Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 53 trang )

Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON TÂN ƯỚC
MÃ SKKN


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN SÁNG KIẾN:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO LỚN
5 - 6 TUỔI TÍCH CỰC THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ KHOA HỌC TRONG TRƯỜNG MẦM
NON”

1


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học

MỤC LỤC

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chiếm vị trí quan trọng trong ngành giáo dục, Giáo dục Mầm non có nhiệm
vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách
con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc,
việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm mỗi gia đình


mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giáo dục mầm non là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi
việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng
đôi chân, đôi tay của mình.... Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói
quen, kể cả thói xấu. Như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ Mầm Non đặc biệt là trẻ 56 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình
cảm ..... Thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều
mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được
khám phá ... và việc đưa hoạt động “Khám phá khoc học" vào trong trường mầm
non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện
hơn. Trước tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, giáo dục trẻ nói chung và
giáo dục mầm non nói riêng cũng không ngừng nghiên cứu đổi mới phương
pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại. Chương trình
đổi mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo
2


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
của mình trong công việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học
vào việc giáo dục trẻ. Từ những tính chất vật lí, hóa học của những sự vật hiện
tượng quen thuộc trong tự nhiên mà chúng ta có thể tiến hành những thí nghiệm
nhỏ, những trò chơi khoa học vui... Qua đó, trẻ mầm non bắt đầu được tìm hiểu
những điều kì thú trong thế giới xung quanh, được tận mắt nhìn thấy những biến
hóa của sự vật hiện tượng mà có lẽ trẻ tưởng chừng chỉ có trong những câu
chuyện cổ tích. Hơn thế, nhờ vào những thí nghiệm có tính minh chứng này,
chúng ta có thể áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ
ràng và thuyết phục nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy
tiềm ẩn trong mỗi cá nhân trẻ. Từ đó giáo dục trẻ phát triển toàn diện hơn.
2. Cơ sở thực tiễn:
Khám phá khoa học là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò,
tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh , phân loại thử

nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận giải quyết vấn đề , đưa ra quyết định ...
Khám phá khoa học nhằm giúp trẻ, nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự
nhiên của trẻ về thế giới. Mở rộng trau dồi các kỹ năng quan sát, so sánh, phân
loại ... Nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên.
Việc cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học .Giúp trẻ phát triển tư
duy kích thích tính tò mò và mong muốn khám phá mọi sự vật hiện tượng xung
quanh.Là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân.
Khám phá còn giúp trẻ được thực hành các kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích
tổng hợp ... Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú.
Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi nhận thấy một số trẻ lớp tôi còn
rụt rè, nhút nhát trong việc tham gia vào hoạt động khám phá, chưa biết cách
diễn đạt ý nghĩ của mình, chưa biết tham gia thực hành một số thí nghiệm, kỹ
năng diễn đạt những vốn tri thức qua giao tiếp với cô và các bạn khi tham gia
làm những thí nghiệm về hoạt động khám phá trong lớp còn hạn chế, chưa hứng
thú và chủ động tham gia tìm hiểu và khám phá. Hơn thế nữa hoạt động “khám
3


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
phá khoa học” còn là một hoạt động khó đòi hỏi phải có kiến thức chính xác,
cách truyền đạt khoa học, để hướng dẫn giúp trẻ hiểu những kiến thức về khám
phá khoa học là vấn đề rất khó khăn, đặc biệt có một số bộ phận phụ huynh còn
coi nhẹ việc học tập của con em mình làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của
trẻ.
Chính vì vậy, là một giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi, tôi luôn băn khoăn trăn trở.
Làm thế nào để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động “khám phá khoa học”
một cách tốt nhất, để tạo tâm thế cho trẻ khi bước vào bậc tiểu học và đón nhận
những tri thức mới. Do vậy tôi đã chọn đề tài:
“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực tham gia vào
hoạt động khám phá khoa học trong trường mầm non”


3. Mục đích của đề tài:
- Giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động " Khám phá khoa học",
mạnh dạn, tự tin có và có khả năng nắm vững được những kiến thức sơ đẳng,
ban đầu về khám phá.
- Giúp các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh có thêm kiến thức và kinh
nghiệm để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao
4.Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt
động khám phá khoa học trong trường mầm non.

