Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Từ cái nhìn của lý quang diệu nếu có vị trí số một ở đông nam á thì đó phải là việt nam mới xứng đáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.77 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ

KINH TẾ PHÁT TRIỂN NÂNG CAO

Từ cái nhìn của Lý Quang Diệu “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó
phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên,
con người việt nam không thể xếp sau một nước nào trong khu vực” và định
hướng phát triển kinh tế.


Từ cái nhìn của Lý Quang Diệu “Nếu có vị trí số một ở Đông nam Á thì đó
phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên,
con người việt nam không thể xếp sau một nước nào trong khu vực” và định
hướng phát triển kinh tế.
MỞ ĐẦU
Giới thiệu: Trong hơn 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, cựu
Thủ tướng quá cố Lý Quang Diệu đã từng nhiều lần đến Việt Nam. Lần đầu tiên
vào tháng 4/1992, thăm Hà Nội, TP.HCM và Đồng Nai, trò chuyện thân mật cả
ngày với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tiếp xúc với Tổng bí thư Đỗ Mười, cựu Thủ
tướng Phạm Văn Đồng, cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh... Sau đó, ông liên tục
trở lại Việt Nam vào tháng 11/1993, 3/1995, và 11/1997... Đặc biệt, trong chuyến
thăm Việt Nam vào năm 2007 của ông Lý Quang Diệu đã để lại nhiều ấn tượng
đặc biệt về tình hữu nghị giữa hai nước.
Ông dự đoán, Việt Nam trong 5 năm tới sẽ bắt kịp tốc độ của các nước
trong khu vực. Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh như Singapore, Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, Australia, và New Zealand. Việt Nam đã mất nhiều thời gian, bỏ
lỡ một số cơ hội. Bây giờ, Việt Nam phải bù đắp cho cơ hội đã mất đó, "cần bù
đắp và tiến kịp". Ông còn nhấn mạnh rằng “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á
thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người, Việt


Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”. Vậy hiện tại chúng ta đã có
những gì và chưa được những gì? Liệu chúng ta có đi đúng định hướng chưa ?
Và chúng ta cần làm những gì cho chặn đường tương lai, mà nền kinh tế phía
trước dự báo có nhiều biến động của các nước siêu cường kinh tế và sự phụ
thuộc của các nước đang phát triển như Việt Nam vào vòng xoáy đó.
Bài viết nhìn nhận từ thời kỳ mở cửa cho đến hướng phát triển tăng trưởng
kinh tế, bài viết sử dụng phương pháp lịch sử, định tính trên cơ sở phân tích, so
sánh.
Từ khóa: Kinh tế Việt Nam, thời kỳ đổi mới, Lý Quang Diệu, cải cách.


1. Chiến lược thời mở cửa
Năm 1858 khi quân đội Pháp nổ những phát súng đầu tiên. Xâm chiếm Việt Nam
thì Vua Tự Đức lo lắng kinh hãi vẫn chưa biết đối phó thế nào trước kẻ thù. Thì
cũng trong khoảng thời gian ấy năm 1854 một đất nước xa xôi cách chúng ta vài
ngàn dặm ở phía bắc cùng chịu ảnh hưởng về văn hóa tương tự như Việt Nam,
đồng thời cũng đang rơi vào sự dòm ngó từ các nước phương Tây xâm lược đó
chính là Nhật Bản nơi mà có Nhật hoàng Minh Trị với tầm nhìn của mình là phải
“mở cửa” mới có thể ngang hàng về phát triển khoa học, quân sự , kinh tế. Quả
thật, lịch sử đã chứng minh tài năng của ông chưa đầy 40 năm sau, hạm đội của
Ông đã đánh tan tác hạm đội hùng mạnh của Nga. Điều gì, đã làm nên sự khác
biệt giữa hai nước khi có cùng chung xuất phát điểm, có phải chăng đó chính là
sự sợ hãi, thiển cận là tự mãn của cái cũ mà không có sự khao khát của cái mới?
Bước vào những năm cuối thế kỉ XX khi mà cuộc chơi chinh phục làm chủ
thị trường không còn là quân sự đạn pháo nữa mà nó là cuộc chiến kinh tế không
súng nổ đạn bay, không máu đổ. Nhưng đó là cuộc chiến sống còn mang tính
toàn cầu, một trong những điểm nóng đó chính là khu vực Châu Á Thái Bình
Dương. Và chúng ta năm giữa điểm nóng đó. Điều may mắn là chúng ta không di
theo vết xe cũ, chúng ta đã “Mở” cửa. Đi cùng với nó là hàng trăm, hàng ngàn
câu hỏi được đặt ra. Cuối cùng nên bắt đầu từ đâu? Thu hút ngoại lực để bồi

