Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

bai tập lớp 10 SGK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.29 KB, 26 trang )

BÀI TẬP
BÀI 1 : NHẬN BIẾT BAN ĐẦU VỀ TRIẾT HỌC
Câu 1 : Phân tích sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu của triết học và các môn khoa học cụ thể? Cho ví dụ
cụ thể
- Triết học nghiên cứu những quy luật vận động chung nhất, phổ biến nhất của thế giới (tự nhiên, xã
hội)
- Đối tượng nghiên cứu của các khoa học cụ thể là những quy luật vận động của một lónh vực vật chất
riêng lẽ.
Ví dụ : Toán học chỉ nghiên cứu quy luật vận động của các con số, các đại lượng…
Vật lý nghiên cứu quy luật vận động riêng, sự tác động trong vật lý học như lực hút và
đẩy, quy luật vận động của vật thể…
Hoá học nghiên cứu sự cấu tạo, tính chấtvà sự biến hoá của các chất.
Sử học nghiên cứu lòch sử của xã hội loài người nói chunghoặc lòch sử của một dân tộc
nói riêng
Như vậy một bên có tính chất khái quát toàn bộ thế giới vật chất, còn một bên có tính chất riêng lẽ
của một lónh vực vật chất.
Câu 2 : Ở các ví dụ sau, ví dụ nào kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào cho tri thức triết học ? Vì sao?
a.- Bình phương cạnh huyền = tổng bình phương của hai cạnh góc vuông : Toán
b.- Mọi sự vật và hiện tượng đều có quan hệ nhân quả : Triết học
c.- Ngày 3 – 2 – 1930 là ngày thành lập Đảng CSVN : Sử
d.- Ở đau có áp bức thì ở đó có đấu tranh : Triết học
Câu 3 : Nguyên tắc cơ bản để phân chia các trường phái triết học là gì?
Nguyên tắc cơ bản để phân chia các trường phái triết học là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, xem cái nào có trước, cái nào có sau, và cái nào quyết đònh cái nào, con người có thể nhận thức và phản
ánh được thế giới hay không?
Câu 4 : Phân tích các yếu tố duy tâm, duy vật trong các truyện và câu dẫn sau :
Truyện thần thoại Thần trụ trời :
Yếu tố duy vật : đất đá, cột chống trời…
Yếu tố duy tâm : thần linh
Sống chết có mệnh, giàu sang do trời ( Luận ngữ)
Yếu tố duy vật :