5. Đối tượng khảo sát, phương pháp nghiên cứu:
* Đối tượng khảo sát:
- 100% trẻ 5-6 tuổi trong lớp A2- Trường Mầm Non Tân Ước
* Phương pháp nghiên cứu:
4


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
- Khi tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát thực hành của trẻ để đánh giá thực trạng
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích nguyên nhân của những tồn
tại để có biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp dùng lời nói: Sử dụng lời nói để giải thích cho trẻ hiểu một
số khái niệm đơn giản phám phá khoa học.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê: Sử dụng phương pháp để tính tỷ lệ
% cháu đạt và chưa đạt theo các tiêu chí đánh giá.

6. Phạm vi của đề tài:
- Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2014 -> 4/2015 tại lớp A2 - Trường

Mầm non Tân Ước.
PHẦN II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1.Nội dung lý luận nghiên cứu.
Khám phá khoa học là một môn học khó. Khoa học không chỉ là kiến thức
mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất, khám
phá thế giới tự nhiên. Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tích cực tham
gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Do trẻ lứa tuổi mầm non là
nhanh nhớ mau quên, thích tham gia vào hoạt động nhưng cũng chóng chán.
Nhiều trẻ trong lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào giờ học. Nên
nhiệm vụ của giáo viên phải làm thế nào để giúp trẻ tiếp cận và tích cực khám
phá, làm thế nào để trẻ hiểu rằng xung quanh chúng còn rất nhiều điều mới lạ
mà chúng chưa khám phá hết được, làm thế nào để thế hệ trẻ thơ hiểu được
những điều lớn lao mà thiên nhiên mang lại cho con người. Để có sự phát triển
và hướng tới một nền giáo dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói:
“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
5


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người ”
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ.....Và các sự vật hiện
tượng đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng
đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về
thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá về tính chất, đặc điểm
của sự vật hiện tượng. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ tham gia vào
hoạt động khám phá khoa học là nhu cầu cần thiết và làm sao để những giờ học
đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ. Khám phá khoa học mang lại nguồn
biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, đầy sinh động với trẻ thơ, từ môi
trường tự nhiên ( cỏ cây, hoa lá, chim muông..) đến môi trường xã hội ( công
việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau…) và trẻ

hiểu biết về chính bản thân mình. Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ sử dụng tích
cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng
phân tích, so sánh, tổng hợp.. Nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh
nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể,
sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực
hiện và trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên
nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ.
2. Đánh giá thực trạng của đề tài :
a. Đặc điểm chung:
Năm học 2014- 2015 được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường tôi
dạy lớp 5- 6 tuổi. Học theo chương trình đổi mới với sĩ số là 36 trong đó có 19
cháu là nam , 17 cháu là nữ. 100% số trẻ trong lớp đã học qua lớp 4 tuổi.Trong
nhóm có 2 giáo viên chủ nhiệm.
* Thuận lợi:
Có phòng học và cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị dạy học để giảng dạy
tại nhóm lớp như: Đàn, tivi, đầu DVC...Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban
Giám Hiệu nhà trường cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình trong công tác giảng dạy
6


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
của chị em đồng nghiệp. Bản thân thật sự yêu nghề, giàu lòng yêu thương trẻ.
Luôn có ý thức học hỏi vươn lên trong công tác chăm sóc giáo dục.Thường
được tham gia các chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức, dự giờ
của đồng nghiệp, nên việc học hỏi kiến thức được nâng cao rõ rệt.
*Khó khăn:
Khám phá khoa học là một môn học khó, trừu tượng đối với cả việc cung
cấp kiến thức của cô và tiếp thu kiến thức của trẻ. Bản chất của trẻ lứa tuổi mầm
non là nhanh nhớ mau quên, thích tham gia vào hoạt động nhưng cũng chóng
chán. Nhiều trẻ trong lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động.

