Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm và giá sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa ở huyện châu phú an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG CÔNG ĐỊNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM
VÀ GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA
Ở HUYỆN CHÂU PHÚ – AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG CÔNG ĐỊNH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM
VÀ GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO BẢO HIỂM CÂY LÚA
Ở HUYỆN CHÂU PHÚ – AN GIANG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU DŨNG


Tp.Hồ Chí Minh - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Bộ số liệu trong
nghiên cứu là được sự đồng ý của Thầy Phùng Thanh Bình – Khoa Kinh tế, Trường
Đại học Kinh tế Tp.HCM. Các nội dung nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ra bên ngoài dưới
bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
TP.HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2014
Tác giả

Dương Công Định


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 2
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 2
1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................ 7
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 8

1.4. BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 9
2.1. LÝ THUYẾT VỀ LỰA CHỌN BẤT LỢI VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC.10
2.2. BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC RỦI RO DỄ GẶP PHẢI ... 11
2.2.1. Rủi ro và giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp ........................... 11
2.2.2. Bảo hiểm cây trồng ở các nước đang phát triển.......................... 12
2.2.3. Bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số. ............................................. 13
2.2.4. Những rủi ro cơ bản. ................................................................... 14


2.3. THÁI ĐỘ VỚI RỦI RO, NHẬN THỨC RỦI RO VÀ NHU CẦU BẢO
HIỂM. ........................................................................................................ 15
2.2.1. Thái độ với rủi ro và nhu cầu bảo hiểm. ..................................... 15
2.2.2. Sự nhận thức đối với rủi ro và nhu cầu bảo hiểm. ...................... 15
2.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU BẢO HIỂM.16
2.3.1. Các chiến lược quản trị rủi ro. .................................................... 16
2.3.2. Những nhân tố khác ảnh hưởng đến WTJ và WTP. ................... 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 23
3.1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN (CVM) .................... 23
3.2. DỮ LIỆU KHOẢNG ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ SẴN LÒNG TRẢ (WTP).
................................................................................................................... 24
3.3. MÔ HÌNH VỀ WTP........................................................................... 27
3.3.1. Mô hình lý thuyết về WTP. ............................................................. 27
3.3.2. Mô hình phân tích dữ liệu nhị phân (dichotomous) CV. ............ 29
3.3.2.1. Mô hình thoả dụng ngẫu nhiên (Random Utility Model - RUM).
............................................................................................................... 29
3.3.2.2. Mô hình giá sẵn lòng trả ngẫu nhiên (The Random WTP Model).
............................................................................................................... 30
3.3.3. Ứng dụng Stata xử lý dữ liệu CV theo phương pháp của Alejandro
López-Feldman. .................................................................................... 31

3.4. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
CHỌN MẪU ............................................................................................. 33
3.4.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................... 34


3.4.2. Chọn mẫu .................................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .................................................... 38
4.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ. ................................ 38
4.1.1. Phân tích các biến kinh tế - xã hội. ............................................. 38
4.1.2. Sản xuất lúa và những rủi ro gặp phải trong quá khứ. ................ 39
4.1.3. Thái độ với rủi ro và kinh nghiệm về bảo hiểm. ......................... 43
4.1.4. Sẵn sàng tham gia (WTJ) và giá sẵn lòng trả (WTP). ................ 45
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH WTJ. .......................................................... 48
4.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH WTP........................................................... 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ý nghĩa

STT

Từ viết tắt

1

SXNN


Sản xuất nông nghiệp

2

BHNN

Bảo hiểm nông nghiệp

3

BH

Bảo hiểm

4

NN

Nông nghiệp

5

CP

Châu Phú

6

WTJ


Sẵn sàng tham gia (Willingness To Join)

7

WTP

Sẵn sàng trả (Willingness To Pay)

8

CVM

9

CV

Đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation)

10

PPP

Quan hệ đối tác công tư

11

ĐBSCL

12


VN

13

VNĐ

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent
Valuation Method)

Đồng bằng sông Cửu Long
Việt Nam
Việt Nam Đồng


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

STT

Trang

1

Bảng 3.1. Bảng câu hỏi Bidding Game.

26

2


Bảng 3.2: 4 trường hợp trong trả lời WTP

28

Bảng 4.1: Bảng thống kê đặc điểm kinh tế - xã hội của nông

36

3

hộ

4

Bảng 4.2: Năng suất trung bình của 3 vụ lúa trong năm

38

5

Bảng 4.3: Tỷ lệ chấp nhận mức giá B1

43

Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa mức giá ban đầu B1 và câu trả

44

6


lời 1

7

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các biến độc lập tới WTJ

45

8

Bảng 4.6: Tác động biên của các biến độc lập đến WTJ

46

9

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy WTP (không có biến kiểm soát)

49

10

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các biến độc lập đến WTP

50

Bảng 4.9: Giá trị trung bình của các biến độc lập tác động

52


11

đến WTP


DANH SÁCH HÌNH
STT

Hình

Trang

1

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất WTJ

18

2

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu WTP trong đề tài

19

3

Hình 3.1: Kịch bản phương pháp Bidding

25


4

3

4

5

Hình 4.1: Tỷ lệ hộ sử dụng đất nông nghiệp theo hộ: nhỏ,
trung bình và lớn
Hình 4.2: Tỷ lệ hộ bị tổn thương so các hộ khác trong xã
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ hộ yêu thích rủi ro có được của nông
hộ
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ hộ yêu thích rủi ro mất mát của nông
hộ

