Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Chương 3 Nhãn hiệu thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.86 KB, 19 trang )

56

Chương

3

NHÃN HIỆU THỰC PHẨM
3.1 VAI TRÒ CỦA NHÃN HIỆU THỰC PHẨM
Nhãn hay nhãn hiệu bao bì chưa được phân đònh rõ, nên có thể dụng
tương đương nhau.
Nhãn hiệu thực phẩm là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng thứ hai
của bao bì thực phẩm. Mặc dù sản phẩm thực phẩm có thể thu hút khách hàng
qua kiểu dáng bao bì, tính thuận lợi trong sử dụng, vận chuyển, tái đóng mở
dễ dàng và vẫn đảm bảo chất lượng thực phẩm bên trong, nhưng những yếu tố
này vẫn có thể làm cho sản phẩm không có giá trò thương phẩm nếu thiếu
nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu không đúng qui cách.
Hiện nay tất cả các loại thực phẩm nói riêng, hàng hóa nói chung, đều
cần phải ghi nhãn hiệu đúng qui cách. Những hàng hóa ghi nhãn hiệu đúng
qui cách và với những thông tin về đặc tính hay thành phần đặc biệt thường
tạo được thế cạnh tranh cho sản phẩm một cách vững chắc trên thò trường.
Nhãn hiệu của bao bì thực phẩm là nơi trình bày các thông tin chi tiết
về thực phẩm chứa đựng bên trong cùng với sự trình bày thương hiệu công ty
sản xuất và hình ảnh màu sắc minh họa cho thực phẩm và sự trình bày các
chi tiết phải đúng quy đònh.
Nhãn phụ của bao bì thực phẩm là nơi ghi các thông tin chính theo quy
đònh một cách ngắn gọn, thường không ghi thương hiệu, không có hình ảnh và
là phần phụ trợ giải thích cho nhãn hiệu của bao bì sản phẩm, thường dùng
nhãn ghi tiếng Việt Nam để giải thích cho nhãn hiệu các sản phẩm ngoại
nhập. Nhãn phụ có thể được gắn trên bao bì thực phẩm với kích thước nhỏ
hoặc được để rời với sản phẩm.
Qui cách ghi nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm đã được qui đònh tạm thời


theo quyết đònh của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng số 23/TDCQĐ đã ký ban hành ngày 20/2/1995. Do tầm quan trọng của nhãn hiệu các
loại hàng hóa cũng như thực phẩm, đối với chất lượng và giá trò thương mại


57

của sản phẩm, "Qui chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa
xuất khẩu - nhập khẩu" đã được ban hành theo Quyết đònh số 178/1999/QĐTTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Đến năm 2000, qui chế ghi nhãn hàng hóa được bổ sung điều chỉnh bởi
quyết đònh số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ.
Qui chế ghi nhãn hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành được áp
dụng đối với:
1- Đối tượng: Gồm các tổ chức, cá nhân, thương nhân sản xuất kinh
doanh hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, được tiêu dùng trong nước
hoặc xuất khẩu, hoặc đối với thương nhân nhập khẩu hàng hóa để
bán tại Việt Nam.
2- Phạm vi điều chỉnh: Qui chế qui đònh việc ghi nhãn đối với hàng hóa,
thực phẩm được sản xuất và tiêu dùng tại Việt Nam hoặc để xuất
khẩu, hoặc hàng hóa thực phẩm sản xuất tại nước ngoài được nhập
khẩu tiêu thụ ở Việt Nam.
Thực phẩm chế biến hay thực phẩ m tươi sốn g, được bao gói sẵn để
tiêu thụ trong vòn g 24 giờ thì khô ng thuộc phạm vi điề u chỉnh của qui chế
nà y. Qui chế ghi nhãn bao bì của nước ta phù hợ p với Codex Stan 1-1991.
Qui chế ghi nhãn hàn g hó a, khô ng "qui đònh" bắt buộc đối với hình ả nh,
màu sắc trê n bao bì, sự sắ p xế p hình ản h cùn g với các phần nội dung, do
đó việ c trình bày hình ả nh màu sắc nhằm làm sán g tỏ bản chất, chất lượng
sả n phẩm , thu hút sự chú ý và ưa thích của người tiê u dù ng và nội dung
khuyến khích là sự sá n g tạ o hài hòa của nhà sản xuất, người nghiê n cứu
mẫu mã bao bì. Thương hiệu là yếu tố tất yếu được ghi trên nhã n hiệu .

Thương hiệ u là tê n của một tổ chứ c, dòch vụ, côn g ty, xí nghiệp sản xuất ,
kinh doanh thương mại.
Nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm phải ghi phần nội dung bắt buộc gồm
chín nội dung được ghi đúng qui cách về:
- Từ ngữ
- Ngôn ngữ
- Cách trình bày, vò trí các phần mục.
Bên cạnh đó, nhãn hiệu còn ghi thêm một số chi tiết thuộc nội dung
khuyến khích nhằm làm nổi bật sản phẩm cũng như thu hút khách hàng,
nhưng trong phần nội dung ghi thêm không được công bố một số xác nhận mà
xí nghiệp, công ty kinh doanh không thể xác minh được.


