Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

BÁO CÁO MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG: Ngoai ung thuy dien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ


BÁO CÁO MÔN
KINH TẾ CÔNG CỘNG

CHỦ ĐỀ
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
NGOẠI ỨNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA CÁC NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN KHU VỰC MIỀN TRUNG -TÂY NGUYÊN Ở VIỆT
NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI.

DANH SÁCH NHÓM (DH14KM)
1. Đỗ Ngọc Phương Anh
2. Lê Thị Trang
3. Vũ Mạnh Quân
4. Nguyễn Thị Cẩm Tiên
5. Nguyễn Kim Ngân
6. Bồ Thụy Ngọc Thuận

14120074
14120057
14120162
14120055
14120032
14120179

 Học kỳ I_Năm học 2016-2017
NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO



DANH MỤC HÌNH........................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................3
I.
Đặt vấn đề..................................................................................................................3
1. Giới thiệu................................................................................................................3
2. Ý nghĩa...................................................................................................................4
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................6
I.

Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................6
1. Mục tiêu chung.......................................................................................................6
2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................6
II.
Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................6
III.
Bố cục nghiên cứu.....................................................................................................6
IV.
Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................6
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT.............................................................8
I.

Khái niệm và phân loại ngoại ứng.............................................................................8
1. Khái niệm...............................................................................................................8
2. Phân loại.................................................................................................................8
II.
Đặc điểm của ngoại ứng............................................................................................8
III.
Sự phi hiệu quả của ngoại ứng..................................................................................9

1. Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực..................................................................9
2. Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tích cực..................................................................9
IV.
Giải pháp khắc phục ngoại ứng.................................................................................9
1. Các giải pháp tư nhân đối với ngoại ứng................................................................9
2. Các giải pháp chính phủ đối với ngoại ứng............................................................9

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ THỦY ĐIỆN KHU VỰC MIỀN TRUNG-TÂY
NGUYÊN.........................................................................................................................11
I. Thực trạng thủy điện của cả nước:..........................................................................11
II. Thực trạng nhà máy thuỷ điện ở Miền Trung:........................................................11
III. Thực trạng nhà máy thuỷ điện ở Tây Nguyên.........................................................12
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGOẠI
ỨNG.....................................................................................................................14
I.

Ngoại ứng tích cực..................................................................................................14


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Cung cấp điện năng cho công nghiệp và sinh hoạt hằng ngày.............................14
Thúc đẩy phát triển kinh tế...................................................................................18
Cung cấp nguồn năng lượng sạch, giảm phát thải................................................18

Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.......................19
Giúp chống lũ cho hạ du.......................................................................................23
Phát triển du lịch ở nhà máy thủy điện.................................................................23
Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng........................................................................24
II.
Ngoại ứng tiêu cực..................................................................................................25
1. Nguyên nhân.........................................................................................................25
2. Các thành phần bị ảnh hưởng...............................................................................25
3. Các tác động đến nền kinh tế và xã hội................................................................25
III.1. Các tác động đến nền kinh tế.......................................................................25
III.1.1. Giảm lượng sản phẩm nông nghiệp từ các hộ dân sống
trong khu vực, mất việc làm, đói khổ...............................25
III.1.2. Nghề đánh bắt cá ở khu vực hạ lưu bị ảnh hưởng, làm mất
đi thu nhập của người dân vùng hạ lưu............................27
III.1.3. Vấn đề quy hoạch nhà ở không thỏa đáng, làm nhiều hộ
dân không có đủ nhà ở và chi phí sinh hoạt.....................29
III.2. Các tác động đến xã hội..............................................................................29
III.2.1. Thiếu nước sinh hoạt................................................................................29
III.2.2. Mất rừng phòng hộ đầu nguồn và suy giảm đa dạng sinh học.................30
III.2.3. Hạn hán, sa mạc hóa hạ du và nhiễm mặn...............................................32
III.2.4. Úng ngập vào mùa lũ................................................................................33
III.2.5. Các sự cố và rủi ro môi trường.................................................................34
III.2.6. Các công ty thủy điện phát hành xả nước trong đập vào các
thời điểm phù hợp với các hoạt động của họ chứ không
quan tâm đến những ảnh hưởng sẽ có đối với vùng hạ lưu
..........................................................................................34
III.2.7. Những người di cư hầu như phải đối mặt với những khó
khăn hơn của cuộc sống sau khi tái định cư.....................35
CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP.............................................................................................38
I.

Giải pháp về mặt môi trường....................................................................38
II.
Giải pháp về mặt kinh tế-xã hội...............................................................39
1. Thực hiện chính sách công bố thông tin và nâng cao vai trò
giám sát của cộng đồng tái định cư thủy điện..................39
2. Đảm bảo nguồn lực sản xuất và sinh kế bền vững của cộng
đồng tái định cư................................................................40
3. Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích thủy điện........................41
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................43
I.
Kết luận.............................................................................................................43
II.
Kiến nghị...........................................................................................................44


TÀI LIỆU THAM KHẢO

45


DANH MỤC HÌNH
Hình 1

Bản đồ Miền Trung – Tây Nguyên

Hình 2

Sơ đồ hệ thống điện Quốc gia Miền Trung – Tây nguyên

Hình 3


Trạm bơm Tà Pao

Hình 4

Nhà máy thủy điện phải cắt giảm công suất hoặc ngừng hoạt động để phục vụ
chống hạn.

