Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

đánh giá, xây dựng các biện pháp an toàn lao động tại công ty gỗ ở bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.77 KB, 23 trang )

1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Các sản phẩm từ gỗ đã gắn liền với cuộc sống con người từ xa xưa mang
lại cho con người nhiều giá trị sử dụng và nghệ thuật trong đời sống hàng
ngày. Hiện nay ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm gỗ chế biến các sản
phẩm xuất khẩu mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế quốc gia, hàng loạt các
công ty sản xuất gỗ ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, giải
quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động. Tuy nhiên việc hình
thành các xưởng sản xuất đồ gỗ kéo theo hàng loạt các áp lực về môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội, sức khỏe người lao động, cần được giải quyết. Ở
Việt Nam hiện nay nhiều cơ sở chế biến gỗ làm việc theo xưởng gia đình nên
không trang bị các hệ thống xử lý môi trường, công tác an toàn lao động
không đảm bảo, nguy cơ gây ô nhiễm cao môi trường xung quanh cao.Trong
thực tế hiện nay cho thấy sự gia tăng các vụ tai nạn lao động và phát triển
bệnh nghề nghiệp về số lượng người mắc và thể loại bệnh gắn chặt chẽ với sự
phát triển của các ngành công nghiệp.
Với nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng,
nguồn lao động dồi dào…vùng Đông Nam Bộ đã và đang tạo điều kiện thuận
lợi cho nhiều ngành nghề phát triển, trong đó có ngành công nghiệp chế biến
gỗ. Trong số các doanh nghiệp chế biến gỗ của cả nước, vùng Đông Nam Bộ
có 2.324 doanh nghiệp, chiếm gần 60% so với cả nước, tập trung nhiều nhất là
Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. Hiện cả nước có 4 khu công nghiệp chế
biến gỗ thì vùng Đông Nam Bộ đã có 3 khu công nghiệp đóng ở TP.HCM,
Đồng Nai, Bình Dương. Bình Dương hiện có 360 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, chế biến đồ gỗ, trong đó có gần 100 doanh nghiệp có
vốn đầu tư của nước ngoài.
Mấy năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước có lượng
hàng xuất khẩu ngang bằng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
như Trường Thành, Tiến Triển, Trần Đức... Với nguồn vốn đầu tư cho sản


xuất đồ gỗ xuất khẩu tăng mạnh và tăng liên tục trong thời gian qua, Bình
Dương đã trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất cả nước.

CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY GỖ Ở
BÌNH DƯƠNG
2.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT


2

 Giai đoạn 1: tạo phôi nguyên liệu

Sơ đồ 1: Quy trình tạo phôi nguyên liệu

Thiết
kế

Chọn

Nhập

gỗ

NL

Cắt

Bào
rong


Ghép

Bào 4
mặt

Phôi
NL

 Giai đoạn 2: Hoàn thiện sản phẩm

Phôi
NL

KCS
phôi
NL

Phanh
cạnh

Phanh
mộng

Nhập
kho

Đóng
gói


Phủ
topcoat

Sấy

Khoan
lỗ

Sơn

Chà
nhám

Ráp
cụm
CT

Nguyên liệu sau khi mua về, lựa chọn và phân màu sắc. Sau đó chuyển qua
mặt cắt chọn phân loại chất lượng ghép thành thanh theo kế hoạch, nối rộng
ghép thành tấm và được chà tỉnh 2 mặt.
Các bán thành phẩm ở công đoạn này được chuyển sang tinh chế và tạo dáng.
Tại đây, phôi ghép được pha chế, tạo dáng và định hình cho các mặt hàng
khác nhau như: giường, kệ, bàn và chi tiết các mặt hàng sau khi đã định hình
đòi hỏi sự chính xác cao sẽ thực hiện trên máy CNC, PLC.
Thành phần sẽ được kiểm tra trước khi nhập kho, nếu không đạt yêu cầu sẽ
chuyển sang hàng nội địa, phế liệu trong quá trình săn xuất được chuyển sang
kho phế liệu để làm củi. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm sẽ
được dán phủ VENEER hoặc PRINT. Đồng thời, bề mặt sản phẩm sẽ được
tiến hành bả bột sơn lót, sơn phụ lớp cuối (TOPCOAT) và lớp sơn phủ kín
được phun sơn bằng tia cực tím.

Ở rừng bộ phận như: ghép thanh, ghép tấm, địa hình và sơn điều có nhóm
KCS để kiểm tra chất lượng sản phẩm ở mỗi giai đoạn. Trước khi bán thành
phẩm được đưa vào kho còn phải qua bộ phận KCS để kiểm tra tổng hợp lần
cuối. Sau đó mới đưa qua lắp ráp theo từng mã số, lúc này sản phẩm được
hoàn tất.

2.2 QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY GỖ

Sơ đồ tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp
GIÁM
ĐỐC

Nhuộm
màu

Sấy


3

PGĐ.Kinh
doanh

PGĐ.Sản
xuất

P.Tổ chức
hành chính

P.Kỹ thuật

công nghệ

P.Kinh doanh
P. Kế hoạch
vật tư

Việc

Xưởng
A

Xưởng
B,C

BP.
Thiết kế

BP.Tạo
dáng

BP.Bào

BP.Chà
BP.
nhám
Nhuộm
mau
BP. Lắp

P. XNK

P.KCS

P. Kế toán tài
chính

BP.Cắt
BP.Ghé
p

ráp

 Bộ phận sản xuất chính: Bộ phận thiết kế, bộ phận kho, bộ phận bào, bộ phận

o
o
o
o
o
o
o

o
o
o
o

cắt, bộ phận ghép, bộ phận chà nhám, bộ phận tạo dáng, bộ phận sơn, bộ phận
nhuộm màu, bộ phận lắp ráp, bộ phận sấy, bộ phận phủ top coat, bộ phận đóng
gói thành phẩm, bộ phận KCS.
Bộ phận thiết kế: nghiên cứu yêu cầu của khách hàng, phát họa sản phẩm

bằng mô hình 2D chọn lựa gỗ làm sản phẩm.
Bộ phận Bào: phụ trách bào rong nguyên liệu và bào 4 mặt để phục vụ cho
quy trình cắt.
Bộ phận cắt: cắt và phân loại chi tiết theo các tiêu chí cụ thể.
Bộ phận Ghép: phụ trách ghép thanh, ghép tấm, rong, lộng theo quy cách, số
lượng chuyển giao cho bộ phận Tạo dáng.
Bộ phận Tạo dáng: các thanh gỗ sẽ được phanh cạnh, phanh mộng, khoan lỗ
theo đúng bản vẽ chi tiết.
Bộ phận Chà nhám: chà nhám tát cả các thanh và mặt với mức độ khác nhau
theo từng yêu cầu cụ thể.
Bộ phận Nhuộm màu: tùy theo từng yêu cầu cụ thể, các chi tiết sẽ được
nhuộm màu theo các cách: stain (dùng súng phun), lau màu ( dùng vải), hoặc
nhúng màu.
Bộ phận Ráp chi tiết: chi tiết sau khi nhuộm màu sẽ được ráp thành cụm chi
tiết hoặc sản phẩm hoàn chỉnh.
Bộ phận sơn: toàn bộ bề mặt các chi tiết sẽ được phủ một lớp lót và được chà
nhám nhẹ với giấy nhám mịn.
Bộ phận sấy: sản phẩm khi đã được sơn hoàn thiện được đưa vào lò sấy để
sấy khô.
Bộ phận phủ Topcoat: kiểm tra kỹ chất lượng bề mặt và sự đồng màu trước
khi phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm một lớp Top coat.
Nhập
kho