37

39

40

41

6

Hình 4.5: Kết quả đánh giá ngẫu nhiên

42


7

Hình 4.6: Tỷ lệ % chấp nhận mứa giá Bid1

44


1
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra được giá sẵn lòng trả cho việc mua
bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất ở huyện Châu Phú - tỉnh An Giang và xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm. Xem xét các yếu tố nào
tác động đến sự sẵn sàng tham gia (WTJ) mua bảo hiểm cây lúa, những yếu tố nào
ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả (WTP) của nông hộ về việc mua bảo hiểm cây lúa
và đề ra các gợi ý chính sách nhằm góp phần tăng số người tham gia mua bảo hiểm
cây lúa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: có tất cả 8 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động
đến sự sẵn sàng tham gia (WTJ)của nông hộ về việc có mua bảo hiểm cây lúa hay
không.Đồng thời cũng xác định được 4 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động đến giá
sẵn lòng trả (WTP) của nông hộ để từ đó tính toán được mức giá sẵn lòng trảcho
việc mua bảo hiểm cây lúa của nông hộ khu vực nghiên cứu là 43.300 VNĐ, mức
giá này cao hơn mức giá tham khảo trước khi thu thập số liệu và cao hơn mức giá
của Trang (2013) nghiên cứu tương tự ở tỉnh Đồng Tháp.
Hai trong số những gợi ý chính sách mà tác giả đưa ra để tăng số người tham
gia mua bảo hiểm cây lúa là: thứ nhất là tăng cường công tác tuyên truyền đến các
nông hộ về BHNN thông qua các hình thức trên đài phát thanh địa phương, các tổ
chức xã hội ở địa phương, các tổ trưởng, tờ rơi, các công ty vật tư nông nghiệp để
tăng cường sự hiểu biết của nông hộ về những ích lợi của việc tham gia mua bảo

hiểm; thứ hai là tạo lòng tin cho nông hộ và có cơ chế đền bù linh hoạt theo thực tế
ở xã thay vì sử dụng chỉ số năng suất để xác định mức độ thiệt hại dùng chung của
huyện khi có thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra.


2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Nội dung chương 1 trình bày cáchđặt vấn đề chọn đề tài nghiên cứu, nêu các
câu hỏi mục tiêu nghiên cứu, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu và
trình bày bố cục của luận văn.

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Sản xuất nông nghiệp (SXNN) là ngành sản xuất đối mặt với nhiều vấn đề
không chắc chắn như giá cả yếu tố đầu vào, giá nông sản và nhất là tình hình dịch
bệnh, tình hình thời tiết không ổn định. Điều này ảnh hưởng lớn đến năng suất thu
hoạch và thu nhập sau cùng của nông dân. Những điều không chắc chắn trong sản
xuất có thể gây ra những rủi ro đáng kể trong thu nhập và đặc biệt gây bất lợi cho
những hộ sản xuất nhỏ hoặc những hộ nghèo sống bằng nghề nông nghiệp ở các
nước đang phát triển (Sarris và cộng sự, 2006). Hầu hết các nông hộ đều tự đầu tư
vào quản lý rủi ro và sử dụng những chiến lược quản trị rủi ro như tự bảo hiểm (tiết
kiệm phòng bị), đa dạng hoá cây trồng,vay mượn (có thể là vay mượn của người
thân, hàng xóm). Tuy nhiên, những nông hộ này có thể thất bại trong việc đối phó
với những cú sốc nghiêm trọng trong sản xuất nông nghiệp (Ramasubramanian,
2012).Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là công cụ tài chính cần thiết góp phần quan
trọng vào sự duy trì ổn định phát triển trong sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Quốc
Nghi,2011). Do đó, việc thiết kế một sản phẩm BHNN tốt sẽ giúp cho những hộ sản
xuất nông nghiệp quản lý được rủi ro tiềm năng trong sản xuất là mục tiêu quan
trọng ở các nước đang phát triển (Miranda và Farrin, 2012 ).
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn

định chính trị và xã hội của Việt Nam với 70% dân số sống ở nông thôn và 44,8%
dân số cả nước sống bằng nghề nông nghiệp (Kết quả điều tra NN-NT năm 2011,
Tổng Cục Thống kê Việt Nam) và lúa là cây trồng chủ yếu tạo ra thu nhập trong
nông nghiệp (Ninh, 2007). Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam manh


