BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----O0O-----
NGUYỄN KIM TUYẾN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ
HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ĐẾN NĂM 2025
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MS: 60310102
Người hướng dẫn khoa học
TS. LƯU THỊ KIM HOA
TP. HCM – NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan, nội dung luận văn là công trình nghiên cứu độc lập
của tác giả, không sao chép công trình khác, nếu có gì sai sót, tác giả xin chịu trách
nhiệm trước pháp luật của Nhà nước.
Tác giả
Nguyễn Kim Tuyến
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về công tác dân số - KHHGĐ................6
1.1. Khái niệm về dân số, kế hoạch hóa gia đình, công tác DS-KHHGĐ..………6
1.1.1. Dân số………………………………………..................................................6
1.1.2. Kế hoạch hóa gia đình.....................................................................................6
1.1.3. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.........................................................7
1.2. Vai trò của công tác DS-KHHGĐ đối với sự phát triển của xã hội................7
1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, của một số quốc gia và của Đảng,
Nhà nước Việt Nam về công tác DS – KHHGĐ………………………………......7
1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin..........................................................7
1.3.2. Quan điểm của một số quốc gia về công tác dân số - KHHGĐ.....................9
1.3.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác DS - KHHGĐ...10
1.4. Khái quát về công tác DS - KHHGĐ ở Việt Nam trong thời gian qua........11
1.4.1. Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1975.............................................................11
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1990.............................................................11
1.4.3. Thời kỳ từ năm 1991 đến năm 2000.............................................................12
1.4.4. Thời kỳ từ năm 2001 đến nay.......................................................................13
1.5. Nội dung công tác DS - KHHGĐ.....................................................................13
1.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác DS-KHHGĐ...............................13
1.5.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................13
1.5.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội..........................................................15
1.5.1.3. Chính sách dân số....................................................................................19
1.5.2. Nội dung công tác dân số - KHHGĐ.........................................................20
1.5.2.1. Công tác quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính........................20
1.5.2.2. Công tác tham mưu, phối hợp..................................................................20
1.5.2.3. Công tác quản lý về quy mô, cơ cấu dân số.............................................21
1.5.2.4. Công tác quản lý, thực hiện để nâng cao chất lượng dân số...................21
1.5.2.5. Công tác truyền thông, giáo dục………………………..........................22
1.5.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát………………….........................22
1.6. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng công tác DS - KHHGĐ........................22
1.6.1. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng.............................................................22
1.6.2. Mức độ thực hiện so với mục tiêu chính sách.............................................23
Tóm tắt chương 1:..................................................................................................24
Chương 2: Thực trạng công tác DS - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ
năm 2010 đến năm 2013..........................................................................................25
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác DS-KHHGĐ của tỉnh ĐN…….….25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................25
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội...............................................................................26
2.1.3. Chính sách về dân số....................................................................................30
2.2. Thực trạng công tác DS-KHHGĐ tỉnh Đồng Nai..........................................31
2.2.1. Công tác quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính............................31
2.2.2. Công tác tham mưu, phối hợp,chỉ đạo.........................................................42
2.2.3. Công tác quản lý về quy mô, cơ cấu dân số................................................44
2.2.4. Công tác quản lý, thực hiện để nâng cao chất lượng dân số........................50
2.2.5. Công tác truyền thông, giáo dục..................................................................53
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.........................................................55
2.3. Đánh giá chất lượng công tác DS-KHHGĐ tại tỉnh ĐN................................56
2.3.1. Những thành tựu..…....................................................................................56
2.3.2. Những hạn chế…….....................................................................................57
2.3.3. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế……………………………….57
Tóm tắt chương 2:..................................................................................................60
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác DS KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ nay đến năm 2025................................61
3.1. Quan điểm và mục tiêu của công tác DS-KHHGĐ.......................................61
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu của công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam.................61
3.1.1.1. Quan điểm.............................................................................................61
3.1.1.2. Mục tiêu tổng quát................................................................................62
3.1.1.3. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể....................................................................62
3.1.2. Mục tiêu của công tác DS-KHHGĐ tỉnh Đồng Nai....................................66
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................66
3.1.2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể........................................................................66
3.2. Một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác DS –
KHHGĐ………………………................................................................................70
3.2.1. Về lãnh đạo, tổ chức, quản lý DS-KHHGĐ.................................................70
3.2.2. Về truyền thông, giáo dục............................................................................70
3.2.3. Về nâng cao chất lượng dân số và can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới
tính khi sinh………………………………………………………………………...71
3.2.4. Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách dân số………... ........................74
3.2.5. Về xã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác............................................75
3.2.6. Đào tạo, nghiên cứu khoa học và thông tin số liệu......................................76
3.3.7. Giải pháp huy động nguồn lực.....................................................................76
3.3. Một số kiến nghị đối với trung ương và địa phương.....................................77
3.3.1. Đối với trung ương………...........................................................................77
3.3.2. Đối với địa phương………………………………………………………..80
Tóm tắt chương 3...................................................................................................81