dưỡng nội lực, tạo ra lợi thế biến thách thức thành cơ hội là hai thành tố quan
trọng trên con đường hội nhập.
Con đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam không bằng phẳng, trải
qua những khó khăn thăng trầm rồi dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Điển hình
1985 cuộc cải cách Giá – Lương – Tiền làm cho nền kinh tế kiệt quệ, nhưng việc
bãi bỏ ngăn sông cấm chợ cho phép kinh tế tư nhân mở rộng và phát triển là một
liều thuốc hồi sinh cho các hoạt động kinh tế. Đến năm 1988, hậu quả quá trình
mất cân đối kinh tế vĩ mô mãn tính khiến nền kinh tế lại lâm vào một thời kì lạm
phát suy thoái tồi tệ, đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đổ bể
tín dụng đồng loạt vào những năm 1990-1991. Đó là những vấp ngã mang tính


chủ quan duy ý chí và điều ngạc nhiên mỗi lần thất bại thì nền kinh tế của Việt
Nam lại lớn hơn và mạnh hơn.
Nếu có thể tổng kết điều gì đã làm nên sự kỳ diệu của nền kinh tế Việt
Nam thì chỉ bằng một chữ thôi, bạn sẽ chọn chữ nào? Riêng đối với tôi, đó là chữ
“Mở”. Giống như chữ “Hỏa” mà Gia Cát Lượng và Chu Du đã chọn lựa trong
trận Xích Bích đánh tan Tào Tháo. Có những lĩnh vực kinh tế mà chữ Mở đã làm
nên những điều kì diệu như chiếc đũa thần. Cuộc cải cách ngân hàng 1989-1990,
kể từ ngày ban hành hai pháp lệnh ngân hàng 1990, hệ thống ngân hàng mới đã
không ngừng phát triển cả về lượng và chất. Nó đã giúp chúng ta bước qua cơn
khủng hoảng và chính hệ thống này thực hiện kỳ tích đẩy tốc độ phát triển GDP
trong ba năm liền lên trên 8% năm, gấp đôi tốc độ tăng trưởng những năm trước
đó.
Cánh cửa mở của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng cho khu vực
kinh tế tư nhân. Sau những trục trặc của hệ thống hợp tác tín dụng non trẻ và
thiếu kinh nghiệm. Nhờ chính sách Mở của nhà nước và sự phát triển của ngân
hàng thương mại, từ năm 1993, kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh cả về số
lượng lẫn chất lượng. Tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế tư
nhân từ 6% lên trên 11%. Riêng năm 2008, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

đóng góp vào GDP gần 47%; trong đó có phần đóng góp quan trọng của kinh tế
tư nhân và từ một số địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Bên cạnh đó
hoạt động ngoại thương và đầu tư nước ngoài có một vị trí quan trọng ngày càng
lớn trong tiến trình và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Cho đến nay
theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, đã có 9500 dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn 98 tỷ
đô.
Nhưng hội nhập kinh tế đòi hỏi nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi điều kì
diệu đã đi qua, chúng ta phải đương đầu với những khó khăn mới. Ngoại thương
tuy phát triển mạnh, nhưng vấn nạn nhập siêu kéo dài đang là một bài toán khó
trong nổ lực phục hồi các cân đối vĩ mô. Sự lựa chọn giữa lạm phát và tăng
trưởng vẫn là một sự lựa chọn đầy khó khăn, và mục tiêu tăng trưởng trong ổn


