòng vốn FPI đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt

khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo
kiểu "tháo chạy" đồng loạt trên phạm vi rộng và số lượng lớn (hiện
tượng đảo ngược dòng vốn – capital flight).
-

Làm gia tăng nguy cơ bị mua lại và sáp nhập, gây ra lũng đoạn tài
chính đối với các tổ chức phát hành chứng khoán.
Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu sáng lập,
được biểu quyết của các nhàđđầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức
nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối các
hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức phát hành, gây lũng đoạn,
kể cả tiến hành mua lại và sáp nhập tổ chức đó. Nghĩa là, tính chất
gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hóa thành trực tiếp,
nhàđđầu tư gian tiếp sẽ chuyển hóa thành nhà đầu tư trực tiếp.

-

Làm tăng quy mô, tính chất của tình trạng tội phạm kinh tế quốc tế.
Đầu tư gián tiếp còn là mảnh đất màu mỡ sinh sôi và phát triển các
loại tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngồi, như hoạt động rửa tiền, hoạt
động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp, hoạt động khủng bố, cùng
các loại tội phạm khác.

1.1.3. Dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
1.1.3.1. Khái niệm vốn ODA
Theo WB, “ODA là một phần của tài trợ phát triển chính thức ODF (Offcial
Development Finance), trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho
vay ưu đãi phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì được gọi là ODA”. Còn
ODF là tất cả các nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát triển và các tổ chức
đa phương dành cho các nước đang phát triển.



- 10 -

Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA1 của Việt Nam thì đề cập “hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước
hoặc Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài
trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. Hình thức
cung cấp ODA bao gồm ODA không hoàn lại, ODA vay ưu đãi và ODA vay hỗn
hợp với yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc
và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
Như vậy, ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ các quốc gia phát
triển, mang tính chất tài trợ ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn để phát triển kinh
tế xã hội ở các nước đang phát triển.
1.1.3.2. Tác động của vốn ODA
 Tác động tích cực.
Vốn ODA được đánh gía là nguồn ngoại lực quan trọng cho các nước
đang phát triển, trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Cụ thể:
-

ODA hỗ trợ vốn cho đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm
gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

-

Góp phần thực hiện mục tiêu xóađđói giảm nghèo, phát triển xã hội.

-


Nhiều dự án ODA dành ưu tiên cho giáo dục đào tạo, hỗ trợ bảo vệ
môi trường, bảo tồn các di tích văn hóa.

-

Vốn ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh hóa cán cân
thanh toán mà cụ thể là cán cân vãng lai.

-

Nước tiếp nhận vốn có thể tăng cường năng lực và thể chế thông qua
các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách

1

Ban hành kèm theo nghị định số 131/2006/NĐ – CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ.


- 11 -

hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông
lệ quốc tế.
-

Nếu sử dụng có hiệu quả, vốn ODA sẽ trở thành nguồn lực bổ sung
cho đầu tư tư nhân.

 Các hạn chế.
Nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều bất lợi đối với nước tiếp nhận nếu
không sử dụng có hiệu quả.

-

Mặc dù có một phần là vốn vay với lãi suất thấp và thời hạn vay dài
là một ưu điểm nổi trội của ODA, nhưng cũng phải thừa nhận thực tế
vay thì phải đi kèm với nghĩa vụ trả nợ. Thời hạn vay dài thì sẽ dẫn
tới gánh nặng nợ cho tương lai.

-

Các nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận những điều kiện dẫn đến sự
phụ thuộc vào nước hỗ trợ vốn ODA như mở rộng hàng rào thuế
quan, các điều khoản mậu dịch, những cam kết chính trị, ...

