Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

UNG DUNG PHUONG PHAP GRAP GIANG DAY SINH HOC 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.56 KB, 21 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế chung – toàn cầu hóa, hợp tác hóa của thế giới, việc đổi
mới tất cả các lĩnh vực là hết sức cần thiết đối với sự nghiệp phát triển của đất
nước. Trong đó, đổi mới giáo dục được xem là nhiệm vụ hàng đầu và chiến
lược bởi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai”. Mục tiêu quan trọng
của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta là nâng cao chất lượng dạy
và học.
Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới
một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức.
Đặc biệt cần chú trọng đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng
sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập
và sáng tạo của học sinh (HS), đặc biệt là rèn luyện cho HS năng lực tư duy
lôgic, khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức. Nhằm đào tạo những con
người có bản lĩnh, sáng tạo, hợp tác và thích ứng tốt trong môi trường năng
động phù hợp với quá trình hội nhập của đất nước.
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy phương pháp Grap là phương pháp mới có
nhiều ứng dụng trong quá trình dạy học: dùng để hệ thống hóa các khái niệm,
cấu trúc hóa nội dung của bài học, củng cố bài học và hướng dẫn học sinh tự
học. Thông qua phương pháp Grap kiến thức được mô hình hóa, sơ đồ hóa
một cách trực quan, cụ thể nhờ đó HS tiếp thu kiến thức nhanh chóng và
chính xác. Không những thế, HS nhớ kiến thức một cách khoa học, tránh tình
trạng “học vẹt”, học thuộc lòng máy móc, giúp tái hiện và vận dụng kiến thức
linh hoạt hơn, phù hợp với phương pháp kiểm tra đánh giá theo loại hình câu
hỏi trắc nghiệm khách quan hiện nay. Mặt khác, phương pháp Grap còn có tác
dụng rèn luyện bồi dưỡng cho HS khả năng tư duy hệ thống và năng lực tự
học – đây là hai hoạt động quan trọng có hiệu quả lâu dài trong quá trình học
tập và làm việc suốt cuộc đời của mỗi HS.
1



Tuy nhiên, trong quá trình dạy học ở phổ thông phương pháp Grap
chưa được chú trọng và phát huy ưu điểm của nó; thêm vào đó việc thiết kế
các Grap đòi hỏi giáo viên (GV) phải đầu tư nhiều thời gian. Và thực tế chưa
có nhiều đề tài nghiên cứu việc ứng dụng phương pháp Grap trong giảng dạy
Sinh học 11.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ của hệ thống
sống ở các cấp độ tổ chức khác nhau, từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh
quyển. Ở chương trình Sinh học 11 nâng cao, học sinh được tìm hiểu về Sinh
học ở cấp độ cơ thể - đây là một lĩnh vực tương đối khó nhưng hết sức lí thú.
Đặc biệt, chương “Cảm ứng” là chương có nhiều kiến thức khó, phức tạp về
các chức năng cảm ứng cũng như mối quan hệ giữa các quá trình phản ứng ở
cơ thể động – thực vật; những kiến thức này có thể giảng dạy bằng phương
pháp Grap. Nếu trong quá trình dạy học, các phương pháp dạy học bộ môn
Sinh học đặc thù được hỗ trợ bằng phương pháp Grap có thể giúp nâng cao
chất lượng dạy học chương II , Sinh học 11 nâng cao. Xuất phát từ đó chúng
tôi chọn đề tài:
“Sử dụng phương pháp Grap trong dạy - học chương II “Cảm ứng” - Sinh
học 11 nâng cao - THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế các Grap và sử dụng trong giảng dạy Sinh học 11 nâng cao ở
trường THPT.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo cho GV phổ thông.
- Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu một đề tài khoa học.
3. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận về phương pháp dạy học Grap.
- Thiết kế và sử dụng phương pháp Grap phù hợp với từng nội dung
kiến thức trong SGK:
 Chương II “Cảm ứng” gồm có:
2



