Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công trên địa bàn quận hoàn kiếm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 40 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

LÊ THỊ THANH VÂN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI CHO NGƢỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết

Hà Nội- 2016

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 7
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................................... 7
2.Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................................ 9
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 16
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 18
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 18
6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................ 19
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 19
8. Kết cấu luận văn ................................................................................................................. 21

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................ 22


1.1. Khái niệm công cụ ............................................................................................................ 22

1.1.1. Chính sách xã hội............................................................................. 22
1.1.2. An sinh xã hội .................................................................................. 23
1.1.3. Người có công ................................................................................. 24
1.1.4. Chính sách ưu đãi với người có công ............................................... 28
1.1.5. Công tác xã hội và vai trò của nhân viên công tác xã hội................. 29
1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ..................................................................... 31

1.2.1. Lý thuyết hệ thống.......................................................................... 31
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu............................................................................. 33
1.2.3. Lý thuyết vai trò .................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Quan điểm của Đảng - Nhà nước và chính quyền địa phương về ưu đãi cho người có côngError!
Bookmark not defined.
1.4. Vài nét về quận Hoàn Kiếm ....................................................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI VỚI NGƢỜI
CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THANH PHố HA NộI... Error!
Bookmark not defined.

2


2.1. Giới thiệu về những chính sách ưu đãi cho người có công được thực hiện ở quận Hoàn Kiếm trong
những năm gần đây ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Hoạt động thực hiện chi trả chế độ trợ cấp, phụ cấp hàng tháng. Error! Bookmark not defined.

2.3. Hoạt động ưu đãi trong chăm sóc sức khỏeError! Bookmark not defined.
2.4. Hoạt động ưu đãi trong giáo dục, việc làmError! Bookmark not defined.

2.5. Hoạt động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩaError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
.................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Một số yếu tố từ chính sách và hệ thống chính trị ...................... Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Từ hệ thống tổ chức chính quyền ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.2.Từ các đoàn thể ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3.Từ hệ thống các chính sách .................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Khả năng huy động các nguồn lực........... Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số yếu tố từ ý thức thái độ người có công........................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Các yếu tố về đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách ..................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 3 ................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................ Error! Bookmark not defined.

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHLĐ: Anh hùng Lao động
CCB: Cựu chiến binh
CĐHH: Chất độc hóa học
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
CTXH: Công tác xã hội
HĐKC: Hoạt động kháng chiến
LĐ – TB&XH: Lao động thƣơng binh và xã hội
LLVTND: Lực lƣợng vũ trang nhân dân
NCC: Ngƣời có công

NCCVCM: Ngƣời có công với cách mạng
Ngƣời HĐCM: Ngƣời hoạt động cách mạng
TB: Thƣơng binh
TBB: Thƣơng bệnh binh
TKN: Tiền khởi nghĩa
UBND: Ủy ban nhân dân
UBTVQH: Ủy ban thƣờng vụQuốc hội
VNAH: Mẹ Việt Nam anh hùng

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Mô tả cơ cấu mẫu ....................................................................... 21
Bảng 1.2. Phân loại NCCVCM trên địa bàn quận Hoàn KiếmError! Bookmark
not defined.
Bảng 2.1: Chế độ chi trả trợ cấp ƣu đãi đối với các đối tƣợng hoạt động cách mạng
trƣớc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 .... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2: Chế độ chi trả trợ cấp ƣu đãi đối với các đối tƣợng thƣơng binh, bệnh
binh .............................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3: Chế độ chi trả trợ cấp ƣu đãi đối vớiError! Bookmark not defined.
các đối tƣợng hoạt động khác ..................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.4. Thực trạng sử dụng Bảo hiểm y tếError! Bookmark not defined.
để khám chữa bệnh tại các cơ sở ................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.5. Những ƣu tiên trong chăm sóc sức khỏeError! Bookmark not defined.
tại các cơ sở y tế .......................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.6. Xu hƣớng chọn trƣờng học của con em ngƣời có côngError! Bookmark
not defined.
Bảng 2.7. Các chính sách ƣu đãi trong giáo dục đào tạo màError! Bookmark not
defined.

con các gia đình có công đƣợc hƣởng ........ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.8.Mức độ hài lòng về chính sách ƣu đãi trong giáo dục của các thành viên
trong gia đình .............................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.10. Nhu cầu về chính sách hỗ trợ việc làm hiện nayError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.11. Mức quà của các cấp tặng NCC qua các nămError! Bookmark not
defined.
Bảng 2.12. Số sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng NCC qua các nămError! Bookmark
not defined.
5


Bảng 2.13. Số tiền hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho NCC qua các năm . Error!
Bookmark not defined.

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng của NCC đối với cách thức thực hiện chi trả chế độ
trợ cấp trên địa bàn quận ............................. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của NCC đối với ƣu đãi chăm sóc sức khỏe hiện nay
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.3. Đánh giá về tính hiệu quả của chƣơng trình quỹ đền ơn đáp nghĩaError!
Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.4. Hiệu quả của chính sách xây nhà tình nghĩaError! Bookmark not
defined.
và hỗ trợ nhà ở hiện nay .............................. Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.1: Đánh giá về lực lƣợng làm công tác đối với gia đình chính sách.
..................................................................... Error! Bookmark not defined.