Yếu tố duy tâm :
Câu 5 : Hãy nói ý kiến của mình về các yếu tố biện chứng, siêu hình trong các truyện tục ngữ và thành ngữ
sau :
Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi
SIÊU HÌNH vì nhìn nhận sự vật phiến diện chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, máy móc, áp
đặt, kh6ng nhìn một cách tổng thể
Các câu tục ngữ thành ngữ : Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước
chảy đá mòn :
BIỆN CHỨNG vì chúng nó có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển vận động không ngừng của
chúng.
Câu 6 : Trong các luận điểm sau về chiến tranh, hãy xác đònh luận điểm nào là quan điểm duy tâm, duy vật :
a.- Tất cả các hành động xâm lược là sự biẻu hiện bản lónh bành trướng xâm lược của con người. :
DUY VẬT
b.- Chiến tranh bắt đầu trong trí óc loài người. Nói đúng ra, cuối cùng cần phải đem đến cho trí óc của
chúng ta một sự thay đổi thích hợp và gait bỏ những điều khủng khiếp, sợ hải, căm thù và hoài nghi.
DUY TÂM
c.- Chiến tranh là do các quan hệ sở hữu kinh tế tư nhân sinh ra. DUY VẬT
d.- Chiến tranh là sự thực hiện những mục đích cá nhân và những tham vọng bá quyền. DUY
TÂM
Câu 7 : Bài thơ “Thần”, tương truyền là của Lý Thường Kiệt :
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên đònh phận tại thiên thư
Như hà nghòch lỗ lai xâm phạm
Như đẳng hành khan thủ bại hư.
nghóa vấn đề cơ bản của triết học thể hiện như thế nào qua bài thơ này?
Bài thơ nêu rõ vấn đề cơ bản của triết học : Vật chất quyết đònh ý thức, tư tưởng. Sự tồn tại
khách quan của đất nước Việt nam đã quyết đònh ý chí tự cường của dân tôc. Tư tưởng đó được nảy sinh trên
cơ sở tồn tại khách quan của đất nước.
Câu 8 : Đoạn thơ sau thể hiện quan điểm triết học nào?
Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Đoạn thơ thể hiện quan điểm triết học duy tâm : số phận con người do trời đònh.
BÀI TẬP
BÀI 2 : THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠO KHÁCH QUAN
Câu 1 : Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống hãy chứng minh giới tự nhiên tồm tại khách
quan?
Giới tự nhiên là tự có, dù con người có muốn hay không chúng vẫn tồn tại. Ví dụ : Miền Bắc
nước ta có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông rất rõ ràng. Đây là hiện tượng và quy luật vận động tất yếu của thời
tiết, dù con người có muốn hay không chúng vẫn tồn tại tuần tự như thế. Vì vậy có thể khẳng đinh giới tư
nhiên tồn tai khách quan .
Câu 2 : Em hãy giải thích và làm sáng tỏ quan điểm : Con người và xã hội loài người là sản phẩm của
giới tự nhiên.
Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy : loài người có nguồn gốc từ loài động vật và là kết
quả phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Lao động và hoạt động xã hội đã dần dần tạo nên mặt xã hội trong
con người. Nhờ vậy con người đã tách khỏi đời sống bản năng của động vật. Triết học Mac – Lênin đã khẳng
đònh : Con người không phải được tạo ra bởi sức mạnh thần bí nào mà “ Bản thân con người là sản phẩm của
giới tư nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên .
Xã hội là kết quả phát triển tất yếu của giới tự nhiên : sự ra đời của con người và xã hội loài
người là một quá trình tiến hoá lâu dài. Xã hội loài người ỳ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triẻn tù thấp
đến cao. Mọi sự biến đổi của xã hội là do hoạt động của con người, sự hợp lực của quần chúng nhân dân tạo
nên chứ không phải do một thế lực tần bí nào tạo nên.
Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Cho nên, xã hội là
một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.
Câu 3 : Đònh nghóa vật chất theo nghóa thông thường và đònh nghóa vật chất theo nghóa của triết học?
Vật chất theo đònh nghóa thông thường : đồng nghóa với các vật thể. Ví dụ : nước, lửa, kim, thuỷ,
mộc, thổ…
Vật chất theo đònh nghóa triết học : Vật chất là một phạm trù triết học, chỉ thực tại khách quan ,
được đem lại trong con người ta những cảm giác, được cảm giác sao chép chụp lại và phản ánh nó tồn tại độc

lập với những cảm giác ấy.
Câu 4 : Hãy nêu các đònh nghóa vật chất của các nhà triết học duy vật cổ đại, của các nhà triết học
duy vật siêu hình và chỉ ra những hạn chế của nó?
Đònh nghóa vật chất của các nhà duy vật cổ đại có khuynh hướng đồng nhất vật chất với vật cụ thể
hữu hình như : Ta-lét : vật chất là nước, Hê-ra-cơ-lit : là lửa, A-nắc-xi-măng : là phần tử nhỏ nhất, Trung hoa
cổ đại : là kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ
Còn các nhà triết học duy vật siêu hình thì dựa vào các thuộc tinh của vật thể, bản tính khoa
học tự nhiên để đònh nghóa.
Tính chất hạn chế của chúng : triết học duy vật cổ đại mang tính chất duy vật thô sơ, chất
phác. Triết học siêu hình mang tính chất máy móc và kinh nghiệm chủ nghóa.
Câu 5 : Em suy nghỉ gì trướ hiện tượng nhiều người cầu khấn thần linh để được che chởvà mong toại
nguyện “ cầu được ước thấy” ?
Hiện tượng đó, thể hiện niềm tin mù quáng vào những cái thần bí, vào những chuyện thần
linh. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, giới tự nhiên tồn tại khách quan không bò chi phối bởi đấng
thần linh nào nên cầu khẩn thần linh là làm một việc mê tín vàvô ích.
Câu 6 : Dựa vào kiến thức mà em đã học hãy cho biết:
a.- Con người có thể hạn chế được tác hại của hạn hán lũ lụt không? Hạn chế bằng cách
nào?
Con người có thể hoàn toàn hạn chế được tác hại của hạn hán lũ lụt. Hạn chế bằng cách : làm thuỷ
lợi, trồng rừng để giữ nước, dùng những phương tiện khoa học không gây hại cho môi trường làm tan mây để
tránh lượng mưa quá lớn gây ra lũ lụt.
b.- Để nâng cao chất lượng học tập, học sinh cần phải có những yếu tố khách quan nào?
Để nâng cao chất lượng học tập, học sinh cần có những yếu tố khách quan sau : Có đủ sách vở, tập, đồ
dùng học tập… có kế hoạch học tập khoa học, có phương pháp học tập khoa học…
Câu 7 : Cho biết đánh giá của em về quan điểm sau đây:
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan là

