Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.31 KB, 27 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
- Trong quá trình giảng dạy môn Hóa học, tôi nhận thấy một thực tế rằng khi
làm bài thi, học sinh thường sợ và dễ dàng bỏ qua những câu hỏi dài. Những câu
đó thường có dạng chia hỗn hợp thành nhiều phần hoặc cùng hỗn hợp đó tham
gia nhiều phản ứng khác nhau (gọi là dạng bài tập chia hỗn hợp thành nhiều
phần và những bài tập tương tự). Đây là một dạng bài tập thường nằm trong
phần câu hỏi yêu cầu vận dụng hoặc vận dụng cao dành cho học sinh khá, giỏi.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bài tập đó đều khó. Có khá nhiều bài tập đề rất
dài nhưng lời giải rất ngắn và đơn giản nếu như học sinh nắm rõ phương pháp
giải.
- Trong một đề thi tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan, phần trăm số câu hỏi có
dạng như trên là khá lớn. Muốn giành điểm cao, đòi hỏi học sinh phải giải thành
thạo các bài tập đó. Với mong muốn giúp các em được luyện tập kĩ hơn với
dạng bài tập này, tôi đã và đang tiếp tục nghiên cứu cũng như áp dụng đề tài
“Hệ thống và phương pháp giải các bài tập chia hỗn hợp thành nhiều phần
và những bài tập tương tự dành cho học sinh khá giỏi”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh giải thành thạo các bài tập có dạng chia hỗn hợp (hoặc tương tự)
để đạt điểm cao trong kì thi học sinh giỏi hoặc thi trung học phổ thông quốc gia.
- Thông qua giải bài tập giúp củng cố các kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử,
phản ứng trao đổi ion trong dung dịch, các phản ứng đặc trưng của kim loại, phi
kim, axit HCl, H2SO4, HNO3, axit cacboxylic, anđehit, este, ...
- Củng cố kĩ năng giải bài tập bằng các phương pháp bảo toàn khối lượng, bảo
toàn nguyên tố, bảo toàn electron, ...
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra phương pháp giải tổng quát cho dạng đề chia hỗn hợp thành các phần
bằng nhau hoặc không bằng nhau và một số ví dụ đặc trưng để học sinh có thể
hình dung được cách giải các bài tập tương tự.
- Hệ thống hóa các bài tập hóa học vô cơ và hữu cơ tiêu biểu thuộc các dạng
trên.


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1|Page


- Đối tượng nghiên cứu: Bài tập hóa học vô cơ và hữu cơ có dạng chia hỗn hợp
thành các phần hoặc cho một hỗn hợp tham gia nhiều phản ứng khác nhau.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh trong các đội tuyển Hóa học và học sinh lớp
12A1, 12A2 – Trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Năm học 2014-2015.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Chương trình Hóa học phổ thông: vô cơ và hữu cơ.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo sách giáo khoa, sách bài tập Hóa học 10, 11, 12; sách giáo viên
và một số tài liệu tham khảo khác.
- Đưa ra bàn luận trước tổ, nhóm chuyên môn để tham khảo ý kiến và cùng
thực hiện.
- Dạy thực nghiệm trên các đội tuyển Hóa học và hai lớp 12A1, 12A2.
7. Cấu trúc của SKKN
Phần I: Đặt vấn đề
- Lí do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Cấu trúc của SKKN
Phần II: Nội dung
- Kiến thức cần sử dụng
- Các dạng bài tập
Phần III: Kết luận và kiến nghị


2|Page


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Kiến thức cần sử dụng
Để có thể giải quyết tốt bài tập dạng này, đòi hỏi học sinh phải nắm được
nguyên tắc và cách áp dụng các phương pháp quan trọng được sử dụng trong
hóa học như sau:
1.1. Phương pháp bảo toàn khối lượng
- Nội dung: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham
gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng.
- Các hệ quả của phương pháp:
Hệ quả 1: Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, m S là tổng
khối lượng các chất sau phản ứng. Dù phản ứng xảy ra với hiệu suất bất kì ta
đều có:
mT = m S
Hệ quả 2: Khi cation kim loại kết hợp với anion phi kim để tạo ra các hợp
chất ta luôn có:
mchất = mcation + manion
Trong đó: Khối lượng của cation hoặc anion ta coi như bằng khối lượng của
nguyên tử cấu tạo thành.
1.2. Phương pháp bảo toàn nguyên tố
- Nội dung: Trong một quá trình phản ứng, tổng số mol nguyên tố tham
gia bằng tổng số mol nguyên tố tạo thành hoặc tổng khối lượng nguyên tố tham
gia bằng tổng khối lượng nguyên tố tạo thành.
1.3. Phương pháp bảo toàn electron
- Nội dung: Trong các phản ứng oxi hóa khử, tổng số mol electron do các
chất oxi hóa nhận luôn bằng tổng số mol electron do các chất khử nhường.
- Khi vận dụng định luật bảo toàn electron cần lưu ý:
+ Trong phản ứng hoặc một hệ phản ứng chỉ cần quan tâm đến trạng thái

đầu và trạng thái cuối mà không cần quan tâm đến trạng thái trung gian.
+ Nếu có nhiều chất oxi hóa và chất khử thì số mol electron trao đổi là
tổng số mol electron nhường hoặc nhận của tất cả các chất.
+ nelectron = nchất . số e nhường/nhận

3|Page


1.4. Phương pháp bảo toàn điện tích
- Nội dụng: Trong phản ứng trao đổi ion và trong một dung dịch:
Tổng điện tích âm = Tổng điện tích dương
- Hệ quả:

∑ ncation = ∑ nanion

2. Các dạng bài tập
2.1. Chia hỗn hợp thành các phần bằng nhau
2.1.1. Cơ sở của phương pháp giải bài toán
* Nhận dạng bài toán: Đây là một dạng đề rất phổ biến, thường đề bài có dạng:
- Chia hỗn hợp X thành 2 hay nhiều phần có khối lượng/số mol/thể tích
bằng nhau.
- Cho một lượng chất X tham gia phản ứng số 1. Cũng lượng chất X đó
tham gia phản ứng số 2, ...
* Phương pháp giải:
- Để đơn giản chúng ta nên gọi số mol (hoặc thể tích, khối lượng..) của
từng phần làm ẩn. Như vậy mỗi phần sẽ có các đại lượng đó bằng nhau.
- Bám vào dữ kiện của đề bài để thực hiện tính toán, vì các đại lượng trong
các phần bằng nhau nên khi ta tính được một số mol (hoặc thể tích, khối
lượng ..) của một chất nào đó nhờ 1 phần thì hãy dùng chính nó để tính các phần
còn lại.