Việc sử dụng một số đồ dùng khi tham gia hoạt động thử nghiệm của trẻ còn
nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc
cho trẻ tham gia vào hoạt động khám phá khoa học và chưa thực sự quan tâm
đến việc học của trẻ ở cấp bậc mầm non.
b. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
Khi chưa thực hiện đề tài một số trẻ còn rất nhút nhát, chưa mạnh dạn và
không thích tham gia vào hoạt động " Khám phá khoa học", chưa có những kiến
thức, kỹ năng khi tham gia tiến hành những thí nghiệm đơn giản cùng cô và các
bạn.
Việc tổ chức hoạt động khám phá chưa có sáng tạo, hình thức tổ chức chưa
phong phú, chưa thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
Chính vì vậy, sau khi nhận lớp và ổn định nề nếp cho trẻ, tôi đã tiến hành
khảo sát 100% trẻ trong lớp với các tiêu chí như sau:
Số liệu điều tra trước khi thực nghiệm
STT

Nội Dung

Mức độ đạt được
Số trẻ

1

Trẻ hứng thú tham gia vào
hoạt động phám phá khoa
7

10/36

Tỷ lệ ( %)

27,7


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
STT

Nội Dung

Mức độ đạt được
Số trẻ

Tỷ lệ ( %)

học
2

Trẻ thích được nói lên ý

8/36

22,2

11/36

30,5

7/36

19,4


kiến của bản thân khi
tham gia vào hoạt động
khám phá.
3

Khả năng nắm vững kiến
thức và kỹ năng thực hành
của trẻ.

4

Khả năng tham gia thực
hành một số thí nghiệm
khoa học đơn giản.

II. Những biện pháp thực hiện:
1.Biện pháp 1: Nâng cao trình độ chuyện nghiệp vụ cho bản thân.
Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đòi hỏi người giáo viên
mầm non phải có phẩm chất, trình độ, năng lực và nhân cách nhà giáo, lòng
nhân ái tận tuỵ thương yêu trẻ, thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến
nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tham gia tích cực các hoạt động.
Từ nhận thức trên là một giáo viên mầm non, tôi đã xác định việc tự bồi dưỡng
chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, mà mình không được phép sao lãng, phải bằng mọi cách
để chính bản thân mình phải có đủ trình độ năng lực, sức khỏe, mẫu mực, có đủ
khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay.
Với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, với tinh thân tự vươn lên trong công tác
mà bản thân tôi đã đặt ra kế hoạch, mục tiêu và phương trâm phấn đấu cho
riêng mình cụ thể như sau:
8



Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
+ Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ (nói và cử chỉ dẫn) chính xác, trong sáng, có
củng cố khắc sâu khi dạy trẻ đặc biệt là dạy trẻ khám phá khoa học.
+ Sử dụng đồ dùng dạy trẻ khám phá khoa học hợp lý.
+ Biết hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động thí nghiệm, khám phá.
+ Biết tổ chức cho trẻ tham gia làm việc nhiều ở lớp, theo nhóm. Mọi trẻ
đều được hoạt động theo khả năng của mình.
+ Biết gợi mở, hướng dẫn để trẻ tự tìm tòi kiến thức, có nhiều biện pháp
phát huy tính chủ động của trẻ khi cho trẻ tham gia khám phá.
+ Quan tâm đến các trẻ trong mọi hoạt động.
+ Tiến trình tiết dạy hợp lý, thu hút được chú ý của trẻ, phân phối thời gian
thích hợp cho các phần, các khâu, giữa hoạt động của cô và trò.
+ Quan hệ cô trò thân ái.
+ Đánh giá hiệu quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của trẻ.
+ Trẻ hăng hái và có nề nếp học tập tốt, hầu hết biết trả lời những yêu cầu,
nội dung cô đưa ra ở mỗi hoạt đông khám phá.
Để có được những phương trâm dạy học tốt như trên thì bản thân tôi phải
tự đặt ra một lịch trình bồi dưỡng về chuyên môn cho bản thân một cách khoa
học và thường xuyên nhất. Tham gia các lớp bồi dưỡng về “khám phá khoa học”
do Phòng Giáo Dục và nhà trường tổ chức. Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên
môn do nhà trường tổ chức.Trước mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thường
xuyên tìm tòi và nghiên cứu trước những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình
chuyển tải kiến thức về hoạt động “khám phá khoa học” để cùng chị em trong tổ
tháo gỡ và tìm ra hướng giải quyết đạt hiệu quả. Nâng cao hơn về kỹ năng soạn
giáo án điện tử về hoạt động “khám phá khoa học” thông qua các lớp học thêm
về vi tính vào buổi tối. Và một số giáo án như “ Khám phá quá trình phá triển
của cây từ hạt”, Khám phá quá trình tạo mưa”, “Khám phá gió tự nhiên và gió
nhân tao” ...

