Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

BÀI tập lớn tâm lý học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.98 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
----------

BÀI TẬP LỚN
MÔN: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Giáo viên hướng dẫn:
Sinh viên:
Mã sinh viên:
Lớp:

- 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ


4


1. Lý do chọn đề tài
Sự hiểu biết về nhân cách con người là tiền đề để điều khiển hoạt động của họ
một cách có hiệu quả, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học
công nghệ đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội và điều kiện “nhân tố con
người” trở nên cấp bách như Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7
đã xác định: Một trong những nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại


hóa đất nước là phát triển nguồn lực con người, thực hiện công bằng xã hội, xây dựng
những thế hệ con người Việt Nam có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực đảm đương
xuất sắc sứ mạng lịch sử ngày nay. Muốn vậy, giáo dục và phát triển nhân cách phải là
nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo hiện nay.
Vấn đề nhân cách có ý nghĩa quan trọng nhưng cho đến nay, hầu như chưa có
công trình nào nghiên cứu tổng hợp về lí luận nhân cách và phương pháp nghiên cứu
nhân cách. Trong khi đó, mảng về trí tuệ đã được quan tâm nghiên cứu khá hệ thống
và đã có một số công cụ đánh giá trình độ phát triển trí tuệ được Việt hóa.
Đã có nghiên cứu về nhân cách, các nghiên cứu khá đa dạng đã đề cập đến
nhiều khía cạnh khác nhau của nhân cách: Từ việc phát hiện hiện trạng của một số lĩnh
vực như động cơ hoạt động, định hướng giá trị, kĩ năng xã hội… Mỗi nghiên cứu đều
xuất phát từ một quan niệm nhất định về khái niệm nhân cách, về cấu trúc của nó và sử
dụng phương pháp đo đạc phù hợp với quan niệm đưa ra.
Trong tâm lý học có nhiều lý thuyết khác nhau về nhân cách đặc biệt xuất hiện
những lý thuyết mới, những lý thuyết tiến bộ. Đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý học xã
hội, vấn đề nhân cách mang một số nét đặc trưng, nhân cách được nghiên cứu trong sự
giao tiếp của cá nhân này với cá nhân khác, nhân cách phải được đặt trong hoàn cảnh
cụ thể của một nhóm xã hội nhất định. Tại đây mỗi cá nhân mang những đặc điểm
chung, đặc trưng cho nhóm xã hội cụ thể và được gọi là nhân cách xã hội.
Xuất phát từ cách tiếp cận nhân cách trong các nhóm xã hội nhất định giúp
chúng ta có được cái nhìn mới về tính chất phức tạp của vấn đề nhân cách. Qua đó
giúp ta có những đánh giá, kết luận và ứng dụng của nhân cách trong lĩnh vực này.
Chính vì vậy mà em chọn đề tài “Nhân cách xã hội” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu vấn đề nhân cách xã hội giúp em hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này,
qua đó đánh giá được nó. Trên cơ sở này bản thân em sẽ điều chỉnh nhận thức của
mình về vấn đề này.

5



NỘI DUNG
1. Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học, tâm lý học, y học, luật
học, xã hội học, v.v… Trong tâm lý học không chỉ có tâm lý đại cương nghiên cứu
nhân cách mà tâm lý học xã hội cũng nghiên cứu nhân cách. Sự phân biệt rạch ròi mặt
tâm lý xã hội của hoạt động con người là rất khó, bởi vì ở một mức độ nào đó tâm lý
học xã hội xem xét nhân cách có liên quan đến xã hội học và tâm lý đại cương.
Đứng về mặt tâm lý xã hội chúng ta hiểu nhân cách là gì. Chúng ta đều biết
người ta hay sử dụng những thuật ngữ khác nhau như: con người, cá nhân, nhân cách,
chủ thể, cá tính để chỉ những cái gì có quan hệ đến con người.
Con người là khái niệm duy nhất chỉ sự tồn tại về mặt thể chất, về mặt sinh vật,
có sức mạnh tự nhiên, là một sự tồn tại giống loài, nhưng ở mức độ cao nhất của sự
phát triển giống loài. Nó vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội, nhưng có bản
chất là xã hội.
Cá nhân là một con người cụ thể, là một chỉnh thể không thể phân chia được.
Khi xem xét một con người cụ thể, người ta có ý phân biệt với nhóm người, với tập thể
và xã hội. Nhân cách là những phẩm giá cá nhân thể hiện mức độ phát triển cao về mặt
xã hội. Vì một yêu cầu nào đó chúng ta phải phân biệt ba khái niệm này. Song chúng
ta không nên quá cường điệu về sự khác nhau giữa chúng. Cả ba khái niệm đều có tính
chất xã hội. Song chỉ có sự khác nhau về mức độ xã hội mà thôi.
Trong quá trình xã hội hóa cá nhân con người trở thành nhân cách, những phẩm
chất nhân cách gắn liền với hoàn cảnh xã hội, với chế độ kinh tế xã hội, với nhiều đặc
điểm xã hội khác. Bên cạnh khái niệm “con người”, “cá nhân”, “nhân cách” còn có
khái niệm “chủ thể”. Theo B. G. Ananive con người là chủ thể của nhận thức, lao động
và giao tiếp. Để trở thành chủ thể của hoạt động cá nhân cần phải xã hội hóa.
Xã hội học nghên cứu nhân cách với những thuộc tính cá nhân, với tư cách là
kiểu xã hội, những nét cơ bản của nó phụ thuộc vào vị trí xã hội, hoàn cảnh xã hội.
Trong xã hội học nhân cách trước hết đó là chủ thể của các quá trình lịch sử, kinh tế xã
hội, là sản phẩm của các quá trình đó, đồng thời là kết quả của các quá trình xã hội hóa

cá nhân. Với tư cách là chủ thể của các quá trình lịch sử, xã hội, nhân cách không chỉ
thể hiện ở cá nhân, mà nhân cách thể hiện ở nhóm xã hội, ở giai cấp, dân tộc, có nghĩa
là ở cộng đồng xã hội.
Xã hội học quan tâm đến kiểu xã hội của nhân cách, gắn liền với nhân cách của
nhóm xã hội, với các cá nhân khác. Với ý nghĩa nào đó phương pháp xã hội học đối
với nhân cách khác tâm lý học đại cương. Nghiên cứu tâm lý học đại cương về nhân
cách là sự nghiên cứu con người với tư cách là người mang tổng hòa các đặc điểm tâm
6


lý quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội. Tâm lý đại cương
nghiên cứu những quan hệ chủ thể bên trong, những phẩm chất của con người thực
hiện như một nhân cách,động cơ của hoạt động và hành vi. Khác với xã hội học, tâm
lý học đại cương nghiên cứu nhân cách chủ yếu là khâu đàu tiên của chủ thể bản chất
bên trong của chủ thể và cuối cùng là điều kiện xã hội của chủ thể. Nhà tâm lý học
quan tâm đến các thuộc tính bên trong, nghiên cứu các chức năng điều khiển hành vi
của nhân cách như tính cách, khí chất, năng khiếu, năng lực, động cơ.
Với tư cách là bộ môn giữa tâm lý học và xã hội học, tâm lý học xã hội nghiên
cứu có tính chất lịch sử cụ thể những thuộc tính tâm lý, cấu trúc bên trong của nhân
cách như là chủ thể của ác mối quan hệ xã hội. Tâm lý học xã hội thực hiện sự tổng
hợp bước tiếp cận xã hội học và tâm lý học đại cương trong nghiên cứu nhân cách,
nghiên cứu cấu trúc nhân cách như là chủ thể và khách thể của các quá trình lịch sử,
của mối quan hệ xã hội cụ thể. Đối tượng của tâm lý học xã hội nhân cách nghiên cứu
kiểu chủ thể, sự điển hình hóa chr thể xã hội, với tính cách là cá nhân, nghiên cứu các
kiểu hoạt động xã hội, gắn liền với mức độ cấu trúc tâm lý bên trong: động cơ, định
hướng giá trị, tâm thế xã hội, và các cơ cấu vị thế khác của nhân cách.
2. Khái niệm nhân cách trong tâm lý học xã hội
Muốn hiểu được khái niệm nhân cách trước hết hãy đề cập tới vấn đề thuật ngữ
“nhân cách”. Cuối thế kỷ 19 ở phương Tây đã xuất hiện những khuynh hướng nghiên
cứu đời sống tâm lý của con người một cách trọn vẹn. W.Stean đã viết tác phẩm “Bàn