Ví dụ: Khi chia một hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau: số mol chất A trong
phần 1 là x (mol) thì số mol chất A trong phần 2 cũng là x (mol). Căn cứ vào các
dữ kiện cho ứng với từng phần để tìm ra x.
2.1.2. Một số ví dụ trong hóa học vô cơ
Ví dụ 1: Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Mg làm 3 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng với nước dư sinh ra 8,96 lít khí.
- Phần 2: Tác dụng với dung dịch KOH dư thì thấy sinh ra 15,68 lít khí.
- Phần 5: Tác dụng với dung dịch HCl, phản ứng xong thu được 26,88 lít khí.
Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định % khối lượng mỗi chất trong hỗn
hợp X?

4|Page


Hướng dẫn giải:
Số mol K, Al, Mg trong từng phần bằng nhau và được đặt là x, y, z (mol).
Cách 1: Giải theo phương pháp viết các phương trình phản ứng
- Phần 1:

K + H2O → KOH + 1/2H2↑
x

0,5x (mol)

→ nH2 = 0,5x = 8,96/22,4 = 0,4 mol
- Phần 2:

→ x = 0,8 mol

K + H2O → KOH + 1/2H2↑

0,8



0,4

(mol)

2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑
y
1,5y (mol)
→ nH2 = 0,4 + 1,5y = 15,68/22,4 = 0,7 mol → y = 0,2 mol
- Phần 3:

2K + 2HCl → 2KCl + H2↑
0,8



0,4

(mol)

Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
0,2



0,3 (mol)


Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
z

z

→ nH2 = 0,4 + 0,3 + z = 26,88/22,4 = 1,2
Từ đó có:

%mK = 264,19%

;

(mol)

→ z = 0,5 mol

%mAl = 11,11%

;

%mMg = 24,70%

Cách 2: Sử dụng các phương pháp bảo toàn electron
- Phần 1: Chỉ có K phản ứng, nH2 = 0,4 mol
K → K+ + 1e

2H+ + 2e → H2

→ áp dụng phương pháp bảo toàn electron: 1.x = 2.nH2 → x = 0,8 mol
- Phần 2: Có cả K và Al phản ứng, nH2 = 0,7 mol

K → K+ + 1e

2H+ + 2e → H2

Al → Al3+ + 3e
→ áp dụng phương pháp bảo toàn electron: 1.0,8 + 3.y = 2.0,7 → y = 0,2 mol
- Phần 3: Cả K, Al, Mg đều phản ứng, nH2 = 1,2 mol
5|Page


K → K+ + 1e

2H+ + 2e → H2

Al → Al3+ + 3e
Mg → Mg2+ + 2e
→ áp dụng phương pháp bảo toàn electron:
1.0,8 + 3.0,2 + 2.z = 2.1,2

→ z = 0,5 mol

Tới đây thì tương tự cách 1 (nếu như học sinh đã thành thạo phương pháp
bảo toàn electron thì không cần viết phương trình nhường và nhận electron).
Ví dụ 2: Cho 50,2 g hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và một kim loại M có hóa
trị không đổi bằng 2 (đứng trước H trong dãy điện hóa). Chia A thành 2 phần
bằng nhau. Cho phần I tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 0,4 mol khí H 2.
Cho phần II tác dụng hết với dung dịch HNO 3 loãng đun nóng thấy thoát ra
0,3 mol khí NO duy nhất. Hỏi M là kim loại nào?
A. Mg


B. Sn

C. Zn

D. Ni

Hướng dẫn giải:
Gọi số mol của Fe và M trong mỗi phần là x, y
- Phần 1:
X+ 2HCl → XCl2 + H2
0,4



0,4

(mol)

→ x + y = 0,04 (1)
- Phần 2: Do hai phần chia bằng nhau nên số mol của Fe và M là không đổi.
Sử dụng định luật bảo toàn e ta có 3x+2y = 3*0,3 -> 3x+2y= 0,9 (2)
Từ (1), (2) → x = 0.1, y= 0,3
→ Trong 50,2 gam hỗn hợp có: nFe = 0,1*2=0,2 và nM = 0.3*2=0,6 → M = 65
→ Đáp án C.
Ví dụ 3: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X
thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí ở
đktc và 1,07 gam kết tủa.
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là:


6|Page


(quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
A. 3,73 gam

B. 7,04 gam

C. 7,46 gam

D. 3,52 gam

(Trích đề thi tuyển sinh cao đẳng khối A, B – 2008)
Hướng dẫn giải:
- Phần 1: nNH3 = 0,03 mol; nFe(OH)3 = 0,01 mol
Các phương trình phản ứng:
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

NH4+ + OH- → NH3 + H2O

0,01

0,03



0,01




0,03 (mol)

Ba2+ + SO42- → BaSO4↓

- Phần 2: nBaSO4 = 0,02 mol;

0,02

← 0,02 (mol)

Vậy trong dung dịch X có: 0,02 mol Fe3+; 0,06 mol NH4+; 0,04 mol SO42- và x
mol Cl-.
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích trong dung dịch X ta có:
0,02.3 + 0,06.1 = 0,04.2 + x.1 → x = 0,04 mol


mmuối = mFe3+ + mNH4+ + mSO42- + mCl- = 7,46 gam → đáp án C.

Ví dụ 4: Thực hiện hai thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M
thoát ra V1 lít NO.
- Thí nghiệm 2: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO 3 1M và
H2SO4 0,5M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan
hệ giữa V1 và V2 là:
A. V2 = 2,5V1

B. V2 = 1,5V1


C. V2 = V1

D. V2 = 2V1

(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối A – 2007)
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCu = 0,06 mol
- Thí nghiệm 1:

nH+ = nNO3- = nHNO3 = 0,08 mol

Phương trình phản ứng dạng ion thu gọn:
3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu + 2NO + 4H2O

7|Page


Ban đầu:

0,06

0,08

Phản ứng:

0,08
0,08 (hết)

(mol)



0,02

(mol)

→ V1 = 0,448 lít
- Thí nghiệm 2:

nH+ = nHNO3 + 2nH2SO4 = 0,16 mol
nNO3- = nHNO3 = 0,08 mol

Phương trình phản ứng dạng ion thu gọn:
3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu + 2NO + 4H2O
Ban đầu:

0,06

Phản ứng:

0,06 (hết)

→ V2 = 0,896 lít

0,08

0,16
0,16 (hết)




(mol)


0,04

(mol)

V2 : V1 = 2 hay V2 = 2V1

→ đáp án D.

