BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
********************
TỪ MINH HÒA
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG TRONG CÁC CƠ
SỞ CHĂN NUÔI HEO VÀ GÀ Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM
Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG
Tháng 2/2011
i
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Quý Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tạo điều kiện học tập và truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn
T.S. Lê Anh Phụng
Đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tiểu luận.
BSTY. Trần Thị Mai Anh Đào
Đã tận tình chỉ dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện tiểu luận tốt
nghiệp để hoàn thành tiểu luận này.
Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo và các cô, chú, anh, chị công tác tại Trung Tâm Vệ Sinh Thú Y
TWII. Đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại đây.
Thành kính ghi ơn
Ông bà, cha mẹ người đã sinh thành, dạy dỗ và là điểm tựa tinh thần cho con
lòng biết ơn sâu sắc.
Cảm ơn
Tất cả các bạn trong và ngoài lớp đã cùng tôi chia sẽ những vui buồn trong
học tập cũng như giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành tiểu
luận tốt nghiệp này.
Từ Minh Hòa
ii
TÓM TẮT TIỂU LUẬN
Tiểu luận “ Kiểm tra chất lượng nước dùng trong các cơ sở chăn nuôi heo và
gà ở một số tỉnh phía nam ” được thực hiện từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm
2010 tại 100 cơ sở chăn nuôi bao gồm 40 CSCN gà và 60 CSCN heo thuộc vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, đối chiếu với yêu cầu của tiêu chuẩn Ngành Thú Y
10 TCN 680 – 2006, kết quả kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa và vi sinh của nước dùng
trong chăn nuôi được xét nghiệm ở Trung Tâm Kiểm Tra Vệ Sinh Thú Y TWII
chúng tôi được kết quả như sau:
Tỷ lệ các CSCN gà đạt về từng chỉ tiêu như sau:
- Chỉ tiêu pH là 80%.
- Chỉ tiêu Fe là 95%.
- Chỉ tiêu COD và BOD là 100%.
- Chỉ tiêu Tổng số vi khuẩn hiếu khí là 82,5%.
- Chỉ tiêu Coliforms là 67,5%.
- Chỉ tiêu Coliforms phân là 60%.
Tỷ lệ các CSCN heo đạt về từng chỉ tiêu như sau:
- Chỉ tiêu pH là 100%.
- Chỉ tiêu Fe là 70%.
- Chỉ tiêu COD và BOD là 100%.
- Chỉ tiêu Tổng số vi khuẩn hiếu khí là 96,67%.
- Chỉ tiêu Coliforms là 58,33%.
- Chỉ tiêu Coliforms phân là 48,33%.
Tỷ lệ các CSCN heo và CSCN gà đạt yêu cầu về các chỉ tiêu thuộc hai vùng là
39%. Trong đó ở vùng Đông Nam Bộ là 40,35% và ở vùng Tây Nam Bộ là 37,21%.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ……………………………………………………...……………. ii
TÓM TẮT TIỂU LUẬN ………………………………………..……………....iii
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................viii
BIỂU ĐỒ .............................................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ .................................................................................ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ……….………………………………………………....1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………….1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ………………………………………………....2
1.2.1. Mục đích ……...……………………………………………………………2
1.2.2. Yêu cầu …………………………………………………………………….2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ………………..…………………………………..3
2.1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG SỰ SỐNG SINH VẬT …………………...3
2.1.1. Khái niệm …………………………………………………………………..3
2.1.2. Một số yếu tố liên quan đến tính chất của nước …………………………...3
2.1.2.1. pH ……………………………………………………………………..…...3
2.1.2.2. Fe ……………………………………………………………………….. 4
2.1.2.3. Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand ) …………..… 4
2.1.2.4. Nhu cầu oxy sinh học (BOD – Biological Oxygen Demand ) ………..…...4
2.2. NƯỚC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI ………………………………….5
2.2.1. Tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp về nước dùng trong chăn nuôi ……… 5
2.2.2. Những loại nước thường sử dụng trong chăn nuôi ……………………….. 5
2.2.2.1. Nước mưa ………………………………………………………………..5
2.2.2.2. Nước bề mặt ………………………………………………………....…...6
2.2.2.3. Nước ngầm …………………………………………………………..…….7
2.3. SỰ Ô NHIỄM NƯỚC …………………………………………………..……..7
2.3.1. Định nghĩa ……………………………………………………………..…….7
iv
2.3.2. Nguồn gốc ô nhiễm ………………………………………………………...7
2.3.3. Phân loại ô nhiễm .…………………………………………………………8
2.3.3.1. Ô nhiễm do tác nhân vật lý ………………………………………………8
2.3.3.2. Ô nhiễm do tác nhân hóa học …………………………………………….8
2.3.3.3. Ô nhiễm do tác nhân sinh học ………………………………………..……9
2.3.3.4. Vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước ………………………………..………9
2.4. SÁT TRÙNG NƯỚC UỐNG ……………………………………………..…10
2.5. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ NƯỚC DÙNG
TRONG CƠ SỞ CHĂN NUÔI …………………………………………………..11
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG – VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP …….………….12
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ……………………………………………….12
3.1.1. Thời gian ………………………………………………………………….12
3.1.2. Địa điểm …………………………………………………………………..12
3.2. NỘI DUNG …………………………………………………………………12
3.3. VẬT LIỆU ………………………………………………………………….12
3.3.1. Mẫu khảo sát ……………………………………………………………...12
3.3.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ……………………………………………..12
3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN …………………………………………….13
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu nước dùng và bố trí số mẫu nước dùng …………..13
3.4.1.1. Bố trí lấy mẫu nước dùng ở một số cơ sở chăn nuôi lớn ở hai vùng Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ …………………………………………………………13
3.4.1.2. Phương pháp lấy mẫu …………………………………………………..13
3.4.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu vi sinh ………………………………14
3.4.2.1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí …………………………………………..…....14
3.4.2.2. Coliforms và coliforms phân ……………………………………….…..16
3.4.3. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý hóa ……………………………….16
3.4.3.1. pH ………………………………………………………………………...16
3.4.3.2.
