Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Kinh tế vĩ mô 1: Bài tập số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.15 KB, 7 trang )

Câu 1:
a) Cổ phiếu phổ thông của công ty IBM là tài sản đối với người chủ của nó vì khi một công ty huy
động vốn, số vốn cần huy động được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua
cổ phần là cổ đông. Cổ đông được cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Như vậy, cổ
phiếu chính là một chứng minh quyền sỡ hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần. và các cổ
đông này có thể bán cổ phần của mình cho người khác và thu tiền về.
Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho công ty có thể huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh
doanh. Tuy nhiên nguồn huy động vốn này không phải là khoản nợ của công ty IBM phải có trách
nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều. Là
khoản nợ của công ty IBM chỉ khi công ty IBM phát hành trái phiếu, vay nợ từ các tổ chức tín dụng…
Người sở hữu cổ phiếu của IBM là một trong những chủ sở hữu của IBM, lời ăn thua chịu. Công ty
không trả lại vốn mà họ góp, nếu công ty phá sản giá cổ phiếu bằng 0
b) Trái phiếu là một hình thức ghi nợ của công ty. Bạn giữ trái phiếu có nghĩa bạn là chủ nợ của công
ty. Người mua trái phiếu sẽ được trả lãi định kì và được nhận lại số tiền cho vay vào ngày đáo hạn
Cổ phiếu là một hình thức góp vốn của công ty. Mục đích cổ phiếu là huy động vốn để phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh. Nếu công ty làm ăn tốt bạn sẽ được hưởng cổ tức (là phần lợi nhuận cty được
chia theo số cổ phiếu bạn giữ) hoặc có thể ngược lại. và nếu giá cổ phiếu công ty phát triển lên, giá trị
vốn của bạn góp ban đầu cũng được tăng lên.
Xét cả hai trường hợp trên, bạn chỉ có lợi khi cty làm ăn tốt, có lợi nhuận hoặc tồn tại lâu dài. Còn
theo ycđbài ước tính 1 năm nữa công ty sẽ phá sản thì nắm giữ cổ phiếu hay trái phiếu đều bị thiệt hại
c) Vay là một mối quan hệ kinh tế trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên được vay một giá trị nào đó ( tiền
hoặc hiện vật ) với cam kết tới một thời hạn nào đó sẽ được hoàn trả lại. Do đó mối quan hệ kinh tế vay và cho
vay có một rủi ro là phần giá trị sẽ không được hoàn lại, hoặc hoàn lại không đúng thời điểm cam kết.
Trong trường hợp này, anh A cho anh B vay bằng cách gửi tiền vào ngân hàng và để ngân hàng cho anh B vay là
một hình thức giảm thiểu rủi ro cho anh A. Vì ngân hàng là một chủ thể lớn hơn, có khả năng tài chính lớn hơn
hẳn anh B. Do đó khi anh A gửi tiền vào ngân hàng sẽ được đảm bảo về tính hoàn lại và thời gian hoàn lại.
Còn về lãi suất, phương án trên chỉ có anh B chịu thêm một phần lãi suất nữa do có sự tham gia của chủ thể
ngân hàng ở đây. Điều này không gây thiệt hại cho A.
Do đó. A thực hiện phương án cho vay thông qua ngân hàng sẽ có lợi cho A hơn.
d) theo định nghĩa về tiền của các nhà kinh tế thì: “ tiền là tất cả các tài sản được chấp nhận rộng rãi trong nền
kinh tế mà mà mọi người sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của người khác.”