9


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Học tập qua việc xây dựng một số chuyên đề mẫu do nhà trường và các tổ,
khối xây dựng.Với sự lỗ lực không ngừng tôi còn thường xuyên phối hợp với
chị em trong khối mẫu giáo đặc biệt là khối Mẫu giáo lớn xây dựng một số
chuyên đề mẫu như: “Khám khá quá trình phát triển của cây”, “Khám phá sự
biến đỗi của mầu”, “Khám phá gió tự nhiên và gió nhân tạo”, “Khám phá Một
số loại rau” ...
Tự nâng cao trình độ chuyên môn thông qua hội thi giáo viên giỏi cấp
trường. Thực tế cho thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có
tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên; bởi vì
khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ, nghiên cứu
nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp lên lớp
thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp, tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập
trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học. Và một điều quan trọng hơn đây là đợt
sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ.
Ngoài việc tham gia các lớp học bồi dưỡng về chuyên môn, các hội thi do
nhà trường tổ chức thì việc dự giờ chéo thường xuyên của chị em đồng nghiệp
trong tổ khối cũng là một việc làm hết sức quan trọng và đạt hiệu quả cao. Mỗi
buổi dự giờ của bạn cũng là việc tự nâng cao trình độ về năng lực chuyên môn
cho bản thân, từ giờ dạy của bạn, bản thân tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm
và học tập được nhiều cái hay cái mới của bạn để bổ sung thêm vào hành trang
tri thức cho mình.

10


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học


Hình ảnh 1: Giáo viên Vũ Thị Thu Hà tham gia dự giờ hoạt động khám
phá quá trình tạo mưa của đồng nghiệp trong khối.
Xây dựng một số giờ dậy mẫu về hoạt động ‘ Khám phá khoa học” cho chị
em trong trường tham dự và rút kinh nghiệm cho bản thân. Không quản ngại khó
khăn, không ngại khó với mỗi giờ dạy trước khi lên lớp tôi đều giành một thời
gian đủ để nghiên cứu cách truyền tài kiến thức đến cho trẻ dễ hiểu và thu hút
trẻ tham gia vào hoạt động sôi nổi nhất. Như vậy không chỉ học ở các lớp học
chuyên đề, không chỉ tham quan dự giờ chị em là bản thân đã dạy trẻ tốt hơn,
nếu như không thật sự chịu khó, không tự học hỏi để biến những điều tích lũy
được thành kiến thức của mình và lan tỏa đến với trẻ thì tất cả việc học tập sẽ trở
thành vô nghĩa, với lý do này mà bản thân tôi thiết nghĩ không ai có thể giúp
mình bằng chính sự nỗ lực của bản thân, đó là biến những tri thức học được
thành của mình bằng cách nào?. Bằng cách mỗi khi ta tiếp thu được cái mới, ta
tự xây dựng lên tiết dạy của chính mình với sự lỗ lực biến tri thức học được
thành của mình và nhờ chị em đồng nghiệm dự giờ và đánh giá tiết dạy của

11


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
mình xem kết quả có như mình mong muốn hay không. Mỗi ngày một cố gắng,
mỗi giờ một lỗ lực .
Qua biện pháp “Tự học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao kỹ năng
chuyển tải về hoạt động khám phá khoa học.” trong năm qua bản thân tôi đã
có nhiều chuyển biến về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động “khám
phá khoa học” để thu hút trẻ tham gia hoạt động, và thực sự trẻ lớp tôi đã không
còn nhút nhát khi tham gia vào giờ học.
2. Biện pháp 2: Sưu tầm một số thí nghiệm giúp trẻ tích cực tham gia
khám phá khoa học:

Ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước tiến quan trọng vì vậy đối
với trẻ nhỏ nhất, là trẻ lứa tuổi mầm non thì việc trang bị cho trẻ những kiến
thức bao quát và chính xác về các lĩnh vực của tự nhiên là rất cần thiết. Tuy
nhiên như chúng ta đã biết không phải thí nghiệm nào cũng cũng là một phát
minh, không có phát minh nào là không có thí nghiệm, Những thí nghiệm nhỏ,
đơn giản, dễ tiến hành nhưng lại hiệu quả vì nó giúp trẻ sẽ có điều kiện để suy
nghĩ, khám phá những bí ẩn của cuộc sống. Chính vì vậy việc cho trẻ trực tiếp
tham gia những trò chơi thí nghiêm hay những bài tập thí nghiệm giúp trẻ có
một vốn kiến thức vô cùng phong phú về thế giới xung quanh mình, bên cạnh đó
nó còn giúp trẻ hứng thú, say mê tham gia vào hoạt đông học hơn.

2.1 Một số thí nghiệm với cây và hạt:
* Thí nghiệm 1: Trong hạt có gì?
- Mục đích:
Giúp trẻ biết đặc điểm của hạt, trong hạt có mầm cây, nếu gieo hạt và
chăm sóc hạt sẽ nảy mầm thành cây.
- Chuẩn bị: Một số loại hạt như hạt lạc, hạt đỗ ...
- Cách tiến hành:
12


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Ngâm hạt vào nước ấm, ủ hạt qua đêm. Cho trẻ đoán xem trong hạt có gì?
Bóc vỏ hạt và tách ra làm đôi. Trẻ quan sát và nhận xét xem bên trong có gì ( Cô
cho trẻ tự làm và nói kết quả).
Cô giải thích: Trong hạt có cây con tí xíu, cây con tí xíu đó chính là mầm
cây, nếu gieo hạt xuống đất mầm cây sẽ mọc thành cây to.
* Thí nghiệm 2: Gieo hạt.
Mục đích: Trẻ nhận biết cây mọc từ hạt.
Chuẩn bị: Các loại hạt, đậu, lạc ... Một số chậu nhỏ có đất. Bình tưới nước.

Cách tiến hành:
Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 2-3 tiếng rồi lấy ra. Gieo hạt vào 2
chậu( hình ảnh 2 ), Hàng ngày cô và trẻ cùng chăm sóc tưới cho một chậu
( chậu số 2) và tại chậu này hạt sẽ nảy mầm, còn chậu kia ( chậu số 1) không
tưới nước hạt sẽ không này mầm. Cho trẻ đoán và giải thích: hạt gieo vào 2
chậu. Chậu số 2 thì nẩy mầm còn chậu số 1 không nẩy mầm.
Cô giải thích: Trong hạt có thức ăn cho cây non, và trong chậu số 2 có nước
uống cho cây nên cây đã nẩy mầm.( hình ảnh 3)

13


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học

Hình ảnh 2: Cô cho trẻ tham gia thí nghiệm gieo hạt

14


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Hình ảnh 3: Cô và trẻ cùng quan sát hạt nảy mầm ở chậu số 2 và hạt không
nảy mầm ở chậu số 1.
* Thí nghiệm 3: Sự phát triển của cây từ hạt.
Mục đích: Giúp trẻ nhận biết được quá trình phát triển của cây.
Chuẩn bị: Các loại hạt đỗ, đậu... Chậu nhỏ và dụng cụ làm đất.
Cách tiến hành: Cô và trẻ cùng làm đất cho vào chậu, cô cho trẻ gieo hạt
vào chậu, đặt chậu nơi có ánh sáng. Hàng ngày cô dẫn trẻ theo dõi và tưới nước
cho chậu cây, hướng dẫn trẻ cùng cô ghi lại quá trình phát triển của cây.
Cô giải thích thích và kết luận: Cô cho trẻ tự khái quát lại 5 quá trình phát triển
của cây mà cô và trẻ đã cùng trẻ ghi lại được.( hình ảnh 4)