7


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử dân tộc ta gắn liền với các cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ
quốc. Trong các cuộc đấu tranh này nhiều ngƣời đã không quản hy sinh, hiến dâng
cả đời mình cho đất nƣớc. Họ là những ngƣời có công lao trong công cuộc giành
độc lập và bảo vệ đất nƣớc, đƣợc nhân dân, Tổ quốc đời đời ghi nhớ và biết ơn.
Hiện nay, số lƣợng ngƣời có công là rất lớn. Theo số liệu báo cáo của Bộ Lao động
Thƣơng binh và Xã hội, tính đến cuối năm 2014 cả nƣớc có trên 8,8 triệu đối tƣợng
ngƣời có công (chiếm gần 10% dân số) đƣợc hƣởng trợ cấp một lần và hàng tháng.
Mỗi năm, Nhà nƣớc đã dành gần 26.000 tỷ đồng để thực hiện các chế độ ƣu đãi
cho ngƣời có công với cách mạng.
Trên thực tế, đời sống của ngƣời có công và thân nhân của họ nhìn chung còn
gặp nhiều khó khăn bởi khả năng tham gia vào thị trƣờng lao động của “nhóm
ngƣời” này không cao. Điều này bắt nguồn từ những tổn thƣơng về tinh thần và thể
chất mà những cá nhân này đã đóng góp trong quá trình bảo vệ Tổ quốc. Chính vì
thế, thực hiện các hoạt động nhằm bảo đảm chất lƣợng cuộc sống đối với nhóm đối
tƣợng này là trách nhiệm của Nhà nƣớc và xã hội.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách ƣu
đãi cho ngƣời có công, trong đó tập trung vào một số chế độ nhƣ: Trợ cấp, phụ cấp
hàng tháng; trợ cấp một lần; ƣu đãi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục-đào tạo, dạy
nghề, cải thiện nhà ở, tạo việc làm, miễn, giảm thuế, vay vốn, thuê đất để phát triển
sản xuất kinh doanh...
Để thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi ngƣời có công, chuyển tải Pháp lệnh
vào đời sống xã hội, hàng loạt văn bản quy phạm ra đời, từng bƣớc hoàn thiện hệ
thống pháp luật ƣu đãi xã hội, nhƣ: Nghị định số 54/2006/NĐ-CP, Nghị định số

16/2007/NĐ-CP, Nghị định số 105/2008/NĐ-CP, Nghị định số 89/2008/NĐ-CP,
8


Nghị định số 38/2009/NĐ-CP, Nghị định số 35/2010/NĐ-CP, Nghị định số
20/2015/NĐ-CP… cùng nhiều thông tƣ của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
và các thông tƣ liên tịch khác.
Nhìn chung, chế độ ƣu đãi ngƣời có công đã đƣợc các địa phƣơng trong cả
nƣớc xây dựng và thực hiện tƣơng đối toàn diện. Trên thực tế, việc triển khai tại
một số địa phƣơng cho thấy, có những địa phƣơng đã chủ động làm tốt công tác
phân bổ nguồn tài chính hợp lý cho các hoạt động cải thiện đời sống ngƣời có công
bên cạnh trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đƣợc chi từ ngân sách Nhà nƣớc. Các địa
phƣơng đã tích cực tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc và
kết quả thực hiện chính sách ƣu đãi đối với ngƣời có công trên cả nƣớc. Đồng thời
các địa phƣơng cũng chủ động tiếp nhận các thông tin phản ánh của ngƣời dân về
những trƣờng hợp hƣởng sai chế độ, hƣởng chƣa đầy đủ, nhiều đối tƣợng chƣa
đƣợc hƣởng đã đƣợc địa phƣơng hƣớng dẫn lập hồ sơ để giải quyết.
Hà Nội là một trong những thành phố thực hiện khá tốt về chính sách ƣu đãi
cho ngƣời có công. Các kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể và các giải pháp
trong việc thực hiện chế độ trợ cấp, ƣu đãi cho ngƣời có công đều đƣợc thực hiện
đồng bộ, thể hiện sự chăm lo đời sống ngƣời có công của lãnh đạo thành phố,
chính quyền địa phƣơng, và cộng đồng xã hội. Cụ thể, Thành phố chỉ đạo các
quận, huyện làm tốt chính sách, chƣơng trình hỗ trợ ngƣời có công với cách mạng;
cấp học bổng cho con em các gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách
để các cháu có điều kiện học tập tốt và giúp đỡ, tạo việc làm cho các cháu khi ra
trƣờng. Các địa phƣơng đã hỗ trợ tài chính cho ngƣời có công làm kinh tế thông
qua việc cho vay vốn, các doanh nghiệp tích cực hỗ trợ và hƣớng dẫn về mô hình
cũng nhƣ các phƣơng pháp, kỹ thuật, kinh nghiệm làm kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc thực hiện chế độ chính sách
đối với ngƣời có công với cách mạng trong những năm qua trên địa bàn Thành phố

cũng còn khó khăn và phức tạp nhƣ: Quy định hƣớng dẫn về điều kiện, tiêu chuẩn,
9