Hình 5

Các hộ gia đình vùng lòng hồ thủy điện để phát triển sản xuất

Hình 6

Cảnh quan suối Đăk Ke

Hình 7

Bản đồ phân bố lượng nước thiếu trên 4 hệ thống sông vùng Tây Nguyên

Hình 8

Bản đồ phân bố lượng nước thiếu trên 4 hệ thống sông vùng Tây Nguyên

Hình 9

Tỷ lệ mất rừng theo khu vực từ năm 2001 đến 2013 của Việt Nam

Hình 10


Nhiều ngôi nhà chìm trong nước tại Hà Tĩnh

Hình 11

Nội dung của sinh kế bền vững đối với cộng đồng tái định cư

Hình 12

Những quyền lợi và nghĩa vụ qua cơ chế chia sẻ lợi ích

Trang 5


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1

Các dự án thuỷ điện lớn (công suất lắp máy >100 MW)
ở Miền Trung – Tây Nguyên

Bảng 2

Các dự án thủy điện Miền Trung (công suất > 50 MW) và diện tích chiếm đất.

Bảng 3

Danh sách một số các hồ chứa Thủy điện trên địa bàn Miền Trung-Tây Nguyên

Bảng 4


Thống kê thiệt hại do thủy điện vào mùa khô trên địa bàn một số xã ở Miền trungTây Nguyên

Bảng 5

Thống kê thiệt hại do thủy điện vào mùa lũ trên địa bàn một số xã ở Miền TrungTây Nguyên

Bảng 6

Thống kê thiệt hại của ngư dân do thủy điện xả lũ tại một số tỉnh

Bảng 7

Sinh kế của người dân thay đổi sau khi tái định cư do xây đập thủy điện

Bảng 8

Một số tác động chính và biện pháp giảm thiểu về mặt môi trường

Trang 6


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
1

Giới thiệu:

Việt Nam có 8 vùng lưu vực sông lớn, Miền Trung - Tây Nguyên là tên gọi chung để chỉ dải đất hẹp
nằm giới hạn thành một khu vực. Phía Bắc giáp với vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng trung du miền
Tây Bắc, phía Tây giáp với biên giới Lào và Campuchia, phía Đông nhìn ra Thái Bình Dương và phía

Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. (Theo VietNam Rives Network 2105)

(Nguồn: Lê Anh Tuấn, Đặc Điểm sông ngòi miền Trung-Tây Nguyên)
Hình 1: Bản đồ Miền Trung – Tây Nguyên.
So với vùng đồng bằng Miền Bắc và Miền Nam thì vùng Miền Trung – Tây Nguyên có đặc điểm là
khu vực hẹp, đất đai nghèo dinh dưỡng, địa hình dốc, dễ sạt lở và thường bị chia cắt bởi nhiều nhánh

Trang 7


sông ngắn, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của các nhà máy thuỷ điện ở khu vực Miền
Trung - Tây Nguyên. (Theo Centre for Social Research and Development – CSRD, 2015)

Vùng Miền Trung – Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển thuỷ điện do có sự chênh lệnh cao về
độ đáng kể và lưu lượng dòng chảy trong mùa mưa khá lớn. Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc
gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, sẽ đưa tổng công suất nguồn thủy điện từ 9.200 MW
hiện nay lên 17.400 MW trong năm 2020, và đến năm 2030 thuỷ điện sẽ có tổng công suất khoảng
18.000 MW, chiếm 12% tổng lượng điện quốc gia. Các nhà máy thuỷ điện có công suất trên 30 MW
(được xem là dự án thuỷ điện vừa và lớn) sẽ do cấp Bộ đầu tư quản lý, còn những nhà máy thuỷ điện
nhỏ hơn 30 MW sẽ được cấp Tỉnh quyết định và quản lý. (Theo Bộ Công Thương- Quy hoạch phát
triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020)

Lưu vực sông của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên được xem là nơi có mật độ phát triển thuỷ
điện cao nhất nước. Các nhà máy thuỷ điện phát triển theo thời gian đã góp phần gia tăng năng lượng
điện cho quốc gia nói chung và khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng. Tuy nhiên, sự xuất hiện
của các nhà máy thuỷ điện đã làm thay đổi chế độ dòng chảy của sông, gây tác động một phần đến môi
trường tự nhiên cũng như đời sống kinh tế - xã hội. (Theo Centre for Social Research and Development
– CSRD, 2015)