Đóng
gói

Phủ
topcoat


Sấy

Sơn

Ráp
cụm CT

Sấy


4

o
o




o
o














Bộ phận đóng gói: sản phẩm sau khi đã hoàn thiện khâu Top coat được đóng
gói theo đúng mẫu mã.
Bộ phận KCS. Được đặt trong tát cả các quá trình sản xuất chính nhằm tham
mưu, giám đốc doanh nghiệp trong các lĩnh vực, công tác nghiệm thu sản
phẩm; kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuật nhằm
đảm bảo chất lượng, quy cách, quy định đối với mọi sản phẩm của doanh
nghiệp.
Bộ phận sản xuất phù trợ: Bộ phận bảo trì máy móc, bộ phận y tế, bộ phận vệ
sinh môi trường, bộ phận vận chuyển.
Bộ phận phục vụ sản xuất: Khối điều chỉnh công ty P. tổ chức – hành chính, P.
kinh doanh, P. kế toán – tài chính, P. kỹ thuật công nghệ, P. kế hoạch vật tư, P.
KCS. Trong đó:
Khối điều hành công ty: gồm giám đốc và phó giám đốc chịu trách nhiệm
điều hành, quyết định các vấn đề hàng ngày liên quan đến doanh nghiệp.
Các phòng nghiệp vụ: có chức năng ưu và giúp việc cho Ban Giám Đốc, trực
tiếp điều hành các chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám Đốc với
các chức năng sau:
P. tổ chức – hành chính: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy
tổ chức chính trong doanh nghiệp, quản lý nhân sự thực hiện công tác hành
chính quản trị.
P. Kinh doanh: có chức năng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng
hoạt động tổ chức kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
P. Kế toán – tài chính: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản
lý nguồn tài chính của doanh nghiệp, phân tích các hoạt động kinh tế tổ chức
công tác hạch toán kế toán theo chế dộ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài
chính của Nhà Nước.
P. kỹ thật công nghệ: có chức năng hoạch định chiến lược phát triển khoa học

công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nâng cấp hoặc thay thế máy
móc thiết bị hiện đại có tính kinh tế cao, sữa chữa, bảo trì máy móc thiết bị.
Tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc thiết bị của doanh nghiệp
và các công trình xây dựng cơ bản.
P.kế hoạch vật tư: lập kế hoạch sản xuất theo dõi các mã hàng, làm các thủ tục
xuất hàng, vận chuyển nguyên liệu hàng hóa, quản lý các kho hàng của công
ty.
P. xuất nhập khẩu: làm thủ tục về thanh toán xuất nhập khẩu, thủ tục thuế
quan..
Xưởng A: phụ trách giai đoạn tạo phôi nguyên liệu gồm các bộ phận: bộ phận
thiết kế, bộ phận bào, bộ phận cắt,bộ phận ghép. Với hệ thống trang thiết bị
hiện đại phân xưởng A đã cung cấp đủ số phôi nguyên liệu cần thiết đảm bảo
yêu cầu về số lượng và chất lượng của đơn hàng.


5

 Xưởng B: phụ trách giai đoạn hoàn thiện sản phẩm: sau khi nguyên liệu được

hoàn thành từ xưởng A sẽ được chuyển sang xưởng B để hoàn thành sản phẩm
hoàn chỉnh, thục hiện gia công chi tiết để hoàn thiện sản phẩm.
2.3 HIỆN TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY GỖ
Ở BÌNH DƯƠNG
2.3.1 Hiện trạng môi trường
2.3.1.1 Môi trường nước

Chất lượng nước đầu vào ở các khu, cụm công nghiệp chưa được kiểm
soát chặt chẽ, nên một số khu công nghiệp nhiều khi chưa xử lý nước thải đạt
quy chuẩn môi trường, tỷ lệ các khu công nghiệp còn thải nước thải vượt quy
chuẩn cho phép.

Hầu hết các doanh nghiệp nằm trong cụm công nghiệp chủ yếu xử lý
nước thải trong nhà máy, rồi thải vào hệ thống thoát chung của cụm; khoảng
20% cơ sở nằm ngoài cụm công nghiệp xử lý nước thải đạt hiệu quả. Thực
trạng này một mặt ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Bình Dương,
mặt khác làm phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện phức tạp về môi trường
giữa cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư. Chưa kể những doanh
nghiệp nằm gần hoặc đan xen trong khu dân cư chưa thu gom và xử lý triệt để
khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến
người dân xung quanh.
Tuy vậy, thực tế cũng cho thấy hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào
các khu công nghiệp, nhất là hệ thống thoát nước chưa được xây dựng một
cách đồng bộ, nước thải của một số khu công nghiệp không có chỗ thoát làm
gia tăng thêm những điểm “nóng” về môi trường; tình trạng ô nhiễm còn xảy
ra ở một số khu vực có tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị nhanh như khu
vực kênh Ba Bò, suối Bưng Cù, suối Siệp...
2.3.1.2 Môi trường không khí

Trong quá trình sản xuất công đoạn nào cũng sinh ra bụi gỗ, hơi nóng…
từ những máy móc gây ra ô nhiễm trong các phân xưởng. đặc biệt ở công
đoạn trang trí bề mặt như công đoạn bã bột, in vân, chà nhám thì lượng bụi
sinh ra đáng kể. ngoài bụi gỗ còn có bụi sơn nhưng chỉ hấp thu được 80%
lượng còn lại thì phát tán ra môi trường xung quanh ảnh hưởng tới sức khỏe
của công nhân.
Ngoài ra còn có hơi dung môi châm cho máy in vân, súng sơn và những
hạt bột li ti trong lúc chà nhám… thành phần của bụi này rất độc hại gây ảnh
hưởng đến sức khỏe cho con người như hydrocarbon, acetic etyl, acetic butyl,
propylene glycol, etylbene…
Các loại sơn dung môi này còn sinh mùi rất khó chịu, công nhân viên tiếp
xúc trực tiếp các mùi này sẽ bị ảnh hưởng tới sức khẻ sau này



6

Bên cạnh ô nhiễm bụi gỗ, mùi sơn, hơi hóa chất…còn có các khí thải
phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải trong nhà máy. Thành phần
chủ yếu là CO2, NOx, SO2, bụi… lượng khí thải này không đáng kể.
2.3.1.3 Chất thải rắn

