Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH XƯƠNG ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.77 KB, 8 trang )

XÂY DỰNG, BẢO QUẢN, TRƯNG BÀY MẪU BỘ XƯƠNG THÚ TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Các bước tiến hành làm bộ xương thú
Nguyên tắc cần đảm bảo
Lựa chọn những mẫu vật còn sống, là các cá thể thú trưởng thành để làm bộ
xương.
Muốn mẫu xương đẹp và bền phải tẩy sạch thịt mỡ và tủy xương.
Để dễ dựng bộ xương, cần giữ lại một số dây gân ở các khớp xương và khi
ngâm cột sống nên dùng que tre xuyên qua các đốt để giữ nguyên vị trí các đốt
xương. Không ngâm lâu xương trong xút vì các dây chằng bị ăn mòn nhiều làm
rời xương ra sau khó lắp ráp.
Cách xây dựng mẫu bộ xương thú
Bước 1. Làm chết mẫu
Muốn bộ xương trắng, đẹp thì khi giết con vật không nên làm máu đọng lại
trong xương. Vì vậy nên cắt các động mạch lớn cho máu chảy ra càng nhiều
càng tốt.
Đối với Thỏ nhà, Chuột nhà ta nên sử dụng phương pháp sau:
- Làm sạch lông vùng cổ.
- Dùng dao nhọn cắt vào mạch máu.
Đối với Mèo nhà ta nên sử dụng phương pháp làm ngạt thở vì mèo sống rất
dai. Ta có thể bóp ngạt khoảng 3 – 5 phút là chết, ngay sau đó tranh thủ cắt vào
các động mạnh lớn cho máu chảy ra càng nhều càng tốt để bộ xương luôn trắng
đẹp.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác như gây chết ngạt bắng clorofooc,
bóp ngạt hoặc nhiệt độ hay chọc tủy… cũng có thể làm chết mẫu, tuy nhiên
không nên sử dụng khi không cần thiết vì làm như vậy máu sẽ đọng trong
xương làm xương khó trắng.
Lưu ý: - Không cắt quá sâu làm tổn thương đến một số xương như xương cổ,
xương quạ, xương bả…
Bước 2. Loại bỏ da
Tùy thuộc kích thước từng loại thú mà có những cách loại bỏ da phù hợp. Đối


với những loài Thú có kích thước nhỏ như Chuột nhà, … ta chỉ cần cắt một đường
cách hậu môn 1cm sau đó dùng kéo cắt một đường thẳng ngược lên cổ (chú ý vừa
cắt vừa nâng mũi kéo lên tránh làm ảnh hưởng đến phần xương ở bên trong), sau đó
lột da từ phía bụng lên đến lưng. Tiếp theo dùng tay kéo ngược lớp da từ phía dưới
lên đến đỉnh đầu.
Đối với những loài Thú có kích thước lớn hơn như Thỏ nhà, Mèo nhà…ta tiến


hành theo các bước sau:


- Loại bỏ da: Sử dụng panh, kéo và dao lam để loại bỏ phần da.

Hình 8: Cách loại bỏ da thú
Cắt một đường cách hậu môn 1cm sau đó rạch một đường thẳng ngược lên cổ,
và tới các chi như hình trên.
Lột da ở cổ và đầu: cắt 1 đường vòng quanh cổ. Rạch một đường hình chữ
thập (từ cổ đến đỉnh đầu và xuống đến mũi) chia da đầu thành 4 phần để dễ tách.
Dung dao lam loại bỏ toàn bộ lớp da đầu đồng thời cắt bỏ vành tai ngoài đến tận
gốc.
Lột da phần thân và phần chi: lột da phần thân ta tiến hành lột da từ phía bụng
lên đến lưng. Lột da chân thì ta cắt 1 đường thẳng xuống tận ngón chân sau đó
dùng dao lam tách dần lớp da ra khỏi cơ thể.
Lột da đuôi: cắt 1 đường thẳng xuống mút đuôi, sau đó kéo ngược lớp da
xuống dưới.
Tuy nhiên để thuận tiện cho việc loại bỏ lớp da ta có thể làm sạch phần lông
bên ngoài (nếu có) bằng cách pha nước ấm với tỉ lệ: 4 nước nóng với 1 nước lạnh.
Nhúng mẫu vào nước đã pha để dễ làm sạch. Thời gian nhúng khoảng 2 - 3 phút
tùy theo kích thước. Sau đó làm sạch lông, chú ý làm sạch theo chiều xuôi cơ thể.
Lưu ý: Nếu nhúng vào nước quá nóng sẽ làm nát da, nước không đủ nóng sẽ làm

