Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Một số giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.57 KB, 111 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNN&V) có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế - xã hội Việt
Nam. Nhận thức được vai trò này, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi phát
triển DNN&V là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Thời gian qua, DNN&V là động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước. Từ
năm 2001 đến 6/2008 đã có 285.900 doanh nghiệp, chủ yếu là các DNN&V
đã đăng ký mới với số vốn đăng ký 1.233.000 tỷ đồng, đưa tổng số các doanh
nghiệp trong cả nước lên 349.300 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên
1.389.000 tỷ đồng.Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới( WTO) đã
trở thành cột mốc đánh dấu sự hoà nhập đầy đủ hơn của nền kinh tế Việt Nam
vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong những năm qua,
các DN nói chung và DNN&V Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội để hoà
nhập và phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức.Do đó trong xu
hướng phát triển, Nhà nước ta đã xác định xây dựng và thực hiện chiến lược
phát triển DNN&V ở Việt nam đến năm 2020 là một nhiệm vụ chiến lược
quan trọng có tính chất đột phá, tạo ra động lực phát triển KT – XH cho đất
nước.
Đối với tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua, DNN&V trên địa bàn tỉnh
đã phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô, đã có những đóng góp quan
trọng trong việc phát triển KT-XH của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Tuy nhiên, các DNN&V trên địa bàn tỉnh hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế
như: vốn, lao động, công nghệ, khả năng quản lý, tiếp cận thị trường, thiếu
định hướng lâu dài trong hoạt động kinh doanh… bên cạnh đó Tỉnh cũng
chưa có những định hướng và chính sách ưu đãi tốt nhất để cho các DNN&V
phát triển một cách bền vững… dẫn đến năng lực cạnh tranh của các DNN&V
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kém, hiệu quả của sản xuất kinh doanh (SXKD) thấp, chưa tương xứng với


tiềm năng, lợi thế của tỉnh...
Việc phát triển DNN&V ở Phú Thọ không những đóng góp vào việc
phát triển kinh tế của tỉnh mà còn tạo ra sự ổn định về mặt xã hội thông qua
tạo việc làm cho người lao động, giảm khoảng cách giàu nghèo và tệ nạn xã
hội. Vì vậy, trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh
theo hướng CNH-HĐH thời gian tới, tỉnh rất coi trọng vai trò của DNN&V.
Để làm được điều này, tỉnh Phú Thọ phải đưa ra các giải pháp để phát triển
DNN&V, tìm ra các mô hình, các chính sách ưu đãi hợp lý nhằm phát triển
các DNN&V một cách có hiệu quả và bền vững sao cho phù hợp với đặc
điểm KT-XH của tỉnh, huy động được các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế vốn
có của tỉnh.
Do tầm quan trọng của DNN&V, em xin chọn đề tài “ Một số giải pháp phát
triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015” làm đề tài
nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung nghiên cứu của em gồm 3 phần chính là:
Chương I: Vai trò của DNN&V với phát triển KT – XH Việt Nam.
Chương II: Thực trạng phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2001 – 2008.
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2015.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo GS.TS.
Vũ Thị Ngọc Phùng và sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cán bộ Sở Kế hoạch
và Đầu tư Phú Thọ, Cục Thống Kê Phú Thọ đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài
này.
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA DNN&V VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA DNN&V:

1.1. Khái niệm DNN&V:
Mặc dù khái niệm DNN&V đã được biết đến trên thế giới từ những
năm đầu của thế kỷ XX, và khu vực DNN&V được các nước quan tâm phát
triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm
DNN&V mới được biết đến từ những năm 1990 đến nay.
Trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp nhà nước được chia thành
doanh nghiệp loại 1, doanh nghiệp loại 2, doanh nghiệp loại 3 với tiêu chí
phân loại chủ yếu là số lao động trong biên chế và theo phân cấp Trung ương
- địa phương. Trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như tương ứng với
doanh nghiệp loại 2 và loại 3.
Trước năm 1998, một số địa phương, tổ chức đã xác định DNN&V dựa trên
các tiêu chí khác nhau như: số lao động ( dưới 500 người), giá trị tài sản cố
định (dưới 10 tỷ đồng), số dư vốn lưu động( dưới 8 tỷ đồng) và doanh thu
hàng tháng (duới 20 tỷ dồng).
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cần phân định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo
lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp có số vốn
dưới 1 tỷ đồng, số lao động dưới 100 người là doanh nghiệp nhỏ; doanh
nghiệp có từ 1 đến 10 tỷ đồng vốn và số lao động từ 100 đến 500 người là
doanh nghiệp vừa. Trong thương mại dịch vụ, doanh nghiệp có số vốn dưới
500 triệu đồng và dưới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp có số
vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng và có từ 50 đến 250 lao động là doanh nghiệp
vừa.
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngày 20-6-1998, Chính phủ đã có công văn số 681/CP-KCN về việc
định hướng chiến lược và chính sách phát triển các DNN&V. Theo công văn
này thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới
5 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 200 người.Việc áp dụng một trong
hai tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa

phương, ngành, lĩnh vực. Đây có thể coi là văn bản đầu tiên đưa ra tiêu chí
xác định DNN&V. Nó là cơ sở để cho phép thực hiện các biện pháp hỗ trợ
cho khu vực này.
Ngày 23-11-2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-
CP về trợ giúp phát triển DNN&V. Theo quy định này: DNN&V là một cơ sở
sản xuất kinh doanh có vốn đăng ký không quá 10 tỷ hoặc có lao động trung
bình hàng năm không quá 300 người. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên chính
thức về DNN&V, là cơ sở để các chính sách và biện pháp hỗ trợ của các cơ
quan nhà nước và tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ
cho các DNN&V. Từ đó đến nay, khái niệm DNN&V đựơc hiểu và áp dụng
thống nhất trong cả nước.
Các tiêu chí về DNN&V ở Việt Nam( lao động và vốn đăng ký) không có quy
định định lượng tối thiểu và do đó DNN&V theo định nghĩa của Việt Nam
bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ theo cách hiểu của nhiều quốc gia
khác.
Theo cách định nghĩa trên, ở nước ta hiện nay có khoảng 349.300
doanh nghiệp trong đó DNN&V chiếm khoảng hơn 90%.( Nguồn: Trang web
của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
1.2. Đặc điểm của DNN&V:
Đặc điểm của các DNN&V xuất phát trước hết từ chính quy mô của
doanh nghiệp. Cũng như các DNN&V trên thế giới, với quy mô nhỏ,
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DNN&V Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự như ở các quốc gia
khác. Ngoài ra, do đặc trưng riêng của nền kinh tế đang trong giai đoạn
chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa nên các DNN&V Việt Nam còn có những đặc điểm
riêng. Những đặc điểm cơ bản của DNN&V Việt Nam thể hiện như sau:
1.2.1. Về vốn kinh doanh:

Các DNN&V thường gặp phải khó khăn về vốn, thiếu vốn sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn ở các doanh nghiệp không giống
nhau. Nhiều doanh nghiệp phản ánh là thiếu vốn nhưng thực tế nếu có vốn
cũng không biết sử dụng vào mục đích gì.
Việc cung ứng vốn cho DNN&V hiện nay được đánh giá là chủ yếu
thực hiện qua thị trường tài chính phi chính thức. Các chủ doanh nghiệp
thường vay vốn của nhân dân, bạn bè và vay của những người cho vay lấy lãi.
Hầu như các DNN&V, nhất là các DNN&V ngoài quốc doanh, không tiếp
cận được với nguồn tín dụng chính thức, tức tín dụng của hệ thống của Ngân
hàng. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên
nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, hệ thống ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian, còn
yếu kém, chưa tiếp cận được với nhu cầu về tín dụng. Các điều kiện cho vay
và thủ tục thế chấp tuy nhiều nhưng lại chưa chặt chẽ. Các ngân hàng vẫn có
tỷ lệ nợ khó đòi cao, nhưng những doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thì lại
không được vay vốn. Trong những năm qua, số dư tín dụng của hệ thống
ngân hàng chủ yếu là dành cho DNNN và chủ yếu là các DNNN có quy mô
lớn. Nhiều doanh nghiệp, trong đó có DNN&V, chưa có khả năng đáp ứng
các đòi hỏi của ngân hàng về các thủ tục như lập dự án, thủ tục thế chấp…
cho nên chưa tiếp cận được với nguồn tín dụng này.
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thứ hai, các chủ DNNQD cũng thường e ngại khi vay ngân hàng vì
như vậy buộc phải xuất trình các báo cáo chính xác về tài chính và kết quả
sản xuất kinh doanh, điều mà các doanh nghiệp không muốn làm vì các lý do
khác nhau. Nguyên nhân này xuất phát chủ yếu từ phía doanh nghiệp chứ
không phải từ phía ngân hàng và các cơ quan quản lý Nhà nước.
1.2.2. Về tổ chức quản lý doanh nghiệp và người lao động:
Đa số các DNN&V của nước ta hiện nay vẫn tổ chức quản lý theo mô

hình ''Gia đình''. Đặc biệt, mô hình này thể hiện rõ nét nhất ở các DNN&V ở
thành phần kinh tế NQD như: Các DNTN, Công ty TNHH. Những người
quản lý cũng như người lao động trong các DNN&V thường là những người
trong cùng gia đình, hoặc cùng huyết thống hoặc là những người thân quen.
Về trình độ của cán bộ quản lý doanh nghiệp: Phần lớn các chủ doanh
nghiệp và các cán bộ quản trị doanh nghiệp NQD đều chưa được đào tạo cơ
bản, thiếu kinh nghiệm quản trị và kiến thức kinh doanh trong cơ chế thị
trường. Số lượng cán bộ có bằng cấp chuyên môn trong các doanh nghiệp này
còn rất hạn chế.
Đối với người lao động: Người lao động làm việc trong các DNN&V
hầu hết là lao động phổ thông ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa
thấp, hoặc chỉ được đào tạo qua các lớp học ngắn hạn tại các doanh nghiệp…
Ngoài ra, các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức lao động thời vụ hoặc
hợp đồng gia công với các hộ dân cư. Số liệu điều tra về trình độ của người
lao động trong các DNN&V trên cả nước cho thấy; Chỉ có khoảng 15% lao
động trong các DNN&V có trình độ đại học, trong đó chủ yếu tập trung vào
các DNNN, Công ty TNHH và Công ty CP
Thu nhập của người lao động trong các DNN&V vẫn còn ở mức thấp,
không ổn định thu nhập của người lao động phổ biến nằm trong khoảng trên
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dưới 1.000.000 đồng/người/tháng. Mặc dù mức thu nhập của người lao động
trong các DNN&V cao hơn so với làm nông nghiệp nhưng vẫn còn thấp hơn
so với làm việc trong các doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, người lao động cũng
chưa được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách như người lao động trong các
doanh nghiệp lớn, như các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ
chế độ…
1.2.3. Về công nghệ:
DNN&V ở cả nước nói chung, ở Phú Thọ nói riêng mới được chú trọng