Trong công nghiệp chế biến gỗ, chất thải rắn chủ yếu phát sinh trong quá
trình sản xuất bao gồm: Vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cưa, phoi bào.... Tùy
theo mục đích sản xuất các sản phẩm cuối cùng mà chất thải rắn phát sinh với
lượng khác nhau.
Đối với các cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi, dăm mảnh thì chất thải rắn
chủ yếu là vỏ cây, bụi gỗ dạng mịn. Do đặc thù công nghệ sản xuất có khả
năng tận dụng nguyên liệu gỗ cao nên lượng phế thải rắn của loại hình sản
xuất này không lớn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, các công đoạn băm,
nghiền dăm phát sinh nhiều chất thải rắn bạng bụi mịn, gây nhiễm môi trường
không khí trong phân xưởng sản xuất. Một số cơ sở sản xuất ván dăm, ván sợi
quy mô lớn như nhà máy MDF Gia lai, Nhà máy ván dăm Thái nguyên... đã
được đầu tư hệ thống hút bụi trực tiếp tại các công đoạn sản xuất phát sinh bụi
gỗ mịn. Còn lại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hầu như chưa được quan tâm
đầu tư. Đây là một trong các nguy cơ gây các bệnh về đường hô hấp cho người
lao động.
Đối với các cở sở sản xuất gỗ xẻ, ván ghép thanh, đồ mộc chất thải rắn
bao gồm vỏ cây, bìa bắp, cành ngọn, mùn cưa, phoi bào, bụi gỗ mịn... Ước
tính với tỷ lệ sử dụng gỗ khoảng 50% đối với các sản phẩm mộc thì lượng phế
thải rắn phát sinh là rất lớn. Nguồn phế thải này thường được các cơ sở sản
xuất tận dụng để làm nhiên liệu đốt để cung cấp nhiệt cho nồi hơi. Tuy nhiên ở
phần lớn các cơ sở sản xuất nhỏ, phân tán không đầu tư thiết bị sấy gỗ thì
lượng phế thải rắn này được chưa thu gom để sử dụng có hiệu quả, mà thường

được đốt tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, nguồn phế thải rắn
nếu không quản lý tốt sẽ là một nguy cơ gây cháy cho cơ sở sản xuất. Nếu
phát triển cơ sở chế biến gỗ theo quy hoạch, theo từng cụm thì có thể tận
dụng tối đa lượng phế thải rắn để sản xuất ván dăm, viên đốt, làm giá thể nuôi
trồng nấm...
Vấn đề phát sinh bụi mịn tại các công đoạn chế biến từ khâu xẻ đến khâu
đánh nhẵn là rất lớn. Nhiều nhà máy chế biến gỗ có quy mô công nghiệp đều
bố trí hệ thống thu hồi bụi nhưng khá đơn giản (xyclon đơn), chỉ có khả năng
thu hồi bụi có kích thước lớn mà không có khả năng thu hồi bụi tinh từ các
công đoạn chà nhám, đánh bóng. Hiện nay, một số cơ sở chế biến gỗ đã có
một số công nghệ xử lý bụi hiệu quả như: Hút bụi túi di động, hút trực tiếp


7

từng máy; Hệ thống hút bụi và xử lý bụi dùng Cylon lọc; Hệ thống hút bụi và
xử lý bụi dùng Finter lọc; Hệ thống hút bụi và xử lý bụi tự động Optiflow.
2.3.2 Hiện trạng điều kiện làm việc của người lao động tại công ty gỗ
2.3.2.1 Thiết bị, máy móc được sử dụng trong sản xuất của doanh nghiệp

-

-

-

-

-


-

-

-

Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nhà máy sử các thiết bị, máy móc
hiện đại được nhập từ các nước Nhật, Đài Loan và các nước châu Âu. Các
thiết bị máy móc trong nhà máy được sử dụng qua nhiều năm nên tình trạng
các máy móc trong các phân xưởng sản xuất hư hỏng khá nhiều, có những
máy còn phát ra tiếng ồn đáng kể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân
làm việc như máy khoan, máy mài, máy cưa xẻ,… Dưới đây là các loại máy
móc được sử dụng trong nhà máy như:
Máy cưa vòng:máy cưa vòng là loại máy xẻ lớn chuyên dùng để xẻ từ những
cây gỗ to thành tấm gỗ có độ dày khác nhau. Máy thường được dùng tại các
xưởng xẻ, dùng để chế biến gỗ thô.
Máy cưa panel: máy cưa panel là loại máy cưa khổ lớn chuyên dùng để cắt
dán ( MDF, gỗ dán, gỗ ghép,…) với độ chính xác rất cao. Máy có thể có 1
hoặc 2 lưỡi cưa, máy có chế độ cưa khác nhau có thể lập trình theo yêu cầu.
Thường được dùng trong sản xuất đò gỗ nội thất.
Máy cưa bàn trượt: máy cưa bàn trược là là loại máy cưa chuyên dùng để cắt
ván ( MDF, gỗ dán, gỗ ghép,…) với độ chính xác khá cao. Máy có thể có 1
hoặc 2 lưỡi cưa, có thể nghiêng được lưỡi hoặc không. Thường được dùng
trong sản xuất đồ gỗ nội thất.
Máy cưa vanh: máy cưa vanh là loại máy chuyên được dùng để cưa các chi
tiết phức tạp, uốn lượn. Máy cũng có thể dùng để xẻ pha anh gỗ trong sản xuất
nội thất.
Máy xẻ lưỡi: máy xẻ lưỡi là loại máy xẻ có nhiều lưỡi nằm sát nhau, mạch cưa
rất mỏng, mịn và độ chính xác cao. Máy thường được dùng để xẻ 1 thanh gỗ
thành nhiều thanh gỗ mỏng ( 1-3mm) dùng để ép lên mặt trong sản xuất ván

sàn hoặc trang trí nội thất.
Máy cắt đầu: Máy cắt đầu là loại máy cắt chuyên dùng để cắt đầu thanh gỗ và
tạo mộng đầu. máy thường có từ 2 – 4 lưỡi cắt theo cả 2 chiều ngang và
dọc.Máy thường được dùng nhiều trong sản xuất khuôn cửa gỗ, cắt và tạo
mộng trong sản xuất nội thất gỗ tự nhiên.
Máy bọc veneer: Máy bọc veneer là loại máy chuyên dùng để lạng các tấm
veneer mỏng từ 0.2 – 1.0mm dùng để tạo lớp mặt trong sản xuất ván veneer và
nội thất gỗ veneer.
Máy đánh mộng finger: Máy đánh mộng finger là loại máy chuyên đánh mộng
kiểu răng lược, dùng trong sản xuất nội thất và sản xuất ván ghép finger và gỗ
ghespthanh.