về tâm lý học khác biệt cá nhân”, trong đó ông đưa ra khái niệm “Person” đẻ chỉ bất
kỳ một thực thể nào, có khả năng tự xác định và tự phát triển trong thế giới vô cơ bên
trong thế giới hữu cơ. Theo ông toàn bộ thế giới là một cơ chế có thứ bậc của Person
có thuộc tính “nhan cách”.
Thuật ngữ dùng để chỉ khái niệm mà tiếng Pháp gọi là “Personnalité” có các
nghĩa như sau:
Nhân cách, nhân phẩm, 2- Cá tính, nhân vật, 3- Pháp nhân. Có nghĩa là 1) nhân
cách, nhân phẩm, cá tính, con người, nhân vật: 2) Cá nhân. Trong từ điển học sinh từ
nhân cách được giải thích là tư cách và đạo đức của con người. Những tài liệu chính
thức ở Việt Nam đã có ý cho nhân cách là phẩm chất và năng lực, hay đức và tài của
con người. Trước hết hãy nói đến khái niệm nhân cách mà các nhà khoa học đã thống
nhất ở một số thuộc tính cơ bản. Đó là những thuộc tính ổn định của con người thống
nhất thành một chỉnh thể, là chủ thể và khách thể của các mối quan hệ là sự thống nhất
giữa cái chung và cái riêng, cái cá biệt. So sánh với nội dung trên ta thấy các thuật
ngữ: nhân vật, nhân phẩm, nhân tính, nhân tâm, tư cách, cá tính, bản tính, tính cách
đều chưa có sự thỏa mãn. Vậy ở Việt Nam thuật ngữ nhân cách có bao hàm được nội
dung trên chưa. Tạm tách chữ “nhân” và chữ “cách” ra khỏi chữ “nhân cách” để phâm
7


tích hai từ đó trong mối quan hệ của từ này. Chữ “nhân” vừa có nghĩa chỉ con người
với tư cách đại diện cho loài người đối lập với loài vật, vừa có nghĩa chỉ con người cụ
thể (cá nhân) – chữ “cách” có nghĩa là phẩm cách, chỉ phẩm chất và giá trị xã hội của
con người. Tuy nhiên ở ta thuật ngữ “nhân cách” thiên về mặt đức hơn là mặt tài của
con người. Điều đó có thể chấp nhận được. Một con người được gọi là có tài phải
dùng, cái tài đó phục vụ cho xã hội, giai cấp, một đoàn người, một cộng đồng người
thì mới gọi là người có nhân cách.
Để làm rõ khái niệm nhân cách hãy điểm qua một số loại định nghĩa nhân cách.
Định nghĩa nhân cách với tư cách là con người cụ thể với toàn bộ những đặc
điểm của nó. (A.G.Kovalie, K.K.Platonov, Bách khao toàn thư về triết học của Liên

Xô, …) Ví dụ K.K.Platonov, ông khẳng định nhân cách có nhiều khoa học nghiên cứu
nhưng chỉ có tâm lý học mới nghiên cứu một cách toàn diện về nhân cách. Ông cho
rằng đại đa số định nghĩa nhân cách đều nói đến con người chứ không nói đến nhân
cách. Ví dụ: “Nhân cách là con người với toàn bộ những phẩm chất xã hội của nó
được hình thành trong những hoạt động và quan hệ xã hội khác nhau” (L .P. Bueva),
“Nhân cách – đó là con người với tư cách là một thực thể xã hội. một chủ thể nhận
thức và tích cực cải tạo thế giới” (Bách khoa toàn thư Xô viết). Hiểu nhân cách như là
tổng hòa mối quan hệ xã hội” (N . C. Gontcharov). Ông không đồng ý với điịnh nghĩa
đó vì cho rằng không chính xác bởi vì không thể cho bản chất con người trùng với
khái niệm nhân cách. Những định nghĩa về nhân cách khác như nhân cách là chủ thể
của hoạt động, nhân cách là chủ thể nhận thức cũng không được K. K Platonov tán
thành. Trên cơ sở nhận xét và phê phán các định nghĩa về nhân cách ông đưa ra định
nghĩa nhân cách như sau: “Nhân cách đó là một con người cụ thể như là một chủ thể
cải tạo thế giới trên cơ sở nhận thức thể nghiệm thế giới, trên cơ sở quan hệ với thế
giới đó”, ta có thể diễn đạt tư tưởng đó ngắn gọn hơn, “Nhân cách là con người có
nhận thức”. Mặc dù tính đặc thù của con người đã được nhấn mạnh nhưng Platonov
vẫn mắc sai lầm là lảng tránh bản chất hoạt động xã hội của nhân cách, sự tác động
tương đối của con người và thế giới xung quanh. A. G. Kovalie “nhân cách là con
người sinh động cụ thể, một thành viên xã hội, một chủ thể hoạt động của sự phát triển
xã hội”.
Định nghĩa về nhân cách với tư cách là một cấu trúc tâ, lý (Cattek A. N
.Leonchiev, A. L. Secbacov). Ví dụ: A. L. Secbacov định nghĩa nhân cách như sau:
“nhân cách là sự hình thành một cấu trúc trọn vẹn những cấu trúc tâm lý phản ánh bản
chất xã hội của con người hiện thực với tư cách là chủ thể có ý thức nhận thức và tích
cực cải tạo thế giới”. A. N. Leonchiev “nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới được hình
thành trong mối quan hệ sống của cá nhân do kết quả cải tạo của con người đó”
8


Định nghĩa nhân cách là sự thống nhất các thuộc tính sinh vật, tâm lý, xã hội

của con người. (V. Tardy, J. Maset, L. M. Arkhangelxki. W.) Ví dụ: V. Tardy (Tiệp
Khắc) định nghĩa nhân cách như sau: “nhân cách là sự thống nhất cá nhân con người,
là sự thống nhất các thuộc tính tâm hồn và cơ thể trong mối quan hệ xã hội”. L. M.
Arkhangelxki “nhân cách là mức độ xã hội trong sự phát triển cá nhân con người”.
Nhân cách được hiểu như là một hệ thống. một tổ chức, một cấu trúc điều khiển hoạt
động của con người. (K. Obakhowxki, J. Reykowxki, J. Koriclxki. W.) Ví dụ: J.
Reykowxki “nhân cách là hệ thống trung tâm điều khiển và sự liên kết các hoạt động”.
K. Obakhowxki “ nhân cách vừa là tổ chức thông tin vừa là tổ chức những đặc điểm
chức năng của nó được tạo thành dưới ảnh hưởng của hoạt động riêng của con người”.
Theo Rubinstein và một số nhà nghiên cứu cho rằng: nhân cách là tập hợp các
điều kiện bên trong, qua chúng các tác động bên ngoài được khúc xạ. Theo định nghĩa
này, các yếu tố bên trong như nhu cầu, kinh nghiệm, động cơ, đóng vai trò các yếu tố
gây ra sự trả lời khác nhau của chủ thể đối với các kích thích giống nhau từ môi trường
bên ngoài. Từ đó, nhân cách chưa bộc lộ được những đặc thù của chính nó, vì định
nghĩa này có thể áp dụng cho mọi sinh vật sống khác nữa.
Theo S.Freud: Nhân cách đó là những tình cảm, những cố gắng và những tư
tưởng phát sinh từ những mâu thuẫn giữa tính hiếu chiến của chúng ta, động cơ thúc
đẩy để tìm kiếm sự thỏa mãn nhu cầu một cách sinh học và sự kiềm chế xã hội chống
lại chúng.
Hai nhà tâm lý học: Predvetrnưi và Sherkhovina cho rằng nhân cách là con
người – chủ thể của hoạt động, là nhân tố cải tạo thế giới, là chủ thể có nhận thức và tự
nhận thức.
Dựa vào nguyên tắc hoạt động một số nhà tâm lý học Xô Viết cũng đưa ra định
nghĩa về nhân cách: Nhân cách là con người – chủ thể của hoạt động xã hội và nhờ
hoạt động xã hội mang lại cho con người có được một vị trí nhất định giữa những
người khác.
Điểm qua một số định nghĩa nhân cách chưa tiêu biểu hết những loại định nghĩa
nhân cách chúng ta có thể nhận xét sơ bộ như sau:
1. Giới hạn khái niệm nhân cách và khái niệm con người chưa rõ ràng, nhiều đặc điểm
nhân cách lặp đi lặp lại trong đặc điểm con người.

2. Những tiêu chuẩn hình thành nhân cách chưa có sự thống nhất, tiêu chuẩn nào là đặc
trưng nhất cho nhân cách.
3. Chưa có sự thống nhất trong biểu đạt khái niệm, nhân cách là con người… (K.
K.Platonov), nhân cách là chủ thể… (A. V. Petrovxki), nhân cách là cấu trúc tâm lý
mới (A. N. Leonchiev), nhân cách là cá thể có tính chất xã hội (B. G. Ananiev) nhân
cách là hệ thống, là cấu trúc, nhân cách là cá nhân…
9


Đó là chưa kể đến những định nghĩa nhân cahs không đưa ra vào đây mang tính
chất liệt kê, miêu tả các mặt khác nhau của nhân cách, nhấn mạnh đến mặt đạo đức, trí
tuệ, mặt hành vi của nhân cách, mặt sinh vật, mặt xã hội của nhân cách.
Để có một định nghĩa hợp lý về nhân cách định nghĩa đó phải nêu lên được mối
quan hệ cá nhân và xã hội, và bản chất tích cực xã hội của nhân cách.
Qúa trình phát triển các nhân và hình thành cá nhân với tư cách là quá trình xã
hội hóa, không thể tiến hành ngoài xã hội,xã hội cũng không nằm ngoài nhân cách mà
là bản chất của nhân cách. Các Mác viết “Bản chất của cá nhân không phải là râu,
không phải là tóc, không phải là tính chất vật lý trừu tượng của cá nhân đó, mà là xã
hội hóa cá nhân đó”.
Quan niệm cuae Các Mác về bản chất xã hội của cá nhân là tiền đề phương
pháp luận của việc hiểu khái niệm nhân cách. Thừa nhận tính xã hội của nhân cách
không có nghĩa là thu về tát cả các tính chất xã hội một cách thụ động. Nhân cách
trong ý nghĩa đầy đủ của nó phải được hiểu là chủ thể của hoạt động, của sự phát triển
xã hội. Tiêu chuẩn tiến bộ xã hộ của cá nhân được thể hiện ở mức độ phát triển xã
hooj của cá nhân đó.
Nhân cách là những phẩm giá của cá nhân phải đặt trong hệ thống mối quan hệ
xã hội. Chúng ta giải thích nhân cách cá nhân là những phẩm giá mà cá nhân đó có
được, cá nhân đó tự tạo ra, tự đánh giá về những phẩm chất đó. Nhân cách hiện ra
ngay cả những cái gì sâu kín nhất. Tuy không gian tồn tại của cá nhân, nó thể hiện như
người mang phẩm chất đầy đủ của cá nhân mình.