định vẫn còn là sứ mệnh bất khả thi của chính sách tiền tệ quốc gia. Và trên hết,
hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tăng nhanh hệ số ICOR,
từ con số 2,5 năm 1989 tăng lên 8,5 năm 2009 và hiện nay 6,82 năm 2015.
Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo rằng Việt Nam không nên trông cậy
vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và chưa biết khi nào phục hồi mà
nên quan tâm khơi dậy đồng vốn trong nước. Thật sự đáng lo ngại, khi mà đồng
vốn là vấn đè cốt lõi cho nền kinh tế, chúng ta cần phát huy của nội lực kinh tế
bao gồm nhiều yếu tố: lao động, tài nguyên, đất đai, kỹ thuật, công nghệ…và
trong đó đồng vốn có vai trò quan trọng nhất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được
quyết định bởi khối lượng đồng vốn được tích lũy của nền kinh tế và được đưa
vào đầu tư. Nền kinh tế muốn huy động đồng vốn từ bên trong cần phải phá vỡ
những tắc nghẽn đang là nguyên nhân khiến nó bị bất động, không sinh sôi sôi
nảy nỡ được đưa vào dòng chảy của đầu tư.
Tại một nước nông nghiệp như Việt Nam, tâm lý trữ vàng là phổ biến như
cất trữ trong két sắt, chôn giấu dưới nền nhà là cực kì nguy hiểm và có tác hại
đến nền kinh tế và nó là trở ngại đầu tiên cần vượt qua mà người dân đang thực
hành tiết kiệm. Nếu chúng ta có thể đưa được phân nữa số đó vào hệ thống ngân

hàn, nguồn vốn có sẵn để phục vụ cho sự vận hành thường nhật của nền kinh tế
sẽ gia tăng bội phần, và nếu nguồn vốn được huy động ngày càng lớn với một giá
phí thấp, sẽ rất thuận lợi cho việc giảm lãi suất ngân hàng với kết quả mang lại là
giúp tang trưởng tín dụng và đầu tư trong nước. Nhu cầu vốn, cũng chính là bài
thuốc cho doanh nghiệp tư nhân. Chúng ta không thể nói phát huy ngoại lực nếu
các doanh nghiệp trong nước muốn phát triển sản xuất lại không nhận được
những nguồn tài trợ trung và dài hạn cho dự án của mình. Mặt khác, yêu cầu phát
huy nội lực còn có một đòi hỏi rất cấp bách là làm tan băng các khoản nợ tín
dụng quá hạn và khó đòi. Trong cơn sốt đầu tư phát triển sản xuất, bất động sản
thì số vốn tín dụng đã chết cứng trong hàng ngàn căn nhà, kho, xưởng
máy...Những khoản nợ này cần được làm sống dậy, bằng cách tạo cho chúng tính
lưu động cần thiết qua những công cụ nợ. Nhưng trước hết và quan trọng nhất là
các biện pháp kích thích sự luân chuyển các tài sản đó.


Theo K. Marx mọi sự vật luôn vận động và phát triển, điều này đúng
không chỉ trong triết học mà còn cả ngay định luật cho xã hội và kinh tế học. Nền
kinhh tế tăng trưởng nhanh khi nào các hoạt đọng kinh tế vận hành thông suốt,
không trở ngại. Giá trị của các loại tài sản, hàng hóa trong nền kinh tế được gia
tăng chính là nhờ sự vân động của các loại tài sản, hàng hóa đó. Do vậy, muốn
phát huy nội lực kinh tế đất nước, trước hết cần phải khai thông dòng chảy cho
các yếu tố nội lực.
Từ khi đất nước thống nhất đến nay chúng ta có quá nhiều vấn đề cần giải
quyết nhưng yếu tố nội sinh là hòa giải, hòa hợp dân tộc vẫn chỉ là một điều mơ
ước. Nhưng giờ đây, khi đối mặt với sự xâm phạm bờ cõi từ Biển Đông, cơ may
hòa giải hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc lại xuất hiện. Hàng chục triệu trái tim
người Việt đang hướng về một mục tiêu chung và bảo vệ tổ quốc chủ quyền
thiêng liêng của dân tộc. Bây giờ chúng ta có dân số đứng thứ 14 trên thế giới,
một lãnh thổ dài hàng ngàn dặm và một thềm lục địa trù phú. Chúng ta không
còn là một nước nhỏ và càng không thể là một quốc gia yếu hèn. Khi cơ may cho

một sự đoàn kết vĩ đại, một sự đồng tầm hiệp lực của trên 90 triệu người Việt của
một nước Việt thống nhất đang xuất hiện, cơ may ấy không thê bỏ lỡ. Đó là cơ
hội ngàn năm có một cho dân tộc Việt. Đó là cơ hôi để Việt Nam trở thành một
quốc gia hùng cường, có một chỗ đứng xứng đáng trên thế giới này. Hãy nhìn
vào Singpore của Lý Quang Diệu nếu không có sự đoàn kết, ý chí từ người dân
nước này thì Lý Quang Diệu có tài giỏi cách mấy cũng chỉ là phí sức, càng không
thể biến một đầm lầy Đông Nam Á thành Singpore của ngày nay.