KẾT LUẬN...............................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT
AIDS
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BMTE
Bà mẹ trẻ em
BPTT
Biện pháp tránh thai
BVBMTE
Bảo vệ bà mẹ trẻ em
BVSKBMTE
Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em
CDTTLG
Chiến dịch truyền thông lồng ghép
CBR
Mức sinh
CLDS
Chiến lược dân số
CSSKSS
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSSKSS/KHHGĐ
Chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình
DS
Dân số
DS,GĐTE
Dân số, gia đình và trẻ em
DS - KHHGĐ
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
DS&PT
Dân số và phát triển
Eo
Tuổi thọ trung bình
IMR
Tỷ suất tử vong trẻ em
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
HIV
Vi rút suy giảm miễn dịch ở người
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
PTTT
Phương tiện tránh thai
SĐKH
Sinh đẻ kế hoạch
SKSS
Sức khỏe sinh sản
SKSS/KHHGĐ
Sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình
SKSS/SKTD
Sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục
SKTD
Sức khỏe tình dục
TTGD
Truyền thông giáo dục
TTXH
Tiếp thị xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Mức sinh của các vùng trên thế giới năm 2008.........................................15
Bảng 1.2:Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và tuổi thọ trung bình trên thế giới giai
đoạn 1995 - 2008 (IMR: %o; Eo: năm).....................................................................16
Bảng 1.3: Biến động mức sinh giữa các nước, các thời kì (CBR‰)...........................17
Bảng 1.4: Cơ cấu tuổi và mức chết của thế giới năm 2008.......................................18
Bảng 2.1:Tổng sản phẩm trong tỉnh Đồng Nai theo giá hiện hành phân theo khu vực
kinh tế........................................................................................................................26
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh 2010………………..………26
Bảng 2.3:Thu ngân sách và vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai..........................27
Bảng 2.4 : Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe (1)................................................28
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe (2).................................................28
Sơ đồ 2.1: Tổ chức Ban DS,GĐ&TE xã, thị trấn......................................................33
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ.............................................34
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức Chi cục DS-KHHGĐ.......................................................35
Bảng 2.6: Tình hình cán bộ Dân số-KHHGĐ tỉnh, huyện.........................................36
Bảng 2.7: Kinh phí TW cấp để thực hiện các hoạt động DS-KHHGĐ.....................39
Bảng 2.8: Kinh phí ĐP cấp để thực hiện các hoạt động DS-KHHGĐ..……………40
Bảng 2.9: Tổng nguồn kinh phí TW và ĐP giao để thực hiện công tác DS-KHHGĐ
tại tỉnh Đồng Nai……………………………………………………………………41
Bảng 2.10: Tình hình thực hiện biện pháp tránh thai ở Đồng Nai.............................46
Bảng 2.11: Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm sinh hàng năm......................................47
Bảng 2.12: Tỷ số giới tính khi sinh tại tỉnh Đồng Nai...............................................49
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân số đóng vai trò hai mặt trong quá trình phát triển, một mặt dân số là
lực lượng tiêu thụ sản phẩm, mặt khác dân số là lực lượng tạo ra của cải vật chất
và các dịch vụ cho xã hội. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số có ảnh
hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ xã hội.
Ở nước ta hiện nay quy mô dân số rất lớn (hơn 90 triệu dân), đang trở
thành một trong những cường quốc trên thế giới về quy mô dân số (đứng hàng
thứ 14 về quy mô dân số trên giới, đứng thứ 8 tại châu Á và thứ 3 ở Đông Nam
Á), mật độ dân số cao và vẫn đang tăng mạnh, bên cạnh việc tạo ra thị trường
lớn, nguồn lao động dồi dào giá rẻ, có sức hấp dẫn đầu tư, cũng góp phần không
nhỏ làm trầm trọng thêm những khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập, cải thiện tình trạng y tế, giáo dục, nhà ở, xóa bỏ tệ nạn xã hội, tai nạn giao
thông...
Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và hết sức quan tâm đến công
tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Nghị quyết số 04-NQ/HNTW
của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp
hành
Trung
ương
Đảng
khóa
VII
ngày 14 tháng 01 năm 1993 đã chỉ rõ: "Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là một trong
những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của nước ta là một yếu tố cơ bản để nâng
cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Pháp
lệnh dân số cũng đã khẳng định: " Dân số là một trong những yếu tố quyết định
sự phát triển bền vững của đất nước".
Thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác Dân số KHHGĐ trong nhiều năm qua tỉnh Đồng Nai đã đạt nhiều kết quả trong công tác
này. Cuối năm 2013 tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các
biện pháp tránh thai đạt 78,49%, tỷ suất sinh thô là 18,80%0, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên 1,2%, tỷ lệ sinh con thứ 3 là 5,94%, số phụ nữ có thai được tiêm phòng
uốn ván đạt 99,1%, phụ nữ có thai được khám lần 3 trở lên đạt 96,9%, tỷ lệ bà
mẹ sinh con được cán bộ y tế chăm sóc đạt 97,8%, tỷ lệ nạo phá thai và hút điều
hòa kinh nguyệt còn 27%, tỷ lệ trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 10,4%.
2
Bên cạnh các kết quả trên hiện nay công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình của tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều khó khăn thách thức:
- Mức sinh tuy giảm nhưng chưa thật sự ổn định, đặc biệt những xã vùng
cao, vùng sâu, vùng xa mức sinh vẫn còn cao.
- Cơ cấu dân số biến đổi nhanh từ giai đoạn cơ cấu dân số trẻ sang giai
đoạn cơ cấu dân số vàng và già hóa dân số. Sự biến đổi này đưa đến nhiều cơ hội
nhưng cũng đưa đến nhiều thách thức mới trong thời gian tới.
- Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành một vấn đề lớn
của xã hội, nếu không được khống chế từ bây giờ thì trong vài thập niên tới sẽ
dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa nam và nữ, để lại những hệ lụy phức tạp cả
về kinh tế và xã hội.
- Chất lượng dân số được cải thiện đáng kể nhưng chưa cao. Với địa bàn
rộng, 04 huyện miền núi, 33% là đồng bào có đạo thiên chúa, mạng lưới Y tế
CSSKSS-KHHGĐ chưa đồng bộ, nhận thức của các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ về Chăm sóc sức khỏe sinh sản- KHHGĐ còn bất cập, tỷ lệ sinh con thứ
3 trở lên vẫn còn cao, đặc biệt ở các vùng miền núi và vùng sâu.
Vì vậy để thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình, duy trì
mức sinh thấp hợp lý, giảm áp lực gia tăng dân số tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho dân cư trong giai đoạn này đối với tỉnh
Đồng Nai là hết sức cần thiết. Để góp phần vào sự thành công trong công tác
Dân số - KHHGĐ ở địa phương, tác giả xin chọn đề tài “Nâng cao chất lượng
công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm
2025” làm luận văn nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Những nội dung liên quan đến dân số, công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình đã được một số tác giả nghiên cứu dưới những góc độ đối tượng, phạm vi
thời điểm khác nhau. Qua tham khảo, tác giả thấy có một số tài liệu viết về
những vấn đề liên quan đến dân số có như sau:
-Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012) với đề tài “Sự già
hóa dân số và các vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở đô thị - nghiên cứu trường
hợp TPHCM”. Đề tài nghiên cứu những thách thức làm hạn chế khả năng chăm
3
sóc sức khỏe người cao tuổi ở đô thị, đưa ra những kiến nghị cải thiện khả năng
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giúp họ nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc
sống.