+ Tuần vừa rồi bạn kiếm được bao nhiêu tiền? -> đây là tiền giống với định nghĩa của nhà kinh tế vì
bạn phải đi làm mới kiếm được tiền và khi bạn đi làm thì công ty đã mua sức lao động của bạn và trả
bạn bằng tiền.
+ Khi vào cửa hàng, tôi phải luôn đảm bảo chắc chắn rằng mình có đủ tiền -> đây là tiền giống với định
nghĩa của nhà kinh tế vì người vào cửa hàng mua đồ sử dụng tiền ở đây để mua hàng hóa của người
khác.
+ Tình yêu đối với tiền là cội nguồn của tất cả những điều xấu xa -> đây không phải là tiền của nhà
kinh tế vì tiền ở đây không được dùng để mua hàng hóa hay dịch vụ của người khác.
e) những người sống trong hang động không cần tiền vì
-Họ có thể trao đổi hàng hóa cho nhau hoặc sử dụng những đồ có giá trị để trao đổi
-Sống trong hang dân số khá ít, không đông lắm, sống trong cộng đồng quy mô nhỏ, thường có tính tập
thể rất cao. Họ chia công việc ra cho từng người, vì vậy không cần sử dụng tiền cũng có khi không cần
trao đổi hàng hóa mà họ cùng làm với nhau và san sẻ những thứ làm được,kiếm được cho nhau


- họ không cần tiền làm phương tiện cất trữ vì họ không có dự định gì để mua rủi ro hoặc hàng hóa vào
tương lai. Vì sống trong hang họ chỉ cần lo kiếm thức ăn để sống, chăm lo cho cuộc sống hiện tại, ngày
qua ngày.
f) Một số nhà kinh tế gọi tiền trong thời kỳ siêu lạm phát là “cục thang hồng” mà ai cũng muốn có vì
mọi người muốn nắm giữ tiền vì tiền là phương tiện trao đổi. Không giống như các loại tài sản khác,
chẳng hạn trái phiếu và cổ phiếu, mọi người có thể sử dụng trực tiếp tiền để mua hàng hóa và dịch vụ
mà họ muốn. Việc họ quyết định giữ bao nhiêu tiền phụ thuộc vào giá của những hàng hóa và dịch vụ
mà họ cần mua. Giá càng cao trong thời kỳ siêu lạm phát, họ càng cần nhiều tiền hơn cho mỗi giao
dịch và mọi người quyết định nắm giữ càng nhiều tiền trong ví. Nghĩa là trong thời kỳ siêu lạm phát,
mức giá cao hơn ( giá trị của tiền thấp hơn) làm tăng lượng cầu về tiền.
Tuy nhiên, mọi người ai cũng muốn nhanh chóng chuyển nó cho người khác. Khi siêu lạm phát xảy ra
tức là tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%, lúc đó chính phủ tăng nguồn thu bằng cách in tiền,
người ta nói chính phủ đánh thuế lạm phát. Khi chính phủ in tiền, giá cả sẽ tăng và đồng tiền trong ví
chúng ta sẽ giảm giá trị. Do vậy, thuế lạm phát là loại thuế đánh vào người giữ tiền. Chính vì vậy mà

mọi người lại không muốn nắm giữ tiền trong thời kỳ này, vì lạm phát làm xói mòn giá trị thực tế của
tiền trong ví, nên càng giữ ít tiền trong ví thì càng tránh được thuế lạm phát hơn.
g) Khi chính phủ bơm thêm tiền làm cho đường cung tiền dịch chuyển sang phải và trạng thái cân bằng
cũng thay đổi. kết quả là, giá trị của tiền giảm và mức giá cân bằng tăng lên. Nói cách khác, khi sự gia
tăng cung ứng tiền tệ làm cho lượng đôla trong nền kinh tế nhiều hơn và mức giá sẽ tăng và điều này
làm cho mỗi đôla có giá trị thấp hơn trước. Theo lý thuyết số lượng tiền tệ, lượng tiền hiện có trong nền
kinh tế quyết định giá trị của tiền và sự gia tăng khối lượng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm
phát.
“ Vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa lạm phát là ngân hàng nhà nước không nên phát hành thêm tiền hằng
năm.” Câu trả lời không hẳn như vậy. hầu hết các cuộc siêu lạm phát xảy ra khi chính phủ có mức chi
tiêu cao, nhưng nguồn thu từ thuế không đủ và khả năng vay nợ bị hạn chế. Do vậy, chính phủ quay
sang in tiền để trang trải các khoản chi tiêu của mình. Sự ggia tăng quá nhanh chóng của lượng tiền đã
dẫn đến tỷ lệ lạm phát cực kỳ cao. Lạm phát dừng lại không hẳn là hoàn toàn không phát hành tiền
hằng năm mà thay vào đó chính phủ có thể tiến hành cải cách tài chính, chẳng hạn chính phủ sẽ buộc
phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế lạm phát. CẢi cách về chính sách tài chính này nhằm làm giảm nhu
cầu in tiền và như vậy sẽ làm giảm tăng trưởng trong số cung tiền.
h) Đầu tư nước ngoài ròng NFI chỉ lượng tài sản nước ngoài do các nhà đầu tư trong nước mua trừ đi
lượng tài sản trong nước do người nước ngoài mua.
CÁn cân thương mại NX là kim ngạch xuất khẩu trừ đi kim ngạch nhập khẩu
( Trong công thức TB là xuất khẩu ròng NX )