Fe ……………………………………………………………………….17
3.4.3.3. COD …………………………………………………………………….18
v
3.4.3.4.
BOD .........................................................................................................18
3.4.4. Chỉ tiêu theo dõi …………………………………………………………....19
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU ………………………………………………………..…...21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………………………………..…..22
4.1. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu lý hóa ở CSCN gà …………………………...22
4.1.1. Đo lường các chỉ tiêu lý hóa ở CSCN gà ……………………....................22
4.1.2. Tỷ lệ mẫu nước đạt các chỉ tiêu lý hóa ở CSCN gà ………………………23
4.2. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu lý hóa ở CSCN heo ………………………….25
4.2.1. Đo lường các chỉ tiêu lý hóa ở CSCN heo ………………………………..25
4.2.2. Tỷ lệ mẫu nước đạt các chỉ tiêu lý hóa ở CSCN heo ……………………..27
4.3. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu vi sinh ở CSCN gà …………………………..28
4.3.1. Đo lường các chỉ tiêu vi sinh ở CSCN gà ………………………………...28
4.3.2. Tỷ lệ mẫu nước đạt các chỉ tiêu vi sinh ở CSCN gà ……………………...30
4.4. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu vi sinh ở CSCN heo …………………………31
4.4.1. Đo lường các chỉ tiêu vi sinh ở CSCN heo ………………………………31
4.4.2. Tỷ lệ mẫu nước đạt các chỉ tiêu vi sinh ở CSCN heo ……………………33
4.5. Tỷ lệ mẫu nước đạt yêu cầu về các chỉ tiêu khảo sát ở các CSCN heo và CSCN
gà thuộc hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ ………………………35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................37
5.1. Kết luận ……………………………………………………………………..37
5.2. Đề nghị ……………………………………………………………………...37
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………….38
PHỤ LỤC 1 ……………………………………………………………………...39
PHỤ LỤC 2 ……………………………………………………………………...39
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ …………………………………………………….40
vi
CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
CSCN: Cơ sở chăn nuôi
TCN: Tiêu chuẩn ngành
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TSVKHK: Tổng số vi khuẩn hiếu khí
VK: Vi khuẩn
TIẾNG ANH
COD: Chemical Oxygen Demand
BOD: Biological Oxygen Demand
MPN: Most Probable Number
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi ……………………………...5
Bảng 2.2: Đặc điểm lý hóa của nước mưa ………………………………………..6
Bảng 2.3: Thành phần hóa học trung bình của nước sông, hồ ……………………6
Bảng 3.1: Bố trí lấy mẫu nước dùng …………………………………………..13
Bảng 3.2: Nồng độ BOD tương ứng với thể tích mẫu nước dùng …………….19
Bảng 3.3: Bảng tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi ……….……………….20
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu lý hóa ở CSCN Gà .................................22
Bảng 4.2: Tỷ lệ mẫu nước đạt yêu cầu về chỉ tiêu lý hóa ở CSCN Gà ...................24
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu lý hóa ở CSCN Heo ...............................25
Bảng 4.4: Tỷ lệ mẫu nước đạt yêu cầu về các chỉ tiêu lý hóa ở CSCN Heo ........27
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu vi sinh ở CSCN Gà ................................28
Bảng 4.6: Tỷ lệ mẫu nước đạt yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh ở CSCN Gà ................30
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát các chỉ tiêu vi sinh ở CSCN Heo ..............................32
Bảng 4.8: Tỷ lệ mẫu nước đạt yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh ở CSCN Heo ................34
Bảng 4.9: Tỷ lệ mẫu nước đạt yêu cầu về các chỉ tiêu ở CSCN Heo và CSCN
Gà .........................................................................................................35
BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ mẫu nước đạt yêu cầu các chỉ tiêu ở các CSCN Heo và CSCN
Gà .....................................................................................................36
viii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1: Phương pháp phân tích TSVKHK của mẫu nước dùng ......................14
Sơ đồ 3.2: Phương pháp phân tích Coliforms và Coliforms phân của mẫu nước
...................dùng........................................................................................................16
Sơ đồ 3.3: Phương pháp phân tích pH của mẫu nước dùng ..................................17
Sơ đồ 3.4: Phương pháp phân tích Fe của mẫu nước dùng ..................................17
Sơ đồ 3.5: Phương pháp phân tích COD của mẫu nước dùng ..............................18
ix
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với đà phát triển của xã hội trong giai đoạn đổi mới, ngành chăn nuôi
cũng đạt được những thành tích đáng kể. Số lượng heo và số lượng gà liên tục tăng
qua các năm. Đông Nam Bộ có số đầu heo là 2611,7 ngàn con/năm 2009 và gà
17645 ngàn con/năm 2009, Tây Nam Bộ có số đầu heo là 3730,8 ngàn con/năm
2009 và gà 55800 ngàn con/năm 2009 (Tổng cục thống kê, 2010). Đông Nam Bộ và
Tây Nam Bộ là các vùng đứng đầu về phương thức chăn nuôi trang trại. Với
phương thức chăn nuôi mới, công tác vệ sinh thú y, an toàn sinh học cũng được chú
trọng hơn.
Trong chăn nuôi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đàn thú như: không
khí, nước, thức ăn, bệnh, chuồng nuôi, mật độ, v.v…. Nước là yếu tố rất quan trọng
trong chăn nuôi (uống, vệ sinh, v.v…), nước chiếm khoảng 55-75% trọng lượng cơ
thể thú, tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia hấp thu và bài tiết các chất, v.v...
Stress có thể gây ra khi thiếu cung cấp nước cho gia súc, gia cầm. Thiếu nước có
thể giảm tăng trọng, giảm ăn, giảm năng suất. Do đó, việc kiểm soát chất lượng
nguồn nước 1 năm / 2 lần (theo tiêu chuẩn Việt Nam) để đảm bảo an toàn cho thú
nuôi là cần thiết trong chăn nuôi quy mô trang trại.
Được sự giới thiệu của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM và sự đồng ý của Trung Tâm Kiểm Tra Vệ Sinh Thú Y TW II , dưới sự
hướng dẫn của thầy TS. Lê Anh Phụng và BSTY. Trần Thị Mai Anh Đào đã giúp
tôi thực hiện tiểu luận:
“ Kiểm tra chất lượng nước dùng trong các cơ sở chăn nuôi heo và gà ở một số
tỉnh phía nam ”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
1
Xác định tình trạng vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi tại một số cơ sở chăn
nuôi heo và chăn nuôi gà ở hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Dựa trên kết
quả kiểm tra về tình trạng vệ sinh đề ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng nước có chất lượng trong chăn nuôi.
1.2.2. Yêu cầu
Kiểm tra độ nhiễm khuẩn vi sinh vật của nước dùng đang được sử dụng trong
cơ sở chăn nuôi (heo, gà) như: TSVKHK, Coliforms, Coliforms phân (fecal
coliforms).
Kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa của nước dùng đang được sử dụng trong cơ sở
chăn nuôi (heo, gà) như: pH, nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học
(COD), Fe.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG SỰ SỐNG SINH VẬT
2.1.1. Khái niệm
Theo Đào Ngọc Phong và ctv (2001), nước là thành phần tham gia cấu tạo cơ
thể sinh vật. Trong cơ thể sống, nước chiếm khoảng 52 – 75%, tham gia vào cấu tạo
tế bào và là dung môi cho các phản ứng trong tế bào, tham gia quá trình biến dưỡng
và tạo sức căng cho tế bào. Nước là thành phần chính của các dịch thể, tham gia hấp
thu và bài tiết các chất, giữ vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt.