8

-

-

-

-

-

-

-

Máy ép nhiệt: Máy ép nhiệt khổ lớn 1400 x 2500mm. Thường có từ 3 – 6 tầng

ép. Nhiệt sử dụng điệ hoặc nồi hơi. Máy thường dùng để ép veneer, ép cánh
cửa,… thời gian ép 1 -5 phút một mẻ ép.
Máy ép nguội: Máy ép nguội khổ lớn 1400 x 2500mm. máy thường dùng để
ép cánh cửa, gỗ ghép thanh,…Thời gian ép 60 – 180 phút một mẻ ép.
Máy ghép thanh: Máy ghép thanh gồm 1 hệ nhiều dàn ghép, chuyên dùng để
sản xuất gỗ ghép thanh Finger.
Máy dán cạnh: Máy dán cạnh chuyên dùng trong sản xuất nội thất, sản uất cửa
gỗ… Máy sử dụng keo nhiệt, chuyên dùng để dán cạnh cửa, cạnh bàn,…
Máy bào 4 mặt: Máy bào 4 mặt chuyên sử dụng để bào cạnh, tạo hình cạnh áp
dụng trong sản xuất ván sàn, khuôn cửa, cái cửa, phôi gỗ để ghép thanh,…
Máy có thể tạo hình thành 4 cánh cùng một lúc.
Máy bào thẩm: đây là loại máy bào phẳng chuyên dùng để bào các thanh gỗ
dài cần độ phẳng và độ thẳng cao. Máy được dùng nhiều trong chế biến gỗ và
trang trí nội thất.
Máy bào cuốn: Đây là loại máy bào phẳng có độ chính xác cao, có thể căn
chỉnh độ dầy của gỗ. Máy được sử dụng rất nhiều trong chế biến gỗ và sản
xuất nội thất.
Máy phay trục đứng: đây là loại máy phay tốc độ cao, chuyên dùng để phay
hoặc soi các họa tiết trang trí, các đường gờ mép với nhiều kiểu dáng và
đường nét khác nhau.
Máy khoan dàn: đây là loại máy khoan có nhiều mũi ( 24 – 36 mũi), có thể
khoan từ các hướng, có thể điều chỉnh khoảng cách, khích thước các mũi
khoan. Máy có độ chính xác cao, rất cần trong sản xuất nội thất.
Máy chà nhám thùng: đây là loại máy chuyên dùng để làm nhẫn các bề mặt
phẳng, máy được áp dụng nhiều trong sản xuất chế biến gỗ.
Hệ thống sơn tĩnh điện.

Hình 2.1. Máy cưa panel
Hình 2.2. Máy xẻ lưỡi


Hình 2.3. Máy bàn trượt


9

Qua đợt khảo sát của Ban Kinh tế ngân sách Hội Đồng Nhân Dân tỉnh
Bình Dương về tình hình kinh doanh, xuất nhập khẩu tại Hiệp Hội Chế Biến
gỗ tại Bình Dương và tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành có nhiều vấn đề
chuyển biến.
Với mặt bằng lãi xuất như hiện nay theo yêu cầu hiện đại hoá ngành gỗ
sẽ khó thành hiện thực vì không có máy móc nào có tỷ lệ khấu hao từ 17 19%/năm.
Theo Hiệp hội Chế biến gỗ ở Bình Dương thì trong số khoảng 2.500
doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ trên cả nước, cho đến nay đã có 55%
doanh nghiệp bị lỗ, trong đó số số lượng doanh nghiệp "bỏ cuộc" chiếm tỷ lệ
khá lớn. Số còn lại phải cố cầm cự để tải cơ cấu, 30% doanh nghiệp sản xuất
hòa vốn, 10% có lãi.
Đại diện Hiệp hội Chế biến gỗ ở Bình Dương dẫn nguồn từ số liệu Tổng
Cục Hải quan cho thấy kim ngạch xuất khẫu gỗ của cả nước đến hết tháng
8/2011 là 2,48 tỷ USD. Trong số 2,48 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu gỗ của 8
tháng qua thì lượng gỗ hàng hóa đã qua chế biến chỉ chiếm 50%. 50% còn lại
được xuất khẩu ở dạng gỗ dăm, gỗ mảnh để làn nguyên liệu giấy xuất khẩu
sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc,... Dù đơn hàng đến với doanh
nghiệp rất nhiều nhưng với lãi xuất ngân hàng quá cao từ 17-19%/năm thì lạm
phát vẫn còn tiếp diễn, chỉ số giá tiêu dùng tăng 23% trong khi giá xuất khẩu
chỉ tăng 8%. Giá nguyên liệu cũng tăng lên nhiều nên nhiều doanh nghiệp đã
chọn giải pháp bảo toàn lực lượng và án binh bất động bằng cách bán nguyên
kiện để được hưởng lãi trực tiếp vừa lấy tiền vừa không phải trả lương cho
công nhân và không lo hao phí sản xuất...
2.3.2.2 Môi trường không khí khu vực làm việc


Không khí ô nhiễm do trong quá trình sản xuất gỗ bụi phát sinh từ quá
trình cưa, cắt, chà, nhám… và hơi dung môi của khu vực sơn hầu như không
được thu gom, xử lý, chỉ một vài cơ sở có máy hút bụi khu vực chà nhám và
có màng nước để thu gom lượng sơn thừa trong quá trình phun sơn như
Trường Hưng và Trường dạy nghề Minh Tâm. Môi trường không khí xung
quanh của sản xuất bị ô nhiễm do bụi gỗ và tiếng ồn.
Sản xuất gỗ thì bụi từ các quy trình sản xuất cưa, đục, chà nhám… kết
hợp với tiếng ồn của việc cưa xẻ gỗ và hơi dung môi của quá trình phun sơn
không được thu gom, đã làm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.
Nước thải của quá trình điêu khắc đá có lẫn chất tẩy rửa và sơn còn nước thải
của quá trình điêu khắc gỗ là nước thải sinh hoạt, chứa hàm lượng ô nhiễm cao


10

nên khi thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môi
trường đất.
Do quy mô sản xuất gỗ của công ty xen lẫn với khu dân cư nên người
dân xung quanh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tiếng ồn, bụi, nước thải… Do đó,
dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, ngoài da và mắt. Đặc biệt trong bụi phát
sinh từ hoạt động chế tác gỗ còn phát sinh một lượng không nhỏ SiO 2 rất có
hại cho sức khỏe. Sức khỏe của người lao động cũng như người dân tại chính
làng nghề bị suy giảm, dẫn tới giảm năng suất lao động, tăng chi phí khám
chữa bệnh… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động phát triển sản xuất
của công ty.