Trong xã hội cá nhân không đứng riêng rẽ, cá nhân được gắn liền với cá nhân
khác. Nhân cách được xác định trong không gian tồn tại của cá nhân khác, với tư cách
là người mang nhân cách của mỗi một trong số họ. Ở đây nhân cách được thể hiện
trong những đồ vật mà cá nhân có quan hệ, thông qua hoạt động và giao tiếp của họ.
Trong trường hợp này nhân cách thể hiện bên ngoài, không gian cơ thể của cá nhân.
Nhân cách còn thể hiện trong tập thể, nhóm má cá nhân đó sống. Nhân cách của mỗi
người được đánh giá bằng những phẩm chất chung của cả nhóm, của tập thể. Vì vậy
tập thể có trách nhiệm một phần đối với nhân cách cá nhân sinh hoạt trong tập thể,
trong nhóm của mình. Cá nhân cũng có trách nhiệm phẩm giá chung của tập thể.
Như vậy nhân cách thể hiện bởi những phẩm chất, phẩm giá cá nhân có trong
mối quan hệ nhóm và tập thể mà cá nhân đó có quan hệ. Nhân cách cá nhân còn trong
những quan niệm và đánh giá của người khác, cá nhân khác. Mỗi cá nhân ý thức được
phẩm giá của mình trong hệ thống mối quan hệ xã hội.
Trên cơ sở phân tích như vậy chúng ta có thể định nghĩa nhân cách là hệ thống
những phẩm giá xã hội của cá nhân, thể hiện mối quan hệ xã hội (cá nhân – cá nhân,
10


cá nhân nhóm – tập thể - cá nhân – cộng đồng xã hội), trong quá trình hoạt động và
giao tiếp của cá nhân đó.
Bằng hoạt động và giao tiếp con người ý thức được phẩm chất và giá trị của
mình trong hệ thống mối quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là con người đã trở thành
chủ thể của mối quan hệ xã hội. Nhân cách chỉ được hình thành khi nào con người ý
thức được mình, ý thức được mối quan hệ của mình đối với người khác, đối với xã hội.
Như vậy nhân cách không bao gồm toàn bộ những phẩm chất tâm lý xã hội mà
những phẩm chất và tâm lý này được đánh giá về mặt xã hội với tư cách là hệ thống
những phẩm giá xã hội nhất định.
Cách hiểu nhân cách như vậy không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn góp
phần giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hình thành và phát triển con người mới
xã hội chủ nghĩa và trong đó giá trị xã hội, tính tích cực xã hội là thước đo nhân cách.

3. Đặc điểm tâm lý của nhân cách và điều kiện tiền đề xã hội của nó
Để hiểu đăc điểm tâm lý của nhân cách và điều kiện xã hội của nó cần phải
hướng đến tâm lý học đại cương, những quy luật và cơ chế chung của tâm lý học.
Song cũng cần lưu ý rằng không nên mô tả nhân cách như là sự liệt kê đơn giản những
thuộc tính tâm lý và mối quan hệ được thực hiện giữa chúng. Nhân cách không đồng
nghĩa với tất cả đời sống tâm lý con người mà chỉ ở cấp bậc cao hơn đời sống tâm lý
của con người.
Vì vậy, đặc điểm đầu tiên của nhân cách là biểu hiện mặt bên trong của quan hệ
bên trong chủ thể tức là những cấu trúc tâm lý bên trong của con người. Ví dụ như
thành phần tổng hợp tâm lý bậc cao, tính chất trọn vẹn bậc cao, sự thống nhất mặt cơ
bản và phẩm chất tâm lý (nhận thức và xúc cảm).
Nhóm nét thứ hai có tính chất đặc thù với nhân cách là mối quan hệ chủ thể khách thể. Điều này thể hiện tính độc lập và tính bền vững của nhân cách trước tác
động của môi trường. Chủ thể phải điều khiển bản thân mình, hành động và hành vi
của mình cho phù hợp với khách thể.
Mặt thứ ba của tính đặc thù của nhân cách là mối quan hệ chủ thể và chủ thể,
mối quan hệ giữa các cá nhân. Ở mặt này, chúng ta phải nghiên cứu ảnh hưởng của
người này đối với người khác. Vì vậy, nhân cách không chỉ ở bản thân cá nhân mà còn
ở sự đánh giá của người khác có quan hệ với cá nhân. Điều này thể hiện tiềm năng xã
hội của con người được đánh giá qua sự phát triển của người khác.
Theo A. Maslow những dấu hiệu tốt nhất của con người có thể gọi là nhân cách
gồm chức năng lạc quan và nhân cách bản thân cấp thời. Nó bao gồm các tính chất tâm
lý sau:
1 – Nhận thức hiện thực khách quan, phân biệt cái biết và cái không biết, cái cụ
thể và cái trừu tượng.
11


2 – Hướng đến việc giải quyết các vấn đề bên ngoài. Tập trung hướng đến khách
thể.
3 – Nhận thức bản thân, người khác và thế giới.

4 – Khả năng chuyển nhu cầu từ bên ngoài vào bản thân.
5 – Khả năng sáng tạo.
6 – Tính chất tự nhiên của hành vi.
7 – Quan hệ hữu nghị đối với mọi người tốt, ngoài các quan hệ có tính giáo dục
hoặc tính chất khác.
8 – Khả năng có quan hệ sâu sắc đối với một số ít người.
9 – Quy định mặt đạo đức, phân biệt những mặt xấu và tốt.
10 – Độc lập tương đối với hoàn cảnh vật lý cũng như hoàn cảnh xã hội.
11 – Có ý thức phân bịêt giữa mục đích và phương tiện.
12 – Tính chất quy mô lớn của nội dung tâm lý và hoạt động, (những người này
có tiền đồ lớn, lãnh đạo rộng, có giá trị vạn năng).
Ba tính chất sau cùng (10,11,12) thể hiện mức độ cao của nhân cách, tính chất
tự nhiên của hành vi, tính chất chân thành của con người có thể dẫn tới phạm trù dấu
hiệu bên trong của nhân cách. Một người mang dấu hiệu nhân cách tự thân cấp thời là
phải góp phần phát triển nhân cách người khác, tuy việc phát triển nhóm xã hội và
trong xã hội nói chung, thể hiện tính chất tiềm năng xã hội cao. Nhưng để đạt được
mức độ cao của nhân cách cần phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau.
Cơ chế tâm lý để xem xét những thuộc tính nhân cách bao gồm niềm tin và mục
đích. Niềm tin sẽ điều chỉnh các yếu tố tâm lý, hình thành những chức năng tâm lý.
Mặt nhu cầu trong nhận thức và cải tạo thế giới có vai trò quan trọng của tính chủ thể khách thể của nhân cách. Nhu cầu là một động lực mạnh mẽ phát triển nhân cách.
Vấn đề những cơ sở tâm lý của tiềm năng xã hội của nhân cách được xem như
là giới hạn giữa tâm lý học đại cương và xã hội học. Dựa vào mối quan hệ tính chất
đặc thù của nhân cách xã hội được thể hiện mối quan hệ bên trong chủ thể, khách thể,
giữa các chủ thể. Người ta dựa vào tính chất tâm lý xã hội để hình thành chức năng
nhân cách. Trong một tính chất chủ thể - khách thể nhân cách được biểu hiện ở hiện
tượng độc lập với hiện thực, phản ánh nhiều mức độ của tính khách quan,cải tạo khách
thể, góp phần vào việc phát triển nhân cách.
Trong mối quan hệ bên trong chủ thể, nhân cách thể hiện ở hiện tượng tự khẳng
định, tính mục đích diễn ra theo ba hình thức: nội dung (sự thống nhất mục đích) hình
thức công cụ (phong cách sống) về mức độ (năng lực chung). Sự thật tính chất của

nhân cách diễn ra trong các hình thức phong phú và muôn hình muôn vẻ.
4. Tính quy luật của sự phát triển ý thức đạo đức của nhân cách
12