58

Các sản phẩm được sản xuất bởi cùng một công ty sẽ cùng mang một
thương hiệu ví dụ như "Kinh Đô", "Nestlé", "Vissan". Nếu bên cạnh phía bên
phải của thương hiệu có ký hiệu
(viết tắt của Registered) trong nhóm từ
(Registered trade mark), có nghóa là thương hiệu đã đăng ký độc quyền về tên
gọi và kiểu dáng. Bất kỳ công ty nào khác không được phép bắt chước, dù là
bắt chước tương tự. Trường hợp ký hiệu TM (viết tắt của trading mark) là tên
sản phẩm cũng là tên trong giao thương mua bán thay thế cho thương hiệu. Ví
dụ: " AnleneTM " .
Bên cạnh những nội dung, ghi nhãn bắt buộc, nội dung khuyến khích ghi
thì hiện nay các sản phẩm được các công ty, xí nghiệp tự động đăng ký ghi
mã số mã vạch cho chủng loại sản phẩm. Mã số mã vạch hỗ trợ tích cực cho
chức năng thứ ba của bao bì thực phẩm là: thuận tiện trong kiểm tra, phân
phối, lưu kho và tính toán số lượng các chủng loại diễn ra ở vò trí, thời gian
xác đònh.

3.2 NỘI DUNG GHI NHÃN BẮT BUỘC
3.2.1 Tên của thực phẩm
1- Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm
đó. Tên gọi phải cụ thể, không trừu tượng. Sử dụng tên gọi đã được xác đònh
cho một thực phẩm cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc văn bản
pháp qui của Nhà nước. Trong trường hợp chưa qui đònh, sử dụng tên gọi của
thực phẩm đã được xác đònh trong tiêu chuẩn Codex hoặc ISO. Có thể sử dụng
tên thông dụng kèm theo thuật ngữ miêu tả thích hợp về một đặc điểm hay
tính chất của thực phẩm để không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ,
sản phẩm sữa tươi tiệt trùng đóng hộp kiểu Tetrapak đã được ghi tên thực
phẩm như sau: "Sữa tươi nguyên kem có đường" và một sản phẩm kề cận nó
là "Sữa tươi nguyên kem không đường" có nghóa là sản phẩm sữa tươi này đã
được xử lý tiệt trùng UHT, mà vẫn giữ nguyên giá trò dinh dưỡng và cảm
quan, không lấy đi bớt thành phần chất béo; có hoặc không thêm đường.
Trường hợp nếu tên sản phẩm là “Sữa tiệt trùng có đường” có nghóa là
sữa được pha chế từ các thành phần sữa tươi hoặc sữa bột, chất béo, nước,
đường... để tạo nên dòch sữa thành phẩm.
2- Chữ viết tên hàng hóa hay tên thực phẩm có chiều cao không nhỏ hơn
2mm; thuật ngữ được ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm là những từ ngữ
hoặc nhóm chữ nhằm "xác nhận" về bản chất xác thực và tình trạng vật lý của
thực phẩm bao gồm môi trường bao gói, kiểu và điều kiện xử lý thực phẩm
như sấy khô, cô đặc, hoàn nguyên, xông khói, chiếu xạ... hoặc đặc điểm
nguồn nguyên liệu, hoặc đặc điểm nơi thu hoạch nguyên liệu. Ví dụ: “Thòt


59

heo xông khói”, “Cá mòi sốt cà”, “Sữa tươi hương dâu”.
3- Đối với sản phẩm là mộ loại phụ gia thực phẩm thì cần thiết ghi tên
nhóm, tên gọi và hệ thống mã số quốc tế (International Numbering System - INS)

của các chất phụ gia.
3.2.2 Liệt kê thành phần cấu tạo
1- Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn khi thực phẩm
được cấu tạo từ hai thành phần trở lên. Không ghi khi thực phẩm chỉ có một
thành phần.
Ví dụ: trường hợp chất gia vò thực phẩm là đường, muối, bột ngọt, thì trên
bao bì không có mục thành phần.
- Thuật ngữ "thành phần" có thể ghi là thành phần hay thành phần cấu
tạo, phải được ghi rõ với cỡ chữ lớn hơn và nét chữ đậm hơn phần liệt
kê các thành phần có trong thực phẩm.
- Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần tính theo
tỷ lệ khối lượng của từng thành phần cấu tạo nên thực phẩm so với
tổng khối lượng thực phẩm tại thời điểm sản xuất thực phẩm đó.
- Đối với một thành phần "phức hợp" của thực phẩm gồm hai hoặc nhiều
thành phần phụ thì cần ghi các "thành phần phụ" trong ngoặc đơn, theo
thứ tự giảm dần khối lượng và ghi sát ngay với thành phần "phức hợp"
đó. Nếu thành phần "phức hợp" có tên đã xác đònh mà chỉ chiếm tỷ lệ
nhỏ hơn 25% thực phẩm đó thì những "thành phần phụ" không nhất
thiết phải ghi nhãn, trừ khi chúng là phụ gia thực phẩm.
- Lượng nước thêm vào thực phẩm phải được ghi vào thành phần cấu tạo,
ngoại trừ các dạng nước có mặt trong một thành phần phức hợp như
nước muối, sirô hoặc canh thòt trong một thực phẩm hỗn hợp và đã ghi
rõ trong bảng liệt kê các thành phần. Không ghi lượng nước thêm vào
thực phẩm nhưng đã bò bay hơi trong quá trình chế biến. Đối với thực
phẩm đã được cô đặc, cần thêm nước vào để "tái tạo" khi sử dụng thì
các thành phần có thể được liệt kê theo tỷ lệ khối lượng của sản phẩm
được "tái tạo" nhưng cần ghi thêm "thành phần khi tái tạo theo chỉ dẫn ghi
trên nhãn".
2- Phải sử dụ ng một tên gọi cụ thể đối với từng thà nh phần, khô n g
trừu tượn g có thể gây nhầm lẫ n.

