Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chương 6 bao bì thủy tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.44 KB, 24 trang )

115

publisher,Inc.,Chelsea Michigan,1989,chap.14. 33.
4.

Wade, P.Biscuit, cookies and crackers, vol.1, The Principles of the craft,
Elservier Applied science Publishers Ltd.,Essex, England 1988, chap.4.

Chương

6

BAO BÌ THỦY TINH
6.1 ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA THỦY TINH
6.1.1 Đặc tính chung
Bao bì thủy tinh đựng thực phẩm gồm những chai, lọ bằng thủy tinh silicat.
Trước đây, thủy tinh là từ gọi chung cho những oxyt vô cơ dạng thủy tinh hay
chính là dạng cấu trúc vô đònh hình. Vật chất vô cơ thường tồn tại dưới các dạng:
Dạng khí, gồm tập hợp các phần tử như O2, N2, CO2, H2, Cl2, F2, SO2...,
hoặc khí ion hóa plasma, hoặc dạng hơi như hơi H2O. Dạng lỏng như Br2, Hg...
Các dạng khí, hơi hoặc lỏng đều mang tính linh động và có hình dạng của
vật chứa chúng.
- Dạng rắn tinh thể, như các dạng muối kết tinh, có các hạt tinh thể rời
rạc, kích thước tùy vào điều kiện kết tinh.
- Dạng rắn vô đònh hình, còn gọi là dạng thủy tinh có thể gặp ở dạng hạt,
dạng màng, gel, hoặc đóng rắn thành khối. Trạng thái thủy tinh thường
là trạng thái đặc trưng của các hợp chất vô cơ, được xem là trạng thái
trung gian của dạng kết tinh và dạng lỏng có đặc tính: trong suốt, cứng
dòn ở nhiệt độ thường.
- Khi được gia nhiệt thì thủy tinh mềm dần và trở nên linh động, chảy
thành giọt hay thành dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi nhiệt độ càng


tăng; và độ nhớt sẽ tăng dần đến cực đại và mất cả tính linh động khi


116

được đưa về nhiệt độ thường.
- Thủy tinh có tính chuyển đổi trạng thái thuận nghòch theo sự tăng giảm
nhiệt độ, tính chất ban đầu thường vẫn được giữ nguyên trong suốt quá
trình biến đổi trạng thái thuận nghòch do gia nhiệt - làm nguội, hoặc khi
bò nấu chảy và làm nguội nhiều lần theo cùng một chế độ.
- Thủy tinh có tính đẳng hướng: xét theo mọi hướng thì cấu trúc thủy tinh
đồng nhất như nhau, do đó ứng suất theo mọi hướng xuất hiện trong
khối thủy tinh xem như tương đương nhau.
6.1.2 Phân loại thủy tinh vô cơ
Thủy tinh (TT) đơn nguyên tử là thủy tinh chỉ tập hợp một loại nguyên tố
hóa học, các nguyên tố này thuộc nhóm V, VI của bảng phân loại tuần hoàn;
đây chính là dạng đóng rắn của S, P, Se, As...
Thủy tinh oxyt là dạng tập hợp các phân tử oxyt axit, hay oxyt bazơ cùng
loại hay nhiều loại tồn tại ở nhiệt độ thường như B2O3, SiO2, GeO2 (oxyt
germanium), P2O5.
Gọi tên thủy tinh theo lớp rồi đến nhóm. Lớp là các oxyt có tỷ lệ thành
phần cao và khá cao tạo nên thành phần chính của thủy tinh. Trong đó thành
phần oxyt cơ bản chiếm tỷ lệ cao nhất tạo nên thủy tinh, được gọi theo tên
muối và đặt ở cuối còn các oxyt khác được viết tận cùng bằng 0 (âm đọc là ô) và
xếp theo chiều tăng nồng độ.
Ví dụ: boroalumino silicat.
Các oxyt kim loại được thêm vào ở lượng rất nhỏ so với các oxyt nguyên
liệu chính thì được xếp vào nhóm; được gọi tên theo các nguyên tố kim loại
của các oxyt này, và được sắp xếp theo thứ tự hóa trò tăng dần.
Thủy tinh silicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu

làm chai lọ chứa đựng thực phẩm như các:
- Chai nước giải khát có gas, bia, rượu, nước quả ép.
- Lọ đựng rau quả, dầm dấm...
Ví dụ: boroalumino silicat, natri, kali, canxi.
6.1.3 Tính chất của thủy tinh bò ảnh hưởng bởi các cấu tử riêng phần
Khi trộn các oxyt thành một hỗn hợp vật lý thì không có phản ứng hóa học
xảy ra; mỗi oxyt vẫn mang tính chất như khi nó tồn
tại độc lập. Nếu thủy tinh là hỗn hợp vật lý của các oxyt thì tính chất của các
oxyt thành phần đó sẽ không đổi trong thủy tinh và được xem như tương
đương với các tính chất của các oxyt đó ở dạng tinh thể hoặc dạng thủy tinh


117

thuần khiết. Nhưng trong thực tế, khi nấu chảy hỗn hợp các oxyt thì chúng
tương tác nhau, sắp xếp vò trí trong mạch vô đònh hình làm thay đổi tính chất
của chúng so với khi ở dạng tự do (hay tính chất riêng phần). Tính chất kỹ
thuật này được áp dụng trong chế tạo thủy tinh silicat làm vật liệu bao bì thực
phẩm và vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác, các oxyt kim loại kiềm
và kiềm thổ được cho vào ở lượng nhỏ đã tạo nên những tính năng mới cho
thủy tinh silicat, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật riêng biệt.
6.2 THỦY TINH SILICAT
6.2.1 Đặc điểm của bao bì thủy tinh silicat
Bao bì thủy tinh silicat có những ưu khuyết điểm như sau:
- Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú (cát trắng ở bờ biển).
- Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường.
- Dẫn nhiệt rất kém.
- Tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế độ rửa chai lọ đạt an toàn vệ sinh.
- Trong suốt.
- Ít bò ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm và axit (sự ăn mòn xảy ra rất