2. Xây dựng cơ chế thị trường và quản lý nhà nước định hướng XHCN
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: “Có thể còn khá sớm khi nói đến những
đóng góp về lý luận và thực tiễn của Việt Nam để khẳng định một mô hình phát
triển kinh tế của nhân loại. Nhưng cùng với thực tiễn sinh động của gần 30 năm
đổi mới, những hiểu biết và sự trải nghiệm phương thức vận hành của nền kinh
tế thị trường đã cho thấy những sự phát triển về lý luận của nước ta về kinh tế thị


trường định hướng XHCN ngày càng sâu sắc hơn và được khẳng định”. Quả thật
như vậy, chúng ta đã có những thành tích kinh tế đáng nể khi nền kinh tế mới bắt
đầu chuyển sang cơ chế thị trường. Tuy vây, chúng ta chỉ mới có một thị trường
sản phẩm tương đối phát triển, còn thị trường các yếu tố sản xuất như đất đai, lao
động, tiền vốn, vẫn còn ở mức sơ cấp.
Phát triển hoàn chỉnh cơ chế thị trường không chỉ ở chỗ thiết lập về mặt
hình thức, các loại thị trường, mà quan trọng hơn, còn là phát huy tốt những đặc
tính căn bản của nó. Thứ nhất là tính lưu chuyển, yếu tố cần thiết cho sự vận
hành thông suốt của thị trường. Một thị trường chỉ hoạt động tốt khi nào sản
phẩm của nó được lưu thông không trở ngại từ người sản xuất cho đến người tiêu
dùng, từ người bán cho đến người mua. Từ đó, sản phẩm sẽ đạt đến mức tối ưu
“thuận mua vừa bán”. Tại đây thấy được vai trò ccủa Nhà nước cho những ngày
đổi mới bãi bỏ cấm chợ ngăn sông mà thị trường nông phẩm mới thực sự hình
thành, kích thích sản xuất nông nghiệp, biến Việt Nam từ nước nhập khẩu gạo

thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó thì còn những thị
trường đang khuất tất như thị trường đất đai, tuy có vẻ ì xèo ban đầu nhưng càng
về sau thì đâu lại vào đấy, không đề cập đến các vấn đề biến động của thị trường
mà là do quyền sở hữu đất đai của công dân chưa thực sự rõ ràng, dẫn đến các
thủ tục phiền hà hành chính, phức tạp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất
của người dân. Thị trường vốn trên thực tế đã xuất hiện nhưng mới ở giai đoạn sơ
cấp, các sản phẩm của thị trường này (cổ phiếu, trái phiếu) chưa được trao đổi
mua bán dễ dàng vì chưa có thị trường chứng khoán thứ cấp. Không thể phát
triển được thị trường nếu không có sự lưu chuyển các sản phẩm, và ngược lại.
Đăc tính thứ hai là tính cạnh tranh. Chính nhờ sự cạnh tranh nhiều người bán và
giữa nhiều người mua mà chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, mức
giá ngày càng giảm thấp. Sự cạnh tranh đòi hỏi một sân chơi ngang bằng và một
luật chơi công bằng, trong đó người bán và người mua đều được đối xử bình
đẳng trong quan hệ mua bán. Thực tế đã kiểm nghiệm điều đó. Một hệ thống
ngân hàn thương mại với nhiều ngân hàng hoạt động cạnh tranh nhau khiến ngày
hôm nay khách hàng được phục vụ tốt hơn trước đấy rất nhiều, nhân viên ngân