i) đô la hóa là một hiện tượng khi người dân trong nước nắm giữ ngoại tệ như một loại tài sản và hiện
tượng đô la hóa lại gia tăng trong những năm qua ở việt nam vì:
+ thứ nhất, một nguyên nhân chính được nhiều người công nhận là do nhu cầu phòng chống rủi ro các
loại, trong đó có rủi ro của lạm phát và bản thân nội tệ bị mất giá so với ngoại tệ. Đôla hóa việt nam
ngày càng gia tăng khi nền kinh tế việt nam có tỉ lệ lạm phát cao, đồng nội tệ bị mất giá thì người dân
phải tìm công cụ dự trữ có giá trị khác, trong đó có đô la Mỹ
+ thứ hai, đola hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, đô la mỹ được sử dụng trong giao lưu

quốc tế làm vai trò tiền tệ thế giới. Đo la Mỹ là một loại tiền tệ mạnh, được tự do chuyển đổi đã được
lưu hành trên khắp thế giới
+ thứ ba, vn là một quốc gia với nền kinh tế đang phát triển, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình
độ phát triển của hệ thống ngân hàng, chính sách tiền tệ và cơ chế quản lí ngoại hối, khả năng chuyển
đổi của đồng tiền quốc gia thấp nên có mức độ đôla hóa cao.
Tác động của đô la hóa đến chính sách tiển tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác:
* Tích cực:
- Đôla hóa tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế
- Đôla hóa giúp tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế
- Thúc đẩy thương mại và đầu tư


- Hạ thấp chi phí giao dịch
- Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức
- Ngoài ra, có thể thấy các tác động tích cực khác mà đô la hóa đem lại cho nền kinh tế, đặc biệt là sự
giao lưu , hội nhập của nền kinh tế việt nam với thế giới. Hiện tượng đô la hóa đồng nghĩa với việc
USD được sử dụng rộng rãi, chấp nhận tại nhiều nơi… đó là một trong những điểm hấp dẫn du khách
nước ngoài tới vn nhiều hơn. Họ có thể đem theo đồng USD tới vn để chi tiêu mà không phải chuyển
đổi tiền tệ. Có thể kể tối việc thu hút nhiều nguồn kiều hối chảy về vn. Hay có thể làm hài lòng các đối
tác trong các hợp đồng kinh doanh bởi sự chấp nhận thanh toán bằng ngoại tệ.. tạo nên sự hấp dẫn hơn
cho các doanh nghiệp việt. Tất cả đều góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương, đầu tư trong nền kinh
tế.
* Tiêu cực:
- Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, làm giảm hiệu quả điều hành của chính
sách tiền tệ
- Đôla hóa chính thức sẽ làm mất đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng
của các ngân hàng
- Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nệ vào nước Mỹ
- Đô la hóa tăng nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng
j)


k) không đồng tình với lập luận này
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ lệ mà tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch vụ của nước này lấy hàng
hóa và dịch vụ của nước khác.