chậm và tùy theo nồng độ). Bao bì thủy tinh chứa thực phẩm không bò
ăn mòn bởi pH của thực phẩm mà thường bò ăn mòn bởi môi trường
kiềm, vệ sinh chai lọ để tái sử dụng
- Có thể bò vỡ do va chạm cơ học
- Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn thực phẩm được chứa đựng bên
trong, tỷ trọng của thủy tinh: 2,2÷6,6.
- Không thể in, ghi nhãn theo qui đònh nhà nước lên bao bì mà chỉ có thể
vẽ, sơn logo hay thương hiệu của công ty nhà máy hoặc khi sản xuất
chai có thể được tạo dấu hiệu nổi trên thành chai và nếu cần chi tiết
hơn thì phải dán nhãn giấy lên chai như trường hợp sản phẩm rượu, bia,
nước ngọt chứa đựng trong chai.
6.3 NGUYÊN LIỆU VÀ PHỐI LIỆU TRONG SẢN XUẤT THỦY TINH
BAO BÌ TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Nguyên liệu sản xuất thủy tinh (thủy tinh silicat) là các hợp chất vô cơ từ
quặng thiên nhiên: các oxyt kim loại lưỡng tính, oxyt kiềm và oxyt kiềm thổ
(thành phần này có thể tồn tại với lượng nhỏ).
Nguyên liệu phụ: hỗ trợ kỹ thuật chế tạo các hợp chất vô cơ được dùng ở
lượng nhỏ hoặc rất nhỏ để khử bọt, khử màu, nhuộm màu, làm đục thủy tinh
hoặc rút ngắn quá trình nấu.


118

Trong thực tế người ta hay dùng các nguyên liệu như cát, đá vôi, tràng
thạch đôlômi, sa, sunfat, borat hoặc các oxyt tinh khiết, hoặc phế liệu thủy
tinh để nấu thủy tinh silicat dùng trong công nghiệp thực phẩm.
6.3.1 Nguyên liệu nấu thủy tinh oxyt silic (SiO2)
SiO2
Là thành phần chính của đa số thủy tinh công nghiệp. Phân tử SiO2 bò
nấu chảy ở nhiệt độ cao sẽ chuyển thành SiO4, có cấu tạo khối tứ diện đều

mà trọng tâm là nguyên tử S, nối với 4 nguyên tử O phân bố như đỉnh của
khối tứ diện đều, tạo khung cơ bản cho thủy tinh. Thủy tinh silicat bền cơ,
nhiệt, hóa. Thủy tinh silicat thuần khiết còn được gọi là thạch anh, rất quý và
được nấu ở nhiệt độ rất cao. Thạch anh bền nhiệt, bền hóa, tính chiết quang
rất cao.
- Thủy tinh công nghiệp có thành phần SiO2 là 55÷75%. Nguồn nguyên
liệu chính là cát biển (SiO2) thô, trong cát có thể lẫn chất bẩn thải trong
biển. Ngoài SiO2 còn có Al2O3, CaO, MgO, K2O, Na2O, là thành phần
cần được điều chỉnh trong thủy tinh công nghiệp. Bên cạnh đó có thể
có những oxyt nhuộm màu; các oxyt ảnh hưởng độ chiết quang của
thủy tinh như: Fe2O3, MnO2, TiO2, Cr2O3, V2O5.
Yêu cầu cát nấu thủy tinh có hàm lượng SiO2 cao và hàm lượng tạp
chất Fe2O3 rất nhỏ (Fe2O tạo thủy tinh màu vàng, FeO tạo cho thủy tinh màu
xanh lá cây) do đó hàm lượng oxyt sắt tổng trong thủy tinh cho phép là
0,012÷0,3%.
- Yêu cầu độ hạt cát 0,1 ÷ 0,8mm, nếu kích thước hạt >0,8 ÷ 2mm thì sẽ khó
chế tạo thủy tinh đạt chất lượng cao do cát có trạng thái nóng chảy
không đồng đều (do độ hạt cát to nhỏ khác nhau rất nhiều thường gây
khuyết tật trong sản phẩm). Hạt cát nhỏ, mòn, đồng đều kích thước,
tròn, trơn láng không có khía cạnh rất thuận lợi để sản xuất thủy tinh
chất lượng cao.
Ở Việt Nam có những nơi có cát tốt (gọi là cát thạch anh) như: Cát Bà,
Phả Lại, Quảng Bình, Đà Nẵng.
Oxyt kali (K2O)
K2O được cho vào thủy tinh từ nguồn K2CO3, tạo cho thủy tinh vẻ bóng
sáng bề mặt, nên K2O là phụ gia sản xuất thủy tinh cao cấp như pha lê, thủy
tinh màu, thủy tinh quang học, thủy tinh dùng trong phân tích hóa học và thủy
tinh kỹ thuật.



119

Oxyt canxi (CaO)
CaO được cung cấp bởi nguồn đá vôi, đá phấn (có thể có chứa oxyt sắt),
CaO là một trong những thành phần cơ bản của thủy tinh CaO giúp cho quá
trình nấu, khử bọt dễ và thủy tinh có độ bền hóa học cao.
Oxyt bari (BaO)
BaO tạo cho thủy tinh vẻ sáng bóng, trọng lượng riêng tăng cao, do đó
BaO là phụ gia để sản xuất thủy tinh quang học và rút ngắn quá trình nấu.
Oxyt chì (Pb3O4)
Trong thực tế thường dùng Pb3O4, thủy tinh chì thì dễ nấu, dễ khử bọt.
Khi nấu oxyt chì sẽ cho thủy tinh có chiết suất cao, trọng lượng riêng lớn,
dùng để sản xuất thủy tinh quang học, pha lê, thủy tinh bát đóa cao cấp, ngọc
thạch nhân tạo.
Oxyt kẽm (ZnO)
ZnO làm giảm hệ số giãn nở nhiệt của thủy tinh, gây đục thủy tinh, tạo
tính bền nhiệt, bền hóa học cao và gây đục cho thủy tinh.
Oxyt boric B2O3
Oxyt boric được cung cấp từ nguồn:
- Axit boric H2BO3, borat (hàn the) Na2B4O7.10H2O.
- Quặng asarit 2MgO.B2O3H2O
Nếu cho B2O3 thay thế Na2O thì hệ số dãn nở nhiệt giảm tạo nên thủy
tinh; bền nhiệt, bền hóa tăng lên, khử bọt tốt, rút ngắn quá trình nấu. B2O3
cần thiết cho sản xuất thủy tinh quang học, kỹ thuật và một số thủy tinh đặc
biệt.
Nhôm oxyt Al2O3
Để sản xuất thủy tinh alumino silicat cao cấp. Loại thủy tinh alumino
silicat và các thủy tinh khác có hàm lượng Al2O3 ≥ 5%, từ nguồn các oxyt
nhôm kỹ thuật hoặc hydroxyt nhôm. Nhóm oxyt canxi này tạo ảnh hưởng đến
thủy tinh tương tự khi dùng B2O3, nhưng kéo dài thời gian nấu thủy tinh, khử

bọt chậm, độ nhớt tăng, thủy tinh đóng rắn nhanh, nhưng tăng bền cơ, bền hóa
học và bền nhiệt, do Al2O3 tác động làm giảm hệ số giãn nở của thủy tinh.
Oxyt natri (Na2O)


