Trường THCS Trần Hưng Đạo – TP Biên Hòa
Tuần 6 – Tiết 12
Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tiếp)
A. Mục tiêu:
– HS biết khái niệm hằng
– HS biết vai trò của hằng trong lập trình
– Biết cách khai báo, đặt tên và cách sử dụng biến, hằng
– Hiểu lệnh gán
B. Chuẩn bị:
– GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, máy tính.
– HS: SGK, tài liệu tham khảo, vở ghi
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ
1. Biến dùng để làm gì? (3 điểm)
2. Cách khai báo biến? (3 điểm)
3. Câu 6/33 (4 điểm)
* Đáp án:
1. Biến được dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu được
biến lưu trữ có thể thay đổi trong khi thực hiện chương
trình.
2. Việc khai báo biến gồm:
- Khai báo tên biến
- Khai báo kiểu dữ liệu của biến
3.
a) Var S, a, h: integer
b) Var a, b: integer;
c, d: real;
Hoạt động 2 Sử dụng biến trong chương trình
GV: Sau khi khai báo, ta có thể sử dụng các biến
trong chương trình. Các thao tác có thể thực hiện với
các biến là:
- Gán giá trị cho biến;
- Tính toán với các biến.
GV lưu ý HS: Kiểu dữ liệu của giá trị được gán
cho biến phải trùng với kiểu của biến và khi được gán
một giá trị mới, giá trị cũ của biến bị xoá đi. Ta có thể
thực hiện việc gán giá trị cho biến tại bất kì thời điểm
nào trong chương trình, do đó giá trị của biến có thể
thay đổi.
GV giới thiệu dạng của câu lệnh gán giá trị cho
biến rồi lấy VD cho HS
Tên biến ← Biểu thức cần gán giá trị cho biến;
trong đó, dấu ← biểu thị phép gán. Ví dụ:
x ← − c/b (biến x nhận giá trị bằng − c/b);
3. Sử dụng biến trong chương trình:
Các thao tác có thể thực hiện với các
biến là
- Gán giá trị cho biến;
- Tính toán với các biến.
Câu lệnh gán giá trị cho biến có dạng:
Tên biến ← Biểu thức cần gán giá trị
cho biến;
Trong ngôn ngữ Pascal, kí hiệu phép
gán là dấu :=
VD: SGK/31
GV: Vũ Hoàng Văn
Trường THCS Trần Hưng Đạo – TP Biên Hòa
x ← y (biến x được gán giá trị của biến y);
i ← i + 5 (biến i được gán giá trị hiện tại của i cộng
thêm 5 đơn vị).
GV nhấn mạnh: Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình,
cách viết lệnh gán cũng có thể khác nhau. Ví dụ, trong
ngôn ngữ Pascal, người ta dùng phép gán là dấu kép
":=" để phân biệt với phép so sánh là dấu bằng (=).
GV lấy ví dụ minh hoạ trang 31 cho HS
Hoạt động 3 Hằng
GV: Ngoài công cụ chính để lưu trữ dữ liệu là
biến, các ngôn ngữ lập trình còn có công cụ khác là
hằng. Khác với biến, hằng là đại lượng có giá trị không
đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
Giống như biến, muốn sử dụng hằng, ta cũng cần
phải khai báo tên của hằng. Tuy nhiên hằng phải được
gán giá trị ngay khi khai báo.
Tên hằng cũng phải tuân theo quy tắc đặt tên của
ngôn ngữ lập trình.
GV lấy VD về khai báo hằng trong pascal và giải
thích cho HS
- const là từ khoá để khai báo hằng,
- Các hằng pi, bankinh được gán giá trị tương
ứng là 3.14 và 2 .
Với khai báo trên, để tính chu vi của hình tròn, ta
có thể dùng câu lệnh sau:
chuvi:=2*pi*bankinh;
GV: Vậy lợi ích của việc sử dụng hằng là gì?
HS: Việc sử dụng hằng rất hiệu quả nếu giá trị
của hằng (bán kính) được sử dụng trong nhiều câu lệnh
của chương trình. Nếu sử dụng hằng, khi cần thay đổi
giá trị, ta chỉ cần chỉnh sửa một lần, tại nơi khai báo mà
không phải tìm và sửa trong cả chương trình.
GV: Chính vì giá trị của hằng là không đổi trong
suốt chương trình nên không thể dùng câu lệnh để thay
đổi giá trị của hằng (như đối với biến) ở bất kì vị trí nào
trong chương trình
GV lấy VD về câu lệnh khộng hợp lệ
Hoạt động 4 Củng cố
Nhắc lại cách sử dụng biến trong chương trình
Hằng là đại lượng như thế nào?
Cách khai báo hằng?
2. Hằng:
Hằng là đại lượng có giá trị không đổi
trong suốt chương trình
Việc khai báo hằng gồm:
- Khai báo tên hằng
- Gán giá trị cho hằng.
VD:
Const pi = 3.14;
Bankinh = 2;
Chú ý: Không thể dùng câu lệnh để
thay đổi giá trị của hằng (như đối với
biến) ở bất kì vị trí nào trong chương
trình
GV: Vũ Hoàng Văn
Trường THCS Trần Hưng Đạo – TP Biên Hòa
Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hằng và
biến, cách khai báo?
Hoạt động 5 Dặn dò
Xem lại bài và đọc trước bài thực hành 3
Làm câu 1, 2, 3, 5/33
RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
TỔ PHÓ HIỆU PHÓ CHUYÊN MÔN
GV: Vũ Hoàng Văn