 Phần A. Cảm ứng ở thực vật (Bài 23 - 25)
 Phần B. Cảm ứng ở động vật (Bài 26 - 33)
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng
phương pháp Grap trong dạy học các kiến thức chương “Cảm ứng” - SGK
Sinh học 11 nâng cao.
4. Đối tượng, khách thể và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thiết kế các Grap nội dung chương II “Cảm ứng” - Sinh học 11 nâng
cao - THPT
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Thái Học.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp thiết kế và sử dụng Grap trong dạy học
- Phương pháp thực nghiệm.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Phương pháp dạy học Grap
Phương pháp Grap là phương pháp tổ chức rèn luyện tạo được những
sơ đồ học tập trong tư duy của HS. Trên cơ sở đó hình thành một phong cách
tư duy khoa học mang tính hệ thống.[1]
Phương pháp Grap được ứng dụng rộng rãi do có nhiều ưu điểm nổi
bật:
- Giúp HS dễ dàng khái quát hóa kiến thức của bài học. Trong quá trình
học, từ những hình ảnh trực quan hay lời nói của GV mô tả về đối tượng
nghiên cứu, bằng các thao tác tư duy (phân tích, so sánh) HS sẽ chuyển những

thông tin đó sang ngôn ngữ Grap – lập Grap nhờ vậy HS sẽ dễ dàng hiểu nội
dung bản chất, quan trọng nhất của học, tránh sa vào những nội dung vụn vặt.
- Giúp HS dễ dàng ghi nhớ và tái hiện kiến thức. Ngôn ngữ Grap súc
tích, ngắn gọn, chứa đựng nhiều thông tin giúp HS nhanh chóng thu nhận và
xử lí thông tin. Đồng thời, giúp HS nhớ kiến thức một cách hệ thống, có trọng
tâm, tiết kiệm tối đa bộ nhớ, tránh ghi nhớ máy móc.
- Rèn luyện cho HS khả năng tư duy khái quát, thông qua việc thiết lập
Grap và xác định mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức trong Grap.
Bên cạnh những ưu điểm, Grap cũng có những hạn chế nhất định trong
dạy học.
- Không phải nội dung bài học nào cũng có thể lập Grap.
- Muốn lập được Grap đòi hỏi GV và HS phải có kiến thức sâu rộng và
bao quát
- Nếu học chỉ dựa vào Grap mà không có những kiến thức bổ trợ thì HS
trung bình, yếu sẽ khó nắm bắt nội dung bài học.
- Dễ gây ra sự suy diễn máy móc của HS, trong quá trình dạy học GV
cần phân tích kĩ mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức.
4


Chính vì vậy, với phương pháp Grap đòi hỏi GV – HS phải luôn tìm
tòi, sáng tạo trong công tác dạy học. Đặc biệt, người GV phải biết kết hợp
nhuần nhuyễn phương pháp Grap với các phương pháp dạy học sinh học
truyền thống nhằm tăng hiệu quả giảng dạy.
2. Hệ thống hóa các Grap xây dựng được trong chương II “Cảm ứng”–
Sinh học 11 nâng cao – THPT.
Sau quá trình tìm hiểu, tôi đã tiến hành thiết kế và sử dụng PP Grap ở
một số bài. Ở đây tôi chỉ cung cấp Grap nội dung và được thống kê cụ thể ở
bảng:
Bảng. Kết quả thiết kế và sử dụng PP Grap trong chương II “Cảm ứng”.