phát triển trong vòng vài năm trở lại đây. Vì vậy, công nghệ lạc hậu khá phổ
biến trong các DNN&V. Do thói quen tư duy và do hạn chế về đầu tư,
DNN&V thường đầu tư dần, mỗi năm mua một vài loại máy, thiết bị và khi
thấy không ổn thì cũng thay thế dần. Điều này làm cho máy móc thiết bị đang
được sử dụng trong các DNNVV trở nên chắp vá, không đồng bộ.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh
nghiệp(2004), vẫn có nhiều doanh nghiệp nhà nước có trình độ công nghệ
dưới mức trung bình của khu vực và thế giới, máy móc thiết bị, dây chuyền
sản xuất lạc hậu so với thế giới từ 10 - 20 năm. Trình độ trang thiết bị lạc hậu
từ 3 – 4 thế hệ so với các nước trong khu vực. Tốc độ đổi mới công nghệ rất
chậm. Rất nhiều sản phẩm có giá thành cao do chi phí tiêu hao nguyên vật
liệu cao, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao hơn,
nhưng cũng chỉ đạt mức trung bình của khu vực.
Theo báo cáo của Bộ Công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc thiết bị
sản xuất của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chỉ còn 30% so với giá trị
ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm. Địa phương đầu tàu kinh tế của cả nước là
thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ có 25% doanh nghiệp có công nghệ sản xuất
tiên tiến, 32% ở mức trung bình, còn lại ở mức dưới trung bình và lạc hậu.
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.4. Về lĩnh vực hoạt động:
DNN&V hoạt động trong tất cả các lĩnh vực nhưng tập trung chủ yếu
vào các lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại dịch
vụ.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2006, DNN&V hoạt động trong
ngành thương mại chiếm 40% , thứ hai là ngành công nghiệp chế biến( chiếm
25,5%), thứ ba là ngành xây dựng chiếm 13,5% tổng số các DNN&V trong
các ngành. Còn lại hoạt động trong các lĩnh vực khác.
1.2.5. Về địa bàn hoạt động:
Hiện nay, các DNN&V phân bố rộng khắp trên cả nước, cả ở nông thôn

và thành thị, ở tất cả các vùng và các địa phương trên cả nước.
Bảng 1.1 dưới đây thống kê số lượng DN đăng ký kinh doanh ở các
tỉnh năm 2007.
Qua bảng số liệu ta thấy, sự khác nhau về số lượng và mật độ doanh
nghiệp giữa các tỉnh, thành phố rất lớn. Ví dụ thành phố Hồ Chí Minh có số
lượng doanh nghiệp ĐKKD nhiều nhất trên 17.000 doanh nghiệp trong khi
tỉnh Bắc Kạn chỉ có 71 doanh nghiệp ĐKKD.Thành phố Hồ Chí Minh chiếm
trên 30% số doanh nghiệp ĐKKD, ngoài ra có tới gần 55% các doanh nghiệp
ĐKKD tập trung ở 3 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải
Phòng. ( Nguồn: Báo cáo thường niên DNN&V Việt Nam 2008 - Cục Phát
triển DNN&V)
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1. 1. : Số lượng DN Đăng ký theo tỉnh năm 2007.
Đơn vị: Doanh nghiệp
Số TT Tỉnh Số DN Số TT Tỉnh Số DN
1 TP. HCM
17.313
33 Bình Phước
354
2 Hà Nội 10.913 34 Tây Ninh
344
3 Hải phòng 3001 35 Phú Thọ 330
4 Đồng Nai.
1.605
36 Ninh Bình 319
5 Đà Nẵng 1.596 37 Đồng Tháp
316
6 Bình Dương

1.368
38 Thái Nguyên 310
7 Hà Tây 1.029 39 Quảng Trị 308
8 BR - VT
987
40 Quảng Bình 282
9 Nghệ An 867 41 Sóc Trăng
265
10 Quảng Ninh 828 42 Hà Tĩnh 258
11 Khánh Hoà 817 43 Phú Yên 246
12 Cần Thơ
807
44 Bến Tre
241
13 Thanh Hoá 781 45 Hoà Bình 241
14 Long An
743
46 Bắc Giang 238
15 Bình Định 622 47 Kom Tum 235
16 Hải Dương 607 48 Vĩnh Long
226
17 Kiên Giang
592
49 Hà Nam 177
18 Bắc Ninh 572 50 Đăks Nông
171
19 Nam Định 552 51 Lạng Sơn 169
20 Quảng Nam 548 52 Lào Cai 164
21 Vĩnh Phúc 532 53 Ninh Thuận
159

