Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chương 1 Giới thiệu về bao bì thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.08 KB, 24 trang )

9

Chương

1

GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM
1.1 MỐI QUAN HỆ GIỮA BAO BÌ VÀ CHẤT LƯNG THỰC PHẨM
Thực phẩm (TP) được đưa vào cơ thể người qua con đường tiêu hóa nhằm
mục đích giúp cho cơ thể phát triển và tạo năng lượng cho các hoạt động. Đôi
khi cũng có những loại TP chỉ nhằm đáp ứng sở thích ăn uống của một số người
mà không có tác dụng bổ dưỡng. Thực phẩm rất phong phú, đa dạng về nguồn
nguyên liệu, phương pháp xử lý chế biến, và mẫu mã. Do đó, mỗi loại thực
phẩm có một đặc tính riêng và luôn luôn được thể hiện bởi các mặt sau đây:
Dinh dưỡng
Bao gồm các thành phần: nước, protein, axit amin, tinh bột đường khử,
lipit, vitamin, khoáng, cellulose, polysaccharit,...
Tù y theo nguồn nguyê n liệu, phương phá p chế biến mà thực phẩ m
chứ a nhữ ng thàn h phầ n dinh dưỡ ng chủ yế u khác nhau. Ví dụ: thực phẩm
từ rau quả sẽ có thà nh phầ n gluxit như tinh bột đườn g khử, khoán g,
cellulose và vitamin cao hơn; thự c phẩm từ nguồn độ ng vật có hàm lượ ng
protein và axit amin cao, và có thể hàm lượn g lipit cũn g rất cao, cung cấp
nhữn g axit béo cao khôn g no rất cần thiết cho nhữ ng hoạt độn g của cơ thể
người.
Các thành phần khoáng trong thực phẩm như Na, K, Ca, Mg, Mn, Fe, Cu,
Zn, Se... rất cần thiết đối với cơ thể.
Thực phẩm dinh dưỡng là thực phẩm có chứa phần lớn các thành phần
mang tính dinh dưỡng từ nguồn nguyên liệu, và các thành phần này không bò
biến đổi đặc tính hoặc chỉ biến đổi một phần.
An toàn vệ sinh
Tính an toàn vệ sinh của thực phẩm bao hàm ý nghóa: thực phẩm không




10

gây độc hại cấp tính cũng như mãn tính cho người sử dụng. Các độc tố có nguồn
gốc hóa học hoặc vi sinh từ nguồn nguyên liệu ban đầu, hay được tạo ra trong
quá trình chế biến phải được loại trừ đến mức thấp hơn giới hạn cho phép
tương ứng với từng loại thực phẩm. Trong quá trình bảo quản phân phối sản
phẩm cũng phải đảm bảo tính an toàn vệ sinh.
Sản phẩm thực phẩm có thể bò hư hỏng, giảm chất lượng mất đi sự an
toàn đối với người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân:
- Vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, đóng bao
bì, từ bao bì nhiễm vào thực phẩm hoặc từ môi trường thông qua bao
bì đi vào sản phẩm.
- Tác nhân vi sinh vật sẽ tăng sinh khối trên môi trường thực phẩm, sử
dụng và làm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, đồng
thời sinh ra độc tố gây mất giá trò cảm quan, giảm nhanh thành phần
dinh dưỡng và tạo ra các độc tố có thể gây bệnh cấp tính hoặc mãn
tính cho người sử dụng.
Các kim loại nặng như As, Hg, Pb, Sb... từ bao bì, vật liệu polime; chất
màu tổng hợp hữu cơ hay vô cơ để nhuộm màu và in lên bao bì, từ bao bì kim
loại bò ăn mòn, hoặc từ các monomer hữu cơ, các chất phụ gia trong quá trình
chế tạo plastic, nhiễm vào thực phẩm đều có thể gây ngộ độc mãn tính cho
người sử dụng thực phẩm.
Cảm quan
Tính chất cảm quan bao gồm cấu trúc, trạng thái, màu sắc, mùi vò sản
phẩm, cũng chính là các đặc tính để tạo nên một dáng vẻ mỹ quan cho thực
phẩm; tạo nên khẩu vò đặc trưng thích hợp cho đối tượng tiêu dùng.
Nhiệm vụ của ngành công nghệ thực phẩm là nghiên cứu chế biến, tạo
nên sản phẩm thực phẩm đạt chất lượng.

Thực phẩm đạt chất lượng là sản phẩm thực phẩm đạt được các mức tiêu
chuẩn về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh và cảm quan.
Thực phẩm đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng có nghóa là đạt một số chỉ tiêu
dinh dưỡng đúng với chủng loại thực phẩm đó đã công bố hoặc đã đạt quy
đònh của Bộ Y tế như trường hợp sản phẩm sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em và
người bình thường phải đạt hàm lượng protein: 20 ÷ 40% trọng lượng bột sữa,
carbonhydrat khoảng 40-50%, lipid: 14 ÷ 25% và đạt hàm lượng
Ca2+ ≥ 700 mg/100g bột sữa. Nếu những thành phần chính của một loại sữa
bột không đạt trong giới hạn các chỉ tiêu của loại sữa qui đònh đã nêu thì xem
như sản phẩm không đạt chất lượng về mặt dinh dưỡng.


11
Hàm lượng các chất/100g sữa (%)
Sữa bột không béo giàu Ca
(dành cho người từ 18 đến 50 tuổi)

Sữa Ensure dinh dưỡng
cho người già, bệnh

Tạo năng
lượng
(%)

Protein

33,3

15,9


14,4

Carbonhydrat

53,9

56,6

53,1

Béo

0,8

15,9

32,5

Ca

2000mg ≈ 2

0,28

0,16

Mg

110mg ≈ 0, 11


Thành phần
dinh dưỡng

0,05

Nếu sữa không béo có hàm lượng chất béo >0,8% thì bò xem như không
đạt về chất lương dinh dưỡng.
Để đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh sản phẩm sữa bột phải có hàm ẩm
khoảng 3, 5 ÷ 5% để tránh hư hỏng chất béo, và tránh sự xâm nhập của O2
cũng như hơi nước vào sữa sẽ gây nên sự oxy hóa chất béo, tránh nhiễm vi
sinh vật từ bên ngoài vào hoặc vi sinh vật tiềm ẩn trong sữa sinh độc tố trong
sản phẩm, có thể gây bệnh.
Tiêu chuẩn cảm quan của sản phẩm được thể hiện qua các chỉ tiêu như:
hạt bột sữa mòn, xốp, không vón cục, có mùi thơm đặc trưng, vò béo đặc trưng
của sữa, sữa có thể có vò ngọt do phối trộn một lượng đường.
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, các loại sản phẩm đều được sản
xuất theo một quy trình chung như hình 1.1.
Chất lượng toàn phần của một sản phẩm thực phẩm chế biến được quyết
đònh từ sự lựa chọn nguyên liệu, phụ liệu, từng giai đoạn xử lý chế biến và
đóng bao bì.
Nguyên liệu được lựa chọn theo tiêu chuẩn đã đặt trước, qua các giai đoạn
xử lý, chế biến, cuối cùng hoàn tất quá trình sản xuất cho ra sản phẩm bởi công
đoạn tiệt trùng và đóng bao bì (theo đường c), hoặc có thể được đóng bao bì rồi
thanh trùng (theo đường d), hoặc cũng có loại sản phẩm được kết thúc quá trình
sản xuất bằng công đoạn đóng bao bì (theo đường e). Sản phẩm thường được
bảo ôn (theo đường g) và được đóng bao bì ngoài (bao bì đơn vò gửi đi) thành
từng khối kiện lớn hoặc được đóng bao bì ngoài ngay mà không qua giai đoạn
bảo ôn (theo đường f). Sau đó từng kiện hàng được nhập kho (tàng trữ) chờ
phân phối đến cửa hàng, siêu thò và người tiêu dùng.