Hình 2.4.Khói bụi từ Công ty TNHH Gỗ Tám Hoàn tại Bình Dương

2.3.2.3 Tiếng ồn



11

Các hoạt động gây tiếng ồn lớn như máy cưa, máy xẻ gỗ, máy chà nhám,
máy phay, máy bào. Nhưng các loại máy này chỉ hoạt động vào một khoảng
thời gian nhất định nên không gây tác động thường xuyên đến môi trường
xung quanh và sức khoẻ con người. Tuy nhiên thì tiếng ồn sinh ra trong quá
trình sản xuất gỗ từ máy chạy lò sấy hoạt động 24/24 giờ rất ồn ào. Điều này
đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và đặc biệt là nó sẽ
gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc tại đây. Khi tiếp xúc và làm
việc lâu dài ở khu vực có cường độ tiếng ồn cao như thế này có thể mắc bệnh
điếc nghề nghiệp và giảm năng suất lao động. Tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới
hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người: gây mệt mỏi về thính giác, giảm
thính lực, nguyên nhân gây bệnh điếc nghề nghiệp, gây biến đổi sinh lý, sinh
hoá, điện sinh ở não, suy nhược thần kinh.
2.3.2.4 Hóa chất độc hại

-

Trong quá trình sản xuất gỗ thường phát sinh các chất độc hại chủ yếu
như formandehyde, sơn và vecni.
Formandehit hay Formaldehyde hoặc formol là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và
có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi cay
xốc, khó ngửi. Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê formaldehyde vào loại hóa chất
độc hại đối với sức khỏe con người. Cơ thể con người nếu tiếp xúc với
formaldehyde trong thời gian dài thì dù hàm lượng cao hay thấp cũng gây ra
nhiều tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu,
gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như
mũi, họng, phổi... Formaldehyde là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các
nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai bị nhiễm có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển

của bào thai.
Formaldehyde có nhiều trong keo trộn bột gỗ. Tùy vào từng loại
keo mà thành phần formaldehyde nhiều hay ít. Trong quá trình sản xuất phải
sử dụng các loại keo như UF, PF (có chứa formaldehyde) vì các loại keo này
tan trong nước, có tác dụng liên kết với cellulose của gỗ tạo nên độ bền, giữ
hình thái, khiến tấm ván rắn chắc.

-

Sơn hay véc-ni là hỗn hợp theo một tỷ lệ nhất định giữa bột màu và chất tạo
màng được dùng bằng cách phết với cọ sơn hoặc dùng súng phun, nhiệm vụ là
bảo vệ mặt vật liệu phủ sơn, chống gỉ, tạo thẩm mỹ cho vật liệu, đồng thời
thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt đó là sơn chống hà, sơn cách điện.
Thành phần trong sơn gồm có chất tạo màng, bột màu là những oxit,
sunfua hay muối kim loại như BaSO 4 , ZnCO2... dung môi là những chất lỏng
dễ bay hơn được trộn vào sơn để giữ nồng độ sơn thích hợp cho người sử
dụng, và một số phụ gia khác như chất chống lắng, chất chống oxy hóa, chất
chống nhăn.


12

Cũng như sơn, véc ni sử dụng trên đồ gỗ có thể chứa các hợp chất VOCs
và khi hít vào, nó có thể gây đau đầu, kích thích mắt, mũi, cổ họng. Do đó, sử
dụng các hóa chất này đúng kỹ thuật là điều cần thiết.
2.3.2.5 Công tác bảo hộ lao động
-

-


Công tác bảo vệ sức khỏe người lao động:
Nhiều công việc trong xưởng gỗ có thể ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe
của người công nhân. Ví dụ như khi làm việc với máy móc không được che
chắn kỹ càng, đục gỗ tiếng ồn quá mức, trơn trượt, vấp ngã dẫn đến chấn
thương nghiêm trọng và các loại bệnh tật. Vậy phải làm việc như thế nào để
luôn luôn an toàn và đảm bảo sức khỏe.
Hầu hết các chấn thương và tai nạn gặp phải trong quá trình sản gỗ đều
liên quan đến máy cưa đĩa để bàn, máy bào gỗ và máy phay đứng. Để giảm
thiểu nguy cơ khi thao tác với máy móc hãy đảm bảo rằng phải hiểu rõ cách
thức vận hành máy và những nguy hiểm có thể xảy ra, đảm bảo rằng máy
được bảo dưỡng đúng cách. Chỉ vận hành máy khi máy đã được che chấn an
toàn sử dụng cây đẩy khi cần thiết và điều quan trọng công nhân phải hiểu mọi
nguy cơ tiếp xúc với lưỡi cắt không chỉ khi thao tác với máy và ngay cả khi tắt
máy mà lưỡi cưa vẫn hoạt động. Để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm tiếng ồn
cần lựa chọn những loại máy có độ ồn thấp, sử dụng các thiết bị bảo vệ tai
thích hợp, không để người lao động làm việc quá lâu trong điều kiện nhiều
tiếng ồn. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hen phế quảng, ung thư và các
bệnh khác do bụi gỗ gây nên công nhân cần tách riêng các hoạt động tạo ra bụi
gỗ. Thu gom bụi gỗ ngay từ nguồn phát sinh ra bụi trong trường hợp không có
thiết bị thu gom bụi hãy sử dụng mặt nạ chống bụi, dọn dẹp bằng máy hút bụi
công nghiệp với màng lọc bụi để dọn dẹp xưởng. Để tránh trơn trượt và vấp
ngã hãy giữ cho xưởng làm việc luôn gọn gàng đảm bảo rằng các đường dây
cáp không nằm trên mặt đất, được cố định và che chấn đảm bảo mặt sàn phẳng
mà không trơn.
Công tác trang bị đồng phục lao động, đồ bảo hộ lao động cho các công việc
như vận chuyển gỗ, xẻ gỗ, cưa gỗ, cắt gỗ, đứng máy móc, máy cắt gỗ, đứng
máy chế biến gỗ, đánh bóng gỗ, đánh véc ni thủ công,... cho đến thợ mộc, thợ
đồ gỗ mỹ nghệ. Do tính chất công việc tiếp xúc nhiều với bụi, hóa chất hay
máy móc vận hành nên cần trang bị đồ bảo hộ lao động kín, an toàn như là:




Quần áo lao động phổ thông.



Mũ chống chấn thương sọ não.



Găng tay vải bạt.



Giầy vải bạt thấp cổ.


13



Yếm da.



Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học.



Khẩu trang lọc bụi.




Xà phòng.
Ngoài ra, các khâu như Bốc xếp, vận chuyển các loại gỗ đã xẻ vào kho,
lên xuống các phương tiện vận tải; Thu dồn, chất xếp, vận chuyển các loại phế
liệu gỗ, dọn vệ sinh ở chế biến gỗ cần trang bị thêm đệm vai và giày vải bạc
cổ chống trơn trượt.