tự có. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, là một bộ phận hợp thành thế giới khách quan, nên chỉ bò chi
phối bởi các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội. Vì vậy con người không thể bò chi phối bởi bất cứ
đấng thần bí nào, con người chính là chủ nhân số phận của mình.
Câu 8 : Em hãy cho biết ý kiến của mình về khả năng nhận thức thế giới của con người qua một số ý
kiến sau :
a.- Ê –ma-nu-en Cantơ (1724 – 1804) cho tằng : Con người không thể nhận thức được “vật tự nó”.
Những gì con người biết được chỉ là hiện tượng, không phải là bản chất : Quan điểm này sai lầm, vì ông đã
phủ nhận khả năng nhận thức bảnchất thế giới của con người qua các thế hệ.
b.- Lut vich Phoi-ơ-băc (1804 – 1872) khẳng đònh : Con người có khả năng nhận thức được thế giới
tự nhiên, một người thì không nhận thức được hoàn toàn giới tư nhiên, nhưng toàn bộ loài người thông qua các
thế hệ thì có thể nhận thưcù được.
Quan điểm nàu là đúng vì ông đã lý giải được khả năng nhận thức thế giới của con người.
BÀI TẬP
BÀI 3 : SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
Câu 1 : Đònh nghóa vận động theo nghóa thông thường và theo nghóa triết học.
Vận động theo nghóa thông thường là chỉ sự vận động cơ giới thông thường mà ta quan sát thấy. Ví dụ :
xe chạy, chim bay, nước chảy.
Vận động theo nghóa triết học là chỉ sự biến đổi nói chung của sự vật, trong đó khái quát từ vận động
đơn giản đến vận động phức tạp của tư duy.
Câu 2 : Nêu các hình thức vận động cơ bản của vật chất.
Có 5 hình thức vận động cơ bản : cơ học, vật lý học, hoá học, sinh học, xã hội học.
Câu 3 : Ý nghóa của vận động đối với khoa học, đối với hành động của con người trong thực tiển như thế nào?
Ý nghóa của “vận động” đối với khoa học : Khoa học chính là cái nghiên cứu các dạng vận động của
vật chất. Chính vì vậy mà các khoa học cụ thể được ra đời.
Ý nghóa của vận động đối với hành động của con người : phải đứng trên quan điểm vận động nghiên
cứu, xem xét sự vật và chống quan điểm đúng im, tónh tại.
Câu 4 : ý thức tư duy có vận động không? Xễp nó vào hình thức vận động nào?
Ý thức tư duy có vận động. Nhưng loại vận động này không được xếp vào các hình thức vận động cơ
bản của vật chất, vì nó là vận động của tư duy; vận động đó có được chính là nhờ sự phản ánh của thế giới khách quan.
Lênin nói : “Vận động của tư duy chính là vận động của thế giới hiện thực được di chuyển và biến hình

trong đầu óc.
Câu 5 Hãy xếp các loại vận động sau đây vào các hình tức vận động cơ bản cho phù hợp : - Chim
bay - Nước bay hơi
- Tàu chạy - Ma sát sinh ra nhiệt
- Sự đông đặc - Sự dao động của con lắc
- Hạt nẩy mần - Sự tác động của các gien
- Cây cối sinh hoa sinh quả
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường
- Con gà đẻ trứng và trứng nở thành gà
- Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại.
- Sự thay đổi chế độ xã hội loài người từ cộng sản nguyên thuỷ đến nay.
a.- Vận động cơ học : Chim bay, tàu chạy, sự dao động của con lắc.
b.- Vận động vật lý : Nước bay hơi, sự dẫn điện, sự đông đặc, ma sát sinh ra nhiệt.
c.- Vận động hoá học : sự chuyển hoá của các chất hoá học
d.- Vận động sinh học : Hạt nẩy mần, cây cối sinh hoa sinh quả, sự trao đổi chất, sự tác động gien, gà đẻ trứng.
e.- Vận động xã hội : Sự biến đổi công cụ lao động, sự thay đổi các chế dộ.
Câu 6 : Trong đoạn thơ sau đây :
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bò đòn roi.
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thòt của em tôi
(Quê Hương – Giang Nam)
Quan niệm vận động được thể hiện như thế nào? Đó là hình thức vận động gì?
Tình cảm con người cũng thay đổi theo thời gian.
Đó là hình thức vận động của tư duy.
Câu 7 : Quan sát các hiện tượng sau và nhận xét chúng ở trạng thái vận động hay đứng im: - Người ngồi
trong con tàu. - Hòn đá nằm trên đồi
- Cái bàn, cái bảng trong lớp - H/ sinh thầy giáo ngồi trong lớp học
Các hiện tượng nêu trên đều đang ở trạng thái vận động. Vận động là tuyệt đối, còn đứng im chỉ
là tương dối.