Tên gọi các nhóm thực phẩm được hiểu theo quy đònh như sau:


60

Bảng 3.1: Các nhóm thực phẩm đã quy đònh
Tên nhóm (kèm tên tiếng Anh)
- "Dầu" cùng với thuật ngữ "thực vật" hoặc
"động vật", có thể xác đònh thêm bằng thuật
ngữ "hydro hóa" hoặc "hydro hóa một phần"
(Vegetable oil, animal oil, hydrogenated or
partially - hydrogenated vegetable oil)
- "Mỡ" kèm theo thuật ngữ "thực vật" hoặc
"động vật”

Được hiểu là

Dầu tinh luyện, trừ dầu oliu

Mỡ tinh luyện trừ mỡ lợn và mỡ bò

(Vegetable fat, animal fat)
- "Tinh bột" (Starch)

Các loại tinh bột, trừ tinh bột biến tính bằng
phương pháp hóa học

- "Cá" (Fish)

Các loài cá khi chúng là một thành phần của

thực phẩm khác và việc ghi nhãn không ám
chỉ một loài cá cụ thể nào

- "Thòt gia cầm" (Poultry meat)

Các loại thòt gia cầm khi chúng là một thành
phần của thực phẩm khác và việc ghi nhãn
không chỉ một loại thòt gia cầm cụ thể nào

- "Pho mát" (Cheese)

Các loại pho mát khi pho mát hoặc hỗn hợp
phó mát là thành phần của thực phẩm khác
và việc ghi nhãn không ám chỉ một loại pho
mát đơn chất hoặc hỗn hợp cụ thể nào

- "Gia vò" hoặc "Hỗn hợp gia vò"
(Spice, spices or mixed spices)

Các gia vò hoặc chất tiết ra từ gia vò, được
dùng riêng hoặc kết hợp không vượt quá 2%
khối lượng của thực phẩm

- "Gia vò thảo mộc" hoặc "Hỗn hợp gia vò thảo
mộc" (Herbs or mixed herbs)

Các gia vò thảo mộc khi dùng riêng hoặc kết
hợp không vượt quá 2% khối lượng thực
phẩm


- "Gôm" (Gum base)

Các chế phẩm của gôm được dùng trong sản
xuất kẹo cao su

- "Đường" (Sugar)

Các loại đường saccharose

- "Destroza" hoặc "Glucoza"
(Dextrose or glucose)

Đường dextrose khan và đường dextrose
ngậm một phân tử nước

- "Muối Casein" (Caseinates)

Các loại muối cazein


61
Tên nhóm (kèm tên tiếng Anh)

Được hiểu là

- "Bơ Cacao" (Cocoa butter)

Các loại bơ cacao, nén, ép, hoặc tinh chế

- "Quả tẩm đường" (Crystallized fruit)


Các loại quả tẩm đường khi chúng không quá
10% khối lượng của thực phẩm đó

3- Thành phần là các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo một trong hai
cách sau:
- Tên nhóm và tên chất phụ gia
- Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong
ngoặc đơn.
Ví dụ: Trong chế biến pho mát, khi dùng các chất tạo nhũ natri poly
photphat và dikali diphotphat, có thể ghi nhãn các chất đó trong bảng thành
phần của pho mát theo hai cách như sau:
- Chất tạo nhũ: natri poly photphat và dikali diphotphat hoặc
- Chất tạo nhũ (452i) và (450iv)
Để ghi nhãn được ngắn gọn, ưu tiên sử dụng cách ghi thứ hai (sử dụng
mã số quốc tế của các chất phụ gia)
- Có thể ghi chung là "Hương liệu", "Chất tạo màu", "Chất tạo ngọt" đối
với những chất phụ gia tạo hương, tạo màu, tạo ngọt tương ứng. Đối với
các chất phụ gia trong nhóm "Tinh bột biến tính" có thể ghi tên nhóm
"Tinh bột biến tính" thay cho tên cụ thể của các chất phụ gia nằm trong
nhóm này.
Sau các từ "Hương liệu" hoặc "Chất tạo màu" cần ghi thêm "tự nhiên",
"nhân tạo" hay "tổng hợp".
Ví dụ: Chất tạo màu nhân tạo: beta-appo axit carotenoic metyl hoặc etyl
este, có thể ghi được như sau:
Chất tạo màu nhân tạo (160f).
Đối với "Chất tạo ngọt" (không phải là đường) cần ghi rõ "tổng hợp"
hoặc "nhân tạo".
- Trường hợp một chất phụ gia được đưa vào thực phẩm thông qua một
thành phần nguyên liệu (hay còn gọi là chất mang các chất phụ gia thực

phẩm): thành phần mang chất phụ gia được dùng ở một lượng khống
chế hoặc một lượng đủ để thực hiện một chức năng công nghệ thì phải