-Luận án TS của tác giả Nguyễn Văn Trãi (2009) với đề tài “Phân tích
thực trạng và dự báo dân số TPHCM đến năm 2019”. Đề tài đi sâu vào phân tích
xây dựng tổng hợp về dân số Hồ Chí Minh trong tương lai.
-TS. Dương Quốc Trọng (2013), với đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh với
công tác dân số”, đăng trên tạp chí Dân số phát triển, số 5-2014,tác giả đi sâu vào
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức
khỏe của mọi người dân, về nâng cao trí tuệ con người Việt Nam đó là những nội
dung nâng cao chất lượng dân số và là những nội dung ưu tiên số 1 trong công
tác dân số hiện nay.
-ThS. Nguyễn Ngọc Anh với bài viết “Lợi ích của chương trình KHHGĐ:
phân tích trường hợp Philippin” đăng trên tạp chí Dân số phát triển, số 2-2014,
tác giả phân tích khung lý thuyết về lợi ích của chương trình KHHGĐ với trường
hợp Philipin, đưa ra mối tương quan giữa KHHGĐ và lợi ích kinh tế xã hội, sức
khỏe...
-TS. Nguyễn Quốc Anh với bài viết “Cơ cấu dân số vàng: nguồn nhân lực
lao động trẻ đạt cực đại...” đăng trên tạp chí Dân số phát triển, số 5-2014, đưa ra
những nhận định cơ hội từ cơ cấu “dân số vàng” để thoát bẫy thu nhập trung bình
của Việt Nam và những thách thức để lựa chọn giải pháp phát triển KT-XH nhằm
thoát bẫy thu nhập đồng thời đưa ra các giải pháp phát huy lợi thế cơ cấu “dân số
vàng”.
-Bài viết của ThS Võ Anh Dũng (2014), “Đầu tư cho sức khỏe thanh
niên”, nghiên cứu về đặc điểm tích cực; hành vi có hại cho sức khỏe thanh niên;
các chính sách và chương trình can thiệp, cải thiện sức khỏe thanh niên.
-Tác phẩm sách của Viện dân số và các vấn đề xã hội - Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân “ 50 năm chính sách giảm sinh ở Việt Nam (1961-2011) thành
tựu, tác động và bài học kinh nghiệm” (năm 2012) do GS.TS Nguyễn Đình Cử
chủ biên. Tác phẩm mô tả xu hướng giảm sinh ở Việt Nam, phân tích mức sinh,
4
hệ quả mức sinh đến tình hình dân số, tác động đến phát triển kinh tế xã hội,
những cảnh báo và thách thức...
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố dưới dạng
sách, tác phẩm, đề tài, chuyên đề, khảo sát và các bài đăng trên các tạp chí,
báo... Nhìn chung trên những bình diện khác nhau, các tác giả đã nghiên cứu một
cách cơ bản, đi sâu, phân tích làm rõ và đưa ra những luận cứ khoa học cùng với
những kinh nghiệm thực tiễn về chính sách giảm sinh, dân số, biến động dân số,
chất lượng dân số... để thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Đây là nguồn tư liệu quý
giá giúp tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Điểm mới việc nghiên cứu về các vấn đề để nâng cao chất lượng công tác
dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có tác giả
nào thực hiện. Vì vậy tác giả mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn
góp phần vào luận giải những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đã đặt ra.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu của đề tài là trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản về lý
luận dân số, công tác dân số - dân số - kế hoạch hóa gia đình; phân tích, đánh giá
làm rõ thực trạng công tác DS - KHHGĐ ở tỉnh Đồng Nai, chỉ ra được những
việc đã làm được, việc chưa làm được; Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công
và hạn chế trong công tác dân số - KHHGĐ, từ đó đề xuất ra những giải pháp
phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác dân số - dân số - kế hoạch hóa gia
đình của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về dân số, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chính sách dân số - KHHGĐ; chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở sử dụng
kết quả khảo sát, thu thập, thống kê số liệu trình bày và phân tích thực trạng công
tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở Đồng Nai.
5
Đề tài tập trung khai thác số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến
năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận chung: Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lê Nin: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vào qúa
trình phân tích, đánh giá các mặt hoạt động cụ thể của công tác dân số - kế hoạch
hóa gia đình ở Đồng Nai.
- Phương pháp cụ thể: Đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu,
phương pháp quan sát, phương pháp thống kê số liệu thứ cấp; Đặc biệt là phương
pháp tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương và kết cấu
các chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về công tác dân số - kế hoạch hóa
gia đình
Chương 2: Thực trạng công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 đến năm 2013
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ nay đến năm 2025
6
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỂ CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
1.1. Khái niệm về dân số, kế hoạch hóa gia đình và công tác DS - KHHGĐ
1.1.1. Dân số
Dân số luôn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia dân số
và cả các chính phủ, tổ chức xã hội. Không chỉ ngày nay mà ngay cả trước kia,
các nước đều quan tâm đến vấn đề dân số vì sức ép của sự bùng nổ dân số ảnh
hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến sức mạnh quốc
gia. Ngày nay, vấn đề dân số không chỉ hạn chế mà nhiều nước còn khuyến khích
phát triển. Bởi vì dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ sản
phẩm. Quy mô dân số, cơ cấu dân số, tốc độ gia tăng dân số và chất lượng dân số
tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số theo nghĩa thông thường: là số lượng dân số trên một vùng lãnh thổ,
một địa phương nhất định trong một khoảng thời gian xác định.
Dân số theo nghĩa rộng: được hiểu là một tập hợp người. Tập hợp này
không chỉ là số lượng mà cả cơ cấu và chất lượng bao gồm nhiều cá nhân hợp
lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động. Ngay cả bản thân mỗi cá nhân
cũng thường xuyên biến động: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già và tử vong.(5)
Dân số thường được định nghĩa như sau: là những tập hợp người sống
trên một lãnh thổ trong một thời gian xác định, được đặc trưng bởi quy mô, kết
cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân
công lao động và cư trú theo lãnh thổ.