15


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Hình ảnh 4: cô và trẻ cùng quan sát cây trưởng thành
* Thí nghiệm 4: Cây cần có nước.
Mục đích: Trẻ nhận biết đặc điểm của cây. Biết điều kiện sống của cây,
cây cần gì để sống. Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Chuẩn bị: 2 chậu cây.
Cách tiến hành: Cô để 2 chậu cây cạnh nhau, một chậu cây cô và trẻ cùng
tưới nước còn chậu kia không tưới nước, sau một thời gian cô và trẻ cùng quan
sát xem điều gì sẽ xảy ra và cho trẻ tự nói lên kết quả đã xảy ra.
Cô giải thích và kết luận: Cây cần có nước để sống nếu thiếu nước cây sẽ bị
vàng lá, héo úa và lâu ngày cây sẽ chết.
2.2. Một số thí nghiệm với nước:
*Thí nghiệm 5: Khám phá về nước (Quan sát mô tả về nước)
Mục đích: Nhận biết đặc điểm của nước như: Màu sắc, mùi vị của nước.
Chuẩn bị: Bồn nước hoặc chậu nhựa. Đổ nước vào các vật chứa nước đã
chuẩn bị. Một số cốc nước sạch.
Cách tiến hành: Cô cho trẻ quan sát chậu nước và hỏi trẻ: Nước trông như
thế nào? Nước có mầu gì? Điều gì xảy ra khi chuyển động tay trong nước? ...
Cho trẻ uống nước và hỏi trẻ về vị của nước như thế nào?
Cho trẻ ngửi nước và hỏi trẻ mùi của nước? Con cảm thấy nước thế nào?...
Điều gì sẽ xảy ra khi cho tay vào nước?, điều gì sẽ xảy ra khi cho tay ra
khỏi nước? ...
Kết luận: Nước là một chất lỏng không mùi, không vị, có mầu trắng...
* Thí nghiệm 6: Nước với các chất lỏng.
Mục đích: Trẻ phân biệt được các lớp chất lỏng khác nhau. Nhận biết lớp
siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới, lớp dầu nhẹ hơn nước và siro nên nổi

lên trên cùng, còn lớp nước ở giữa.
16


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Chuẩn bị: 1 chai dầu ăn, 1chai nước, 1 chai siro. 3 ly thủy tinh, khay. Các
thẻ mầu đỏ trắng vàng.
Cách tiến hành: (Để trẻ dễ quan sát, cô tổ chức cho trẻ quan sát theo
nhóm) Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai đựng dung dịch. Chọn chất lỏng ở chai
1 đổ vào ly nước, cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 đổ vào ly nước và trẻ tự đoán nó
sẽ đứng ở chỗ nào trong cái ly nước. Làm tương tự với chất lỏng thứ 3 ( siro ),
( hình ảnh 5)
Cho trẻ quan sát vị trí của các lớp chất lỏng trong ly nước để rút ra kết
luận: Lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới cùng, lớp nước nhẹ hơn siro
nhưng nặng hơn dầu ăn lên ở giữa, lớp trên cùng là lớp dầu ăn vì dầu nhẹ hơn
nước và siro. ( hình ảnh 6)
Sau khi cô và trẻ cùng thí nghiệm và rút ra kết luận cô cho trẻ tham gia thí
nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm sẽ thay đổi vị trí của các lớp chất lỏng khi đổ vào
nước để thí nghiệm và tự rút ra kết luận.

Hình ảnh 5: Cô và trẻ tham gia thí nghiệm với các chất lỏng

17


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học

Hình ảnh 6: Cô và trẻ tham gia thí nghiệm với các chất lỏng

* Thí nghiệm 7: Sử dụng bàn tay trong nước:

Mục đích: Nhận biết được tác dụng của nước đối với việc vận động trong
nước.
Chuẩn bị: Bồn chơi nước hay chậu nhựa to. Đổ nước vào chậu.
Cách tiến hành: Cho trẻ cho tay vào chậu nước và cô yêu cầu trẻ vỗ tay, di
chuyển, đẩy ... trong nước. Điều gì xảy ra khi chuyển động bàn tay trong nước?
Có thể đẩy nước ra xa không? Điều gì sẽ xảy ra khi đánh nhẹ vào nước?
Cho trẻ vốc nước bằng 2 tay và buông tay cho nước rơi xuống. Điều gì xảy ra
khi nước rơi xuống? ( Nhảy lên, tạo sóng, phát âm...)