1.1.4. Dòng vốn “nóng”
1.1.4.1. Khái niệm dòng vốn “nóng”
Cùng với quá trình tự do hóa tài chính, không ít quốc gia đđã gặt hái được
nhiều lợi ích mà dòng vốn quốc tế mang lại. Song vẫn có những mặt trái của quá
trình này, và rõ nét trong đó là hiện tượng dòng vốn “nóng”. Có thể nói, dòng vốn
“nóng” là dòng vốn ngắn hạn với số lượng lớn, đổ vào một quốc gia để đầu tư các
tài sản có tính thanh khoản, cùng kỳ vọng tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự tăng gia
tăng trong ngắn hạn của tài sảnđđãđđầu tư. Đây là nguồn vốn mang tính đầu cơ,
biến động liên tục và dịch chuyển rất nhanh, nên dễ gây ra những cú sốc kinh tế
cho nước tiếp nhận vốn.


- 12 -

Hiểu theo nghĩa rộng hơn, dòng vốn “nóng” không chỉ bó hẹp ở dòng vốn
quốc tế mà cũng có thể hình thành từ nội tại nền kinh tế của một quốc gia. Trong
phạm vi bài viết này xin đề cập chủ yếu đến dòng vốn quốc tế.

1.1.4.2. Tác động của dòng vốn “nóng”
Dòng vốn “nóng” có tác động mạnh mẽ, đem lại nhiều hệ quả nghiêm trọng
đối với nền kinh tế, nhất là khi chính phủ chưa có sự chuẩn bị để ứng phó kịp thời:
 Những đảo chiều đột ngột của dòng vốn, đặc biệt là vốn quốc tế, dễ tạo ra
những tổn thương cho nền kinh tế, ảnh hưởng mạnh đến cung – cầu tiền
tệ, tạo ra các cú sốc trên thị trường tài chính, thậm chí dẫn đến đổ vỡ hệ
thống và khủng hoảng tài chính.
 Một lượng vốn lớn đổ ồ ạt vào một lĩnh vực dễ đưa tới tâm lý “bầy đàn”,
làm méo mó sự phát triển của thị trường.
 Gây ra hiện tượng “bong bóng tài sản” trên thị trường khi đầu tư vượt
quá giá trị thực của tài sản, “làm giá” thông qua mua đi bán lại tài sản.
 Dòng vốn vào nhanh và mạnh có thể làm tăng giá nội tệ trong một thời
gian ngắn, tác động tiêu cực đến các ngành xuất khẩu, ảnh hưởng đến
cán cân thanh toán của quốc gia và gây ra rủi ro làm giảm tăng trưởng
kinh tế. Ngược lại, khi nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy sẽ mang theo
một lượng lớn ngoại tệ, khiến nguồn cung ngoại tệ trong nước bị thiếu
hụt, gây nguy cơ mất cân đối cán cân thanh toán và tỷ giá sẽ vô cùng
khó kiểm soát.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM SOÁT VỐN
1.2.1. Khái niệm kiểm soát vốn
Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều
hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và
chảy ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt mục tiêu nhất định của chính phủ.


- 13 -

1.2.2. Các phƣơng pháp kiểm soát vốn
Tùy từng giai đoạn và bối cảnh phát triển kinh tế trên thực tế, dù chính phủ
mỗi nước đưa ra một cách thức kiểm soát vốn nào thì vẫn thuộc một trong hai

phương pháp là kiểm soát vốn trực tiếp tức kiểm soát vốn mang tính hành chính
và kiểm soát vốn giàn tiếp tức kiểm soát vốn mang tính thị trường.
1.2.2.1. Kiểm soát vốn trực tiếp
Kiểm soát vốn trực tiếp là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản
thanh tốn liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định
dựa trên cơ sở pháp lý hoặc cũng có thể là những áp đặt mang tính chất hành
chính (chẳng hạn đặt thủ tục kê khai, dừng mở room cho nhà đầu tư nước
ngoài,…). Từ đđó, tác động đến số lượng những giao dịch tài chính giữa các nước.
1.2.2.2. Kiểm soát vốn gián tiếp
Kiểm soát vốn gián tiếp là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và
những giao dịch khác thông qua các biện pháp thị trường, từ đđó hạn chế bớt các
giao dịch này do phải tốn kém nhiều chi phí hơn mới thực hiện được. Việc kiểm
soát vốn như thế có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau như hệ thống đa tỷ
giá, đánh thuế ngầm hoặc công khai lên các dòng quốc tế (chủ yếu là dòng vốn
ngắn hạn và khuyến khích các dòng vốn dài hạn),…
1.2.3. Tác động của kiểm soát vốn đối với nền kinh tế
Kiểm soát vốn để thực hiện cácc mục tiêu chính sách của quốc gia là cần thiết,
nhưng kiểm soát vốn cũng có tác động hai mặt đến nền kinh tế.
1.2.3.1. Những lợi ích của việc kiểm soát vốn
 Mang lại những hiệu quả như ổn định tỷ gía hối đoái, giảm bớt rủi ro
trên TTCK, góp phần giữ vững sự ổn định về tài chính và kinh tế vó mô
của một nước.