Quy mô dân số: là tổng số người sống trên một lãnh thổ nhất định trong
một khoảng thời gian xác định.
Cơ cấu dân số: là tỉ lệ dân số được phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác. Đây là những đặc trưng
biểu thị chất lượng dân số, có liên quan chặt chẽ với quy mô và tốc độ gia tăng dân số.
Phân bố dân số: là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một
lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và với các yêu cầu nhất định của xã hội.
1.1.2. Kế hoạch hoá gia đình
Theo định nghĩa của tố chức y tế thế giới (WHO): Kế hoạch hoá gia đình
là bao gồm những thực hành giúp cho những cá nhân hay các cặp vợ chồng để
7
đạt được những mục tiêu: Tránh những trường hợp sinh không mong muốn; Đạt
được những trường hợp sinh theo ý muốn; Điều hoà khoảng cách giữa các lần
sinh; Chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố, mẹ.
1.1.3. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình
Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình là việc quản lý và tổ chức thực
hiện các hoạt động tác động đến quy mô dân số, cơ cấu dân số và nâng cao chất
lượng dân số. (14)
1.2. Vai trò của công tác DS - KHHGĐ đối với sự phát triển của xã hội
Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng của cải của xã
hội. Qui mô, cơ cấu của dân số quyết định qui mô, cơ cấu của sản xuất và tiêu
dùng. Con người - dân số đóng vai trò trung tâm trong mọi chương trình, chiến
lược phát triển, nó vừa là điều kiện, phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển.
Phát triển kinh tế xã hội dù ở đâu và thời kỳ nào đều nhằm hướng tới việc phục
vụ cho mục tiêu phát triển toàn diện con người. Dân số và phát triển thường
xuyên biến động và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố tác động
đến dân số và phát triển rất đa dạng, phong phú và không ngừng biến đổi.
Vì vậy công tác dân số - KHHGĐ có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện
điều tiết mức sinh thông qua các hoạt động chương trình KHHGĐ để tạo ra quy
mô, cơ cấu dân số ổn định phù hợp với điều kiện điạ lý, kinh tế-xã hội của mỗi
quốc gia, vùng lãnh thổ; Là cở sở quan trọng để nâng cao chất lượng dân số và
nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Đồng
thời thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ giảm được chi phí do hạn chế được
mức sinh, tăng tích luỹ cho xã hội, là nguồn lực đáng kể để đóng góp vào quá
trình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho dân cư còn là cơ sở thực hiện các chính
sách xã hội như thực hiện công bằng xã hội, tăng cường bình đẳng giới, giải
quyết các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường…
1.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, của một số quốc gia và của
Đảng, Nhà nước Việt Nam về công tác Dân Số-KHHGĐ
1.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin
Trong các tác phẩm kinh điển về duy vật lịch sử Mác, Ăngghen, Lênin đã
đề cập nhiều tới vấn đề dân số, quan điểm của Mác hoàn toàn đối lập với luận
điểm của học thuyết MalThus. Ông cho rằng dân số không đơn thuần chỉ là số
dân, mà còn bao hàm cả chất lượng dân cư, hàm chứa những nhân tố nội sinh, có
8
mối quan hệ và chịu tác động đa chiều của các điều kiện tự nhiên và xã hội. Dân
số phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tồn tại trong mọi
hình thái kinh tế - xã hội. Dân số và tái sản xuất dân số là một trong những hoạt
động cơ bản của con người. Bản chất của quá trình dân số, như (sinh, tử, di dân)
trước hết mang tính kinh tế-xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội chỉ phù hợp với
một lượng dân cư nhất định và ông cho rằng: “Các điều kiện của một xã hội hay
nói cách khác là các hình thái kinh tế-xã hội chỉ có thế phù hợp với một lượng
dân số nhất định. Trong một hình thái kinh tế-xã hội các điều kiện sản xuất, trình
độ của lực lượng sản xuất sẽ xác định số lượng tối ưu và tương ứng”.(7)
Tán thành với quan điểm của Mác, Ăng Ghen cho rằng: “Theo quan điểm
duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử, suy cho cùng là sản xuất và tái sản xuất
ra đời sống trực tiếp, nhưng bản thân sự sản xuất có hai loại. Một mặt sản xuất ra
tư liệu trong sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nhà ở và những dụng cụ cần thiết để
sản xuất ra những thứ đó. Mặt khác là sản xuất ra chính bản thân con người; là sự
truyền giống nòi. Những thiết chế xã hội trong đó những con người của một thời
đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất
đó quyết định. Một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do
trình độ phát triển của gia đình” (7).
Theo Lênin thì “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là
công nhân, là người lao động ".(7)
Học thuyết Mác – Lênin thể hiện tầm nhìn xa, sâu rộng, tư tưởng vĩ đại
của các nhà kinh điển thể hiện quan điểm dân số phát triển có mối quan hệ
biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ
thuộc rất nhiều vào chính qúa trình dân số của quốc gia ấy. Các hành vi dân
số của mọi cộng đồng dân cư tương hợp với một trình độ phát triển kinh tế xã hội (cả về kinh tế, văn hoá- xã hội, giáo dục, y tế, tâm lý, phong tục tập
quán lối sống ....) của chính cộng đồng dân cư ấy. Học thuyết cũng chỉ ra rằng
Con người có đủ khả năng để điều khiển các quá trình dân số theo mong
muốn của mình nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân. Đúng như Ăngghen nhận xét, đến một lúc
nào đó xã hội phải điều chỉnh mức sinh của con người hay xã hội nào làm
được việc điều chỉnh sự sinh sản ra con người như đã điều chỉnh kinh tế thì
mới có thể lãnh đạo chủ động xã hội
9
1.3.2. Quan điểm của một số quốc gia về công tác DS-KHHGĐ
Trải qua nhiều kỳ hội nghị quốc tế về vấn đề dân số toàn cầu. Quan điểm
của các quốc gia tại các hội nghị này được thể hiện rõ như sau:
Hội nghị quốc tế Bcucarét có 136 nước tham gia: Quan điểm nổi bật của
nhiều nước đang phát triển tại hội nghị này là: Phát triển là việc thực hiện công
tác tránh thai tốt nhất, các nước đang phát triển đã nhận thấy những tác động tiêu
cực của sự gia tăng dân số nhanh ngay ở tại quốc gia mình. Đồng thời các quốc
gia đang phát triển cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo sự phân
phối công bằng hơn các nguồn lực kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.