12

Hình 1.1: Quy trình chung chế biến thực phẩm
Qua từng công đoạn xử lý, chế biến của quy trình sản xuất, bán thành
phẩm có thể được chứa đựng trong những vật chứa đựng để chờ công đoạn
chế biến tiếp theo lượng chứa đựng không cần đo lượng chính xác. Những vật
chứa đựng này chính là những bồn chứa, thau, rổ, sọt, khay, mâm... có nắp
che đậy hoặc không, tùy theo yêu cầu kỹ thuật - chúng không phải là bao bì.
Tại công đoạn đóng bao bì, thành phẩm có thể được qua thiết bò đònh
lượng và đóng vào từng bao bì với khối lượng nhất đònh đồng đều nhau và
chính xác cho từng sản phẩm hoàn tất (bằng máy thiết bò tự động, bán tự động
hoặc thủ công).
- Công đoạn này nhằm mục đích dùng bao bì bảo quản thành phẩm, đảm
bảo chất lượng thành phẩm sau khi ra khỏi quy trình chế biến sản xuất. Vật
liệu, cấu trúc bao bì và phương pháp đóng bao bì có mối liên hệ chặt chẽ
nhau. Đồng thời sự trang trí những thông tin của bao bì cũng đưa đến giá trò
cảm quan thu hút cao của sản phẩm.
- Việc đóng bao bì ngoài nhằm mục đích sắp xếp thứ lớp sản phẩm thành
từng khối, kiện có khối lượng, số lượng lớn để thuận tiện lưu kho, dễ dàng
trong kiểm tra số lượng chủng loại và chuyên chở phân phối đến các đại lý,


13

siêu thò, cửa hàng. Bên cạnh đó, bao bì ngoài còn có mục đích bảo quản sản
phẩm, cũng như bao bì của từng sản phẩm, không bò rách vỡ do va chạm cơ
học trong lúc chuyên chở bốc dỡ hàng.
Tóm lại, kỹ thuật bao bì sản phẩm thực phẩm bao gồm: sự bao bọc từng
sản phẩm và đóng bao bì ngoài (bao bì đơn vò gửi đi), là một trong những

nhân tố chính quyết đònh chất lượng toàn phần của sản phẩm thực phẩm chế
biến công nghiệp.
1.2 ĐỊNH NGHĨA BAO BÌ THỰC PHẨM
(Theo quyết đònh của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng số 23
TĐC/QĐ ngày 20 tháng 2 năm 1995).
Đònh nghóa: Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vò để
bán. Bao bì có thể bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay
chỉ bao bọc một phần sản phẩm.
Bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, có thể phân phối, lưu kho,
kiểm tra và thương mại... một cách thuận lợi.
Có thể nói rằng bao bì TP được yêu cầu một cách nghiêm khắc về cấu
tạo và chất lượng thông tin (cấu tạo gắn liền với phương pháp đóng bao bì).

Hình 1.2: Các dạng bao bì
Hình 1.2 giới thiệu các dạng bao bì của đơn vò sản phẩm.
1.2.1 Bao bì kín
Những biểu tượng cho bao bì kín hoàn toàn (H.1.2a,b).


14

Loại H.1.2a: bao bì kín một lớp bao bì.
Loại H.1.2b: bao bì kín nhiều lớp.
Loại H.1.2g,h: biểu tượng cho sản phẩm được bao gói nhiều lớp bao bì,
với bao bì bao gói trực tiếp thực phẩm là bao bì kín hoàn toàn và các sản
phẩm được sắp xếp thành kiện lớn trong các bao bì không kín.
Bao bì kín chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách không gian
chung quanh vật phẩm thành hai môi trường (H.1.3):
• Môi trường bên trong bao bì: là khoảng không gian tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm.

• Môi trường bên ngoài: là không gian bên ngoài bao bì, sẽ hoàn toàn
không tiếp xúc với thực phẩm trong trường hợp bao kín (H.1.3).
Bao bì kín ngăn cách môi trường ngoài không thể xâm nhập vào môi
trường bên trong chứa thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm không
bò biến đổi trong suốt thời hạn bảo quản.

Hình 1.3: Bao bì chia môi trường thành hai phần: môi trường bên trong bao bì
và môi trường bên ngoài bao bì
Loại bao bì kín hoàn toàn được dùng bao bọc những loại thực phẩm chế
biến công nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất
và trong suốt thời gian lưu hành trên thò trường, cho đến tay người tiêu dùng.
Bao bì bao gói trực tiếp thực phẩm là loại bao bì kín một lớp sẽ tiện lợi, đạt
hiệu quả kinh tế cao trong công đoạn đóng bao bì (vì tiết kiệm được thời
gian, công sức và tự động dễ dàng). Nhưng thông thường một lớp bao bì chỉ
cấu tạo bằng một loại vật liệu thì không đảm bảo độ kín hoàn toàn do mỗi
loại vật liệu đều có khuyết điểm. Do đó bao bì một lớp thường được cấu tạo
dạng ghép của nhiều loại vật liệu để khắc phục khuyết điểm của từng loại
vật liệu riêng lẻ.


15

1.2.2 Bao bì hở (hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm) (H.1.2c,d,e,f)
Loại H.1.2c,d,e,f: biểu tượng cho dạng bao bì hở, thành phẩm được tiếp
xúc với môi trường ngoài.
Loại H.1.2c,d,f là loại bao bì hở chỉ gồm một lớp bao bì.
Loại H.1.2e: biểu tượng cho bao bì hở gồm hai lớp bao bì.
Bao bì hở gồm có hai dạng:
- Bao bì hở bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hàng hóa tươi sống, các
loại thực phẩm không bảo quản lâu, hoặc chế biến ăn ngay. Các loại rau, hoa,

quả tươi sau thu hoạch, chưa chế biến thì vẫn còn hô hấp và cần được duy trì
quá trình hô hấp hiếu khí một cách thích hợp (có điều chỉnh), để có thể kéo
dài thời gian bảo quản sản phẩm trong quá trình chuyên chở tới nơi sử dụng,
thì bao bì bao để đóng gói rau quả tươi được làm bằng vật liệu có khả năng
thấm được hơi nước, O2 , CO2 . Người ta có thể đục lỗ trên bao bì để thoát
khí CO2 , hơi nước và cung cấp O2 ở mức độ cần thiết cho rau quả tươi; duy
trì được quá trình hô hấp hiếu khí, tránh không xảy ra quá trình hô hấp yếm
khí gây hư hỏng rau quả tươi.
- Bao bì hở còn có thể là lớp bao bì bọc bên ngoài lớp bao bì chứa đựng
trực tiếp thực phẩm, có nhiệm vụ quan trọng là tạo sự xếp khối sản phẩm để
thuận tiện, an toàn trong vận chuyển, phân phối, kiểm tra, lưu kho. Ví dụ: các
loại bao bì vận chuyển dạng thùng khối chữ nhật, bằng bìa cứng gợn sóng, các
két bằng plastic đựng chai nước giải khát, bia.
Đối với các loại thực phẩm không được chế biến theo qui mô công
nghiệp, hoặc những thức ăn thức uống được bao gói sẵn chỉ có thể tiêu dùng
trong vòng 24 giờ, thì bao bì của chúng không thuộc phạm vi qui đònh trong
đònh nghóa bao bì trên đây.
Tính chất bao bì kín hay hở được quyết đònh bởi vật liệu làm bao bì, và
phương pháp đóng sản phẩm vào bao bì, cách ghép kín các mí của bao bì. Vật
liệu của bao bì kín phải đáp ứng tính chống thấm tất cả các yếu tố từ môi
trường bên ngoài cũng như bên trong bao bì:
- Sự xâm nhập của không khí, oxy, CO2, hơi nước, nước, các loại khí hơi,
mùi hương, chất béo...
Phương pháp đóng sản phẩm vào bao bì, kiểu dáng bao bì, cách hàn ghép
mí bao bì lại phụ thuộc vật liệu bao bì được chọn.


16

1.3 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA BAO BÌ VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC

PHẨM
1.3.1 Lòch sử phát triển vật liệu bao bì
Lòch sử bao bì thực phẩm đã nói lên sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm
cùng với công nghệ vật liệu làm bao bì, đồng thời phản ảnh sự phát triển của
xã hội loài người qua các thời kỳ.
Thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày có nguồn nguyên liệu
xuất xứ từ nhiều vùng đất, nhiều quốc gia trên thế giới và được xử lý chế biến
theo sự kết hợp phong thái của nhiều nền văn hóa khác nhau và biến đổi theo
sự phát triển của xã hội. Bao bì thực phẩm có một trong các chức năng quan
trọng là chứa đựng và bảo quản chứa thực phẩm, nên đã gắn liền với nhu cầu
sinh hoạt ăn uống của con người theo từng thời kỳ.
Từ thời kỳ đồ đá, vật chứa đựng thức ăn thức uống chính là những khúc
gỗ rỗng, những quả bầu bí đã để khô, vỏ sò ốc. Sau đó con người đã biết dùng
một số bộ phận của thú rừng để làm vật chứa đựng như: da, xương, sừng...,
Bên cạnh đó, họ cũng biết dệt lông thú hoặc cành nho, cỏ lác thành tấm và
tạo thành túi chứa đựng. Đến thời kỳ đồ đá mới, loài người đã biết chế tạo vài
đồ chứa bằng kim loại có hình dạng như chiếc sừng và phát hiện ra đất sét
chế tạo đồ gốm. Hơn 4000 năm trước, người Moenjo-Daro (thuộc vùng đất
Pakistan ngày nay) đã biết dùng da thú bòt kín các lọ, bình bằng gốm để giữ
ẩm cho lúa mì, lúa mạch được chứa đựng trong đó. Khoảng 530 năm trước
công nguyên, người dân Ba Tư đã biết dùng bình gốm sứ đựng rượu vang và
nước. Bên cạnh đó, thủy tinh cũng đã được con người phát hiện rất sớm.
Khoảng 1500 năm trước công nguyên, con người đã dùng lọ thủy tinh để chứa
những chất lỏng. Năm 79 sau công nguyên, người La Mã đã sử dụng các bình
lọ thủy tinh làm vật chứa đựng đồng thời với đồ gốm sứ. Trong thời kỳ này,
hàng hóa như rượu vang xuất khẩu cũng được chứa đựng trong bình to bằng
đất sét nung. Những vùng dân cư như bộ tộc Sepape đã phát minh ra thùng
tròn bằng gỗ được lắp chặt khít bằng những mảnh gỗ theo lỗ mọng, có nắp
đậy và được niềng chặt bằng những móc sắt.
Vào thế kỷ 15, triều đại nhà Minh (1368-1644) ở Trung Quốc đã thiết lập