3
múnlà chủ yếu, ruộng đất bị xé lẻ, phần lớn nông hộ có quy mô diện tích đất sản
xuất nhỏ (diện tích ruộng đất bình quân chỉ có 0,6 ha/hộ vào loại thấp nhất thế giới),
rải rác (Nguyễn Duy Vĩnh, 2013). Bên cạnh đó, việc sản xuất nông nghiệp của Việt
Nam thường phải đối mặt với nhiều rủi ro từ thời tiết, dịch bệnh,… những rủi ro
này đã gây ra thiệt hại cho Việt Nam mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng và xu hướng phát
triển nông nghiệp theo hướng tập trung như hiện nay thì nhu cầu bảo hiểm cho nông
nghiệp để đối phó với những rủi ro như vậy là rất cấp bách (Nguyễn Quốc Nghi,
2011).
Chương trình bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam được triển khai khá sớm,
năm 1983 Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã triển khai bảo hiểm nông nghiệp trên cây
lúa ở hai huyện Vụ Bản và Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Định, thực hiệnbảo hiểm theo
phương pháp tiếp cận truyền thống;đến năm 1998 đã mở rộng dịch vụ bảo hiểm tới
26 tỉnh, thành trong cả nước với 200.000 ha lúa được bảo hiểm;đến năm 1999, Bảo
Việt phải loại bỏ lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp này vì chi phí quản lý
cao và rủi ro nên không mang lại lợi nhuận. Đến năm 2001, Công ty Bảo hiểm
Groupama có 100% vốn đầu tư nước ngoài, đã rút kinh nghiệm của Công ty Bảo
Việt nên chỉ triển khai dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cho cây trồng, vật nuôi ở
những trang trại, hộ chăn nuôi lớn và vừa để giảm chi phí quản lý, chủ yếu thực
hiện ở thị trường đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL), nhưng đến năm 2006 Công
ty cũng ngừng hoạt động bảo hiểm nông nghiệp này. Thất bại của hai đợt bảo hiểm
trong quá khứ chủ yếu do chi phí quản lý bảo hiểm quá cao; rủi ro về trục lợi; nông
dân Việt Nam sống chủ yếu theo tình làng nghĩa xóm nên khi có rủi ro xảy ra
thường bảo vệ quyền lợi cho nhau; sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chủ yếu với

qui mô diện tích/nông hộ không lớn nên chi phí quản lý rủi ro cao; kỹ thuật canh tác
nông nghiệp của người dân chủ yếu là theo kinh nghiệm, trình độ chuyên môn còn
yếu, chủ yếu lao động chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó, doanh thu BHNN chiếm tỷ
trọng không đáng kể so tổng doanh thu từ bảo hiểm phi nhân thọ và chỉ có khoảng
1% cây trồng, vật nuôi được bảo hiểm, chiếm tỷ trọng quá nhỏ đối với một nước


4
nông nghiệp như Việt Nam trong khi thiệt hại mỗi năm do dịch bệnh, thiên tai lên
tới hàng ngàn tỷ đồng (Nguyễn Quốc Nghi, 2011).
Có hai phương pháp tiếp cận BHNN nói chung, bảo hiểm cây trồng nói
riêng, đó là phương pháp bảo hiểm truyền thống (hay còn gọi là bảo hiểm bồi
thường) và phương pháp tiếp cận mới làbảo hiểm theo chỉ số. Nét đặc trưng của bảo
hiểm bồi thường là lấy mức độ thiệt hại, tổn thất của nông hộ, tổ chức làm căn cứ
xét bồi thường (Nguyễn Tuấn Sơn, 2008).Theo Hazell và Pomareda (1986), bảo
hiểm truyền thống đòi hỏi cần phải giám định mức độ thiệt hại để tiến hành bồi
thường.Phương pháp này có ưu điểm là bám sát tổn thất thực tế của nông hộ; tuy
nhiên nó gặp phải khó khăn khi đòi hỏi phải có số liệu thống kê năng suất cây trồng
nhiều năm của nông hộ, cũng như khó khăn trong xác định mức độ thiệt hại và tốn
kém chi phí.Bảo hiểm bồi thường không phát huy tính cộng đồng và phát sinh rủi ro
đạo đức, dễ dẫn đến trục lợi bảo hiểm.
Phương pháp bảo hiểm theo chỉ số khắc phục được các nhược điểm của bảo
hiểm truyền thống, bồi thường dựa trên các chỉ số khách quan và mức bồi thường
tương ứng với mỗi chỉ số nên không cần giám định mức độ thiệt hại của từng cá
nhân; mức độ bồi thường được tính trên cơ sở năng suất bình quân nhiều năm
chung của cả vùng hay tiểu vùng(Nguyễn Tuấn Sơn, 2008). Để đảm bảo mức bồi
thường hợp lý thì mức độ bồi thường được tính trên cơ sở năng suất bình quân trong
nhiều năm của cả vùng hay tiểu vùng sinh thái (Đài Tiếng nói Việt Nam, 2010).
Phương pháp bảo hiểm theo chỉ số này dễ hiểu, dễ xác định mức bồi thường, khách
quan và không chịu tác động từ một cá nhân nào và giúp giảm chi phí quản lý vì

không cần giám định tổn thất từng nông hộ; tuy nhiên, bảo hiểm theo chỉ số vẫn còn
một số nhược điểm như: những nông hộ tham gia bảo hiểm có thể không được bồi
khi có thiệt hại hoặc được bồi thường ngay cả khi không có thiệt hại cũng như số
tiền bồi thường có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức thiệt hại (Nguyễn Tuấn Sơn,
2008).
Hiện nay có hai dòng bảo hiểm theo chỉ số chính áp dụng trong BHNN nói
chung, bảo hiểm cây trồng nói riêng, đó là: bảo hiểm theo chỉ số thời tiết và bảo