quy trình, trách nhiệm xác nhận ngƣời có công chƣa đồng bộ, thiếu hợp lý, tạo “kẽ
hở” dẫn đến tiêu cực khai man, giả mạo giấy tờ để đƣợc xác nhận là ngƣời có
công; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định…. Những hạn chế, vƣớng
mắc đó cần đƣợc phân tích, khắc phục, nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng.
Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của
Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, số lƣợng ngƣời có công trên địa bàn quận là rất lớn, với
diện bao phủ toàn bộ đối tƣợng thụ hƣởng chính sách theo Pháp lệnh ƣu đãi ngƣời có
công. Mặt khác ở lĩnh vực này mới chỉ có các đề tài nghiên cứu ở địa bàn tỉnh khác
hoặc quận, huyện khác trên địa bàn thành phố. Hiện tại quận Hoàn Kiếm chƣa có đề tài
nghiên cứu về lĩnh vực này. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và đòi hỏi của thực
tiễn, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách ưu đãi cho người có
công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn
thạc sỹ.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ƣu đãi xã hội đối với ngƣời có công với cách mạng có ý nghĩa chính trị, xã
hội to lớn, trở thành một nguyên tắc hiến định ghi nhận ở điều 67 - Hiến pháp nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng
cũng đã khẳng định: “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nƣớc chăm lo tốt
hơn đời sống vật chất, tinh thần cho những ngƣời và gia đình có công với cách
mạng. Bảo đảm đời sống ngƣời có công không chỉ góp phần ổn định chính trị - xã
hội mà còn tạo điều kiện cho tăng trƣởng kinh tế”.
Thể chế hoá đƣờng lối của Đảng, các qui định của Hiến pháp, pháp luật của
Nhà nƣớc, năm 1994, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ƣu đãi
ngƣời hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh,

ngƣời hoạt động kháng chiến, ngƣời có công giúp đỡ cách mạng. Sau 10 năm thực
10


hiện, ngày 29/6/2005, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số
26/2005/PL-UBTVQH11, sửa đổi bổ sung Pháp lệnh cũ (năm 1994) về ƣu đãi
ngƣời có công với cách mạng.
Để thực hiện tốt các chính sách ƣu đãi ngƣời có công, chuyển tải Pháp lệnh
ƣu đãi ngƣời có công vào đời sống xã hội, hàng loạt văn bản quy phạm ra đời, từng
bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật ƣu đãi xã hội, nhƣ: Nghị định số 54/2006/NĐCP, Nghị định số 16/2007/NĐ-CP, Nghị định số 105/2008/NĐ-CP, Nghị định số
89/2008/NĐ-CP, Nghị định số 38/2009/NĐ-CP, Nghị định số 35/2010/NĐ-CP,
Nghị định số 20/2015/NĐ-CP… cùng nhiều thông tƣ của Bộ Lao động, Thƣơng
binh và Xã hội và các thông tƣ liên tịch khác.
Tiếp cận dƣới góc độ xã hội học, cuốn sách Chính sách xã hội và công tác xã
hội ở Việt Nam thập niên 90: Tài liệu tham khảo cho môn học phúc lợi xã hội,
chương trình đào tạo cử nhân và cao học xã hội học của tác giả Bùi Thế
Cƣờng(2002) đã luận giải về các cách tiếp cận về chính sách xã hội. Tác giả khẳng
định, không một trƣờng phái nào một mình nó có thể giải thích đầy đủ mọi vấn đề
mà thực tiễn chính sách xã hội đặt ra, do đó, cách thức thích hợp và phổ biến là
tiến hành những công trình có tính kết hợp để phân tích thực tế chính sách xã hội
một cách đa biến, đa chiều. Nghiên cứu mô hình thực hiện chính sách xã hội của
các nƣớc trƣớc những đòi hỏi mới của tình hình hiện nay, công trình của tác giả
Louis Charles Viossat và Bruno Palier (2003) chính sách xã hội và quá trình toàn
cầu hóa,các tác giả đã giới thiệu những quan điểm và chính sách của hệ thống bảo
đảm xã hội trƣớc xu thế toàn cầu hóa; cơ sở lý luận xây dựng hệ thống bảo đảm xã
hội; giới thiệu các mô hình chính sách xã hội ở Châu Âu và thế giới. Công trình
gợi mở nhiều vấn đề để thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội ở Việt Nam.
Tác giả Mai Ngọc Cƣờng (2013), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội
ở Việt Nam hiện nay, đã giới thiệu một cách khái quát về đặc điểm, mục tiêu,
nguyên tắc và quá trình thực hiện chính sách xã hội, cũng nhƣ hệ thống các chính