lông khó róc, khó làm sạch.
Bước 3: Gỡ thịt và tách rời xương
Trước khi tiến hành gỡ thịt cần mổ con vật để lấy đi toàn bộ nội quan trong
xoang ngực, xoang bụng. Khi mổ phải hết sức cẩn thận tránh cắt vào xương.
* Gỡ thịt: Sử dụng dụng cụ mổ, gỡ hết thịt ở đầu, cổ, ngực, sườn, chi gỡ bỏ
được càng nhiều càng tốt. Có thể gỡ thịt bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng
động vật nhỏ.
- Đối với phương pháp thủ công ta tiến hành theo các bước sau:


Gỡ thịt ở phần đầu và phần cổ: gỡ thịt từ các đốt cổ và ở 2 bên má của phần
đầu, loại bỏ mắt và phần lưỡi bên trong miệng.
Gỡ thịt ở phần thân: dùng dao sắc rạch hai đường bên mép xương cột sống,
sau đó dung dao lam tách phần thịt theo chiều từ lưng xuống bụng, gỡ tiếp phần thịt
ở thắt lưng và vùng chậu. Dùng kéo mũi nhọn cắt bỏ lớp thịt giữa các xương sườn,
chú ý thao tác cần nhẹ nhàng tránh làm hỏng phần sụn nằm bên dưới của sườn.
Gỡ thịt ở chi: cắt các bó cơ ở chi trước và chi sau. Loại bỏ gân và phần thit
xung quanh phần đầu các xương.
Lưu ý:
- Để lại một số gân ở các xương chi trước và xương chi sau chi để khi ngâm
các xương nhỏ không bị dời ra và được gắn chặt một cách tự nhiên.
- Gỡ cẩn thận vùng cơ ở chi sau tránh làm hỏng xương mác vì xương này
tương đối mảnh và dễ gãy.
- Cẩn thận khi gỡ thịt ở các lồi cầu của xương cánh tay, cẳng tay, đùi và ống
chân tránh làm hỏng phần đầu của các xương.
Nên gỡ thịt trong nước lã sạch để máu hòa tan trong nước không ứ đọng trong
xương.
Những bộ phận khó gỡ phải vừa gỡ vừa dội nước sôi để tẩy sạch thịt, mỡ
bám ở xương như xương cột sống, xương chi…ta vừa gỡ vừa dùng bàn chải chà xát
nhiều lần để phần thịt bị bong ra khỏi xương. Sau đó tiếp tục dội nước sôi và lặp lại

tương tự cho đến khi loại bỏ hết phần thịt có thể.
- Một số phương pháp gỡ thịt khác: ta có thể sử dụng phương pháp sau dùng
động vật nhỏ (kiến).
Bôi mỡ vào xương cổ tay, bàn tay, ngón tay, xương cổ chân, xương bàn chân,
xương ngón chân…
Đặt vào trong một cái đĩa phẳng có kích thước phù hợp rồi để vào tổ kiến,
chúng sẽ ăn các phần thịt còn sót lại. Cần phải kiểm tra mẫu thường xuyên để kịp
thời lấy xương về tẩy trắng.
Phương pháp này có hiệu quả với những mẫu xương có kích thước nhỏ khó
làm sạch, nhất là ở các vị trí đầu xương như: xương ống cổ, xương bàn cổ, xương
ngón… Tuy nhiên sử dụng phương pháp này mất nhiều thời gian, khóa luận được
tiến hành trong mùa khô nên số lượng kiến rất ít. Trong khi đó thời gian tiến hành
khóa
luận có hạn nên tôi chưa thành công khi áp dụng phương pháp này.
* Tách rời xương: sau khi gỡ thịt tiến hành tách các xương chi và xương dài ra
khỏi thân.
- Tách rời xương sọ ra khỏi cột sống.
- Tách riêng xương bả, xương cánh tay.