5
hiểm theo chỉ số năng suất.Theo (Nguyễn Tuấn Sơn, 2008),bảo hiểm theo chỉ số
thời tiết vẫn còn một số hạn chế như: phạm vi bảo hiểm bị hạn chế (chỉ bảo hiểm rủi
ro do thời tiết, các vấn đề khác gây thiệt hại thì không được bảo hiểm), lập bản đồ
các vùng rủi ro đồng nhất để làm cơ sở cho việc xác định chỉ số thời tiết; và theo
Trang (2013), BHNN theo chỉ số thời tiết còn có một số nhược điểm như khó khăn
trong thiết kế chỉ số để đo lường bảo hiểm, tốn kém chi phí ban đầu thực hiện, khó
đo lường ở các khu vực xa trạm thời tiết,bảo hiểm theo chỉ số năng suất khu vực
khắc phục được các hạn chế của bảo hiểm theo chỉ số thời tiết.
Theo (2011), kinh nghiệm của các nước đi trước trong
việc thiết kế sản phẩm BH và xử lý các hạn chế như sau: để đảm bảo quy luật số
đông trong BH các nước đã hỗ trợ phí BH khá cao hoặc như ở Nhật triển khai mô
hình BH tương hỗ, khi đó nông hộ không những nhận được bồi thường khi xảy ra
rủi ro mà còn có quyền nhận lãi suất từ hoạt động đầu tư của tổ chức tương hỗ; để
hạn chế trong việc lựa chọn bất lợi, ở Mỹ và Nhật quy định bắt buộc các nông hộ
mua BH hoặc ở Ấn Độ và Philippin quy định bắt buộc mua BH đối với nông hộ vay
ngân hàngSXNN. Việc thiết kế sản phẩm BH ở các nước khá đa dạng và linh hoạt
như BH sản lượng cho từng cá nhân riêng lẻ, BH sản lượng theo chỉ số vùng nhằm
tiết kiệm chi phí, BH doanh thu, BH thu nhập cho người sản xuất, BH thiên tai,…
tuỳ theo đặc thù SXNN của mỗi nước mà họ thiết kế sản phẩm phù hợp.
Theo Lê Nguyễn Đoan Khôi (2011), hiện nay ĐBSCL là vựa lúa và thuỷ sản

lớn nhất Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong phát triển SXNN (Theo website
Tổng cục Thống kê, năm 2011 diện tích cây lúachiếm 53,5% và diện tích nuôi trồng
thuỷ sản chiếm 70,1% so cả nước), nhưng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi
khí hậu. Theo Nguyễn Thị Lang (2012), sản xuất lúa ở ĐBSCL gặp nhiều thách
thức do thay đổi khí hậu, nước biển dâng, nước mặn xâm nhập, diện tích đất nông
nghiệp giảm, sâu bệnh gây hại ngày càng nghiêm trọng,…; trong đó, An Giang là
một trong những tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL bị ngập sâu, chủ yếu gieo trồng
lúa trong mùa khô và đầu mùa mưa trước khi lũ tràn về; nhưng được phù sa bồi đắp
và là một trong những tỉnh cung cấp lúa gạo chủ yếu của cho khu vực ĐBSCL, nhất


6
là cho xuất khẩu nên khi có biến động sản lượng sẽ ảnh hưởng sản lượng chung cả
vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam
đang đứng trước sức ép đòi giảm bớt trợ cấp nông nghiệp. Do đó, việc tìm ra giải
pháp hỗ trợ nông dân trong sản xuất lúa hiện nay khá cần thiết.
Ngày 01/3/2011 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc
thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, bảo hiểm theo chỉ số
năng suất này nhằm giúp cho những hộ sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục
và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra và sự biến
động của giá lúa trong thời gian qua có ảnh hưởng đến thu nhập của hàng triệu nông
dân vùng ĐBSCL, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội nông thôn, thúc đẩy
sản xuất nông nghiệp. Thí điểm bảo hiểm này thực hiện trên trồng trọt, chăn nuôi và
thuỷ sản. Với mức hỗ trợ của Nhà nước và đối tượng được hỗ trợ (đính kèm ở Phụ
lục A). Theo báo cáo sơ bộ kết thúc một năm triển khai thực hiện thí điểm BHNN
theo chỉ số này tại Nghệ An (ngày 06/7/2012) thì số hộ tham gia mua bảo hiểm
khoảng trên 150 nghìn hộ tham gia với 37 nghìn ha được bảo hiểm, chưa được 3%
diện tích lúa cả nước; nhìn chung, việc triển khai thí điểm bảo hiểm còn gặp nhiều
khó khăn do việc xác định mức phí bảo hiểm và những hiểu biết của nông hộ về bảo
hiểm nông nghiệp theo chỉ số.

Vấn đề đặt ra là xác định được mức phí bảo hiểm mà nông hộ sẵn sàng trả để
mua bảo hiểm và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia mua bảo
hiểm của nông hộ. Từ đó có giải pháp cho gia tăng việc tham gia mua bảo hiểm của
nông hộ.
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây
lúa, cũng như nghiên cứu về ảnh hưởng lũ đến các nông hộ sản xuất lúa như nghiên
cứu của Phạm Lê Thông (2013) về Mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của
các nông hộ ở Cần Thơ; nghiên cứu của Võ Hồng Tú và cộng sự (2012) về Tính tổn
thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại An Giang và các giải pháp ứng phó
(nghiên cứu tại địa bàn huyện An Phú); nghiên cứu của Trang (2013) thực hiện về
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mua bảo hiểm và xác định giá sẵn lòng trả cho


7
bảo hiểm cây lúa cùng thực hiện ở 02 huyện Tân Hồng, Thanh Bình tỉnh Đồng
Tháp; trong khi chưa có nghiên cứu nào thực hiện ở huyện Châu Phú tỉnh An
Giang. Như vậy, ở khu vực phía Nam sông Hậu và ở tiếp tỉnh An Giang đã có
nghiên cứu về mức giá sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của nông hộ nhưng chưa
có nghiên cứu về mức giá sẵn lòng trả cho bảo hiểm rủi ro thiên tai, lũ lụt.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn địa bàn huyện Châu Phú – An
Giang để nghiên cứu đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo
hiểm và giá sẵn lòng trả cho bảo hiểm cây lúa ở huyện Châu Phú - An Giang.