Bài tập tự luyện:
Câu 1.
Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 3O4, Fe2O3 cần 0,05
mol H2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4
đặc thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 448 ml
B. 224 ml
C. 336 ml
D. 112 ml
Câu 2.
Chia a gam hỗn hợp X gồm Al và Zn thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư được 4,032 lít khí N2 và dung
dịch A trong đó chứa 2 muối.
Phần 2: Được hòa tan bởi dung dịch chứa NaOH và NaNO3 thu được m gam hỗn
hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 6. Các khí đo ở đktc. giá trị của m là:
A. 12,18

B. 9,16


C. 4,25

D. 3,6

Câu 3.
Điện phân nóng chảy a gam một muối X tạo bởi kim loại M và một
halogen thu được 0,224 lít khí nguyên chất (đktc). Cũng a gam X trên nếu hòa
tan vào 100 ml dung dịch HCl 0,5M, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư
thì thu được 10,935 gam kết tủa. Tên của halogen đó là:
A. Flo
B. Clo
C. Brom
D. Iot
Câu 4.
Hỗn hợp X gồm bột Al và Fe2O3. Lấy 85,6 gam X đem nung nóng để
thực hiện phản ứng nhiệt nhôm, sau một thời gian thu được m gam chất rắn Y.
Chia Y làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và
còn lại m1 gam chất không tan.
8|Page


- Phần 2: Hòa tan trong dung dịch HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc). % khối
lượng Fe trong Y là:
A. 18%
B. 39,25%
C. 19,6%
D. 40%
Câu 5.
Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg được chia đôi. Cho một nửa hỗn hợp vào

600ml dung dịch HCl nồng độ x M thì thu được khí A và dung dịch B. Cô cạn
dung dịch B thu được 27,9 gam muối khan. Cho nửa hỗn hợp còn lại vào 800ml
dung dịch HCl nồng độ x M làm tương tự thu được 32,35 gam muối khan. Xác
định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp, trị số x và V H2 ở mỗi thí nghiệm
(đktc).
Câu 6.
Chia hỗn hợp Al, Ba, Fe thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1: tác dụng với nước dư sinh ra V lít khí.
- Phần 2: tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thì thấy sinh ta

11V
8

lít7V
khí.

- Phần 3: tác dụng với dung dịch HCl, phản ứng xong thu được

4

lít khí.

Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X?
Câu 7.

Hỗn hợp A gồm Ba, Al, Mg được chia làm 3 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hòa tan vào nước dư thì sinh ra 8,96 lít H2.
- Phần 2: Hòa tan trong dung dịch Ba(OH)2 dư thì sinh ra 10,304 lít H2.

- Phần 3: Hòa tan trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 13,664 lít H2.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Tính khối lượng mỗi
kim loại trong A?
Câu 8.

Chia 7,8 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg thành 2 phần đều nhau:

- Phần 1: cho tác dụng với 400ml dung dịch HCl x (M), sau phản ứng cô cạn
dung dịch thu được 13,84 gam chất rắn khan.
- Phần 2: cho tác dụng với 700ml dung dịch HCl x (M), sau phản ứng cô cạn
dung dịch thu được 18,1 gam chất rắn khan.
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A; thể tích khí H 2 sinh ra ở thí
nghiệm 2 (đktc) và tính x?
Câu 9.

Chia 44,1 hỗn hơp A gồm Al, Zn và Cu thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: tác dụng với hết dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí (đktc) và 9,6 g
kim koại không tan.
9|Page


- Phần 2: cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được V lít khí (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A?
b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng?
c) Tính khối lượng mỗi muối thu được ở phần 2?
d) Lượng khí thu được ở phần 2 có thể làm mất màu bao nhiêu gam
KMnO4 trong dung dịch?
Câu 10. Hỗn hợp A gồm MgO và Al2O3. Chia A làm 2 phần bằng nhau, mỗi phần
có khối lượng là 19,88 gam. Cho phần I tác dụng với 200ml dung dịch HCl, sau

khi kết thúc phản ứng, làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp thu được 47,38 gam chất
rắn khan. Cho phần II tác dụng với 400ml dung dịch HCl như ở thí nghiệm trên,
sau khi kết thúc phản ứng làm bay hơi cẩn thận thu được 50,68 gam chất rắn
khan. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng và thành phần % theo khối
lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp A?
Câu 11. Chia hỗn hợp bột nhôm và đồng thành 2 phần bằng nhau:
- Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng, dư thì thu được 17,92 lít
khí màu nâu đỏ và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được chất rắn B. Nung B
đến khối lượng không đổi được chất rắn C.
- Cho phần 2 tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng, dư thì thu được 6,72 lít khí
(đktc).
a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại?
b. Tính khối lượng chất rắn C?
Đáp án tham khảo:
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: Al: 26,82%; Ba: 45,36%; Fe: 27,82%
Câu 7: 13,7 gam Ba, 6,48 gam Al, 3,0 gam Mg
Câu 8: 69,23% Al; 30,77% Mg; VH2 = 4,48 lít; x = 0,7M

10 | P a g e


Câu 9: a) 5,4 gam Al; 19,5 gam Zn; 19,2 gam Cu; b) HCl 0,3M; c) 34,2 gam
Al2(SO4)3; 24,15 gam ZnSO4; 24 gam CuSO4; d) 47,4 gam KMnO4
Câu 10: 5M HCl; 28,17% MgO; 71,83% Al2O3
Câu 11: a) 45,76% Al; 54,24% Cu; b) mC = 18,2 gam

2.1.3. Một số ví dụ trong hóa học hữu cơ
Ví dụ 1: Chia hỗn hợp 2 anđehit no, đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần I thu được 0,54 gam H2O.
- Phần II cộng H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp A.
Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thể tích khí CO2 thu được ở đktc là:
A. 0,112 lít