trung tâm trao đổi thương mại đồ gốm sứ với vùng Nam, Tây Á và Ai Cập.
Cũng vào thời kỳ này, các vùng dân cư đã vượt đường xa để đến trao đổi
lương thực, hàng hóa. Do đó, các phương pháp bao gói để bảo quản lương
thực, đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong thời gian dài qua những vùng khí hậu
khắc nghiệt, đã bắt đầu được phát hiện và biết đến. Lương thực như ngũ cốc
được ổn đònh nhiệt độ và làm ẩm trong suốt quá trình vận chuyển trong những
túi da có pha cát, và xoắn miệng túi lại để đạt độ kín.


17

1.3.2 Các loại vật liệu bao gói
Giấy
Được phát minh ra nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ cây, da thú mà
loài người dùng để viết lên trước đó. Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy
viết đầu tiên vào năm 105, giấy được làm từ sợi lanh. Kể từ năm 751, kỹ
thuật sản xuất giấy được truyền sang miền Tây Á, sau đó phổ biến ở các nước
châu Âu và châu Mỹ.
Vào thế kỷ thứ 16, chính người Trung Quốc đã phát minh ra giấy bìa cứng.
Kỹ thuật làm giấy được phát triển không ngừng, đến năm 1867, công nghệ sản
xuất giấy từ bột gỗ xuất hiện và đến giữa năm 1800 giấy bìa gợn sóng (giấy
carton gợn sóng) được phát minh, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành bao bì.
Giấy bìa gợn sóng được sử dụng làm bao bì ngoài cho đa số các loại sản phẩm,
vì nó có tính bền cơ rất cao, có thể bảo vệ sản phẩm chứa đựng bên trong,
chống lại những tác động cơ học. Bên cạnh đó, đặc tính nhẹ của giấy bìa gợn
sóng rất hiệu dụng khi vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. Ngoài ra, giấy bìa gợn còn
có thể tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường.
Thủy tinh
Năm 1550 trước công nguyên, vật liệu thủy tinh được phát hiện, và
những chai lọ thủy tinh màu được chế tạo. Đến năm 1200 sau công nguyên,

người ta còn dùng thủy tinh làm chất men phủ lên bề mặt các sản phẩm gốm
sứ. Năm 1200 sau công nguyên, con người ta đã khắc vẽ trên khuôn đúc để
tạo ra vật dụng bằng thủy tinh có hình ảnh.
Công nghệ sản xuất thủy tinh qua nhiều thế kỷ đã đạt đến trình độ cao,
nhưng giá thành sản phẩm vẫn còn đắt. Từ thế kỷ 18 bước sang thế kỷ 19, nền
khoa học kỹ thuật thế giới tiến bộ và phổ biến nhanh nên giá thành sản phẩm
thủy tinh đã hạ xuống thấp. Cũng trong thời kỳ này, xuất hiện yêu cầu sản
xuất chai thủy tinh đựng rượu Whisky và các thức uống khác, đó chính là tác
nhân đã đưa công nghệ sản xuất thủy tinh đạt đỉnh cao.
Đồ gốm
Đồ gốm trở thành đồ gia dụng để chứa đựng thực phẩm, dùng làm chén
đóa ăn uống từ rất lâu đời và phổ biến khắp thế giới. Trước khi tồn tại công
nghệ đóng bao bì chân không và thiết bò lạnh vào thế kỷ 19, những đồ dùng
bằng gốm màu xám hoặc nâu, được trang trí bằng các oxyt kim loại màu,
thường được dùng để chứa mọi thứ từ bơ và thòt muối đến rượu quả. Các
thương nhân cũng dùng các bình bằng gốm để chứa nhựa thông, axit và các
loại chất lỏng công nghiệp khác; họ đã sử dụng hình ảnh trang trí trên các
bình gốm để quảng cáo cho sản phẩm.


18

Đồ gốm được sản xuất lần đầu tiên vào thế kỷ 15. Nước Đức nổi tiếng
bởi những loại men sứ làm từ các loại muối vô cơ; chính men sứ đã làm cho
bình gốm cứng hơn và an toàn hơn những bình gốm có lớp men chứa chì.
Ngành đồ gốm đạt đỉnh cao vào thế kỷ 18-19, sau đó thì nó nhường chỗ cho
các loại vật liệu và bao bì khác.
Sắt tráng thiếc
Khoảng năm 1200, những người thợ thủ công Bohemia đã phát hiện ra
phương pháp mạ thiếc lên những tấm sắt mỏng. Phát minh này được giữ bí

mật trong suốt 400 năm, nhưng năm 1620, một Công tước xứ Saxony đã lấy
được bí mật này. Thời kỳ đồ sắt mang lại những nguyên liệu và máy móc mới
cho việc cuộn thép tấm và tráng thiếc. Sự kiện thép thay thế sắt và những hợp
kim cứng khác, đã tạo điều kiện sản xuất các cỡ tấm hay lá kim loại rất
mỏng. Từ đó đã phát triển và tồn tại công nghệ chế tạo lon, hộp bằng thép
tấm, nhôm, hợp kim của nhôm và đi đến hoàn hảo như hiện nay.
Nhôm
Vào năm 1825, nhà nghiên cứu Oersted sản xuất ra được những hạt
nhôm đầu tiên. Việc tinh luyện nhôm rất khó khăn nên vào năm 1825, giá
nhôm là 545USD/Lb. Hoàng đế Napoleon thường sử dụng thìa và nóa bằng
nhôm khi tiếp các vò khách đặc biệt. Những đồ trang sức vào thời Nữ hoàng
Victoria cũng được làm bằng nhôm. Năm 1854, Deville và Bunsen đã cải
thiện phương pháp tinh luyện nhôm, do đó vào năm 1885, giá nhôm đã giảm
xuống 11,33USD/Lb, tuy vẫn còn khá cao. Năm 1886, Heroult và Hall phát hiện
phương pháp điện phân hiện đại hơn, để tách nhôm từ oxyt nhôâm. Năm 1888,
Bayer tìm ra phương pháp rẻ tiền hơn để tách nhôm từ quặng boxit. Năm
1982, giá đã giảm xuống còn 0,57USD/Lb và đến năm 1942, giá giảm xuống
0,14USD/Lb.
Khi giá cả đã ở mức hợp lý, nhôm được sử dụng cho nhiều mục đích. Đặc
tính mềm dẻo của nó cho phép chế tạo lá nhôm một cách dễ dàng. Lá nhôm
đầu tiên được sản xuất vào khoảng năm 1910, và trong đầu những năm 1920,
kỹ thuật cuộn và in trên nhôm được hoàn thiện. Kỹ thuật đúc nhôm để sản
xuất các loại lá nhôm xuất hiện vào cuối những năm 1970.
Thiếc, chì và các kim loại khác
Vào thời xưa, các loại hộp và cốc được sản xuất từ vàng và bạc, nhưng
chúng quá đắt cho những nhu cầu thông thường. Người La Mã cổ xưa thường
sử dụng chì trong nhiều thứ, bao gồm cả ống dẫn nước. Ngày nay, vẫn còn lại
những bằng chứng cho thấy chì đã được sử dụng để hàn các hộp, lon bằng kim