2


Ý nghĩa của việc phân tích ảnh hưởng, tác động từ ngoại ứng tích cực và tiêu cực của các

nhà máy thuỷ điện ở khu vực Miền Trung - Tây Nguyên:
Năng lượng điện, trong đó thuỷ điện đã và đang góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hoá và công nghiệp
hoá. Đồng thời nó cũng đem lại bộ mặt mới cho nhiều khu vực để từ đó giúp người dân có được cuộc
sống hiện đại, tiện nghi và thuận lợi hơn.
Các nhà máy thuỷ điện ra đời không chỉ cung cấp nguồn năng lượng điện với giá rẻ mà còn mang
lại nhiều lợi ích khác như: cung cấp nguồn điện cho công nghiệp và sinh hoạt hằng ngày, chống lũ cho
hạ du, cấp nước tưới vào mùa khô, phát triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch và làm thay đổi khí
hậu theo chiều hướng tốt hơn, …Khi sử dụng tiềm năng của các dòng sông, không chỉ dừng lại ở mục
Trang 8


tiêu phát triển nguồn năng lượng, con người còn biến nó thành động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Vì lợi ích của các đập thuỷ điện hết sức to lớn đã làm cho người ta quên mất mặt trái của nó, xem
nhẹ hoặc chưa hiểu đầy đủ về những hậu quả nó mà nó gây ra. Việc tích nước hồ chứa có thể dẫn đến
hàng loạt hecta rừng bị chìm ngập, gây xói mòn, huỷ hại môi trường, làm xáo trộn cuộc sống của một
bộ phận dân cư đang sinh sống trong vùng lòng hồ, ngăn cản giao thông đường thủy, hạn chế vận tải
hàng hóa, …Như vậy, những hậu quả mà các nhà máy thuỷ điện gây nên cho phúc lợi xã hội cũng
không phải là nhỏ.
Nhận thức được các ảnh hưởng trên, nhóm chúng em quyết định chọn chủ đề báo cáo là “ phân tích
ảnh hưởng, tác động từ ngoại ứng tích cực và tiêu cực của các nhà máy thuỷ điện ở khu vực Miền
Trung - Tây Nguyên”, nhằm thể hiện bức tranh tổng thể về vấn đề phát triển thuỷ điện ở Miền Trung Tây Nguyên, đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về ảnh hưởng của các nhà máy thuỷ điện. Nghiên cứu và
cung cấp thông tin đánh giá về tác động từ các yếu tố ngoại ứng đối với môi trường tự nhiên và đời
sống kinh tế - xã hội, phân tích rõ đâu là tác động tích cực, đâu là tác động tiêu cực, từ đó rút ra các giải
pháp, kiến nghị cụ thể và hiệu quả hơn.

Trang 9



CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu:
1.1. Mục tiêu chung:
“Phân tích các tác động và ảnh hưởng của các ngoại ứng do nhà máy thủy điện khu vực Miền TrungTây Nguyên đến đời sống kinh tế-xã hội”.
1.2. Mục tiêu cụ thể:






Nêu thực trạng, tình hình của các nhà máy thủy điện ở Miền Trung-Tây Nguyên.
Trình bày các tác động của ngoại ứng tích cực.
Nguyên nhân gây ra ngoại ứng tiêu cực và đối tượng chịu ảnh hưởng.
Trình bày tác động của các ngoại ứng tiêu cực trên các khía cạnh: Kinh tế, xã hội, môi trường.
Đưa ra giải pháp khắc phục cho các ngoại ứng tiêu cực.

2. Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Miền Trung-Tây Nguyên, Việt Nam.

3. Bố cục nghiên cứu:








Chương 1 Mở Đầu.

Chương 2: Mục tiêu nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan về lý thuyết.
Chương 4: Thực trạng về thủy điện khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.
Chương 5: Phân tích tác động và ảnh hưởng của các ngoại ứng.
Chương 6 Giải pháp và kiến nghị
Chương 7: Kết luận.

4. Phương pháp nghiên cứu:



Phương pháp luận: Kế thừa các tư liệu và phân tích các tài liệu thứ cấp.
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê các ngoại ứng tích cực và ngoại ứng tích cực của vùng




nghiên cứu.
Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu trên phần mềm EXCEL
Phương pháp thu thập dữ liệu: từ internet, tài liệu tham khảo, sách báo và các tài liệu có liên
quan tới báo cáo.

• Phương pháp phân tích: Từ những số liệu đã thu thập được phân tích đánh giá, thiết kế mô hình
cần thiết, tính toán chi phí để thấy được sự cần thiết phải thay đổi hiện tại, từ đó rút ra kết
luận.
Trang 10


Trang 11



CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
I. Khái niệm và phân loại ngoại ứng:
1. Khái niệm:
Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi
của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường
thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoại ứng.
2. Phân loại:
Ngoại ứng có thể là ngoại ứng tiêu cực hoặc tích cực.


Ngoại ứng tiêu cực: Là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và



người bán trên thị trường), nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường.
Ngoại ứng tích cực: Là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải là người mua và
người bán), và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán.

II. Đặc điểm của ngoại ứng:
Ngoại ứng, dù tích cực hay tiêu cực chúng đều có chung những đặc điểm sau:




Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra.
Ví dụ: Một nhà máy gây ô nhiễm là ngoại ứng tiêu cực do sản xuất.
Một cá nhân hút thuốc lá làm nguy hiểm cho sức khỏe người ngồi xung quanh là ngoại
ứng tiêu cực do tiêu dùng.
Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay mang lại lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang

tính tương đối.
Ví dụ: Ngoại ứng không chỉ có thể nhìn dưới góc độ nhà máy gây thiệt hại cho ngư dân, mà trái
lại cũng có thể phân tích dưới góc độ ngư trường của nông dân đã thu hẹp phạm vi hoạt động



của nhà máy.
Sự phân biệt giữa tính chất tiêu cực và tích cực của ngoại ứng chỉ là tương đối.
Ví dụ: Một lò nướng bánh có thể tạo ra ngoại ứng tích cực cho hàng xóm, nếu người bên cạnh
có thể lợi dụng hơi nóng của lò cho hoạt động kinh doanh tẩy hấp quần áo của mình. Nhưng nó



cũng có thể là ngoại ứng tiếu cực nếu nhà bên kinh doanh hàng đông lạnh.
Tất cả các ngoại ứng đều tạo ra phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điển xã hội.