120

Na2O có ảnh hưởng lớn trong sản xuất thủy tinh công nghiệp, hàm lượng
Na2O cao sẽ làm giảm tính bền nhiệt, bền cơ, bền hóa và càng giảm tính dẫn
điện của thủy tinh. Bên cạnh đó, Na2O có tác dụng hạ nhiệt độ nấu, do đó
thủy tinh dễ bò bọt. Na2O được cung cấp từ các muối Na2CO3 và Na2SO4.
Ngoài ra nếu có oxyt photpho (P2O5), các hợp chất flour, antimon, thiếc, chúng
có thể gây đục thủy tinh.
GeO2
GeO2 giúp tăng độ chiết quang cho thủy tinh, do đó được dùng phụ gia
trong chế tạo thủy tinh cao cấp.
6.3.2 Nguyên liệu phụ
Chất nhuộm màu thủy tinh gồm chất nhuộm màu phân tử hoặc nhuộm màu
khuếch tán. Chất nhuộm màu phân tử sẽ không gây thay đổi tính chất của thủy
tinh, cho màu ổn đònh và trong suốt, đối với tất cả các quá trình gia nhiệt sử
dụng thủy tinh. Chất nhuộm màu dạng keo khuếch tán sẽ cho thủy tinh có màu
thay đổi theo sự gia nhiệt (sau quá trình chế tạo), thủy tinh có màu đục cũng
thay đổi tùy vào độ phân tán, kích thước hạt keo, màu, chế độ gia công thủy
tinh.
Thủy tinh có thể được nhuộm màu bởi các phụ gia FeS, oxyt sắt ba Fe2O3
làm cho thủy tinh có màu từ vàng chuyển sang màu vàng hung. Theo số liệu
của Viện Hàn lâm Khoa học CHLB Nga, lượng oxyt sắt cho phép sử dụng
trong các loại thủy tinh như ở bảng 6.1 và 6.2.
Bảng 6.1: Hàm lượng sắt cho phép trong các loại thủy tinh
theo công dụng

Thủy tinh

Hàm lượng oxyt sắt (%)

Thủy tinh quang học (pha lê)

0,012

Thủy tinh y tế

0,2

Kính cửa

0,1

Bát đóa cao cấp

0,025

Chai lọ thủy tinh đục

0,3

Bảng 6.2: Các chất nhuộm màu
Chất nhuộm màu phân tử

Màu sắc thủy tinh

Mn (Mn2O3)


Tím

Co

Xanh


121
Cr (Cr2O3, K2Cr2O7)

Lục vàng

Ni

Không rõ ràng, tùy hàm lượng và thành
phần thủy tinh (cho màu khói, tím đỏ)

Fe2+

Vàng, hung, Fe3+ cho màu xanh lá cây

Cu

Xanh lam

6.3.3 Chất nhuộm màu dạng keo khuếch tán
- Hợp chất selen: để nhuộm thủy tinh thành đỏ và hồng hàm lượng Se
khoảng 0,05 ÷ 0,2%.
- Hợp chất vàng (Au) có thể nhuộm màu cho thủy tinh từ hồng đến đỏ để

tạo ngọc có thể thêm hàm lượng thiếc 0,01 ÷ 0,02%.
- Hợp chất bạc (AgNO3) có thể nhuộm thủy tinh thành màu vàng.
- Hợp chất đồng (Cu2O) tạo ra màu đỏ cho thủy tinh, nhưng trong môi
trường có tính oxy hóa thì tạo màu xanh.

g Các chất oxy hóa, có tác dụng khử bọt:
- Chất oxy hóa: muối nitrat, các hợp chất asenic, MnO2, sẽ phóng thích
O2 trong quá trình nấu thủy tinh ở nhiệt độ cao 400 ÷ 925oC. Hỗn hợp
chất oxy hóa thường dùng như asenic As2O3 (0,3%) và KNO3
(1,0 ÷ 1,5%) cũng là chất khử bọt cho quá trình nấu thủy tinh. Các chất
khử bọt khác có thể dùng là: muối flourur và muối ammonium, bên
cạnh đó CeO2 phân hủy thành CeO và O2 là chất chống sự biến màu,
hay sự phai màu của thủy tinh, rất hiệu quả.
- Chất khử: carbon (C) từ nguồn mạt cưa, than đá, muối natri, kali hoặc
SnO, SnCl2 thường được dùng đề loại nguyên tố oxy từ các oxyt kim loại.

g Các chất rút ngắn quá trình nấu giúp rút ngắn 10 ÷ 15% thời gian nấu
thủy tinh khi thêm vào một lượng nhỏ các hợp chất flo, muối sunfat, NaCl,
B2O3, BaO, muối nitrat.
THỦY TINH SILICAT TRONG CÔNG NGHIỆP
Các loại thủy tinh silicat sử dụng trong công nghiệp được phân loại dựa
trên thành phần tham gia của các oxyt như sau:
1- Thủy tinh chứa kali và canxi.
2- Thủy tinh chứa natri và canxi.
3- Thủy tinh chứa kali và chì.
4- Thủy tinh chứa bo và nhôm.


122


Loại 1, có độ bền hóa học cao, độ bóng sáng bề mặt, dùng làm dụng cụ
đo, thủy tinh cao cấp.
Loại 2, có độ bền hóa học cao do sự có mặt của nguyên tố Ca, với lượng
thấp Na, và nếu hàm lượng Na càng cao thì thủy tinh càng kém bền nhiệt
cũng như kém bền hóa với hàm lượng Na thấp thủy tinh có thể dùng làm bao
bì đựng rượu bia, nước giải khát.... hoặc dùng trong các phòng thí nghiệm.
Loại 3, là thủy tinh đắt tiền, tỷ trọng cao, có độ bóng sáng bề mặt và độ
chiết quang cao, dùng để làm vật dụng cao cấp, đồ trang sức.
Loại 4, là thủy tinh bền nhiệt, bền hóa, bền cơ cao. Đây là thủy tinh kỹ
thuật.
Bảng 6.3: Công thức phối liệu sản xuất loại thủy tinh Na-Ca
Thành phần oxyt

Hàm lượng (%)