Trong các tài liệu triết học và tâm lý học người ta phân chia 3 mức độ chính của
việc phát triển ý thức đạo đức của nhân cách. Mức độ đầu tiên là mức độ trước khi có
đạo đức, tức là khi đứa tre còn chịu sự thúc đẩy vị kỷ riêng của mình. Mức độ thứ hai
là mức độ đạo đức được quy ước, hướng đến một tiêu chuẩn hay một yêu cầu nhất
định. Mức độ thứ ba là mức độ đạo đức tự trị, có nghĩa là hướng tới hệ thống những
nguyên tắc bên trong có tính chất phổ biến.
Để hiểu rõ một cách một cách chi tiết hơn vấn đề phát triển đạo đức của nhân
cách chúng ta hãy tìm hiểu quan điểm của nhà tâm lý học Mỹ L. Kohlberg. Trong khi
phát triển những chỉ dẫn của J. Piagie và L. X. Vuwgotxki về sự phát triển ý thức đạo
đức của trẻ song song với sự phát triển trí tuệ, L. Kohlberg đã phân chia mức độ phát
triển ý thức đạo đức ra các giai đoạn sau đây: a)giai đoạn tiền đạo đức. 1)Trẻ lắng
nghe để tránh hình phạt. 2) Trẻ chịu sự chỉ đạo của ý nghĩa vị kỷ của lợi ích iêng. b)
Giai đoạn đạo đức quy ước phù hợp với các mức độ sau: 3) Nếu tre tốt, có nguyện
vọng về cái tốt và biết xấu hôt trước lời khiển trách. 4) Tâm thế giữ vững những quy
ước đã được hình thành, cái gì tốt phù hợp với luật lệ. c) Giai đoạn đạo đức tự trẻ hắn
liền với việc chuyển biến những vấn đề bên trong của nhân cách. Trong giai đoạn này
có hai giai đoạn nhỏ: 5a) Khi nhận biết tính chất tương đối và tính chất điều kiện của
quy tắc đạo đức và đòi hỏi có cơ sở loogic. Sau giai đoạn 5a là giai đoạn 5b – “sự
tương đối” thay đổi những dấu hiệu của những quy luật cấp cao phù hợp với lợi ích đa
số. Giai đoạn thứ 6 hình thành những nguyên tắc đạo đức bền vững. Giai đoạn 7 là giai
đoạn cao nhất khi các giá trị đạo đức xuất phát từ tiền đề triết học chung. Nhưng giai
đoạn này ít người đạt được.
Để thấy rõ mối quan hệ giữa các giai đoạn phát triển trí tuệ theo Pagie và các
giai đoạn phát triên đạo đức của Kohlberg chúng ta so sánh theo bảng sau:
Các giai đoạn logic

+ Tư duy tượng
trưng, trực giác
+Các thao tác cụ thể:
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
+Thao tác hình thức:
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3

Giai đoạn 4

Các giai đoạn đạo đức
Giai đoạn 0 – cái gì tốt tôi muốn tôi thích nó.
Giai đoạn 1 – Vâng lời. Xuất phát từ việc sợ lời khiển trách.
Giai đoạn 2: trao đổi sự giúp đỡ.
Giai đoạn 3: định hướng tới ý kiến có ý nghĩa của người
khác.
Định hướng đến việc giữ vững những nguyên tắc đã được
hình thành.
Giai đoạn 5a:
Tính thực dụng và biểu tượng về đạo đức với tính cách là sản
phẩm của quy tắc xã hội.
Giai đoạn 5b: hướng dẫn lời khuyên cá nhân và luật lệ cao
cấp.
Giai đoạn 6: định hướng tới những nguyên tắc đạo đức tổng
13


hợp.

Sự kiểm tra bằng thực nghiệm lý thuyết của Kohlberg được tiến hành ở Mỹ,
Anh, Canada, Meehico và một số nước khác. Những công trình này đều khẳng định
tính quy luật bền vững của các mối quan hệ có quy luật giữa mức độ ý thức đạo đức cá
nhân với sự phát triển trí tuệ. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng tính chất khó khăn của
việc trưởng thành ý thức đạo đức. Lần đầu tiên người thanh niên nhận thức tính tương
đối của tiêu chuẩn đạo đức, nhưng có khi anh ta lại không biết điều đó, anh ta lén đi
tìm sự tương đối đạo đứ, ý thức về giá trị tương đói của đạo đức là một tiến bộ về chức
năng so sánh với giai đoạn tre em trước đó.
Vậy, sự phát triển ý thức đạ đức của nhân cách có quan hệ với hành vi như thế
nào.
Ở mức độ trí tuệ, sự phát triển đạo đức là ý thức được và khái quát được những
phán đoán, trong mức độ hành vi là hành động hiện thực, tính nhất quán của hành vi,
khả năng choonhs lại những cám dỗ, những ảnh hưởng của hoàn cảnh. Sự đánh giá
con người hơn là hành vi là sự phán đoán về đạo đức. Nhưng điều này là rất khó. Bởi
vì không phải hành vi nào của con người có thể phản ánh trung thực về nhân cách con
người. Có những đứa trẻ trong một hoàn cảnh nào đó tỏ ra dũng cảm, song cũng không
kết luận là nó dũng cảm được, vì có những lúc nó rất sợ.
Một trong những khuynh hướng chính hiện nay là nghiên cứu sự phát triển đạo
đức với tư cách là nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ý thức đạo đức cá nhân đến hành
vi của họ. Ví dụ như mức độ phát triển của phán đoán đạo đức của trẻ đã điều chỉnh
hành vi của nó trong những hoàn cảnh xung đột mà nó cần phải giải quyết, hoặc là lừa
dối chịu sự dằn vặt lương tâm, hoặc là nói thật. Người có ý thức đạo đức cao thường ít
có sự thay đổi khuynh hướng đối với hành vi đã được ổn định.
Đặc điểm lý thuyết của Kohlberg là ở chỗ ông ta xem xét sự phát triển cấu trúc
của ý thức đạo đức không liên quan tới sự thay đổi nội dung và chức năng của nó.
Điều đó chỉ đunhs trong một số trường hợp cụ thể. Nhưng những trường hợp khác
không thể không đúng. Ví dụ việc nắm vững một vài hệ thống thao tác lôgic nào đó,
không có nghĩa là trẻ có khả năng áp dụng hệ thống này trong thực tiễn. Để áp dụng
đúng không chỉ nắm vững các thao tác trí tuệ phù hợp mà còn đánh giá đúng đắn cách
giải quyết nhiệm vụ phù hợp. Hơn nữa cần phải tính đến yếu tố xã hội nhân cách trong

việc giải quyết những nhiệm vụ đạo đức, nhiệm vụ này luôn luôn có quan hệ đến hệ
thống giá trị nhân cách. Phương pháp của ông rất hạn chế, trong việc giải quyết những
vấn đề nhân cách. Mức độ khác nhau của ý thức đạo đức thể hiện không chỉ trong các
giai đoạn phát triển mà còn thể hiện các kiểu nhân cách khác nhau, không phụ thuộc
vào điều kiện phát triển trí tuệ. Ví dụ một người nào đó phải xử 3 người ăn cắp, người
thứ nhất là một người lạ, người thứ hai là một người bạn, người thứ ba là mẹ của mình,
14


thì rõ ràng đối với người thân của mình người đó sẽ dùng lời khuyên bảo để giảm tội,
còn người lạ thì sẽ áp dụng đúng luật để sử phạt. Rõ ràng, sự phát triển các giai đoạn
đạo đức như nhau, nhưng tùy hoàn cảnh mà có cách áp dụng khác nhau. Theo ý kiến
của ông phán đoán đạo đức của trẻ em và của thanh niên trước hết có hình thức khái
quát tượng trưng của tư duy. Vì vậy bước chuyển từ giai đoạn thấp lên giai đoạn
caokhoong đòi hỏi kinh nghiệm đạo đức, và mối quan hệ giữa phán đoán đạo đức và
kinh nghiệm nhân cách chỉ xuất hiện ở người lớn, mức độ đạt được đạo đức tự lập.
Nhân cách được đánh giá không chỉ qua sự hiểu biết đạo đức mà phải thông qua thực
tiễn hoạt động của h, qua sự sẵn sàng tâm lý với một hoạt động nào đó.
5. Tâm thế xã hội của nhân cách
5.1. Vấn đề tâm thế trong tâm lý học Liên Xô
Khi nghiên cứu nhân cách trong tâm lý học xã hội, vấn đề tâm thế xã hội có
một vị trí quan trọng. Kinh nghiệm cá nhân thể hiện qua trong hành động và hành vi
của cá nhân như thế nào có liên quan đến tâm thế xã hội, chỉ có nghiên cứu cơ chế
hình thành tâm thế mới có thể hiểu cái gì điều chỉnh hành vi và hoạt động của con
người. Trước hết cần phải phân tích nhu cầu và động cơ nào thúc đẩy nhân cách hoạt
động cơ chế bên trong hành vi của con người chính là sự phù hợp giữa nhu cầu và
động cơ của họ. Vấn đề đặt ra là vì sao con người trong những hoàn cảnh nhất định lại
hành động theo cách này hoặc theo cách khác. Vì sao con người lại hướng đến chọn
động cơ này, giải thích nguyên nhân này ở một mức độ nhất định. Chúng ta phải xuất
phát từ khái niệm tâm thế xã hội để giải thích. Khía niệm tâm thế được hiểu trong sinh