B. 0,672 lít

C. 1,68 lít

D. 2,24 lít

Hướng dẫn giải:
- Phần I: Khi đốt cháy hỗn hợp gồm 2 anđehit no, đơn chức ta luôn có:
nCO2 = nH2O = 0,03 mol
- Phần II: Khi cộng H2 vào anđehit thì nguyên tử C không thay đổi, do đó áp
dụng định luật bảo toàn nguyên tố C ta có:
nC (trong anđehit phần I) = nC (trong anđehit phần II)
→ nC (trong CO2 phần I) = nC (trong CO2 phần II) = 0,03 mol
→ VCO2 = 0,672 lít

→ đáp án B

Ví dụ 2: Một bình kín đựng hỗn hợp hiđro với axetilen và 1 ít bột Ni. Nung
nóng bình trong 1 thời gian sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu. Nếu cho một
nửa khí trong bình sau khi nung nóng đi qua dung dịch AgNO 3/NH3 dư thì có
1,2 gam kết tủa vàng nhạt. Nếu cho nửa còn lại qua bình dung dịch brom dư
thấy khối lượng bình tăng 0,41 gam. Lượng etilen tạo ra sau phản ứng cộng
H2 là:

A. 0,56 gam

B. 0,13 gam

C. 0,28 gam

D. 0,26 gam


C2 H 2
AgNO3 / NH 3
1 hh →
1, 2 g ↓
2


C2 H 4 dẫn giải:
C2 H 2 Ni ,t 0
Hướng

→ hh 


C2 H 6

+ ddBr2
1 hh 
H
C
H


hh

2
2
6
2

Sơ đồ phản ứng:
 H2

 H2


- Phần 1: Có kết tủa, chứng tỏ có C2H2 dư, kết tủa là C2Ag2.
11 | P a g e


→ nC2H2 = nkết tủa =

1, 2
= 0, 005mol
240

- Phần 2: Khối lượng bình Br2 tăng chính là khối lượng C2H2 và C2H4 đi vào.
Ta có: ∆mbình tăng = mC2H2 + mC2H4 → 0,41 = 0,005.26 + mC2H4
→ mC2H4 = 0,28g
Vậy: lượng etilen (C2H4) tạo ra sau phản ứng cộng H2/Ni, t0 là:
metilen = 2.0,28 = 0,56g


→ đáp án A.

Ví dụ 3: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số
nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng
hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H 2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra
26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z
trong hỗn hợp X lần lượt là:
A. HOOC-CH2-COOH và 70,87%

B. HOOC-COOH và 60,00%

C. HOOC-CH2-COOH và 54,88%

D. HOOC-COOH và 42,86%

(Trích đề thi tuyển sinh đại học khối B – 2009)
Hướng dẫn giải:
Gọi công thức của Y là: RCOOH, Z là: R’(COOH)2 và số mol trong 1 phần
tương ứng là: a và b mol.
- Phần 1: tác dụng với Na
1
RCOOH

+ Na



a

2


H2



R’(COOH)2

0,5a

+ Na



H2↑

b

→ nH2 = 0,5a + b = 0,2

b

(mol)


0, 6Z là n (Y, Z có cùng số C) → n 2
- Phần 2: gọi số nguyên tử cacbon trong Y và

→ nCO2 = n.(a + b) = 0,6 → a0,+6 b =
Ta thấy: a + b > 0,5a + b = 0,2 →


n

n

> 0,2 → n < 3 → n = 2

→ a = 0,2 ; b = 0,1 mol.
90.0,1
Vậy: Y là CH3COOH 0,2
mol; .100%
Z là HOOC-COOH
0,1 mol
= 42,86%

→ %mHOOC-COOH =

90.0,1 + 60.0, 2

→ đáp án D.

Ví dụ 4: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và
CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam Br 2. Mặt khác
để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40ml dung dịch NaOH 0,75M.
12 | P a g e


Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là:
A. 1,44 gam

B. 2,88 gam


C. 0,72 gam

D. 0,56 gam

Hướng dẫn giải:
Ta có: nBr2 = 0,04 mol; nNaOH = 0,03 mol.
Số mol các chất trong 0,04 mol hỗn hợp X lần lượt là x, y, z mol.
- Phản ứng với dung dịch Br2: chỉ có CH2=CH-COOH và CH2=CH-CHO phản
ứng thu được axit cacboxylic no
→ nBr2 = x + 2z = 0,04 mol
(1)
- Phản ứng với dung dịch NaOH: chỉ có CH2=CH-COOH và CH3COOH phản
ứng tạo muối
→ nNaOH = x + y = 0,03 mol
(2)
Mặt khác:

x + y + z = 0,04

(3)

Từ (1), (2), (3) → x = 0,02 mol; y = z = 0,01 mol
Vậy: mCH2=CH-COOH = 0,02.144 = 2,88 gam

→ đáp án B.

Bài tập tự luyện:
Câu 1.
Chia hỗn hợp gồm 2 anđehit no, đơn chức làm hai phần bằng nhau:

- Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,08 gam nước.
- Phần 2: Tác dụng với H2 dư (Ni, t0) thì thu được hỗn hợp A. Đem A đốt cháy
hoàn toàn thì thể tích CO2 thu được ở đktc là:
A. 0,896 lít
B. 1,792 lít
C. 1,344 lít
D. 0,672 lít
Câu 2.
Trung hòa 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit đơn chức X cần
100ml dung dịch NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với một
lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Tên
gọi của X là:
A. axit acrylic
B. Axit propanoic C. Axit etanoic
D. Axit metacrylic
(Trích đề thi tuyển dinh cao đẳng khối A, B – 2009)
Câu 3.
Cho 10,6 gam hỗn hợp hai axit hữu cơ là đồng đẳng của nhau tác dụng
với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác cho lượng
hỗn hợp trên tác dụng với NaOH thì cần 200ml dung dịch NaOH 1M. CTCT thu
gọn của 2 axit là:
A. HCOOH và CH3COOH
B. HCOOH và C2H5COOH
C. HCOOH và C3H7COOH
D. HCOOH và C4H9COOH
Câu 4.
Một hỗn hợp X gồm 2 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng có khối lượng
30,4 gam. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
13 | P a g e