Phần
A–

Tên bài

Tên các mục tương ứng

Bài 23. Hướng động

- Củng cố toàn bài

Bài 24. Ứng động

- Các kiểu ứng động

Số lượng
Grap
1

Cảm ứng
1

- Củng cố toàn bài
Bài 26. Cảm ứng ở động - Cảm ứng ở các nhóm

1
1

vật
Bài 27. Cảm ứng ở ĐV


1

ĐV khác nhau
- Cảm ứng ở các nhóm

(Tiếp)
ĐV khác nhau
Bài 28. Điện thế nghỉ và - Điện thế nghỉ

1

điện thế hoạt động
- Điện thế hoạt động
Bài 29. Dẫn truyền xung - Dẫn truyền xung thần

2

thần kinh trong cung kinh trong một cung phản
phản xạ

xạ

1

- Mã thông tin thần kinh
3. Kết quả thiết kế và sử dụng phương pháp Grap trong chương II “Cảm
ứng” – Sinh học 11 nâng cao - THPT.
3.1. Dạy tổ hợp kiến thức bài 23 “Hướng động” nhằm mục đích củng cố
Bước 1: Xác định đỉnh 1 – 3: Trong bài có những nội dung chính nào?

5


Bước 2: Xác định đỉnh 4, 5: Phần khái niệm, cần nắm những vấn đề nào?
Bước 3 : Xác định đỉnh 6 – 9: Có mấy kiểu hướng động? Đó là những kiểu
nào?
Trả lời câu hỏi à xác định được các đỉnh à quan hệ giữa các đỉnh àlập
Grap.
Yêu cầu lập được:

3.2. Dạy tổ hợp kiến thức “Các kiểu ứng động” thuộc mục II – Các kiểu ứng
động - Bài 24. Ứng động
- Bước 1: Xác định đỉnh 1, 2: Có mấy kiểu ứng động? Đó là những kiểu nào?
- Bước 2: Mở rộng đỉnh 1, 2: Căn cứ vào đâu để phân chia các kiểu ứng
động?
- Bước 3: Xác định đỉnh 3: Ứng động không sinh trưởng là những vận động
có đặc điểm như thế nào?
- Bước 4: Xác định đỉnh 4 - 6: Có những dạng ứng động không sinh trưởng
nào?
- Bước 5: Mở rộng kiến thức đỉnh 5:
+ Nêu hiện tượng vận động tự vệ ở cây trinh nữ?
+ Xác định tác nhân kích thích gây ra vận động ở cây trinh nữ?
6


+ Giải thích nguyên nhân gây ra vận động cụp lá ở cây trinh nữ?
+ Giải thích tại sao ngoài lá nhận kích thích trực tiếp, các lá khác cũng có
phản ứng nhưng chậm hơn nhiều?
- Bước 6: Mở rộng kiến thức đỉnh 6:
+ Nêu hiện tượng vận động bắt mồi?

+ Xác định tác nhân kích thích gây ra vận động bắt mồi ở thực vật?
+ Giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng trên?
- Bước 7: Xác định đỉnh 7: Ứng động sinh trưởng là các vận động có đặc
điểm như thế nào?
- Bước 8: Xác định đỉnh 8 - 11: Có những dạng ứng động sinh trưởng nào?
- Bước 9: Mở rộng kiến thức đỉnh 9:
+ Quan sát hình 24.3, nhận xét hình dạng của vòng quấn.
+ Yếu tố nào chi phối sự vận động quấn vòng?
+ Nguyên nhân gây ra vận động quấn vòng?
- Bước 10: Mở rộng kiến thức đỉnh 10:
+ Sự nở hoa liên quan đến yếu tố nào?
+ Quan sát hình 24.4 và nhận xét hiện tượng nở hoa theo nhiệt độ?
+ Nhận xét hiện tượng nở hoa theo ánh sáng ở hình 24.4 và 24.5 ?
+ Nguyên nhân gây ra vận động nở hoa?
- Bước 11: Xác định kiến thức đỉnh 11:
+ Thế nào là vận động thức ngủ của thực vật? Cho ví dụ.
+ Nguyên nhân của sự ngủ, nghỉ ở thực vật?
+ Trong thực tiến sản xuất có biện pháp nào để kéo dài hay đánh thức chồi
ngủ?
Trả lời câu hỏi à xác định được các đỉnh à quan hệ giữa các đỉnh àlập
Grap.