62

ghi vào bảng liệt kê thành phần.
- Nếu liều lượng chất phụ gia này được đưa vào gần hoặc vừa đúng so
với lượng quy đònh bởi tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thì phải ghi vào nhãn.
- Nếu lượng phụ gia đưa vào ở mức rất thấp so với quy đònh thì không
cần liệt kê trong bảng thành phần.
4- Ghi nhãn đònh lượng các thành phần.
- Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh vào sự hiện diện của
một hoặc nhiều thành phần đặc trưng có giá trò thì phải ghi tỷ lệ %
thành phần đó theo khối lượng tổng tại thời điểm sản xuất.
- Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh đặc biệt hàm lượng
thấp của một hoặc nhiều thành phần thì ghi tỷ lệ % thành phần đó theo
khối lượng của nó chứa trong thành phẩm.
5- Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng (3.5.4).
6- Ghi nhãn giá trò dinh dưỡng của các thành phần thực phẩm (3.5.5).
3.2.3 Hàm lượng tònh và khối lượng ráo nước
1- Hàm lượng tònh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy theo qui
đònh sau:
a) Đối với thực phẩm sản xuất trong nước: theo đơn vò đo lường hợp pháp
của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghóa Việt Nam, theo đơn vò đo lường quốc tế
(SI). Nếu dùng hệ đơn vò đo lường khác thì phải ghi cả số đổi sang hệ đơn vò
đo lường SI. Kích thước và chữ số ghi đònh lượng trên nhãn hàng hóa được
thiết kế theo diện tích phần chính của nhãn (PDP).
Vò trí đònh lượng sản phẩm phải đặt ở phần chính của nhãn (PDP). Chữ số
ghi đònh lượng theo dòng song song với đáy bao bì.

b) Đối với thực phẩm sản xuất trong nước nhằm để xuất khẩu thì được ghi
đơn vò đo lường quốc tế hoặc đơn vò đo lường Anh, Mỹ.
2- Hàm lượng tònh phải được ghi như sau:
a) Theo đơn vò thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng.
b) Theo đơn vò khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn.
c) Theo đơn vò khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt (nhớt).
d) Trường hợp thực phẩm trong một bao bì có nhiều đơn vò cùng chủng
loại, thì số đònh lượng được ghi rõ: tích của số đơn vò và số khối lượng một
đơn vò. Ví dụ: 20 cái × 10g/cái hoặc ghi bằng số đơn vò có trong bao và tổng


63

khối lượng hàng có trong bao: 20 cái – 200g.
3- Đối với thực phẩm được bao gói ở dạng một môi trường chất lỏng chứa
các phần rắn phải ghi khối lượng tònh và khối lượng ráo nước. Môi trường chất
lỏng có thể là nước, dung dòch đường hoặc muối, dấm hoặc nước ép rau, quả
(trong rau quả đóng hộp). Các chất trên có thể được dùng riêng hoặc kết hợp.
3.2.4 Đòa chỉ nơi sản xuất
Phải ghi cả tên và đòa chỉ và số điện thoại của cơ sở sản xuất và cơ sở
đóng gói nếu hai cơ sở đó khác nhau. Đòa chỉ gồm: số nhà, đường phố, phường
(xã), quận (huyện), thò xã, thành phố (tỉnh).
3.2.5 Nước xuất xứ
1- Nước xuất xứ của thực phẩm phải được ghi trên nhãn theo qui đònh
sau:
a) Thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ "Sản xuất tại Việt Nam".
b) Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất, tên và đòa chỉ
công ty nhập khẩu (ghi trên nhãn phụ bằng tiếng việt được gắn trên
bao bì thực phẩm nhập khẩu).
2- Thực phẩm tái chế tại một nước thứ hai làm thay đổi bản chất của thực

phẩm đó, nước thứ hai được coi là nước xuất xứ để ghi nhãn.
3.2.6 Ký mã hiệu lô hàng
Trên kiện hàng phải ghi rõ ký mã của công ty, nhà sản xuất lô hàng để
nhận biết về thời điểm sản xuất lô hàng thực phẩm đó.
3.2.7 Số đăng ký chất lượng
Đối với thực phẩm sản xuất để tiêu dùng trong nước nằm trong danh mục
sản phẩm phải đăng ký chất lượng tại Sở Y tế , trên nhãn phải ghi rõ số đăng
ký chất lượng của sản phẩm. Cách ghi số đăng ký qui đònh tại điểm 2.5 Quyết
đònh số 55/TĐC-QĐ ngày 02 tháng 03 năm 1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng, qui đònh về việc đăng ký chất lượng hàng hóa.
3.2.8 Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản
1- Thời hạn sử dụng là số chỉ ngày, tháng, năm mà quá mốc thời gian đó,
hàng hóa không được phép lưu thông và không được sử dụng. Thời hạn sử
dụng chính là thời hạn sử dụng sản phẩm tốt nhất. Thời hạn phải được ghi rõ
bằng cụm từ:
"Sử dụng tốt nhất trước: ... (Best before end ...) hoặc ghi HSD


64

Ghi thời hạn sử dụng như sau:
- Ngày, tháng và năm đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng tốt nhất
dưới ba tháng.
- Tháng năm đối với các sản phẩm có hạn sử dụng tốt nhất trên ba tháng.
d) Ngày, tháng và năm phải được ghi theo dãy số không mã hóa, với ba
nhóm, mỗi nhóm gồm hai chữ số cách nhau bằng dấu chấm để thể hiện ngày,
tháng và năm.
Ví dụ:
- Với thực phẩm có thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, ghi như sau:
"Sử dụng tốt nhất trước 30.06.94"

