Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.6 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

NGUYỄN ĐỨC MINH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

NGUYỄN ĐỨC MINH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG


Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Giải pháp phát triển làng nghề trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc”là do cá nhân tôi nghiên cứu, dƣới sự hỗ trợ hƣớng dẫn của
TS. Trần Thị Lan Hƣơng. Các thông tin và số liệu trong đề tài nghiên cứu hoàn toàn
lấy từ thực tế, có nguồn gốc trích dẫn cụ thể, rõ ràng và hông trùng lặp với các đề
tài khác.


LỜI CẢM ƠN

Với những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất , em xin chân thành cảm ơn
TS. Trần Thị Lan Hƣơng – ngƣời đã tận tình, đầy trách nhiệm hƣớng dẫn em thực
hiện đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa quản lý kinh tế đã
giảng dạy, giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này .
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè giúp tôi khắc phục những khó khăn,
khuyết điểm của mình để tôi hoàn thành tốt Khóa luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Đức Minh


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ ...............................................................................................1

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LÀNG NGHỀ ....................................1
1.1.1. Khái niệm làng nghề và tiêu chí về làng nghề .......................................1
1.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống. ........................................................4
1.1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển làng nghề .. Error! Bookmark not defined.

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghềError! Bookmark not defined
1.2. VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM ................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2.1. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng CNH-HĐH. .............................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.Error! Bookmar
1.2.3. Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn
chế di dân tự do. .......................................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.4. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa.Error! Bookmark n
1.2.5. Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. ............ Error! Bookmark not defined.
1.2.6. Một số vai trò khác................................. Error! Bookmark not defined.

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ TỈNH ERROR! BOOKMA
1.3.1. Tỉnh Bắc Ninh ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Tỉnh Thái Bình ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Bài học về phát triển làng nghề của một số tỉnh mà Vĩnh Phúc cần
quan tâm ……………………………………………………………………………….33
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN. .................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN LUẬN
VĂN . .................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.3. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU .ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.



CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH VĨNH
PHÚC TRONG THỜI GIAN QUA ....... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC. ..............ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.1.1. Số lượng, cơ cấu, giá trị sản xuất, hình thức tổ chức kinh doanh tại
các làng nghề .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tình hình lao động tại các làng nghề Vĩnh PhúcError! Bookmark not defined.

3.1.3. Mặt bằng sản xuất, hạ tầng kỹ thuật - công nghệ, môi trườngError! Bookmark no
3.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề Error! Bookmark not defined.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ...................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.2.1. Thực trạng phát triển một số làng nghề ở Tỉnh Vĩnh Phúc xét trên
khía cạnh kinh tế. ........................................................ Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Thực trạng phát triển một số làng nghề xét trên khía cạnh xã hộiError! Bookmark
3.2.3. Thực trạng phát triển một số làng nghề ở Vĩnh Phúc xét trên khía
cạnh môi trường .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚCERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
3.3.1. Những thành công trong phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Những hạn chế trong phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc ............................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ERROR! BOOKMARK NOT DEFINE
4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÀNG

NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC....ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
4.1.1. Quan điểm .............................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Mục tiêu .................................................. Error! Bookmark not defined.


4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI.ERROR! BOOKMARK NOT DEF
4.2.1. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng ..... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Giải pháp về đầu tư ................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ................. Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Giải pháp về khoa học, công nghệ, môi trườngError! Bookmark not defined.
4.2.5. Giải pháp về tổ chức điều hành quy hoạchError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trƣớc đây tại các vùng dân
cƣ tập trung ở châu thổ sông Hồng. Những di chỉ khảo cổ đƣợc phát hiện và khảo
sát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy có khá nhiều hiện vật là các sản phẩm thủ
công với trình độ sản xuất khá cao, lƣu thông đã khá rộng và phổ biến.
Trong quá trình phấn đấu xây dựng thành tỉnh công nghiệp hiện đại và thành
phố Vĩnh Phúc những năm 20 của thế kỷ XXI, thực tế chứng minh các làng nghề đã
đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, trong tiến trình đổi mới và phát triển, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì đây
là mắt xích đột phá để đầu tƣ khoa học, công nghệ phát triển nông thôn hiện đại.
Tuy nhiên, hiện nay Vĩnh Phúc chƣa có nhiều làng nghề nổi tiềng nhƣ Làng gốm

Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội); Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh);
Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội)…Hơn nữa các làng nghề hiện nay chủ yếu
chỉ dừng lại việc sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp, chƣa chú ý cải tiến mẫu mã, nâng
cao chất lƣợng, sản xuất thời vụ, chủ yếu chỉ là những lao động trong gia đình. Tất
cả chỉ mang tính sản xuất nhỏ lẻ, chƣa chuyên nghiệp và chƣa có sự phát triển về
quy mô.
Nông thôn lại là khu vực chiếm hơn 77% dân số toàn tỉnh với hơn 62% số ngƣời
trong độ tuổi lao động, nhiều lao động không có việc làm thƣờng xuyên và thời vụ;
chất lƣợng lao động chƣa cao; bình quân ruộng đất thấp, cơ sở hạ tầng thiếu đồng
bộ, môi trƣờng nông thôn ngày càng ô nhiễm; chênh lệch về thu nhập và đời sống
khu vực nông nghiệp, nông thôn so với khu vực thành thị và các ngành kinh tế khác
trên địa bàn còn khá lớn. Thu nhập bình quân tại các làng nghề tuỳ thuộc ngành
nghề thƣờng cao hơn sản xuất nông nghiệp từ 2 đến 4 lần, không chỉ giải quyết việc
làm, cải thiện điều kiện sống ở khu vực nông thôn mà còn góp phần công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, xoá bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Quy hoạch phát


triển các ngành nghề trên địa bàn là giải pháp đầu tiên nhằm thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã đƣợc nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XIV.
Do vậy để tìm các biện pháp để phát triển làng nghề thật sự phát huy tiềm năng
và hiêu quả, đóng góp ngày một lớn và bền vững hơn cho mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa…đƣợc coi là nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ những lí do trên tác giả đã chọn đề tài “ Giải pháp phát triển làng
nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” với mục đích nhằm tìm ra những nhân tố ảnh
hƣởng tích cực cũng nhƣ tiêu cực đến sự phát triển làng nghề tại Vĩnh Phúc, mang
tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở
cho những quyết định quản lý trong việc phát triển các nghề truyền thống tại làng
nghề, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân ở
các làng nghề góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, bảo tồn truyền thống

văn hóa trên toàn tỉnh.
2. Tình hình nghiên cứu.
Các nƣớc trên thế giới khi tiến hành CNH, HĐH đối với kinh tế nông nghiệp thì
phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn đƣợc coi là phát huy lợi thế so sánh, nội lực
của đất nƣớc; vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế vừa giải quyết có hiệu quả
các vấn đề xã hội. Trong đó, làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề ở nông
thôn là những nguồn lực còn nhiều tiềm năng của đất nƣớc. Vì vậy, vấn đề phát
triển làng nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề ở nông thôn và phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH, HĐH có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đã đƣợc
nghiên cứu, thảo luận tại nhiều hội thảo trong và ngoài nƣớc. Đƣợc nhiều tác giả,
nhiều nhà khoa học chính quyền các cấp quan tâm, các sách chuyên khảo, các bài
báo trên các tạp chí chuyên ngành đề cập và đã đạt đƣợc những kết quả nhất định.
Sau đây là tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhƣ sau:
Nghiên cứu ngoài nước: Trong nghiên cứu của Awgichew (2010) về các
chính sách và các giải pháp nhằm xúc tiến các làng nghề nông thôn ở Ethiopia tại
Hội thảo quốc tế về phát triển các làng nghề đã nêu lên các kinh nghiệm của Chính


phủ Ethiopia trong việc chú trọng nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giúp các
làng nghề phát triển: Với 83% ngƣời dân Ethiopia sống ở các vùng nông thôn và
sinh kế xuất phát từ nông nghiệp. Chính phủ Ethiopia đã thông qua chiến lƣợc công
nghiệp hoá phát triển nông nghiệp (ADLI), đóng vai trò làm khung cho qui hoạch
đầu tƣ nông thôn trong các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nghiên cứu và
mở rộng. Kế hoạch phát triển bền vững và nhanh chóng để chấm dứt đói nghèo có
70% ngƣời dân nông thôn đƣợc tổ chức theo hợp tác xã, 200 điểm cung cấp thông
tin thị trƣờng cấp huyện và 20 trung tâm ở vùng sâu vùng xa của Ethiopia đã đƣợc
dựng lên; 25 trung tâm giáo dục và đào tạo nghề ra đời; 55.000 công nhân đƣợc đào
tạo; 18.000 trung tâm đào tạo cho nông dân đƣợc lập lên; 10 triệu ngƣời đƣợc đào
tạo; làm giảm khoảng cách đi bộ trung bình trên mỗi con đƣờng xuống còn 3,2 giờ;
8 triệu đƣờng dây điện thoại (cố định, không dây và di động) và tăng dịch vụ truyền