Hội nghị quốc tế Mêhicô CiTy năm 1984, có 146 nước tham gia. Hội nghị
tiến hành trong giai đoạn khi các chương trình KHHGĐ đã đạt được những thành
tựu khá quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giảm sinh và thực hiện quy mô
gia đình ít con trên thế giới. Vấn đề trọng tâm tại hội nghị này là tìm kiếm các
mô hình thích hợp cho các nỗ lực phát triển kinh tế và KHHGĐ, nhằm đạt đến
các mục tiêu dân số của các quốc gia.
Hội nghị quốc tế Cai rô năm 1994, có 180 nước tham gia. Hội nghị đề ra
chương trình hành động cho 20 năm, vấn đề trọng tâm của chương trình hành
động là đề ra chiến lược mới; Trong đó nhấn mạnh đến mối liên hệ tổng thể giữa
dân số và phát triển; Đặt ra các mục tiêu đáp ứng các nhu cầu cá nhân của cả phụ
nữ và nam giới, chứ không giới hạn bởi các mục tiêu nhân khẩu học thuần tuý,
như giảm mức sinh hay thúc đẩy quy mô gia đình ít con. Nguyên tắc của chương
trình hành động khẳng định con người là trung tâm của những mối quan tâm đối
với phát triển bền vững; Vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, có giá trị
nhất của mọi dân tộc. Quyền phát triển phải được thực hiện để đáp ứng được các
mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia ngay hiện tại và trong tương lai.
Loại trừ những hình mẫu sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững; đồng thời tăng
cường các chính sách thích hợp, các chính sách liên quan đến dân số. Thực hiện
công bằng và bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ nữ, loại bỏ tình trạng
bạo lực chống lại phụ nữ. Đảm bảo cho phụ nữ có khả năng kiểm soát vấn đề
sinh đẻ của mình, đây chính là hòn đá tảng của chương trình dân số và phát triển.
Các nước cần tiến hành các biện pháp thích hợp thực hiện công tác dân sốKHHGĐ để đảm bảo người dân được tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ nói chung, trong đó có sức khoẻ sinh sản-KHHGĐ và sức khoẻ tình dục
10
dựa trên cơ sở bình đẳng nam, nữ. Các nguyên tắc cũng khẳng định lại quyền của
các cặp vợ chồng và cá nhân được quyền tự quyết định số lần sinh và khoảng
cách giữa các lần sinh, đồng thời có quyền được yêu cầu cung cấp các thông tin
và các phương tiện KHHGĐ để họ thực hiện điều này. Các nguyên tắc cũng nhấn
mạnh gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, nên cần thường xuyên được củng cố,
đồng thời công nhận các hình thức khác nhau, tuỳ thuộc theo các nền văn hoá,
kinh tế, chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
1.3.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác DS - KHHGĐ
Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác DS - KHHGĐ
được thể hiện rõ ràng tại Nghị quyết IV, ban chấp hành TW Đảng khoá VII Đảng
nhận định “sự gia tăng dân số qúa nhanh là một trong những nguyên nhân quan
trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện
đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hoá và thể lực của giống
nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta
sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”.
Vì vậy làm tốt công tác Dân Số-KHHGĐ, thực hiện gia đình ít con giảm
nhanh tỷ lệ phát triển dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số là vấn đề rất quan
trọng và bức xúc đối với nước ta.
Từ nhận định được tầm quan trọng to lớn của công tác DS- KHHGĐ
Đảng và Nhà nước ta thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo như sau:
Công tác dân số- KHHGĐ là bộ phận quan trọng của chiến lược phát
triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế-xã hội hàng đầu của nước ta, là
một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia
đình và của toàn xã hội.
Từ quan điểm trên Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo đưa ra những giải
pháp, định hướng cơ bản và quan trọng để thực hiện công tác dân số - KHHGĐ
đó là vận động, tuyên truyền và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ KHHGĐ đến
tận người dân; đưa ra những chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp
nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện
KHHGĐ và đầu tư cho công tác Dân Số-KHHGĐ để mang lại hiệu qủa, tăng
mức chi ngân sách cho công tác Dân Số-KHHGĐ, đồng thời động viên sự đóng
góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế.Thêm vào đó huy động
lực lượng toàn xã hội tham gia công tác dân số - KHHGĐ, thiết lập bộ máy
11
chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu, đảm bảo cho các
nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu qủa đến tận người dân.
Thực tế đã chứng minh tầm nhìn xa sâu rộng của Đảng và nhà nước qua
việc nhận định và sự chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ từng thời kỳ là hết
sức chính xác, đúng đắn, công tác dân số-KHHGĐ có vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước Để đạt được mục tiêu
trong thời gian tương đối ngắn, điều đó cần sự tham gia của Đảng, chính quyền
các cấp lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác Dân Số-KHHGĐ theo
chương trình.