19

loại. Họ cũng tìm cách chế tạo tấm hay lá chì rất mỏng và vì không biết đến
tính độc hại của chì nên đã dùng nó để gói thực phẩm. Những lá chì đã được
sử dụng để bao bọc trực tiếp trà và thuốc lá trong các hộp trà hoặc thuốc lá từ
những năm 1826-1930.
Lá thiếc có phạm vi sử dụng rất lớn. Hầu hết những hợp kim của thiếc
được sản xuất từ thiếc, chì, antimon, kẽm hoặc đồng và được sử dụng phổ
biến do thiếc tinh khiết rất khó cuộn lại. Vào những năm 1930, phó mát được
gói bằng thiếc lá có pha antimon; thiếc lá cũng được dùng để bao gói
chocolate vào những năm 1940.
Chất dẻo
Việc nghiên cứu thay thế nguyên liệu cho các quả banh billard bằng ngà
đã dẫn đến việc tìm ra cellulose nitrat vào năm 1845. Vào năm 1862, những
hạt nhựa nhỏ đầu tiên được trưng bày tại một cuộc triển lãm lớn ở Luân Đôn.
Vào năm 1870, nhà nghiên cứu Hyatt tạo ra celluloid, là hỗn hợp của
cellulose nitrat và camphor. Đây là một trong những thành công đầu tiên của
chất dẻo nhân tạo, về phương diện vật liệu lẫn thương mại. Do celluloid và
những sản phẩm cellulose nitrat rất dễ cháy, nên các nhà nghiên cứu tiếp tục
tìm kiếm những hợp chất khó cháy hơn như cellulose acetat có thể hòa tan
trong aceton, (hiện được dùng rộng rãi trong ngành sơn mài).
Sợi viscose hay cellulose xanthate dùng trong phục hồi các sợi cellulose
và màng chất dẻo được tìm ra năm 1892. Sợi viscose được sử dụng rộng rãi ở
châu Âu khoảng giữa năm 1912 tới 1914; và màng cellophane được giới thiệu
ở Mỹ vào năm 1924. Sự thêm vào lớp phủ cellulose nitrat giúp cho bao bì có
khả năng chống ẩm tốt hơn. Cho tới năm 1950, cellophane vẫn chiếm ưu thế
hơn so với các loại vật liệu bao gói khác.
Màng casein được giới thiệu vào năm 1899. Các loại nút và khóa bằng
casein-formaldehyde được dùng rộng rãi trong suốt những năm 1920. Nhựa
casein vẫn được dùng cho đến ngày nay dưới dạng chất keo dán là nhũ tương

của casein và nhựa dẻo. Những loại nhựa khác được làm từ quá trình polyme
hóa formaldehyde vào những năm cuối của thế kỷ 19 là phenol- urea-, và
melamine formaldehyde. Trong những năm 1930-1940 melamineformaldehyde
được dùng như chất làm tăng độ bền của giấy chống thấm ướt.
Styren được chưng cất lần đầu tiên từ nhựa cây balsam vào năm 1831 và
từ đó quá trình polyme hóa styren được chú ý. Vào năm 1866, styren được sản
xuất từ benzene, được chưng cất than đá. Từ thành công này, polystyren được
sử dụng rộng rãi, nhưng do tính giòn, có thể dễ vỡ, mảnh vỡ gây nguy hiểm
trong trường hợp làm đồ chơi trẻ em, hay bình chứa đựng thực phẩm. Do đó


20

đưa đến hợp chất mới tốt hơn so với polystyren và cao su tổng hợp. Sự phát
triển kế tiếp là: styren, acrylonitrile và butadien được đồng polyme hóa để
sản xuất nhựa ABS. Vào năm 1950, xốp polystyren (EPS) được giới thiệu và
sau đó được dùng làm tấm cách nhiệt và vật liệu đệm.
Quá trình nghiên cứu cao su thiên nhiên đã dẫn tới việc phát minh ra các
lớp phủ bằng cao su lên các vật liệu xây dựng. Tiếp theo đó, rất nhiều loại
cao su tổng hợp có gốc dien được chế tạo ra trong các phòng thí nghiệm. Vào
năm 1933, cao su butadien-styren được giới thiệu, đó là hợp chất Buna S, rất
quen thuộc trong Thế chiến thứ II. Hợp chất tương tự, Buna N, cũng là một
sản phẩm thời kỳ chiến tranh. Vào những năm 1950, ngành hóa học về cao su
đã có những bước tiến rất nhanh, về tính đàn hồi của cao su đã được sử dụng
rộng rãi như thành phần của keo trong bao bì.
Monomer vinyl chloride (VCM) được sản xuất lần đầu tiên năm 1835, và
polyvinylchloride (PVC) được tìm ra vào năm 1872. Đến năm 1912, PVC được
sản xuất để làm vật cách nhiệt cho dây cáp. Polyvinyl acohol được sản xuất vào
năm 1924 từ polyvinyl acetat bò thủy phân. Người ta nhận thấy polyvinyl acetat
quá mềm và polyvinyl chloride quá cứng; do đó vào năm 1928 vinyl acetat và

vinyl chloride được đồng trùng hợp. Hợp chất này được chứng minh là rất hữu
dụng. Với sự thêm vào của chất hóa dẻo, một loạt các tấm phủ được sản xuất.
Những màng che và áo mưa được sản xuất lần đầu tiên trong những năm 1940 rất
nặng mùi chất làm dẻo, tuy nhiên khi kỹ thuật phát triển, người ta đã tìm ra các
loại polyme và chất hóa dẻo tốt hơn. Vào năm 1958, màng PVC có thể co dãn do
nhiệt được giới thiệu. Hợp chất đồng trùng hợp VC-acrylic có độ rắn cao. Hợp
chất đồng trùng hợp của vinylchloride và vinyl ether được dùng trong sơn mài.
Polyvinylidene chloride (PVDC) được tìm ra năm 1838. Hạt monomer tinh
khiết được tổng hợp vào năm 1872 và polyme PVDC được tổng hợp năm 1916.
Chất này có khoảng nhiệt độ nóng chảy rất hẹp, khá giòn và cứng. Vào năm
1936, sản phẩm đồng trùng hợp của VC và VDC được sản xuất, lần đầu tiên.
Hợp chất polyester đầu tiên được tìm ra năm 1847. Ester acrylate được
chế tạo vào năm 1873 và methyl acrylate được trùng hợp năm 1880.
Polyacrylate được sản xuất lần đầu tiên năm 1927, và polymethyl methacrylate
vào năm 1933. Polyethylene-glycol-terephthalate (PET) được tìm ra đầu tiên vào
năm 1941 và được sản xuất vào những năm 1950 dưới dạng màng Mylar.
Một trong những sự phát triển quan trọng nhất có liên quan đến bao bì xảy
ra năm 1933, khi Fawcett và Gibson thuộc Công ty Hóa chất Công nghiệp
Imperial (ICI) đã tìm ra polyethylene (PE) đầu tiên, được xử lý ở áp suất cao.
Nhựa PE được sử dụng đầu tiên làm tấm bao bọc các sợi dây cáp điện thoại
ngầm, và trong suốt thế chiến thứ II nó được sử dụng như chất bao bọc các dây


21

cáp của radar. Vào đầu những năm 1940, Karl Ziegler đã nghiên cứu và tìm ra
phương pháp xúc tác để sản xuất polyethelene ở áp suất thấp. Phương pháp của
Ziegler cho phép sản xuất polyethelene có tỷ trọng cao hơn (HDPE) phương
pháp của ICI; loại này đã nhanh chóng đạt doanh số bán cao vào năm 1956.
Vào năm 1961, Tiến só Richard W. Rees của hãng DuPont phát minh ra

ionomer bằng cách liên kết hóa học ion kim loại với PE có chứa các nhóm
axit. Nghiên cứu của ông về polyethelene tỷ trọng thấp (LDPE) đã mở ra
phạm vi rộng rãi và thò trường cho việc chuyển đổi bao bì theo khuynh hướng
bao bì chất dẻo như ngày nay.
Vào năm 1954, Natta ở Ý dùng chất xúc tác cho sự bố trí cố đònh cấu trúc
không gian để sản xuất polypropylene và phát triển nguyên tắc thay đổi cấu
trúc của polyme để sản xuất nhiều loại plastic đồng trùng hợp như ngày nay,
tạo thành chuỗi polyme có đặc tính đáp ứng một số yêu cầu cần thiết đối với
xã hội phát triển. Trong những năm kế tiếp, nhiều hợp chất đồng trùng hợp
của ethylene, propylene và butylene được đưa ra thò trường.
Những loại chất dẻo khác được dùng làm bao bì bao gồm polyamide
(nylon) được phát minh ra đầu tiên năm 1937, dưới dạng sợi và sau đó được
phát triển sang dạng màng vào cuối những năm 1950. Polycarbonate được đưa
ra thò trường vào năm 1959.
1.3.3 Sự phát triển của các loại hình bao bì
Các loại thùng chứa, hộp bằng gỗ, bình sứ, túi da, bao vải đều đã có từ
rất lâu. Dưới đây là những bước tiến quan trọng trong sự phát triển của các
loại hình bao bì mà đang phổ biến hiện nay.
Hộp bằng kim loại
Từ sự phát minh ra thép tráng thiếc vào năm 1200, người ta đã có thể tạo
ra các loại hộp kim loại. Nhưng mãi cho tới năm 1764 mới xuất hiện ở Luân
Đôn các loại hộp nhỏ bằng kim loại để đựng thuốc lá. Đầu những năm 1830,
diêm và bánh bích quy đều được chứa đựng trong các hộp thép tráng thiếc.
Một vài loại hộp được thiết kế với các loại hình đặc biệt có ký tự nổi, những
loại khác có nhãn hiệu được in trên giấy rồi dán vào hộp. Khoảng giữa năm
1850 và 1900, kỹ thuật in trên kim loại được phát triển. Những chiếc hộp ban
đầu được thiết kế với 8÷9 màu so với ngày nay là 4÷6 màu. Ngày nay các loại
hộp không được in nhiều hơn năm màu do chi phí cao.
Lon kim loại
Các loại hộp hình trụ được thiết kế bởi Peter Durand vào năm 1810. Những