Nước cũng là môi trường dễ dàng bị ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt, chất
thải công nghiệp và các chất thải chăn nuôi, nhất là sự ô nhiễm nước ngầm. Ngoài
ra nước cũng là chất xúc tác trong sự truyền lây các bệnh giữa người và động vật,
tạo điều kiện cho sự vấy nhiễm vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy,
nghiên cứu tìm các biện pháp phòng chống ô nhiễm nước trong chăn nuôi là rất cần
thiết (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
2.1.2. Một số yếu tố liên quan tính chất của nước
2.1.2.1. pH
Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi 10 TCN 680 - 2006, pH
của nước được phép sử dụng ở khoảng 5,0 - 8,5. pH của nước thiên nhiên bị ảnh
hưởng lớn bởi nồng độ CO2 được tạo ra từ sự phân giải các chất hữu cơ, chất mùn,
quá trình quang hợp. pH của nước thay đổi do nhiều nguyên nhân:
- Do nhiễm bẩn các chất acid, kiềm, muối vô cơ và các muối sunfur kim
loại
FeS
+
2O2
12FeSO4
+
3O2
Fe2(SO4)3
+
3 H2O
FeSO4
+
6H2O
4Fe2(SO4)3 +
Fe2O3
+
3H2SO4
- Do nước chứa nhiều H2S thì pH giảm
2H2S
+
O2
2S
+
3
2H2O
4Fe(OH)3
2S
+
3O2
+ 2H2O
2H2SO4
- Đất chứa nhiều muối nhôm cũng làm giảm pH của nước
Al2(SO4)3 +
6H2O
2Al(OH)3 +
3H2SO4
2.1.2.2. Fe
Sắt có mặt hầu hết trong các loại đất, tồn tại chủ yếu ở dạng không hòa tan,
oxide sắt hay carbonate sắt. Tuy nhiên, trong điều kiện có nhiều khí CO 2 trong
nước, sắt sẽ được hòa tan. Trong tự nhiên, sắt có nhiều trong nước ngầm, nhưng khi
tiếp xúc với không khí, sắt bị oxy hóa thành Fe 2O3, dựa vào đặc điểm này để khử sắt
trong nước (Lê Văn Khoa, 1995).
4Fe(HCO3)2
2Fe(OH)3
+
O2 + 2H2O
Fe2O3
+
4Fe(OH)3 +
8CO2
3H2O
Người và heo không bị nguy hiểm khi uống nước có sắt, nhưng sắt có thể làm
cho nước uống có vị tanh làm mất cảm giác ngon miệng và thay đổi màu sắc. Cho
tới nay vẫn chưa có một thông báo chính thức nào về liều gây ngộ độc do sắt trong
nước.
2.1.2.3. Nhu cầu oxy hóa học (COD - Chemical Oxygen Demand )
Theo Lê Văn Khoa (1995), nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy hòa tan (đơn vị
mg O2/l) cần thiết để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong một thể tích nước nhất
định.
COD được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước dùng và nước thải.
2.1.2.4. Nhu cầu oxy sinh học (BOD - Biological Oxygen Demand )
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), nhu cầu oxy sinh học là
lượng oxy hòa tan ( đơn vị O 2 mg/l) cần thiết để các vi sinh vật phân hủy các hợp
chất hữu cơ trong một thể tích nước và thời gian nhất định. Nếu phần lớn chất hữu
cơ trong nước dễ bị phân hủy sinh học thì giá trị COD sẽ gần bằng BOD, ngược lại,
giá trị COD sẽ thấp hơn BOD một cách đáng kể nếu nước chứa nhiều chất hữu cơ
khó phân hủy
4
Hiện nay người ta có thể dùng hai chỉ tiêu BOD 3 hay BOD5. Chỉ tiêu BOD3 là
chỉ số BOD đo ở 300C trong 3 ngày, trong khi BOD5 là chỉ số BOD đo 200C trong 5
ngày. Hai giá trị này hầu như tương đương.
BOD được dùng rộng rãi trong đánh giá mức độ ô nhiễm nước dùng và nước
thải, cũng như đánh giá hiệu quả các công trình xử lý nước thải.
2.2. NƯỚC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI
2.2.1. Tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp về nước dùng trong chăn nuôi
Theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 680 – 2006.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi
STT
Tên tiêu chuẩn
Đơn vị tính
Giới hạn
tối đa
5,0 – 8,5
Phương pháp thử
1
pH trong khoảng
2
Sắt
mg/l
0,5
TCVN 6177 – 1996
(ISO 6332 : 1988)
3
COD
mg/l
10
TCVN 6186 – 1996
(ISO 8467 : 1993)
4
BOD
mg/l
6
TCVN 6001-2 : 2008
5
Vi khuẩn hiếu
khí
VK/ml
10000
TCVN 6187 – 1996
(ISO 9308 : 1990)
6
Coliform tổng
số
MPN/100ml
30
TCVN 6187 – 1996
(ISO 9308 : 1990)
7
Coliform phân
MPN/100ml
0
TCVN 6187 – 1996
(ISO 9308 : 1990)
TCVN 6492 – 1999
(ISO 10523 : 1994)
2.2.2. Những loại nước thường sử dụng trong chăn nuôi
2.2.2.1. Nước mưa
Trong nước mưa, hàm lượng khí O2 cao và khí CO2 thấp. Ngoài ra khi qua
không khí nước mưa cuốn thêm bụi, vi sinh vật và các hợp chất hữu cơ khác trong
không khí.