1.4. Khái quát về công tác dân số - KHHGĐ ở Việt Nam trong thời gian qua
Theo thời gian, dựa vào đặc điểm tình hình phát triển, có thể chia quá
trình thực hiện công tác DS-KHHGĐ thành 4 thời kỳ
1.4.1. Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1975
Thời kỳ 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự
gia tăng dân số tới sự phát triển KT-XH của đất nước. Ngay từ những năm đầu
thập kỷ 60 thế kỷ trước, mặc dù trong lúc đất nước còn bị chia cắt làm hai miền,
vừa phải song song tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược trọng đại xây dựng
CNXH ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam nhưng công
tác DS-KHHGĐ đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với việc
ban hành Quyết định 226-CP ngày 26/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc
sinh đẻ có hướng dẫn.Với Quyết định này,Việt Nam trở thành một trong những
quốc gia đầu tiên ở châu Á tiến hành công tác DS-KHHGĐ, thể hiện tầm nhìn xa
trông rộng của Đảng và Nhà nước ta, của Bác Hồ vĩ đại. Mặc dù được triển khai
trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh và cực kỳ khó khăn,cuộc vận động Sinh
đẻ có kế hoạch cũng đã đạt được những thành công nhất định, người dân cũng đã
bắt đầu có ý thức về vấn đề dân số và chấp nhận sinh đẻ có kế hoạch. Tỷ lệ tăng
dân số đã giảm từ 3,8% (năm 1960) xuống còn 2,4% (năm 1975); tổng tỷ suất
sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) giảm từ 6,3
con/phụ nữ (năm 1960) xuống còn 5,25 con/phụ nữ (năm 1975)
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1990
Thời kỳ 1976-1990, sau khi đất nước thống nhất, cuộc vận động sinh đẻ
có kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Nhận
thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, nhiều
12
lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước như Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn
Đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt đã từng
giữ cương vị Trưởng ban Chỉ đạo hướng dẫn sinh đẻ có kế hoạch, Chủ tịch Ủy
ban Quốc dân Số Sinh đẻ có kế hoạch, Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ, thường
xuyên trực tiếp chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ. Các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IV,
V và VI luôn xác định công tác DS-KHHGĐ là những chỉ tiêu quan trọng trong
phát triển đất nước, hàng loạt văn bản về chính sách dân số đã được ban hành. Tỷ
lệ tăng dân số giảm từ 2,4% (năm 1975) xuống còn 1,9% (năm 1990).
1.4.3. Thời kỳ từ năm 1991-2000
Thời kỳ 1991-2000 đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện đối với công
tác DS-KHHGĐ ở nước ta. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(Khóa VII) đã ban hành Nghị quyết chuyên đề “về chính sách DS-KHHGĐ” mở ra
một trang sử mới đối với công tác DS-KHHGĐ ở nước ta. Nghị quyết đã đề ra
mục tiêu mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong
toàn xã hội mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân
số từ giữa thế kỷ 21; tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong
thập kỷ 90; phương châm thực hiện là không để một tổ chức cá nhân nào đứng
ngoài cuộc vận động này. Thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, Quốc
hội, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về DSKHHGĐ. Từ đây,công tác DS-KHHGĐ nước ta đã có sự thay đổi cơ bản, toàn
diện, cả về nội dung, cách làm, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia vào công
tác DS-KHHGĐ; xây dựng và từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy
chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường đầu
tư ngân sách nhà nước thông qua chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ.
Năm 1991 trở thành năm có tổ chức bộ máy chuyên trách đầu tiên trong
lịch sử công tác DS-KHHGĐ. Lần đầu tiên sau hơn 30 năm hoạt động, Ủy ban
DS-KHHGĐ đã trở thành một cơ quan chuyên trách trực thuộc Chính phủ; hệ
thống Ủy ban DS-KHHGĐ cấp tỉnh và huyện với tư cách là một cơ quan chuyên
trách được thành lập; cấp xã có ban DS-KHHGĐ và cán bộ chuyên trách; mạng
lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn, bản được hình thành và phát triển. Với
phương thức hoạt động “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên
truyền vận động,vận động và cung cấp các phương tiện tránh thai
13
Những kết quả của công tác DS-KHHGĐ giai đoạn này vượt các mục tiêu
đề ra. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 1,86%(năm 1991) xuống còn 1,36% (năm 2000).
Tổng suất sinh giảm nhanh từ 3.74 con (1992) xuống 2,28 con (2000). Quy mô
dân số tăng từ 67,24 triệu người năm 1991 lên 77,64 triệu người năm 2000, thấp
hơn 4,36 triệu người so với mục tiêu đề ra là khoảng 82 triệu người năm 2000.
Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế.
1.4.4. Thời kỳ từ năm 2001- đến nay
Thời kỳ này tổ chức bộ máy có nhiều thay đổi: năm 2002 sáp nhập Ủy ban
DS-KHHGĐ với Ủy ban BVCSTE thành Ủy ban Dân số, gia đình và Trẻ em.
Năm 2007 giải thể Ủy ban Dân số, gia đình và Trẻ em đưa lĩnh vực dân số về
ngành Y tế. Bộ Chính trị, ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản lãnh
đạo công tác DS-KHHGĐ.
Thập niên đầu của thế kỷ 21 đã đánh dấu sự trưởng thành của ngành DSKHHGĐ. Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu về dân số mà Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 20012010 đã đề ra. Tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 1.35% (2001) còn 1.05% (2010),
vượt mục tiêu đề ra là 1.1% vào năm 2010; Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại đã tăng
từ 61.1% năm 2001 lên 67.5% năm 2010; Tổng tỷ suất sinh từ 2.28 con giảm
xuống 2.09 con năm 2006 (đạt mức sinh thay thế) và xuống còn 2.0 con vào năm
2010. Quy mô dân số đạt mức 86.92 triệu người vào năm 2010, thấp hơn so với
mục tiêu Chiến lược đề ra là dưới 89 triệu người.
Thành công của công tác DS-KHHGĐ đã góp phần đạt và về đích trước
thời hạn các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về nâng cao sức khỏe bà mẹ và
giảm tử vong ở trẻ em. (25)
1.5. Nội dung công tác DS - KHHGĐ
1.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác DS - KHHGĐ
Trong các hoạt động của công tác Dân số-KHHGĐ thì hoạt động nhằm
thay đổi quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố và chất lượng dân số là những
hoạt động quan trọng nhất. Các hoạt động này gắn liền với quá trình dân số như
mức sinh, mức chết, di cư... Chính vì vậy mà các nhân tố ảnh hưởng tới mức
sinh, chết, di cư đều ảnh hưởng sâu sắc tới công tác Dân số-KHHGĐ. Để công
tác Dân số-KHHGĐ đạt hiệu qủa mong muốn, ta cần hiểu đúng và đầy đủ các
14
nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp tác động phù hợp.
1.5.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đây là yếu tố tiền đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh, được
biểu thị qua các chỉ số quan trọng trong công tác dân số. Bên cạnh những tác
động đến thể chất và tuổi thọ của con người, điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng
đến quy mô dân số và sự sinh sản của từng khu vực.
Sức khỏe của dân cư nói chung phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên.