SiO2

68 ÷ 73

CaO

10 ÷ 13

MgO

0,3 ÷ 3

Na2O

12 ÷ 15


Al2O3

1,5 ÷ 2

Fe2O3

0,05 ÷ 0,25

Na tồn tại trong thủy tinh với hàm lượng cao sẽ dễ tổn hại mạng lưới
silicat ở bề mặt, do Na dễ nhường điện tử e– cho H+ khiến bề mặt thủy tinh dễ
bò bào mòn bởi dung dòch axit và cả dung dòch kiềm.
Trong môi trường axit H+ đến nhận e– từ Na, khiến Na+ sinh ra tan vào
môi trường, gây rỗ bề mặt thủy tinh, nhưng sau đó thì thủy tinh trở nên có khả
năng bền với H+ do mạng lưới SiO4 vững chắc.
Thủy tinh NaCa thường chiếm 90% sản lượng của thủy tinh.
Thủy tinh Bor-Ca sẽ tạo nên thủy tinh (borosilicate) có thể chòu được
sóng lò viba.
Thủy tinh cao cấp như pha lê có chứa PbO, B2O3, K2O, Al2O3.
Thủy tinh làm chai lọ thực phẩm: có thể chứa CaO (bền hóa học), Al2O3,
ZnO; lượng Na2O càng thấp thì thủy tinh càng bền.
6.4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THỦY TINH
Nguyên liệu là cát: cần có độ hạt đồng đều theo yêu cầu, hàm lượng
SiO2 tùy theo yêu cầu của loại thủy tinh. Nếu nguyên liệu cát lẫn các loại


123

oxyt hoặc kim loại không mong muốn thì có thể gây khuyết tật, ảnh hưởng
đến chất lượng thủy tinh.

Rửa - chà xát
Cát được rửa bằng nước, đồng thời được chà xát để tách rời những hạt
cát dính vào nhau, công đoạn này loại được một số tạp chất hòa tan trong
nước, và lẫn trong nguyên liệu (như muối NaCl) và một số tạp chất dạng
huyền phù.
Phân loại theo kích thước hạt
Cát sau khi chà xát, rửa sấy khô, được qua hệ thống rây để phân loại
theo kích thước hạt, nhằm giúp quá trình nấu thủy tinh được dễ dàng. Do độ
hạt đồng đều, thì thời gian và nhiệt độ nấu không bò dao động nhiều.

Hình 6.1: Quy trình gia công thủy tinh
Phân ly điện từ
Nguyên liệu cát có thể có oxyt sắt (FeO, Fe2O3 hoặc FeS) với liều lượng
cao hơn giới hạn cho phép trong sản xuất thủy tinh sẽ ảnh hưởng xấu đến tính
chiết quang, cũng như tạo màu không mong muốn cho thủy tinh. Do đó, oxyt


124

sắt được loại đi bằng phương pháp điện từ.
Nấu thủy tinh
Giai đoạn nấu ảnh hưởng lớn đến chất lượng của thủy tinh. Khối nguyên
liệu được gia nhiệt đến 1100 ÷ 1400oC để nấu chảy tạo thủy tinh, tùy theo
thành phần nguyên liệu. Nếu thành phần nguyên liệu có kim loại Na cao thì
sẽ làm giảm nhiệt độ nóng chảy của khối nguyên liệu.
Đây chính là quá trình nóng chảy của SiO2, tạo cấu trúc đồng nhất giữa
oxyt silic và các kim loại kiềm, kiềm thổ hoặc kim loại lưỡng tính, có mặt
trong khối nguyên liệu. Trong quá trình nấu xảy ra sự tạo liên kết mới sắp
xếp lại cấu trúc, SiO2 chuyển thành SiO4, có dạng khối tứ diện đều, nguyên tử
Si nằm tại tâm, và nguyên tử oxyt phân bố ở bốn đỉnh của khối tứ diện.

Trong quá trình nấu thủy tinh, có sự tham gia của carbon (C) để khử oxy
từ các oxyt kim loại (khác SiO2), tạo thành khí CO, CO2 và thoát ra khỏi khối
thủy tinh. Nếu nhiệt độ nấu thủy tinh được hạ thấp do thêm một số phụ gia
hoặc hàm lượng Na cao khiến thời gian nấu thủy tinh diễn ra ngắn, tiêu hao
năng lượng thấp nhưng quá trình khử bọt (thoát khí CO và CO2) xảy ra không triệt
để, tạo bọt khí trong khối thủy tinh, gây ra khuyết tật cho thành phẩm.
Ngoài ra nhiệt độ nấu thủy tinh thấp cũng như thời gian nấu ngắn đều là
nguyên nhân làm cho một số oxyt kim loại không thể nóng chảy hoàn toàn,
không được tạo cấu trúc đồng nhất, do đó gây khuyết tật dạng thủy tinh hoặc
khuyết tật dạng tinh thể cho thành phẩm.
Tạo hình thủy tinh


125

Hình 6.2: Công nghệ tạo hình sản phẩm thủy tinh
Sơ đồ công nghệ tạo hình sản phẩm chai lọ thủy tinh được biểu diễn ở
hình a hoặc b, gồm các giai đoạn từ 1-7.
Thủy tinh được tạo hình bằng phương pháp đùn thổi hoặc ly tâm thổi với
áp lực cao.
Thủy tinh nóng chảy ở nhiệt độ ≥ 1000oC từ lò nấu được được tạo hình sơ
bộ trong khuôn 1 và được dòng khí nén đi từ phía dưới khuôn 2 thổi nén thành
hình dạng sơ bộ 2 và 3 và được tiếp tục tạo hình cho thành phẩm 7; ở giai
đoạn này dùng áp lực của dòng khí nén hoặc dùng lực ly tâm để phân bố lại
khối thủy tinh 5 tạo thành chai đều đặn trong khuôn 6 và tạo nên sản phẩm có
hình dạng theo yêu cầu 7.
Phủ nóng
Phủ nóng bằng bột SnO2 nóng để bảo vệ bề mặt sản phẩm thủy tinh
đang ở nhiệt độ cao, không bò nứt ra và đánh bóng bề mặt thủy tinh.
Ủ, tôi thủy tinh

Sau khi tạo hình, sả n phẩm được ủ hoặc tôi để thay đổi ứ n g suất nộ i
tồn tại trong quá trình tạ o hình, nhằ m làm tăn g độ bền củ a thủ y tinh trong
sử sụn g.
Ủ thủy tinh: sản phẩm thủy tinh sau khi tạo hình đạt nhiệt độ khoảng
700÷800oC, được phủ nóng, được làm nguội xuống nhiệt độ 300oC, sau đó lại
được gia nhiệt đến 700oC và được làm nguội chậm đến nhiệt độ thường, nhằm