22

chiếc hộp đầu tiên được hàn bằng tay có chừa một lỗ đường kính khoảng 3÷4cm
trên đỉnh. Sau khi thực phẩm được đưa vào qua lỗ, lỗ được đóng lại bằng cách hàn
một miếng thép. Có những trường hợp, một cái lỗ nhỏ được khoan để thoát khí
trong quá trình nấu và sau đó được hàn lại. Những người thợ có thể làm được 60
cái/ngày bằng phương pháp thủ công. Nhiều loại dụng cụ và kỹ thuật lắp ráp được
phát minh để làm cho công việc chế tạo lon được dễ dàng hơn. Vào năm 1868,
các loại verni được chế tạo để phủ bên trong lon sắt, chống lại sự ăn mòn lon bởi
thực phẩm được chứa đựng và sự hư hỏng thực phẩm do nhiễm kim loại từ bao bì.
Phương pháp ghép mí lon có dùng các hợp chất hàn của Max Ams được giới thiệu
năm 1888, và vào năm 1900, đã ra đời các loại máy ghép mí lon sắt có công suất
2.500 lon/giờ, từ đó lon được sản xuất theo phương pháp ghép mí. Các loại lon có
nắp đậy có thể đã xuất hiện từ năm 1922. Bên cạnh đó, loại lon hàn đáy và nắp
vẫn được dùng cho đến ngày nay. Lon nhôm được chế tạo để đựng các loại dầu
nhờn vào năm 1957, và được dùng làm bao bì cho sản phẩm bia kể từ năm 1963.
Những chiếc lon đầu tiên được mở bằng cách dùng đục và búa. Chiếc
khóa mở đồ hộp (khui hộp) đầu tiên được sáng chế năm 1866, dựa trên
nguyên tắc đòn bẩy được giới thiệu năm 1875. Các loại nắp có thể xé được,
được làm bằng giấy nhôm đã xuất hiện vào những năm 1950. Ngày nay, các
loại hộp đóng gói chân không có loại nắp này thường được làm từ plastic cho
phép hàn kín và mở dễ dàng.
Chai và lọ thủy tinh
Đặc điểm của những chai lọ thế kỷ 17 và 18 là có cấu tạo đặc trưng để
phân biệt nhà sản xuất và các sản phẩm chứa bên trong. Chiếc máy đúc chai
tự động đầu tiên bằng phương pháp ly tâm được sản xuất lần đầu tiên năm
1889. Loại máy hiện đại Owen có thể sản xuất 20.000 chai/ngày.
Dưới thời Nữ hoàng Victoria (nước Anh), các chai đựng dược phẩm có

độc tính cao được thiết kế đặc biệt. Những chai lọ này được chế tạo để người
sử dụng có thể nhận biết những bất thường bằng sự cảm nhận bởi giác quan.
Đặc điểm này là biện pháp an toàn đầu tiên được sử dụng. Nắp chai cũng tiến
một bước dài từ dạng nắp gỗ chuốt nhọn và các loại nút bần được dùng từ
năm 1000 trước công nguyên, theo Horace. Để đóng kín hơn, nắp chai được
phủ sáp hoặc hắc ín. Nút bần được sử dụng chủ yếu cho tới khi nút vặn ra đời
năm 1892 và nút bần vẫn được sử dụng cho chai đựng rượu cho đến nay. Vào
giữa thập niên 1930, đã có nhiều thử nghiệm dẫn tới việc sử dụng nắp bằng
cao su và nhựa PE bắt đầu từ năm 1945; tiếp theo polycellular vinyl được sử
dụng vào năm 1957. Những lớp bao phủ bằng nhôm được giới thiệu năm
1960. Loại mới nhất được làm bằng nhôm và được thiết kế để có thể xé được
vòng xoắn ở phía dưới, khi phần này bò rời khỏi nắp cho thấy là chai đã được


23

mở, thường được áp dụng trong việc khằng các loại chai rượu hay nước giải
khát.
Những sản phẩm nước uống đóng chai có nắp vặn bằng nhựa hoặc bằng
kim loại; loại chai miệng rộng được đóng bằng giấy sáp hoặc bằng lá kim
loại. Các loại nắp chặt hơn được làm bằng kim loại có đệm cao su. Ngày nay,
đa số các loại chai miệng rộng có nắp bằng thép vặn ren, và được bọc lớp
platis dạng màng co nhằm khằng sản phẩm.
Hộp bằng gỗ và bìa cứng
Từ những năm 1630 cho đến thế kỷ 19, các loại hộp được chế tạo thủ
công bằng các tấm gỗ mỏng hoặc giấy bìa cứng (carton), các loại nhãn hiệu
đã được dán bên ngoài thùng, hộp để quảng cáo, phân biệt.
Ngày nay việc sản xuất hộp và thùng chứa bằng giấy đã trở thành một
ngành thương mại quan trọng. Việc sản xuất hộp có thể đã bắt đầu ở Anh vào
năm 1817. Và ở Mỹ đã bắt đầu sớm hơn vào năm 1810 tại Philadelphia. Các

loại hộp sản xuất ở thời điểm đầu thường có dạng tròn vì khó tạo góc cạnh
bằng phương pháp thủ công.
Ngành làm thùng hộp carton bằng cơ giới bắt đầu vào năm 1855, dùng
để đựng thuốc và đựng kẹo.
Các loại hộp, thùng giấy đã giúp tiết kiệm được không gian rất nhiều
trong việc lưu trữ hàng hóa trong kho hay cửa hàng. Vào năm 1870, Robert
Gair, người đã thành công trước đó trong việc sản xuất túi giấy, đã phát minh
ra máy cắt và gấp nếp tự động. Vào đầu những năm 1900, các loại ngũ cốc,
và bánh bích quy được bao gói bằng các thùng carton có tráng sáp, và được in
nhãn hiệu của sản phẩm, các mẫu quảng cáo.
Giấy gói và nhãn hiệu
Cách bao gói bằng lá cây đã được dùng từ rất xa xưa để ngăn ngừa đất,
nước và các tác nhân gây hư hại đối với thực phẩm. Khoảng năm 1550, các
loại giấy gói đã được in tên của người sản xuất. Thuốc và thuốc lá được bán
trong các bao bằng giấy vào những năm 1660. Vào đầu những năm 1770,
người ta đã có thể mua đinh ghim, thuốc lá, trà và các chất dạng bột trong các
hộp giấy. Với sự xuất hiện của giấy làm bằng máy và thuật in đá, các nhãn
hiệu được in và áp dụng cho hộp, chai, lọ, lon chứa đựng các loại sản phẩm.
Chẳng bao lâu sau đó, các sản phẩm thực phẩm được phân biệt bằng nhãn
hiệu thuận tiện trong phân phối lưu kho tiêu thụ.
Những người bán kẹo thủ công ở Paris đã bao gói sản phẩm của họ trong
các giấy màu có xoắn hai đầu vào năm 1847. Lá kim loại đã được dùng để


24

bọc các loại chocolate từ đầu những năm 1840 đến nay. Ban đầu, lá kim loại
được làm bằng chì, sau đó dùng lá thép để bao bọc một số thực phẩm nhưng
vào nửa sau thế kỷ 19 phần lớn lá kim loại được thay thế bằng giấy tráng sáp
chống thấm và được dán nhãn hiệu.