Trang 12


Khi xuất hiện ngoại ứng, hoặc chi phí biên hoặc lợi ích biên của tư nhân không nhất trí với chi
phí biên hoặc lợi ích biên xã hội. Do đó, mức sản xuất tối ưu thị trường cũng khác với mức hiệu
quả xã hội.
III. Sự phi hiệu quả của ngoại ứng:
1. Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực:
Ngoại ứng tiêu cực đã kích thích làm cho có quá nhiều doanh nghiệp trong ngành. Nền kinh tế không
có hiệu quả, phần sản lượng vượt quá sẽ gây nên một tổn thất kinh tế vì ở đó chi phí xã hội để sản xuất
một lượng hàng hóa lớn hơn lợi ích tiêu dùng lượng hàng hóa đó.
2. Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tích cực:
Tác động của ngoại vi tích cực dẫn đến kết quả là hàng hóa được sản xuất quá ít trên thị trường. Nền
kinh tế không hiệu quả, tổn thất kinh tế được xác định bằng chi phí bỏ ra nhưng sản lượng đã bị hạn

chế.
IV. Giải pháp khắc phục ngoại ứng:
1. Các giải pháp tư nhân đối với ngoại ứng:


Quy định quyền sở hữu tài sản: Coase cho rằng sự xuất hiện ngoại ứng xuất phát từ nguyên
nhân thiếu một quy định rõ ràng về quyền sở hữu đối với các nguồn lực được các bên sử dụng



chung.
Sáp nhập: Một cách để giải quyết vấn đề là “nội hóa” ngoại ứng bằng cách sáp nhập các bên có
liên quan lại với nhau. Khi sáp nhập lợi nhuận của công ty liên doanh này sẽ cao hơn mức lợi
nhuận đơn lẻ của từng bên khi họ chưa liên kết. Khi đó, liên doanh sẽ phải cân nhắc lợi ích của
cả hai hoạt động và dừng lại ở mức sản lượng tối ưu xã hội, vì đó cũng là điểm mà lợi nhuận



của liên doanh là lớn nhất.
Dùng dư luận xã hội: Khi ngoại ứng ảnh hưởng đến rất đông đối tượng (như cộng đồng dân cư
chẳng hạn). Khi đó, người ta có thể sử dụng dư luận hoặc tập tục, lề thói xã hội làm một công
cụ để buộc cá nhân phải lưu tâm đến ngoại ứng mà mình gây ra.

2. Các giải pháp chính phủ đối với ngoại ứng:
Trong những trường hợp giải pháp tư nhân không đủ hiệu lực để tạo ra một kết cục đạt hiệu quả, chính
phủ sẽ phải can thiệp bằng nhiều cách:

Trang 13





Đánh thuế: Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả là do giá cả đầu vào mà nhà
máy phải trả để sản xuất đã không phản ánh đúng chi phí xã hội biên. Vì thế, một giải pháp rất
tự nhiên được nhà kinh tế học người Anh A. Pigou đề nghị là đánh thuế ô nhiễm đối với nhà
máy này. Thuế Pigou là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản xuất sản phẩm đầu ra của hãng gây ô



nhiễm, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội.
Trợ cấp: Trong điều kiện người gây ô nhiễm là cố định thì có thể đạt được mức sản lượng hiệu



quả bằng cách trả cho người gây ô nhiễm để họ giảm bớt mức độ gây ô nhiễm môi trường.
Hình thành thị trường về ô nhiễm: Do thiếu một thị trường về những nguồn lực được sử dụng
chung như hồ nước, không khí sạch,… Điều này đã gợi ra một cách khắc phục ngoại ứng của
chính phủ là bán giấy phép gây ô nhiễm hay còn gọi là giấy phép xả thải. Mức giá của những
giấy phép (phí xả thải) này sẽ là mức giá cân bằng thị trường, sao cho lượng ô nhiễm sẽ đúng



bằng mức mà chính phủ mong muốn.
Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải: Theo cách này, mỗi hãng gây ô nhiễm sẽ bị yêu
cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất định, gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị buộc
đóng cửa.