7


3.3. Dạy tổ hợp kiến thức bài 24 “Ứng động” nhằm mục đích củng cố
- Bước 1: GV cho Grap cảm ứng ở thực vật ở dạng điền khuyết:

8



- Bước 2 : GV câu hỏi gợi ý cho HS hoàn thành.
- Xác định đỉnh 1, 2: Cảm ứng ở thực vật biểu hiện thông qua các hình thức
vận động nào?
- Xác định đỉnh 3 – 6: Có mấy kiểu hướng động? Đó là những kiểu nào?
- Xác định đỉnh 7, 8: Có những kiểu ứng động nào?
- Xác định đỉnh 9 – 14:
+ Ứng động không sinh trưởng có những dạng nào?
+ Ứng động không sinh trưởng có những dạng nào?
Yêu cầu hoàn thành được:

3.4. Dạy tổ hợp kiến thức “Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau” thuộc
mục II - Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau – Bài 26 “ Cảm ứng động
vật”
- Bước 1: Xác định đỉnh 1 – 8: Dựa vào hình 26.1, hãy trình bày sự tiến hóa
của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau. Ví dụ đại diện của mỗi
nhóm.
 Động vật chưa có tổ chức thần kinh
9


- Bước 2: Xác định đỉnh 9 – 11: Nêu đặc điểm cảm ứng của nhóm động vật
chưa có tổ chức thần kinh: cấu tạo hệ thần kinh, hình thức và đặc điểm cảm
ứng?
 Động vật có tổ chức thần kinh
- Bước 3: Xác định đỉnh 12: Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng
lưới?
- Bước 4: Xác định đỉnh 13, 14: Nêu hình thức và đặc điểm cảm ứng của
nhóm động vật có hệ thần kinh dạng lưới?
- Bước 5: Mở rộng kiến thức đỉnh 14: Vì sao ở dạng thần kinh lưới, cơ thể

phản ứng nhanh nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng và chưa hoàn toàn chính
xác?
- Bước 6: Xác định đỉnh 15: Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng
chuỗi hạch thần kinh bụng?
- Bước 7: Xác định đỉnh 16, 17: Nêu hình thức và đặc điểm cảm ứng của
nhóm động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thần kinh bụng?
- Bước 8: Xác định đỉnh 18: Nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng
hạch?
- Bước 9: Xác định đỉnh 19, 20: Nêu hình thức và đặc điểm cảm ứng của
nhóm động vật có hệ thần kinh dạng hạch?
- Bước 10: Mở rộng kiến thức đỉnh 18: Hạch não đặc biệt phát triển có vai trò
gì?
- Bước 11: Xác định đỉnh 21: Nêu đặc điểm của hệ thần kinh dạng ống?
- Bước 12: Xác định đỉnh 22, 23: Nêu hình thức và đặc điểm cảm ứng của
nhóm động vật có hệ thần kinh dạng ống?
- Bước 13: GV hoàn thiện mối liên hệ giữa các đỉnh kiến thức của Grap bằng
câu hỏi:
+ So sánh hình thức và đặc điểm cảm ứng của các nhóm động vật? Từ đó có
nhận xét gì về chiều hướng tiến hóa trong các hình thức cảm ứng của các
nhóm động vật?
10


Trả lời câu hỏi à xác định được các đỉnh à quan hệ giữa các đỉnh àlập
Grap.
Yêu cầu lập được:

3.5. Dạy tổ hợp kiến thức “Cấu tạo và chức năng hệ thần kinh dạng ống”
thuộc mục II.2 – Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- Bước 1: Xác định đỉnh 1, 2: Hệ thần kinh của động vật có xương sống bao

gồm những thành phần nào?
- Bước 2: Xác định đỉnh 3 – 7: Hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh
dưỡng có gì sai khác về mặt cấu tạo và chức năng?
- Bước 3: Xác định đỉnh 8, 9: Phân biệt thành phần cấu tạo và chức năng của
bộ phận giao cảm với bộ phận đối giao cảm? Cho ví dụ.
Trả lời câu hỏi à xác định được các đỉnh à quan hệ giữa các đỉnh àlập
Grap.
Yêu cầu lập được:
11


3.6. Dạy tổ hợp kiến thức “Khái niệm điện thế nghỉ” thuộc mục I – Điện thế
nghỉ - Bài 28. Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
- Bước 1: Gv yêu cầu quan sát hình 28.1 ta thấy điện kế bị lệch, qua đó
chứng tỏ điều gì? HS trả lời : xuất hiện dòng điện
- Bước 2: Xác định đỉnh 4: Do đâu xuất hiện dòng điện?
- Bước 3: Xác định đỉnh 2, 3: Tại sao hai bên màng tế bào lại có sự chênh
lệch hiệu điện thế?
- Bước 4: Xác định đỉnh 1: Có phải mọi tế bào đều tích điện âm ở mặt trong
và tích điện dương ở mặt ngoài hay không? Nếu không, thì đúng với trường
hợp nào?
- Bước 5: Xác định đỉnh 5: GV khẳng định, điện ghi được giữa mặt trong và
mặt ngoài màng gọi là điện thế nghỉ hay điện tĩnh, điện màng.
Trả lời câu hỏi à xác định được các đỉnh à quan hệ giữa các đỉnh àlập
Grap.
Yêu cầu lập được:
12


- Bước 12: Mở rộng kiến thức của Grap: con người đã ứng dụng điện tế bào

vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Ví dụ: trong chăn nuôi gia cầm, đo điện thế
của đĩa phôi trứng gia cầm để xác định mức sống của gà, vịt ngay từ ngày đầu
phát triển của phôi. Từ đó chọn trứng tốt tiếp tục ấp nở, loại bỏ trứng xấu.
3.7. Dạy tổ hợp kiến thức “Cấu tạo xinap hóa học” thuộc mục I – Dẫn truyền
xung thần kinh trong một cung phản xạ - Bài 29. Dẫn truyền xung thần kinh
trong cung phản xạ
- Bước 1: Xác định đỉnh 1 - 3: Cấu tạo của 1 xináp hóa học gồm những thành
phần nào?
- Bước 2: Xác định đỉnh 4 - 6: Vai trò của mỗi thành phần của xináp trong
việc truyền xung thần kinh?
Trả lời câu hỏi à xác định được các đỉnh à quan hệ giữa các đỉnh àlập
Grap.
Yêu cầu lập được:

13


3.8. Dạy tổ hợp kiến thức “Quá trình truyền tin qua xináp hóa học” thuộc
mục I – Dẫn truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ. Bài 29. Dẫn
truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ.
- Bước 1: Xác định đỉnh 1, 2, 3: Quan sát hình và cho biết, quá trình truyền
tin qua xináp hóa học được chia làm mấy giai đoạn?
- Bước 2: Mở rộng đỉnh 1, 2, 3: Diễn biến của mỗi giai đoạn như thế nào?
- Bước 3: Mở rộng kiến thức của Grap:
+ Bản chất hình thành xung thần kinh qua xináp hóa học là gì?
+ Quá trình truyền tin qua xináp theo một chiều hay hai chiều? Tại sao?
+ Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh qua xináp nhanh hay chậm? Vì sao?
+ Phân biệt quá trình truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh và qua xináp
hóa học? (Bản chất xung thần kinh, cơ chế, đặc điểm).
- Bước 4: Mở rộng kiến thức của Grap: Dựa trên hoạt động của xináp hóa