- Với thực phẩm có thời hạn sử dụng trên 03 tháng, ghi như sau:
"Sử dụng tốt nhất trước 06.94"
Đối với sản phẩm nhập khẩu ghi nhãn bằng tiếng Anh, thường ghi tháng
bằng chữ, ví dụ: APR 06 (tháng 4 năm 2006).
đ) Phải ghi thời hạn ở nơi dễ thấy hoặc chỉ rõ nơi ghi thời hạn trên bao bì.
2- Danh mục thực phẩm bao gói sẵn phải ghi thời hạn sử dụng qui đònh
trong phụ lục 6 - tài liệu tham khảo số 15. Danh mục này được thay đổi theo
yêu cầu quản lý chất lượng thực phẩm do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường Chất lượng công bố.
3- Phải ghi nhãn các điều kiện bảo quản đặc biệt để duy trì chất lượng
thực phẩm nếu hiệu lực về thời hạn sử dụng phụ thuộc vào việc bảo quản.
3.2.9 Hướng dẫn sử dụng
Phải ghi hướng dẫn sử dụng đối với các sản phẩm cần hướng dẫn khi sử
dụng kể cả cách "Tái tạo" sản phẩm khi dùng, để bảo đảm không gây sai sót
trong sử dụng. Trường hợp nhãn hàng
hóa không đủ diện tích để ghi các
hướng dẫn thì phải ghi các nội dung đó
vào một tài liệu kèm theo hàng hóa để
cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
3.2.10 Thực phẩm chiếu xạ
1- Thực phẩm đã được xử lý bằng
các bức xạ ion phải ghi rõ ràng bằng
cụm từ "Thực phẩm qua chiếu xạ" ngay
Hình 3.1: Biểu tượng Quốc tế về

chiếu xạ thực phẩm


65

cạnh tên của thực phẩm. Khuyến khích việc sử dụng biểu tượng quốc tế về

chiếu xạ thực phẩm (hình vẽ) và được đặt ngay cạnh tên thực phẩm đó, có
đường kính không nhỏ hơn chiều cao cỡ chữ tên sản phẩm.
2- Một sản phẩm chiếu xạ được sử dụng như một thành phần của thực
phẩm khác thì phải được ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần.
3- Nếu sản phẩm chỉ có một thành phần và được chế biến từ một nguyên
liệu chiếu xạ, nhãn của sản phẩm đó phải ghi rõ việc xử lý này.
3.3 NỘI DUNG GHI NHÃN KHUYẾN KHÍCH
3.3.1. Tất cả các thông tin bổ sung có thể trình bày trên nhãn nhưng không
được mâu thuẫn với những yêu cầu bắt buộc của qui chế ghi nhãn bao bì.
3.3.2. Được phép ghi dấu hiệu phân hạng chất lượng sản phẩm trên nhãn,
như “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Ngoài ra các dấu hiệu phải dễ hiểu và
không gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
3.4 TRÌNH BÀY CÁC NỘI DUNG GHI NHÃN BẮT BUỘC
Yêu cầu chung
1- Nhãn phải được in, dán, ghép... một cách chắc chắn để không bò bong
rơi khỏi bao bì.
2- Nhãn phải ở vò trí dễ thấy, rõ ràng, không nhòe hoặc không bay màu,
không tẩy xóa, và dễ đọc đối với người tiêu dùng khi mua sắm hoặc
sử dụng trong những điều kiện bình thường, không gây ra sự nhầm lẫn
với hàng hóa khác.
3- Khi các đơn vò bao gói được bọc lại thì mặt ngoài của lớp bọc phải
mang thông tin cần thiết của nhãn, hoặc lớp bọc phải làm bằng vật
liệu có thể đọc được các nội dung nhãn bên trong lớp bọc đó.
4- Tên gọi và hàm lượng tònh của thực phẩm phải ở nơi dễ thấy trên
nhãn.
Ngôn ngữ
1- Với thực phẩm sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhãn phải được ghi
bằng tiếng Việt. Tùy theo trường hợp cụ thể, ngoài tiếng Việt, nhãn
nên được ghi thêm bằng tiếng nước ngoài thông dụng, nhưng kích
thước phải nhỏ hơn, để người nước ngoài khi đến Việt Nam có thể sử

dụng và tiêu dùng hàng hóa thực phẩm tại Việt Nam.
2- Với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt hoặc


66

tiếng Anh. Trong các trường hợp khác, phải sử dụng một nhãn phụ ghi
những nội dung bắt buộc (3.2) bằng tiếng Việt chính xác như nhãn
gốc.
3.5 XÁC NHẬN CÁC ĐẶC TÍNH CỦA THỰC PHẨM
Việc xác nhận các đặc tính của thực phẩm dựa trên hướng dẫn của
FAO/WHO (CAC/GL 1-1991)
3.5.1 Nguyên tắc
Không được công bố các xác nhận gây nhầm lẫn hoặc có khả năng tạo ra
một ấn tượng phóng đại đối với bất kỳ đặc tính nào của thực phẩm.
Những cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm phải có khả năng chứng
minh các xác nhận đã được công bố trên nhãn.
3.5.2 Những điều không được công bố
Sự công bố nhằm khẳng đònh thực phẩm là nguồn cung cấp toàn bộ các
chất dinh dưỡng chủ yếu (trừ trường hợp các sản phẩm đã được xác đònh đầy
đủ trong một Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN - hoặc tiêu chuẩn Codex cụ thể
hay do một cơ quan có thẩm quyền thừa nhận sản phẩm đó là nguồn cung cấp
thỏa đáng toàn bộ những chất dinh dưỡng chủ yếu).
- Những xác nhận ngụ ý rằng một chế độ ăn uống cân đối bằng các thực
phẩm thông thường không thể cung cấp thỏa đáng toàn bộ các chất dinh
dưỡng chủ yếu.
- Những xác nhận không thể chứng minh được.
- Những xác nhận về khả năng ngăn ngừa, làm dòu, điều trò bệnh tật, rối
loạn chức năng hoặc điều trò tình trạng sinh lý đặc biệt, trừ trường hợp
đó là TP chức năng đã được công nhận của Bộ Y tế, được yêu cầu thử