126

để giảm ứng suất nội ở thành trong và thành ngoài của chai lọ thủy tinh, tạo cho
thủy tinh có độ bền cơ cao.
Tôi thủy tinh: thủy tinh sau khi được tạo hình, phủ nóng và làm nguội đến
300oC thì được gia nhiệt đến nhiệt độ 700oC và được làm nguội nhanh để tăng
ứng suất bên trong thành chai lọ và tạo ứng suất đồng đều trong cả sản phẩm.
Sản phẩm thủy tinh tôi chòu được sự chênh lệch nhiệt độ cao đến 270oC (thủy
tinh không tôi chỉ có thể chòu được sự chênh lệch nhiệt độ là 70oC). Sản phẩm
thủy tinh tôi bò vỡ sẽ tạo thành những mảnh vỡ vụn không sắc cạnh. Thủy tinh
tôi được dùng chế tạo các loại kính đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong
trường hợp nó bò vỡ như: dùng làm kính xe ô tô, một số loại chai lọ, chén đóa
cao cấp và thủy tinh chòu nhiệt độ cao.
6.4.2 Các loại khuyết tật
Chất lượng thủy tinh được đánh giá bởi độ đồng nhất hóa học (từ đó sẽ
dẫn đến sự đồng nhất về vật lý). Sự có mặt các thành phần lạ không đồng
nhất gọi là khuyết tật của thủy tinh. Tùy theo các nguyên nhân khác nhau
tạo nên khuyết tật khác nhau về hình dạng, đặc tính hóa lý, và làm giảm
chất lượng thủy tinh. Khi sản phẩm đã bò khuyết tật thì không thể khắc phục
mà phải loại bỏ.
Khuyết tật dạng bọt khí
Bọt khí có nhiều kích thước khác nhau, không màu, trong suốt. Khuyết

tật dạng này là do thành phần phối liệu không thích hợp hoặc kích thước hạt
cát không đồng đều hoặc do chế độ nấu thủy tinh không hợp lý như nhiệt độ
thấp hoặc thời gian khử bọt ngắn khiến cho khí tạo ra trong quá trình khử các
oxyt không thể thoát khỏi thủy tinh một cách hoàn toàn.
Khuyết tật dạng thủy tinh
Các khuyết tật dạng này do thành phần nguyên liệu không thích hợp với
chế độ nấu với thủy tinh do đó khác về mật độ, độ chiết suất, độ nhớt, sức
căng bề mặt. Những thành phần lạ này sẽ tạo dạng vân, dạng sợi trong khối
thủy tinh, gây giảm độ đồng nhất, giảm tính bền cơ, nhiệt của thủy tinh được
chế tạo.
Khuyết tật dạng tinh thể
Khuyết tật dạng tinh thể tạo thành trong quá trình phối liệu trong nguyên
liệu có những thành phần không phản ứng, không nóng chảy nằm lại trong
thủy tinh; do chế độ nhiệt không thích hợp và thời gian nấu ngắn tạo nên
những đốm, vết đục của các oxyt không hòa tan, không đồng thể với thủy


127

tinh.
6.5 TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA BAO BÌ THỦY TINH
6.5.1 Độ bền cơ
Độ bền cơ học của bao bì thủy tinh được quyết đònh từ thành phần
nguyên liệu, công nghệ chế tạo, cấu tạo hình dạng bao bì.
Những loại chai lọ miệng rộng, thường không có cổ chai, miệng chai nối
ngay với thân chai, loại này để đựng những thực phẩm dạng past, hoặc dạng
hỗn hợp rắn lỏng (cái và nước), để dễ dàng cho sản phẩm vào (khi đóng bao
bì) và lấy ra (khi người tiêu dùng sử dụng). Loại chai này không chòu tác động
lớn của lực cơ học khi chiết rót trừ khi bò va chạm vào thành hoặc bò rơi vỡ.
Loại chai được chiết rót chất lỏng như chai đựng nước ngọt có hoặc

không có gas hoặc cồn, chai đựng các loại bia rượu thì thường chòu tác động
của:
- Lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên đáy chai trong quá trình chiết
rót và lực tác động lên cổ chai khi đóng nút chai.
- Lực theo phương ngang (phương thẳng góc với đường trục của chai),
chính là áp lực của khí CO2 tác động thẳng góc với thành chai, áp lực
này càng lớn lúc thanh trùng, sau khi chiết rót, đóng nắp nút. Để đảm
bảo chai được bền dưới tác động của lực trong quá trình chiết rót, đóng
nắp chai luôn luôn được thiết kế:
• Độ dày thành chai và đáy chai đồng đều nhau
• Thân trụ thẳng đáy tròn.
• Đáy là một mặt cầu lồi

• Cổ chai phía bên trong có dạng mặt cầu lồi tròn xoay, và độ cong của

cổ chai không thay đổi một cách đột ngột.
- Bên trong và bên ngoài thân trụ các lực tác động có thể cân bằng như
sau: có xuất hiện lực kéo, nén dạng vòng.
Với đặc điểm cấu tạo như trên, áp lực tác động lên thân trụ luôn luôn
được cân bằng bởi áp lực theo cùng phương có chiều ngược lại luôn luôn sinh
ra các cặp ứng lực vòng ngược nhau nằm trên các mặt phẳng tiết diện chạy
suốt chiều cao của thân chai, các ứng lực vòng có cường độ như nhau do độ
dày thân trụ đều sẽ triệt tiêu nhau trên cả thân trụ (H.6.4).


128

Hình 6.3: Sự phân bố áp lực khí
trong chai


Hình 6.4: Sự phân bố áp lực do khí
CO2 trên mặt cắt A-A

Nếu độ dày của thành chai không đồng đều thì dưới tác dụng của lực, sẽ
xuất hiện ứng lực không đồng đều trong thành chai gây vỡ chai.
Chất lỏng chiết rót vào chai sẽ tạo nên lực tác động theo phương trục
thẳng góc với bề mặt tiếp tuyến của đáy mặt cầu lồi, tạo ứng lực đối với mặt
cầu như sau:
- Ứng lực vòng kéo trên mặt đáy cầu tại
điểm tác động lực thì thành phần chiếu của
chúng lên mặt phẳng vuông góc trục thân trụ bò
triệt tiêu, còn lại thành phần phương trục có
cường độ thấp hơn rất nhiều so với trường hợp mặt
phẳng chòu lực. Do đó xuất hiện ứng lực nén ở
mặt ngoài đáy chai cũng nhỏ không đáng kể, không gây vô đáy chai.
Một điểm thuận lợi của đáy có cấu tạo mặt cầu là sự tiếp xúc của đáy
chai với bề mặt phẳng nằm ngang là đường tròn. Sự tiếp xúc này dễ dàng hơn
trường hợp đáy chai tiếp xúc với mặt phẳng nằm ngang theo cả mặt tròn, dễ
gây nên sự không vững của chai (khi đứng) khi chỉ xuất hiện một điểm lồi
trên mặt đáy chai.
- Trường hợp chai chòu tác động của lực từ bên ngoài thẳng góc với trục
thân trục thì trên mặt phẳng thiết diện chai tại điểm chòu tác dụng lực sẽ xuất
hiện các ứng lực vòng kéo thành chai bên ngoài và đồng thời xuất hiện ứng
lực vòng nén ở thành chai bên trong; nếu ứng lực kéo và nén cân bằng nhau
thì chai không bò vỡ. Nếu lực tác động quá nhanh và mạnh thì tạo nên ứng lực
vòng ở thành ngoài lớn hơn thành phần trong của chai gây vỡ chai.