hoạt bình thường như là thái độ. Nhưng trong tâm lý học tâm thế có một ý nghĩa khác.
Ở Liên Xô trường phái D. N. Uznadze đã có những đóng góp trong việc nghiên
cứu tâm thế. Ngoài thuật ngữ tâm thế người ta còn dùng thuật ngữ tâm thế xã hội. Nói
chung hai khía niệm này được dùng đồng nghĩa. Người ta dùng chúng với các khái
niệm khuynh hướng, xu hướng, tính sẵn sàng. Theo D. N. Uzadze tâm thế là trạng thái
tâm lý của chủ thể, là trạng thái sẵn sàng đối với tính tích cực nhất định. Trạng thái
này được hình thành bằng hai điều kiện nhu cầu của chủ thể phù hợp với hoàn cảnh
của khách thể. Khi hoàn cảnh phù hợp với nhu cầu được lặp lại nhiều lần thì xuất hiện
tâm thế cá nhân. Khi hoàn cảnh không còn giống như trước nữa nhưng tâm thế vẫn
xuất hiện. Điều đó có thể giải thích xu hướng hành động của nhân cách trong những
điều kiện nhất định.
Như vậy, vấn đề tâm thế trong lý luận hoạt động được giả thích như tâm thế xã
hội có liên quan đến ý nghĩa nhân cách, hình thành mối quan hệ giữa động cơ và mục
đích. Như vậy, vấn đề tâm thế được hiểu với nội dung khái niệm khác nhau: tâm thế xã
hội, xu hướng nhân cách. Thái độ, cần phải làm rõ khái niệm này không phải ở tâm lý
đại cương mà chính trong tâm lý học xã hội.
15


abcde-

1.
2.
3.
4.

5.2. Tâm thế trong tâm lý học xã hội phương Tây
Vấn đề tâm thế ở phương Tây được nghiên cứu có tính chất truyền thống trong
tâm lý học xã hội. Các nhà nghiên cứu tâm lý học phương Tây dùng thuật ngữ “
attitude” để chỉ tâm thế xã hội.

P. N. Sikhirev trong khi phân tích lịch sử nghiên cứu “attitude” trong tâm lý học
xã hội phương Tây đã phân chia ra ba thời kỳ: Thời kỳ mở đầu từ năm 1918 đến trước
chiến tranh thế giới lần thứ hai – Đặc điểm của thời kỳ này là công bố những tài liệu
nghiên cứu và số lượng người nghiên cứu vấn đề này. Thời kỳ thứ hai trong giai đoạn
40 – 50 đến nay xuất hiện hàng loạt hững vấn đề nghiên cứu mới và đồng thời có sự
khủng hoảng trong nghiên cứu. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể.
Trong năm 1918, nhà nghiên cứu Mỹ U. Tomax và Ph. Znahecki trong khi
nghiên cứu sự thích ứng của người dân Ba Lan từ Châu Âu sống ở Mỹ đã chứng minh
sự thích ứng phụ thuộc vào hai yếu tố: sự phụ thuộc của cá nhân với tổ chức xã hội và
sự phụ thuộc của tổ chức xã hội đối với cá nhân. Sự phụ thuộc này thể hiện mối tác
động qua lại giữa nhân cách và xã hội. Tomax và Znahecki đã đặt tính chất hai mặt
của mối quan hệ trên là khái niệm “giá trị xã hội” và “tâm thế xã hội”. Vì vậy trong tài
liệu đầu tiên trong tâm lý hocjxax hội khái niệm attitude có nghĩa như là những rung
cảm tâm lý cá nhân về giá trị, ý nghĩa, ý nghĩa của khách thể xã hội hoặc như trạng
thái nhận thức của cá nhân đối với một vài giá trị xã hội.
Sau khi khám phá hiện tượng attitude nhiều vấn đề trong tâm lý học xã hội
đang chờ đợi làm sáng tỏ. Về khái niệm attitude cũng được thể hiện quan điểm mâu
thuẫn nhau. Năm 1935 G. Allpart đã viết một bài báo đề cập vấn đề này. Attitud được
hiểu theo các nghĩa sau:
Là trạng thái của ý thức và của hệ thống thần kinh
Là sự sẵn sàng trả lời đối với kích thích
Là sự tổ chức
Tầm cơ sở của kinh nghiệm trước đây
Ảnh hưởng của khuynh hướng và động lực đến hành vi
Vì vậy đã có sự phụ thuộc attitud đối vơi kinh nghiệm quá khứ và có vai trò quan
trọng đối với hành vi.
Attitud có bốn chức năng:
Chức năng thích ứng. Attitud hướng chủ thể đến khách thể nhằm đặt được mục đích
của mình.
Chức năng nhận thức. Attitud chỉ ra phương thức hành vi có quan hệ đối với khách thể

cụ thể.
Chức năng biểu hiện (đôi khi có chức năng đánh giá, tự điều chỉnh).
Chức năng bảo vệ attitud có khả năng giải quyết những xung đột bên trong nhân cách.

16


Cấu trúc của attitud theo M. Xmit (1942) gồm có 3 thành phần: thành phần nhận
thức (nhận thức khách quan của tâm thế xã hội), thành phần xúc cảm (giá trị xúc cảm
của khách thể, thể hiện có cảm tính hoặc không cảm tính đối với chúng), thành phần
hành vi (hành vi đối với khách thể). Hiện nay tâm thê xã hội được coi như là ý thức,
giá trị, tính chất sẵn sàng hành động trong tâm lý học xã hội phương Tây.
5.3. Cấu trúc tâm thế xã hội của nhân cách
Hiện nay vấn đề cần thiết là phải xây dựng lý luận và phương pháp trong việc
nghiên cứu tâm thế nhằm khắc phục những khó khăn trên con đường gặp phải của các
nhà tâm lý học Mỹ. Tâm thế được hiểu như là trạng thái ý thức của chủ thể, và cả hệ
thống thần kinh của chủ thể, đặt trước hành động của nó và điều khiển hành động theo
một cách nào đó.
Thực nghiệm giải quyết nội dung vấn đề này được thể hiện trong tác phẩm cuẩ
V. A. Iadov với quan niệm xếp đặt điều chỉnh hành vi xã hội của nhân cách. Tư tưởng
cơ bản của quan điểm này là ở chỗ con người có hệ thống phức tạp hình thành sự sắp
xếp khác nhau điều chỉnh hành vi và hành động của mình. Sự sắp xếp này tổ chức theo
thứ bậc thấp và cao. Trên cơ sở này tâm thế xuất hiện khi có mặt của nhu cầu với hoàn
cảnh thỏa mãn nhu cầu V. A. Iadov cho rằng sự hình thành sắp xếp tác động trong
những mức độ khác nhau của nhu cầu và hoàn cảnh, có nghĩa là sự sắp xếp xuất hiện
khi có sự gặp gỡ mức độ nhất định của nhu cầu và mức độ hoàn cảnh thỏa mãn nhu
cầu. Sơ đồ chung của sự xếp đặt được mô tả vừa như các thứ bậc của nhu cầu và vừa
như thứ bậc của hoàn cảnh tác động đến con người. Thứ bậc của nhu cầu được thể
hieenjtheo thứ bậc của hoạt động này. Dựa theo ý kiến của Mac cho rằng quá trình
thỏa mãn về thực chất là qua trình con người nắm vững hình thức hành động nào đó.

Hình thức đầu tiên thực hiện nhu cầu con người là hoàn cảnh gia đình, hình thức thứ
hai là nhóm nhỏ trong đó cá nhân hành động một cách trực tiếp.Hoàn cảnh rộng hơn
của hoạt động gắn liền với hình thức nhất định của lao động, của công việc và cuộc
sống. Hình thức cuối cùng của hoàn cảnh hoạt động được hiểu như là cấu trúc giai cấp
xã hội, trong đó cá nhân nắm vững những tư tưởng văn hóa của xã hội. Do đó các mức
độ nhu cầu phải phù hợp với các hoàn cảnh hoạt động thì mới tạo nên tâm thê.
Vấn đề hiện nay cần phải xây dựng sơ đồ thứ bậc của hoàn cảnh thứ bậc trong
đoa cá nhân tác động hoàn cảnh này và có sự gặp gỡ nhu cầu nhất định. Hoàn cảnh
này được coi như điều kiện của hoạt động và có độ dài thời gian nhất định. Mức độ
thấp của hoàn cảnh là hoàn cảnh có đối tượng nhanh chóng được biến đổi trong thời
gian ngắn, mức độ cao hơn của hoàn cảnh đó là điều kiện bền vững của hoạt động có
quan hệ đến nghề nghiệp, ngành nghề, mức độ cao nhất thể hiện điều kiện bền vững
của hoạt động trong thời gian lâu dài, bao gồm hình thức rộng lớn của hoạt động sống
của nhân cách: cấu trúc kinh tế, chính trị, tư tưởng của những chức năng nó. Như vậy,
17