Không nên tách phần xương cẳng tay, xương cổ tay và xương bàn tay ra khỏi
nhau vì xương cổ tay và xương bàn tay gồm rất nhiều xương nhỏ nếu tách ra khi
ngâm xương dễ bị dời ra và rất khó để ghép lại.
- Tách riêng đai hông, xương đùi, xương ống chân.
- Tách các đốt sống đuôi rời khỏi phần thân.
Đặt những xương này vào trong chậu nước. Tiếp tục gỡ các xương khác, tránh
làm rời xương sườn ra khỏi cột sống, các xương cổ tay, xương bàn tay, xương ngón
tay, xương cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân và các đốt sống đuôi…
Bước 4. Làm sạch tủy xương
- Làm sạch xương sọ:

Dùng xilanh đã hút đầy nước luồn qua lỗ chẩm, ấn pittong cho nước trong
xilanh làm loãng dịch não tủy và trào ra ngoài, làm như vậy nhiều lần cho tới khi
sạch hết não và tủy.
Sau cùng quấn bông vào đầu dây thép nhỏ luồn vào hộp sọ ngoáy hết phần
dịch còn lại trong não.
- Làm sạch xương cột sống: dùng dây thép luồn vào giữa các đốt sống cổ, đốt
sống ngực, đốt sống thắt lưng để lấy hết tủy sống ở trong ra và rửa xương ở trong
chậu nước sạch.
- Làm sạch tủy ở xương chi: tủy xương làm cho xương dễ bị sẫm xỉn và ẩm
mốc vì vậy ta cần loại bỏ toàn bộ phần tủy xương.
Lấy dùi khoan lỗ ở 2 đầu xương dài (xương đùi, xương ống chân, xương cánh
tay, xương cẳng tay)
Dùng xilanh đã hút đầy nước luồn vào một trong 2 lỗ, ấn mạnh pittong cho
nước trong xilanh đẩy tủy xương ra ngoài, làm nhiều lần cho đến khi sạch.
Bước 5. Tẩy phần thịt, mỡ còn lại
Trước khi ngâm cần dùng que tre xuyên vào xương cột sống để tránh các đốt
sống bị rời ra. Chú ý không nên sử dụng dây thép vì khi ngâm dây thép có thể bị rỉ
và bám vào xương. Có thể tẩy theo những phương pháp sau:
- Sử dụng dung dịch kiềm (NaOH 2%)
Trước khi ngâm dung dịch NaOH cần ngâm xương đã gỡ vào nước lã nửa
ngày.
Ngâm xương vào dung dịch kiềm khoảng 4 – 5giờ (nồng độ càng cao thời gian
ngâm càng ngắn) để làm mục cơ và phân hủy mỡ còn sót.
Dùng xilanh bơm dung dịch kiềm vào hộp sọ, các đốt sống để phân hủy não,
tủy sống. Nếu xương vẫn chưa sạch thì đun nhẹ trong dung dịch kiềm (chú ý chỉ
đun nhẹ không được đun sôi sẽ làm hỏng phấn sụn và làm cho xương bị xỉn màu,
xương kém bền).