hàng được đào tạo tốt hơn, phong cách hoạt động chuyên nghiệp hơn, kỹ thuật
nghiệp vụ được nâng cao hơn.
Tuy nhiên, xây dựng một sân chơi ngang bằng và một luât chơi công bằng
để tiến tới một cơ chế thị trường hoàn chỉnh không phải là một tiến trình dễ dàng.
Những ưu đãi, đặc quyền và độc quyền đang dành cho khu vực kinh tế quốc
doanh bãi bỏ, bù biết rằng việc bãi bỏ các ưu quyền đó có lợi trước hết cho chính
xí nghiệp quốc doanh và càng có lợi hơn cho nền kinh tế. Các xí nghiệp được gọi
là chủ đạo này cần phải trải qua thời kỳ tập sự cạnh tranh trong nước trước khi có
thể tham gia vào đấu trường quốc tế. Hơn nữa, dành đăc quyền đặc lợi cho các xí
nghiệp quốc doanh sẽ dẫn đến việc dành đặc quyền cho các nhà đầu tư nước
ngoài đang tìm kiếm lợi thế trong liên doanh với họ. Đó không phải là con đường
đi đến một sân chơi ngang bằng, mà là nguyện vọng chung của các thành phàn

kinh tế khác trong nước khi sắp phải tham gia vào trò chơi thị trường toàn cầu.
Chúng ta lẽ ra có thể đưa nền kinh tế tiến nhanh hơn trên con đường thị
trường hóa nếu nhận thức rằng cơ chế thị trường chỉ là một công cụ vận hành nền
kinh tế tót hơn các mô hình khác. Cơ chế thị trường không phải là con đẻ của
người Mỹ, cũng như kinhtees chỉ huy không phải là độc quyền của người Nga.
Thị trường xuất hiện trước Adam Smith rất lâu và thậm chí chủ nghĩa tư bản Mỹ
từng đe dọa hủy diệt cơ chế thị trường ở Mỹ bằng quá trình tập trung tư bản độc
quyền nếu không bị hạn chế bởi đạo luật chống tổ hợp nổi tiếng. Điều này cho
thấy ngay chính ở Mỹ, nơi mà tự do kinh tế không ngừng được đề cao, người ta
cũng không ngần ngại sử dụng vai trò quản lý của Nhà nước để điều chỉnh những
trục trặc, lệch lạc trong quá trình phát triển của thị trường do các thành viên thiếu
tôn trọng luật chơi vì lợi ích riêng của họ.
Vấn đề là không nên xem xét cơ chế thị trường và vai trò quản lý của Nhà
nước là hai mặt đối nghịch. Quản lý nhà nước không phải nhằm hạn chế hay tiêu
diệt cơ chế thị trường mà nhằm tạo điều kiện cho sự vận hành thông suốt, phát
huy những mặt mạnh, những tác dụng tích cực của nó đối với nền kinh tế để rồi
sau đó, thực hiện việc tái phân phối hợp lý hợp lý các thành quả kinh tế mà nó


mang lại, vì mục tiêu công bằng xã hội. Trong thời đại cạnh tranh trên phạm vi
toàn cầu như hiện nay, Nhà nước phải tự xác định vai trò của mình là tác nhân
kích thích tăng trưởng kinh tế. Quản lý nhà nước phải nhằm tạo ra động lực cho
phát triển, đồng thời điều hòa các lợi ích kinh tế xã hội mà không làm mất đi các
động lực đó. Muốn hái được quả ngon, người trồng cây phải chịu khó bón phân,
tưới nước, tỉa lá, bắt sâu…
Cơ chế thị trường có quy luật vận hành của nó. Nếu quy luật đó được các
bên tham gia trò chơi tôn trọng, thị trường sẽ hoạt động tốt và có lợi cho mọi
người, ngược lại, nó sẽ bị trục trặc và có thể trở thành một trò chơi mà tổng là
một số âm., có nghĩa tất cả mọi người tham gia đều bị thiệt hại dù it hay nhiều.
Nhưng người ta ít khi sẵn sàng tôn trọng quy luật vận động của thị trường, người