lâm sàng trước khi công nhận và công bố.
- Những xác nhận có thể gây nghi vấn về tính an toàn hoặc gây mối lo
ngại cho người tiêu dùng về các TP tương tự khác.
- Những xác nhận vô nghóa về sự so sánh tương đối và tuyệt đối.
3.5.3 Xác nhận có điều kiện
Những xác nhận sau đây phải chòu sự ràng buộc nhất đònh trong từng
trường hợp cụ thể:
1- Xác nhận một thực phẩm có giá trò dinh dưỡng đặc biệt hoặc được gia
tăng dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như vitamin,


67

các chất khoáng và các axit amin. Nếu sự bổ sung này dựa trên những nguyên
tắc chung của Nhà Nước về việc bổ sung chất dinh dưỡng chủ yếu vào các
thực phẩm, thì sự xác nhận này phải tuân theo các văn bản pháp lý của cơ
quan có thẩm quyền (thường là văn bản pháp lý của Bộ Y tế).
Ví dụ: Sữa giàu Ca do bổ sung từ ngoài vào thì có ghi chú rõ ràng như
trường hợp "sữa Gấu Nestle" có thêm vào Ca, FFA (các axit béo cần thiết cho
sự phát triển của tế bào não, chất xơ FOS giúp sự tiêu hóa đường ruột tốt, hỗ
trợ hấp thu dinh dưỡng). Sữa Nestle Omega có thêm vào các axit béo Omega
3 và Omega 6 giúp cơ thể khỏe mạnh, chống bệnh tật, đều có xác nhận, được
ghi một cách rõ ràng.
2- Xác nhận một thực phẩm có chất lượng đặc biệt bằng cách làm giảm
hoặc loại bỏ một chất dinh dưỡng nào đó đều phải dựa trên việc nghiên cứu
về tính dinh dưỡng và phải tuân thủ những qui đònh pháp lý của cơ quan có
thẩm quyền.
3- Các thuật ngữ "tự nhiên", "tinh khiết"..., khi được sử dụng đều phải
tuân thủ một cách nghiêm ngặt các qui đònh cụ thể và việc sử dụng những
thuật ngữ này cần tuân theo những yêu cầu trong phần 3.5.

4- Xác nhận một thực phẩm mang tính tôn giáo hoặc dùng để hành lễ khi
thực phẩm đó phù hợp với những yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tôn
giáo.
5- Có thể xác nhận để làm nổi bật sự không có hoặc không thêm những
chất cụ thể vào thực phẩm, sự xác nhận phải tránh gây hiểu lầm cho người tiêu
dùng và chất được xác nhận phải đảm bảo.
a) Không là đối tượng thỏa mãn các yêu cầu đặc biệt qui đònh trong tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn Codex hoặc các qui đònh khác
của Nhà nước.
b) Chất mà người tiêu dùng thường cho là có trong thực phẩm đó.
Ví dụ: Sản phẩm thòt nguội thường có sử dụng muối natri nitrit và natri
nitrat, nếu trong sản phẩm này không dùng hai loại muối này thi nên công bố
rõ.
c) Là chất không được phép thay thế bằng các chất khác tạo ra những
tính chất tương đương của thực phẩm đó.
d) Là chất được cho phép có hoặc được thêm vào trong thực phẩm.
6- Những xác nhận làm nổi bật sự không có hoặc không thêm một hoặc
nhiều chất dinh dưỡng phải tuân theo sự công bố bắt buộc về chất dinh dưỡng.


68

3.5.4 Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng
Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng theo tiêu chuẩn
Codex Stan 146-1985.
1- Tên của thực phẩm
1.1. Dùng các thuật ngữ “Chế độ ăn uống đặc biệt”, “Chế độ ăn kiêng
đặc biệt” hoặc “ăn kiêng” để liên kết với tên gọi vốn có của thực phẩm đó.
1.2. Đặc trưng “ăn kiêng” thường được ghi ngay cạnh tên của thực phẩm đó.
Ví dụ:


CHÁO ĂN KIÊNG
(Không chứa axit béo bão hòa)

DIET SOUP
(Free saturated acids)

2- Xác nhận đặc tính “ăn kiêng”
Nếu một thực phẩm không bò biến đổi nhưng có thể phù hợp cho một chế
độ ăn kiêng nhất đònh (do thành phần tự nhiên của thực phẩm đó) thì không
ghi “dùng cho chế độ ăn kiêng đặc biệt” hoặc “Đặc biệt dùng cho người ăn
kiêng” hay bất kỳ một sự xác nhận tương đương nào. Tuy nhiên cũng có thể
ghi “Thực phẩm này chứa X” (X là đặc trưng phân biệt chủ yếu) sao cho việc
ghi nhãn không sự hiểu lầm.
3.5.5 Ghi nhãn giá trò dinh dưỡng trong thực phẩm
Ghi nhãn giá trò dinh dưỡng dựa trên hướng dẫn của FAO/WHO
(CAC/GL2-1985) nhằm quy đònh việc công bố chất dinh dưỡng và các thông
tin bổ sung về dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
A. Công bố chất dinh dưỡng
1- Liệt kê các chất dinh dưỡng
1.1. Các nội dung bắt buộc công bố:
a) Giá trò năng lượng.
b) Lượng protein, cacbonhydrat dễ tiêu (như đường, bột, không kể “xơ
thực phẩm”) và chất béo.
c) Lượng các chất dinh dưỡng khác
d) Lượng các chất dinh dưỡng khác có liên quan.
1.2. Nếu xác nhận theo số lượng và loại cacbonhydrat cần liệt kê lượng
đường tổng số và số lượng tinh bột cùng với các dạng cacbohydrat khác.
Nếu xác nhận theo hàm lượng xơ thực phẩm thì phải công bố số lượng xơ
thực phẩm.