học, người ta điều chế các loại thuốc để chũa bệnh. Ví dụ:
+ Thuốc Antrôpin phong bế màng sau xináp làm mất khả năng nhận cảm của
màng sau à giảm có thắt nên có tác dụng giảm đau.
+ Thuốc Dipterex tẩy giun sán cho lợn, khi uống thuốc vào ruột, thuốc ngấm
vào giun phá hủy enzim ở xináp à chất trung gian hóa học sẽ tích tụ nhiều ở
14


màng sau gây hưng phấn liên tục à cơ của gian sán co làm giun sán cứng đờ
không bám được vào niêm mạc ruột.
Trả lời câu hỏi à xác định được các đỉnh à quan hệ giữa các đỉnh àlập
Grap.
Yêu cầu lập được:

3.9. Dạy tổ hợp kiến thức “Mã thông tin thần kinh” thuộc mục II – Mã thông
tin thần kinh- Bài 29. Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ
- GV: các cơ quan thụ cảm tiếp nhận thông tin dưới dạng các xung thần kinh.
- Bước 1 Xác định đỉnh 1, 2: Dựa vào tính chất, các thông tin được phân chia
như thế nào? Cho ví dụ.
- Bước 2: xác định đỉnh 3: Vậy trung ương thần kinh làm thế nào để có thể
nhận biết được các thông tin đó?
- Bước 3: Xác định đỉnh 4: Các thông tin có tính chất định tính thì được mã
hóa bằng cách nào? Cho ví dụ.

15


- Bước 4: Xác định đỉnh 5: Các thông tin có tính chất định tính thì được mã
hóa bằng cách nào? Cho ví dụ.
- Bước 5: GV: Nhờ sự mã hóa các thông tin thần kinh mà trung ương thần

kinh có thể giải mã và nhận biết chính xác.
Trả lời câu hỏi à xác định được các đỉnh à quan hệ giữa các đỉnh àlập
Grap.
Yêu cầu lập được:

4. Kết quả thực nghiệm
4.1. Phân tích về mặt định lượng
Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm và tiến hành kiểm tra 15 phút, kết
quả thu được được thống kê ở bảng sau:

16


Bảng: Thống kê xếp loại trình độ HS qua kiểm tra
Lần

Phương

kiểm tra
1

án
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC

2

Tổng

Số bài

Yếu,

Trung

106
104
106
104
212
208

kém (%)
5.66
15.38
6.60
14.42
6.13
14.90

bình (%)
28.30
41.35
25.47
39.42
26.89
40.39


Khá (%) Giỏi (%)
44.34
33.65
40.57
34.62
42.45
34.13

21.70
9.62
27.36
11.54
24.53
10.58

Đồ thị. Biểu diễn kết quả xếp loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra

Qua bảng và đồ thị cho thấy, tỉ lệ % điểm khá, giỏi nhóm TN luôn có tỉ
lệ cao hơn lớp ĐC đặc biệt là tỉ lệ % điểm giỏi.
4.2. Phân tích về mặt định tính
Qua quá trình ứng dụng phương pháp Grap trong giảng dạy và kiểm tra
15 phút ở 2 lớp TN và ĐC, tôi thấy:
- Ở lớp ĐC: HS ít phát biểu, ít hứng thú trong tiết học. Trả lời các câu
hỏi trong bài kiểm tra còn lan man, lúng túng. Khả năng khái quát, hệ thống
kiến thức của HS chưa cao.
- Ở lớp TN: HS hưởng ứng với phương pháp dạy học này, HS thể hiện
quá trình hoạt động nhận thức một cách tích cực, sôi nổi. HS bị cuốn hút vào
17



việc xây dựng kiến thức qua việc thiết kế Grap nội dung, từ đó giúp HS có
khả năng khái quát và hệ thống kiến thức tốt hơn. Trong giờ kiểm tra HS trả
lời nhanh, ngắn gọn và súc tích các câu hỏi. Điều này chứng tỏ chất lượng bài
dạy được nâng cao.
Như vậy, qua việc phân tích kết quả về mặt định lượng và định tính các
kết quả thu được trong thực nghiệm đã thể hiện được tính hiệu quả của
phương pháp Grap trong dạy - học chương “Cảm ứng” Sinh học 11 nâng cao
– THPT. Mặt khác, phương pháp Grap giúp phát triển tư duy lôgic và năng
lực tự học của HS.