Sau đó vớt xương ra ngay, dùng bàn chải đánh răng đánh cho sạch, rửa sạch

xương và đem phơi nắng.
Đối với các bộ xương của cá thể có kích thước nhỏ thì dùng dung dịch kiềm
với nồng độ thấp.
Phương pháp sử dụng hóa chất (xút, dung dịch kiềm) để tẩy thịt, mỡ, não, tủy
và các chất bám trên xương dễ thực hiện, thời gian nhanh. Tuy nhiên, trong
quá trình xử lý cần theo dõi cẩn thận, chú ý các xương dẹp, xương nhỏ để tránh
bị hóa chất ăn mòn.
Đồng thời chú ý xử lý thêm các xương sọ não, xương cột sống với các chất mỡ
rất khó tẩy sạch.
- Sử dụng dung dịch nước vôi đặc Ca(OH)2
Ngâm xương vào nước vôi đặc khoảng một tuần.
Sau đó dung bàn chải tẩy bong thịt và mỡ, rửa sạch xương và phơi nắng.
Nếu xương vẫn chưa trắng thì cứ một ngày ngâm nước vôi lại một ngày phơi
nắng cho đến khi bộ xương trắng đẹp.
- Sử dụng dung dịch nước xà phòng bột thật đậm đặc
Pha xà phòng thành dung dịch đặc, ngâm bộ xương vào dung dịch khoảng 4 5 ngày, thời gian ngâm tuỳ theo kích thước bộ xương, nếu bộ xương có kích thước
nhỏ thì ngâm khoảng 2 – 3 ngày.
Sau đó vớt xương ra, dùng bàn chải đánh răng đánh cho sạch, rửa sạch rồi đem
phơi.
Nếu xương chưa trắng, sạch có thể ngâm và tẩy rửa tiếp.
Đối với các xương cổ tay, xương bàn tay, xương ngón tay, xương cổ chân,
xương bàn chân, xương ngón chân…chỉ ngâm khoảng 1- 2 ngày sau đó dung bàn
chải đánh nhẹ nhàng, và mang phơi nắng. Nếu xương chưa được ta có thể ngâm tiếp
và phải kiểm tra thường xuyên, tránh ngâm quá lâu làm xương bị rời ra gây khó
khăn khi nắp xương.
Đối với những xương có phần sụn như xương bả, phần sụn sườn… cũng chỉ
nên ngâm 2 – 3 ngày tránh làm hỏng phần sụn.
Lưu ý: Khi tiến hành ngâm mẫu nên ngâm riêng các bộ phận, tránh để lẫn các
xương.
Bước 6. Làm trắng xương

Có thể dùng một số phương pháp sau:
- Sử dụng nước oxy già (hydro peoxit - H2O2)
Ngâm toàn bộ xương vào nước oxy già từ 2 – 3%, trong khoảng từ 1 – 2h, cần
che kín không để dung dịch tiếp xúc với ánh sáng.
Sau đó vớt xương ra, rửa sạch rồi đem phơi nắng.


- Sử dụng nước tẩy trắng Giaven
Pha 2 nắp nước tẩy vào 1 lít nước đã pha sẵn bột xà phòng, khuấy cho thật
đều.
Cho xương vào ngâm trong khoảng từ 30 phút đến 1h tuỳ kích thước xương.
Sau đó lấy ra rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, rồi đem phơi.
- Ngoài ra còn có thể ngâm trong benzen từ 1 – 2h để làm trắng xương. Nhưng
do không có đủ hoá chất nên tôi thực hiện phương pháp này.
- Trời càng nắng thì xương càng trắng đẹp. Vì vậy, cần chọn ngày nắng
to để tẩy và phơi xương. Nếu trời râm mưa thì đem sấy trên lò lửa, vì xương
chậm khô sẽ bị vàng úa, dễ bị ẩm mốc và hỏng.
Bước 7. Dựng bộ xương
Sau quá trình xử lý làm sạch và tẩy trắng xương, phần lớn bộ xương đều
bị rời ra thành nhiều xương nhỏ. Vì vậy cần gắn kết các xương, các phần bị
rời lại thành bộ xương hoàn chỉnh.
- Vật liệu, dụng cụ:
+ Vật liệu: keo dán 502, keo nến.
+ Dụng cụ: kim nhọn, kẹp, panh, dao, kéo, kìm,…
- Tiến hành lắp ghép bộ xương:
+ Gắn xương sọ: hộp sọ gồm rất nhiều xương được gắn chặt với nhau
thành 1 khối. Khi làm sạch xương sọ chỉ có một số xương như là xương hàm
dưới, răng...bị rời ra. Dùng keo 502 gắn 2 mảnh của xương hàm dưới. Sau đó
dùng keo nến gắn xương hàm dưới vào hộp sọ.
+ Lắp các xương cột sống:

Rút nhẹ nhàng que tre khỏi các đốt sống, sau đó dùng dây thép luồn từ
đốt chống, đốt trục đến các đốt sống ngực, đốt thắt lưng cho đến các đốt sống
chậu thì dừng lại.
Sau đó uốn dây thép để tạo dáng cho thú.
Lưu ý: Trước khi luồn xương nên uốn hơi cong phần thép để tạo dáng cho
phần xương cột sống. Dùng keo 502 để cố định các đốt sống.
+ Gắn xương sườn:
Trước khi gắn sườn nên gắn đủ các đốt của xương ức. Đối với các sườn
đủ bị rời thì dùng keo 502 gắn các sườn lưng vào các đốt sống ngực, gắn các
sườn bụng vào xương ức.
Sau đó gắn 2 đầu còn lại của sườn lưng và sườn bụng với nhau, gắn tiếp
các sườn giả vào cột sống.


+ Gắn xương đuôi: dùng kim nhọn xuyên qua các đốt sống đuôi, sau đó lấy
dây thép nhỏ luồn qua và chú ý lấy dư phần dây thép để buộc phần đuôi vào
xương cột sống.
+ Gắn xương chi
Gắn các xương ngón bị rời vào xương bàn cổ bằng keo 502.
Dùng dây thép luồn qua các xương cánh tay, xương cẳng tay, xương đùi và
xương ống chân để nối các xương lại với nhau. Chú ý vừa luồn vừa uốn để tạo dáng.
Tuỳ theo kích thước xương mà dùng dây thép phù hợp.
+ Lắp xương chi và hoàn thiện mẫu bộ xương: luồn đầu dây thép ở xương chân
vào hố khớp đùi, cố định dây thép. Có thể dùng thêm keo nến để cố định các khớp.
Sau đó dùng keo gắn xương bả vào hố khớp ổ vai, dùng keo nến gắn xương cánh
tay vào hố vai.
Lưu ý:
- Trước khi lắp ghép phải nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu về cấu tạo bộ xương thú.
- Trong quá trình lắp ghép nên dùng hình ảnh mẫu về bộ xương thú trong tài
liệu để lắp ráp cho chính xác.

- Để tạo dáng cho thú nên dùng dây thép cứng làm trụ.
2. Bảo quản và trưng bày mẫu
Bảo quản
Mẫu xương hoàn thành tuy đã khô sạch, nhưng chưa thể sạch hết toàn bô các
chất hữu cơ bám trên xương, hay còn có những màng liên kết mỏng hoặc những dây
chằng nối kết xương, do đó khi bị ẩm sẽ có nấm mốc hoại sinh phát triển làm ẩm
xương, vì vậy điều quan trọng là phải giữ xương trong điều kiện khô, để nơi thật
khô ráo. Khi thời tiết ẩm, phải có chất hút ẩm.
Xương bị bụi bám bẩn rất khó lau sạch nên cất giữ trong hộp kính kín hoặc
trong trong hộp bằng bìa cứng có vôi cục hút ẩm. Thỉnh thoảng phải đem phơi
nắng. Nếu xương bị mốc thì dùng bông hoặc khăn lau sạch tẩm ét – xăng để lau
rồi đem phơi.
Trưng bày
Đo kích thước mẫu bộ xương: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Cắt hộp kính
với kích thước cho phù hợp mẫu đã đo.
Đặt mẫu vật vào hộp kính bên trong có chất chống ẩm.
Mẫu vật được trưng bày tại phòng thực hành Bộ môn Động vật – Sinh thái,
khoa Sinh – Hóa, trường Đại học Tây Bắc.



×