Câu 8 : Tìm các ví dụ trong đời sống chứng minh rằng :
a.- Vật chất không tách rời vận động
b.- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
c.- Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động.
a.- Cơ thể sống không thể tách rời vận động, trong bản thân nó luôn có sự trao đổi chất
b.- Cơ thể sống, nguyên tử… chỉ tồn tại thông qua vận động.
c.- Cái bảng đứng im trong lớp học chỉ là tương đối, trong bản thân nó các nguyên tử đang vận động và
nó cũng vận động theo vòng quay của trái đất.
Câu 9 : Hiểu vận động như thế nào trong các quan điểm sau :
a.- Quan điểm của tôn giáo d.- Thuyết Duy - năng
b.- Quan điểm của CNDV siêu hình thế kỷ XVII – XVIII
c.- Quan điểm của Hê – ghen
e.- Quan niệm của CNDV biện chứng.
a.- Quan điểm tôn giáo hiểu vận động là do sự sáng tạo của thượng đế, hoặc do một đấng thần linh
quyết đònh.
b.- CNDV siêu hình hiẻu vận động tách rời vật chất, hoặc quy vận động vào vận động cơ giới.
c.- Hê –ghen quan niệm có hai loại vận động : vận động của “ý niệm” tuyệt đối và vận động quay lại
cái ban đầu.
d.- CNDV biện chứng : Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Vận động là tuyệt đối, đứng im là
tương đối. Vận động là tụ thân.
Câu 10 : So sánh 2 quan điểm triết học về vận động, điền vào bảng sau :
stt Nội dung DVBC DVSH
1 Quan hệ vật chất với vận động
2 Nguồn gốc của vận động
3 Xu hướng của vận động
4 Vận động và đứng im
5 Quy luật vận động vào các hình thức nào
Stt
Nội dung DVBC DVSH
Quan hệ : Vật chất vận động Vận động gắn liền vật chất Vận động tách rời vật chất

Nguồn gốc của vận động Có nguồn gốc bên trong Có nguồn gốc bean ngoài
Xu hương vận động Vận động phát triển đi lên Vận động quay lại cái ban đầu
Vận động và đứng im V/ động tuyệt đối, đứng im tương đối V/ động tách rời trạng thái đ/ im
Quy V/ động vào hình thức nào Sự thống nhất các hình thức vận động Quy V/ động vào V/ động cơ giới
BÀI TẬP
BÀI 4 : NGUỒN GỐC SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ
HIỆN TƯNG
Câu 1 : Thế nào là mặt đối lập? Những mặt đối lập có quan hệ như thế nào mới tạo thành mâu thuẫn. Cho ví
dụ.
Đối lập là sự trái ngược nhau giữa 2 sự vật, 2 hiện tượng.
Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động lẫn nhau trong một chỉnh thể mới là mâu thuẩn. Ví dụ : sự
đồng hoá – dò hoá.
Câu 2 : Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tồn tại vónh viễn không? Tại sao?
Theo Lênin sự thống nhất giữa các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu
tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển , sự vận động là tuyệt đối.
Câu 3 : Em hiểu thế nào về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập? Ví dụ.
Trong mỗi mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời với sự đấu tranh giữa chúng. Vì
rằng, hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn
luôn có xu hướng gạt bỏ nhau, phủ đònh nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Ví dụ : Sự đấu tranh giữa các dân tộc bò xâm lược với các thế lực xâm lược.
Câu 4 : Phân biệt mâu thuẫn triết học với mâu thuẫn thông thường?
Mâu thuẫn thông thường là sự đối lập nhau giữa các mặt đối lập. VD : đen – trắng, trên – dưới, trong –
ngoài…
Mâu thuẫn triết học là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập với nhau. Ví dụ : tốt – xấu,
thống trò – bò trò,…
Câu 5 : Hãy sắp xếp các từ sau thành từng cặp của mâu thuẫn theo 2 cột : mâu thuẫn triết học, và mâu thuẫn
thông thường : Trắng, bên ngoài, đồng hoá, số dương, bên trong, số âm, dò hoá, phía trên, nữ, to, biến dò, phía dưới, di
truyền, lạc hậu, nam, nhỏ, tiến bộ, phân giải, cực bắc, hoá hợp, cực nam, đen.
Stt Mâu thuẫn triết học Mâu thuẫn thông thường
1