Giấy sáp ra đời từ ý tưởng của một người thợ làm nến, ông không muốn
mang con cá mới câu được về nhà được bọc bằng giấy báo thấm ướt nước. Vào
năm 1877, ông thành lập một công ty sản xuất giấy sáp. Đến năm 1894, giấy
phủ paraffin được lót bên trong thùng carton đựng bánh quy để chống thấm chất
béo ra thùng giấy và chống hút ẩm vào bánh. Sau đó vào những năm 1900 giấy
phủ paraffin được dùng gói kẹo, bánh mì và một số thức ăn khô một cách phổ
biến.
Giấy sáp xuất hiện làm thành một loại vật liệu cách ẩm tốt trước khi có
sự xuất hiện của cellophane và nhôm vào năm 1912. Chẳng bao lâu sau đó,
giấy sáp và các lá kim loại được kết hợp để sản xuất ra một loại bao bì tốt
hơn. Vào cuối những năm 1950 xuất hiện các loại màng chất dẻo có thể hàn
bằng nhiệt và co dãn được như polyvinylchloride, polyvinylidene chloride,
polyethylene và polypropylene. Những năm 1960 đến 1970, là thời gian
xuất hiện các chất loại polyme - nhựa nhiệt dẻo đồng trùng hợp đưa công
nghệ bao bì lên đỉnh cao.
Túi
Việc sản xuất các loại túi được bắt đầu vào những năm 1618-1648. Cơ sở sản
xuất túi giấy đầu tiên ở Anh đã thành lập năm 1844 ở Bristol. Ở thời kỳ này,
việc in ấn trên túi giấy được thực hiện bằng các máy in đá chạy bằng hơi
nước. Chiếc máy làm túi đầu tiên được phát minh năm 1852, bởi Francis
Wolle ở Mỹ, tuy nhiên cho tới năm 1902, nhiều loại túi vẫn được làm bằng
tay. Vào những năm 1870, những bao bì bằng giấy có kích thước lớn được
xếp, dán keo đã được thay thế bởi các bao bằng bông vải để đựng các khối
lượng lớn như ngũ cốc, lương thực, các loại bột. Năm 1905, các loại túi giấy
có in nhãn được sản xuất theo dây chuyền tự động và tiếp theo là túi bằng
plastic (nhựa nhiệt dẻo) ra đời, rất thông dụng so với túi giấy.
Nghệ thuật tạo hình
Nghệ thuật trang trí đã có từ rất lâu đời bằng chứng là những người tiền
sử đã biết sơn, chạm trổ và điêu khắc trên các đồ dùng cổ xưa của họ. Trong
nhiều ngàn năm, những công việc như vậy được áp dụng với tất cả những thứ

cần được trang trí. Lòch sử thế giới đã không ghi chép lại những thử nghiệm
phương pháp in ấn đầu tiên xuất hiện lúc nào. Nhưng ở Trung Quốc việc in
trên giấy đầu tiên bằng các khối gỗ được chạm khắc vào khoảng năm 868.


25

Cũng ở Trung Quốc vào khoảng năm 1041, những khối gỗ rời để in từng ký tự
đã được sử dụng. Nghệ thuật in trên giấy từ những khối gỗ có ở châu Âu được
bắt đầu vào năm 1454.
Kỹ thuật in ấn bao bì bao gói các loại sản phẩm đã được phát triển bởi
người thợ làm giấy Andreas Bernhart vào những năm 1550 và phát triển cho
đến nay. Vào đầu những năm 1600, một vài loại sản phẩm còn được phân biệt
bởi tên người sản xuất để tránh nhằm lẫn về nhà sản xuất.
Vào khoảng giữa những năm 1700, những đóa bằng thép hay đồng được
chạm khắc đã được sử dụng thay thế cho các khối gỗ trong việc in nhãn. Phương
pháp mới này được áp dụng để in trên đồ gốm. Vào năm 1789, nguyên tắc in
bảng đá được Senefelder ở Bavaria khám phá. Kỹ thuật in đá đã giúp cho việc
in trên đồ gốm nhiều màu hơn, và việc in màu trên giấy trở nên phổ biến. Một
số người thợ in, như Currier và Ives, in một màu trên bảng in đá và sau đó thêm
vào một màu khác bằng cách vẽ tay. Với sự phát triển của thế kỷ 19, các thợ in
tranh đua nhau trong việc tạo ra các bề ngoài và các nhãn hiệu đẹp hơn.
Việc in trực tiếp lên các tấm thiếc không thành công vào năm 1864 do
những bảng in được chạm khắc hoặc bằng đá không cho sự tiếp xúc tốt. Việc
chuyển đổi phương pháp diễn ra trong khoảng 10 năm. Năm 1875 Robert
Barclay phát minh ra kỹ thuật in offset. Năm 1903, nguyên tắc in offset được
cải tiến với tốc độ cao.
Kỹ thuật in nổi bằng khuôn mềm ra đời ở Anh khoảng năm 1890, nhằm
theo kòp tốc độ của máy làm túi giấy, mực in là aniline, khô nhanh được dùng
in trên các khối cao su đàn hồi hoặc đóa, và nguyên tắc này cũng được dùng

để in trên các bề mặt khác. Năm 1905, máy làm túi và máy in được kết hợp
với nhau trong một dây chuyền.
Trong suốt thế kỷ 19 và 20, kỹ thuật nhiếp ảnh được phát minh nhờ đó các
bản in có thể được chuẩn bò và khắc bằng axit. Việc chuẩn bò các bản in càng
lức càng ít phức tạp hơn và giảm được chi phí. Vào năm 1900, kỹ thuật in nhiều
màu lại được cải tiến và người ta đã có thể in được sáu màu cùng một lúc.
Sự phát triển chung của bao bì và thiết bò
Kỹ thuật đóng gói phát triển rất nhanh, về nguyên liệu và máy móc.
Những chiếc máy đầu tiên được chế tạo cho quá trình làm bao bì hoặc in ấn
được vận hành bằng sức người hoặc dùng năng lượng hơi nước, đều đóng góp
vào sự tăng sản lượng và giảm chi phí. Bên cạnh đó một vài loại máy móc
được kết hợp vào trong sản xuất để cho quá trình vận hành dây chuyền được
hiệu quả hơn.


26

Các loại thiết bò cán mỏng, thiết bò làm giấy sáp, máy làm hộp và máy
dán nhãn.v.v... được phát triển trong nhiều thập niên trước và sau Thế chiến
thứ I. Những máy tự động phết keo lên các nhãn hiệu được chế tạo bởi tập
đoàn New Jersey ở Mỹ khoảng năm 1918.
Máy đùn ép (extruder) vật liệu plastic để chế tạo bao bì đang được sử
dụng rộng rãi hiện nay, đã được phát minh đầu tiên vào khoảng năm 1840 để
sản xuất các ống chì. Khoảng giữa năm 1840 và 1860, máy đùn ép được dùng
để bao bọc nhựa các sợi dây cáp điện. Chiếc máy đùn ép đầu tiên dùng lực
đẩy của pittông chỉ thích hợp cho những bộ phận nhỏ nhưng không thích hợp
cho các tấm hoặc ống dài. Máy đùn ép dùng trục vít được phát minh ra năm
1879. Vào năm 1912, máy đùn ép có trục vít lớn hơn và có thùng chứa được
chế tạo, tỷ lệ chiều dài so với đường kính trục (l/d) khoảng 10 và được kết
hợp với hệ thống làm lạnh. Ngành plastic đạt được một số thành công trong

việc ép nhựa cho tới những năm cuối của thập niên 50. Sau đó trục vít lại
được cải thiện hiệu quả hơn đáp ứng với nguyên liệu được nấu chảy đồng
nhất nhò vào tỷ lệ l/d được tăng lên. Đây là loại trục vít có hai kênh với hai
bộ phận trộn và nấu chảy khác nhau, có trang bò các thiết bò đo. Một vài loại
máy đùn ép không có trục vít được nghiên cứu để cạnh tranh với các máy
dùng trục vít. Theo sự cải tiến của máy đùn ép dẫn tới những thay đổi trong
vật liệu làm bao bì, nhiều sự kết hợp giữa các nguyên liệu tạo vật liệu ghép
và lớp phủ bên ngoài, thích hợp để bao gói, đáp ứng những yêu cầu của nhiều
loại thực phẩm khác nhau. Trong những năm gần đây, máy đùn ép đã phát
triển đến mức có thể ép hai loại chất dẻo nóng chảy qua một khuôn để sản xuất
màng mỏng có cấu trúc hỗn hợp.
Đến cuối thế kỷ 19, vật liệu làm bao bì được chế tạo bằng hệ thống trang
thiết bò tự động và theo đó là sự ra đời các thiết bò đònh lượng thực phẩm để đóng
thực phẩm vào bao bì một cách tự động.
Thiết bò cân, đo và đếm đã được chế tạo hoàn chỉnh từ năm 1900, cùng
lúc với thiết bò làm thùng carton, dán keo và làm túi. Trong thập niên sau đó
(khoảng 1910), máy móc được phát triển để bao gói các loại thực phẩm có
kích thước rất nhỏ như các loại kẹo, và đóng kiện hàng hóa vào các thùng
carton. Khoảng sau năm 1913, máy móc được phát triển để gấp các thùng
carton đựng sản phẩm từ các băng chuyền. Có sự chuyển biến rất lớn của kỹ
thuật bao bì và đóng gói thực phẩm ở thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến: thực
phẩm được chuyển hướng từ dạng đóng gói khổ lớn sang đóng gói thành
những đơn vò nhỏ với tốc độ cao, đồng thời, các nhà sản xuất máy móc đã
thuyết phục các nhà sản xuất thực phẩm thay đổi những thiết bò cũ để thích
hợp với các kỹ thuật mới. Những thiết bò đóng gói chân không xuất hiện
giữa những năm 1950.