* Thí nghiệm 8: Quả Trứng thần kỳ.
Mục đích: Trẻ biết nước muối mặn hơn nước thường khi chưa cho muối,
quả trứng có thể nổi trong nước muối và chìm trong nước ngọt ( nước thường)
18


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh, 2 quả trứng, nước ngọt, nước muối.
Cách tiến hành: (Để trẻ dễ quan sát, cô tổ chức cho trẻ quan sát theo nhóm)
Cho trẻ đánh dấu 2 cốc nước, đổ muối vào cốc nước thứ 2 ( khoảng 10 thìa
cà phê), khuấy đều. Sau đó thả 2 quả trứng vào 2 cái cốc. Trẻ quan sát xem điều
gì sẽ xảy ra. ( hình ảnh 7)
Kết luận: Quả trứng nổi trong nước muối vì trứng nhẹ hơn nước muối,
nhưng quả trứng sẽ chìm trong nước ngọt vì nó nặng hơn nước ngọt. ( hình ảnh
8)

Hình ảnh 7: Cô và trẻ tham gia quá trình thí nghiệm quả trứng thần kỳ

19



Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học

Hình ảnh 8: Cô và trẻ tham gia nhận xét kết quả thí nghiệm quả trứng thần
kỳ
* Thí nghiệm 9: Que diêm thần kỳ.
Mục đích: Trẻ nhận biết cục đường hút nước, cục xà phòng làm dãn lớp da
bề mặt nước.
Chuẩn bị: Que diêm, chậu nước sạch, xà phòng, cục đường.
Cách tiến hành: (Để trẻ dễ quan sát, cô tổ chức cho trẻ quan sát theo
nhóm)
Đặt các que diêm trên mặt nước, nhúng cục đường vào giữa chậu. Các con
thấy hiện tượng gì xảy ra? ( Các que diêm sẽ chạy về phía cục đường). Tiếp tục
nhúng xà phòng vào giữa chậu nước.
-> Các con thấy điều kỳ diệu gì? ( Các que diêm sẽ chạy xa cục xà phòng)
(Hình ảnh 9)

20


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Kết luận: Khi đặt cục đường vào giữa chậu nước thì nó hút nước vào. Còn
khi đặt xà phòng vào giữa chậu nước, nó làm dãn lớp da bề mặt nước khiến các
que diêm bị đẩy ra xa.

Hình ảnh 9: cô và trẻ tham gia thí nghiệm que diêm thần kỳ.

* Thí nghiệm 10: Các vật nổi và chìm trong nước.
Mục đích: Trẻ nhận biết được một số vật nổi và chìm trong nước.
Chuẩn bị: Chậu đựng nước, sỏi, kẹp quần áo, nắp nhựa, mẫu gỗ ...
Cách tiến hành:Cho trẻ cầm đồ dùng và hỏi trẻ nếu thả những đồ dùng này

vào chậu nước thì đồ dùng nào nổi, đồ dùng nào sẽ chìm trong nước. Cho trẻ thả
các vật đó vào nước và cho trẻ quan sát. Các con thấy vật nào nổi trong nước?
Còn những vật nào chìm trong nước? (Hình ảnh 10)

21


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Kết luận: Các đồ dùng nhẹ như nhựa, giấy, bông... sẽ nổi trong nước. Còn
những vật nặng như sỏi ... sẽ chìm trong nước.

Hình ảnh10: Cô và trẻ tham gia thí nghiệm vật nổi, vật chìm trong nước.

2.3 Một số thí nghiệm với không khí và ánh sáng:
* Thí nghiệm 11: Vì sao ngọn nến tắt?
Mục đích: Trẻ nhận biết không khí làm cho nến cháy được, không có
không khí thì nến sẽ tắt.
Chuẩn bị: 2 cái cốc, 2 cây nến, 1 tờ giấy bạc đã đục lỗ, và một tờ giấy bạc
còn nguyên.
Cách tiến hành: (Để trẻ dễ quan sát, cô tổ chức cho trẻ quan sát theo
nhóm)
Cô đặt 2 cây nến vào trong 2 cái cốc, đốt nến cho trẻ thấy 2 cây nến đang cháy.
Cho trẻ quan sát 2 tờ giấy bạc đã chuẩn bị . Các con thử đoán xem điều gì sẽ
xảy ra khi cô dùng 2 tờ giấy bạc này bịt lên 2 cốc nến đang cháy. Cô dùng 2 tờ
22


