Đôi điều cần biết về nhãn hiệu thực phẩm
Chọn thực phẩm tốt để đảm bảo cho sức khỏe là điều
không mấy dễ dàng. Nếu người thân trong gia đình bạn
- hay chính bản thân bạn - được cảnh báo là có nguy cơ
huyết áp cao hay tiểu đường, thì ắt hẳn bạn phải rất cẩn
thận trong chuyện ăn uống.
Việc chọn thực phẩm cho đúng nhu cầu dinh dưỡng sẽ
trở nên tương đối dễ dàng một khi bạn đã hình dung
được phần nào thành phần dinh dưỡng chứa trong đó.
Bảng thành phần: Các thành phần thường được liệt kê
theo thứ tự từ cao xuống thấp theo trọng lượng. Nếu bạn
thấy trong món đồ muốn mua, các thành phần xếp hàng
trên cùng gồm chất béo, đường hoặc muối, thì chắc chắn
thành phần dinh dưỡng còn lại trong thực phẩm đó là rất ít.
Ví dụ như món tương cà, dù không phải là món ăn chính,
nhưng chắc chắn là một món ăn có dưỡng chất.
Không có cholesteron: Có nghĩa là thực phẩm dạng này có
nguồn gốc từ thực vật chứ không phải từ động vật. Không
có cholesteron không có nghĩa là không có chất béo hay là
ít chất béo. Một ví dụ chung là dầu thực vật là loại mang lại
sức khỏe cho hệ tim mạch tốt hơn hết trong tất cả các loại
chất béo, nhưng vẫn chứa 100%
calories từ chất béo.
Chất béo thấp: Có nghĩa là thực phẩm chứa ít hơn 3g chất
béo mỗi khẩu phần. Do vậy, điều cần chú ý là nên cẩn
trọng với số khẩu phần tiêu thụ. Nếu một khẩu phần gồm 8
cái bánh và bạn ăn hết 1/2 hộp, lúc đó lượng chất béo
không còn thấp nữa.
Thăn bò: Chứa tối đa 17% chất béo theo cân nặng, chỉ
bằng khoảng phân nửa lượng chất béo thường có trong nạm
bò. Như vậy, mua thăn bò tính ra rẻ hơn là mua nạm bò vì
bạn không cần phải cắt bỏ phần mỡ thừa khi nấu.
Lượng calorie đã giảm: Sản phẩm mang dòng chữ này
chứa 1/2 lượng chất béo so với dòng sản phẩm cùng loại.
Như vậy không có nghĩa là calorie thấp. Vì vậy, bạn cũng
đừng nên quá tay khi sử dụng những loại xốt trộn rau đã
giảm calories.
Không thêm đường/Không ngọt: Sản phẩm mang dòng
chữ này có nghĩa là không có thêm đường trắng. Nhưng có
thể vẫn có sự hiện diện của đường tự nhiên trong sản phẩm.
Ví dụ, mứt trái cây thông thường là chứa đường từ trái cây,
trong khi nước trái cây không ngọt cũng chứa đường từ trái
cây và có thêm nước. Những người có vấn đề với lượng
đường trong máu cần chú ý đến vấn đề này.
Nhẹ: Thông thường từ này được dùng để chỉ cho loại thực
phẩm có ít màu sắc, hương vị. Điều này không đồng nghĩa
với ít chất béo hoặc calorie.
Nguồn bổ sung chất xơ: Có nghĩa là mỗi khẩu phần phải
chứa ít nhất 2g chất xơ. Ví dụ như với bánh mì, bảng thành
phần sẽ bắt đầu với bột mì nguyên chất, bột mì ghè vỡ, bột
yến mạch hoặc lúa mạch đen. Như vậy loại bột mì chưa chà
trắng, hoặc thêm vào đều có nghĩa là bột mì trắng, không
có chất xơ.
Nguồn bổ sung chất xơ cao: Mỗi khẩu phần phải chứa ít
nhất 4g chất xơ. Ví dụ như ngũ cốc, rất khác nhau trong
hàm lượng chất xơ. Dù là trẻ nhỏ hay là người lớn, cơ thể
con người đều rất cần chất xơ.
Ít muối: Tức là chỉ chứa 1/2 hàm lượng muối so với các
thực phẩm cùng chủng loại và nhãn hiệu và không thêm
muối vào. Nên chú ý đến điều này trên các nhãn hiệu thực
phẩm chế biến sẵn, đóng hộp và đông lạnh. Để làm giảm
lượng muối có sẵn trong thực phẩm hoặc rau củ đóng hộp,
có thể lọc bỏ nước trong đó, hoặc thêm nước hay sữa vào
để làm nhạt đi.