Bảng 2.2. Đặc điểm lý hóa của nước mưa
5
Chỉ tiêu
pH
Số lượng (mg/l)
6
Chỉ tiêu
Cl2
0,25
0,44
O2
CO2
0,7
0,7 – 1,8
0,44
N2
17
NH 4+
NO2−
NO3−
Số lượng (mg/l)
0,5
( Nguyễn Thị Hoa Lý, 1993)
2.2.2.2. Nước bề mặt
Theo Nguyễn Đình Trung (2004), các nguồn nước bề mặt bao gồm nước sông,
nước hồ, nước trong các hồ chứa tự nhiên hay nhân tạo. Trong nước sông, hồ có thể
tìm thấy các thành phần sau:
- Các chất hòa tan dưới dạng ion và phân tử, có nguồn gốc vô cơ hoặc hữu
cơ.
- Các chất rắn lơ lửng, trong đó có cả chất hữu cơ và vô cơ.
- Các phức chất.
Bảng 2.3. Thành phần hóa học trung bình của nước sông, hồ
Thành phần
% Trọng lượng
Thành phần
% Trọng lượng
CO3−2
35,2
Ca+2
20,4
SO4−2
12,4
Mg+2
3,4
Cl −
5,7
Na+
5,8
SiO2
11,7
K+
2,1
(FeAl2)O3
2,7
NO3−
0,9
( Nguồn: Nguyễn Đình Trung, 2004)
Nước sông có khả năng tự rửa sạch các chất bẩn do sự sa lắng và quá trình
oxy hóa xảy ra trong nước. Tuy nhiên khả năng tự rửa sạch chịu ảnh hưởng bởi hàm
lượng oxy hòa tan. Nếu thiếu oxy thì quá trình oxy hóa hiếu khí bị đình trệ, vi sinh
vật yếm khí sẽ phát triển làm cho nước bề mặt bị ô nhiễm nặng, ( Nguyễn Thị Hoa
Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
2.2.2.3. Nước ngầm
6
Nước ngầm là nước mưa được lọc qua các lớp đất trên bề mặt và thấm xuống,
sau đó được giữ ở lớp đất không thấm nước. Ngoài ra, nước ngầm cũng do nước
sông thấm vào. Tính chất của nước ngầm phụ thuộc vào độ sâu của nguồn nước
khai thác và tính chất của lớp đất lọc. Khi qua đất một phần các hợp chất vô cơ, hữu
cơ, vi sinh vật bị giữ lại cho nên nước ngầm thường nghèo dưỡng chất. Khi nước
ngầm chuyển động nó thu hút các khí CO2 từ các muối Bicarbonate ở trong đá, đất
cho nên hàm lượng CO2 trong nước ngầm khá cao. Do oxy hòa tan trong nước mặt
bị giữ lại tham gia các quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong đất, nên hàm lượng
oxy hòa tan trong nước ngầm rất thấp ( Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa,
2004).
2.3. SỰ Ô NHIỄM NƯỚC
2.3.1. Định nghĩa
Sự ô nhiễm nước là sự biến đổi chất lượng nước, gây nguy hiểm cho con
người, gia súc, gia cầm, cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho du lịch sinh
thái và các thú hoang dã.
(Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
2.3.2. Nguồn gốc ô nhiễm
Ô nhiễm nước xảy ra thường do hai nguyên nhân: tự nhiên và nhân tạo.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các xác chết của sinh vật và vi sinh vật có
hại .
Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
( Nguồn: tusach.thuvienkhoahoc.com).
2.3.3. Phân loại ô nhiễm
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, hóa chất, sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
( Nguồn: tusach.thuvienkhoahoc.com).
7
2.3.3.1. Ô nhiễm do tác nhân vật lý
Theo Huỳnh Thu Hòa và Võ Văn Bé (2009), các chất rắn không tan khi được
thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Sự phát
triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm
giảm độ xuyên thấu của ánh sáng.
Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ,
làm giảm giá trị sử dụng của nước. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa
nhiều hợp chất hóa học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, v.v... làm
cho nước có vị không bình thường.
2.3.3.2. Ô nhiễm do tác nhân hóa học
Theo Hồ Thị Kim Hoa (2004), tác nhân hóa học gây ô nhiễm nước gồm hai
loại là vô cơ và hữu cơ.
Các chất hữu cơ gây ô nhiễm gồm hai nhóm:
- Chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, bao gồm các chất dễ bị oxy hóa như
carbohydrate, protein và lipid. Sự phân hủy các chất này tiêu thụ oxy rất mạnh, gây
ra hiện tượng thiếu oxy trong nguồn nước. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc
suy thoái tài nguyên thủy sản và giảm chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt.
- Chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học, bao gồm các chất có vòng thơm,
hợp chất đa vòng, các hợp chất có chứa chlorine như DDT, thuốc trừ sâu 666. Các
chất này có khả năng tồn tại rất lâu trong thiên nhiên và có thể tích lũy vào cơ thể
sinh vật.
Các chất ô nhiễm vô cơ gồm thủy ngân, đồng, chloride, nitrate, nitrite,
ammonia, các ion sắt II, sắt III và muối nhôm. Chúng cũng gây ảnh hưởng đến tính
chất của nước. Bình thường, các chất này có vai trò quan trọng đến với đời sống
sinh vật. Tuy nhiên, nếu hàm lượng các chất này vượt quá mức cho phép thì sẽ gây
ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người và các sinh vật khác.
2.3.3.3. Ô nhiễm do các tác nhân sinh học
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (2004), các tác nhân sinh học dẫn đến việc gây ô
nhiễm nguồn nước gồm các nhóm sau:
8
Vi khuẩn và virus: Trong nước có rất nhiều loại vi khuẩn, điển hình là E.
coli, Streptococcus sp, Salmonella sp, Shigella sp, Proteus sp, Clostridum sp, v.v…
Các virus có thể tìm thấy trong nước gồm Coronavirus, Aphthovirus, Poliovirus,
v.v… Tùy vào điều kiện tự nhiên của nước mà các mầm bệnh có khả năng tồn tại
cũng như khả năng gây bệnh khác nhau.
Ký sinh trùng: Hầu hết các loại trứng và ấu trùng ký sinh trùng đều được
thải qua phân, nước tiểu và dễ dàng hòa nhập vào nguồn nước. Ngoài ra đối với một
số loại ký sinh trùng, nước là nơi sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh sự hiện diện
của vi trùng, virus, ký sinh trùng, còn có một số loại nguyên sinh động vật, nấm,
tảo, nhuyễn thể vẫn được xem là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm nước.
2.3.3.4. Vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước
Theo Hồ Thị Kim Hoa (2010), vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước là những vi
sinh vật cư trú trong đường tiêu hóa động vật máu nóng và người. Trong điều kiện
bình thường, chúng không gây bệnh, dễ phát hiện, phải hiện diện và có số lượng cao
hơn số lượng vi sinh vật gây bệnh nếu có.
Các vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước thông thường:
- Nhóm Coliforms
- Aeromonas
- Pseudomonas
- Clostridium perfringens
Nhóm Coliforms
Coliforms bao gồm các giống: Escherichia, Levines, Klebsiella,
Enterobacter, Citrobacter. Coliforms là những trực khuẩn gram âm, không bào tử,
yếm khí tùy nghi, lên men đường lactose sinh acid và sinh khí ở 35-37 0C trong 24 48 giờ, được chia thành 2 nhóm theo nguồn gốc:
- Coliforms có nguồn gốc từ phân: Cư trú trong ruột người và động vật
máu nóng, phát triển tốt và lên men lactose sinh acid và sinh khí ở 45,50C.
- Coliforms không có nguồn gốc từ phân: Hoại sinh trong đất và nước. Ưa
lạnh, không phát triển và không lên men lactose sinh acid và sinh khí ở 45,50C.
9
2.4. SÁT TRÙNG NƯỚC UỐNG
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), sát trùng nước uống
nhằm mục đích ngăn ngừa các bệnh lan truyền qua nguồn nước. Sát trùng nước
thường là bước cuối cùng trong quá trình xử lý nước, sau khi làm trong nước, đặc
biệt là xử lý độ đục và pH. Nếu nước chưa xử lý hợp lý, vi sinh vật gây bệnh có thể
bám vào các chất lo lửng, làm giảm hiệu quả việc tiệt trùng.
Một tác nhân diệt trùng nước lý tưởng, nên đạt những yêu cầu sau:
Loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh một cách có hiệu quả, dưới các điều kiện
vật lý và hóa học của các nguồn nước khác nhau.
Duy trì một lượng thừa chất sát trùng trong nước sau khi xử lý và lượng
thừa này bền và có thể được kiểm tra một cách dễ dàng.
Không sinh ra các sản phẩm phụ gây độc.
Dễ tìm, dễ quản lý và có thể sử dụng rộng rãi.
Rẽ tiền.
Tuy nhiên hầu như không có tác nhân nào đạt được tất cả các yêu cầu trên. Sự
lựa chọn một chất sát trùng nước sẽ được dựa vào: chất lượng nguồn nước, nguồn
gốc và tính chất vi sinh vật ô nhiễm, thời gian và tính phức tạp của hệ thống và qui
mô phục vụ.