129


Hình 6.5
Tâm mặt cầu lồi
của đáy chai

Hình 6.6: Chai thân trụ thẳng đáy tròn đựng
thực phẩm chòu tác động của lực từ bên ngoài
thẳng góc với trục của chai, sinh ra ứng lực
vòng phân bố trên mặt cắt ngang

Do đó, hình dạng chai và độ dày đồng đều giữa thành và đáy và thành
phần vật liệu chế tạo thủy tinh đã tạo nên độ bền vững cho chai lọ.
Ứng lực vòng S được sinh ra dưới tác động của áp lực bên trong hay bên
ngoài lên thành chai như sau:
S=

Pd
2t

trong đó: P - áp suất trong chai;
d - đường kính thân trụ chai
t - độ dày thành chai
Ở nhiệt độ thường, P trong chai nước giải khát có gas sẽ đạt đến 400kPa,
tức là áp lực của CO2 có thể tích bằng 4 lần thể tích chai, áp lực P sẽ tăng lên
700kPa ở 40oC và đạt 1000kPa khi thanh trùng pasteur.
Vì vậy thủy tinh phải chòu được áp lực tác động khoảng 1240-1380kPa
mới có thể cân bằng được với lực tác động của khí (gas) bên trong chai.
Thí nghiệm đã cho thấy chai mới sản xuất có thể có ứng lực 4054kPa;
sau khi được đóng nút lần đầu tiên thì khả năng ứng lực chỉ còn 2331kPa; và
sau một thời gian sử dụng ứng lực tiếp tục giảm dần cho đến khi ứng lực của
chai S>1524KP thì chai vẫn còn có thể sử dụng được, và tương ứng ứng lực của

cổ chai là > 690kPa.
Ở các xí nghiệp sử dụng chai đựng các loại nước, thì chai được tái sử


130

dụng và không cần có sự kiểm tra ứng lực. Nếu chai đã bò mòn bề mặt do chu
kỳ sử dụng tăng cao và vệ sinh chai bằng kiềm thì độ dày thành chai bò giảm
hoặc trở nên không đồng đều, hoặc ứng lực chòu đựng của chai thấp dưới mức
giới hạn <1500kPa (<1524kPa) thì chai có thể tự vỡ trong quá trình chiết rót,
đóng nắp hoặc thanh trùng.
6.5.2 Độ bền nhiệt
- Khi chai lọ được rót dòch nóng thì thành trong sẽ dãn nở tạo ứng lực
vòng (ứng lực nén) như hình 6.7, chạy suốt chiều cao của thân trụ bên trong.
Tương ứng, ở thành ngoài chai, khi chưa cân bằng nhiệt với thành trong, thì sẽ
xuất hiện ứng lực kéo. Nếu nhiệt độ dung dòch và bao bì không chênh quá
70oC thì ứng lực kéo ở thành ngoài và ứng lực nén ở thành trong cũng không
chênh nhiều một cách đột ngột, không gây vỡ chai. Trường hợp rót dung dòch
lạnh cũng tương tự như trường hợp trên nhưng thành trong xem như không xuất
hiện ứng lực không đáng kể, chỉ thành ngoài có xuất hiện ứng lực nén.
Như vậy, chai đựng thực phẩm có áp lực khí hoặc được đun nóng, làm
lạnh, cần thiết được cấu tạo thân trụ thẳng đáy tròn, cổ và thân chai không bò
giảm nhanh sự chênh lệch đường kính, thì tăng độ bền cơ hơn các loại chai có
cấu tạo khác.

Hình 6.7: Tác dụng của nhiệt độ chiết rót dung dòch
lên chai thủy tinh
a) Ứng lực nén xuất hiện ở thành trong, và tạo ra ứng lực kéo ở thành phần ngoài
b) Thành ngoài xuất hiện ứng lực nén khi rót dung dòch lạnh (như nước giải
khát có gas, bia)

6.5.3 Tính chất quang học của thủy tinh
Đặc tính quang học của thủy tinh được thể hiện ở khả năng hấp thụ ánh
sáng và phản xạ ánh sáng: Tính chất hấp thụ còn phụ thuộc vào bước sóng
của ánh sáng. Thủy tinh silicate có khả năng hấp thụ tia có λ ≈ 150 nm và tia
có λ ≈ 600 nm .


131

Kim loại Fe lẫn không tinh khiết sẽ ngăn cản sự truyền xuyên qua của tia
tử ngoại (UV) và tia hồng ngoại (IR). Do đó có thể điều chỉnh sự truyền ánh
sáng qua thủy tinh bằng cách thêm vào các chất tạo màu như: oxyt kim loại,
hợp chất của lưu huỳnh, hợp chất của selen, các oxyt kim loại khác (bảng 6.4).
Bảng 6.4: Các oxyt kim loại tạo màu cho thủy tinh có ảnh hưởng đến sự truyền
của các tia
Trạng thái màu

Oxyt kim loại tạo màu

Không màu, hấp thụ tia UV (không
cho tia UV truyền qua thủy tinh)

CeO2, TiO2, Fe2O3

Xanh da trời

Co3O4, Cu2O + CuO

(Purple) màu đỏ tía, xanh lam + đỏ


Mn2O3, NiO

Xanh lá cây

Cr2O3, Fe2O3 + Cr2O3 + CuO, V2O3

Nâu

MnO, MnO + Fe2O3, TiO2 + Fe2O3, MnO + CeO2

(Amber) màu vàng nâu

Na2S

Vàng

CdS, CeO2 + TiO2

Cam

CdS + Se

Đỏ

CdS + Se, Au, Cu, UO3 + Sb2S3

Đen

Co3O4 (+ Mn, Ni, Fe, Cu, Cr dạng oxyt)