1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ước tính được giá sẵn lòng trả cho việc
mua bảo hiểm cây lúa theo chỉ số năng suất ở tỉnh An Giang và xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm. Cung cấp bằng chứng thực nghiệm để
giải thích những thách thức mà sản phẩm bảo hiểm cây lúa hiện nay đang đối mặt.
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thì nghiên cứu này cần trả lời được các
câu hỏi sau:

+ Nông hộ trồng lúa có sẵn sàng tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp
không?
+Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến việc sẵn sàngtham gia (WTJ) mua bảo
hiểm cây lúa của nông hộ?
+ Ước lượng được giá sẵn lòng trả (WTP) cho bảo hiểm cây lúa của nông
hộ?
+Những người tham gia chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa có ảnh
hưởng đến giá sẵn lòng trả (WTP) hay không?


8
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Số liệu sơ cấp của đề tài được trích xuất từ bộ dữ liệu nghiên cứu thực tiễn
các huyện tại Đồng bằng song Cửu Long phục vụ dự án nghiên cứu của nghiên cứu
sinh (Thầy) Phùng Thanh Bình, Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh, với sự đồng ý của tác giả. Số liệu tại huyện Châu Phú sử dụng trong
đề tài này bao gồm: 169 hộ, tại 02 xã, được điều tra phỏng vấn vào thời điểm tháng
01 năm 2013.
- Mô hình nghiên cứu chủ yếu của đề tài là: mô hình giá sẵn lòng trả của
nông hộ cho chi phí bảo hiểm nông nghiệp.
- Phương pháp phân tích sử dụng chính là: phương pháp thống kê mô tả,
đánh giá ngẫu nhiên CVM (contingent valuation method) và phương pháp xây dựng
câu hỏi tương tác IB (interactive bidding).

1.4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Nghiên cứu đề tài viết trong luận văn này được chia thành 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu những vấn đề cơ bản của luận văn bao gồm: đặt vấn
đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, tổng quát về phương pháp thực hiện.
- Chương 2: trình bày cơ sở lý thuyết, các khái niệm, mô hình lý thuyết về
giá sẵn lòng trả, tổng quan về địa bàn nghiên cứu và chọn mẫu.

- Chương 3: mô tả chi tiết thực hiện nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên về giá
sẵn lòng trả theo phương pháp của López-Feldman.
- Chương 4: Trình bày các kết quả nghiên cứutheo trình tự các câu hỏi
nghiên cứu đã đặt ra.
- Chương 5: Kết luận.
Tóm lược Chương 1: SXNN đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
của Việt Nam, đặc biệt ở vùng ĐBSCL thì lúa là cây trồng chủ yếu tạo ra thu nhập
trong SXNN. Những rủi ro trong SXNN đã gây thiệt hại mỗi năm hàng nhìn tỷ đồng.


9
BHNN theo chỉ số khắc phục được những rủi ro đó. Hiện nay chưa có nghiên cứu
nào thực hiện ở huyện Châu Phú về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến WTJ và
xác định WTP trong BH cây lúa.Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra được các
nhân tố ảnh hưởng đến WTJ và xác định WTP cho BH cây lúa. Số liệu từ dự án
nghiên cứu của Thầy Phùng Thanh Bình. Sử dụng mô hình giá sẵn lòng trả trong
nghiên cứu.Phương pháp xử lý là thống kê mô tả, đánh giá ngẫu nhiên CVM và
phương pháp xây dựng câu hỏi IB.


10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình lý thuyết áp dụng
cho nghiên cứu. Trong đó có hai mô hình nghiên cứu khác nhau: (i) Mô hình sẵn
sàng tham gia (WTJ) mua bảo hiểmvới biến phụ thuộc WTJ xác định việc tham gia
mua bảo hiểm của nông hộ trồng lúa và các yếu tố có ảnh hưởng tăng hay giảm đến
quyết định tham gia này; (ii) Mô hình sẵn sàng trả (WTP) cho việc mua bảo hiểm
với biến phụ thuộc WTP là ý định xác định mức phí bảo hiểm mà nông hộ có thể
sẵn sàng chi trả cho việc mua bảo hiểm cây lúa và các yếu tố có ảnh hưởng tăng hay

giảm đến quyết định này.Đồng thời trình bày bảng câu hỏi điều tra khảo sát, thu
thập số liệu, số lượng mẫu.

2.1. LÝ THUYẾT VỀ LỰA CHỌN BẤT LỢI VÀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC.
Thuật ngữ lựa chọn bất lợi (adverse selection) thường được sử dụng trong
ngành bảo hiểm.Bảo hiểm rủi ro về các loại cây trồng ở Mỹvà một số nước khác
trên thế giới thường bị thất bại trên khía cạnh thương mại, do các khoản bồi thường
bảo hiểm vượt quá thu nhập và chi phí hành chính, thậm chí trong những năm thời
tiết tốt, sự thất bại của rủi ro bảo hiểm cây trồng này chủ yếu vấn đề lựa chọn bất lợi
và rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại). Rủi ro đạo đức có nghĩa là người mua bảo hiểm có
thể thay đổi hành vi sau khi đã mua bảo hiểm sao cho vẫn đạt được mức tối ưu cần
thiết, bởi vì bảo hiểm là làm giảm sự mất mát liên quan, những sự thay đổi đó có
thể làm tăng xác suất xảy ra sự cố hoặc làm tăng mức độ nghiêm trọng của sự mất
mát; trong khi lựa chọn bất lợi có nghĩa là những người thường có khả năng xảy ra
những rủi ro, mất mát thì sẵn sàng cho việc mua bảo hiểm. Nếu công ty không phát
hiện những người như vậy thì thiệt hại sẽ xảy ra.Ví dụ: một nông dân trì hoãn ngày
trồng cây để chờ thông tin về thời tiết, nếu họ có thông tin về thời tiết tốt họ sẽ triển
khai trồng cây mà không cần mua bảo hiểm; ngược lại họ vẫn sẽ triển khai trồng
cây nhưng có mua bảo hiểm cây trồng (lựa chọn bất lợi); nhưng khi đã lựa chọn