- 14 -

 Bảo đảm sự tự chủ của chính sách tiền tệ khi đối diện với nguy cơ lạm
phát do dòng vốn vào liên tục, nhất là nguồn vốn vào ngắn hạn.
 Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn sẽ thúc đẩy sự phát triển của hệ
thống tài chính.

 Góp phần điều tiết và phân bổ nguồn vốn đầu tư của xã hội hiệu quả
hơn, tránh đầu tư quá mức vào một lĩnh vực, ngành kinh tế nào đó.
 Tạo ra không gian để ngân hàng trung ương và chính phủ thực hiện các
chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách vô hiệu hóa rủi ro
tháo chạy của nhà đầu tư.
 Kiểm soát vốn còn giúp tránh sự phụ thuộc quá mức vào bên ngoài.
1.2.3.2. Cái giá phải trả cho việc kiểm soát vốn
Kiểm soát vốn dù áp dụng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp cũng phải trả
một cái giá nhất định, đó là:
 Làm chi phí giao dịch vốn tăng cao, dẫn đến dòng vốn chuyển hướng
sang các nước khác.
 Hạn chế giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, nên làm
chậm cơ hội thu hút vốn đầu tư trong cuộc canh tranh quyết liệt để thu
hút vốn giữa các quốc gia.
 Các biện pháp kiểm soát vốn có thể tạo ra phản ứng tiêu cực hơn từ thị
trường tài chính quốc tế và lòng tin của nhà đầu tư quốc tế bị suy giảm.
 Gây trì hoãn các điều chỉnh cần thiết trong chính sách, nên tiến trình hội
nhập của quốc gia cũng bị chậm lại và khu vực tư nhân khó thích ứng
hơn với những thay đổi của hoàn cảnh quốc tế.
 Làm tăng chi phí tiếp cận thị trường vốn quốc tế.


- 15 -

1.2.4. Các ý kiến xung quanh vấn đề kiểm soát vốn
1.2.4.1. Các ý kiến ủng hộ kiểm soát vốn
Nhiều ý kiến đưa ra bảo vệ cho chính sách kiểm sốt vốn, cũng đồng nghĩa
với chống đối tự do hóa dòng vốn.
 Việc điều hành kinh tế sẽ khó khăn hơn khi dòng vốn được tự do hóa
hoàn toàn. Vì lưu chuyển vốn tự do, khi nền kinh tế phát triển, có thể gây