Thủy tinh có chứa hỗn hợp của các oxyt kim loại như cobalt (Co) nickel
(Ni), chromium (Cr), săét (Fe) đều có thể tăng sự hấp thu ánh sáng khả kiến,
tia tử ngoại hoặc tia hồng ngoại. Riêng oxyt Fe tạo màu xanh lá cây cho thủy
tinh có khả năng hấp thụ tia cực tím và hồng ngoại.
Hiệp hội Dược học Mỹ đã đònh nghóa các bao bì thủy tinh cản quang là
loại chỉ cho xuyên qua khoảng 10% các ánh sáng có bước sóng khoảng
290 ÷ 450nm qua thành dày trung bình, do đó loại thủy tinh amber và thủy tinh
xanh lá cây (theo bảng 6.4) là thủy tinh cản quang rất tốt.
Thủy tinh có khuynh hướng hóa sẫm đen dưới năng lượng của bức xạ
mạnh như trong trường hợp chiếu xạ thực phẩm. Tia bức xạ có thể gây nên sự
thay thế, dòch chuyển điện tử trong mạng cấu trúc, làm thay đổi hóa trò tạo
nên đa hóa trò đối với các oxyt kim loại, gây màu cục bộ khác với các vùng
khác hoặc có thể làm tăng sự hấp thụ ánh sáng thường


132

Bảo vệ thủy tinh mang màu: màu của thủy tinh có thể bò giảm theo thời
gian sử dụng, do đó một lượng CeO2 (bò khử thành Ce2O3 bởi sự chiếu xạ),
khoảng 1,5%, được cho vào để cải thiện tính giảm màu của thủy tinh màu để
bảo vệ thủy tinh mang màu, nhưng giá thành sẽ tăng cao.
Thủy tinh amber và một số thủy tinh màu xanh lá cây (Cr2O3, Fe2O3 +
Cr2O3 + CuO, V2O3) có khả năng ngăn cản tia tử ngoại do đó được dùng làm
chai lọ đựng thuốc, hóa chất đắt tiền, đựng rượu vang, bia để tránh hư hỏng
các thành bên trong sản phẩm.
6.5.4 Độ bền hóa học
Độ bền hóa học là khả năng chống ăn mòn hóa học của môi trường tiếp
xúc với thủy tinh. Độ bền hóa học của thủy tinh tùy thuộc thành phần nguyên
liệu ban đầu và điều kiện của môi trường tiếp xúc với thủy tinh:
Môi trường nước và axit

Môi trường này có tính ăn mòn thủy tinh do thành phần H+ phân ly từ axit
sẽ đến nhận điện tử của các kim loại kiềm, kiềm thổ, tạo thành khí H2, và các
ion kim loại kiềm kiềm thổ bò khuếch tán vào môi trường, tạo nên các lỗ hỏng
trong mạng cấu trúc bề mặt của thủy tinh:
2H+ + 2Na

Ho2 + 2Na +

Quá trình ăn mòn dừng lại khi không còn H+ trong môi trường hoặc khi
tất cả kim loại kiềm, kiềm thổ ở bề mặt của thủy tinh bò chuyển thành ion và
khuếch tán vào môi trường, còn lại các nguyên tử Si trên bề mặt của thủy
tinh. Sự ăn mòn này tạo cho thủy tinh có bề mặt nhám, bò lõm thành những
vết li ti, mất vẻ sáng bóng, ảnh hưởng đến tính chất quang học. Thủy tinh
kiềm thổ bò ăn mòn bởi môi trường axit ở mức độ kém hơn so với thủy tinh
kiềm.
Môi trường kiềm
Môi trường kiềm ăn mòn thủy tinh nhanh chóng hơn so với môi trường
axit, vì oxyt Si là oxyt lưỡng tính, mạng lưới SiO4 bò ăn mòn dần trở nên
những vết, khuyết rõ ràng hơn so với trường hợp của axit. Axit flourhydric HF
ăn mòn thủy tinh rất mạnh.
Thủy tinh có các thành phần như: TiO2, Cr2O, Al2O3 thì bền trong môi
trường axit cũng như trong môi trường kiềm. Nhiệt độ môi trường ăn mòn
càng cao thì thủy tinh bò ăn mòn càng nhanh hơn, nếu bề mặt thủy tinh có vết
trầy sước thì cũng tạo điều kiện ăn mòn dễ dàng.


133

6.6 NẮP BAO BÌ THỦY TINH
Nắp hoặc nút có thể được xem là thành phần quan trọng của bao bì thủy

tinh. Nắp (đậy che phủ miệng chai) nút (nằm lọt vào bên trong miệng chai) và
các thành phụ của chúng như đệm, nhôm lá để bọc... góp phần đảm bảo độ
kín của chai lọ, đảm bảo chức năng bảo quản thực phẩm được chứa đựng,
chức năng tiện lợi trong phân phối tiêu thụ và không gây nhiễm độc cho thực
phẩm.

Hình 6.8: Các loại miệng cơ bản của chai thân trụ thẳng
cao cổ Φ 26, 6 ± 0, 3
Tùy theo dạng chai lọ chứa đựng thực phẩm, tính chất và giá trò thương
phẩm của thực phẩm chứa bên trong, hạn sử dụng dài hay ngắn mà sử dụng
loại nắp thích hợp, cùng với thiết kế kiểu miệng chai tương ứng các loại cấu
tạo chai.
Loại A: Miệng chai loại A có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng
cũng có cấu tạo ren. Chai thủy tinh miệng A chứa đựng chất lỏng không có áp
lực khí như khí CO2, hoặc chỉ có áp lực riêng phần của ethanol trong sản
phẩm rượu màu có độ cồn ≤ 40oGL. Loại nắp đậy cho miệng loại A làm bằng
nhôm hoặc thiếc có phủ lớp sơn bên trong và bên ngoài, có đệm plastic để
đảm bảo độ kín cho chai, ngoài ra cần có nút đệm, đậy miệng chai trước khi
đậy nắp, nút đệm thường bằng vật liệu HDPE. Sau khi đậy nút đệm, vặn nắp
thiếc vào theo đường ren thì miệng nắp đệm sẽ áp sát vào lớp đệm của nắp
thiếc, tạo độ kín khít hoàn toàn.
Loại B: Chai có miệng loại B, có cấu tạo thành miệng chai khá dày, để
chứa các loại rượu vang, rượu champagn... có áp lực CO2 cao, có thời hạn tồn
trữ và sử dụng rất dài nên cần phải đậy nút kín và có khả năng chòu áp lực
cao của khí CO2 được nén trong chai. Chai được đậy kín bằng nút bấc (bằng


134

gỗ bấc hay còn gọi là gỗ bần), nút có cấu tạo trụ tròn hoặc dạng hình trụ tròn

có mũ nấm (H.6.9); thân trụ dài khoảng 4 cm. Nút bằng gỗ bấc có tính đàn
hồi cao, sẽ đậy chặt khít miệng chai và nhô lên khỏi miệng chai khoảng
1,5cm, và dây thép được buộc bên ngoài miệng chai (nhờ có đai miệng chai)
giúp cho nút bấc chòu được áp lực nén cao của CO2 bên trong chai. Kế đến lớp
bọc ngoài là lớp giấy nhôm áp sát vào miệng chai, các mép giấy che phủ dây
thép bên trong.