Môi trường trong lành sẽ giúp người dân khỏe mạnh hơn, từ đó nâng cao chất
lượng đời sống sinh hoạt và tuổi thọ; ngược lại môi trường ô nhiễm khiến gia tăng
các chất độc hại, nguồn bệnh cùng các sinh vật và vi khuẩn tác động xấu đến dân
cư. Ngày nay, sự phát triển của kinh tế xã hội làm thay đổi nhiều về hình thái của
các yếu tố tự nhiên. Sự đô thị hóa, CNH-HĐH mang đến nhiều thuận lợi nhưng
cũng có nhiều tác động ngược tiêu cực lên điều kiện tự nhiên khi ý thức bảo vệ
môi trường của nhiều cá nhân cùng các tổ chức doanh nghiệp còn thấp. Mức độ ô
nhiễm không khí, nguồn nước cao và thực phẩm không vệ sinh khiến cho người
dân không khỏe mạnh, nhiều bệnh tật, tuổi thọ không cao, mức tử gia tăng.
Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý còn ảnh hưởng đến kết cấu và động lực
tăng dân số, những nơi có khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú,
môi trường sống thuận lợi sẽ tạo lực hút với người di dân, ngược lại điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, đất đai bạc màu, khó kiếm việc làm là nguyên nhân tạo lực
đẩy đối với người di dân…
Các yếu tố như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, tai nạn cũng là mối đe dọa
khủng khiếp tới sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thế giới động vật.
Chiến tranh là nguyên nhân gây chết người hàng loạt trong một thời gian ngắn,
nhất là chiến tranh sử dụng vũ khí hiện đại.
Trước đây khi khoa học, y học chưa phát triển, các dịch bệnh gây chết
người hàng loạt như cúm, bạch hầu, đậu mùa, tiêu chảy...đã ảnh hưởng đến sự tăng
dân số. Mặc dù hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển, đạt được nhiều thành tựu
trong lĩnh vực y tế, có thể làm giảm và hạn chế mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh
đến tình hình tử vong. Tuy vậy, bệnh tật vẫn là nguyên nhân thường xuyên và
đáng lo ngại đối với cuộc sống của xã hội loài người. Tại Việt Nam, trong năm
2013 có 67,8 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết có 40 trường hợp tử vong;
810 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút: có 17 trường hợp tử vong; 39 trường
15
hợp mắc viêm não mô cầu : 3 trường hợp tử vong; 20 trường hợp tử vong do mắc
bệnh tay chân miệng. Số người tử vong do AIDS tính đến thời điểm 15/11/2013 là
68,5 nghìn người...
Thiên tai, tai nạn giao thông ảnh hường lớn đến dân số, hàng năm, Thế giới và
Việt Nam có hàng triệu người chết vì bão lụt, hạn hán, động đất, sóng thần... Đặc biệt
trong xã hội đương đại, tai nạn giao thông là mối quan ngại của nhiều quốc gia. Tai nạn
giao thông rất đa dạng, tai nạn đường sắt, đường bộ, hàng không...làm cho hàng trăm
ngàn người chết và bị thương mỗi năm, gây tổn thất lớn cho gia đình và xã hội. Tính từ
16/11/2012 đến 15/11/2013 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 31,3 nghìn vụ tai nạn giao
thông, làm chết 9,9 nghìn người và làm bị thương 32,2 nghìn người. Như vậy, điều kiện
tự nhiên và vị trí địa lý có tác động trực tiếp và gián tiếp đến mức sinh, mức chết và quá
trình di dân, là nhân tố tác động không nhỏ đến công tác DS-KHHGĐ.
1.5.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
Kinh tế là yếu tố đa dạng và tác động đến công tác DS-KHHGĐ theo
nhiều khía cạnh. Theo quan điểm của đa số các nhà nhân khẩu học và bằng thực
tế, người ta xác minh rằng đời sống thấp thì mức sinh cao và ngược lại. Mức sinh
đẻ trong thời đại phong kiến cao hơn chế độ tư bản chủ nghĩa. Đối với các nước
kém phát triển tỉ lệ sinh cao hơn so với các nước kinh tế phát triển. Hoặc trong
cùng một nước, một thời kì nhóm xã hội có trình độ phát triển, có mức sống khác
nhau thì mức sinh cũng khác nhau.
Bảng 1.1: Mức sinh của các vùng trên thế giới năm 2008
Toàn thế giới
+ Trong đó:
- Các nước phát triển
- Các nước đang phát triển
+ Theo các châu lục
- Châu Phi
- Bắc Mĩ
- Mĩ Latinh và vùng biển Caribe
- Châu Á
- Châu Ầu
- Châu Đại Dương
Dân số
(triệu người)
6.705
CBR
(‰)
21
TFR
(con)
2,6
1.227
5.479
12
23
1,6
2,8
967
338
577
4.052
736
35
37
14
21
19
11
18
4,9
2,1
2,5
2,4
1,5
2,4
Nguồn: World Population Data Sheet 2008
16
Số liệu bảng 1.1 cho thấy, nhìn chung, tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh
có quan hệ chặt chẽ với trình độ phát triển của các nước. Đối với các nước phát
triển, tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh thấp hơn nhiều so với các nước đang
phát triển. Ở các châu lục khác nhau, do trình độ phát triển khác nhau nên các chỉ
số này cũng khác nhau.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội được phản ánh qua mức sống của dân
cư. Mức sống, thu nhập bình quân đầu người càng cao thì người dân càng có
điều kiện chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, khám chữa bệnh do đó hạn chế mức chết.
Chính vì vậy, các nước có trình độ phát triển khác nhau có mức chết khác biệt
nhau, đặc biệt là mức chết của trẻ em.
Bảng 1.2: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và tuổi thọ trung bình trên thế
giới giai đoạn 1995 - 2008 (IMR: %o; Eo: năm)
1995
1999
Nhóm nước
IMR Eo IMR Eo
Toàn thê giới
62
65
57
66
Các nước phát triên
10
75
8
75
Các nước đang phát triên
67
63
62
64
2005
IMR Eo
54
67
6
76
59
65
2008
IMR Eo
49
68
6
77
54
67
Nguồn: World population data sheet 2008
Bảng 1.2 cho thấy: Các nước kinh tế phát triển thì mức chết trẻ em dưới 1
tuổi thấp hơn rất nhiều so với các nước kinh tế đang phát triển và chậm phát
triển. Sở dĩ các nước đang phát triển và chậm phát triển có mức chết trẻ em cao
bởi vì ở các nước này mức sống còn thấp, trẻ em không được chăm sóc tốt, tình
trạng suy dinh dưỡng cao, bệnh tật không được cứu chữa kịp thời.