Tóm lại, sự xuất hiện của ngoại ứng thường đòi hỏi phải có những cách can thiệp khác nhau của chính
phủ để đạt hiệu quả. Tuy vậy, thực hiện các chính sách can thiệp trong thực tế không phải vấn đề đơn
giản. Không có một chính sách nào là hoàn hảo, nhưng các giải pháp như đánh thuế hay thiết lập thị

trường về ô nhiễm được cho là hiệu quả hơn các giải pháp mang tính mệnh lệnh trực tiếp.
(Nguồn: Giáo trình kinh tế công cộng – tái bản lần thứ nhất,TS. Vũ Cương - PGS.TS. Phạm Văn Vận,
NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2013)

Trang 14


CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ THỦY ĐIỆN KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY
NGUYÊN
I. Thực trạng thủy điện của cả nước:
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 2.000mm. Với địa hình miền Bắc và biên giới miền Tây đồi núi cao, phía Đông là bờ biển dài trên
3.400km nên nước ta có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với hơn 3.450 hệ thống. Và với điều kiện tự
nhiên thuận lợi như vậy nên tiềm năng thuỷ điện của nước ta tương đối lớn. Theo tính toán lý thuyết,
tổng công suất thuỷ điện của nước ta vào khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc,
27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể
khai thác khả thi) vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có
thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ có tới 800 dự án, với tổng điện năng
khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm. (theo Cơ quan hiệp hội năng lượng Việt Nam - Thủy điện Việt Nam: Tiềm
năng và thách thức, 14/09/2015)
Theo báo cáo của Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương, hiện nay trên cả nước đã vận hành phát
điện 268 dự án thủy điện (14.240,5 MW); đang thi công xây dựng 205 dự án (6.198,8 MW), dự kiến
đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017. Trong đó, khu vực miền Trung Tây Nguyên đã vận
hành khai thác 118 dự án (5.978,2 MW); đang thi công xây dựng 75 dự án (1.945,2 MW), dự kiến đưa
vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2015. Phát biểu tại cuộc họp, đánh giá hiệu quả của các dự án
thủy điện. (Theo Bộ Công Thương Việt Nam- Phát triển và quản lý thủy điện: Kiên quyết dừng các
công trình vi phạm 25/11/2015)
Tại miền Trung và Tây Nguyên, rừng chiếm trên 50% và tạo ra nhiều nguồn tài nguyên dồi dào,
trong đó có nguồn thủy năng dùng trong sản xuất điện. Với 3 lưu vực sông lớn là sông Ba, sông SêsanSrêpôk và lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam.Trên các hệ thống sông này, các công
trình thủy điện đã và đang mọc lên như nấm sau mưa đã bắt đầu bóp cổ những dòng sông này. (Theo
Đoàn Tranh - Phát triển bền vững thủy điện tại Miền Trung và Tây Nguyên 25/08/2016)

II. Thực trạng nhà máy thuỷ điện ở Miền Trung:
Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, tính đến đầu tháng 1/2016, nhiều hồ chứa
của các nhà máy thủy điện ở miền Trung hụt nguồn nước dẫn đến tổng sản lượng điện thiếu hụt lên đến
Trang 15


3,2 tỷ kWh.Trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn (tỉnh Quảng Nam) hiện có 6 hồ thủy điện, tổng công
suất 870MW, với tổng dung tích hữu ích là 1,18 tỷ m3, trong đó có 4 hồ chứa có khả năng điều tiết đáp
ứng nhu cầu nước hạ du là A Vương, Đăk Mi 4, Sông Tranh, Sông Bung 4.
Trong năm 2015, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, lượng nước về các hồ chứa thiếu hụt từ 4060% so với trung bình nhiều năm, nhiều hồ trong suốt mùa mưa lũ không xuất hiện lũ A Vương. Cụ
thể, tính đến thời điểm 1/3/2016, mực nước ở hồ A Vương ở mức 370,21m, thấp hơn 3,99m so với mực
nước tối thiểu quy định của quy trình. Các nhà máy thủy điện lớn như A Vương, Sông Bung 4, Sông
Tranh 2… ngoài việc các tổ máy hoạt động để đảm bảo sản lượng điện theo hợp đồng với các đối tác
còn phải đảm bảo phân bổ nguồn nước hợp lý cho phía hạ du.Với nguồn nước dự trữ hiện tại, hạn hán,
thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra ngay từ đầu năm tại thành phố Đà Nẵng bị nhiễm mặn, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc cung cấp nước sinh hoạt cho 900.000 hộ dân và 800 ha đất nông nghiệp (Theo
Hà Minh - Các nhà máy thủy điện ở Miền Trung 09/03/2016, thoibao.today)
Các tỉnh miền Trung Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ thiên tai bão lũ gây lo sợ, mà
người dân ở khu vực này còn gánh chịu thêm những thảm hoạ bất ngờ do các hồ đập thuỷ điện gây ra.
III. Thực trạng nhà máy thuỷ điện ở Tây Nguyên:
Tây nguyên có 11 nhà máy thủy điện lớn đang vận hành với tổng công suất hơn 5.000MW, chiếm
khoảng 25% tổng công suất nguồn điện của cả nước. Quy hoạch của ba tỉnh Gia Lai, Đắc Nông và
Kon-tum có đến 257 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Theo Sở Công thương tỉnh Gia Lai, hiện tỉnh có
bảy công trình thủy điện lớn do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đầu tư với công suất 1.871MW, trong đó
trên dòng Sê San có bốn công trình (ba đang vận hành, một đang thi công), trên sông Ba có ba công
trình đang thi công. Trong khi đó tổng số thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn Gia Lai là 113 với tổng
công suất 549,781MW (chỉ bằng 1/10 tổng công suất 11 nhà máy thủy điện của EVN), trong đó có 21
nhà máy thủy điện đã vận hành.Tại Đắc Nông, trên lưu vực sông Đồng Nai (đoạn qua Đắc Nông) đang
xây dựng ba nhà máy thủy điện lớn là Đồng Nai 3, 4 (tổng công suất 520MW, EVN làm chủ đầu tư),
Đắc R’Tih (144MW - Tổng công ty Xây dựng I làm chủ đầu tư). Các dự án này đều sẽ hoàn thành và

