A. LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển trên thế giới, trong lộ
trình phát triển đó, chúng ta cần rất nhiều vốn để phục vụ cho nền kinh tế.
Trong khi đó, hiện nay trên thế giới nhiều tổ chức quốc tế và nhiều công ty
đang nắm lượng vốn dự trữ khổng lồ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là
điều kiện thuận lợi cho các nước đang thiếu vốn có nhu cầu vốn đầu tư lớn nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Vì vậy nhu cầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề rất
quan trọng đối với nước ta.
Trích lời của Tiến sỹ Nick J.Freeman là một chuyên gia tư vấn đầu tư cao
cấp tại Việt Nam nhận xét về bức tranh tổng quát vấn đề thu hút FDI tại Việt
Nam in trên cuốn sách “20 năm đầu tư nước ngoài. Nhìn lại và hướng tới
1987 – 2007”
“ Phần lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn tập trung vào
lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và lắp ráp các
sản phẩm xuất khẩu. Cùng với tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt
Nam và sự gia tăng sức mua của người tiêu dùng trong nước thì cơ hội đầu tư
vào các ngành đang hướng tới thị trường trong nước trở nên đa dạng hơn. Các
nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam không chỉ vì ở đây có nguồn lao động và
nguyên liệu dồi dào với giá cả cạnh tranh để thiết lập các cơ sở sản xuất hàng
xuất khẩu, mà còn vì đã nhìn thấy ở Việt Nam một thị trường tiêu thụ nội địa
đầy tiềm năng.”
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm, vai trò và các hình thức của FDI
1
1. Khái niệm
a. Định nghĩa
FDI là viết tắt của Foriegn Direct Investment có nghĩa là đầu tư trực tiếp
nước ngoài, là dạng đầu tư trực tiếp do nguồn vốn từ bên ngoài mà chủ thể của
nó là tư nhân hay nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế được nước chủ nhà cho
phép đầu tư vào những ngành hoặc những lĩnh vực nào đó của một nước nhằm
thực hiện mục tiêu nhất định.
( Theo sách : Những giải pháp chính trị kinh tế nhằm thu
hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. )
Còn theo như quỹ tiền tệ quốc tế IMF : đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia trong đó người đầu tư trực tiếp đạt
được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số
cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
( trích trong bài viết FDI & Việt Nam – 20 năm đầu tư
nước ngoài. Nhìn lại và hướng tới 1987 – 2007)
Còn theo pháp luật Việt Nam ( Luật đầu tư 2005 và các văn bản pháp luật
có liên quan) : đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để
tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải tham gia quản lý hoạt động
đầu tư.
( trích trong giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - NXB
Công an nhân dân)
b. Đặc điểm
- Chủ thể của FDI không chỉ là cá nhân mà chủ yếu là các công ty
xuyên quốc gia. Các công ty này chiếm tới 90% khối lượng FDI của thế giới.
- Chủ đầu tư nước ngoài phải góp một lượng vốn lớn hơn mức tối thiểu
do pháp luật nước chủ nhà quy định.
2
FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức cơ bản là chủ
đầu tư bỏ vốn vào thành lập xí nghiệp 100% vốn của mình, mua lại toàn bộ
hoặc một phần xí nghiệp của nước chủ nhà, cùng góp vốn với các đối tác nước
chủ nhà với những tỷ lệ khác nhau để thành lập xí nghiệp liên doanh, bỏ vốn
xây dựng công trình vận hành sau đó chuyển giao cho nước chủ nhà theo hợp
đồng thỏa thuận giứa hai bên (BOT).
- Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn toàn phụ thuộc
vào thị trường, khả năng kinh doanh của nhà đầu tư và được phân chia cho các
chủ đầu tư theo tỷ lệ vốn góp.
- FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà cùng với vốn mà cùng
với vốn có thể có cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, sản xuất kinh
doanh, năng lực marketing...
- Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ cho nước chủ nhà,
trái lại, nước chủ nhà còn có điều kiện để phát triển tiềm năng trong nước.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI
của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm
hội nhập quốc tế về đầu tư.
c. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có 3 hình thức :
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh : đây là
một loại hình đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thỏa thuận để
tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư
trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm
và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia.
- Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp (công ty cổ phần, công ty liên doanh):
là doanh nghiệp có các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng
kinh doanh, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Thông thường
nhà đầu tư không được góp vốn ít hơn tỷ lệ quy định của nước nhân đầu tư.
3
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp thuộc sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu
trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.
( phân chia theo giáo trình Kinh tế đầu tư – NXB Đại học
kinh tế quốc dân)
Thông thường trong thời gian đầu tiếp nhận vốn FDI, nước chủ nhà
khuyến khích áp dụng hình thức liên doanh để kiểm soát nhà đầu tư nước
ngoài. Khi hoạt động FDI đã ổn định thì hình thức doanh nghiệp 100% vốn
FDI là chủ yếu.
2. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư
- FDI cung cấp vốn bổ sung cho nước chủ nhà để bù đắp sự thiếu hụt của
nguồn vốn trong nước.
- Cùng với việc cung cấp vốn là kỹ thuật, thông qua FDI các công ty đã
chuyển giao kỹ thuật cong nghệ từ các nước đầu tư sang nước chủ nhà. Mặc
dù sự chuyển giao này còn nhiều mặt hạn chế do những yếu tố chủ quan và
khách quan chi phối, song đều không thể phủ nhận là chính nhờ có sự chuyển
giao đó mà các nước chủ nhà có được kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý
và năng lực marketing, đọi ngũ kỹ thuật được đào tạo, bồi dưỡng về nhiều
mặt.
- Do tác động của, khoa học công nghệ, FDI sẽ tác động mạnh mẽ đến
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành, cơ cấu kỹ thuật, cơ cấu sản
phẩm và lao động sẽ được biến đổi theo hướng tiến bộ.
- Nước chủ nhà sẽ có thêm điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế vì
FDI là một trong những hình thức hợp tác đầu tư quốc tế thông qua các hình
thức đầu tư trực tiếp.
- Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp phần
tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai
của quốc gia.
4
- Đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết công ăn việc làm, đào tạo
nguồn nhân lực và nâng cao mức sống cho người lao động.
Tuy nhiên vai trò của FDI ở nước ta có không ít mặt hạn chế như :
- Nguồn vốn do FDI mang lại cho nước chủ nhà song trên thực tế do
chủ đầu tư trực tiếp quản lý và sử dụng theo những mục tiêu cụ thể của
mình( tuy nhiên vẫn trong khuôn khổ pháp luật của nước chủ nhà)
- Nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đã lợi dụng chỗ sơ hở trong
pháp luật và trong quản lý của nước chủ nhà để trốn thuế, gây tác hại đến môi
trường sinh thái và lợi ích của nước ta.
- Chuyển giao công nghệ còn tồn tại nhiều hạn chế và tiêu cực : đó là sự
chuyển giao nhỏ giọt, từng phần và thông thường là công nghệ lạc hậu, ô
nhiễm ... với giá cao hơn mặt bằng quốc tế.
- Trong số các nhà đầu tư nước ngoài không phải không có trường hợp
hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị...
- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ vì mục tiêu thu hồi vốn
nhanh là lợi nhuận của các nhà đầu tư.
- FDI có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát trong nước vì lương nhân
công được trả cao hơn, giá cả nguyên vật liệu sẽ tăng vọt cũng như tiền thuê
mướn mặt bằng, giá sinh hoạt dịch vụ ngoại vi sẽ tăng dần lên và đưa đến lạm
phát.
- FDI làm tăng sự phân cách giàu nghèo giữa các khu công nghiệp có
doanh nghiệp FDI chiếm đóng và phần còn lại của quốc gia sẽ tăng lên và
người dân sẽ bỏ dần nông thôn và di chuyển về các nơi thành thị và khu công
nghiệp.
II. Vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam
1. Vấn đề thu hút FDI tại Việt Nam trong những năm qua
5
Trong những năm gần đây dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng vô cùng
mạnh mẽ:
Tính đến cuối năm 2009, cả nước có tới hơn 11820 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng
185,087 tỷ USD.
Sau giai đoạn thăm dò tư 1988 đến 1990, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã
tăng nhanh trong thời kỳ 1991 – 1996, suy giảm từ năm 1997 do ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính khu vực, có dấu hiệu liên tục phục hồi từ năm
2000, bắt đầu từ năm 2004 tới nay đã phục hồi và chuyển biến rõ rệt.
Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng
ký 13,11 tỷ USD, nhưng vốn của năm sau ít hơn năm trước, chủ yếu là các dự
án có quy mô vừa và nhỏ. Cũng trong thòi gian này nhiều dự án FDI đã được
cấp phép từ những năm trước đã phải tạm dừng triển khai do nhà đầu tư gặp
khó khăn về tài chính. Từ năm 2000 đến nay, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam
bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Vốn đăng ký năm 2000 đạt 2,7 tỷ USD, tăng
21% so với năm 1999, năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn
đăng ký giảm 91,6% so với năm 2001. Năm 2003 tăng trở lại, tăng 6% so với
năm 2002, năm 2004 tăng 42,9% so với năm 2003; năm 2005 tăng 58% so với
năm 2004; năm 2006 tăng 75,4% so với năm 2005; năm 2007 tăng 69% so với
năm 2006; năm 2008 tằng gần gấp 3 lần so với năm 2007 (tổng vốn FDI đăng
ký tại Việt Nam năm 2008 đã đạt hơn 64 tỷ USD). Do cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu vào cuối năm 2008 đã làm cho lượng vốn FDI vào Việt Nam
năm 2009 giảm đáng kể (vốn FDI đăng ký đạt 21,48 tỷ USD bằng 30% so với
năm 2008, vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD bằng 87% so với năm 2008). Tuy
nhiên so với mức giảm mặt bằng chung trên thế giới, tình hình ở Việt Nam
vẫn còn khá nhiều khả quan.
2. Các tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế ở Việt Nam
6
- Hoạt động FDI trong thời gian qua đóng vai trò làm gia tăng sản lượng
GDP và bổ sung vốn cho phát triển kinh tế. Mức đóng góp của hoạt động FDI
giai đoạn 1996-2000 là 23,4%, giai đoạn 2001-2007 là 16,7%, giai đoạn
2008-2009 là hơn 30%.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ : hoạt
động FDI đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp có
vốn FDI nói chung và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Việt
Nam nói riêng. Thông qua hoạt động FDI đã tạo ra những hiệu ứng tích cực
thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều công nghệ mới và hiện đại đã
được chuyển giao thông qua hoạt động FDI, tạo bước ngoặt quan trọng trong
phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
+ Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng : theo đánh giá của
nhiều chuyên gia thì những công nghệ trong lĩnh vực này hiện đang được sử
dụng tại các doanh nghiệp có vốn FDI đềua là công nghệ hiện đại hơn so với
công nghệ lạc hậu vốn đã tồn tại ở nước ta trước khi có hoạt động FDI. Cụ thể
là các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển giao và phát triển tại Việt Nam công
nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, robot, công
nghệ chế tạo máy biến thế, cáp thông tin, cáp điện... Cùng những công nghệ
hiện đại này là dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại trên thế giới.
+ Trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp các doonh nghiệp FDI đầu
tư trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông sản thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, trồng rừng và chế biến gỗ. Phần
lớn các dự án này được đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế khó khăn như
Phú Thọ, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Nguyên... Việc thu hút các
dự án có vốn FDI đã góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn. Nhiều loại vật nuôi, giống cây trồng mới cùng với những dây
7