Văn hóa - xã hội, cũng ảnh hưởng đến mức sinh, Mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi
thời kì, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có các phong tục tập quán và tâm lí xã
hội khác nhau. Những phong tục, tập quán và tâm lí xã hội này xuất hiện và tồn
tại trên những cơ sở thực tế khách quan. Khi những cơ sở này thay đổi thì phong
tục tập quán và tâm lí xã hội cũng thay đổi. Tuy nhiên, nhiều khi điều kiện vật
chất, tồn tại xã hội đã thay đổi nhưng ý thức và tư tưởng trong đó có tập quán,
tâm lí xã hội chưa thay đổi ngay. Phong tục tập quán và tâm lí xã hội có tác động
rất lớn đến mức sinh: nhiều phong tục tập quán và tâm lí xã hội cũ, lạc hậu biểu
kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai, muốn “có nếp có tẻ”, quan niệm
“trời sinh voi, trời sinh cỏ”... chính vì vậy làm tăng mức sinh.
Trình độ học vấn ảnh hưởng đến mức sinh thông thường theo hướng tỉ lệ
17
nghịch. Những người có học vấn cao, nhất là phụ nữ thường sinh ít con hơn so
với nhừng người có trình độ học vấn thấp. Bởi vì khi đã đạt đến một trình độ học
vấn nhất định, người phụ nữ thường kết hôn muộn, đẻ muộn, đẻ ít. Họ hiểu biết
hơn, có điều kiện tiếp cận các biện pháp tránh thai phù hợp, dành thời gian cho
học tập, giao lưu văn hóa, tìm việc làm có thu nhập khá.
Bảng 1.3: Biến động mức sinh (CBR‰) giữa các nước, các thời kì
Thời kỳ
Toàn thê giới
Trong đó:
- Các nước phát triên
- Các nước đang phát triển
1960-
1975- 1985-
1965
33,7
1980 1990
33,1
27
1999 2002
2008
23
21,4
21
20,4
17,4
15
11
11,1
12
39,9
36,4
31
26
23,9
23
Nguồn: World population data sheet 2008
Qua số liệu bảng 1.3 ta thấy rằng trong hơn nửa thế kỉ qua, mức sinh giảm một
cách liên tục cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và trong cùng một thời kì
mức sinh của các nước phát triển thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển.
Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cao, người dân có cơ hội và điều kiện
nâng cao trình độ học vấn. Đây là cơ sở thuận lợi để họ nâng cao nhận thức, phá
bỏ những rào cản là phong tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, chấp
nhận và thực hiện các biện pháp tránh thai làm cho mức sinh thấp, mặt khác việc
có trình độ, biết sử dụng các thành tựu y học thực hiện các biện pháp ngăn ngừa
và phòng chống bệnh tật làm giảm mức chết. Học vấn của người mẹ và khả năng
sống sót của trẻ em có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trình độ học vấn cao tạo
điều kiện để người mẹ nâng cao nhận thức về phương pháp phòng chống bệnh
tật, nhận biết và điều trị có hiệu quả bệnh tình của trẻ em góp phần làm cho mức
chết của trẻ em giảm xuống.
Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật, đặc biệt những thành tựu về y học
càng tạo điều kiện cho loài người chủ động điều tiết mức sinh. Y học phát triển
đã sáng chế ra các phương tiện tránh thai hiện đại, đáp ứng kịp thời dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình. Bằng các biện pháp kĩ thuật chuyên môn (triệt sản, đặt vòng,
18
tiêm, uống thuốc...) giúp các cặp vợ chồng sinh đẻ có kế hoạch (sinh muộn, sinh
ít, giãn khoảng cách sinh, thôi sinh đẻ...) thực hiện việc sinh đẻ theo mong muốn.
Việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực y tế giúp khống
chế và đẩy lùi nhiều căn bệnh hiểm nghèo, nhiều dịch bệnh nguy hiểm với tính
chất và quy mô rộng lớn, gây chết người hàng loạt. Điều đó giúp làm giảm mức
tử vong ở các quốc gia trên thế giới.
Bảng 1.4: Cơ cấu tuổi và mức chết của thế giới năm 2008
Nhóm nước
Toàn thế giới
+ Trong đó:
- Các nước phát triển
- Các nước đang phát triển
+ Theo các châu lục
- Châu Phi
- Bắc Mĩ
- Mĩ Latinh và vùng biển
Caribe
- Châu Á
- Châu Âu
- Châu Đại Dương
Tỉ lệ dân sô (%)
CDR
< 15 tuôi > 65 tuôi (‰)
28
7
8
IMR
Eo
(‰) (năm)
49
68
17
30
16
6
10
8
6
54
77
67
41
20
30
3
13
6
14
8
6
82
7
23
54
78
73
27
16
7
16
7
11
45
6
69
75
25
10
7
25
76
Nguồn: World population data sheet 2008
Bảng 1.4 cho thấy: đối với nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số
trẻ, tỉ suất chết thô không cao nhưng do tỉ suất chết của trẻ em cao nên tuổi thọ
trung bình còn thấp. Ngược lại, nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già, tỉ
suất chết thô cao nhưng tỉ suất chết của trẻ em rất thấp dẫn đến tuổi thọ trung
bình được nâng cao.
Do điều kiện lịch sử, tự nhiên và xã hội giữa các nước và giữa các vùng
trong một nước được hình thành và phát triển không đồng đều, do sự phân bố
các nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản, khí hậu thời tiết đã dẫn đến sự chênh
lệch lớn về dân cư và nguồn lao động giữa các vùng. Sự phân bố không đồng
đều này cùng với sự chênh lệch về mức sống, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục xã
hội là những nguyên nhân ảnh hưởng tới mức sinh, mức chết và làm xuất hiện