thông và công nghệ thông tin.
Việc mở rộng cơ sở hạ tầng này thực hiện theo cấp số nhân. Thay đổi cách sống
của ngƣời dân vùng nông thôn, đặc biệt là bằng cách giúp họ có thể sử dụng đƣợc các
thiết bị máy móc hiện đại và kết nối họ với thế giới hiện đại.
Dƣới sự tài trợ của Tổ chức Rockefeller, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển
Cộng đồng (Trung Quốc) đã nghiên cứu về Tìm hiểu và Thƣơng mại hóa nghề thủ
công ở tỉnh Vân Nam. Mục đích của dự án là cải thiện thu nhập của phụ nữ ở huyện
miền núi Malutang bằng cách thƣơng mại hóa sản phẩm thêu truyền thống. Đầu
tiên, họ triển khai thu thập toàn bộ mẫu thêu truyền thống và thay đổi sao cho phù
hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng hiện nay. Sau đó, những ngƣời phụ nữ tham
gia dự án sẽ đƣợc huấn luyện kỹ thuật gia công, tạo mẫu để có thể sản xuất ra
những sản phẩm chất lƣợng cao và tiêu thụ tốt trên thị trƣờng. Cuối cùng, dự án đƣa
ra khung chi phí hợp lý về sản phẩm do những ngƣời tham gia dự án thực hiện; bao
gồm: số lƣợng nguyên vật liệu, thời gian và giá cả có thể tạo thu nhập cao. Dự án
thành công và đƣợc chuyển giao đến những huyện vùng núi khác ở tỉnh Vân Nam.
Làng Malutang trở thành một địa phƣơng nổi tiếng về mặt hàng thêu truyền thống.


Nghiên cứu trong nước: “Nghiên cứu qui hoạch phát triển ngành nghề thủ
công theo hƣớng CNH nông thôn Việt Nam” của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JICA) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002) đã đạt đƣợc một số kết quả
sau:
+ Lập bản đồ ngành nghề thủ công trên toàn quốc.
+ Đánh giá hiện trạng các mặt hàng thủ công nhƣ: cói, sơn mài, chạm khắc
đá...
+ Đánh giá hiện trạng các vấn đề nguyên liệu, điều kiện làm việc, tài chính,
vốn...
+ Đặc biệt, đƣa ra vấn đề hỗ trợ của chính phủ cho sản xuất nghề thủ công
truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Sự hỗ trợ trên các phƣơng diện: hỗ trợ
trực tiếp vốn, hỗ trợ gián tiếp về thực hiện thƣơng mại bình đẳng, năng lực quản lý

kinh doanh.
Trong nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh [18] đã phân tích vai trò của
làng nghề và những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề. Dựa trên cơ
sở chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển làng nghề đề tài đã đi
sâu khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề ở đồng bằng sông Hồng trong
thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay. Từ đó, đề xuất hệ quan điểm và các giải pháp chủ
yếu phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tính hiệu quả của các làng nghề ở
một số tỉnh đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.
Trong nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh và Nguyễn Thu Hoà [13], các tác giả đã
nêu một cách tổng quan những xu hƣớng phát triển của các nghề phi nông nghiệp
và các làng nghề ở nông thôn Việt Nam. Phân tích các đặc điểm và tác động của sự
phát triển làng nghề phi nông nghiệp và các làng nghề đối với những thay đổi về
kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đặc biệt là tác động đối với nhóm những hộ nghèo ở
nông thôn. Trên cơ sở phân tích đó, đề xuất những kiến nghị trong phát triển và
quản lý các nghề phi nông nghiệp và các làng nghề nhằm giảm nghèo nói riêng và
đảm bảo sự phát triển của nông thôn Việt Nam.