ta chỉ tôn trọng luật pháp vì tính cưỡng chế của pháp luật. Muốn thi trường được
hoạt động tốt, luật pháp phải quy định sự tôn trọng quy luật thị trường. Bằng
không, sẽ là một điều cức kì nguy hiểm nếu chơi trò chơi thị trường mà không có
luật chơi còn người chơi thì không biết và không tôn trọng luật chơi. Nhìn lại lịch
sử cải cách kinh tế ở các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu đã đem lại sự thất
vọng cho công chúng, đưa xã hội rơi vào chia rẽ và bất ổn triền miên. Bản chất
của sự bất ổn đó liên miên quan đến việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị
trường và hiệu lực của nhà nước pháp quyền. Vai trò của nhà nước pháp quyền
và chức năng điều tiết khá quan trọng đối với sự vận hành của kinh tế thị trường.
“ Tuy nhiên phải nhìn nhận rằng, việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN –
theo như đánh giá tại Đại hội Đảng lần thứ XI, chưa theo kịp yêu cầu phát triển
kinh tế và quản lý đất nước. Bên cạnh đó, công tác phòng chống tham nhũng,
lãng phí vẫn còn nghiêm trọng và những biểu hiện tinh vi, phức tạp chưa được
ngăn chặn, đẩy ùi, gây bức xúc xã hội”. Cần đánh giá lại vai trò chủ dạo của kinh
tế nhà nước, tự làm khó trong quan hệ kinh tế quóc tế và sự công nhận Việt Nam
là nền kinh tế thị trường. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN đó
là một nền kinh tế thị trường hiện đại, có nhiều khu vực vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý, điều tiết của nhà nước.


Kinh tế thị trường đã chứng tỏ sức sống tiềm tàng và những khả năng thích
ứng với nhiều biến thể khác nhau. Vì vậy, cần nhận tức đúng xác định các rủi ro
của kinh tế thị trường mang đến như khủng hoảng, suy thoái. Sức tăng trưởng
cao, đồng thời nguy cư khủng hoảng và suy thoái lớn là những đặc tính cố hữu
của kinh tế thị trường, chỉ trong điều kiện xác định đúng đắn định hướng phát
triển của nó, giải quyết tốt mối quan hệ định hướng XHCN và kinh tế thị trường
thì mới có thể thực hiện được những mục tiêu đặt ra.
3. Định hướng phát triển.
Đã có nhiều dự báo khác nhau đều tiên đoán tốc đọ tăng trưởng trong
những năm sắp tới của Việt Nam sẽ trên 8%/ năm. Tuy nhiên cũng không ít

những cảnh báo. Con thuyền kinh tế Việt Nam cần được hoàn chỉnh và củng cố
để chuẩn bị vượt biển lớn ra khơi. Củng cố và hoàn chỉnh con thuyền cần những
cải cách. Các chuong trình cải cách không hề thiếu trong chiến ược phát triển của
chúng ta. Một cách công khai, chúng ta cũng tỏ ra không hề thiếu quyết tâm cải
cách. Trong nhiều thập niên, cải cách tiếp nối cải cách, nhiều kết quả đáng khích
lệ nhưng trên thực tế, chúng đã không đạt đến những thành công như mong đợi.
Song với mong muốn của cộng đồng dân tộc, chúng ta đã tiến quá chậm trên con
đường hướng đến thịnh vượng. Chúng ta đi chậm vì chưa xây dựng được một
nền kinh tế có chi phí thấp và hiệu quả cao.
Cải cách hành chính chưa thể nói là thành công trong mục tiêu biến bộ
máy hành chính thành một lực đẩy, đưa chi phí hành chính xuống thấp, tuy rằng
thủ tục hành chính ngày nay có bớt phức tạp hơn và nhanh chóng hơn. Nhưng nó
không đủ đơn giản và nhanh chóng để giúp doanh nghiệp Việt Nam tang cường
sức mạnh cạnh tranh và sớm bắt kịp các đồng nghiệp của họ ngay trong ASEAN.
Để thành công, cải cách hành chính không thể được quan niệm chỉ là một bài
toán kỹ thuật một dấu hay một cửa. Cải các hành chính phải là một bài toán về
thay đổi tư duy, từ thái đọ hành xử quyền lực sang thi hành trách nhiệm, từ mục
tiêu quản lý sang mục tiêu hỗ trợ, từ chức năng ngăn chặn sang chức năng thúc
đẩy, từ đối kháng lợi ích sang hợp nhất lợi ích. Bộ máy nhà nước là chân ga của


nền kinh tế, không phải là chân thắng. Người đân và doanh nghiệp không cần đến
mức công chức là đầy tớ của nhân dân như khẩu hiệu đã nằm lòng, họ chỉ cần
công chức là những nhà kỹ trị chuyên nghiệp có tinh thần trách nhiệm cao, hiểu
rằng họ là những công dân đã nộp thuế cho Nhà nước và cần được đối xử xứng
đáng. Cải cách hành chính đòi hỏi một ý chí chính trị mạnh mẽ, một quyết tâm
cao của những nhà lãnh đạo đất nước vì lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Cải
cách hành chính thành công sẽ tạo ra môi trường hấp dẫ đầu tư, cả trong lẫn
ngoài nước. Đầu tư hiệu quả sẽ đẩy nhanh tốc đọ tăng trưởng.
Hiệu quả đầu tư không chỉ là kết quả của đổi mới quá trình công nghệ và