11


sách xã hội phổ biến ở các nƣớc và những nội dung có khả năng ứng dụng ở Việt
Nam. Đồng thời, các tác giả đã đề cập đến thực trạng, thành tựu, hạn chế của chính
sách xã hội ở Việt Nam dƣới nhiều lĩnh vực nhƣ: Chính sách giảm nghèo; chính
sách việc làm…Trên cơ sở đó, các tác giả đƣa ra những giải pháp và một số
khuyến nghị về xây dựng hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam trong những năm
tới.
Ngoài ra, một số công trình khoa học nhƣ của tác giả Mai Ngọc Anh(2012),
Chính sách xã hội đối với người có công ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị;
tác giả Bùi Thu Hiền (2013), Chính sách đối với người có công - Thực trạng và
một số kiến nghị, chủ yếu đề cập đến quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối, những giải
pháp nhằm thực hiện chính sách trợ giúp cho ngƣời có công, các tác giả đã đi sâu
nghiên cứu về các chính sách và thực trạng thực thi các chính sách, những vƣớng
mắc đã và đang cản trở việc thụ hƣởng của những ngƣời có công.
Đi đôi với đó là những nghiên cứu, những bài viết về công tác chăm sóc
những ngƣời có công với cách mạng đã đƣợc những nhà nghiên cứu và độc giả hết
sức quan tâm, với một sự biết ơn sâu sắc cùng với lòng mong muốn những ngƣời
thƣơng binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng…có chất lƣợng cuộc
sống ngày càng cao hơn, những phẩm chất anh hùng, yêu nƣớc đƣợc truyền lại cho
thế hệ trẻ hôm nay nhƣ nghiên cứu trao đổi của Nguyễn Thị Hằng (2009), Ưu đãi
người có công với cách mạng một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.Bài viết
của tác giả Nguyễn Hoa (2015), Tổng rà soát chính sách với người có công - Bảo
đảm quyền lợi cho đối tượng được thụ hưởng; bài viết của tác giảNguyễn Hoa
(2016), Thực hiện đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở - Quảng
Ninh về đích trước cả nước,đã cho thấy những kết quả tích cực, rõ nét về việc thực
hiện chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công ở thành phố Hà Nội, Quảng Ninh và một
số các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc trong những năm vừa qua. Đây là những tài
liệu tham khảo quan trọng, là cơ sở để tiếp cận và phân tích việc thực hiện chính

12


sách ƣu đãi cho ngƣời có công dựa trên đặc điểm tình hình cụ thể của quận Hoàn
Kiếm.
Tác giả Nguyễn Đình Liên (1996), Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có
công ở Việt Nam-Lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm pháp luật
ƣu đãi ngƣời có công, tác giả tiến hành nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển
của pháp luật ƣu đãi ngƣời có công ở Việt Nam: Thực trạng pháp luật ƣu đãi và đời
sống ngƣời có công ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề hoàn thiện
pháp luật ƣu đãi ngƣời có công ở Việt Nam.
Tác giả Trịnh Tuấn Ngọc (1997), Chính sách thương binh-liệt sĩ và người có
công, tập 1,2,3,4, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, giới thiệu hệ thống các văn bản
của Đảng-Nhà nƣớc về công tác thƣơng binh liệt sĩ và ngƣời có công đƣợc ban
hành trong các thời kỳ từ 1946-1997, nhằm giải quyết những vấn đề về thƣơng
binh liệt sĩ và ngƣời có công trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đất
nƣớc thống nhất và tiến hành công cuộc đổi mới.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài (2010), Chủ trương và chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thương binh, liệt sĩ và người có
công với cách mạng từ năm 1991 đến năm 2010. Tác giả trình bày hoàn cảnh lịch
sử và nội dung chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với
thƣơng binh, liệt sĩ và ngƣời có công với cách mạng từ năm 1991 đến năm 2010.
Phân tích việc thực hiện những chủ trƣơng, chính sách đó qua hai khung thời gian
1991-1995 và 1996-2010 gắn với những kết quả cụ thể. Đánh giá những ƣu điểm,
hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của ƣu điểm, hạn chế, tạo cơ sở để đúc kết một số
bài học kinh nghiệm.
Tác giả Đinh Thị Hằng Nga, (2015), Công tác chăm sóc sức khỏe đối với
người có công và vai trò của nhân viên công tác xã hội (Nghiên cứu tại Trung tâm
Nuôi dƣỡng và Điều dƣỡng Ngƣời có công ở Hà Nội). Tác giả mô tả thực trạng về
cuộc sống của những ngƣời có công tại trung tâm. Thông qua đó thể hiện vai trò

13


của nhân viên công tác xã hội trong quá trình trợ giúp xã hội đối với những ngƣời
có công ở tại trung tâm.
Nghiên cứu của tác giả Đậu Thị Tình (2016), Đánh giá nguồn lực cộng đồng
trong việc chăm sóc người có công với cách mạng (Nghiên cứu tại xã Quỳnh Văn Quỳnh Lưu, Nghệ An). Tác giả đã mô tả thực trạng về vai trò của cộng đồng trong
việc chung tay chăm sóc cho ngƣời có công với cách mạng. Không chỉ có những sự
trợ giúp, ƣu đãi xã hội từ phía Nhà nƣớc mà những nguồn lực từ cộng đồng là một
trong những nguồn lực quan trọng giúp cho ngƣời có công tạo lập cuộc sống để cuộc
sống của họ tốt hơn cả về đời sống tinh thần và vật chất. Những nhu cầu về vật chất,
tinh thần, các mối quan hệ xã hội, sự tôn trọng của xã hội đối với họ cũng đƣợc phân
tích trong nghiên cứu này.
Các tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật ưu đãi người có
công và thực tiễn tại tỉnh Nghệ An; Hà Huy Sơn (2014), Thực hiện chính sách đãi
ngộ vật chất đối với người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà
Tĩnh; Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2014), An sinh xã hội với gia đình người có công
với cách mạng và nạn nhân chiến tranh (nghiên cứu trường hợp tại Huyện Yên Mỹ,
Hưng Yên). Các tác giả đã phân tích hiện trạng các chính sách pháp luật và thực thi
pháp luật đối với ngƣời có công và ảnh hƣởng của các chính sách đến an sinh xã
hội. Pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng là công cụ quan trọng trong
việc quản lý xã hội trong lĩnh vực này, pháp luật về ƣu đãi ngƣời có công nhằm thể
chế hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời có công;
tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng
cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho ngƣời có
công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và tạo điều kiện
thuận lợi để ngƣời có công xây dựng cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò trong
cộng đồng xã hội. Từ đó thực hiện chiến lƣợc an sinh xã hội đối với những ngƣời
có công. Công tác ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng là một chính sách lớn của
14