Theo nghiên cứu của TS. Lê Cao Thanh đối với nghề gạch thủ công và đồ
gốm ở tỉnh Vĩnh Long [30], đến năm 2006 toàn tỉnh có 10 làng nghề sản xuất gạch
thủ công và đồ gốm. Các sản phẩm đều có các đặc điểm riêng biệt và đƣợc xuất
khẩu đi nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, vì không có chiến lƣợc thích hợp, các
làng nghề chỉ phát triển một cách tự phát. Một nghiên cứu về chính sách phát triển
làng nghề làm gạch thủ công và đồ gốm đã đƣợc thực hiện trong các năm 2005 và
2006. Về cơ bản, nghiên cứu đã đánh giá đƣợc các tiềm năng, điểm mạnh, điểm
yếu, các cơ hội và nguy cơ của việc phát triển làng nghề. Từ đó đã chỉ ra 8 chiến
lƣợc chính để phát triển các làng nghề này ở tỉnh Vĩnh Long. Các chiến lƣợc đƣợc
xem xét và chọn lựa một cách hợp lý dựa trên các điều kiện cụ thể. Đồng thời, để
thực hiện thành công các chiến lƣợc nói trên cần có sự hỗ trợ về đào tạo nhân lực,
cung cấp thông tin thị trƣờng và tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển

làng nghề.
Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của GS.TS Hoàng
Văn Châu [14] đã nêu bật tiềm năng về làng nghề du lịch và sự cần thiết phải phát
triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cả những mặt
đƣợc và chƣa đƣợc. Đã trình bày rõ quan điẻm và mục tiêu phát triển làng nghề du
lịch trong những năm tới để đƣa ra giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan hữu
quan nhằm phát triển mô hình làng nghề du lịch. Đặc biệt là trong công trình đã đề
xuất phƣơng án xây dựng các tour du lịch hợp lý và hiệu quả nhất để thu hút khách
du lịch đến với các làng nghề.
TS Nguyễn Vĩnh Thanh đã có nghiên cứu về việc xây dựng thƣơng hiệu sản
phẩm làng nghề truyền thống ở đồng bằng Sông Hồng [31]. Trong đó, tác giả đã
nêu rõ vai trò của thƣơng hiệu đối với việc phát triển sản phẩm làng nghề truyền
thống vùng đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trƣờng hội nhập hiện nay
trên các khía cạnh: thƣơng hiệu và phân loại thƣơng hiệu; vai trò và chức năng của
thƣơng hiệu; quan hệ thƣơng hiệu – sản phẩm trong nền kinh tế thị trƣờng và sự cần
thiết phải xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm làng nghề truyền thống. Đánh giá
thực trạng vấn đề xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng


bằng sông Hồng, trong đó có vấn đề nhận thức của làng nghề về thƣơng hiệu, chiến
lƣợc phân phối và quảng bá thƣơng hiệu. Từ thực trạng vấn đề xây dựng thƣơng
hiệu sản phẩm làng nghề, nghiên cứu đã đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm
thúc đẩy quá trình xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm của làng nghề ở vùng đồng bằng
sông Hồng trong thời gian đến.
Nằm trong khuôn khổ dự án “Khung chính sách cho ngành thủ công ở Việt
Nam, tập trung vào làng nghề thủ công truyền thống ở năm khu vực di sản thế giới”
do Quỹ Korea Funds - Trust tài trợ, với sự điều phối của Bộ Văn hóa - Thể thao Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các tỉnh có di sản thế giới,
TS Nguyễn Thị Phƣơng Châm và các cộng sự (2009) đã công bố kết quả bƣớc đầu
về tiềm năng, thực trạng và những giải pháp cho sự phát triển nghề thủ công ở Huế
trong bối cảnh thành phố di sản. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày

bối cảnh chung của Huế và đặc thù nghề thủ công; thực trạng nghề thủ công ở Huế
và các giải pháp, trong đó tập trung vào phân tích các nội dung: nguyên liệu, qui
trình và công nghệ sản xuất, qui mô sản xuất, nhân lực, môi trƣờng, sản phẩm và thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm; quản lý ngành nghề thủ công và mối quan hệ giữa nghề
thủ công và di sản, du lịch. Đồng thời, cũng nêu lên các chính sách, các chƣơng
trình, dự án, nghiên cứu liên quan đến việc phục hồi và phát triển ngành nghề thủ
công ở Huế. Nhìn chung, nghiên cứu về nghề thủ công này khá toàn diện, nhƣng
hạn chế của nghiên cứu là chƣa đánh giá đƣợc vai trò hỗ trợ của chính quyền địa
phƣơng trong việc thúc đẩy phát triển ngành nghề thủ công ở Huế.
Các tác giả Đỗ Thị Hảo và Trần Quốc Vƣợng trong [20] trình bày chi tiết các
vấn đề về: Nghề và làng nghề thủ công truyền thống, nghề thủ công Việt Nam và vị
trí của nó trong xã hội xƣa và nay. Các tác giả đã đƣa ra đƣợc những nhận định về
việc bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống nói chung ở Việt Nam và
chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực này. Đồng thời, ông đã
đƣa ra những quan điểm; mục tiêu; định hƣớng bảo tồn và phát triển làng nghề theo
vùng lãnh thổ; nội dung bảo tồn và phát triển làng nghề và một số giải pháp thực
hiện bảo tồn và phát triển làng nghề. Tuy nhiên, hạn chế của bài viết chỉ nêu khái


quát tình hình mà chƣa có nghiên cứu sâu về thực trạng các làng nghề. Do đó, các
giải pháp đƣa ra cũng chỉ mang tính định hƣớng là chính mà không có tính chiến
lƣợc cho từng địa phƣơng cụ thể.
Theo tài liệu [36], trong khuôn khổ nghiên cứu về khu du lịch thắng cảnh
Ngũ Hành Sơn, các tác giả Lê Đức Viên và Võ Thị Phƣơng Ly đã có bài viết về
„Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc‟. Các tác
giả đã nêu sơ lƣợc quá trình hình thành của làng nghề; vài nét về thực trạng trong đó
có phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, lao động và thu nhập, nguồn nguyên liệu,
sản phẩm, thị trƣờng tiêu thụ, những chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc và phân tích
hạn chế và nguyên nhân; cuối cùng khuyến nghị một số giải pháp phát triển mang
tính đột phá.

Đánh giá chung:
Tất cả những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu làng nghề, làng
nghề truyền thống tập trung ở các lĩnh vực chính sau:
+ Một là, nghiên cứu tổng quan về tình hình hoạt động của công nghiệp nông
thôn; thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Hai là, nghiên cứu về tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp và những
vấn đề môi trƣờng tác động đến làng nghề;
+ Ba là, nghiên cứu về tình hình SXKD của làng nghề, làng nghề truyền
thống từ lao động, công nghệ, vốn, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm… trong bối cảnh
hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, chƣa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và
giải pháp phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh xây dựng nông thôn
mới, cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Luận văn bổ sung và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về phát triển
làng nghề; phân tích đánh giá thực trạng, những thành tựu và hạn chế trong phát


triển làng nghề của tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống đƣợc lý luận về phát triển làng nghề làm cơ sở hình thành khung
nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu cho đề tài.
- Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phƣơng có thế
mạnh. Đánh giá đƣợc thực trạng phát triển các làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra
đƣợc những mặt mạnh và các điểm yếu, những nguyên nhân ảnh hƣởng, những vấn
đề còn tồn tại về mặt chính sách ảnh hƣởng đến quá trình phát triển làng nghề.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp để phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc trong
những năm tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Tỉnh Vĩnh Phúc, một số làng nghề cơ bản nhƣ (Làng gốm
Hƣơng Canh, mây tre đan Triệu Đề, đá Hải Lựu, mộc Thanh Lãng).
- Thời gian: 2009 đến nay
5. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn.
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực triển về phát triển bền vững làng nghề.
- Phân tích làm rõ thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Làm rõ yêu cầu và mục tiêu phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
trong những năm tới
- Đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề
Vĩnh Phúc trong bối cảnh mới.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung cơ bản
của luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về làng nghề và phát triển làng nghề


Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Chƣơng 4: Quan điểm, định hƣớng và giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
1.1. Những vấn đề cơ bản về làng nghề