tăng năng suất lao động. Nó còn là hệ quả của việc tiết kiệm và sử dụng tốt hơn
các yếu tố sản xuất: đồng vốn, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và trong
lâu dài, môi trường sống. Tất cả những điều đó quyết định chỉ số ICOR của đầu
tư, một chỉ số rất tương đối.
Nếu hệ thống ngân hàng nước ta chỉ có thể cung cấp ddoongwf vốn tín
dụng với giá cao hơn trong tương quan so sánh với một hệ thống khác, nó sẽ
không hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp nước ta làm ra và bán được sản phẩm của
họ trên một thị trường đầy cạnh tranh, dù đó là thị trường quốc tế hay quốc nội
Nhung cung cấp được đồng vốn giá thấp không phải là vấn đề duy nhất, hệ thống
ngân hàng Việt Nam còn phải đưa được đồng vốn đó vào tay những doanh
nghiệp sử dụng chúng với hiệu quả cao hơn, những doanh nghiệp trong khu vực
tư doanh. Các nhà phân tích đều đánh cao việc Việt Nam thúc đẩy nhanh chương
trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong mục tiêu cấu trúc lại khu vực
kinh tế quốc doanh. Kinh nghiệm taih nhiều nước chứng minh rằng các doanh
nghiệp tư nhân thường hoạt động hiệu quả hơn, ít lãng phí hơn và nhạy bén hơn
cac đòi hỏi cấp bách của thị trường so với các xí nghiệp Nhà nước.
Tuy bài toán về nguồn nhân lực mới chính là bài toán then chốt quyết định
năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam đồng thời quyết định độ bền và
chất lượng của tăng trưởng. Chúng ta đang đối mặt với hai bài toán khó về nhân
lực. Một là tình trạng thiêu nhân lực chuyên môn để phát triển các ngành công


nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, quản lý, tiếp
thị…Hai là tình trạng thừa lao động giản đơn tại nông thôn và vùng vem đo thị.
David Koh, trong bài viết nhan đề “Việt Nam cần có lộ trình bay riêng” trên tạp
chí kinh tế Viễn Đong tháng 12/2006 nhận định: “Mặc dù tỷ lện biết chữ lên đến
90% dân số, chất lượng giáo dục Việt Nam – ngay cả ở trình độ cơ bản – vẫn còn
nhiều điều cần mong đợi”. Điều này cho thấy nguồn nhân lực sắp tới sẽ không
đáp ứng được yêu cầu của tăng trưởng kinh tế và dự thảo Việt Nam sẽ phải sớm
nhập khẩu lao động chuyên môn không phải là không có cơ sở. Một kịch bản

nghịch lý rất có thể xảy ra là trong khi phải nhập khẩu lao động, tỷ lệ lao động
không có công ă việc làm ổn định trong nước lại sẽ tăng. Sự chênh lệch giàu
nghèo giữa thành thị và nông thôn sẽ ngày càn mở rộng và điều đó chắc chắn ảnh
hưởng đến chất lượng của tăng trưởng và công bằng xã hội. Nền giáo dục nước ta
đã có những bước phát triển chậm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa vì thế
ngay bây giờ, nếu không sẽ quá muộn, phải thực hiện một chương trình giáo dục
và đào tạo phổ cập đến tối thiểu là hết cấp II cho khu vực nông nghiệp và nông
thôn nhằm tạo điều kiện cho việc chuyển dịch suôn sẻ và lành mạnh sô đông lao
động dư thừa từ nông thôn ra thành thị, nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát
triển ổn định lâu dài của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Không có hệ thống
giáo dục và đào tạo miễn phí có tính chất cưỡng bách, trẻ thơ vùng nông thôn sẽ
bỏ học. Điều gì sẽ xảy ra với chúng sau 10, 20 năm?
Một hệ thống phúc lợi xã hội bao gồm bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp
và hưu bổng cũng cần được phủ sóng từ đo thị đến nông thôn. Trước đây , chúng
ta không có khái niệm gắn liền với nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân với
quyền lợi được lĩnh hưu bổng khi về già. Đó là một trong nhiều lý do khiesn
người dân né tránh đóng thuế thu nhập cá nhân và các nhà làm luật phải nâng
mức lương chịu thuế lên cao cùng nhiều khoản chước giảm khác. Nhưng nếu
nguyên tắc gắn nghĩa vụ thuế với quyền lợi được hưởng hưu bổng được áp dụng,
không những doanh nhân, người lao động ở thành thị sẵn sàng nộp thuế thu nhập
cá nhân ở mức chịu thuế thấp mà cả người nông dân ở nông thôn cũng sẽ tranh
nhau thực hiện nghĩa vụ thuế. Trợ cấp thất nghiệp có thể là gánh nặng cho ngân