-

Công tác trang bị bảo hiểm lao động cho công nhân:
Theo quy định tại Điều 15 Luật BHXH, NLĐ khi tham gia BHXH có các
quyền sau:
+ Được cấp sổ BHXH.
+ Nhận sổ BHXH khi không còn làm việc.
+ Nhận lương hưu và trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời.
+ Hưởng BHYT trong các trường hợp: Đang hưởng lương hưu; Nghỉ
việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; Đang
hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.
+ Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng
BHXH của người lao động; yêu cầu tổ chức BHXH cung cấp về việc đóng,
quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH.
+ Khiếu nại, tố cáo về BHXH.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2.3.3 Đánh giá hiện trạng

Nhìn chung môi trường làm việc của các công ty gỗ vẫn còn những bất
cập nhất định và có ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động cũng như

năng suất lao động của họ. Tuy nhiên, ở mỗi vùng, miền, mỗi loại hình doanh
nghiệp thì môi trường làm việc của lao động trong các doanh nghiệp nói trên
có sự khác nhau. Mặc dù sự khác nhau không lớn nhưng cũng là một yếu tố
cho các nhà nghiên cứu, những người tham gia hoạch định chính sách lao
động đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn, đảm
bảo tính khoa học về trang bị của các chủ doanh nghiệp cho hoạt động sản
xuất cũng như cho người lao động của doanh nghiệp.
Theo cuộc điều tra về điều kiện làm việc của người lao động tại
DNNQD thì điều kiện làm việc của người lao động được đánh giá qua độ bụi,
độ ồn, khí độc… của môi trường xung quanh hoạt động sản xuất của họ. Việc
cảm nhận của người công nhân về mức độ các ô nhiễm môi trường không chỉ


14

là một trong những căn cứ để có thể xem xét sự an toàn trong lao động như thế
nào mà còn khắc hoạ rất rõ nét “bức tranh” về môi trường , nhà xưởng làm
việc của doanh nghiệp đó một cách chân thực, công khai..
– Về độ bụi: trong số những người được hỏi, ngoài 14,3% không trả lời,
10,7% cho rằng môi trường làm việc của họ không có bụi, và tỉ lệ có bụi là
75%. Tuy nhiên, có sự đánh giá khác nhau về nồng độ bụi của người lao động.
Trong đó, tới 25,98% công nhân cho rằng môi trường làm việc của họ có: rất
nhiều và nhiều bụi; nồng độ bụi bình thường với tỉ lệ 32,84% (có nghĩa họ
cảm thấy nồng độ bụi tại nơi làm việc không có gì khác biệt với nồng độ bụi
mà hàng ngày hàng giờ trong cuộc sống họ cảm nhận thấy) và 22,25% cho
biết có ít và rất ít bụi.
– Về khí độc: trong số những người được hỏi, ngoài 36,45% người lao động
không trả lời, có 20,78% người lao động cho biết môi trường làm việc của họ
không có khí độc, 13,26% có rất nhiều và nhiều khí độc, 29,87% cho rằng có
ít và rất ít khí độc và 24,17% người được hỏi cho biết họ làm việc trong môi

trường không khí bình thường.
– Về độ ồn: trong số những người được hỏi, ngoài 21,64% người không trả
lời, số người cho rằng môi trường làm việc của họ không ồn là 6,16% , có độ
ồn cao và rất cao là 21,58%, cho rằng bình thường là 36,7% và 33,86% cho
rằng độ ồn ở nơi họ làm việc là ít và rất ít.
– Về thiết bị lao động: Thiết bị lao động không chỉ là yếu tố cần phải có để
người lao động thực hiện hoạt động sản xuất mà còn là biểu hiện một cách cơ
bản nhất, bản chất nhất c?a môi trường, điều kiện làm việc – yếu tố mang tính
vật chất có tính quyết định đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp. ý kiến đánh giá của người lao động trong các DNNQD thuộc
diện khảo sát về thiết bị lao động theo các tiêu chí sau:
– Các loại thiết bị phục vụ sản xuất và đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người
lao động: Ngoài những thiết bị cần thiết của quá trình sản xuất, các cơ sở trang
bị thêm đèn chiếu sáng, quạt thông gió, thiết bị che chắn, quạt thoáng khi, một
mặt để phục vụ sản xuất, mặt khác để phục vụ cho chính bản thân sức khoẻ và
sự an toàn của người lao động. Trong số những người được hỏi, ngoài 7,06%
người không trả lời, có 90,04% người lao động cho rằng nơi họ làm việc: có
đèn thắp sáng, 72,72% có quạt thông gió, 54,03% có thiết bị che chắn máy
móc để đảm bảo an toàn lao động và 49,83% có quạt bàn thoáng khí.
– Loại máy móc thiết bị, công cụ sản xuất: Trong các cơ sở sản xuất, do đặc
thù sản xuất cùng với điều kiện đầu tư của nhà doanh nghiệp mà mức độ hiện
đại của máy móc, công cụ sản xuất khác nhau. 22,43% số người được hỏi cho


15

biết họ dang làm việc với máy móc tự động hoá; 49,33% làm việc với máy
móc đã được nửa cơ giới, 40,83% làm việc với công cụ sản xuất thô sơ. Đặc
biệt, có 2,35% người được hỏi cho rằng họ vẫn lao động với công cụ thô sơ
lạc hậu.

– Việc đảm bảo an toàn vệ sinh của máy móc, thiết bị sản xuất: Phần lớn số
công nhân cho biết (80,74%) cho biết các máy móc, công cụ, thiết bị lao động
của họ được đảm bảo an toàn vệ sinh, chỉ có 8,93% cho rằng không đảm bảo.
Lý do các máy móc , công cụ, thiết bị lao động không đảm bảo có nhiều, từ
việc không có che chắn hoặc có che chắn nhưng không đảm bảo an toàn; máy
móc cũ, hỏng, rò rỉ; máy móc có công nghệ lạc hậu; máy móc không có bảng
hướng dẫn…; 42,35% công nhân cho rằng họ đang lao động với những máy
móc, công cụ sản xuất không có che chắn để đảm bảo vệ sinh, an toàn lao
động, 36,84% công nhân đang làm việc với máy móc có che chắn nhưng
không đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động, 26,93% công nhân làm việc với
máy móc sản xuất đã cũ, lạc hậu, hỏng…
– Máy móc, thiết bị sản xuất thuận lợi cho các thao tác của người lao động:
Trong quá trình sản xuất, người lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị lao
động phải thực hiện nhiều thao tác khác nhau. Máy móc mà giúp cho thao tác
thuận lợi thì sẽ tăng năng suất lao động và cũng là một điều kiện đảm bảo sức
khoẻ cho người lao động. Qua số liệu khảo sát, ngoài 10,68% người không trả
lời, có 86,21% người cho rằng máy móc mà họ đang sử dụng trong quá trình
lao động có thuận lợi cho các các thao tác của họ.


16

CHƯƠNG III
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
GỖ
Từ thực tế trên cho thấy an toàn lao động ở các doanh nghiệp hiện nay
chưa thực sự được trú trọng. Các cấp lãnh đạo trong tổ chức đôi khi vẫn còn
thờ ơ với sự an toàn của người lao động. Có nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra
do trang thiết bị không được đảm bảo, điều kiện môi trường ô nhiễm, kiến
thức về an toàn của người lao động còn kém,... Tất cả những lý do này các

doanh nghiệp đều có thể khắc phục và hạn chế được tai nạn lao động xảy ra.
Các doanh nghiệp tại công ty gô cần thực hiện tốt an toàn lao động để
hạn chế
mức tối thiểu tai nạn xảy ra để đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người
lao động
3.1 TỔ CHỨC CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG

Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua thực tế có
một số những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động mà các doanh
nghiệp hay áp dụng, đó là:
-






Bố trí sử dụng con người hợp lý.
Tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác an toàn lao động đảm bảo
về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, tạo điều kiện để cán bộ làm
công tác an toàn lao động được đào tạo nâng cao.
Phân công, phân cấp rõ ràng trong công tác an toàn lao động, phổ biến để đảm
bảo từng cán bộ quản lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình.
Nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người
lao động qua:
Tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn lao động
cho người lao động.
Cải thiện điều kiện lao động, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe người lao
động.
Xây dựng chế tài nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn lao

động, xử lý vi phạm
Tổ chức điều hành sản xuất khoa học, hợp lý.