phát điện lên lưới quốc gia trước năm 2012. Còn trên dòng Krông Nô - Sêrêpôk có các nhà máy thủy
điện vừa và lớn đã và đang được xây dựng: Buôn Tua Srah (86MW, EVN làm chủ đầu tư), Buôn Kuốp
(280MW, EVN làm chủ đầu tư), Đray H’Linh II (16MW, Công ty cổ phần Điện lực 3 làm chủ đầu tư),
Sêrêpôk III (220MW, EVN làm chủ đầu tư), Sêrêpôk IV (70MW, Công ty TNHH Đại Hải làm chủ đầu

Trang 16


tư). (Ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắc Nông, Tây nguyên: nhà nhà
làm thủy điện 2014- tuổi trẻ online)
Đối với hệ thống thuỷ điện vừa và nhỏ thuộc tỉnh Đắc Nông quản lý đã quy hoạch 70 dự án với tổng
công suất 241,07MW và đến thời điểm này có 26 dự án đã vận hành. Tỉnh Kon-tum được xem là có
nguồn thủy năng phong phú để phát triển thủy điện, chưa tính các công trình thủy điện quốc gia được
đầu tư xây dựng trên hệ thống sông Sê San, Pô Kô, Đăk SNghé... Tỉnh này đã quy hoạch phát triển 74
công trình thủy điện vừa và nhỏ, với tổng công suất khoảng 300MW. Đến nay đã có hai công trình thủy
điện vừa và nhỏ khánh thành và đi vào hoạt động. Đó là thủy điện Đăk Rơ Sa nằm trên địa bàn hai xã
Đăk Trăm và Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, có công suất 7,5MW. Kế đến là Nhà máy thủy điện Đăk Pô Ne
2 do Công ty TNHH Gia Nghi đầu tư xây dựng trên địa bàn xã Đăk Pờ Ne, huyện Kon Rẫy, tổng công
suất 3,6MW. (Ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đắc Nông, Tây nguyên:
nhà nhà làm thủy điện 2014 - tuổi trẻ online)

Trang 17


CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGOẠI ỨNG
I. Ngoại ứng tích cực:
Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên được đánh giá là vùng có tiềm năng thủy điện đứng thứ hai sau
Miền Bắc, nhưng lại là khu vực tập trung nhiều nhà máy thủy điện nhất cả nước.
Khoảng chục năm trở lại đây, phong trào đầu tư xây dựng thủy điện ồ ạt, dẫn đến sự xuất hiện dày
đặc hệ thống thủy điện ở Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên gây thiệt hại đáng kể về môi trường và

kinh tế xã hội trong thời gian qua. (Theo Lê Anh Đức 2014; Hồ, đập thủy điện: Lợi bất cập hạiBaomoi.com)
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận những lợi ích do công trình nhà máy thủy điện
mang lại như: Thúc đẩy phát triển kinh tế, cung cấp một nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát
triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội…
1. Cung cấp điện năng cho công nghiệp và sinh hoạt hằng ngày:
Theo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia Giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030, sẽ đưa tổng
công suất nguồn thủy điện từ 9.200 MW hiện nay lên 17.400 MW năm 2020, chiếm chừng 23% tổng
lượng điện quốc gia. Đến năm 2030, thuỷ điện sẽ có tổng công suất là khoảng 18.000 MW (12% tổng
lượng điện). Các dự án thuỷ điện có công suất lắp máy trên 30 MW (được xem là dự án thuỷ điện vừa
và lớn) sẽ do cấp Bộ đầu tư và quản lý, còn những dự án thuỷ điện nhỏ hơn 30 MW sẽ được cấp Tỉnh
quyết định và quản lý. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) được Thủ tướng Chính phủ về việc
giao thẩm định và phê duyệt quy hoạch các dòng sông nhỏ không thuộc dự án nghiên cứu Quy hoạch
thủy điện Quốc gia (Công văn số 923/CP-CN ký ngày 06/8/2002).

Trang 18


(Nguồn: Bản đồ điện của Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương)
Hình 2: Sơ đồ hệ thống điện Quốc gia Miền Trung – Tây nguyên

Trang 19


TT

Tên

Công suất
lắp máy(MW)


Tỉnh

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Bác Ái
Yali
Sêsan 4
Hàm Thuận

Đại Ninh
Buôn Kuop
Đồng Nai 4
Sêsan 3
Thượng Kontum
Đông Nai 3
Sông Ba Hạ
Srepok 3
A Vương
Đakmi 1
Sông Tranh 2
Đa Mi
Kanak-An Khê
Đa Nhim
A Sap
Sông Bung 4
Đakmi 4
Plei Krong
Sông Bung 2