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
giấy bạc bịt lên 2 cốc nến đang cháy. Cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng
xảy ra ( 1 ngọn nến tắt, 1 ngọn nến tiếp tục cháy). Cho trẻ thảo luận: Vì sao

ngọn nến tắt?
Kết luận: Cốc nến đang cháy là cốc được bịt bằng tờ giấy bạc đục lỗ, không khí
vẫn lọt vào được bên trong cốc. Cốc có nến bị tắt, bị bịt bằng tờ giấy bạc không
đục lỗ, không khí không lọt vào bên trong được nên cây nến sẽ bị tắt.

* Thí nghiệm 12: Vì sao nước trong cốc không chảy ra.
Mục đích: Nhận biết về không khí.
Chuẩn bị: Một nửa cốc nước và một tờ giấy.
Cách tiến hành: (Để trẻ dễ quan sát, cô tổ chức cho trẻ quan sát theo
nhóm). Cho trẻ quan sát một nửa cốc nước và tờ giấy cô đã chuẩn bị sẵn. Cô
dùng tờ giấy đặt lên miệng cốc và cho trẻ quan sát. Cô hỏi trẻ: Các con thấy điều
gì xảy ra? Trẻ trả lời: Nước không chảy ngoài. (Hình ảnh11)
Kết luận: Nước trong cốc không chảy ra ngoài là do không khí bên ngoài
muốn đi vào cốc và không khí bên trong muốn thoát ra ngoài cốc nhưng bị tờ
giấy chặn trên miệng cốc.

23


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học

Hình ảnh11: Cô và trẻ tham gia thí nghiệm vì sao nước trong cốc
không chảy ra.

* Thí nghiệm 13: Co và giãn.
Mục đích: Trẻ nhận biết sự dãn nở của không khí gặp nóng và co lại khi
gặp lạnh.
Chuẩn bị: Một chai nhựa ( Chai lavie), một quả bóng bay, một chậu nước
nóng.
Cách tiến hành: Đặt miệng bóng bay bao quanh miệng chai. Đổ đầy nước

nóng vào chậu. Các con đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi đặt chai nước vào chậu.
Cô đặt chai nước vào chậu và cho trẻ quan sát.
Cô giải thích: Khi gặp nóng không khí nở ra, chiếm nhiều chỗ hơn nên làm
bóng bay căng lên.Cô hỏi trẻ: Khi gặp lạnh, không khí sẽ như thế nào?

24


Một số biện pháp giúp trẻ MGL tích cực tham gia vào HĐKP Khoa học
Cô dùng một quả bóng khác thổi căng và buộc kín miệng lại, cho trẻ quan
sát. Sau đó cô để vào một thùng ủ đá lạnh. Một thời gian cố lấy bóng ra cho trẻ
quan sát và nhận xét.
Cô giải thích khi gặp lạnh không khí co lại.

* Thí nghiệm 14: Có gì trong chai không?
Mục đích: Nhận biết không khí không có mầu, không có mùi, bằng mắt
thường ta không nhìn thấy được.
Chuẩn bị: Một chai thủy tinh không đựng gì. Một chậu đựng nước.
Cách tiến hành: (Để trẻ dễ quan sát, cô tổ chức cho trẻ quan sát theo nhóm)
Cho trẻ quan sát trong chai, nhìn, gửi xem trong chai có chứa gì không. Cô
cho một trẻ lên thả chai vào đáy chậu nước, sau đó cho trẻ quan sát và nhận xét
hiện tượng xảy ra là bong bóng nổi lên từ miệng chai.( Hình ảnh12)
Cô hỏi trẻ: Con có nhận xét gì về hiện tựơng này?
Kết luận: Cái chai khi thả xuống chậu nước có hiện tượng bong bóng nổi
lên là vì không phải trong chai không có gì mà trong chai có chứa đầy không
khí. Vì vậy không khí không có mầu, không có mùi nên không thể nhìn thấy
được. Khi cho chai vào bể nước, nước chẩy vào trong chiếm chỗ trong chai nên
đẩy không khí ra ngoài thành tung bọt khí đi lên.

25



×