17

Khắc phục các tồn tại trong thiết kế, thi công, lấy kỹ thuật cơ bản làm then
chốt.
• Lựa chọn các công nghệ thiết bị phù hợp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
quốc gia.


3.2 SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT LAO ĐỘNG
 Lắp đặt các thiết bị bảo vệ

Đặc điểm của thiết bị bảo vệ là quá trình tự động loại trừ nguy cơ sự cố
hoặc tai nạn một khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định.


Lắp đặt các tín hiệu, biển báo
Mục đích của việc lắp đặt các tín hiệu hay biển báo là nhằm cảnh báo cho
người lao động kịp thời tránh các tác động xấu của sản xuất, hướng dẫn người
lao động thao tác chính xác và giúp người lao động nhận biết được các dấu
hiệu an toàn qua các quy ước nhất định.



Bảo quản thiết bị
Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa các thiết bị, máy móc dùng trong trang
trại để vừa sẵn sàng phục vụ sản xuất vừa bảo đảm an toàn trong sản xuấtXác

định thời gian định kỳ kiểm tra, lau chùi bôi dầu mỡ, bảo dưỡng máy, dụng cụ
lao động.
Khi máy có các biểu hiện không an toàn (tiếng kêu lạ, rò điện, chuyển
động không đều, …) phải dừng ngay máy lại để tìm nguyên nhân và sửa chữa.
Khi dừng máy để sửa chữa phải có biển báo tại nơi sửa chữa, tại nơi đóng điện
khởi động máy.
Có sổ nhật ký theo dõi để ghi chép những khuyết tật nếu có. Những lần
bảo dưỡng, sửa chữa và những lưu ý cần thiết khác cho các thiết bị, máy móc,
dụng cụ làm việc.
Có kho chứa hoặc có nơi riêng biệt để cất giữ các thiết bị, máy móc và
dụng làm việc. Làm giá để đặt, treo các dụng cụ thích hợp.

 Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

Trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ
trợ nhưng có vai trò rất quan trọng bởi vì việc thiếu trang bị bảo vệ cá nhân có
thể xảy ra nguy hiểm đối với người lao động. Ở nước ta, do điều kiện thiết bị
bảo đảm an toàn còn chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nên trang bị bảo vệ
cá nhân trong quá trình lao động sản xuất càng trở nên có ý nghĩa hết sức quan
trọng.
 Yêu cầu chung về trang bị bảo vệ cá nhân


18

Cho đến nay, ở nước ta, trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân được sản
xuất theo tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước và việc quản lý cấp phát, sử
dụng phải theo quy định. Người sử dụng lao động phải tiến hành kiểm tra chất
lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo
tiêu chuẩn, người lao động phải kiểm tra trước khi các loại phương tiện và

trang bị bảo vệ đã được cấp phát cho mình được sử dụng.


-

-

-

-

-

Các loại trang bị bảo vệ cá nhân
Trang bị bảo vệ mắt
Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp
Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác
Trang bị phương tiện bảo vệ đầu
Trang bị phương tiện bảo vệ chân, tay
Quần áo bảo hộ lao động
Thực tốt công tác phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc
Khi xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất, chế biến gỗ đều phải
chấp hành các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về PCCC và phải được cơ quan
Cảnh sát PCCC thẩm duyệt về PCCC.
Phải đảm bảo về khoảng cách an toàn PCCC, bậc chịu lửa, các cấu kiện ngăn
cháy, giải pháp chống cháy lan; không sử dụng vật liệu dễ cháy làm trần, vách
ngăn, cách nhiệt trong kho và ở nơi sản xuất;
Phải đảm bảo về giao thông, nguồn nước phục vụ PCCC và phương tiện
PCCC tại chỗ của cơ sở;
Cần bố trí sắp xếp và có biện pháp cách ly hàng hóa vật tư nguy hiểm cháy với

nguồn gây cháy và các hàng hóa vật tư khác; nguyên liệu, thành phẩm không
được để tồn đọng ở nơi sản xuất;
Hệ thống điện phải được lắp đặt bảo đảm an toàn và phải phù hợp với đặc
điểm nguy hiểm cháy, nổ của từng bộ phận trong cơ sở. Ở phân xưởng phun
sơn và những nơi phát sinh nhiều bụi gỗ thì hệ thống điện bắt buộc là loại
phòng nổ. Ở các vị trí khác thiết bị điện nên là loại thiết bị phòng nổ.
Thực hiện tốt các công tác vệ sinh công nghiệp. Các loại phế liệu phải được
dọn dẹp thường xuyên và phải đưa ra nơi an toàn, cách xa khu vực sản xuất.
Nhà máy, xưởng, cơ sở gia công chế biến gỗ phải trang bị phương tiện PCCC
theo quy định.
Đối với hệ thống điện và thiết bị điện:

-

-

Kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của thiết bị điện và hệ thống tải,
cấp điện. Kiểm tra thường xuyên nhiệt độ bề mặt của động cơ điện hoặc bộ
phận truyền lực và phải ngừng hoạt động đẻ xem xét khi nhiệt độ đó trên
15000C.
Trong các công đoạn xẻ, gia công các chi tiết, sơn yêu cầu động cơ điện phải
có hộp bảo vệ chống bụi gỗ, phoi bào, mùn cưa rơi vào.