69

1.3. Nếu tiến hành xác nhận theo số lượng và các dạng axit béo thì công
bố số lượng các axit béo no và các axit béo bậc cao chưa bão hòa.
1.4. Ngoài việc bắt buộc phải công bố như trên cần liệt kê lượng vitamin
và chất khoáng có tầm dinh dưỡng quan trọng và có liều sử dụng quy chuẩn
đã được kiến nghò (RDA, quy chuẩn: Reference Recommended Daily
Allowance).
1.5. Cần liệt kê các viatamin và muối khoáng có trong thực phẩm khi
chúng đạt một hàm lượng có ý nghóa (hàm lượng lớn hơn 5% RDA)
1.6. Một sản phẩm cụ thể tuân theo các yêu cầu ghi nhãn trong một tiêu
chuẩn Nhà nước thì có thể công bố các chất dinh dưỡng theo tiêu chuẩn đó
nhưng không được mâu thuẫn với các nội dung quy đònh vừa trình bày ở trên.
1.7. Tính toán các chất dinh dưỡng:
a) Tính giá trò năng lượng: Giá trò năng lượng được tính theo nguyên tắc
chuyển đổi như sau:
Cacbonhydrat (đường, bột)

17 kJ/g (4 kcal/g)

Protein

17 kJ/g (4 kcal/g)

Chất béo

37 kJ/g (9 kcal/g)


Cồn (etanol)

29 kJ/g (7 kcal/g)

Axit hữu cơ

13 kJ/g (3 kcal/g)

b) Tính hàm lượng protein:
Hàm lượng protein được tính theo công thức:
P = N × 6,25
trong đó: P - hàm lượng protein; N - hàm lượng nitơ tổng số
6,25 - hệ số quy đổi.
(Có thể có quy đònh khác về hệ số quy đổi trong các tiêu chuẩn cụ thể).
2- Trình bày hàm lượng chất dinh dưỡng
2.1. Hàm lượng chất dinh dưỡng cần lượng hóa khi công bố.
2.2. Giá trò năng lượng cần được tính theo KJ và Kcal trên 100g hoặc
100ml hay cho mỗi bao gói nếu bao gói đó chỉ chứa một loại thực phẩm.
Ngoài ra có thể tính theo suất sử dụng đã đònh lượng trên bao bì hoặc theo
từng phần sao cho các phần có trong bao gói đó được công bố (ví dụ như trong
bao bì có chứa hai loại bột ngũ cốc khác nhau chứa trong hai ngăn riêng biệt


70

thì phải công bố từng loại bột riêng.
2.3. Hàm lượng protein, cacbonhydrat và chất béo tính bằng g trên 100g
hoặc 100ml, hay trên mỗi bao gói nếu bao gói đó chỉ chứa một thành phần
thực phẩm. Cũng có thể tính theo suất sử dụng hoặc từng phần thực phẩm.
2.4. Hàm lượng vitamin và chất khoáng tính theo các đơn vò đo lường hợp

pháp của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghóa Việt Nam hoặc tính theo phần trăm
của RDA trên 100g hoặc 100ml hay cho mỗi bao gói nếu bao gói đó chỉ chứa
một thành phần thực phẩm. Cũng có thể tính theo suất sử dụng hoặc từng phần
thực phẩm.
Ngoài ra, giá trò năng lượng và protein cũng có thể tính theo phần trăm
RDA quy chuẩn.
Khi tính theo RDA quy chuẩn cần căn cứ vào liều sử dụng quy chuẩn do
FAO/WHO đề nghò. Các giá trò dưới đây được sử dụng như RDA quy chuẩn
phục vụ cho mục đích ghi nhãn.
Năng lượng cần thiết trung bình cho một người thì trong đó các thành
phần cần thiết ở liều lượng:
Năng lượng MJ

9,5 (2300) (kcal)

Protein

50g

Vitamin A

1000 μg

Vitamin D

5 μg

Vitamin E

10mg


Vitamin C

60mg

Thiamin
Riboflavin

1,4mg
1,6mg

Niacin
Vitamin B6

18mg
2mg

Folacin

400 μg

Vitamin B12

800 μg

Photpho

800mg

Sắt


14mg

Magiê

300mg

Kẽm

15 mg

Iot

150 μg


71

2.5. Hàm lượng cacbonhydrat dễ tiêu phải được ghi nhãn là
“Cacbonhydrat”. Nếu công bố các loại cacbonhydrat cụ thể cần ghi tên của
chúng ngay sau hàm lượng cacbonhydrat tổng số, mẫu như sau:
“Cacbonhydrat.........g, trong đó đường.........g”
hoặc “X”.........g
“X” là tên xác đònh của từng loại cacbonhydrat khác nhau.
2.6. Hàm lượng và loại axit béo cần được ghi ngay sau chất béo tổng số
theo cách sau:
Chất béo