nhiều bất ổn. Còn trong thời kỳ khủng hoảng, kiểm soát vốn cũng giúp
các nước có thời gian để thiết lập trật tự thị trường tài chính.
 Kiểm sốt vốn giúp đảm bảo là tiết kiệm nội địa được sử dụng trong nước,
đặc biệt với các nước đang phát triển vì cần vốn để thúc đẩy nền kinh tế.
 Các nghiên cứu của WB cho thấy tự do hóa dòng vốn có liên quan hệ
thống tới bất ổn và khủng hoảng. Nên cần kiểm soát vốn, đặc biệt là vốn
FPI dòng vốn dùng để mua quyền sở hữu tài sản có tính thanh khoản cao,
dễ có sự đảo chiều ồ ạt và gây ra những hệ quả khôn lường.
 Nhà kinh tế học Dani Rodrik thuộc Đại học Havard, kết luận rằng không
có thống kê chứng minh rõ ràng tự do hóa dòng vốn sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tăng số lượng thực vốn đầu tư.
1.2.4.2. Các ý kiến chống đối kiểm soát vốn
 Theo Stanley Ficher (1998), sự dịch chuyển dòng vốn tự do giúp phân bổ
nguồn tiền trên thế giới hiệu quả hơn so với kiểm soát vốn, do tự do hóa
dòng vốn cung cấp cơ hội đầu tư quốc tế lớn hơn, góp phần đa dạng hóa
danh mục cho các nhà đầu tư. Cooper (1998) thì cho rằng kiểm soát vốn
làm phát sinh sự thiên vị, hối lộ và tham nhũng.
 Sebastian Eward, trưởng ban kinh tế của WB, phụ trách khu vực Châu
Mỹ La Tinh và Caribbeau, cùng những người phản đối biện pháp này


- 16 -

cho rằng ở các nước kiểm soát vốn sau thời kỳ khủng hoảng như
Arghentina, Brazil và Mexico thì tốc độ tăng trưởng vẫn bị chậm lại.
 Quan điểm ủng hộ tự do hóa dòng vốn đề cập nếu không có tự do hóa
dòng vốn thì không thể thu hút vốn FDI, tuy nhiên không có nhiều minh
chứng cho điều này. Trái lại, trường hợp Trung Quốc, nước thu hút nhiều
vốn đầu tư nước ngoài nhất thế giới nhưng vẫn áp dụng kiểm soát vốn.
1.2.4.3. Linh hoạt hóa tài khoản vốn

Cả trong lý thuyết và thực tiễn, sự dịch chuyển vốn tự do dường như là một
con dao hai lưỡi, một mặt thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, mặt khác lại chứa
đựng những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, không có sự dịch chuyển vốn nào tự do hoàn
toàn hoặc khơng có rào cản nào hoàn toàn cản trở dòng vốn trong thực tế. Chỉ
cóđđiều nhiều nhà kinh tế bắt đầu thừa nhận rằng tự do hóa dòng vốn cần được
thực hiện từ từ và chỉ khi có đủ các điều kiện như:
 Môi trường vĩ mô lành mạnh đi kèm với việc chống thâm hụt ngân sách
hiệu quả và chế độ tỷ giá linh hoạt để đối phó được độ nóng nền kinh tế
và những giao động phát sinh khi có quá nhiều vốn đầu tư chảy vào.
 Hệ thống luật pháp, quy đònh vừa chặt chẽ nhằm điều hòa hoạt động của
các đònh chế trung gian và làm tăng độ minh bạch cho thị trường tài
chính, lại vừa mềm dẻo, tạo độ mở để thu hút các nguồn vốn bền vững.
 Hoạt động của những ngân hàng vàđđịnh chế tài chính phi ngân hàng
trong nước phát triển mạnh, có khả năng xử lý sự dịch chuyển của nguồn
vốn và hướng nguồn vốn đến những dự án đầu tư có hiệu quả.
Có lẽ đúng như giáo sư Jagdish N.Bhagwati, khoa kinh tế Đại học Columbia
–Mỹ, một trong những nhà kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực thương mại, thì tuy tự
do hóa dòng vốn có lợi cho các nước, nhất là nước đang phát triển, nhưng tự do


- 17 -

hóa hoàn toàn sẽ có rủi ro cao. Cho nên, ngày nay rất nhiều quốc gia vẫn duy trì
chính sách tự do hóa tài khoản vốn nhưng có sự kiểm soát ở mức hợp lý.
1.3. LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI VẤN
ĐỀ KIỂM SOÁT VỐN
1.3.1. Tổng quan lý thuyết bộ ba bất khả thi
Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity, The Inconsistent Trinity
hay The Triangle of Possibility) phát biểu rằng một quốc gia không thể cùng một
lúc thực hiện đồng thời cả 3 mục tiêu của chính sách vĩ mơ là:

-

Ổn định tỷ giá.