Đảng và Nhà nƣớc ta, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nƣớc đối với ngƣời
có công, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với
đất nƣớc. Pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng không chỉ mang tính
chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Là sự thể hiện những
truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức
trách nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vƣơn lên để cống hiến, hy sinh cho sự
nghiệp gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nƣớc, bảo vệ những giá trị tốt đẹp,
những thành quả to lớn mà cha ông ta đã ra sức gìn giữ. Đồng thời thể hiện đƣợc
trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện “đền ơn đáp nghĩa” đối với ngƣời
có công với cách mạng. Các nghiên cứu đã phân tích về các chính sách đối với
ngƣời có công. Hiện nay đã có khoảng trên 100 văn bản đƣợc ban hành của cơ
quan hành chính Nhà nƣớc dƣới các dạng nghị định, quyết định, thông tƣ... Trong
quá trình thực hiện còn thể hiện nhiều bấp cập nhƣ: Thứ nhất, đối với đối tƣợng lão
thành cách mạng, tiền khởi nghĩa cần thiết mở rộng thêm căn cứ xác nhận, đặc biệt
là đối với ngƣời còn sống. Thứ hai,đối với liệt sỹ, thƣơng binh chƣa có hƣớng dẫn
cụ thể về thủ tục, hồ sơ xác nhận liệt sỹ đối với trƣờng hợp bị bắt, tra tấn.Trƣờng
hợp vợ liệt sĩ tái giá chỉ đƣợc hƣởng trợ cấp hàng tháng, nhƣ vậy sẽ thiệt thòi cho
họ. Thứ ba, chính sách đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học: Chƣa có hƣớng dẫn với trƣờng hợp thƣơng binh đồng thời là bệnh binh và
cũng đồng thời là ngƣời mất sức lao động mà bị mắc bệnh, hoặc sinh con dị dạng,
dị tật thì có đƣợc xem xét giải quyết chế độ chất độc hóa học không và giải quyết
hƣởng chế độ nhƣ thế nào. Thứ tƣ, đối với ngƣời hoạt động kháng chiến bị địch bắt
tù đày: Theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và Thông tƣ số
05/2013/TT-BLĐTBXH thì trƣờng hợp hƣởng chế độ tù đày đƣợc trả trợ cấp theo
tháng kể từ ngày 01/9/2012 đối với trƣờng hợp đã hƣởng trợ cấp 1 lần (tức là truy
nhận từ ngày 01/9/2012), nhƣng có trƣờng hợp vừa mới làm hồ sơ đƣợc hƣởng thì
không nhận đƣợc tiền truy lĩnh. Thứ năm, việc ủy quyền về thờ cúng liệt sĩ, ký
15



giấy xác nhận về phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” có một số
trƣờng hợp là anh em trong gia đình không chịu xác nhận nên việc lập hồ sơ gặp
khó khăn. Thứ sáu, trong trợ cấp một lần cho đối tƣợng hoạt động kháng chiến giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, vẫn áp dụng mức trợ cấp
120.000 đồng/năm, mức trợ này ít và chậm thay đổi kể từ năm 1995. Thứ bảy,
Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng năm 2005 (sửa đổi năm 2012)
chƣa phát huy đƣợc tiềm lực và sức mạnh của thế kiềng ba chân là Nhà nƣớc, cộng
đồng và cá nhân, nguồn kinh phí chi trả cho ngƣời có công với cách mạng mặc dù
đã có nhiều sửa đổi, bổ sung, nhƣng chủ yếu vẫn là từ ngân sách Nhà nƣớc. Thứ
tám, việc triển khai thực hiện pháp luật ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng ở một
số địa phƣơng còn chậm so với quy trình, điều này đã làm ảnh hƣởng đến tiến độ
thực hiện chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, lợi dụng sự thiếu hiếu
biết thông tin của ngƣời có công nên cán bộ chi trả ở địa phƣơng đã giữ lại tiền chi
trả trợ cấp điều dƣỡng phục hồi sức khỏe, tiền hƣơng khói liệt sĩ, làm ảnh hƣởng
đến chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc.
Các tác giả Dƣơng Thị Huyền (2015), Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái
Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ
năm 2006 đến năm 2014; Phạm Thị Xuân (2006), Đảng bộ thành phố Hải Phòng
lãnh đạo thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng
từ năm 1995 đến năm 2005. Tác giả khái quát việc thực hiện chính sách thƣơng
binh liệt sĩ và ngƣời có công cách mạng ở thành phố Hải Phòng giai đoạn 19861994; Thái Nguyên giai đoạn 2006-2014. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ cấp thành
phố/huyện vận dụng quan điểm của Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách thƣơng
binh liệt sĩ và ngƣời có công cách mạng ở thành phố/huyện. Nêu ý nghĩa và một số
kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện chính sách thƣơng binh liệt sĩ và
ngƣời có công cách mạng từ một Đảng bộ cơ sở.