22 Đắk Lắc
526
54 Yên Bái 150
23 Cà Mau
499
55 Trà Vinh
136
24 Gia Lai
470
56 Sơn La 136
25 Tiền Giang
470
57 Bạc Liêu
133
26 Thái Bình 464 58 Tuyên Quang 117
27 Lâm Đồng
463
59 Hậu Giang
105
28 TT - Huế 461 60 Cao Bằng 103
29 Hưng Yên 419 61 Hà Giang 102
30 Quảng Ngãi 404 62 Điện Biên
85
31 Bình Thuận
396
63 Lai Châu 85
32 An Giang
368
64 Bắc Kạn 71
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. VAI TRÒ CỦA DNN&V VỚI PHÁT TRIỂN KT – XH Ở VIỆT NAM.
Với việc chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường ở Việt Nam từ cuối những năm 1980 đến nay, và đặc biệt là
từ khi Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời( 1990), các DNN&V
phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, cho đến khi Luật doanh nghiệp năm 1999 được ban hành ( thay
thế Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân) thì số lượng doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân được thành lập tăng lên nhanh chóng. Vơi số
lượng các doanh nghiệp được thành lập mới ngày càng tăng nhanh, đóng góp
của khu vực DNN&V ngày càng lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì
vậy, vai trò của các DNN&V ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội của
Việt Nam và được thể hiện ở các mặt sau:
2.1. DNN&V đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
DNN&V ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng
doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành,
lĩnh vực. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của khu vực DNN&V cũng thường cao
hơn so với các khu vực DN khác. Nếu tính doanh thu của các DN cả nước, tỷ
trọng doanh thu của khu vực DNN&V theo quy mô lao động( dưới 300
người) năm 2002 – 2004 là 81,5% - 86,5%. Điều đó chứng tỏ các DNN&V có
đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế.
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1. 2 : Tỷ trọng doanh thu DNN&V trong nền kinh tế
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2005
Về đóng góp vào GDP: từ chỗ tỷ lệ trong GDP của khu vực DNN&V
không đáng kể đầu những năm 1990, đến nay tỷ lệ này khoảng từ 24% đến

25,5%. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực thì đây là mức thấp nhất.
2.2. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngoài việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, DNN&V còn có vai trò
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều này được thể hiện ở các cơ cấu
sau:
 Cơ cấu thành phần kinh tế:
Trong thời gian qua tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh trong số các doanh
nghiệp đã tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2007, khối doanh nghiệp dân
doanh có khoảng 160.000 doanh nghiệp và 18.500 hợp tác xã, trong đó có tới
96% là DNN&V. Ngoài ra còn có khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể. Các
doanh nghiệp dân doanh đã và đang trở thành trụ cột cuả nền kinh tế nước
nhà, đưa chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đi vào cuộc sống.
 Cơ cấu ngành kinh tế:
Như đã nêu ở trên, Các DNN&V chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, thương mại. Vì các lĩnh vực này dễ dàng
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
Năm
Toàn bộ
Doanh thu
( Tỷ đồng)
Tỷ trọng
Doanh thu
DNN&V(%)
Chia ra theo quy mô lao động(%)
Dưới
5 người
Từ 5 - 200 Từ 200 - 300
200
2
364844 86,5 4,9 74,2 4,4