Các tác nhân thường dùng sát trùng nước: hóa học, vật lý.
Hóa học: Chlorine, Chloramines dioxide, Ozone, Bromine, Bromine
Chloride, Iodine, bạc và các hợp chất của bạc.
Vật lý: Nhiệt, tia UV, tia bức xạ ion hóa, siêu âm và lọc.
Khử trùng bằng phương pháp vật lý không làm thay đổi tính chất lý hóa của
nước và không gây các hậu quả phụ. Tuy nhiên các phương pháp này hiệu suất
thấp, không có tác dụng duy trì và thường tốn kém hơn nên chỉ áp dụng ở quy mô
nhỏ với điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép.
Hiệu quả của việc sát trùng nước phụ thuộc vào: Tính chất và nồng độ chất sát
trùng, loại vi sinh vật hiện diện, thời gian tiếp xúc, nhiệt độ và pH của nước v.v…
10
2.5. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ NƯỚC DÙNG
TRONG CƠ SỞ CHĂN NUÔI
Nguyễn Minh Hiếu (2009): Đánh giá thực trạng vệ sinh thú y tại một số cơ sở
chăn nuôi heo thuộc địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Các CSCN có nước sử dụng
đạt các chỉ tiêu lý hóa 100%, tuy nhiên nước sử dụng bị ô nhiễm vi sinh tương đối
cao (52,9% CSCN đạt chỉ tiêu Coliforms và 32,4% CSCN đạt chỉ tiêu E. coli ).
Lê Văn Kỷ (2010): khảo sát một số chỉ tiêu điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ
sở chăn nuôi gà trứng thương phẩm của huyện Xuân Lộc và Trảng Bom thuộc tỉnh
Đồng Nai. Khảo sát tại 43 cơ sở chăn nuôi gà trứng thương phẩm của huyện Xuân
Lộc và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai, đối chiếu với yêu cầu của tiêu chuẩn
Ngành Thú Y 10 TCN 679 – 2006 và tiêu chuẩn Ngành Thú Y 10 TCN 680 – 2006,
nguồn nước sử dụng có tỷ lệ các CSCN đạt yêu cầu về từng chỉ tiêu như sau: Nước
sử dụng tại các CSCN đạt chỉ tiêu lý hóa là 100%, chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí
nước dùng là 81,4%, chỉ tiêu coliforms nước dùng là 58,1%, chỉ tiêu E. coli nước
dùng là 55,8%, tỷ lệ các CSCN đạt yêu cầu vệ sinh thú y về nguồn nước sử dụng là
51,2%.
Chương 3
NỘI DUNG - VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
11
3.1.1. Thời gian
Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010.
3.1.2. Địa điểm
Địa điểm lấy mẫu: Tại các cơ sở chăn nuôi lớn (heo và gà) thuộc hai vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Địa điểm xét nghiệm mẫu: Trung Tâm Kiểm Tra Vệ Sinh Thú Y TW II, 512/1
Đường Hoàng Văn Thụ, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM.
3.2. NỘI DUNG
Kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa của nước dùng đang được sử dụng trong chăn
nuôi (heo, gà ) như: pH, COD, BOD, Fe.
Kiểm tra độ nhiễm khuẩn vi sinh vật của nước dùng đang được sử dụng trong
chăn nuôi (heo, gà ) như: TSVKHK, coliforms, coliforms phân.
Dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về các chỉ tiêu lý hóa và vi sinh, để
đánh giá về chất lượng nước dùng đang được sử dụng (đạt hay không đạt).
3.3. VẬT LIỆU
3.3.1. Mẫu khảo sát
Mẫu nước dùng đang được sử dụng ở các CSCN lớn ( heo, gà ) thuộc hai vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Loại nước dùng khảo sát là nước giếng khoan ( có độ sâu trung bình 30 - 40m)
Số lượng khảo sát: 100 mẫu.
3.3.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
Thiết bị: Máy đo pH, bộ chưng cất hồi lưu, bếp đun hoặc các phương tiện đốt
nóng khác, tủ sấy, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, bếp hấp cách thủy từ 44 - 470C, v.v….
Dụng cụ: Micropipet, đĩa petri vô trùng, que trang, ống nghiệm và các dụng cụ
chứa bằng thủy tinh, pipet vô trùng, hạt sôi ( hạt thủy tinh thô), buret, nhiệt kế,
v.v…
Hóa chất: Nước cất, thuốc thử mầu, nước muối sinh lý 0,85% vô trùng, thuốc
thử Kowacc, axit sunfuric ( H2SO4), dicromat, bạc sunfat (AgSO4), v.v….
12
Môi trường nuôi cấy: Môi trường Plate count agar, môi trường Briliant Green
Lactose, môi trường EC, nước peptone đệm vô trùng.