16



Thực hiện công tác ƣu đãi, nâng cao đời sống ngƣời có công cần thực hiện
đồng bộ trên các phƣơng diện. Với số lƣợng ngƣời có công với cách mạng là rất
lớn, bởi vậy việc thực hiện tốt chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công, việc thực hiện
chế độ ƣu đãi với con em của ngƣời có công với cách mạng trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của Đảng
bộ và Uỷ ban nhân dân quận, các cơ quan ban ngành, đoàn thể trong quận. Do vậy,
đề tài “Thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, Thành phố Hà Nội” không phải là một vấn đề mới trong thực tiễn hoạt động
cũng nhƣ trong khoa học nghiên cứu. Thế nhƣng, cái mới của vấn đề này là nghiên
cứu trong một phạm vi không lớn, điều này thấy rõ hơn thực tế đời sống ngƣời có
công ở địa bàn cũng nhƣ những nhu cầu cần thiết của họ đồng thời đƣa ra những giải
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thụ hƣởng chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công.
Thông qua luận văn này tác giả thấy chăm sóc ngƣời có công với cách mạng không
chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc mà đó còn là trách nhiệm của toàn thể
ngƣời dân chúng ta.

3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài vận dụng kiến thức trong lĩnh vực an sinh xã hội, chính sách xã hội
nhằm ứng dụng các kiến thức đã học vào nghiên cứu thực tiễn, góp phần tạo lập
căn bản cho những nghiên cứu mang tính khoa học hơn.
Thêm vào đó, nghiên cứu cũng làm rõ lý thuyết về hệ thống, một lý thuyết nền
tảng cho công tác xã hội. Việc nhìn nhận, phân tích vấn đề một cách có cấu trúc sẽ
làm cho việc tiếp cận, huy động nguồn lực của công tác xã hội nói chung và ngƣời
có công nói riêng đƣợc tiến hành một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Sử dụng khái
niệm hệ thống trong nghiên cứu nhằm hỗ trợ nhân viên công tác xã hội duy trì
17



trọng tâm vào các tƣơng tác của nhiều hệ thống xã hội và sinh học ảnh hƣởng tới thân
chủ cũng nhƣ các chức năng của họ.
Đề tài đã cố gắng vận dụng và hệ thống hóa những kiến thức trong lĩnh vực an
sinh xã hội, chính sách xã hội, các khái niệm công cụ, những số liệu về thực trạng
thực hiện chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Đồng thời, nghiên cứu cũng ứng dụng lý thuyết hệ thống và thuyết nhu cầu - lý thuyết
nền tảng của công tác xã hội trong đề tài. Việc nhìn nhận, phân tích vấn đề một cách
có cấu trúc sẽ làm giúp cho việc tiếp cận, huy động nguồn lực của công tác xã hội
nói chung đối với ngƣời có công nói riêng của nhân viên công tác xã hội đƣợc thực
hiện thuận lợi; giúp ngƣời có công và thân nhân của họ tiếp cận đƣợc hệ thống các
chính sách ƣu đãi một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ngƣời có công là những ngƣời đã hy sinh xƣơng máu hoặc cống hiến lớn
lao cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy toàn Đảng,
toàn dân phải có trách nhiệm chăm lo đời sống cho ngƣời có công. Thông qua đề
tài này, từ việc nghiên cứu tổng quan về việc thực hiện chính sách Ngƣời có công
nhằm phát hiện ra những tồn tại trong việc thực hiện chi trả chế độ, trợ cấp, xét
duyệt hồ sơ hƣởng chế độ cho ngƣời có công cũng nhƣ việc thực thi những chính
sách ƣu đãi ngƣời có công và hiệu quả của những hệ thống chính sách này mang
lại trên địa bàn quận. Nghiên cứu này hƣớng tới việc đƣa ra những đề xuất, phƣơng
hƣớng để góp phần thay đổi, bổ sung để việc thực hiện chế độ, chính sách cho
ngƣời có công ngày càng đƣợc thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn và những ngƣời có
công cũng nhƣ thân nhân của họ sẽ đƣợc tiếp cận với những hệ thống chính sách
dành cho họ một cách tối đa.
Từ việc đánh giá tác động của hệ thống chính sách ƣu đãi, đề tài cũng nhằm
cung cấp thêm một số thông tin về chính sách ngƣời có công với cách mạng, làm
căn cứ thực tiễn xây dựng phƣơng pháp tiếp cận đa chiều có hiệu quả trong quá
18