cấu trúc hoàn cảnh trong đó nhân cách tác động có 4 mức độ như trên. V. A. Iadov đã
chia ra 4 mức độ của sự sắp xếp. Mức độ đầu tiên là thành phần tâm thế giản đơn. Mức
độ thứ hai đó là sự sắp xếp phức tạp được hình thành trên cơ sở của nhu cầu con người
trong giao tiếp của nhóm nhỏ và phù hợp với hoàn cảnh mà nhiệm vụ đặt ra hoạt động
của nhóm này. Mức độ thứ ba của sự sắp xếp là khuynh hướng chung của hứng thú
nhân cách trong hoàn cảnh của tính tích cực xã hội. Mức độ thứ tư là mức độ cao nhất
của sự sắp xếp thể hiện ở hệ thống định hướng giá trị của nhân cách.
Quan niệm về sự sắp xếp điều chỉnh hành vi của nhân cách đã góp phần vào lý
luận cũng như trong thực nghiệm, trong tâm lý học xã hội những kinh nghiệm đáng
quý. Dựa trên quan niệm xã hội người ta có thể thay đổi tâm thế xã hội. Sự sắp xếp có
tính chất chủ thể nên có thể thay đổi được nó. Mức độ thay đổi tâm thế gắn liền với
mức độ thay đổi sự sắp xếp. Muốn giả quyết vấn đề thay đổi tâm thễ xã hội cần phải
đặt nó vào trong nội dung tâm lý học xã hội của khái niệm này. Sự thay đổi tâm thế xã

hội trong tâm lý học xã hội cần pahir phân tích theo quan điểm nội dung của sự thay
đổi khách thể xã hội, theo quan điểm của sự thay đổi vị trí tích cực của nhân cách.
Không chỉ giản đơn là trả lời lại hoàn cảnh mà do sự tiếp tục phát triển nhân cách.
Vấn đề tâm thế xã hội có thể giải quyết đúng đắn trên cơ sở xem xét mối quan
hệ đối với hoạt động. Trong một thời gian trước đây khái niệm tâm thế xã hội không
được dùng để giải thích nhân cách theo nguyên tắc hoạt động. Nếu tâm thế xuất hiện
trên cơ sở hoạt động của con người thì việc thay đổi tâm thế trên cơ sở thay đổi hoạt
động của nó. Đó chính là sự thay đổi động cơ cho phù hợp với mục đích hoạt động.
Chỉ có sự thay đổi sự phù hợp này đối với chủ thể thì ý nghĩa nhân cách của hoạt động
mới thay đổi. Còn nhiều vấn đề về tâm thế xã hội cần được làm sáng tỏ, ví dụ như vai
trò cuat tâm thế xã hội đối với động cơ của hành vi, giải quyết được vấn đề này không
chỉ có tác dụng thay đổi tâm thế xã hội của nhân cách mà còn đảm bảo sự thay đổi
hướng đích của nhân cách. Điều này có vai trò to lớn trong vận dụng thực tiễn.
5.4. Định hướng xã hội của nhân cách
Một trong những vấn đề quan trọng của lĩnh vực nhân cách là hiểu được mỗi
tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh và việc hình thành định hướng xã hội
của nhân cách. Đặc trưng của mối tác động qua lại giữa con người và hoàn cảnh. Hoạt
động có tính chất nhân cách và tính chất xã hội không thể hiểu ở vị trí vật lý học, sinh
vật học, xã hội học. Muốn hiểu hoặc nghiên cứu hoạt động con người cần trong các
đặc thù của những quy luật sinh vật và xã hội học. Con người với tư cách vừa là một
động vật vừa là một tồn tại xã hội nó thực hiện hoạt động giống loài nhất định. Tâm lý
học xã hội cần phải nghiên cứu tính tích cực xã hội của con người không phải tính tự
phát mà là yêu cầu tất yếu có ở bản thân con người trong hoàn cảnh xã hội. Tính tích
cực của con người phải được xem xét trong quá trình phát triển xã hội.Hình thức
18


chung của mối tác động tác động qua lại vật lý được phản ánh trong phạm trù của mối
liên hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả. Trong nội dung mối tác động vật lý người
ta sử dụng những khái niệm như không gian, thời gian, kích thích, vận động, sự tác

động tới những vật khác nhau tạo nên mối quan hệ tác động vật lý giữa các sự vật, lực
tác động lẫn nhau, diễn ra trong trường không gian – thời gian. Nhưng không thể mang
những hiện tượng như thế trong thế giới bên trong của con người và hoàn cảnh xã hội
như nguyện vọng, mong muốn, trách nhiệm vào trong hệ thống này.
Mối quan hệ qua lại có tính chất dặc thù được quy định ở con người như là một
cơ thể sống với hoàn cảnh. Con người là một cơ chế đặc biệt, là sự thống nhất trọn vẹn
về mặt cấu trúc sinh vât. Trong quá trình tác động qua lại với hoàn cảnh , sự phá hoại
và phục hồi sự thăng bằng của cơ thể sống được diễn ra thường xuyên. Ở đây có sự
trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. Cơ thể đã đồng hóa những đối tượng và sự
vật để phục hồi sự thăng bằng. Ngoài ra do trạng thái của cơ thể những tác động của
môi trường bên ngoài có thể gây ra những phản ứng khác nhau. Nếu phá hoại sự cân
bằng lớn sẽ gây ra cơ thể chết.
Sinh vật học nghiên cứu những quy luật của mỗi tác động qua lại trực tiếp của
hoàn cảnh và cơ thể.Nhưng con người hình thành mối quan hệ với hoàn cảnh với sự
vật không phải như có thể có quan hệ trực tiếp với sự vật. Tính tích cực là hình thái
đặc biệt của mối quan hệ qua lại này. Ai cũng biết dưới tác động của sự vật biểu
tượng nhìn và nghe được tiếp nhận không đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể,
nhưng rất quan trọng đối với con người. Ví dụ bieeurtuwowngj nhìn và nghe giúp con
người định hướng đối với sự vật cần thiết. Bằng con đường này, cảm giác đã trở thành
đối tượng của phản ánh, tìm kiếm những chức năng tín hiệu tiếp nhận ý nghĩa của đối
tượng. Đ. N .Uznadze là một trong những người đầu tiên chú ý đến hình thức, đặc biệt
của mối tác động cá nhân với hiện thực. Ông đã nghiên cứu hệ thống mối quan hệ
phản ánh vô thức của cá nhân đối với hoàn cảnh. Trên cơ sở phân tích những thực
nghiệm ông đã chỉ ra rằng, khi có nhu cầu và hoàn cảnh thích hợp thì ở mỗi cá nhân sẽ
xuất hiện tính sẵn sàng, hay là tâm thế đối với tính tích cực thực hiện hành vi nhất
định. Hành vi sẽ được thực hiện để phản ánh nhu cầu trong môi trường thích hợp. Con
đường nghiên cứu cơ chế tâm thế phải nghiên cứu những quy luật tiếp nhận những
thông tin và cơ cấu trên cơ sở hành vi phù hợp không có sự tham gia của ý thức. Bên
cạnh những quan hệ tâm lý vô thức đối với hiện thực con người còn có quan hệ vô
thức đối với chúng. Hiện thực đời sống xã hội con người đòi hỏi có mối quan hệ có ý

thức này. Hoạt động tập thể đặt ra cho con người nhận thức hiện thực và trao đổi ý
kiến với người khác. Trong những trường hợp riêng cá nhân cần phải hướng tính tích
cực tâm lý của mình đến khách thể của hoạt động tập thể. Qúa trình phân biệt hóa tính
tích cực tâm lý gắn liền với sự hình thành ý thức và khả năng khách thể hóa. Trong
19


trường hợp con người chưa đạt được phản ánh tâm thế đòi hỏi khách thể hóa đối tượng
gây trở ngại cho hành vi hiện thực. Con người đặt ra câu hỏi đây là cái gì. Để trả lời
vấn đề này đòi hỏi phải đạt được hoạt động xây dựng lý luận vì vậy quan hệ nhận thức
hiện thực đã hình thành con đường này, sự tác động của họ đối với thế giới xung
quanh đã có ý thức. Và do đó đã hình thành hình thức mới của mối tác động qua lại
giữa chúng. Nói tóm laị quan hệ có ý thức của con người đối với hiện thực cho phép
con người xem xét hoàn cảnh không chỉ như là hoàn cảnh trực tiếp mà như là hệ thống
trọn vẹn có khả năng xảy ra sự thống nhất với chúng.
Phân tích hệ thống tính tích cực tâm lý – xã hội của con người đã chỉ ra rằng bên
cạnh sự phản ánh hiện thực cần thiết có mối quan hệ nhất định của con người đối với
sự phản ánh đó. Tâm thế, theo lý luận của Uznadze là hiện tượng tâm lý trọn vẹn trong
đời sống hiện thưc được phản ánh cho phù hợp với nhu cầu cá nhân. Hoạt động nhận
thức và hoạt động xã hội được thực hiện trên cơ sở tâm thế. Hành vi xã hội không chỉ
đóng kín trong cá nhân mà nó phục vụ cho nhiệm vụ xã hội. Hành vi xã hội hướng tới
nhu cầu xã hội, giá tri xã hội và tạo nên ý nghĩa xã hội.
Hành vi xã hội cũng như tất cả tính tích cực khác đã bắt đầu tự sẵn sàng, từ tâm
thế, trong đó tâm thế đã phản ánh nguyện vọng xã hội, mục đích, nhu cầu, sự chờ đợi.
Khi phân tích tính tích cực cần chú ý đến khuynh hướng xã hội của nhân cách. Mối
quan hệ tốt hay xấu đối với khách thể gắn liền với tính tích cực của nhân cách. Đối với
nhân cách không phải chỉ là hiểu biết những kiến thức về văn hóa, truyền thống, hệ tư
tưởng, quan hệ xã hội mà còn là có định hướng và có tâm thế về những hiện tượng đó.
Nếu như trong nhận thức phản ánh đối tượng và hiện tượng của sự vật thì trong định
hướng phản ánh thái độ con người đối với chúng.