27


Ngày nay, nếu thiếu các hệ thống trang thiết bò đóng gói tự động trong
sản xuất thực phẩm thì chi phí bao gói có thể cao đến mức không chấp nhận
được và mức độ hư hỏng sản phẩm cũng rất lớn vì không đảm bảo được an
toàn vệ sinh thực phẩm.
1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA BAO BÌ TP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
Sự phát triển của xã hội công nghiệp hóa đồng thời với sự phát triển của
đô thò, và công nghiệp hóa nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng tập trung dân
trong khu vực thành thò, sự tăng số lượng phụ nữ đi làm và việc thay đổi từ
các đại gia đình ở nông thôn thành các gia đình nhỏ. Như thế, cần thiết phải
có sự cải thiện hiệu quả trong phân phối hàng hóa, thực phẩm để có thể cung
cấp hợp lí cho người tiêu dùng. Đây là khởi điểm của thời kỳ bao bì tiêu thụ
là các bao bì bao gói từng đơn vò nhỏ thay thế cho việc bán từng khối lớn hàng
hóa trước kia.
Bên cạnh đó, theo sự phát triển của xã hội, nâng cao mức sống của người
dân đã gia tăng mức tiêu dùng và tạo nên sự thay đổi yêu cầu về hàng hóa,
thực phẩm. Tất cả những điều này đã được thể hiện bằng sự gia tăng các hoạt
động vui chơi, giải trí, du lòch và cùng với nó là sự gia tăng số lượng các bữa
ăn ngoài trời... Ngoài ra người sử dụng còn đòi hỏi thực phẩm phải có sự thay
đổi về mẫu mã, kiểu dáng sao cho thuận lợi và phù hợp với từng trường hợp
khác nhau và đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ví dụ như trẻ nhỏ đến
trường đem theo sữa hộp tiệt trùng thì rất thuận lợi và vệ sinh). Đồng thời nhà
sản xuất cũng quan tâm thu hút sự chú ý của khách hàng bằng việc tiếp thò
thông qua bao bì. Vì vậy, ngày nay bao bì được sử dụng như là một công cụ
của quá trình marketing để đạt được giá trò gia tăng cho sản phẩm. Điều này
giải thích tại sao trong xã hội hiện nay, chi phí cho bao bì thực phẩm trong
tổng chi phí chung của ngành sản xuất bao bì là cao nhất. Và đối với riêng
ngành công nghiệp thực phẩm thì tỷ lệ chi phí cho bao bì ngày càng cao so với
tổng chi phí sản xuất thực phẩm. Từ đó đưa đến sự cạnh tranh cao độ nhằm
giảm giá thành sản phẩm và yêu cầu vật liệu bao bì đạt tính năng cao. Những
yêu cầu này đã được thỏa mãn bởi sự tạo ra các vật liệu bao bì và hệ thống

đóng gói mới, đặc biệt. Các loại bao bì đa dạng về cấu trúc, cách trang trí,
thông tin, nhẹ, độ dày rất nhỏ và đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình bảo
quản, sử dụng, phân phối, kiểm tra sản phẩm.
Hầu hết nhu cầu hàng ngày về thực phẩm của các gia đình, được đáp ứng
thông qua hệ thống siêu thò. Sự tăng trưởng nhanh chóng của phương thức
phân phối tự phục vụ là nhờ vào bao bì hiện đại. Điều này không chỉ giúp
giảm chi phí phân phối (rẻ hơn từ 5 ÷ 7 lần), mà còn bảo quản thực phẩm
tránh được sự hư hỏng, đưa đến hiệu quả sản xuất tăng cao, hỗ trợ cho việc


28

cạnh tranh về giá cho các sản phẩm cuối cùng. Chỉ riêng trong lónh vực sản
xuất thực phẩm, tỷ lệ hư hỏng của sản phẩm tại các quốc gia công nghiệp
hàng đầu và các quốc gia đang phát triển là 5% và 50%, nếu tỷ lệ này càng
hạ thấp thì càng tạo nhiều cơ hội cho việc cải thiện mức sống và giảm giá
thành sản phẩm cuối cùng. Người ta đã đánh giá rằng chỉ riêng ngành công
nghiệp thực phẩm ở Đức, bao bì và hệ thống trang thiết bò đóng bao bì, cho
đến phân phối hàng hóa đều hiện đại đã tiết kiệm được 20 tỉ USD/năm. Mức
tiết kiệm này đóng góp tốt cho việc cải thiện mức sống, giảm giá thành thành
phẩm cuối cùng mà sau cùng sẽ tạo ra một sự cạnh tranh mạnh mẽ và sự phát
triển chung của toàn quốc gia.
Với phương hướng chiến lược phát triển bao bì ngành thực phẩm, sản
xuất thực phẩm của đất nước chắc chắn sẽ có bước phát triển nhảy vọt về qui
mô sản xuất, về ngành nghề, trình độ chế biến, về sản lượng và tỉ suất hàng
hóa, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thực phẩm chế biến đa dạng. Sự phát
triển này sẽ kéo theo sự phát triển tất yếu về qui mô và trình độ phân phối
trong thò trường nội đòa cũng như thò trường quốc tế, do đó nâng cao thu nhập
từ giá trò gia tăng của hàng xuất khẩu cũng như góp phần tạo công ăn việc
làm cho người lao động trong nước. Vì vậy mà kỹ thuật bao bì trên thế giới đã

phát triển rất mạnh; từ hơn một thập niên trước đây và không ngừng lớn mạnh
về chủng loại, về trình độ chế tạo cũng như về số lượng.
Nước ta trong những năm gần đây, kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng
ngày càng được nâng cao, trong đó nhu cầu về thực phẩm chế biến đạt chất
lượng cao để tiêu dùng và xuất khẩu tăng lên mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy sự
phát triển qui mô công nghệ bao bì đa dạng và đạt chất lượng cao.
Sự chuyển biến có tính chiến lược của công nghệ thực phẩm đã yêu cầu
ngành bao bì phát triển mạnh mẽ về lượng cũng như chất với màng nguyên
liệu plastic đơn, màng phức hợp (màng ghép) hoặc lon thép tráng thiếc, chai
lọ nhựa (PET), chai lọ thủy tinh, những thùng chứa bằng bìa cứng gợn sóng và
bìa cứng các loại...
1.5 XU HƯỚNG BAO BÌ HIỆN NAY CỦA THẾ GIỚI ĐỐI VỚI BAO BÌ TP
Riêng đối với loại vật liệu làm bao bì bằng plastic, mức sản xuất và mức
tiêu dùng trung bình tính trên đầu người tăng ở các nước phát triển và càng
tăng cao ở những nước đang phát triển. Việt Nam là một trong những quốc gia
có tỷ lệ sử dụng vật liệu plastic tăng cao.
Sau đây là mức sản xuất, tiêu dùng và mức tiêu dùng/người/năm đối với vật
liệu bao bì plastic ở một số quốc gia trên thế giới được trình bày ở bảng sau đây.


29

Xu hướng hiện nay của ngành bao bì là:
- Sản lượng plastic nhiệt dẻo ngày càng tăng cao
- Kỹ thuật sản xuất màng plastic, bao bì bằng vật liệu plastic ghép ngày
càng phát triển mạnh.
- Bao bì phải đáp ứng được 3 chức năng chính là bảo vệ hàng hóa thực
phẩm bên trong, thông tin và thuận tiện trong quản lý, tiện dụng; và
hạn chế được sự ô nhiễm môi trường bởi bao bì phế thải. Do đó bao bì
cần được cấu tạo bởi vật liệu:

- Có khả năng tái sinh
- Được sản xuất tuân theo các luật về bảo vệ môi trường như bao bì
được ghi tên loại plastic cấu tạo ở dưới đáy để tiện phân loại sau khi
thu hồi và tái sinh.
- Để đảm bảo cho việc tái sinh, cần ghép hai trong nhiều loại nguyên
liệu có thành phần giống nhau, tránh tối đa việc pha trộn các loại
nguyên liệu plastic vào nhau.
- Cấu trúc màng phổ biến nhất là màng ba lớp.