3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu nước dùng và bố trí số mẫu nước dùng
3.4.1.1. Bố trí lấy mẫu nước dùng ở một số cơ sở chăn nuôi lớn ở hai vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Bảng 3.1: Bố trí lấy mẫu nước dùng
STT
Vùng
CSCN heo
CSCN gà
Tổng số
1
Đông Nam Bộ
21
36
57
2
Tây Nam Bộ
39
4
43
60
40
100
Tổng cộng
Ghi chú: Mỗi cơ sở chăn nuôi lấy một mẫu.
Đông Nam Bộ gồm: Đồng Nai và Vũng Tàu.
Tây Nam Bộ gồm: Sóc Trăng và Kiên Giang.
3.4.1.2. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu được lấy từ van xả trực tiếp vào máng nước dùng cho gia súc trong cơ sở
chăn nuôi: Mở van xả nước khoảng 2-3 phút, rồi lấy bình đựng mẫu tráng 2-3 lần
dưới van xả nước. Sau đó cho nước chảy trực tiếp vào bình (2 lít nước cho vào 2
bình, mỗi bình 1 lít), một bình dùng để phân tích các chỉ tiêu lý hóa còn một bình
dùng để phân tích các chỉ tiêu vi sinh.
Nhận dạng mẫu: Các bình chứa phải ghi đầy đủ thông tin ( tên cơ sở chăn
nuôi, địa chỉ cơ sở chăn nuôi…) để tránh nhầm lẫn.
Bảo quản mẫu nước dùng ở 0 - 40C.
Vận chuyển mẫu: Từ cơ sở chăn nuôi đến phòng thí nghiệm bằng xe ôtô hoặc
bằng xe gắn máy.
3.4.2. Phương Pháp Phân Tích Các Chỉ Tiêu Vi Sinh
3.4.2.1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí
Phương pháp phân tích theo TCVN 6187 – 1996 ( ISO 9308 : 1990 ).
13
Mẫu (25ml)
Đồng nhất mẫu
Lắc trộn đều mẫu
Pha loãng mẫu
Pha loãng mẫu thành các nồng độ 10-1,10-2,10-3…..
Cấy mẫu
Chọn 2 nồng độ pha loãng thích hợp
Phương pháp đổ đĩa
Cấy 1ml mẫu vào đĩa petri vô trùng
( mỗi nồng độ cấy 2 đĩa ), thạch đổ
vào mỗi đĩa 12-15 ml PCA đã làm
nguội 44-470C, lắc đều, ủ 300C/72 giờ
Tính kết quả
Chọn đĩa có số khuẩn lạc trong khoảng 15- 300/đĩa để đếm.
Sơ đồ 3.1: Phương pháp phân tích tổng số vi sinh vật hiếu khí của mẫu nước
dùng.
Phương pháp tính kết quả:
X=
C
(n1 + 0,1n2 ).d .V
X: Tổng số vi sinh vật hiếu khí trong 1ml mẫu lỏng.
C: Tổng số khuẩn lạc trên tất cả các đĩa ở hai độ pha loãng liên tiếp.
n1: Số đĩa ở độ pha loãng thứ 1 được đếm.
14
n2: Số đĩa ở độ pha loãng thứ 2 được đếm.
d: Hệ số pha loãng thứ nhất được đếm.
V: Thể tích cấy.
3.4.2.2. Coliforms và coliforms phân
Phương pháp phân tích theo TCVN 6187 – 1996 ( ISO 9308 : 1990 ).
Mẫu (10ml)
Đồng nhất mẫu
15
Pha loãng mẫu
Pha loãng mẫu thành các nồng độ 10-1, 10-2, 10-3.......
Tăng sinh
Chọn 3 nồng độ liên tiếp thích hợp cấy 1ml mẫu vào 10ml
canh BGBL, mỗi nồng độ cấy 3 ống, ủ 370C/48 giờ
Ghi nhận số ống dương
ở mỗi độ pha loãng
Chọn ống dương (+) cấy
vào ống canh EC ủ 44 0C ± 0,25/ 24h
Tra bảng MPN tính
mật độ coliforms
Ghi nhận số ống dương
ở mỗi độ pha loãng
Tra bảng MPN tính mật
độ coliforms phân
Sơ đồ 3.2: Phương pháp phân tích Coliforms và Coliforms phân của mẫu nước
dùng.
3.4.3. Phương Pháp Phân Tích Các Chỉ Tiêu Lý Hóa
3.4.3.1. pH
Phương pháp phân tích theo TCVN 6492 – 1999 ( ISO 10523 : 1994 ).
Cách thực hiện:
Để mẫu nước về nhiệt bình thường từ 25-30 0C
Lấy 50ml mẫu cho vào cốc thủy tinh
Bật máy đo pH
Rửa điện cực
Hiệu chuẩn điện cực
16