11
mua bảo hiểm rồi, nông hộ có thể sẽ không chăm sóc tốt cây trồng và tìm giải pháp
né tránh các rủi ro như khi họ không mua bảo hiểm (rủi ro đạo đức)(Quiggin và
cộng sự, 1993).

2.2. BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC RỦI RO THƯỜNG XẢY RA
2.2.1. Rủi ro và giảm thiểu rủi ro trong nông nghiệp
Cộng đồng nông thôn ở các nước đang phát triển thường xuyên phải đối mặt
với nhiều rủi ro trong cuộc sống hàng ngày,hầu hết trong số họ có liên quan đến

sinh kế nông nghiệp; trong khi việc sản xuất nông nghiệp thì thường phải đối mặt
với nhiều rủi ro chủ yếu do thời tiết gây ra như sâu bệnh, ngập lụt, giông bão, hạn
hán,…. và thu nhập không chắc chắn do ảnh hưởng giá cả đầu ra (Trang, 2013).
Trọng tâm của nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào những rủi ro nói trên và việc
bảo hiểm cây lúa.
Theo Smith and Watts (2009), những hộ giàu có khả năng tự đảm bảo cuộc
sống của họ thông qua những tài sản dự trữ như tiền tiết kiệm gửi ngân hàng, việc
kinh doanh khác,… trong khi những hộ nông dân sống phụ thuộc chủ yếu vào
SXNN như cây trồng và thường đối mặt với giảm năng suất cây trồng do rủi ro về
thời tiết hoặc những cú sốc trong sản xuất nên gây thiệt hại lớn về thu nhập. Những
hộ nông dân này sẵn sàng bỏ ra một số chi phí để đối phó hoặc giảm thiểu những
rủi ro và các cú sốc gây thiệt hại cho thu nhập của họ. Một số yếu tố ảnh hưởng đến
việc những hộ nông dân sẵn sàng bỏ ra chi phí để giảm thiểumột phần hoặc hoàn
toàn những thiệt hại do rủi ro về thời tiết hoặc các cú sốc khác như:
(i) Quy mô, kích thước của những mất mát tiềm năng có thể xảy ra gây tổn
thất lớn đến thu nhập, tài sản của hộ dân. Ví dụ: ở các nước giàu như Nhật, Úc thì
họ có thể sẽ không mua bảo hiểm cho chiếc xe đạp vì giá trị không lớn đối với thu
nhập của họ, nhưng họ sẵn sàng bỏ ra chi phí mua bảo hiểm cho việc rò rỉ khí gas
gây cháy nhà vì ảnh hưởng lớn đến thu nhập của họ.


12

(ii) Một yếu tố quan trọng thứ hai là tần suất xảy ra những thiệt hại làm biến
động sản lượng cây trồng.Khi thiệt hại không xảy ra thường xuyên (khoảng 20-30
năm xảy ra một lần), mặc dù xảy ra thiệt hại lớn thì những hộ nông dân không
muốn bỏ ra những chi phí để giảm thiểu những rủi ro, thiệt hại tiềm năng này;
nhưng khi những thiệt hại xảy ra thường xuyên, mặc dù gây thiệt hại nhỏ thì những
hộ nông dân sẵn sàng bỏ ra một mức phí để giảm nhẹ thiệt hại.
(iii) Mức độ nghiêm trọng dự kiến xảy ra gây tổn thất đáng kể. Những hộ

dân có khả năng sẽ tìm cách để giảm thiểu rủi ro, mất mát khi những thiệt hại xảy ra
lớn.
(iv) Chi phí để giảm thiểu rủi ro. Trong quyết định về việc có nên bỏ ra
khoảng chi phí để mua bảo hiểm cho việc giảm thiểu rủi ro hay không, thì hộ nông
dân sẽ cân nhắc chi phí bỏ ra có đem lại lợi ích mong muốn của họ không?
(v) Phần thu nhập mà những hộ nông dân sẽ nhận lại được bao nhiêu khi bỏ
ra khoản phí cho việc giảm thiểu rủi ro. Những hộ dân thích được bồi thường căn cứ
vào những tổn thất thực tế họ phải gặp phải, tức là sản lượng và doanh thu của họ ở
mức thấp. Một phần quan trọng khác là khi xảy ra thiệt hại thì họ cần được khoản
bồi thường kịp thời.
(vi) Cân nhắc giữa khoản phí bỏ ro để giảm thiểu rủi ro so với những chiến
lược quản trị rủi ro thay thế. Những nông hộ, trang trại nông nghiệp sẽ xem xét các
chiến lược quản trị rủi ro của họ như đa dạng hoá cây trồng, đầu tư vào lĩnh vực
khác trồng trọt như chăn nuôi, đầu tư thuỷ lợi, hoặc trồng ở những nơi khác nhau,…
có rẻ tiền và hiệu quả hơn so với khoản phí bỏ ra để giảm thiểu rủi ro không?