1.1.1. Khái niệm làng nghề và tiêu chí về làng nghề
*) Khái niệm về làng nghề
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng dân cƣ,
chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền
thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam. Làng nghề
thƣờng mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trƣng, không chỉ có tính chất
kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch ở Việt Nam.
- Làng nghề đƣợc cấu tạo bởi hai yếu tố là “làng” và “nghề”. Vì thế khái niệm về
làng nghề cũng đƣợc hiểu thông qua phân tích khái niệm “làng” và “nghề”.
- Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, đƣợc tạo bởi hai
yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao
gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ công, giữa họ có
mối lên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
“Làng” - theo Từ điển tiếng Việt, là một khối ngƣời quần tụ ở một nơi nhất
định trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của ngƣời Việt, là một tập hợp dân
cƣ chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó
tập hợp những ngƣời dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất.
Còn “nghề” có thể đƣợc hiểu là công việc mà ngƣời dân làm để kiếm sống
hàng ngày. Các nghề trong hoạt động của làng nghề thƣờng là thủ công, tiểu thủ
công nghiệp, vì thế những sản phẩm làm ra luôn mang đậm dấu ấn của chủ nhân
làm ra nó.
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh đƣợc
các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng trăm năm trƣớc đây. Các làng nghề
thƣờng tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn nhƣ sông Hồng, Hà Nội,

1


Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, một số vùng duyên hải miền Trung thì các làng
nghề tập trung chủ yếu ở các tỉnh nhƣ: Nghệ Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú

Yên… Còn ở Miền Nam thì các làng nghề tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí
Minh và các vùng phụ cận. Những làng nghề xuất hiện trƣớc thế kỷ 15 có “gốm sứ
Bát Tràng, lụa Hà Đông, kim hoàn, nghề làm tranh Đông Hồ, nghề làm nón, làm
chiếu.
Hiện nay, do tác động của quá trình đô thị hóa, khái niệm làng có thể đƣợc
hiểu một cách tƣơng đối. Có một số cách gọi khác với làng đó là phố, khối phố, tổ
dân phố, khóm.... Tuy là cách gọi có thể khác đi nhƣng về bản chất của cộng đồng
dân cƣ đó nếu gắn với nông thôn thì vẫn đƣợc xem nhƣ là làng.
- Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ
công đƣợc lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy
mô gia đình. Dần dần, các nghề thủ công đƣợc truyền bá giữa các gia đình thợ thủ
công, dần đƣợc truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần
nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ
công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều
thì phát triển mạnh dần, ngƣợc lại những nghề mà hiệuquả thấp hay không phù hợp
với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề
chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, nhƣ làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng
chạm gỗ, làng đồ đồng...
Theo Phạm Côn Sơn“Làng là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có
nghĩa là nơi quần cư đông người sinh hoạt, có tổ chức, có kỷ cương,tập quán riêng
theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng
hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển cùng ăn, làm việc. Cơ
sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể phát triển kinh tế, giữ gìn
bản sắc dân tộc và cá biệt của địa phương”.
Xem xét định nghĩa làng nghề ở góc độ kinh tế, theo Dƣơng Bá Phƣợng
thì“Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra

2



khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập, thu nhập từ các nghế đó chiếm tỷtrọng
cao trong tổng giá trị của toàn làng”.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣa ra khái niệm làng nghề nhƣ
sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt
động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”
Nhƣ vậy ta có thể thấy: Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều
kiện sau: Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề; Thu nhập do
sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng.
*) Tiêu chí về làng nghề
Căn cứ theo thông tƣ Số: 116 /2006/TT- BNN về Hƣớng dẫn thực hiện một
số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về
phát triển ngành nghề nông thôn. Làng nghề để đƣợc Nhà nƣớc công nhận phải hội
tụ ba điề u kiê ̣n sau:
Thứ nhất , phải có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt
động ngành nghề nông thôn.
Thứ hai, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
Thứ ba, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
Nhƣ vâ ̣y theo quy đinh
̣ trên , tiêu chí đầu tiên và quan tro ̣ng nhấ t để đƣợc
công nhận làng nghề chính là phải có tố i thiể u 30% số hô ̣ gia đình trong làng cùng
tham gia các ngành nghề trong nông thôn.
Nhƣ vậy, làng nghề là một làng ở nông thôn nhƣng ngoài việc làm nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) còn có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản
phẩm làm ra của họ ngoài việc đáp ứng nhu cầu bản thân, gia đình còn dùng để trao
đổi, buôn bán, sản phẩm từ làng nghề phải là hàng hóa.
Các nghề thủ công ở làng quê ban đầu chỉ xuất hiện dƣới dạng là nghề phụ,
chủ yếu đƣợc bà con nông dân làm vào thời kỳ nông nhàn. Nhƣng sau này, do sự
phân công lao động mà các ngành nghề thủ công tách dần khỏi sản xuất nông