Hình 6.9: Cấu tạo miệng ren và nắp ren
a) Hình thiết diện đứng miệng chai
b) Thiết diện đứng của nắp; c) Hình chiếu đứng của nắp ren
Nút bấc cũng được mở một cách dễ dàng: dùng ngón tay cái bật nút bấc
khỏi miệng chai (H.6.10) có thể dùng nút bấc để tái đóng kín chai. Hiện nay, một số
chai rượu vang có cấu tạo nắp chai thay đổi về vật liệu nhưng vẫn theo
nguyên tắc này:
- Nút bậc được chế tạo bằng plastic có độ đàn hồi cao.
- Dây thép được thay bằng nắp ren tương ứng với chai miệng ren (không
dùng miệng đay). Nút cao su được đóng kín vào miệng chai không có
phần nhô lên khoảng 13/÷1/4 chai, và sẽ được khui bằng dụng cụ khui
chuyên dùng dạng vít xoắn.
- Giấy nhôm bọc được thay thế bằng màng co plastic có in thương hiệu.
Phương pháp đậy kín sản phẩm rượu vang có áp lực CO2 trong chai
miệng đai đã đạt kết quả hữu hiệu; cho đến nay vẫn chưa có phương án nào
hữu hiệu hơn có thể thay thế nguyên tắc này. Ngoài ra, cấu tạo chai, cách
đóng gói này đã mang lại tính truyền thống cao cấp cho sản phẩm rượu vang.
Loại C: Miệng chai loại C có cấu tạo thành miệng dầy và có gờ, được
đậy bằng nắp mũ (nắp mũ miện (nắp phén)) nắp bằng thiếc có lót lớp đệm
bằng gỗ bấc hoặc bằng cao su để có thể áp chặt khít vào miệng chai, tạo sự


135


kín hoàn toàn, khi nắp được dập trên miệng chai bằng một lực cơ học và tạo
nên lớp gợn chung quanh (H.6.12). Loại chai miệng C đóng nắp mũ miện,
được dùng chứa đựng nước giải khát có gas, sản phẩm có giá thành thấp, được
tiêu thụ nhanh và áp lực CO2 trong chai không quá cao.

Hình 6.10: Phương pháp đóng kín chai miệng đai
a) Chai miệng đai được đóng kín hoàn chỉnh
b) Đã bóc bỏ lớp giấy nhôm, còn lớp dây thép buộc chặt nút bấc
với miệng chai
c) Đã tháo lớp dây thép (còn lại nút bấc đậy kín miệng chai)
Cách đóng chai miệng C không được dùng để bảo quản sản phẩm có CO2
trong thời gian dài như đối với loại B.

Hình 6.11: Cách bậc nút bấc khỏi chai rượu vang

Hình 6.12

Ngoài ba loại nút nắp chai cơ bản như trên, có thể dùng số nắp chai cấu
tạo theo nguyên tắc A là vặn ren như chai miệng rộng dùng đựng rau quả có
thể thanh trùng có nắp làm bằng thép có một đường ren.


136

Câu hỏi:
1 Các oxit dùng trong công nghệ sản xuất thủy tinh
A- CaO

B- Na2O


C- ZnO

D- B2O3

E- Al2O3

F- BaO

Oxit nào giúp làm tăng độ bền hóa cho bao bì thủy tinh
a) A + B + C + D

b) A + C + D + E

c) A + C + D + F

d) A + B + C + F.

2 A- Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường
B- Trong suốt.
C- Dẫn nhiệt tốt.
D- Bền hóa cao.
E- Bền cơ cao.
Chọn câu trả lời đúng về ưu điểm của bao bì thủy tinh
a) A + B + D

b) A + B + C + D

c) A + B + E + D


d) A + B + C + D + E.

3. Cho các oxít sau:
A- K2O

B- BaO

C- B2O3

D- Al2O3

E- Na2O


137

Trong công nghiệp nấu thủy tinh, chất nào trên đây tác động rút ngắn
quá trình nấu
a) A + E.
b) E.
c) B + C + D.
d) A + B + C + D.
4 Hình bên cạnh: bao bì thủy tinh, đựng
sirô quả, khuyết điểm của bao bì này
là:
A- Đường kính của cổ chai và thân chai
giảm nhanh đột ngột, sự lệch đường
kính quá lớn nên độ bền cơ giảm.
B- Trọng tâm chai cao, không vững.
C- Độ dày của chai không đồng đều.

D- Chai không chứa được các loại rượu, bia, nước có CO2.
E- Cổ chai quá cao dễ vỡ đối với quá trình chiết rót đóng nắp chai tự động.
F- Không thể đựng dòch nước ép quả.
Chọn câu trả lời đúng:
a) A, B, E

b) A, B, C, E

c) A, B, C, D, E

d) A, B, C, D, E, F.

Tài Liệu Tham Khảo
1.

Bộ môn Silicat, ĐHBK Hà Nội, Bài giảng chuyên môn Silicat, 1989.

2. Castelvetri,F. Microbiological implications of modified atmosphere
packaing
of fresh pasta products. In Proc. 6th Int. Conf. on
controlled/Modified
Atmosphere/Vaccum
Packaing,
Schotland
Bussiness Rechearch Inc.,San Diego, California 1991,p.253
3

Coulon, M.and P.Louis.Modified Atmosphere packaing of precooked
foods.In controlled Modified/Atmosphere/Vaccum packaing of foods,
A.L.Brody(Ed.),Food&Nutriyion

Press,inc.,Trumbull,Conecticut,1989,chap.8

4.

Griff A.L Cacbonatedbeverage packaging. In the Wiley Encyclopedia of
packaging technology, M.Pakker(Ed.), john Wiley & sons,


138

Inc.,Newyork,1986,p.691.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×