Quốc gia
Năm
Úc
Bỉ
Bolivia
Brazil
Canada
Colombia
Phần Lan
Pháp
Đức
Hungary
Israel
Ý
Nhật
Hàn Quốc
Malaysia
Rumani
Slovakia
Slovenia
Nam Phi

Tây Ban
Nha

Sản xuất
(tấn/năm)
2000
2001
1099
1146
5116
5200
0
0
3782
3680
4263
4244
0
0
585
587
6500
6561
15500 15800
1006
1035
499
496
3875
3875

14736 13881
12100 11987
1300
1530
311
293
464
427
197
203
650
835
3639
3626

Tỷ lệ
thay
đổi
(%)
4,2
1,6
0,0
-2,7
-0,4
na
0,3
0,9
1,9
2,9
-0,6

0,0
-5,8
-0,9
17,7
-5,8
-8,0
3,3
28,5
-0,4

Mức tiêu dùng
(tấn/năm)
2000
2001
1541
1601
1840
1767
47
50
4330
4217
3503
3998
526
532
471
475
5201
5298

12800 12800
680
697
750
796
6810
6925
11609 11018
4714
5032
1200
1214
244
260
159
193
206
213
900
910
3797
4034

Tỷ lệ
thay
đổi
(%)
3,9
-4,0
6,4

-2,6
14,1
1,1
0,8
1,9
0,0
2,5
6,1
1,7
-5,1
6,7
1,2
6,6
21,4
3,7
1,1
6,2

Mức tiêu
dùng
/đầu người
2000
80
180
6
25
114
12
91
87

154
68
117
118
92
9
52
11
29
103
18
99

2001
83
172
6
22
118
13
91
87
160
68
124
104
87
9
51
12

36
107
18
102

Tỷ lệ
thay
đổi/người
(%)
3,9
-4,4
2,4
-12,1
3,7
3,0
0,0
0,0
4,1
0,6
6,0
-11,9
-5,4
2,0
-1,9
12,1
21,4
3,5
1,1
2,5



30

Quốc gia
Thổ Nhó
Kỳ
Anh
Mỹ
Việt Nam

Sản xuất
(tấn/năm)
723
850
2661
43822
938

2656
41719
1125

Tỷ lệ
thay
đổi
(%)
17,5

Mức tiêu dùng
(tấn/năm)

2158
1915

Tỷ lệ
thay
đổi
(%)
-11,3

-0,2
-4,8
19,9

4713
44509
950

0,2
-3,8
116,0

4724
42817
1102

30

28

Tỷ lệ

thay
đổi/người
(%)
-4,9

79
159
12

79
155
14

0,0
-2,8
16,7

Mức tiêu
dùng
/đầu người

Ghi chú: dấu (–) chỉ sự giảm so với mức của năm 2000.
- Từ sự gia tăng sản lượng bao bì chứa đựng thực phẩm cùng với kỹ
thuật vật liệu ghép đạt tính năng bảo quản cao do tính chống thấm khí,
hơi cực cao, thì số lượng bao bì phế thải ra môi trường cũng ngày càng
tăng cao làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng. Vì
vậy, biện pháp tái sinh vật liệu bao bì từ bao bì phế thải ngày càng
được các ngành kỹ thuật quan tâm.
- Thương nhân không nên lạm dụng giá thành quá thấp của bao bì
plastic mà sử dụng một cách thừa thãi những bao bì plastic phụ trợ bên

ngoài chứa đựng sản phẩm. Ở một số quốc gia họ phải tính toán hợp lý
và sử dụng đúng cách loại túi xách plastic, túi bọc ngoài sản phẩm,
khuyến cáo khách hàng phải tốn thêm chi phí khi có yêu cầu sử dụng
nó và khuyên dùng bao, túi xách plastic cũ để không tốn chi phí một cách
vô ích.
- Người dân phải tự phân loại rác khi thải và phân thành rác tiêu hủy
được và rác không tiêu hủy được, trong đó bao bì thực phẩm phế thải
được chia thành các loại: kim loại, plastic, và giấy ngay từ lúc được sử
dụng xong. Một khi cả thành phố, cả nước đều thực hiện việc tự phân
loại rác thì việc thu gom rác của công ty vệ sinh sẽ nhẹ nhàng hơn và
việc tái sinh vật liệu bao bì từ bao bì phế thải thực hiện một cách dễ
dàng và khá triệt để.
Trải qua các thời kỳ, cách trình bày bao bì để có thể hấp dẫn người tiêu
thụ luôn rất được coi trọng, như sử dụng bao bì trong suốt để khách hàng có
thể nhìn thấy sản phẩm bên trong. Ví dụ, ở Anh các loại thòt tươi thường được
đóng bao bì trong suốt ở cả đỉnh và đáy. Hoặc ở một số vùng ở châu Âu như
Scandinavia, Pháp, Đức, người ta có xu hướng đựng thực phẩm trong các túi
trắng đục và có một nắp trong suốt, hoặc bao bì trong suốt hoàn toàn, có thể
thấy nguyên dạng vật phẩm chứa đựng bên trong, tạo tâm lý an tâm cho
khách hàng đối với sản phẩm được chọn.


31

Những năm 1990 có những loại bao bì đặc sắc, là thành tựu của nghiên
cứu khoa học . Nó xuất phát từ vùng Verifrais ở Pháp. Người ta sử dụng
những giọt axit nhẹ (như axit amin) chảy từ con cá, thấm qua phía dưới mâm
đục lỗ gặp một túi nhỏ đựng cacbonat canxi hay cacbonat natri, phản ứng sinh ra
nhiều khí cacbonic để bảo vệ sản phẩm chống oxy hóa. Ở Nhật cũng có
trường hợp sử dụng bao bì đặc biệt, chất hấp thụ oxy được đựng trong túi nhỏ,

cho vào bao bì chứa các lát cá khô trước khi hàn miệng, bao nhỏ này sẽ hấp
thụ hết khí O2 và do đó làm giảm sự hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản.
Một số loại thực phẩm như rau xà lách ăn liền cần được đóng bao bì có
bơm khí, với bao bì làm bằng vật liệu plastic OPP. Rau quả tươi sống vẫn còn
hô hấp, do đó trong bao bì chứa đựng rau quả cần phải có một lượng O2 vừa
đủ để duy trì và kéo dài sự sống của rau quả. Nếu hoàn toàn không có O2
hoặc lượng O2 quá thấp dưới mức có thể hô hấp, thì rau quả sẽ chuyển sang
quá trình hô hấp yếm khí, dẫn đến hư hỏng nhanh chóng. Việc đưa vào một
lượng O2 vừa đủ, hoặc bao bì có khả năng thẩm thấu O2 ở một mức độ hợp lý
là cần thiết đối với bao bì chứa đựng rau quả tươi sống.
Câu hỏi:
1. Yêu cầu đối với người tiêu dùng khi mua hàng hóa TP đã chế biến, bao
gói sẵn:
A- Đọc nhãn hiệu
B- Không được tháo gỡ niêm phong trên SP để cảm quan
C- Xem MS, MV
D- Nhìn thấy SP bên trong bao bì
a)
b)
c)
d)

Tìm câu trả lời đúng:
A.
A, B.
B.
A, B, C, D.

2. Bao bì của SP sữa đóng hộp tetrapak nổi bật chức năng gì?
a) Đảm bảo chất lượng, số lượng.

b) Đảm bảo an toàn vệ sinh.
c) Thuận tiện trong sử dụng cho người lớn, trẻ em.
d) Không có chức năng nổi bật.
3. Thực phẩm đã chế biến được đóng bao bì kín ngăn chặn sự thẩm thấu của:


32

a)
b)
c)
d)

Nước, hơi nước, O2, đất bụi, và sự xuyên thấu của ánh sáng.
Nước, hơi nước, O2, N2, đất bụi, vi sinh vật, ánh sáng.
Nước, hơi nước, O2, CO2, N2, đất bụi, vi sinh vật, các chất mùi, hương, chất béo.
b, c.

4. Chất lượng, số lượng của TP chế biến được đảm bảo bởi bao bì kín ngăn ngừa:
a) Sự xâm nhập của các yếu tố môi trường.
b) Sự ô nhiễm do hóa chất từ bao bì hoặc bao bì bò ăn mòn hóa học và vi
sinh vật từ chế độ vệ sinh bao bì.
c) Sự thấm khí, hơi, nước, chất béo, lỏng từ TP qua bao bì.
d) a, b, c.

Tài Liệu Tham Khảo
1. Trung tâm Phát triển Kỹ thuật Bao bì, Hội thảo Bao bì quốc tế TPHCM, 8,
9/11/1990.
2. Gordon L. Robert Son, Food packaging principle and Practice, 25.
3. Matz,S.A. Bakery technology:packaging,Nutrition,Product Development,

Quality Assurance, Elsevier Science Pulishers 28.
4. Ooraikul, B. Modified Almosphere packagingof bakery product. In
modified
Almosphere
packaging
of
food,
B.Ooraikul
and
M.E.Stiles(Eds.),Ellis Horwood Ltd.,Chichester, England,1991,chap.4
Ltd.,Essex, England,1989Marcel Dekker, Inc, 1993.



×