Đối với đánh giá kiến thức ta thường sử dụng thang điểm 5 bậc – (từ 0 – đến 5).
Song trong định hướng xã hội người ta có thể đánh giá theo thang điểm 10 có nghĩa là
từ (-5 đến +5). Định hướng có 2 loại: Định hướng cá nhân và định hướng xã hội. Định
hướng cá nhân được xây dựng trên cơ sở những ảnh hưởng của nhu cầu cá nhân – còn
định hưỡng xã hội trên cơ sở hướng tới nhu cầu của người khác. Nói chung ở đây
chúng ta sẽ xem xét những quy luật hình thành và tác động của định hướng xã hội.
Như chúng ta đã biết, dưới tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài, tâm thế của
con người đã hình thành đối với hành vi nhất định. Khuynh hướng và tính chất phù
hợp của hành vi tạo điều kiện cho hành động. Dưới tác động của tâm thế, vị thế của
hiện thực tương quan “tính vị thế” được hình thành trong ý thức và trong hành vi của
nhân cách. Tính vị thế là đặc điểm hiện thực của tính tích cực tâm lý của con người.
Hoạt động tâm lý tức thời của con người có tính vị thế. Do mối quan hệ với đối tượng
khác nhau mà ở cá nhân có thể có tâm thế dương hoặc tâm thế âm. Nhiệm vụ của việc
hình thành nhân cách là tạo nên tính tích cực nhân cách.
20


Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm tâm thế nhân cách đối với hiện tượng quy
định, đối với giá trị, đối với quan điểm, lý luận, hệ tư tưởng có thể biểu hiện bằng bậc
thang điểm từ -5 đến +5.
Trong hoàn cảnh xã hội nhất định đều có cùng quan hệ với nghề nghiệp song
người giáo viên, người thợ điện, người máy kéo… có định hướng khác nhau. Trong
những nhóm xã hội khác nhau có định hướng xã hội đối với hiện tượng và giá trị khác
nhau. Ví dụ: định hướng của từng người hay nhóm xã hội đối với những vấn đề chính
trị, xã hội, nghệ thuật, âm nhạc, văn học, v,v… có khác nhau. Tính tích cực xã hội
được quy định ở định hướng xã hội, tâm thế xã hội. Vì vậy việc hình thành những quy
luật và thay đổi tâm thế xã hội có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Những quy luật hình thành và thay đổi tâm thế xã hội.
a) Hiệu quả của định hướng xã hội:
Những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng phù hợp với tâm thế con người đối

với hiện tượng và giá trị nhất định thể hiện sự đánh giá chúng có khác nhau. Ví dụ
nhân cách N1 có vùng tâm thế dương đối với âm nhạc (+5) và có tâm thế (-3) đối với
bài báo nghiên cứu âm nhạc nào đó. Trong trường hợp này nhận được cách đánh giá
trong vị thế khác, ở bài báo nhân cách N2 có quan hệ âm tính đối với âm nhạc.
Về mặt tương phản con người đánh giá mình còn có khoảng cách lớn so với
hiện thực mà anh ta có. Trong một thời gian gần với sự kiện anh ta đánh giá tương
đồng hơn và xảy ra sự đồng hóa hiện thực sự kiện của giá trị tương phản và đồng hoá
cường độ thuộc tính cảm giác của sự vật trên cơ sở tâm thế nhất định đã tạo điều kiện
cho việc nghiên cứu những thuộc tính của tâm thế. Những quy luật này thể hiện rõ
trong hành động tâm thê xã hội.
Tương phản và đồng hóa đó là hiệu quả xuất hiện trong ý thức của nhân cách
dưới tác động của định hướng xã hội. Tương phản và đồng hóa là quy luật chức năng
hóa ý thức. Tâm thế tạo nên khả năng phản ánh thích hợp hiện tượng trong ý thức,
nhưng có thể dẫn đến sự sai lệch đối với tương phản và đồng hóa.
Quy luật này được vận dụng vào công tác tuyên truyền.
b) Quy luật, sự thay đổi định hướng xã hội:
Hiệu ứng “tương phản và đồng hóa” có quan hệ xã hội đối với sai lệch của ý thức
dưới ảnh hưởng của định hướng xã hội cần phải phân biệt với nhữn quy luật thay đổi
định hướng xã hội. Trên cơ sở của nghiên cứu thực nghệm ta thấy giá trị tương phản
không thường xuyên gây ra sự thay đổi định hướng xã hội của nhân cách trong khuynh
hướng độc lập.
Khi định hướng xã hội thay đổi và đi tới gần vị thế tác động,chúng ta gọi là “tâm
thế thích nghi”. Khi tâm thế thay đổi trong sự tác động đối lập khuynh hướng xảy ra
21


tâm thế. Trong trường hợp thứ 3 đôi khi sau giá trị tương phản của khách thể tâm thế
của nhân cách về mặt giá trị không thay đổi.
c) Tính bền vững của định hướng xã hội:
Qua nghiên cứu thực nghiệm người ta thấy rằng tâm thế xã hội chiếm một vùng

càng lớn trong bậc thang giá trị thì càng khó thay đổi chúng. Tâm thế của con người
khác biệt một vùng tâm thế càng lớn thì vùng đồng hóa hẹp và vùng tương phản càng
rộng. Vì vậy nhân cách nào đó ở con người có vùng tâm thế có ý nghĩa riêng do những
hiện tượng và giá trị đưa lại. Định hướng xã hội phù hợp đã chuyển vào “cái tôi” và sự
thay đổi định hướng này rất khó. Nếu định hướng xã hội chiếm một bậc thang vị trí
trung bình thì dễ dàng thay đổi tâm thế.
Sơ đồ sau đây chỉ mối quan hệ nhân cách bạn bè và mối quan hệ đối với giá trị.
Để thấy rõ mối quan hệ này ta hãy xét quy luật sau đây:
d) Quy luật hình thành và tác động của định hướng xã hội trong quá trình tác động lẫn
nhau giữa con người.
Sự thật khi một tâm thế nào thực hiện thì có nhu cầu hiện thực của con người và
xác định đối tượng phù hợp. Nhưng điều đó chỉ chiếm một vị trí nhỏ trong định hướng
xã hội của con người. Sự thật nhu cầu của con người đã bị biến đổi trong quá trình tác
động qua lại của xã hội. Nhữn nhu cầu sinh vật của con người (ăn, tự vệ, sinh lý) khác
xa với nhu cầu của động vật, bởi vì nhu cầu của con người có tính chất xã hội. Cái gì
có liên quan đến mục đích và nguyện vọng của con người thì cái đó có nguồn gốc xã
hội và trở thành hiện tượng xã hội. Trong tâm lý học, chúng ta biết rằng tâm thế của
con người trong mối quan hệ tác động qua lại quy định tâm thế xã hội của ngườ đó
mang những giá trị tương đối nhất định. Những công trình nghên cứu đã chứng minh
rằng hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng đến định hướng nhân cách không chỉ trong
trường hợp con người thực hiện một tâm thế tương ứng mà trong trường hợp có định
hướng đối lập. Điều này được thể hiện trong nghiên cứu các hiện tượng, thăng bằng.
Dựa trên thực nghiệm người ta cho rằng, con người chịu ảnh hưởng của nhóm trong
trường hợp khi ở họ hình thành tâm thế dương đối với nhóm. Nếu ở họ xuất hiện tâm
thế âm có khuynh hướng mất thăng bằng.
Quy luật hình thành giá trị dương và âm.
Nếu một người nào đó có quan hệ bình thường trung bình với nhóm bạn bè thì
anh ta dửng dưng với nhóm đó.
NC: Nhân cách
B: Nhóm bạn

GT: Gía trị
Nhân cách (NC) có tâm thế dương đối với bạn bè (B), và bạn bè qua quá trình tác
động qua lại với nhân cách (NC) có quan hệ dương đối với giá trị (GT). Trong trường
22


hợp này định hướng dương đối với giá trị được hình thành tâm thế một cách vô thức ở
nhân cách. Tương tự như vậy ở trong trường hợp 2, 3, 4.
6. Cấu trúc của nhân cách trong tâm lý học xã hội
Các nhà tâm lý học, khi đưa ra khái niệm về nhân cách đồng thời đã phác họa ra
một cấu trúc của nhân cách tương ứng với nó.
Theo Rievald, các hiện tượng tâm lý thực hiện các chức năng đa dạng trong hoạt
động như: chức năng kích thích, chức năng định hướng, chức năng kiểm tra, chức
năng đánh giá và chức năng điều khiển. Để hiểu cấu trúc nhân cách ông cho rằng:
Trước hết cần phải biết các động cơ hiện tại của nó. Khi xem xét sự khác nhau của
nhân cách, Rievald cho rằng, bản chất xã hội cho phép đưa các kiểu định hướng chính
của nhân cách. Những định hướng giá trị khác nhau đã tạo nên các kiểu loại nhân cách
khác nhau thể hiện bản chất xã hội khác nhau, các phẩm chất tâm lý khác nhau và các
quan điểm sống khác nhau. Ông còn cho rằng kiểu định hướng giá trị là đặc điểm tâm
lý xã hội chính của nhân cách.
Từ hướng khác, Aphanashev khẳng định: Tính cá nhân không chỉ có các đặc
điểm riêng tồn tại ở một con người, mà còn có cả những đặc điểm chung và các thuộc
tính của loài người.Từ đó, mỗi tính chất và cấu trúc của nhân cách nói chung cần được
tiếp tục phân tích theo 3 tham số: 1- Tính nhận thức hoặc mức độ định hướng; 2- Tính
tổ chức; 3- Năng lực (cường độ, sự căng thẳng, phạm vi thể hiện). Như vậy, nhân cách
phải được phân tích từ quan điểm về các đặc điểm của nhận thức, ý chí và cảm xúc. Sự
phân chia này tương tự như sự phân chia các hiện tượng tâm lý thành : Trí tuệ, tình
cảm và ý chí. Nhân cách còn được phân chia thành: Tính cách, khí chất, năng lực xã
hội. Các yếu tố hợp thành nhân cách thì được chia thành các yếu tố bên trong và các
yếu tố bên ngoài…