........g


Trong đó axit béo bậc cao chưa bão hòa ........g
Axit béo bão hòa

........g

3- Sai lệch cho phép và sự phù hợp
3.1. Giới hạn của các giá trò dinh dưỡng cần được tính toán trên cơ sở sức
khỏe của cộng đồng, thời gian sử dụng của sản phẩm, độ chính xác của các
phương pháp xác đònh, sự biến đổi trong quá trình chế biến, tính dễ hỏng vốn
có và độ biến động của chất dinh dưỡng vốn có hoặc được bổ sung vào thực
phẩm phải được xác đònh rõ ràng.
3.2. Giá trò dinh dưỡng phải là các giá trò trung bình của các kết quả phân
tích trên các sản phẩm đại diện cho các sản phẩm được ghi nhãn.
B. Thông tin bổ sung về chất dinh dưỡng
1. Thông tin bổ sung về chất dinh dưỡng là một trong những nội dung
khuyến khích ghi, không bắt buộc nhằm giúp giải thích việc ghi nhãn các chất
dinh dưỡng trên bao bì, để người tiêu dùng dễ nhận biết về giá trò dinh dưỡng
của thực phẩm.
2. Thông tin này được trình bày bên cạnh chỗ ghi nhãn về chất dinh
dưỡng. Có thể dùng màu sắc, hình ảnh để thể hiện những thông tin này.
3.6 NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ DIỆN TÍCH PHẦN CHÍNH CỦA NHÃN (PDP)
Quy cách về kích thước chữ và số ghi đònh lượng hàng hóa được quy đònh
theo bảng 3.2.
Bảng 3.2: Quy cách, kích thước chữ và số trình bày đònh lượng hàng hóa được
thiết kế theo diện tích phần chính của nhãn (PDP)


72
Diện tích phần chính của nhãn (PDP)


Chiều cao nhỏ nhất của chữ và số

(tính bằng cm2)

(tính bằng mm)

≤ 32

1,6

> 32 đến ≤ 258

2,3

> 258 đến ≤ 645

6,4

> 645 đến ≤ 2580

9,5

> 2580

12,7

Cách tính diện tích phần chính của nhãn (PDP) ở một số hình dạng bao bì
theo nguyên tắc tương đối được minh họa bằng ví dụ sau:
Bao bì là hình hộp chữ nhật có PDP là một hoặc một đôi bề mặt chữ nhật
lớn nhất (có thể ghi giống nhau ở cả hai mặt).


Bao bì là hình trụ có: PDP = 40% tổng diện tích xung quanh các mặt trụ.

Vò trí ghi đònh lượng nằm ở phía dưới của phần chính của nhãn (PDP) với
diện tích chiếm 30% diện tích của PDP và chiều cao khoảng 1/3 chiều cao của
PDP, ví dụ:


73

Hình 3.2: Nguyên tắc về phần chính PDP của nhãn
của một số dạng bao bì
Ghi chú:
Phần hướng dẫn này theo Thông tư số 34/1999/FT-BTM và có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 3 năm 2000.
Phần hướng dẫn cách ghi nhãn thực phẩm liên quan đến an toàn sức khỏe
do Bộ Y tế đảm nhiệm.

Hình 3.3: Nhãn phải được dán phù hợp với hình dáng của chai và cũng tuân
theo quy đònh ghi nhãn trên
Câu hỏi
1. Bao bì bao gói trực tiếp SP có những nhược điểm là:
a) Không tạo dáng vẻ chắc chắn cho SP.
b) Không đảm bảo độ kín hoàn toàn.
c) Vật liệu làm bao bì và phương pháp đóng SP ghép kín các mí của bao bì.


74

d) a và c đều đúng

2. Tại sao TP sau khi xử lý, chế biến phải được đóng bao bì kín?
a) Để khách hàng có thể biết được tên SP và thành phần của SP trên bao bì.
b) Tránh tác động của lực cơ học.
c) Ngăn cản hoàn toàn tác động của môi trường bên ngoài đến TP trong suốt
thời gian lưu thông phân phối.
d) Câu b và c đúng.
3. Quy trình sản xuất TP: Nguyên liệu → xử lý → chế biến → thanh trùng
→ đóng bao bì → SP.
Hãy cho biết công đoạn đóng bao bì có mục đích là gì?
a) Bảo quản, tăng tính cảm quan của TP.
b) Bảo quản và thu hút người tiêu dùng.
c) An toàn vệ sinh và nâng cao tính cảm quan của TP.
d) Bảo quản CLSP, thông tin, và thuận tiện trong phân phối, kiểm soát và
trong tiêu dùng.
4. Bao bì kín là bao bì được quyết đònh bởi:
a) Lớp bao bì trực tiếp kín và lớp bao bì ngoài chống tác động cơ học.
b) Nhiều lớp bao bì kín.
Tài Liệu Tham Khảo
1.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Qui đònh tạm thời về ghi
nhãn thực phẩm bao bì gói sẵn, Hà Nội, 1995.

2.

Quyết đònh số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30-8-1999 của thủ tướng chính
phủ, Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu.

3.


Quyết đònh số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15-8-2000 của thủ tướng chính
phủ, Bổ sung một số nội dung của quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông
trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu.14. TCVN 6384: 1998, Mã số
mã vạch vật phẩm. Mã UPC-A. Yêu cầu kỹ thuật.

4. Quy đònh giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm,
Hà Nội, 2008



×