Tải bản đầy đủ (.ppt) (51 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 51 trang )

Nhóm 4
1. Ngô Trần Phương Anh
2. Tạ Thị Bích
3.Vũ Hà Bình
4. Nguyễn Thị Dung
5. Tạ Thị Thùy Dung
6. Nguyễn Duy Hưng
7. Nguyễn Thị Hồng Nhung


Nội dung bài thuyết trình gồm:
I. Những vấn đề chung
II. Hiện trạng về tài nguyên và môi trường
đất
III. Thực trạng về ô nhiễm môi trường đất
IV. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
đất
V. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất
VI. Giải pháp khắc phục


I. Những vấn đề chung

∗Khái niệm về đất
∗Khái niệm về môi trường đất
∗Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất


Khái niệm đất:
∗ Đất là tư liệu sản
suất đặt biệt, là đối


tượng lao động độc
đáo; là một yếu tố
cấu thành của hệ
sinh thái Trái đất.
Trên quan điểm sinh
thái học thì đất là
một tài nguyên tái
tạo, là vật mang của
nhiều hệ sinh thái
khác trên trái đất.


Khái niệm về môi trường đất
Môi trường đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm
vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định.Các
động vật, thực vật và vi sinh vật sống trong lòng đất.
Các thành phần này có
liên quan mật thiết và chặt
chẽ với nhau.Môi trường
đất được xem như là môi
trường thành phần của hệ
môi trường bao quanh nó
gồm nước, không khí, khí
hậu.



Khái niệm về ô nhiễm môi trường đất
∗ Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các
chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh

hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe
con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi
trường. Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các
chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt lên khả
năng tự làm sạch của môi trường đất.


II. Hiện trạng về tài nguyên và môi
trường đất
∗ Việt Nam: Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam
là 33 triệu ha, đứng thứ 58 trên thế giới, trong đó đất
bồi tụ khoảng 11 triệu ha, đất phát triển tại chỗ
khoảng 22 triệu ha. Tài nguyên đất của nước ta đa
dạng về loại hình với 64 loại đất khác nhau và được
gộp lại làm 13 nhóm đất chính. Trong đó có 2 nhóm
đất quan trọng nhất là: nhóm đất feralit và phù sa.


∗ Quảng Trị: Diện tích đất tự nhiên là 473.981,52 ha (2013),
trong đó 79,8% là đồi núi. Đặc điểm chính của đất Quảng
Trị đa dạng và phong phú về chủng loại: đất đỏ bazan, đất
phù sa bồi, đất đỏ vàng, đất thịt, đất phèn mặn, đất xói mòn
trơ sỏi đá ... Tỉnh chia làm hai, phía Đông là đồng bằng hẹp,
chủ yếu là vùng cát trắng - cát vàng và đất cát ven biển, chạy
dài theo dọc bờ biển. phía Tây là rừng núi thuộc Trường
Sơn, chiếm gần hai phần ba diện tích toàn tỉnh. Đa phần là
đất đỏ vàng phát triển trên đá bazan trung tính phân bố nhiều
ở phía Tây các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải
Lăng, Cam Lộ và Hướng Hóa.



∗ Đất đai nước ta nhiều năm qua đã bị con người
khai thác sử dụng bừa bãi bởi: du canh du cư,
đốt nương làm rẫy, phá rừng dẫn tới nhiều
vùng đất phì nhiêu đang bị thoái hoá nhanh,
xấu, đất trống đồi trọc, đất đá ong hoá,…Trong
quá trình hoạt động sản xuất con người đã làm
cho đất bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
Và Quảng trị cũng là một trong số những tỉnh
của Việt Nam có diện tích đất suy thoái và ô
nhiễm nặng nề, đất bị suy giảm cả về chất và
lượng.


III. Thực trạng về ô nhiễm
và suy thoái đất tại tỉnh
Qủang Trị

Suy thoái đất


Xói mòn và rửa trôi đất
∗ Đất đồi núi dốc tại tỉnh Quảng Trị chiếm 56,9% diện tích tự
nhiên, trong đó, đất dốc > 150 chiếm 23,0% (109.215 ha); dốc >
250 chiếm 33,9% (161.015 ha). Vào mùa mưa lũ (tháng IX đến
tháng I năm sau) thường xảy ra sự xói mòn và rửa trôi mạnh ở
các vùng đất dốc đó (Quy hoạch xây dựng mạng lưới quan trắc
chất lượng môi trường Quảng Trị, 2006).
∗ Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích đất cát là 32.888 ha (chiếm
6,9% diện tích tự nhiên). Do đặc điểm khí hậu, gió tây nam

khô nóng (từ tháng III đến tháng VIII) thường gây hiện tượng
cát bay, cát nhảy làm che lấp đồng ruộng bởi cát, dẫn đến mất
diện tích đất sản xuất, đồng thời sự hoà tan và rửa trôi muối
trong cát ra làm nhiễm mặn vùng đất lân cận


Đất bạc màu ở tỉnh (diện tích 467 ha, chiếm
0,1% diện tích tự nhiên) hình thành do quá trình
xói mòn, rửa trôi bề mặt và phân bố tập trung ở
huyện Cam Lộ.
Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 4018 ha,
chiếm 0,89% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và phân
bố tập trung chủ yếu ở thành phố Đông Hà, các
huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Cam Lộ.