1050
720
330
300
300
280
270
260
260
240

220
220
210
200
190
175
173
160
150
145
140
110
100

Ninh Thuận
Gia Lai
Gia Lai
Lâm Đồng
Lâm Đồng
Đắc Lắc
Lâm Đồng
Gia Lai
Kontum
Lâm Đồng
Phú Yên
Đắc Lắc
Quảng Nam
Quảng Nam
Quảng Nam
Hàm Thuận

Gia Lai
Lâm Đồng
Thừa Thiên Huế
Quảng Nam
Quảng Nam
Kontum
Quảng Nam

Quy

Vận

Xây

hoạch
X

hành

dựng

X
X
X
X
X
X
X
X
X

X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X

(Nguồn: Tài liệu của bộ công thương 2015)
Bảng 1: Các dự án thuỷ điện lớn (công suất lắp máy >100 MW)
ở Miền Trung – Tây Nguyên

Trang 20

X


Tên dự án
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

Ka Nak
Sông Hinh
Pleikrông
Buôn Tua Srah
Hương Điền
Krông Hnăng
Đồng Nai 3
Sông Đa Hạ

Vĩnh Sơn
Sê San 4
Đăk Rtih
Quảng Trị
Sông Tranh 2
Srêpốk 3
A Lưới
Đại Ninh
Sên San 3A
Srêpốk 4
Đắt Mi 4
Sông Côn 2
An Khê
Ialy
Đồng Nai 4
A Vương
Sông Bung 5
Buôn Kuop
Sê San 3
Sê San 4A
Tổng

Công

Diện tích chiếm đất

Diện tích/công suất

suất(MW)
13

70
100
86
81
64
180
220
66
360
144
64
190
220
170
300
108
80
190
63
160
720
340
210
57
280
260
63
4859

(ha)

2267.30
5935.10
3528.00
4097.10
3655.00
2584.50
6116.00
4808.70
1270.00
5258.80
2060.90
861.00
2343.20
2276.80
1690.00
2863.00
882.40
606.70
1438.00
447.40
1042.80
4567.30
1578.70
941.60
219.50
1037.30
347.10
34.90
66259.10


(ha/MW)
174.41
84.79
53.28
47.64
45.12
40.38
33.98
20.49
19.24
14.61
14.31
13.45
12.33
10.35
9.94
9.54
8.17
7.58
7.57
7.10
6.52
6.34
4.64
4.48
3.85
3.70
1.34
0.55
13.64


(Nguồn: Tài liệu của bộ công thương 2015)
Bảng 2: Các dự án thủy điện miền Trung (công suất > 50 MW) và diện tích chiếm đất.

2. Thúc đẩy phát triển kinh tế
Thông thường các công trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả
cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài mà nói thì không có công nghệ năng lượng nào rẻ
bằng thuỷ điện. Các chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn
nhiều các nhà máy điện khác.
Trang 21


Các nhà máy thủy điện khi đưa vào khai thác đã góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương, cải
tạo môi trường xung quanh các hồ, góp phần đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống trong
mùa khô ở vùng hạ du và khu vực xung quanh hồ chứa. Khi các công trình thủy điện hoàn thành và đi
vào hoạt động sẽ sản xuất một sản lượng điện năng lớn hoà vào lưới điện quốc gia, làm giảm tình trạng
thiếu hụt điện năng trong cả nước cũng như tỉnh ta như hiện nay. Không những thế, việc phát triển thuỷ
điện còn đem lại cơ hội cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; tạo công ăn việc làm cho lao động địa
phương. Hàng năm, các nhà máy thủy điện đang vận hành tại khu vực này còn đóng góp cho ngân sách
nhà nước và xã hội khoảng 6.500 tỷ đồng thông qua việc nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế tài nguyên nước.
Công nghiệp thủy điện đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư và đóng góp quan
trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Nguyên-Miền Trung nói riêng và cả nước nói
chung. (Theo An ninh năng lượng và môi trường 2014, Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình
thủy điện – nangluongvietnam.vn)
3. Cung cấp nguồn năng lượng sạch, giảm phát thải
So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như không phát khí thải gây
hiệu ứng nhà kính. Góp phần vào phát triển bền vững. Về khía cạnh bền vững, thuỷ năng có tiềm năng
rất lớn về bảo tồn hệ sinh thái, cải thiện khả năng kinh tế và tăng cường sự công bằng xã hội.
Bằng cách sử dụng nguồn nước thay vì các loại nhiên liệu hoá thạch (đặc biệt là than), thuỷ điện

giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm bớt các trận mưa axít, giảm axit hoá đất và các hệ thống thủy sinh.
Thuỷ điện thải ra rất ít khí hiệu ứng nhà kính so với các phương án phát điện quy mô lớn khác, do vậy
làm giảm sự nóng lên của trái đất.
Lượng khí nhà kính mà thuỷ điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tuabin khí chu trình hỗn
hợp và nhỏ hơn 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Nếu tiềm năng thuỷ năng thực tế còn lại mà
được sử dụng thay cho các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch thì hằng năm còn có thể tránh
được 7 tỷ tấn khí thải nữa. Điều này tương đương với việc mỗi năm tránh được một phần ba các chất
khí do con người thải ra hiện nay, hoặc ba lần các khí thải của xe hơi trên hành tinh. (Theo An ninh
năng lượng và môi trường 2014, Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công trình thủy điện –
nangluongvietnam.vn)