- Phần 1: cho tác dụng với Na dư, kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc)?
- Phần 2: tách nước hoàn toàn ở 180 0C, xúc tác H2SO4 đặc thu được một anken,
cho hấp thụ vào bình đựng dung dịch brom dư thấy có 32 gam Br 2 bị mất màu.
CTPT hai ancol trên là:
A. CH3OH và C2H5OH
B. C2H5OH và C3H7OH
C. CH3OH và C3H7OH
D. C2H5OH và C4H9OH
Câu 5.
Có một lượng anđehit HCHO được chia làm hai phần bằng nhau, mỗi
phần chứa a mol HCHO.
- Phần 1: Cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag.
- Phần 2: Oxi hóa bằng oxi thành HCOOH với hiệu suất 40% thu được dung
dịch X. Cho X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được m’ gam Ag.
Tỉ số m’/m có giá trị bằng:
A. 0,2
B. 0,4
C. 0,6
D. 0,8
Câu 6.
Cho 4,96 g Ca, CaC2 tác dụng với H2O thu được 2,24 lít hỗn hợp X.
a. Tính % khối lượng CaC2 trong hỗn hợp đầu.
b. Đun nóng X có mặt chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y chia Y thành
hai phần bằng nhau:
d Z / H 2 - Phần 1 cho lội qua bình dựng nước Br 2 thấy còn lại 0,448(l) hỗn hợp Z có

=4,5. Hỏi bình tăng bao nhiêu gam?
- Phần 2 trộn với 1,68 lít Oxi và cho vào bình kín dung tích 4 lít sau đó đốt
cháy giữ nhiệt độ của bình ở 109,20C.

Tính áp suất của bình ở nhiệt độ này các thể tích khí đo ở đktc?
Câu 7.
Một hỗn hợp X gồm 2 ankin và H2 có V=35,84 lít (đkc). Chia X ra 2
phần bằng nhau:
* Phần 1 được nung với Ni xúc tác thu được hỗn hợp Y không làm mất màu
nước Brom, và thể tích giảm 50% so với thể tích ban đầu. Đốt cháy hoàn toàn Y
rồi cho sản phẩm cháy tác dụng với dd NaOH thu được 2 muối cacbonat. Thêm
Ca(OH)2 dư vào dd 2 muối này thu được 70g kết tủa.
* Phần 2 cho qua dd AgNO3/NH3 dư thu được 14,7 g kết tủa. Cho biết hai
ankin này đều ở thể khí ở đktc và có thể tích bằng nhau.
a. Xác định CTCT của hai ankin
b. Tính tỉ khối của Y so với không khí?
Đáp án tham khảo:

14 | P a g e


Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: D
Câu 6: a) 51,6%;

b) 0,4g; p=0,784 atm

Câu 7: C3H4; C4H6; d=0,914
2.2. Chia hỗn hợp thành các phần không bằng nhau
2.2.1. Cơ sở của phương pháp giải bài toán
* Nhận dạng bài toán: Đây là dạng đề khó, thường dành cho học sinh khá, giỏi.

Tuy nhiên nếu như nắm rõ phương pháp giải thì học sinh có thể giải được một
cách bình thường. Đề bài dạng này thường cho dưới dạng:
- Chia hỗn hợp X thành nhiều phần và mỗi phần có khối lượng/số mol/thể
tích khác nhau.
- Hỗn hợp được chia thành nhiều phần nhưng không cho biết tỉ lệ là chia
bằng nhau hay không.
- Hỗn hợp được chia thành nhiều phần: Có phần cho số mol, có phần cho
khối lượng.
- Cho một lượng chất X tham gia phản ứng 1; lại cho một lượng chất X khác
tham gia phản ứng 2, ...
* Phương pháp giải:
- Vì tỉ lệ số mol giữa các chất trong hỗn hợp là không đổi. Nếu coi
phần này có khối lượng gấp k lần phần kia thì số mol các chất tương ứng
cũng gấp k lần. Từ đó tìm mối liên hệ giữa các phần để giải hoặc đặt thêm ẩn
số phụ là k, sau đó thiết lập hệ phương trình và giải.
- Ví dụ:
Phần 1: số mol các chất A, B, C được gọi là a, b, c (mol).
Phần 2: số mol các chất A, B, C là: ka, kb, kc (mol), với k là hệ số tỉ lệ.
Dựa vào các dữ kiện khác của bài toán cùng với các phương pháp bảo toàn
khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn electron để thiết lập các phương trình.
15 | P a g e


Từ đó triệt tiêu k và tìm a, b, c.
* Chú ý: Do đây là bài tập chia phần nên sau khi tính được các giá trị của từng
phần rồi thì khi tính toán mà liên quan tới hỗn hợp ban đầu thì hãy nhớ tính tổng
các phần lại với nhau.
2.2.2. Một số ví dụ trong hóa học vô cơ
Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn 20 gam một hỗn hợp X gồm MgO, CuO và
Fe2 O3 phải dùng vừa hết 350ml dung dịch HCl 2M. Mặt khác nếu lấy 0,4

mol hỗn hợp X đốt nóng trong ống sứ (không có không khí) rồi thổi một
luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất
rắn và 7,2 gam nước. Giá trị của m là:
A. 25,6 gam

B. 32 gam

C. 24,8 gam

D. 28,4 gam

Hướng dẫn giải:
- Trong 20 gam hỗn hợp X: số mol MgO, CuO, Fe2O3 lần lượt là x, y, z (mol).
Phản ứng với HCl của các oxit trên được viết gọn là:

O2-oxit + 2H+ → H2O
0,35 ← 0,7 (mol)

→ nO2- = x + y + 3z = 0,35 (1)
Mặt khác:

mX = 40x + 80y + 160z = 20 (2)

- Trong 0,4 mol hỗn hợp X: số mol MgO, CuO, Fe2O3 lần lượt là kx, ky, kz (mol) (k là hệ
số tỉ lệ).
Khi phản ứng với H2 nung nóng thì MgO không phản ứng; còn CuO và Fe 2O3
phản ứng theo phương trình rút gọn như sau:
O2-oxit + H2 → H2O
0,4
→ ky + 3kz = 0,4

Mặt khác:
Lấy (3) : (4) ta được:

← 0,4

(mol)

→ k(y + 3z) = 0,4 (3)

kx + ky + kz = 0,4

→ k(x + y + z) = 0,4

(4)

2z = x kết hợp với (1) và (2) ta có:
x = 0,1; y = 0,1; z = 0,05 mol và k = 1,6

Vậy: m = mMgO + mCu + mFe = 1,6.(40.0,1 + 64.0,1 + 56.0,05.2) = 25,6 gam
→ đáp án A
16 | P a g e


Ví dụ 2 : Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam X gồm bột Al và sắt oxit
Fe x Oy trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ,
trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:
- Phần 1: có khối lượng 14,49 gam được hoà tan hết trong dung dịch HNO3
đun nóng thu được dung dịch C và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
- Phần 2: tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải
phóng 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn.