-

Tự do hóa dòng vốn.

-

Chính sách tiền tệ độc lập.
Hình 1.1 – Mô hình bộ ba bất khả thi

Tự do hóa
dòng vốn

Hy sinh mục tiêu
chính sách tiền tệ

Cố định
Tỷ giá

Thả nổi tỷ giá
Một quốc gia
chỉ có thể
chọn tối đa hai
trong
ba mục tiêu.
Kiểm sốt vốn


Chính sách
tiền tệ
độc lập

Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi (Hình 1.1), một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa
2 trong 3 mục tiêu trên. Nghĩa là, nếu chọn chính sách ổn định tỷ giá đi kèm tự
chủ tiền tệ thì phải hi sinh tự do hóa dòng vốn, tức là kiểm soát vốn (trường hợp
Trung Quốc); khi chọn tự do hóa dòng vốn mà vẫn tự chủ về tiền tệ thì phải để tỷ


- 18 -

giá thả nổi (trường hợp Nhật Bản); còn với một chính sách ổn định tỷ giá và một
tài khoản vốn mở, thì phải hi sinh tự chủ về tiền tệ (trường hợp Hồng Kông).
Đây là mô hình lý thuyết kinh tế học nổi tiếng, dựa trên ý tưởng GS.Robert
Mundell trong tác phẩm “Chính sách tài khóa và tiền tệ dưới các chế độ tỷ giá”
(1963), sau đo đã được Marcus Fleming phát triển nên còn gọi là mô hình
Mundell-Fleming. Khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với
mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập thì Lý thuyết bộ
ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
1.3.2. Các chỉ số đo lƣờng lý thuyết bộ ba bất khả thi
Để đo lường mức độ đạt được của bộ ba trong chính sách nêu trên và kiểm
định cho các nhóm nước trong thực tế nhằm trả lời cho nghi vấn là liệu có trường
hợp nào các nước có thể theo đuổi cùng một lúc ba mục tiêu của lý thuyết này hay
không, thì thông qua các chỉ số mức độ độc lập tiền tệ (MI), mức độ ổn định tỷ giá
(ERS), mức độ hội nhập tài chính (KAOPEN) và tỷ lệ dự trữ trên GDP (IR/GDP).
1.3.2.1. Mức độ độc lập tiền tệ (MI)
Mức độ độc lập tiền tệ (MI) được đo lường trong mối tương quan về lãi suất
mỗi tháng của quốc gia nội địa với quốc gia cơ sở.
Công thức xãc định mức độ độc lập tiền tệ:


MI  1 

Corr (ii , i j )  (1)
1  (1)

Trong đo, i đề cập đến quốc gia nội địa, j là quốc gia cơ sở2. Gía trị của MI
biến động từ 0 đến 1. Chỉ số này càng cao chứng tỏ chính sách tiền tệ càng độc lập.

2

Ở đây, quốc gia cơ sở (gồm Úc, Bỉ, Pháp, Đức, Ấn Độ, Malaysia, Nam Phi, Anh và Mỹ) là nước có

mối quan hệ mật thiết với chính sách tiền tệ của quốc gia nội địa (Phụ lục 1).


- 19 -

1.3.2.2. Mức độ ổn định tỷ giá (ERS)
Mức độ ổn định tỷ giá (ERS) được đo lường qua độ lệch chuẩn hàng tháng
của tỷ giá hối đoái giữa quốc gia nội địa và quốc gia cơ sở, chỉ số này cũng biến
động từ 0 đến 1.