Trang 22


4. Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản:
4.1. Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp
Thuỷ điện không tiêu thụ lượng nước mà nó đã dùng để phát điện, mà xả lại nguồn nước quan trọng
này để sử dụng vào những việc khác.
Hơn nữa, các dự án thuỷ điện còn sử dụng nước đa mục tiêu. Trên thực tế, hầu hết các đập và hồ
chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản xuất lương thực. Hồ chứa còn có thể cải
thiện các điều kiện nuôi trông thủy sản và vận tải thủy.
Tuy nhiên, lợi ích cục bộ của một nhà máy thủy điện đôi lúc mâu thuẫn với chức năng căn bản của
một hồ chứa. Ví dụ, trong mùa khô hạn, nhà máy có thể quyết định ngưng phát điện trong một thời
gian nào đó (nghĩa là không xả nước về hạ lưu) vì nhiều lý do khác nhau (ví dụ để sửa chữa tuốc bin).
Tương tự trong mùa lũ, nhà máy có thể giữ mực nước hồ cao (để tăng công suất phát điện) do đó làm
giảm khả năng điều tiết lũ của hồ chứa.
Để phát huy được tối đa tài nguyên nước, các cơ quan chức năng với vai trò là người quản lý tài
nguyên và điều hòa lợi ích chung cho cả khu vực - cần có những quy định hợp lý trong việc vận hành
các nhà máy thủy điện để bảo đảm tài nguyên nước được sử dụng một cách công bằng và hiệu quả cho
toàn xã hội. (Theo An ninh năng lượng và môi trường 2014, Tổng quan lợi ích và ảnh hưởng của công

trình thủy điện – nangluongvietnam.vn)
Cụ thể là vào mùa khô năm 2015 tại khu vực Tây Nguyên-Miền Trung, các nhà máy thủy điện thuộc
Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại đây đều tham gia xả nước chống hạn, phục vụ sản xuất và sinh hoạt
cho người dân vùng hạ du.

Trang 23


(Nguồn: Ảnh: VGP/Toàn Thắng)
Hình 3: Trạm bơm Tà Pao, huyện Tánh Linh, Bình Thuận xả nước để người dân bơm vào hệ thống
kênh mương phục vụ sản xuất.
Ông Trương Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh, Bình Thuận cho biết: “Hằng năm
các hồ thủy điện của EVN đã làm tốt công tác cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó
góp phần tăng vụ, nâng cao năng suất cho người dân”. (Theo Toàn Thắng, Thủy điện miền Trung, Tây
Nguyên xả nước chống hạn 21/04/2106, Baochinhphu.vn)
Còn vào năm 2016, do ảnh hưởng của El Nino, mực nước tại các hồ thủy điện trên tại các địa
phương ở miền Trung xuống thấp, trong đó nhiều hồ đã ở mực nước chết. Để đảm bảo nước phục vụ
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân ở vùng hạ du theo quy định của Quy trình vận hành
liên hồ chứa, các nhà máy thủy điện phải cắt giảm công suất hoặc ngừng hoạt động.

Trang 24


(Nguồn: Báo điện tử tài nguyên và môi trường, Các nhà máy thủy điện hạ công suất phục vụ chống
hạn)
Hình 4: Nhà máy thủy điện phải cắt giảm công suất hoặc ngừng hoạt động để phục vụ chống hạn.
Điển hình là hồ chứa thủy điện A Vương chỉ tích được đến mức 361,6m; thiếu 18,4m so với mực
nước dâng bình thường. Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, đây là năm khô hạn nhất về lưu
lượng nước về. Đến hết quý 1/2016, Nhà máy thủy điện A Vương mới sản xuất được 4 triệu kWh điện,
chưa bằng 1% so với kế hoạch năm. (Theo Minh Đường, Nho Quan tích cực chống hạn cho vụ sản

xuất đông xuân 02/2016, Baoninhbinh.org.vn)
Theo Quyết định 1537/QĐ-TTg ngày 7/9/2015, trong thời gian này Nhà máy thủy điện A Vương
không phát điện mà chủ yếu tập trung tích nước hồ chứa để đối phó với tình hình hạn hán, chống hạn
cho hạ du diễn ra trong năm 2016 theo sự điều hành của UBND tỉnh Quảng Nam.
Tương tự, hiện mực nước tại Nhà máy thủy điện Đakdrinh, ở huyện Sơn Tây đang xuống rất thấp,
chỉ đủ cho 1 tổ máy vận hành từ 13-15 giờ/ngày, tương đương 1/3 công suất. Để giữ nước phục vụ
nước tưới tiêu nên nhà máy phát với công suất thấp để phục vụ vào những tháng cao điểm theo yêu cầu
của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và của tỉnh. (Theo Lan Anh-Anh Dũng, Miền Trung: Các
nhà máy thủy điện hạ công suất phục vụ chống hạn 06/04/2016, Baotainguyenmoitruong.vn)
4.2. Cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản:
Thêm vào đó, để phát huy lợi thế hồ thủy điện, những năm qua đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo
điều kiện thuận lợi để người dân phát triển nghề cá. Vì vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương
Trang 25


×