trình thực hành công tác xã hội đối với đối tƣợng là ngƣời có công, thân nhân
ngƣời có công với cách mạng.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện các chế độ trợ cấp, chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu bao gồm :
+ Ngƣời có công tại địa bàn quận;
+ Thân nhân, gia đình ngƣời có công;
+ Cán bộ làm công tác thƣơng binh - xã hội;
+ Lãnh đạo phụ trách công tác thƣơng binh - xã hội.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại địa bàn quận Hoàn Kiếm
- Thời gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 01/2016 - 6/2016
- Giới hạn nghiên cứu về nội dung: Nghiên cứu thực trạng thực hiện các chế
độ trợ cấp, chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công, từ đó đánh giá những ƣu điểm
cũng nhƣ những mặt còn tồn tại trong việc thực hiện chế độ, chính sách ƣu đãi cho
ngƣời có công.

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu việc thực hiện các chính sách ƣu đãi,
chế độ trợ cấp cho ngƣời có công để từ đó nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp
để tiếp tục quản lý và thực hiện chế độ cho ngƣời có công trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội phù hợp nhất với những yêu cầu đổi mới.
19


5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu việc thực hiện chính sách với
ngƣời có công.
- Đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công trên
địa bàn quận Hoàn Kiếm, phân tích những khó khăn gặp phải và từ đó chỉ ra những
mặt còn tồn tại cần phải điều chỉnh.
- Đƣa ra các biện pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện
chế độ trợ cấp, ƣu đãi cho ngƣời có công trên địa bàn quận.
5.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc thực hiện chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
- Những khó khăn, trở ngại gặp phải và những tồn tại cần khắc phục?

6. Giả thuyết nghiên cứu
- Việc thực hiện các ƣu đãi về chế độ trợ cấp, phụ cấp; chăm sóc sức khỏe;
giáo dục - việc làm; xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa cho ngƣời có công trên địa
bàn quận Hoàn Kiếm đạt những hiệu quả nhất định, trong đó đạt hiệu quả cao nhất
là hoạt động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa.
- Việc thực hiện chính sách đối với ngƣời có công ở quận Hoàn Kiếm, bên
cạnh những thuận lợi về nguồn kinh phí, sự quản lý của các cấp chính quyền..., vẫn
còn tồn tại nhiều trở ngại từ mặt chính sách, lực lƣợng nhân sự trực tiếp làm công
tác đối với ngƣời có công, từ chính bản thân và gia đình ngƣời có công và từ phía
nhân viên CTXH với những khó khăn trong giao tiếp xã hội với ngƣời có công.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp phân tích tài liệu
20


+ Phân tích số liệu thống kê của các báo cáo từ cơ sở cung cấp.
• Báo cáo của UBND quận Hoàn Kiếm từ năm 2013 – 2015;

• Báo cáo kết quả thực hiện công tác Lao động thƣơng binh xã hội của phòng
Lao động – TBXH quận Hoàn Kiếm từ năm 2013 – 2015.
+ Phân tích một số bài viết trên các tạp chí của ngành, báo điện tử, báo cáo có liên
quan…
+ Các văn bản luật pháp của Việt Nam có liên quan
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn sâu 11 ngƣời, trong đó có:
+ 01 ngƣời là Trƣởng phòng Lao động – Thƣơng binh và xã hội quận;
+ 01 cán bộ làm công tác Thƣơng binh – xã hội cấp quận;
+ 01 cán bộ làm công tác Thƣơng binh – xã hội cấp phƣờng;
+ 01 Phó chủ tịch UBND phƣờng phụ trách lĩnh vực VH – XH
+ 01 Phó Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ phƣờng – cán bộ XH
+ 01 thƣơng binh;
+ 01 bà mẹ VNAH;
+ 01 vợ liệt sỹ;
+ 01 thanh niên xung phong;
+ 01 cán bộ TKN.
Đây là những đối tƣợng thuộc về các tiểu hệ thống đại diện cho những ngƣời
đang đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi, trợ cấp của quận.
7.3. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi đƣợc xếp đặt
trên cơ sở các nguyên tắc: Tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều
kiện cho ngƣời đƣợc hỏi thể hiện đƣợc quan điểm của mình với những vấn đề

21


thuộc về đối tƣợng nghiên cứu và ngƣời nghiên cứu thu nhận đƣợc các thông tin cá
biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
- Xây dựng một bảng hỏi cần phải tính đến hai yêu cầu sau: Phải đáp ứng

đƣợc mục tiêu của cuộc điều tra và phải phù hợp với trình độ, tâm lý ngƣời đƣợc
hỏi.
* Mẫu khảo sát
- Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã lựa chọn 200 ngƣời để khảo
sát. Bảng hỏi đƣợc chuẩn hóa, tiến hành dƣới dạng phỏng vấn và ghi nhận lại
thông tin của ngƣời trả lời trên phiếu điều tra. Khảo sát đƣợc tiến hành tại 03
phƣờng: Phúc Tân, Hàng Gai, Trần Hƣng Đạo với hầu hết những ngƣời có công
theo chế độ đang sinh sống tại các phƣờng này. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua
bảng cơ cấu mẫu nhƣ sau:
* Về địa bàn điều tra:
Bảng 1.1. Mô tả cơ cấu mẫu
Các đặc trƣng
P. Phúc Tân
Theo địa bàn
P. Hàng Gai
P. Trần Hưng Đạo
Theo giới tính
Nam
Nữ
Theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi dƣới 60 tuổi
Nhóm tuổi từ 60 đến 80
Nhóm tuổi trên 80

Số lƣợng
70
65
65
155
45

29
117
54

Tỉ lệ %
35.0
32.5
32.5
77.5
22.5
18.7
75.5
5.8

8. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm các phần: Mở đầu, nội dung chính, kết luận, và phụ lục.
Trong đó phần nội dung chính bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.