18


PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với nội dung và nhiệm vụ đặt
ra, tôi thu được các kết quả sau:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng phương
pháp Grap
- Tôi đã xây dựng được các Grap nội dung nhằm cung cấp tài liệu hỗ
trợ cho GV dạy học chương “Cảm ứng ”– Sinh học 11 nâng cao – THPT
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng và hình thức tổ chức hoạt động học
tập theo phương pháp Grap trong dạy học chương “Cảm ứng” – Sinh học 11
nâng cao – THPT.
- Kết quả thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Nguyễn Thái Học –
Chupuh – Gia Lai với tỉ lệ điểm khá, giỏi tăng cao đã góp phần chứng minh
tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Grap nhằm nâng cao chất lượng
dạy - học và kiểm tra đánh giá.
2. Kiến nghị

Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả của việc sử dụng phương pháp
Grap trong dạy - học. Vì vậy ứng dụng phương pháp Grap trong dạy học cần
được tiếp tục nghiên cứu và thực nghiệm trên phạm vi rộng không chỉ đối với
chương II “Cảm ứng” – Sinh học nâng cao lớp 11 – THPT mà còn đối với các
phần khác của bộ môn Sinh học.
Hỗ trợ thêm các tài liệu về phương pháp Grap và ứng dụng của phương
pháp trong dạy học bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học 11 nâng cao –
THPT.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp Grap trong dạy học
Sinh học, NXB Giáo Dục.
2. Nguyễn Thị Sửu và Vũ Thị Thu Hoài (2009), Sử dụng phương pháp
Graph nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong giảng dạy
hóa học hữu cơ ở lớp 11 THPT nâng cao, Đại học sư phạm Hà Nội.
3. Trần Bá Hoành (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Sinh
học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu (2007), Sách giáo viên Sinh học 11 nâng cao,
NXB Giáo Dục.
5. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường, NXB ĐH Sư phạm.
6. Nguyễn Thị Nguyệt (2005), Giáo dục học II, Đà Nẵng .
7. Phan Thị Thúy (2009), Góp phần xây dựng và đề xuất phương pháp sử
dụng bộ tư liệu hình ảnh hỗ trợ dạy học kiến thức chương “Chuyển
hóa vật chất và năng lượng” – Sinh học 11 nâng cao – THPT, Khoá
luận tốt nghiệp.

8. Đỗ Thị Trường (2007), Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy
học Sinh học ở trường trung học phổ thông, Đà Nẵng.
9. Đỗ Thị Trường (2008), Bài giảng lý luận dạy học Sinh học – phần đại
cương, Đà Nẵng.
10. Đỗ Thị Trường (2009), Chuyên đề phát triển các phương pháp dạy
học tích cực trong dạy học Sinh học ở trường THPT, Đà Nẵng.

20


MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................1
PHẦN II. NỘI DUNG..................................................................................4
1. Phương pháp dạy học Grap.....................................................................4
2. Hệ thống hóa các Grap xây dựng được trong chương “Cảm ứng”– Sinh
học 11 nâng cao – THPT..............................................................................5
3. Kết quả thiết kế và sử dụng phương pháp Grap trong chương “Cảm ứng”
– Sinh học 11 nâng cao – THPT..................................................................6
4. Kết quả thực nghiệm.............................................................................16
4.1. Phân tích về mặt định lượng..............................................................16
4.2. Phân tích về mặt định tính................................................................17
PHẦN III. KẾT LUẬN...............................................................................19
1. Kết luận.................................................................................................19
2. Kiến nghị...............................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................20

21




×