Sụt lở, trượt lở đất đá và xói - lở bờ
biển
∗ Đất bị mặn hóa, chua phèn hóa và feralit
hoá kết đá ong : diện tích 1.848 ha, chiếm
2,29% diện tích đất bằng và chiếm 0,39%
diện tích tự nhiên.
∗ phân bố tập trung gần khu vực Cửa Tùng,
Gio Linh, cửa sông Thạch Hãn - Cửa Việt
và Bến Hải - Cửa Tùng


ô nhiễm môi trường đất



Ô nhiễm đất do hóa chất Bảo
vệ thực vật

∗ Hiện nay, ở Quảng Trị còn một lượng đáng kể hóa chất
BVTV tồn lưu (chủ yếu là các hóa chất BVTV quá hạn,
cấm sử dụng như DDT, 666, 2,4-D...).
∗ Quảng Trị có 07 điểm ô nhiễm hóa chất BVTV tồn lưu
gồm: điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại Nông trường
Quyết Thắng; điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại Nông
trường Bến Hải; điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại kho
thuốc HTX Thủy Tây; điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại
Trung tâm y tế dự phòng; điểm tồn lưu hóa chất BVTV
tại xã Trung Hải; điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại xã Ba
Lòng; điểm tồn lưu hóa chất BVTV tại Nông trường Tân


Theo báo cáo “Điều tra, đánh giá thuốc
BVTV còn tồn đọng cấm sử dụng và khu
vực đất nhiễm trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị ”đã được UBND tỉnhphê duyệt năm
2014, tỉnh Quảng Trị có 52 điểm ô nhiễm
thuốc BVTV còn tồn lưu mới. Trong đó:
15 kho có thuốc BVTV tồn lưu ngay
trong nền kho hoặc được thu gom xử lý
tạm thời ở các khu vực lân cận. Còn lại
37 kho tuy không có lượng thuốc BVTV
tồn lưu nhưng đều gây ô nhiễm nặng đối
với môi trường xung quanh.



Ô nhiễm đất do phân bón hóa học
∗ Nhu cầu phân bón sử dụng cho nông nghiệp trong 5
năm qua (2010 - 2014) của Quảng Trị có tăng nhẹ và
đạt mức trên 110 nghìn tấn/năm
∗ Khối lượng phân bón hóa học sử dụng trong nông
nghiệp tăng lên theo diện tích đất canh tác
∗ việc sử dụng phân bón hóa học không cân đối, không
đúng lúc cây cần, không đúng cách.. .dẫn đến tình trạng
dư thừa,... trong một số loại phân chứa Flo, và các loại
kim loại nặng... Đây là những tác nhân gây ô nhiễm
môi trường đất, khi bị rửa trôi gây ô nhiễm môi trường
nước mặt.


Ô nhiễm môi trường đất do các chất
thải từ các hoạt động công nghiệp
∗ Các hoạt động sản xuất công nghiệp làm phát sinh nhiều
nước thải và CTR nhưng không được thu gom và xử lý đúng
quy định, thải trực tiếp vào đất sẽ gây ô nhiễm đất ở khu vực
xung quanh.
∗ Trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa có khu/cụm công nghiệp
nào có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo quy
định, mặt khác các cơ sở sản xuất công nghiệp thường phân
tán theo vùng nguyên liệu, nhiều cơ sở nằm giữa các khu
dân cư chưa được di dời nên nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường (trong đó có môi trường đất) và sức khỏe con người.


Ô nhiễm đất do hoạt động khai
thác khoáng sản và nuôi trồng

thuỷ sản
∗ Tỉnh Quảng Trị có 04 đơn vị khai thác khoáng Titan. Hoạt
động khai thác đã phát thải vào môi trường một lượng lớn
CTR phủ lên bề mặt vùng xung quanh, làm thay đổi tính chất
cơ lý của đất và có thể làm tăng mức phóng xạ ở những vùng
tập trung CTR. Mặt khác, việc khai thác nước ngầm quá mức
để phục vụ quá trình sàng tuyển quặng sẽ làm gia tăng sự xâm
nhập mặn vào các nguồn nước ngầm vùng ven bờ.
∗ Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm ở tỉnh
Quảng Trị đã phát triển khá mạnh trong nhiều năm qua. Việc
mở rộng diện tích vùng ven bờ để phát triển nuôi tôm nước
lợ/mặn đã làm gia tăng sự nhiễm mặn đất nông nghiệp lân cận.


Ô nhiễm đất tại các nghĩa trang,
nghĩa địa
∗ trên địa bàn tỉnh có 2 hình thức mai táng người
chết chủ yếu đó là chôn cất một lần và cát táng, cải
táng. Các khu vực nghĩa trang thường không đảm
bảo khoảng cách cách ly đến khu dân cư, nguồn
nước; cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường (xử lý CTR
và nước thải) chưa được chú trọng đầu tư là những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại các khu
vực nghĩa trang.


∗ Tác động đến môi trường đất trong khu vực nghĩa trang
chủ yếu là do quá trình phân hủy thi hài người chết và
do CTR phát sinh từ việc mai táng thi thể như: quan tài,
vải, quần áo, giấy, nilon. Chất ô nhiễm sẽ ngấm qua các

mạch nước ngầm và đi vào đất.
∗ Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại một số khu
vực nghĩa trang cho thấy, một số chỉ tiêu vượt quá tiêu
chuẩn cho phép so với QCVN 09:2008/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Cụ
thể:
∗ Mức vượt quy chuẩn của chỉ tiêu NH4 - N (Amoni) tại
các nghĩa trang dao động từ 3,1 - 5,6 lần; Coliform dao
động từ 2 - 80 lần.


IV. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường đất tại tỉnh Qủang Trị



Theo nguồn gốc phát
sinh


Nguồn gốc tự nhiên:
∗ Trong các khoáng vật hình thành nên đất thường
chứa 1 hàm lượng nhất định kim loại nặng, trong
điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố
trung lượng và vi lượng không thể thiếu cho cây
trồng và sinh vật trong đất, tuy nhiên trong một số
điều kiện đặc biệt chúng vượt một thời gian nhất
định và trở thành đất ô nhiễm.



×