Công thức của oxit và giá trị của m lần lượt là:
A. FeO và 19,32 gam.

B. Fe2O3 và 28,98 gam.

C. Fe3O4 và 19,32 gam.

D. Fe3O4 và 28,98 gam.

Phản ứng nhiệt nhôm có dạng:

Hướng dẫn giải:
Al + FexOy → Al2O3 + Fe

(không cần cân bằng phương trình).
* Phần 2: tác dụng với dung dịch NaOH dư giải phóng H2 → Al dư → FexOy
phản ứng hết. Gọi nAl dư =x (mol).
- Ta có:

Al → Al+3 + 3e

2H+ + 2e → H2

x

0,03 ←

3x

→ bảo toàn electron:


3x = 0,03

0,015 (mol)

→ x = 0,01 mol

- Chất rắn còn lại là Fe (Al2O3 phản ứng với dung dịch NaOH nhưng
không giải phóng H2) → nFe = 2,52 : 56 = 0,045 mol
* Phần 1: Gọi nFe = 0,045k (mol); n Al dư = 0,01k (mol);
Khi phản ứng với dung dịch HNO :
3

Fe0
0,045k
Al0
0,01k



Fe+3 + 3e
0,135k

N+5 + 3e → N+2
(mol)

0,495 ← 0,165

(mol)


→ Al+3 + 3e
0,03k

(mol)

Bảo toàn electron ta có: 0,135k + 0,03k = 0,495 → k = 3
x nFe 0,135 3
= Al2O=3 0,06 mol
=
Vậy trong 14,49 gam Y có: Al dư 0,03 mol; Fe 0,135 mol →
y nO
0,18 4
→ nO trong FexOy = 3.nAl2O3 = 0,18 mol →
17 | P a g e


→ Fe3O4
Theo bảo toàn khối lượng, ta có:
mX = mY = mphần 1 + mphần 2 = 14,49 + 14,49 : 3 = 19,32 gam → Đáp án C
Bài tập tự luyện:
Câu 1. Hỗn hợp X khối lượng 14,46 gam gồm Al và Fe 2 O3. Thực hiện phản ứng
nhiệt nhôm hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần:
- Phần 1: Hòa tan trong dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít khí H 2 (đktc).
- Phần 2: Hòa tan trong dung dịch axit H2 SO4 loãng dư thu được 3,136 lít khí
H2 (đktc). Khối lượng của Al trong X là:
A. 2,97 gam

B. 7,02 gam

C. 5,94 gam


D. 4,86 gam

Câu 2. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe 2 O3 tới phản ứng hoàn toàn,
thu được chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH đến dư thu được 0,672 lít H 2
(đktc) và chất rắn Z. Hòa tan chất rắn Z trong dung dịch HCl dư thu được
2,688 lít khí H 2 (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí H (đktc).
2

Giá trị của m là:
A. 29,04 gam
Câu 3.

B. 43,56 gam

C. 53,52 gam

D. 13,38 gam

Chia 14 gam hỗn hợp X gồm H2S và H2 thành 2 phần:

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaOH dư, xử lí dung dịch sản phẩm thì thu
được 23,4 gam muối khan.
- Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn bằng khí O 2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung
dịch Ca(OH)2 dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 2,9 gam so với dung dịch
ban đầu và thu được m gam kết tủa.
Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp và tính m.
Câu 4.


Chia 35,5 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 làm 2 phần:

- Phần 1: Nung nóng rồi dẫn khí CO dư đi qua thì thu được chất rắn X. Hòa tan
hoàn toàn chất rắn X vào dung dich NaOH dư thấy còn lại 1,6 gam chất rắn
không tan.

18 | P a g e


- Phần 2: Hòa tan hoàn toàn vào V (lit) dung dịch HCl 2M vừa đủ, cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được 66,9 gam muối khan.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A và xác định giá trị của V?
Câu 5. Có một hỗn hợp B gồm nhôm và oxit sắt từ. Lấy 32,22 gam hỗn hợp B
đem nung nóng để phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp sau
phản ứng thành 2 phần:
- Phần 1: tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được 2,016 lít H2 (đktc).
- Phần 2: hòa tan hết vào lượng dư axit HCl tạo ra 8,064 lít H2 (đktc).
Tính số gam oxit sắt từ có trong 32,22 gam hỗn hợp?
Câu 6. Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch chứa
HCl và H2SO4 loãng, dư thu được 10,08 lít H2. Mặt khác, 0,2 mol hỗn hợp X tác
dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định khối
lượng mỗi kim loại trong 20,4 gam hỗn hợp X?
Câu 7. Chia 60,15 gam hỗn hợp X gồm ZnO và Fe2O3 làm 2 phần:
- Phần 1: Hòa tan vào dung dịch NaOH dư thì thấy có 4 gam NaOH phản ứng.
- Phần 2: Cho vào dung dịch H 2SO4 loãng (dư 9/28 so với lượng phản ứng). Cô
cạn dung dịch thu được 96,1 gam muối khan. Để trung hòa lượng axit dư thì cần
dùng đúng m gam dung dịch chứa KOH 28% và Ba(OH) 2 34,2%. Biết tất cả các
phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và xác định m?

Câu 8. Cho hỗn hợp A có khối lượng m gam gồm bột Al và FenOm. Tiến hành
phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp
B. Nghiền nhỏ B và trộn đều rồi chia làm 2 phần.
- Phần 1: có khối lượng 5,67 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO 3 đun
nóng được dung dịch C và 4,704 lít khí NO2 duy nhất (đktc).
- Phần 2: cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy thoát ra
1,344 lít khí (đktc) và còn lại 13,44 gam chất rắn không tan. Các phản ứng xảy
ra hoàn toàn.
Xác định công thức của oxit sắt?
Câu 9. Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15,5 gam hỗn hợp X vào 1 lít dung
dịch HNO3 2M. Sau phản ứng được dung dịch Y và 8,96 lít NO duy nhất (đktc).
Mặt khác cho 0,05 mol X vào 500ml dung dịch H 2SO4 0,5M thu được dung dịch
19 | P a g e


Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi lấy toàn bộ kết tủa thu
được đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam
chất rắn. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X?
Câu 10. Hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu. Cho 18,5 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl
dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít H 2 (đktc). Mặt khác
0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 3,92 lít Cl 2 (đktc). Cho 18,5 gam hỗn
hợp X tác dụng với O2 thu được 23,7 gam hỗn hợp oxit Y gồm ZnO, FeO, Fe2O3,
Fe3O4, CuO. Để hòa tan hết 23,7 gam Y cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl
1M. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X và giá
trị của V?
Câu 11. Cho m1 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Al vào 400ml dung dịch
CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m2 gam chất rắn B. Thu
lấy chất rắn B, trộn đều rồi chia thành 2 phần.
- Phần 1: có khối lượng 9,625 gam, hòa tan vào dung dịch NaOH dư thấy sinh ra
2,52 lít khí (đktc).