nghiệp nhƣng vẫn phục vụ trực tiếp cho hoạt động nông nghiệp. Và lúc đó, những
3


ngƣời thợ thủ công ở làng nghề có thể là không còn làm nông nghiệp nhƣng họ vẫn
gắn liền với làng quê mình. Cho tới khi nghề thủ công phát triển mạnh, những
ngƣời làm nghề thủ công và sống nhờ nghề này tăng lên nhanh chóng. Đó chính là
cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của các làng nghề ở nông thôn cho đến ngày nay.
1.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống.
Trong các làng nghề ở nƣớc ta, có các làng nghề truyền thống đây là những
“làng nghề có nghề truyền thống đƣợc hình thành từ lâu đời”. Trong đó, nghề truyền
thống là nghề đã đƣợc hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính
riêng biệt, đƣợc lƣu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một,
thất truyền.
Làng nghề truyền thống là một cụm dân cƣ sinh sống tạo thành làng quê hay
phƣờng hội. Đó chính là cộng đồng nhỏ về văn hoá. Những phong tục, tập quán,
đền thờ, miếu mạo… của mỗi làng xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc, vừa có
nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề truyền thống
làm ra là sự kết tinh, sự giao lƣu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh của dân
tộc, có giá trị mỹ thuật cao..Sản phẩm của làng nghề có quy trình công nghệ nhất
định, đƣợc truyền từ thế hệ này sang các thế hệ khác...Làng nghề truyền thống có
thể có một nghề hoặc vài nghề truyền thống. Nếu làng có vài nghề thì có một nghề
chính và tên nghề đó đƣợc gọi tên làng nghề. Ngƣời thợ thủ công nhiều trƣờng hợp
đồng thời là ngƣời nông dân, nhƣng do yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra
những ngƣời thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại quê của mình
Như vậy làng nghề truyền thống là cả một môi trường kinh tế, văn hoá, xã
hội và công nghệ nơi lưu giữ những tinh hoa kỹ thuật và nghệ thuật từ đời này sang
đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng.người thợ chuyên sản xuất
hàng truyền thống ngay tại quê của mình.
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống: Phải đạt 03 (ba) tiêu chí theo

quy định tại Khoản 1, mục I, Phần II, Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

4


a) Nghề đã xuất hiện tại địa phƣơng từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận.
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
c) Nghề gắn với tên tổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng
nghề.
Khi nói tới một làng nghề thủ công truyền thống thì không chỉ chú ý tới
từng mặt đơn lẻ mà phải chú trọng tới nhiều mặt trong cả không gian, thời gian
nghĩa là quan tâm tới tính hệ thống, toàn diện của làng nghề, trong đó yếu tố
quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, phƣơng pháp, mỹ thuật và kỹ thuật. Làng nghề
thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công, quy tụ các nghệ nhân
và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu đời, liên kết hỗ trợ trong sản
xuất, bán sản phẩm theo kiểu phƣờng hội hoặc là kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa
và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những hƣơng ƣớc,
chế độ gia tộc cùng phƣờng nghề trong quá trình lịch sử phát triển đã hình thành
nghề ngay trên đơn vị cƣ trú làng xóm của họ. Làng nghề thủ công truyền thống
thƣờng có tuyệt đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền, hoặc một vài dòng họ
chuyên làm nghề lâu đời kiểu cha truyền con nối. Sản phẩm của họ chẳng những
thiết dụng mà hơn nữa còn là hàng cao cấp, tinh xảo, độc đáo, nổi tiếng và dƣờng
nhƣ không đâu sánh bằng.
Do tính chất của nền kinh tế hàng hoá thị trƣờng của quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, làng nghề thực sự là đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp. Vai trò, tác
dụng của làng nghề đối với đời sống kinh tế, xã hội là rất lớn và tích cực
*) Đặc điểm của làng nghề truyền thống
- Làng nghề truyền thống tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp.

Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn. Các
nghành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp và
sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau. Ngƣời thợ
thủ công trƣớc hết và đồng thời là ngƣời nông dân. Các gia đình nông dân trƣớc hết
vừa làm ruộng vừa làm thủ công nghiệp. Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tƣ số 116/2006/TT- BNN: Hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Báo cáo môi trƣờng làng nghề Việt Nam năm 2008: Ba xu thế ô nhiễm môi
trường làng nghề, www.Thiennhien.net.
3. Bộ Tài nguyên Môi trƣờng, 2009, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
2008: Môi trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng.
4. Bộ công thƣơng, Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập,
Tạp chí công nghiệp, 25/12/2008.
5. Các giải pháp phát triển làng nghề Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí Công
nghiệp, 25/12/2008.
6. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Quốc hội (2005), Luật Du lịchViệt Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
8. Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Ban
hành quy định xét công nhận, thợ giỏi người có công đưa nghề mới vào phát triển tại
tỉnh; nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
9. Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 5/01/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v phê
duyệt: Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.

10. Sở Công thƣơng tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
11. Trung tâm thông tin - xúc tiến thương mại & du lịch Vĩnh Phúc, Tiềm năng nghề
thủ công mỹ nghệ và làng nghề Vĩnh Phúc.

6


12. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
13. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thu Hòa (2005), Tác động xã hội và môi trƣờng của việc phát
triển làng nghề, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Viện kinh tế Việt Nam, Hà Nội.

14. GS.TS Hoàng Văn Châu (2006), Đề tài khoa học cấp Bộ sự cần thiết phải phát
triển mô hình làng nghề du lịch đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
15. Đặng Kim Chi, 2005, Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và
kỹ thuật.
16. Đặng Kim Chi, 2005, Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện môi
trường cho làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ
thuật.
17. Đỗ Quang Dũng, 2004, Phát triển làng nghề trong quá trình CNH – HĐH nông
thôn ở Hà Tây, NXB.
18. Nguyễn Trí Dĩnh chủ nhiệm (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở
một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
19. Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2008, Quản lý môi trường cho sự phát triển
bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. . Đỗ Thị Hảo và Trần Quốc Vƣợng, (1996), Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và
các vị tổ nghề, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc.
21. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ, 2004, Đánh giá tác động môi trường, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Mai Thế Hởn, (2003), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa, Nhà xuất bản Quốc gia.
23. Mai Thế Hởn, 1998, Phát triển một số làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô, NXB Chính trị Quốc gia
24. Nguyễn Thị Hƣờng, 2005, Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng
nghề Tiểu thủ công nghiệp, Tạp chí Lý luận Chính trị, tr 58 - 63, số 4.

7


25. Nguyễn Thị Liên Hƣơng, 2006, Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghề
tại một số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp, Luận án Thạc sĩ Y học, Viện
Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng.
26. Bạch Quốc Khang, Bùi Đình Toái, Nguyễn Thị Thu Quế, 2005, Sổ tay hướng
dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham
gia của cộng đồng, NXB Nông nghiệp.
27. Đặng Đình Long, Đinh Thi Bích Thủy, 2005, Tính cộng đồng và xung đột môi
trường tại khu vực làng nghề ở đồng bằng sông Hồng. Thực trạng và xu hướng
biến đổi, NXB Nông nghiệp.
28. Dƣơng Bá Phƣợng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công
nghiệp hóa, nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
29. TS. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa
dân tộc.
30. TS. Lê Cao Thanh (2007), Chiến lược phát triển các làng nghề gạch - gốm ở
tỉnh Vĩnh Long, .
31. TS Nguyễn Vĩnh Thanh (2009), Xây dựng thương hiệu sản phẩm nghề truyền
thống ở đồng bằng Sông Hồng, NXB Học viện chính trị.
32. Vũ Quyết Thắng, 2007, Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
33. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên, 2010), Địa lý du lịch Việt Nam, Nhà xuất
bản Giáo dục.

34. Bùi Văn Vƣợng, (2002), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin.
35. Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
Lê Đức Viên, Võ Thị Phƣơng Ly (2010), “Một

Tác giả

số giải pháp phát triển bền vững làng nghề đá mỹ
nghệ Non Nƣớc”, Tạp chí Nông thôn mới, (10).
Nguyễn Đức Minh

8



×