2.2.2. Bảo hiểm cây trồng ở các nước đang phát triển.
Những người ủng hộ bảo hiểm nông nghiệp như là một chiến lược đối phó
rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, nó góp phần giúp nông dân có cách nhìn tốt hơn
về thay đổi mô hình sản xuất sao cho có lợi, tăng đầu tư khoa học công nghệ, đầu tư
nhiều hơn cho sản xuất, cải thiện thu nhập và đảm bảo nguồn cung cấp lương thực


13
cho quốc gia. Khi có bảo hiểm nông nghiệp, các ngân hàng cũng tự tin hơn trong
việc cho vay sản xuất nông nghiệp và có thể tăng tín dụng cho vay xứng đáng với
khoảng thu nhập dự kiến của họ.
Chương trình bảo hiểm nông nghiệp chủ yếu được thực hiện chủ yếu thông
qua sự bao cấp của Chính phủ hoặc thông qua quan hệ đối tác công tư (PPP). Do vai
trò quan trọng của nông nghiệp trong phát triển kinh tế và vấn đề rủi ro trong sản

xuất nông nghiệp nên Chính phủ thường có sự can thiệp quản lý rủi ro. Thực tế, bảo
hiểm nông nghiệp thường nhận được sự trợ cấp lớn từ Chính phủ và có sự can thiệp
mạnh mẽ. Các can thiệp bảo hiểm nông nghiệp chủ yếu nhằm mục đích là: bảo vệ
các hộ nông dân nghèo, các tổ chức tài chính cho vay sản xuất nông nghiệp, bảo
đảm các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, giảm dự trữ tài chính cho thiên tai cứu
trợ và phát triển mạng lưới an sinh xã hội tốt. Trong lịch sử, việc thực hiện bảo
hiểm cây trồng ở các nước thường bị thất bại do mức phí bảo hiểm thấp, xác định
bảo hiểm nông nghiệp chưa rõ ràng giữa mục tiêu thương mại và xã hội, thiếu quản
lý trong kiểm soát rủi ro và giám định tổn thất do thông tin bất cân xứng, chi phí
giao dịch cao và khả năng thanh toán của các công ty bao hiểm khi xảy ra các thảm
hoạ lớn. Tại Việt Nam, chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp dựa trên mối
quan hệ phát triển đối tác công tư (PPP) và việc thực hiện bảo hiểm dựa vào chỉ số
(Trang, 2013).

2.2.3. Bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số.
Bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số được đưa vào thí điểm ở Việt Nam như là
một biện pháp bảo vệ thu nhập của người nông và sinh kế của họ trước những tác
động không mong muốn từ môi trường bên ngoài. Khi xảy ra rủi ro đối với một loại
cây trồng cụ thể được bảo hiểm thì khoanh vùng thiệt hại và xác định mức giảm thu
nhập(Phạm Khánh Nam, 2013).
Theo website: www.snvworld.org (2013), khi năng suất thực tế sụt giảm ít
nhất 90% so với năng suất bình quân trong 3 mùa vụ tương ứng của 3 năm gần nhất


14
và được cơ quan có tính pháp lý xác nhận do thiên tai dịch bệnh quy định trong hợp
đồng thì sẽ được công ty bảo hiểm theo chỉ số năng suất bồi thường.
Trong đợt thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp Chính phủ đã có nhiều
chính sách hỗ trợ cho người nông dân nghèo và mức phí bảo hiểm cũng tương đối
phù hợp nhưng số lượng hợp đồng bảo hiểm cho người nghèo vẫn còn thấp do

người nông dân không sẵn lòng mua bảo hiểm để đối phó với rủi ro bởi vì: (i) với
những người hành xử theo theo kiểu ưa thích rủi ro, họ cho rằng họ có thể ước tính
xác suất xảy ra rủi ro một cách chính xác; (ii) đối với những người không ưa thích
rủi ro, họ cũng cho rằng xác suất xảy ra rủi ro thấp; hoặc kết hợp cả hai vấn đề trên
khi cho rằng xác suất xảy ra thấp và vừa chấp nhận rủi ro (Phạm Khánh Nam,
2013).

2.2.4. Những rủi ro cơ bản.
Ngoài những ưu điểm của bảo hiểm theo chỉ số, thì cũng còn tồn tại một số
nhược điểm như sự khác nhau về năng suất của các nông hộ, những tổn thất thực tế
và số tiền người dân nhận được từ bảo hiểm, có khi những nông hộ bị thiệt hại
nhưng không được bồi thường hoặc ngược lại không bị thiệt hại nhưng vẫn được
bồi thường, những điều này trái với nguyên tắc trong bảo hiểm khi có thiệt hại mới
được bồi thường; ngoài ra, năng suất lúa ở một vùng rộng lớn thường có sự khác
biệt do những đặc điểm về thời tiết, triều cường, thỗ nhưỡng nên mức độ tổn thất và
số tiền bảo hiểm cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, việc bảo hiểm theo chỉ số này được
chấp nhận nhằm đánh đổi những rủi ro trên để có chi phí giao dịch thấp. Để giảm
thiểu những rủi ro này, một chương trình bảo hiểm theo khu vực được đưa ra; trong
đó, nông hộ mua bảo hiểm sẽ trả mức phí và nhận được là như nhau vì năng suất sẽ
dao động ở mức trung bình của khu vực. Rủi ro của bảo hiểm theo chỉ số thời tiết
thường cao hơn bảo hiểm theo chỉ số năng suất, do bảo hiểm theo chỉ số năng suất
có thể có nhiều mối đe doạ hơn (Smith và Watts, 2009).