- Phần 2: hòa tan vào dung dịch HCl dư, kết thúc thí nghiệm thấy sinh ra 10,92
lít khí (đktc). Tính m1, m2?
Câu 12. Nung nóng hoàn toàn m1 gam hỗn hợp A gồm Fe và S (trong chân không)
thu được 20,4 gam hỗn hợp rắn B. Chia B thành 2 phần:
- Phần 1: hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít hỗn hợp khí (đktc).
- Phần 2 (nhiều hơn): đốt cháy hoàn toàn rồi dẫn sản phẩm khí vào dung dịch
Ca(OH)2 dư thu được 19,2 gam kết tủa trắng.
Tính khối lượng mỗi chất trong các hỗn hợp A và B?
Câu 13. Dẫn khí H2 dư đi qua 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe 3O4, MgO, CuO (đun
nóng) cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20,8 gam chất rắn. Mặt
khác 0,15 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2M. Tính
% số mol các chất trong hỗn hợp X?
Câu 14. Hợp chất X tạo bởi kim loại M có hóa trị không đổi và phi kim A (nằm ở
chu kì 3, nhóm VIA). Lấy 13 gam X chia làm hai phần:
- Phần 1: tác dụng với oxi tạo ra khí Y.
- Phần 2: tác dụng với dung dich HCl dư tạo ra khí Z.
Trộn Y và Z thu được 7,68g kết tủa vàng và còn lại một chất khí mà khi
gặp nước clo tạo dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với AgNO 3 được
22,96g kết tủa. Công thức phân tử của X là.
20 | P a g e


A. FeS

B. Fe2S3

C. Al2S3

D.ZnS


Đáp án tham khảo:
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: 97,14% H2S; 2,86% H2; m=12 gam
Câu 4: 10 gam CuO; 25,5 gam Al2O3; V=0,7 lít
Câu 5: 20,88 gam
Câu 6: 6,5 gam Zn; 11,2 gam Fe; 2,7 gam Al
Câu 7: 12,15 gam ZnO; 48 gam Fe2O3; m=50 gam
Câu 8: FeO
Câu 9: 17,42% Al; 36,13% Fe; 46,45% Mg
Câu 10: 35,14% Zn; 30,27% Fe; 34,59% Cu; V=650 ml
Câu 11: m1 = 22,5gam; m2 = 38,5 gam
Câu 12: Hỗn hợp A gồm: 14 gam Fe; 6,4 gam S; Hỗn hợp B gồm: 17,6 gam
FeS; 2,8 gam Fe
Câu 13: 16,67% Fe3O4; 50% MgO; 33,33% CuO
Câu 14: C
2.2.3. Một số ví dụ trong hóa học hữu cơ
Ví dụ 1 : X là hỗn hợp 2 anđehit đơn chức mạch hở. 0,04 mol X có khối
lượng 1,98 gam tham gia phản ứng hết với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu
được 10,8 gam Ag. m gam X kết hợp vừa đủ với 0,35 gam H 2. Giá trị của m
là:
A. 4,95 gam

B. 5,94 gam

C. 6,93 gam

D. 9,9 gam

Hướng dẫn giải:

Vì nAg = 10,8:108 = 0,1 mol > 2nX = 0,08 mol → Có 1 anđehit là HCHO
Gọi anđehit còn lại là RCHO.
* Trong 0,04 mol X:
Phương trình phản ứng:

HCHO
a



4Ag
4a (mol)
21 | P a g e


a + b = 0, 04
0, 01

a =RCHO


4a + 2b = 0,1
⇔ b = 0, 03

30a + (R + 29)b = 1, 98  R =b27



2Ag
2b (mol)


Theo bài ra ta có:

Vậy anđehit còn lại là: CH2=CH-CHO và nHCHO : nC2H3CHO = 0,01: 0,03 = 1: 3.
* Trong m gam X:
Vì tỉ lệ số mol giữa các chất trong hỗn hợp X là không đổi → trong m gam
X, nếu nHCHO = x → nC2H3CHO = 3x.
Phương trình phản ứng:

HCHO + H2 → CH3OH
x

x

(mol)

CH2=CH-CHO + 2H2 → CH3CH2OH
3x
Theo bài ra ta có:
Vậy:

x + 6x = 0,175

m = 30.x + 56.3x = 4,95g

6x


(mol)
x = 0,025 mol


→ đáp án A

Ví dụ 2 : Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5COOH, CH3CHO trong đó C2H5OH
chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam
H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác 13,2 gam hỗn hợp X thực hiện phản
ứng tráng bạc thấy có p gam Ag kết tủa. Giá trị của p là:
A. 6,48 gam.
gam.

B. 8,64 gam.

C. 9,72 gam.

D. 10,8

Hướng dẫn giải:
Gọi số mol mỗi chất trong m gam hỗn hợp X lần lượt là x, y, z mol.
- Khi đốt cháy m gam hỗn hợp X:
Nhận thấy: C2H5CHOOH và CH3CHO (axit và anđehit no đơn chức, mạch
hở) n
khi đốt cháy
= ncho số
- nmol CO2 bằng số mol H2O.
C2 H5OH

H2O


C2H5COOH + nCH3CHO

→n
C2H5OH → 2CO2

CO2

= 3,06 : 18 – 3,136 : 22,4 = 0,03 (mol)
= 0,03 mol (C2H5OH chiếm 50% theo số mol)
C2H5COOH → 3CO2

CH3CHO → 2CO2
22 | P a g e


0,03

→ 0,06

x

3x

y

2y
CO2

→ n = 0,14 = 0,06 + 3x + 2y
Mà: x + y = 0,03 → x = 0,02 mol13,; y2 = 0,01 mol → m = 3,3 gam
3,3


-

.0, 01 = 0, 04mol

Trong 13,2 gam X có: n CH3CHO =
n =2
Đáp án B.
→ Ag
n CH3CHO = 0,08 mol → mAg = 8,64 gam →
Ví dụ 3 : Có một hỗn hợp X gồm C2H2, C2H6 và C3H6. Đốt cháy hoàn toàn
24,8 gam hỗn hợp trên thu được 1,6 mol nước. Mặt khác 0,5 mol X tác
dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,625 mol Br 2. Thành phần % thể tích mỗi
khí trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 50%, 20%, 30%.