Một vấn đề đặt ra sau khi xem xét khái niệm nhân cách và cấu trúc của nhân cách
chính là dựa trên quá trình hình thành và phát triển của nhân cách. Nói cách khác, từ
một cá thể để trở thành một nhân cách cần phải trải qua một quá trình xã hội hóa cá
nhân, cá nhân tự phát triển cả về tâm lý và sinh lý trong mối quan hệ tương hỗ với môi
trương xung quanh, với các nhóm mà nó là thành viên. Đó chính là quá trình phát triển
và tự hoàn thiện nhân cách.
7. Phân loại nhân cách trong tâm lý học xã hội
7.1. Phân loại nhân cách theo định hướng giá trị xã hội của cá nhân
Gía trị xã hội của cá nhân là những thước đo sự đóng góp của các cá nhân đối với
xã hội. Mặt khác, sự đóng góp nhiều hay ít của cá nhân đối với xã hội sẽ làm nảy sinh
sự đánh giá ngược lai của xã hội đối với họ, thể hiện qua vai trò và vị trí của họ trong
xã hội. Chính nhờ vào quan hệ hai chiều giữa cá nhân với xã hội nói trên, giá trị xã hội
của cá nhân càng được củng cố. Đến khi nó ít nhiều mang tính bất biến thì nó sẽ chi
23


phối mọi nhu cầu và động cơ, xu hướng bộc lộ bản thân và cách tự khẳng định của các
cá nhân, từ đó hình thành các kiểu nhân cách khác nhau. Chúng ta chia chúng thành ba
dạng chính tùy vào mức độ đóng góp cho xã hội của các cá nhân như sau:
• Loại định hướng nhân cách sáng tạo.
Nhân cách sáng tạo là loại nhân cách mà con đường để khẳng định mình là thành
quả lao động đóng góp một cách có ý thức cho xã hội. Nhu cầu được lao động, được
sáng tao, là nhu cầu hàng đầu của nhân cách sáng tạo.
Bên cạnh sự hữu ích cho xã hội, để đánh giá một người có hay không có nhân
cách sáng tạo cần phải xem xét đến:
- Gía trị xã hội của động cơ đã thúc đẩy người ta hành động.
- Ở đây, xuất hiện một khái niệm về tính cách nhân đạo của nhân cách. Điều đó
thể hiện ra ở việc biết quan tâm đến các cá nhân khác và tôn trọng lợi ích cũng như
thành quả lao động của họ.
- Mặt khác, người khác sáng tạo thường được xã hội và mọi người xung quanh

đánh giá cao. Điều này giúp họ khẳng định vị trí và vai trò xã hội của mình.
Nói một cách ngắn gọn, một người có nhân cách sáng tạo là người bằng lao
động của mình đóng góp một cách có ý thức và hữu ích cho xã hội. Bên cạnh đó, ý
thức và động cơ hành động của anh ta phải mang những đặc điểm sau:
+ Luôn mong muốn mang toàn bộ sức lực và tâm trí của mình ra làm việc vì lợi
ích xã hội.
+Tôn trọng quyền lợi, sở thích và những nhu cấu củ những người lao động khác,
luôn mong muốn mang lại niềm vui cho họ và thực sự hài lòng khi đạt được điều này.
+Ý thức rằng công việc chung luôn quan trọng hơn lợi ích cá nhân.
+ Tự hào về những thành quả lao động của bản thân.
• Loại định hướng nhân cách hưởng thụ
Động cơ chính của loại nhân cách hưởng thụ là làm sao để thỏa mãn những nhu
cầu về tinh thần cũng như vật chất của cá nhân. Các hoạt động tích cực của loại nhân
cách này nếu không để thỏa mãn trực tiếp những nhu cầu thì cũng nhằm mục đích tích
lũy, phục vụ cho cá nhân mình.
Dựa vào phương tiện sống và hành vi của loại nhân cách này, có thể chia họ
thành hai loại nhân cách: Loại hưởng thụ tích cực, sống bằng chính lao động của mình
và loại hưởng thụ tiêu cực, ăn bám xã hội và những cá nhân khác.
Tuy rằng, đối với dạng người thứ nhất, sáng tạo chỉ là công cụ phục vụ cho mục
đích hưởng thụ, nhưng họ vẫn là những người mong muốn sống trung thực và đòi hỏi
lao động. Xét về phương diện xã hội, họ vẫn mang lợi ích cho xã hội bằng chính lao
động của mình. Như vậy, ở mỗi một môi trương lành mạnh, khi chịu sự tác động của
xã hội và những cá nhân khác theo chiều hướng tích cực, họ có thể trở thành những
24


nhân cách sáng tạo – lấy việc đem lợi ích cho xã hội làm động cơ chính. Tuy nhiên,
nếu như trong xu hướng cá nhân của họ, xu hướng ích kỷ thắng thế, thì họ lại trở thành
vô cùng nguy hiểm vì họ có thể làm bất cứ điều gì để phục vụ cho bản thân mình. Khi
đó họ có thể trở thành những kẻ phá hoại.

Thứ hai, loại nhân cách hưởng thụ bằng ăn bám luôn đạt được sự hưởng thụ lớn
nhất từ lao động của người khác. Đối với loại nhân cách nào, dù ăn bám theo cách bị
động – “chờ sung rụng” hay theo cách năng động – bằng cách mánh khóe, toan tính,
cũng đều gây ra những thiệt hại cho xã hội, cho dù mục đích của loại người này không
phải là phá hoại, nhưng xét về mặt hành vi họ cũng không khác những kẻ phá hoại.
Những kẻ năng động thường có âm mưu, thủ đoạn rất tinh vi, đòi hỏi nhiều sức lực,
những hiểu biết về pháp luật, về xã hội, về tâm lý con người,... Việc phân biệt họ với
nhân cách sáng tạo phải xét đến lòng nhân ái và động cơ hành động của họ. Những
người này thường cản trở công việc cũng như thành công của mọi người khác để nâng
mình lên, thậm chí ăn cắp sáng tạo của những người khác gây ra những thiệt hại cho
mọi người xung quanh cả vật chất và tinh thần, ảnh hưởng đến đời sống lành mạnh của
xã hội.
Để hạn chế những tác hại của loại nhân cách hưởng thụ, trước hết cần phải nhận
biết được họ, tiếp đến là giáo dục cho họ lòng nhân ái, ý thức lao động và lòng tự hào
về thành quả lao động của chính bản thân mình.
• Loại định hướng nhân cách phá hoại
Loại này lấy việc phá hoại những giá trị xã hội, những thành quả lao động của
người khác làm mục đích sống cho bản thân của mình. Loại nhân cách này thường
cũng rất chịu khó, thích làm việc, nhưng mục đích của họ là nhằm phá hoại chứ không
phải xây dựng. Niềm vui và sự thỏa mãn nhu cầu của họ đạt được khi họ phá hoại
thành công. Đặc trưng của họ là lòng căm thù và sự ác cảm đối với mọi giá trị xã hội,
mọi quy ước xã hội và mọi con người trong xã hội nói chung. Đây là những cá nhân
cực kỳ nguy hiểm cho xã hội bởi tính chất cực đoan của họ: Những kẻ ôm bom lao vào
người khác chỉ để thỏa mãn thú tính giết người của mình… Bên cạnh đó cũng có
những kẻ thực hiện âm mưu phá hoại bằng những kế hoạch tinh vi trên phạm vi rộng
lớn hơn như những kẻ cầm đầu các đảng phái chống đối lẫn nhau… Ví dụ như những
tên thủ lĩnh phát xít hoặc những đảng phái tương tự. Lịch sử đã ghi lại rất rõ những sự
phá huỷ và tội ác của chúng đối với nhân loại.
Nghiên cứu những kẻ thuộc loại nhân cách phá hoại, phần lớn những cá nhân này
có tuổi thơ bị ngược đãi, bị lạm dụng, bị bỏ rơi hoặc phải sống trong các gia đình

không hạnh phúc. Thực tế cho thấy xu hướng phá hoại cũng bộc lộ sớm. Vì vậy, cần
sớm nhận ra để đề phòng và ngăn chặn các hành vi phá hoại bằng sự quan tâm, chăm
sóc chu đáo, những tác động giáo dục hợp lý, đồng thời cũng cần giữ gìn văn hóa gia
25


×