15
2.3. THÁI ĐỘ VỚI RỦI RO, NHẬN THỨC RỦI RO VÀ NHU CẦU BẢO
HIỂM.
2.3.1. Thái độ với rủi ro và nhu cầu bảo hiểm.
Thái độ đối với rủi ro là một quyết định lựa chọn quan trọng của một cá
nhân, hoạt động nông nghiệp ở các nước đang phát triển chịu nhiều rủi ro trong sản

xuất.Theo Ellis (1988), mô hình lý thuyết về thái độ của nông hộ đối với rủi ro
trong SXNN đã chỉ ra rằng: những nông hộ có mức thu nhập thấp thường sợ rủi ro
nên họ thường sử dụng không hiệu quả các nguồn lực trong SXNN và thích sản
xuất an toàn hơn là việc chấp nhận đầu tư rủi ro để đạt được tối đa hoá lợi nhuận
như sử dụng phân bón, máy móc, đổi mới trong canh tác,… nhằm ổn định thu nhập,
điều đó có thể ảnh hưởng đến những nổ lực làm giảm rủi ro trong sản xuất. Những
nông hộ có chấp nhận đánh đổi những rủi ro gặp phải với lợi ích kỳ vọng hay không
phụ thuộc vào thái độ của họ đối với rủi ro.
Trong nghiên cứu về cây cacao ở Bờ Biển Ngà, Kouame và Komenan (2012)
cho rằng sự lo ngại về rủi ro ảnh hưởng tích cực đến giá sẵn lòng trả cho bảo hiểm
cacao của nông hộ; Galarza và Carter (2010), trong một nghiên cứu ở Peru đã chỉ ra
rằng có mối quan hệ giữa sự lựa chọn các loại bảo hiểm và mức độ ưa thích rủi ro
của nông hộ. Trong khi đó, nghiên cứu của Clarke (2012) về lợi ích mà bảo hiểm
mang lại cho người dân nông thôn ở Bangladesh thì không có ý nghĩa thống kê của
mối quan hệ giữa sự lo ngại rủi ro và quyết định mua bảo hiểm của nông hộ.

2.3.2. Sự nhận thức đối với rủi ro và nhu cầu bảo hiểm.
Những nông hộ có quyết định mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro hay không
phụ thuộc vào khả năng nhận thức xảy ra và kích thước (mức độ nghiêm trọng) xảy
ra rủi ro, sự nhận thức này thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan như kinh
nghiệm trong quá khứ, độ tuổi, giới tính, những thông tin hậu quả về rủi ro có thể
xảy ra (Zweifel & Eisen, 2012).


16
Nếu cá nhân cho rằng khả năng xảy ra rủi ro là thấp thì họ thường là tự bảo
vệ mình trước những rủi ro, khi đó nhu cầu bảo hiểm thấp dần(Petrolia và cộng sự,
2011).
Hộ gia đình sẽ chi tiêu đầu tư nhiều hơn cho hoạt động giảm nhẹ sự mất mát
tiềm năng nếu như nó ảnh hưởng lớn mức thu nhập của nông hộ, cùng với tần suất

xảy ra mất mát (biến động năng suất) và kinh nghiệm trong quá khứ về mất mát do
rủi do có thể làm tăng nỗ lực giảm nhẹ sự mất mát đó (Smith & Watts, 2009).
Cách tốt nhất để biết quan điểm của nông hộ về nhận thức những rủi ro trong
hoạt động SXNN cũng như việc mua BH giảm nhẹ sự mất mát do rủi ro đó là hỏi
trực tiếp họ nhận thức như thế nào về những rủi ro xung quanh họ; đồng thời,
Weerdt (2005) cũng đã đưa ra mô-đun về sự nhận thức rủi ro để giúp xác định xác
suất sản lượng trong tương lai với các hoạt động cụ thể, trong đó nông hộ được
khuyến khích suy nghĩ về những rủi ro liên quan đến từng hoạt động như vậy, việc
xây dựng các cận trên và cận dưới của sự nhận thức sẽ giúp biết được nhận thức của
một người đối với các rủi ro liên quan đến đời sống sản xuất xung quanh họ”
(Weerdt, 2005).

2.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU BẢO HIỂM.
2.3.1. Các chiến lược quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro là nhằm tìm ra cách quản lý tốt hơn các rủi ro và hạn chế nó,
nhất là các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó có sự chuẩn bị thích hợp để hạn chế những rủi ro
xảy ra ở mức thấp nhất.Theo Ramasubramanian (2012), trong sản xuất nông nghiệp,
những nông hộ thường quản lý các rủi ro bằng các biện pháp như đa dạng hoá cây
trồng, tổ chức bao đê, thuỷ lợi hoặc làm các công việc khác để có thu nhập thêm
ngoài nông nghiệp nếu như họ cảm thấy chi tiền cho các hoạt động này có hiệu quả
hơn mua bảo hiểm nông nghiệp. Ngoài ra, những nông hộ nào có tham gia vào các
tổ chức xã hội ở địa phương, các tổ chức cho vay tiết kiệm,...cũng có thể ảnh hưởng
đến khả năng mua bảo hiểm của họ (Clarke, 2011).


×