2
3
4
5
6
7
Đồng hoá – dò hoá
Số dương – số âm
Biến dò – di truyền
Tiến bộ – lạc hậu
Hoá hợp – phân giải
Cực băc – cực nam
Nam – nữ (trong tình yêu)
Trắng – đen
To – nhỏ
Bên ngoài – bên trong
Câu 6 : Tính thống nhất của mâu thuẫn, tính đấu tranh của mâu thuẫn thể hiện ở những nội dung nào?
a.- Tính thống nhất của các mặt đối lập thể hiện 3 ý : Các mặt đối lập phải cùng tồn tại trong một sự
vật. Các mặt đối lập phải liên hệ với nhau và làm tiền đề tồn tại cho nhau. Các mặt đối lập phải được chuyển hoá cho
nhau.
b.- Tính đấu tranh của các mặt đối lập là muốn nói đến tính chất xung đột, tính chất đối lập của các mặt
đối lập. Đặc điểm và tính chất, khuynh hướng và phát triển của chúng là trái ngược nhau.
Câu 7 : Mâu thuẫn trong khoa học (toán học, vật lý, hoá học, sinh học, xã hội học…) thể hiện như thế nào? Vai
trò của nó đối với cơ thể sống, đối với một xã hội, đối với một con người cụ thể?
a.- Toán : Mâu thuẫn giữa số dương và số âm
Mâu thuẫn giữa phép nhân và phép chia
Mâu thuẫn giữa phép cộng và phép trừ.
b.- Lý : Mâu thuẫn giữa sức hút và lực đẩy.
c.- Hoá : Mâu thuẫn giữa hoá hợp và phân huỷ.
d.- Sinh : Mâu thuẫn giữa đồng hoá và dò hoá.

Mâu thuẫn giũa biến dò và di truyền.
e.- Xã hội : Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trò và giai cấp bò trò
Mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng.
Vai trò của nó quyết đònh sự tồn tại và phát triển của sự vật. Ví dụ : đối với cơ thể sống nếu không có
sự đồng hoá và dò hoá thì nó sẽ không tồn tại.
Câu 8 : Vận dụng quy luật mâu thuẫn để phân tích mâu thuẫn của cuộc cách mạng nước ta?
a.- Mâu thuẫn cơ bản trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
* Mâu thuẫn giũa nhân dân ta với thực dân Pháp.
b.- Mâu thuẫn cơ bản trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ là gì?
* Mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Mỹ.
c.- Mâu thuẫn cơ bản trong ngành giáo dục đào tạo cơ bản hiện nay là gì?
* Mâu thuẫn giữa chất lượng và số lượng.
Câu 9 : Vận dụng quy luật mâu thuẫn để chỉ rõ việc giải quyết mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
trong câu ngạn ngữ sau :
Dao có mài mới sắc Vàng có tôi mới trongNước có lọc mới sạch
Người có phê bình và tự phê bình mới tiến bộ.
Muốn bản thân mình tiến bộ thì phải làm gì?
Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong quyết đònh sự phát triển của sự vật, còn mâu thuẫn bên ngoài chỉ
là quan trọng với sự phát triển của sự vật.
Ví dụ : Người có phê và tự phê bình thì mới tiến bộ.
Phê bình : giải quyết mâu thuẫn bên ngoài
Tự phê : gải quyết mâu thuẫn bên trong
Bản thân muốn tiến bộ thì tự thân mình phải giải quyết mâu thuẫn, yếu tố tự thân là chính, còn sự giúp
đở bên ngoài chỉ là quan trọng.
Câu10 : Con gái Mác hỏi Mác : “Hạnh phúc là gì?” Mác trả lời : “ Hạnh phúc là đấu tranh” a.-
Hiểu câu nói trên như thế nào?
b.- Bản thân mình nên vận dụng quan điểm đó như thế nào trong quá trình học tập và rèn luyện?
a.- Câu nói trên mang tính triết học.
b.- Muốn cho bản thân tiến bộ, phát triển, có hạnh phúc thì phải bằng con đường giải quyết mâu thuẫn cơ bản là
chính. Phải tự mình rèn luyện, đấu tranh với bản thân thì mới có sự tiến bộ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×