ERS 

0,01
0,01  stdev ( log( exch _ rate))

Với ∆ log(exch_rate) là sự thay đổi tỷ giá mỗi năm so với tháng 12 năm
trước đó. Chỉ số này càng cao, chứng tỏ mức độ ổn định tỷ giá càng cao so với

đồng tiền của quốc gia cơ sở.
1.3.2.3. Mức độ hội nhập tài chính (KAOPEN)
Đã có nhiều phương pháp đưa ra để đo lường mức độ kiểm soát tài khoản
vốn nhưng đến nay thực tế đây vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận.
Theo Chinn và Hiro Ito (2008), độ mở tài khoản vốn (KAOPEN) được dùng
để đo lường mức độ hội nhập tài chính. KAOPEN cho thấy sự hiện diện, sự hạn
chế trong giao dịch tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và cả những nhượng bộ cho
tiến trình xuất khẩu. Cách đơn giản để tính mức độ hội nhập tài chính là thông qua
tỷ lệ giữa tổng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào và ra của một quốc gia trên GDP
của nước đó, với biên độ giao động từ 0 đến 1. Chỉ số này càng cao thì độ mở tài
khoản vốn của nước đó càng lớn.
1.3.2.4. Chỉ số IR/GDP và mối quan hệ với bộ ba bất khả thi.
Nếu những nghiên cứu ban đầu về lý thuyết bộ ba bất khả thi chưa đề cập đến
vai trò của dự trữ quốc gia, thì các mô hình gần đâây cho thấy có mối liên hệ mật
thiết của dự trữ đến bộ ba này. Trong đó, dự trữ quốc gia được xem là một phương
tiện để tự bảo hiểm chống lại tình trạng chấm dứt đột ngột và đảo chiều của vốn
đầu tư, còn tự do hóa dòng vốn lại là một yếu tố quyết định quy mô dự trữ. Tỷ lệ
dự trữ quốc gia trên GDP (IR/GDP) của các nước tuy không đồng đều nhưng vẫn


- 20 -

có xu hướng gia tăng đáng kể qua các năm (hình 1.2) cùng với hội nhập và toàn
cầu hóa. Phần lớn sự gia tăng là ở các nước đang phát triển, đặc biệt khu vực
Châu Á, nơi dự trữ tăng từ 5% năm 1980 đã lên trên 32% vào năm 2008 và 35%
năm 2010.
Hình 1.2 - IR/GDP của các nƣớc và nhóm nƣớc giai đoạn 1980-2010
45
40
35

30
25
20
15
10
5
0

80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10

Nƣớc đang phát triển

Các nƣớc phát triển

IMF)
Khu vực Châu Á. (Nguồn:
Trungquốc

Việc kiểm định lý thuyết bộ ba bất khả thi cho một số nhóm nước được thực
hiện bằng kỹ thuật tuyến tính để liên kết các chỉ số của lý thuyết bộ ba bất khả thi
và được tổng hợp trên biểu đồ hình thoi tổng thể, với các đỉnh biểu hiện mức độ
độc lập tiền tệ, ổn định tỷ giá, hội nhập tài chính và tỷ lệ dự trữ trên GDP
(IR/GDP) của các nhóm quốc gia (Phụ lục 2).
1.3.3. Lý thuyết bộ ba bất khả thi và vấn đề kiểm soát vốn
Liên quan đến việc kiểm sốt vốn của một quốc gia, không thể không nhắc đến
lý thuyết bộ ba bất khả thi, theo đó các nhà hoạch định chính sách để cố gắng theo
đuổi 3 mục tiêu:


- 21 -


 Duy trì tỷ giá hối đoái để ổn định môi trường kinh doanh, đảm bảo an toàn
cho hệ thống tài chính ngân hàng và hạn chế gia tăng gánh nặng nợ nước
ngoài;
 Duy trì chính sách tiền tệ độc lập mà bản chất là duy trì khả năng giảm lãi
suất để đối phó với kinh tế trì trệ, tốc độ tăng trưởng giảm và chống khủng
hoảng hay tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát;
 Gia tăng hội nhập tài chính, đảm bảo vốn có thể tự do luân chuyển nhằm
tăng hiệu quả đầu tư, thực hiện tự do hóa các luồng vốn;
Tuy nhiên, chỉ có thể đồng thời đạt được hai trong ba mục tiêu nêu trên. Không
có quốc gia nào có thể vừa tăng tự do hóa các luồng vốn vừa ổn định tỷ giá hối
đoái vừa giữ được chính sách tiền tệ độc lập. Mỗi nước buộc phải đứng trước một
trong ba lựa chọn là:
- Thả nổi tỷ gía hối đoái, tự do hóa các giao dịch tài chính và áp dụng chính
sách tiền tệ độc lập để chống khủng hoảng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các nước
công nghiệp phát triển thường áp dụng chế độ tiền tệ này. Còn Việt Nam và đa số
các nước đang phát triển sẽ vô cùng bất lợi nếu áp dụng do vị thế yếu của nội tệ
trong khi thị trường tài chính kém phát triển, sức cạnh tranh của các định chế tài
chính trong nước thấp, mức độ rủi ro cao, đồng thời lại thiếu cơ chế giám sát tài
chính đầy đủ và hiệu quả;
- Cố đònh tỷ giá hối đoái và tự do hóa các luồng vốn trong khi phải hy sinh tính
độc lập của chính sách tiền tệ - một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô rất quan trọng
của mỗi quốc gia. Chế độ tiền tệ này hầu như không được quốc gia nào áp dụng
do độ rủi ro quá cao và cái giá phải trả quá lớn. Nước nào theo đuổi chế độ tiền tệ
này rất dễ rơi vào khủng hoảng cán cân thương mại và tài khoản vốn song lại
thiếu công cụ để can thiệp hiệu quả khi khủng hoảng xảy ra.


- 22 -


- Cơ chế kiểm soát vốn có thể đi đôi với một tỷ giá tương đối ổn định và chính
sách tiền tệ độc lập. Chế độ tiền tệ này thích hợp đối với Việt Nam trong giai đoạn
phát triển hiện nay để tránh những rủi ro vốn có của những nước có thị trường mới
nổi. Đây là giải pháp trong ngắn hạn, về lâu dài thì tự do hóa tài khoản vốn là một
xu hướng của thế giới.
1.4. Quan điểm kiểm soát vốn của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
1.4.1. Quan điểm kiểm soát vốn của Trung Quốc
Dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc tăng liên tục từ 10,3 tỷ USD năm 1990 lên
58,6 tỷ USD năm 1998. Trong đo, vốn FPI chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với dòng
vốn FDI (khoảng 7,6% trong giai đoạn 1991 - 2002). Để kiểm soát dòng vốn,
Trung Quốc đđã áp dụng một loạt biện pháp như: phân khúc thị trường riêng cho
từng loại nhà đầu tư (cổ phiếu A dành cho NĐT nội, cổ phiếu B dành cho NĐT
ngoại); không cho phép NĐTNN mua bán công cụ nợ và cơng cụ phái sinh trên
TTCK và thị trường tiền tệ; và hạn chế NĐTNN tiếp cận thị trường ngoại hối.
Trong quà trình tự do hóa dòng vốn, bước quan trọng đầu tiên diễn ra năm
1986 khi kiểm sốt ngoại hối được thả nổi cho các doanh nghiệp có vốn nước
ngoài. Năm 1994, Trung Quốc xóa bỏ cơ chế a tỷ gía, tuyên bố thiết lập chế độ tỷ
giá thả nổi có quản lý và đổi mới việc quản lý ngoại hối (tự do hóa lãi suất tiền
gửi ngoại tệ, xóa bỏ hạn chế sử dụng ngoại tệ đối với người cư trú, xóa bỏ hạn chế
đối với các giao dịch phi thương mại,…). Năm 1996, cho phép NĐTNN được mua
cổ phiếu A thông qua cơng ty được ủy quyền, đây là một bước tiến trong việc
thống nhất TTCK vốn bị chia cắt. Tiến trình tự do hóa dòng vốn tạm dừng trong
năm 1997, thay vào đó là thắt chặt kiểm soát tài khoảng vãng lai và tài khoản vốn
nhằm ngăn chặn sự tẩu tán vốn khi khủng hoảng tài chính diễn ra. Khởi đầu mới
của q trình theo đuổi tự do hóa vốn đầu tư được đánh dấu qua việc Trung Quốc


×