200
3
485104 82,0 4,2 70,6 7,3
200
4
640087 81,5 4,4 72,5 4,6
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tham gia kinh doanh với số vốn ít và yêu cầu trình độ chuyên môn không đòi
hỏi cao, khả năng thu hồi vốn nhanh. Điều này đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng giá trị đóng góp vào GDP của ngành
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị sản phẩm của ngành nông
nghiệp trong GDP.
 Cơ cấu theo lãnh thổ:
Các DNN&V được thành lập ở tất cả mọi nơi trên cả nước, kể cả vùng
có điều kiện KT – XH khó khăn. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các DNN&V có thể đóng góp vào
việc phân bổ các ngành công nghiệp đến nhiều vùng dân cư khác nhau; từ
thành thị, nông thôn đến các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Nhờ đó giảm
bớt được khoảng cách phát triển giữa các khu vực khác nhau và tạo ra được
sự phát triển cân đối giữa các vùng khác nhau trên toàn quốc.
2.3. Đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Nguồn thu ngân sách từ doanh nghiệp NN hiện nay chiếm tỷ trọng lớn,
nhưng với tình hình hiện nay để có được nguồn thu này thì nhà nước cũng
phải trợ cấp cho các DNNN rất nhiều. Hơn nữa, một khi gia nhập WTO thì
việc trợ cấp này không thể duy trì, và hệ quả là nguồn thu từ các doanh
nghiệp NN sẽ khó được đảm bảo. Ngân sách nhà nước, vì vậy, phục thuộc
ngày càng nhiều vào các nguồn thu khác, trong đó đặc biệt quan trọng là từ
thuế do các doanh nghiệp dân doanh đóng góp.
Qua số liệu về đóng góp của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp vào

ngân sách trung ương cũng cho ta thấy phần nào vai trò của khu vực
DNN&V, lực lượng chủ yếu trong các doanh nghiệp dân doanh. Mặc dù đóng
góp của khu vực DNN&V vào thu ngân sách còn nhỏ, nhưng tỷ lệ này đã tăng
đáng kể và đang có xu hướng tăng nhanh trong mấy năm gần đây từ khoảng
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
6,4% năm 2001 lên hơn 7,2% năm 2002( Tỷ lệ này của doanh nghiệp FDI là
5,2% và 6%, của DNNN là 21,6 và 23,4%). Thu từ thuế công thương nghiệp
và dịch vụ NQD năm 2002 tăng 13% so với năm 2001. Quý I – 2003, số thu
từ doanh nghiệp dân doanh chiếm khoảng 11% tổng số thu, tăng 28,7% so với
cùng kỳ và đạt 26,8% chỉ tiêu do Quốc hội đề ra.
2.4. DNN&V góp phần giải quyết việc làm, giảm áp lực về thất nghiệp.
Hiện nay, do tỷ lệ tăng dân số cao trong những năm trước đây, hằng
năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động.
Vấn đề giải quyết việc làm cho những người này là rất cấp thiết. Bên cạnh đó,
khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đang thực hiện sắp xếp lại nên không
những không thể thu hút thêm lao động mà còn tăng thêm số lao động dôi dư.
Khu vực đầu tư nước ngoài mỗi năm cũng chỉ tạo ra khoảng 30.000 chỗ làm
mới, một tỷ lệ không đáng kể. Như vậy phần lớn số người tham gia lực lượng
lao động này trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực DNN&V.
Các DNN&V đã tạo ra nhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao. Hiện
nay, khu vực DNN&V đã tạo ra hơn 50% việc làm cho lao động làm việc
trong các doanh nghiệp nói chung.
2.5. DNN&V làm đối tác liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh
nghiệp lớn:
Doanh nghiệp lớn có thế mạnh về vốn, công nghệ, quy mô sản xuất
kinh doanh, khả năng đáp ứng công nghệ, chương trình lớn về tiếp thị, phát
triển thị trường,… Nhưng phân công lao động xã hội chỉ có doanh nghiệp lớn
thì sẽ không hiệu quả, không phát huy được lợi thế trong liên kết kinh tế để

tạo ra sức mạnh cạnh tranh của cả nền kinh tế. Đối với nhiều lĩnh vực, mặt
hàng, doanh nghiệp lớn cần liên kết với các DNN&V trên cơ sở phân công lao
động hợp lý, hiệu quả để cùng phát triển, nhất là những lĩnh vực như khâu thu
Sv: Lê Thị Thu Hương Lớp: Kinh Tế Phát Triển 47A
13

×