sách nhưng sẽ trở thành động lực thúc đẩy việc thực thi các biện pháp tạo công
ăn việc làm. Khi hệ thống phúc lợi đảm bảo công bằng xã hội được triển khai,
cuộc sống của cộng đồng sẽ trở nên an toàn hơn, người dân sẽ có một cái nhìn lạc
quan hơn về tương lai, điều này sẽ khuyến khích tiêu dùng hiện tại và là động lực
cho tăng trưởng kinh tế trong lâu dài.
Cải cách hành chính, cải cách giáo dục, cải cách hệ thống ngân hàng, cải

cách khu vực kinh tế quốc doanh, cải cách thuế khóa, cải cách tiền lương công
chức, caricasch tư pháp…, xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội, xây dựng cơ sở hạ
tầng, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất…đều là những chương trình cải
cách, xây dựng mà đất nước đã tiến hành, gần như liên tục, trong nhiều năm nay.
Thành tích của Việt Nam trong hơn thập niên qua chính là kết quả có được từ
những chương trình cải cách đó. Tuy nhiên, đó là thời kỳ chúng ta tự chạy một
mình, khi áp lực hội nhập thị trường thế giới còn có thể được che chắn bởi những
rào cản thuế quan, bởi hạn ngạch và các chính bảo hộ công nghiệp nội địa. Chẳng
hạn, dù cho chương trình cổ phần hóa có diễn ra chậm, nhiều doanh nghiệp Nhà
nước làm ăn không hiệu quả vẫn tồn tại nhờ các chính sách ưu đãi và sự bao cấp
hào phóng của Nhà nước và nhân dân. Sau hội nhập, sự bao cấp đó phải chấm
dứt, không phải vì chúng ta không còn khả năng bao cấp, nhưng chúng ta chấm
dứt bao cấp vì cả nền kinh tế của chúng ta phải cạnh tranh quyết liệt với nước
ngoài để tồn tại và phát triển. Toàn thể cộng đồng dân tộc có trách nhiệm sử dụng
tài nguyên, đồng vốn và cong người tốt hơn, hiệu quả tót hơn, tiết kiệm hơn. Việt
Nam sau hội nhập cần phải cải cách mạnh mẽ hơn, nhanh hơn, với chất lượng
cao hơn, hướng tới việc xây dựng một nền kinh tế có chi phí thấp, hiệu quả cao,
năng suất cao và một môi trường sống xanh hơn, sạch hơn.
Đó chính là cơ sở để thực hiện hóa câu nói của Ông Lý Quang Diệu: “Nếu
có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam. Bởi so sánh về địa chính
trị, tài nguyên, con người, Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Và đó cũng chính là con đường duy nhất để Việt Nam vươn tầm thế giới.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả: Kinh tế Việt Nam 30 đổi mới và phát triển – Trường Đại học
Kinh tế - Luật Khoa. NXB Đại học Quốc Gia Tp. HCM 2015.
3. Giáo trình Triết học Mác-Lênin: Hội đồng lý luận Trung Ương. NXB Chính trị
Quốc Gia Hà Nội 2008.

2. PGS.TS Nguyễn Chí Hải (Chủ biên): Tư tưởng kinh tế Việt Nam (1975 –
2010) .
4. PGS.TS Nguyễn Tấn Phát: Bài giảng môn Chính sách công.
5. PGS.TS NguyễnVăn Trình (Chủ biên): Lịch sử các học thuyết kinh tế Trường Đại học Kinh tế - Luật Khoa. NXB Đại học Quốc Gia Tp. HCM.



×