B. 50%, 25%, 25%.

C. 60%, 20%, 20%.

D. 80%, 10%, 10%.
Hướng dẫn giải:

Gọi số mol các khí trong 24,8 gam hỗn hợp X lần lượt là x, y, z và số mol các
khí trong 0,5 mol hỗn hợp
X lần lượt là kx, ky, kz.
- Khi đốt cháy:
CH → HO
2

2


C H → 3H O

2

x

2

x

6

C H → 3H O

2

y

3

3y

6

2

z

3z


Theo bài ra ta có:
26x + 30y + 42z = 24,8 (1)
x + 3y + 3z = 1,6
2

2

(2)

6

- Khi cộng Br : C H không phản ứng
C H + 2Br → C H Br
2

kx

2

2

2kx

2

2

4


C H + Br → C H Br
3

kz

6

2

3

6

kz

2

(mol)

Theo bài ra ta có:
kx + ky + kz = 0,5 → k(x+y+z)=0,5
2kx + kz = 0,625 → k(2x + z) = 0,625

(3)
(4)

Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra: k = 1,6 ; x = 0,4 ; y = z = 0,2 → %V C2H2 = 50% ;
%VC2H6 = %VC3H6 = 25% → Đáp án B.
23 | P a g e



Bài tập tự luyện:
Câu 1.
Chia 60,2 gam hỗn hợp X gồm benzen và một hiđrocacbon có tính chất
hóa học tương tự etilen có công thức phân tử là C7H14 thành 2 phần.
- Phần 1: đem tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 32 gam brom phản ứng.
- Phần 2: đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi rồi cho sản phẩm vào bình chứa
dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch
trong bình giảm 55,12 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Tính
thành phần % theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X?
Câu 2.
Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với
dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu
cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3
trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là:
A. 40%
B. 20%
C. 25%
D. 50%
Câu 3.
Cho 100ml dung dịch amino axit X 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml
dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng được 2,5 gam muối khan. Mặt khác
lấy 100 gam dung dịch amino axit nói trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa
đủ với 400ml dung dịch HCl 0,5M. Công thức phân tử của X là:
A. H2NC3H6COOH

B. (H2N)2C2H2COOH

C. H2NCH(CH3)COOH


D. H2N[CH2]2COOH

Câu 4.
Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợp X chứa axetilen, propilen và
metan thu được 12,6 gam nước. Mặt khác, 5,6 lít hỗn hợp trên phản ứng vừa
đủ với dung dịch chứa 50 gam brom. Biết các thể tích khí được đo ở đktc.
Thành phần phần trăm về thể tích của các khí trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 50%, 20%, 30%
25%

B.

50%,

25%,

C. 60%, 20%, 20%
10%

D.

80%,

10%,

Câu 5.
Cho 8 gam CaC2 lẫn 20% tạp chất trơ tác dụng với nước thu được một
lượng C 2 H2. Chia lượng C2H2 này thành 2 phần:
- Phần 1: Cho tác dụng với AgNO3 /NH3 dư thu được 9,6 gam kết tủa.
- Phần 2: Trộn với 0,24 gam H2 được hỗn hợp X. Nung nóng hỗn hợp X với

bột Ni thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
24 | P a g e


+ Phần (1): Cho qua bình đựng Br2 dư còn lại 748ml khí thoát ra ở đktc.
+ Phần (2): Cho qua AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa, biết % số
mol C2H2 chuyển hóa thành C 2 H 6 bằng 1,5 lần C2H2 thành C2H4.
Giá trị của m là:
A. 1,2 gam
gam

B. 2,4 gam

C. 3,6 gam

D. 4,8

Câu 6.
Có một hỗn hợp gồm C2H2, C3H6 và C2H6. Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam
hỗn hợp trên thu được 28,8 gam nước. Mặt khác 0,5 mol hỗn hợp trên tác dụng
vừa đủ với 500 gam dung dịch nước Br 2 20%. Hãy xác định thành phần % thể
tích mỗi khí trong hỗn hợp?
Câu 7.
Hỗn hợp X gồm 2 este A, B đồng phân với nhau và đều được tạo thành
từ axit đơn chức và rượu đơn chức. Cho 2,2 gam hỗn hợp X bay hơi ở 136,5 0C
và 1 atm thì thu được 840 ml hơi este. Mặt khác đem thủy phân hoàn toàn 26,4
gam hỗn hợp X bằng 100ml dung dịch NaOH 20% (d=1,2 g/ml), rồi đem cô cạn
thì thu được 33,8 gam chất rắn khan. Trong 2 este trên, nhất thiết phải có một
este có công thức cấu tạo là:
A. CH3COOC2H5

B. C2H5COOCH3
C. HCOOC3H7
D. HCOOC4H9
Câu 8.
Hỗn hợp X gồm H2 và một hidrocacbon A ở thể khí ở đktc. Để xác định
CTPT của A người ta dùng 3 cách sau đây:
a/ Đốt cháy hoàn toàn a (g) X được 13,2g CO 2. Mặt khác a (g) X tác dụng
với tối đa 4,48(l)dHX2 (đkc).
= 6, 7
H2
Y
d
=
16,
75
b/ Tỉ khối
H2

được Y có

. Cho qua X qua Ni nung nóng (A phản ứng hết) thu
.

M Z = 100 / 3

c/ Hỗn hợp Z gồm CO2 và O2 có
. Lấy 20,16(l) Z (đktc) trộn với 1
lượng A được hỗn hợp M có khối lượng trung bình bằng 35. Đốt cháy M cho
nước ngưng tụ được hỗn hợp M’ trong đó A còn 33,33% so với lượng A ban đầu
và khối lượng trung bình của M’ là 43,5.

Xác định CTPT của A theo 3 cách trên?
Đáp án tham khảo:
Câu 1: 54,42% C6H6; 45,58% C7H14
Câu 2: D

25 | P a g e


×