22


Chƣơng 2: Thực trạng việc thực hiện chính sách ƣu đãi cho ngƣời có công
trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách với ngƣời
có công trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Khái niệm công cụ
1.1.1. Chính sách xã hội

- Chính sách xã hội: Là các chính sách đƣợc cụ thể hóa và thể chế hóa bằng
pháp luật những đƣờng lối, chủ trƣơng, những biện pháp giải quyết những vấn đề
xã hội dựa trên những tƣ tƣởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp
với bản chất của chế độ xã hội chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng
đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục đích cao nhất là
thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về đời sống, vật chất, văn hóa tinh thần của
ngƣời dân. [6, tr.18 ]
- Theo cách hiểu khác, chính sách xã hội là công cụ của Nhà nƣớc đƣợc thể chế
hóa bằng các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể để tác động vào các quan hệ xã hội
nhằm giải quyết các vấn đề xã hội đang đặt ra, góp phần thực hiện công bằng, bình
đẳng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con ngƣời. [17, tr.21]
Chính sách xã hội luôn gắn với một chế độ chính trị - xã hội nhất định,do
đó, khái quát lại có thể hiểu chính sách xã hội nhƣ sau: Chính sách xã hội là sự
thể chế hóa và cụ thể hóa những đƣờng lối, chủ trƣơng giải quyết các vấn đề xã
hội, dựa trên những tƣ tƣởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo, phù hợp với
bản chất của chế độ xã hội chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng
đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm tác động trực tiếp
23


vào con ngƣời và điểu chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con ngƣời với con
ngƣời, giữa con ngƣời với xã hội, hƣớng tới mục tiêu cao nhất là thỏa mãn những
nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta coi chính sách xã
hội là chính sách bao trùm lên mọi mặt cuộc sống của con ngƣời, điều kiện lao
động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân
tộc…
Với cách tiếp cận nhƣ vậy có thể thấy chính sách xã hội thực chất là một hệ
thống các chính sách. Mỗi chính sách xã hội có đối tƣợng, phạm vi, nội dung điều
chỉnh nhất định và nhằm vào một mục tiêu nhất định. Chính sách xã hội phổ biến

là loại chính sách có tác động, có ảnh hƣởng sâu rộng đến đời sống của các tầng
lớp dân cƣ, đến toàn thể cộng đồng.
1.1.2. An sinh xã hội
- Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): An sinh xã hội là sự cung cấp phúc
lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của Nhà nƣớc hoặc tập thể
nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp. [17,tr. 3]
- Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam thông qua kinh
nghiệm thực tiễn khái niệm An sinh xã hội có thể được hiểu như sau:
An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của
Nhà nƣớc và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các
rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập
do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động
hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa
và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các hệ thống
chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc
biệt.[17,tr.16]

24


- Hệ thống an sinh xã hội phải đáp ứng đƣợc ba chức năng cơ bản là chức
năng phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro và khắc phục rủi ro. Theo quan niệm này,
hệ thống an sinh xã hội ở nƣớc ta gồm 04 hợp phầncơ bản:
+ Chính sách và chƣơng trình bảo hiểm xã hội;
+ Chính sách và chƣơng trình bảo hiểm y tế;
+ Chính sách và chƣơng trình trợ giúp đặc biệt;
+ Chính sách và chƣơng trình trợ giúp xã hội.
1.1.3. Người có công
* Khái niệm người có công:
Là ngƣời không phân biệt tôn giáo, tín ngƣỡng, dân tộc, nam nữ có những

đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trƣớc cách mạng tháng tám năm
1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, đƣợc các
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. [12, tr. 5]
* Phân loại người có công: Theo Pháp lệnh Ƣu đãi ngƣời có công với cách
mạng (số 26/2005/PL-UBTVQH11), ngƣời có công với cách mạng bao gồm:
- Ngƣời hoạt động Cách mạng trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945: Là ngƣời
đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng
trƣớc ngày 01 tháng 01 năm 1945. Những ngƣời này đƣợc gọi là cán bộ lão thành
cách mạng.
-Ngƣời hoạt động cách mạng từ 01 tháng 01 năm 1945 đến trƣớc Tổng khởi
nghĩa 19 tháng 8 năm 1945: Là ngƣời đƣợc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công
nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động
cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trƣớc tổng khởi nghĩa 19 tháng 8
năm 1945. Những ngƣời này đƣợc gọi là cán bộ tiền khởi nghĩa.
- Liệt sĩ: Là ngƣời đã hy sinh vì sự nghiệp Cách mạng giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nƣớc, của nhân

25


×