E: Tỷ giá hối đoái thực
e: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
P: Giá trong nước
P*: Giá nước ngoài
l) Ngân hàng nhà nước có thể tác động đến cung tiền thông qua 3 công cụ tiền tệ chủ yếu:
-NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở : khi mua hoặc bán trái phiếu chính phủ với dân chúng.
• Để tăng cung tiền, NHTW mua trái phiếu chính phủ từ dân chúng.


• Để giảm cung tiền, NHTW bán trái phiếu chính phủ cho dân chúng.
-Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (%) là lượng tiền trong tổng dự trữ của ngân hàng mà không được cho vay.
o Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm cung tiền.
o Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng cung tiền.
-Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà các ngân hàng trung gian phải trả khi vay tiền từ NHTW.



Tăng lãi suất chiết khấu làm giảm cung tiền.
Giảm lãi suất chiết khấu làm tăng cung tiền.

m) khi tỷ giá hối đoái thực giảm, xuất khẩu ròng tăng . Phát biểu này đúng vì:
Sự giảm giá trong tỷ giá hối đoái thực tế hàm ý rằng hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn so với hàng
ngoại.
Điều này khuyến khích cả người tiêu dùng trong nước và nước ngoài mua nhiều hàng nội và mua ít
hàng ngoại hơn. Kết quả là, xuất khẩu tăng lên, và nhập khẩu giảm đi, cả hai yếu tố này làm tăng xuất

khẩu ròng.
n) khi đồng nhân dân tệ định giá thấp thức là 1 đô la có thể đổi được nhiều đồng nhân dân tệ hơn và
làm cho tỉ giá hối đoái thực tăng.
Sự tăng giá trong tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ hàm ý rằng hàng hóa của Mỹ trở nên đắc hơn so với
hàng hóa trung Quốc
Điều này khuyến khích cả người tiêu dùng trong nước và nước ngoài mua nhiều hàng TQ hơn và mua
ít hàng Mỹ đi. Kết quả là, xuất khẩu của Mỹ giảm xuống , và nhập khẩu nhập khẩu của Mỹ tăng lên ,
cả hai yếu tố này làm giảm xuất khẩu ròng của Mỹ và làm cho Mỹ bị thâm hụt thương mại.
o) Chi phí lạm phát bao gồm:
- Chí phí mòn giày: lạm phát cao hàm ý lãi suất danh nghĩa cao, có nghĩa dân cư muốn giữ cân số tiền
thực thấp hơn và phải đi lại nhiều hơn tới ngân hàng để rút tiền
-Chi phí catolog: lạm phát cao làm cho các doanh nghiệp phải thay đổi bảng báo giá thường xuyên hơn,
tốn kém thêm chi phí in lại các báo giá và catolog
- Sự biến động giá tương đối lớn hơn: nếu các doanh nghiệp không thay đổi giá thường xuyên, thì lạm
phát làm cho giá tương đối biến động lớn hơn. Vì các nền kinh tế thị trường tự do dựa trên các giá
tương đối để phân bổ nguồn lực một cách hiệu suất, lạm phát sẽ dẫn đến sự phi hiệu suất kte vĩ mô
-các khoản nợ ( nghĩa vụ )thuế thay đổi: nhiều điều khoản của bộ luật thuế không tính đến tác động của
lạm phát. Vì vậy lạm phát có thể thay đổi các khoản nợ thuế của cá nhân và doanh nghiệp, thường theo
phương thức mà nhà hoạch định luật không dự kiến


-Sự bất lợi của mức giá luôn thay đổi: tiền là điểm mốc để đo lường các giao dịch kinh tế. Tiền sẽ là số
đo kém hữu ích khi giá trị của nó luôn thay đổi
- sự tái phân phối của cải tùy tiện: lạm phát không dự kiến sẽ tùy tiện tái phân phối của cải giữa các
tầng lớp dân cư. Thí dụ, nếu lạm phát cao hơn dự kiến, người nợ sẽ có lợi và chủ thiệt, người có lương
hưu cố định sẽ bị thua thiệt.
p)




×