19

-

-


-

-

Thiết bị khởi động máy trong xưởng sản xuất gỗ phải là khởi động từ, không
cho phép sử dụng cầu dao làm thiết bị khởi động.
Phải tách riêng nguồn điện sản xuất, nguồn điện bảo vệ, chiếu sáng sự cố, chỉ
dẫn lối thoát nạn và điện phục vụ hệ thống PCCC. Dây điện, cáp điện phải đi
trong máng.
Các thiết bị tiêu thụ điện lắp đặt trong xưởng sản xuất gỗ, khu vực phun sơn
của phân xưởng sơn phải là loại thiết bị chống nổ và phải có các thiết bị bảo
vệ như Áptomat, cầu dao được lắp đặt trong các tủ, hộp kín.
Phải trang bị đèn chiếu sáng sự cố trên lối thoát (EXIT) tại các cửa ra vào và
đèn chỉ dẫn lối thoát nạn.
Đối với hệ thống thông gió hút bụi và vận chuyển khí thải:
Trong các hệ thống thông gió, hút bụi và khí thải phải dùng các loại quạt an
toàn chống sinh ra tia lửa khi hoạt động cũng như khi có sự cố va chạm.
Đường ống thông gió, bụi, khí thải phải có van khóa đóng mở tự động hoặc
bằng tay bố trí ở phần hút của động cơ, sau bộ phận lọc bụi.
Máy hút bụi, khí thải phải bố trí ở phòng riêng cách biệt nằm ngoài xưởng.
Đối với các giải pháp ngăn cháy cho dây chuyền công nghệ:

-

-

-

-


-

Đối với nhà xưởng có bậc chịu lửa II nếu là nhà 1 tầng thì không quy định
diện tích sàn giữa hai tường ngăn cháy. Nếu là nhà hai tầng, diện tích sàn tối
đa giữa hai tường ngăn cháy là 7.800 m 2 ; còn nếu là nhà nhiều tầng thì diện
tích tối đa giữa hai tường ngăn cháy là 5.200 m2.
Trong cùng một phòng, buồng, xưởng có các hãng sản xuất khác nhau thì phải
có giải pháp phòng nổ và chống cháy lan truyền cục bộ (bọc kín thiết bị, dập
cháy cục bộ, thiết bị che chắn…).
Sàn của các phòng sản xuất có sử dụng hoặc bảo quản chất lỏng dễ cháy phải
làm bằng vật liệu không cháy.
Đối với công đoạn sấy gỗ:
Tường, trần lò sấy gỗ phải làm bằng vật liệu không cháy và phải có giới hạn
chịu lửa không được nhỏ hơn 2 giờ.
Vật liệu bảo ôn, cách nhiệt của lò sấy phải là loại vật liệu không cháy.
Các ống dẫn nhiệt là ống nhẵn làm bằng vật liệu không cháy và phải đặt cách
vật liệu sấy ít nhất 10 cm. Trên mặt ống phải có lưới sắt bảo vệ chống phế liệu
gỗ rơi vào.
Thường xuyên kiểm tra ống dẫn nhiệt nhằm phát hiện vết nứt, hở, kiểm tra
việc cung cấp khí từ bên ngoài; thường xuyên kiểm tra nhiệt độ không khí
trong buồng sấy để đảm bảo nhiệt độ sấy quy định không lớn hơn 800C.
Phải thu dọn buồng sấy, không để phôi bào, mùn cưa , gỗ vụn đọng lại trong
buồng sấy trước và sau mỗi lần sấy.
Việc sắp xếp gỗ trong lò sấy, thời gian sấy phải thực hiện đúng quy định, yêu
cầu và quy trình kỹ thuật của từng phương pháp sấy.


20

Đối với công đoạn sơn:

-

-

-

Sàn nơi đặt máy, thiết bị công nghệ có sử dụng chất lỏng dễ cháy của khu vực
phun sơn phải làm bằng vật liệu không cháy. Dưới bệ máy, thiết bị nêu trên
phải có vách chắn bằng vật liệu không cháy chắn chống cháy lan hoặc cháy
khay hứng; chiều cao của vách ngăn và diện tích giữa các vách ngăn hoặc
chiều cao và diện tích khay hứng phải được nêu rõ trong phần thiết kế công
nghệ;
Tại khu vực sơn phải có hệ thống thông gió cưỡng bức thổi thẳng ra ngoài.
Đường ống của hệ thống này phải làm bằng vật liệu không cháy và các thiết bị
sử dụng điện như quạt, thiết bị điều khiển, thiết bị chiếu sáng phải là thiết bị
phòng nổ;
Phải có giải pháp dập cháy cục bộ (hệ thống chữa cháy tự động bằng nước,
bằng bột…. ) cho khu vực phun sơn .
3.2 CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các doanh nghiệp tại công ty gỗ ngoài việc chuẩn bị các trang bị bảo hộ
để đảm bảo sức khỏe người lao động thì còn phải tổ chức khám sức khỏe định
kì để phát hiện ra các bệnh cho người lao động. Nếu người lao động gặp tai
nạn thì phải được điều trị, điều dưỡng tại chỗ.
3.4 GIỮ VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG

Chấp hành tốt việc vệ sinh nơi làm sạch sẽ thoáng mát để đảm bảo sức
khỏe của công nhân đồng thời dọn dẹp sàn làm việc sạch sẽ chống trơn trượt
và vệ sinh máy móc thiết bị sạch sẽ sau khi làm việc.


CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN


21

Thứ nhất, môi trường, điều kiện làm việc của người lao động tại doanh
nghiệp cũng như việc cấp phát vật dụng BHLĐ cho người lao động chưa được
các chủ doanh nghiệp tuân thủ theo đúng Luật Lao động quy định về BHLĐ,
an toàn vệ sinh lao động.
Thứ hai, chưa có sự đầu tư cũng như mối quan tâm của các chủ doanh
nghiệp về điều kiện làm việc cho người lao động một cách thỏa đáng. Điều
này ảnh hưởng lớn đến vấn đề an toàn lao động, sức khoẻ của người lao động
tại doanh nghiệp.
Thứ ba, còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các loại hình doanh nghiệp cả
về điều kiện làm việc cho người lao động cũng như việc cấp phát các vật dụng
BHLĐ cho người lao động.
Thứ tư, có sự khác biệt (tuy không nhiều) về việc cấp phát vật dụng
BHLĐ giữa lao động nam và lao động nữ.
Thứ năm, ý thức của các chủ doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện làm
việc tốt , thực hiện đúng đủ trong việc cấp phát vật dụng BHLĐ cho người lao
động do mình quản lý không phụ thuộc vào quy mô phát triển của doanh
nghiệp hay nguồn lực tài chính đầu tư cho doanh nghiệp
4.2 KIẾN NGHỊ
Giảm tiếng ồn ở khu vực sản xuất: thường xuyên bảo trì thiết bị và trang
bị nút bịt tai cho công nhân làm việc, nâng cao tường bao quanh công ty để
giảm độ ồn ra khu vực xung quanh.
Quản lý tốt chất thải rắn và chất thải nguy hại
Thực hiện công tác huấn luyện, đào tạo, sáng tạo, nâng cao nhận thức về

bảo vệ bảo vệ môi trường và an toàn lao động cho toàn thể cán bộ công nhân
viên trong công ty.
Các công ty gỗ nên thường xuyên lấy ý kiến đánh giá của người lao
động tại doanh nghiệp mình về điều kiện làm việc để có sự điều chỉnh cho phù
hợp, nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp cũng như sức khoẻ, tính
mạng của người lao động. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức trách nhiệm của
các chủ doanh nghiệp trong việc tạo ra môi trường thuận lợi, điều kiện làm
việc an toàn cho người lao động tại doanh nghiệp.


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn: />
/> />

23

m.tinmoitruong.vn
thoibaokinhdoanh.vn
m.nld.com.vn/cong-doan/nganh-go-thieu-lao-dong-tram-trong2012022110279486.htm



×