Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài 26. phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.95 KB, 9 trang )

Ngày soạn: 07/02/2017
Ngày dạy: 14/02/2017
Lớp dạy: 8D
Người dạy: Phùng Thị Ngọc

Tiết 41: Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG

NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài, học sinh cần đạt được:
-

-

1. Về kiến thức:
Học sinh cần nắm được những cuộc khởi nghĩa chính trong phong trào Cần Vương (thời
gian, người lãnh đạo, diễn biến, kết quả, ý nghĩa).
Học sinh thấy rõ vai trò của các sĩ phu, văn thân yêu nước trong phong trào vũ trang
chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cũng như ý chí quật khởi của nhân dân khi tham gia phong
trào Cần Vương.
Nguyên nhân thất bại của phong trào nói chung và ngọn cờ phong kiến nói riêng.
2. Về kỹ năng:
- Sưu tầm tư liệu và bước đầu tổng hợp tư liệu trong học tập lịch sử.
- Rèn kĩ năng khai thác và sử dụng lược đồ bản đồ
- Biết nhận xét, đánh giá 1 sự kiện, nhân vật lịch sử (Phan Đình Phùng, Cao Thắng…)
- Rèn kĩ năng thảo luận nhóm
3. Về thái độ:
- Bồi dưỡng, hình thành cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc
- Trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc.
II.
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC:


- Năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh
III.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Về phía giáo viên:
- Sách giáo viên, sách giáo khoa
- Giáo án hoàn chỉnh
- Tranh, ảnh (nhân vật Phan Đình Phùng, Cao Thắng, súng do Cao Thắng chế tạo), bản
đồ, lược đồ (khởi nghĩa Hương Khê)
1


- Giấy A4 dùng cho thảo luận nhóm
- Giấy A0 cho bài tập nối thời gian và sự kiện
- Bảng nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối TK XIX
2. Về phía học sinh
- Sách giáo khoa + Vở ghi
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp với dạy và học bài mới
3. Giới thiệu bài mới (2p)
Sau hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế (tháng 71885), triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân ta tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ dưới ngọn
cờ Cần Vương. Phong trào ngày càng lan rộng với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn như khởi
nghĩa Bãi Sậy (1883-1892), khởi nghĩa Ba Đình (1886-1987), khởi nghĩa Hùng Lĩnh
(1887-1892), khởi nghĩa Hương Khê(1885-1895). Vậy các cuộc khởi nghĩa này diễn ra
như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu phần II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong
phong trào Cần Vương.
4. Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1987) (giảm tải)
Hoạt động 2: Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) (giảm tải)

Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, kéo dài suốt thời Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê. Kế
thừa cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Lê Ninh ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, Tiến sĩ Phan Đình
Phùng với sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh,
Nguyễn Trạch... đã đưa cuộc khởi nghĩa này lên tầm vóc lớn nhất, độc đáo nhất thời Cần
Vương. Vậy tại sao đây được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất? Để trả lời được câu
hỏi này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu phần 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).
Hoạt động 3: Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
Thời gian hoạt động: (30p)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của
học sinh

-Kết hợp với hoạt động nhóm và hoạt
động cá nhân.
2

Kiến thức cơ bản cần
đạt
II. Những cuộc khởi
nghĩa lớn trong phong
trào Cần Vương.


- Gọi học sinh đọc mục 3/ trang 129 sgk
- Hỏi: Cả lớp quan sát vào sgk và trả lời
cho cô câu hỏi: Lãnh đạo của cuộc khởi
nghĩa Hương Khê là ai? Ông là người
như thế nào?
- Gọi hs trả lời

- Nhận xét + bổ sung và chốt đáp án.
- Giới thiệu về 2 nhân vật Phan Đình
Phùng và Cao Thắng (kèm hình ảnh)
+ Phan Đình Phùng (1847-1895) sinh
ra và lớn huyện La Sơn nay là huyện
Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông từng làm
quan Ngự sử trong triều đình Huế. Do
cương trực, thẳng thắn, dám phản đối
việc phế lập của phe chủ chiến nên ông
đã bị cách chức đuổi về quê. Tuy nhiên,
năm 1885 ông vẫn hưởng ứng lời kêu
gọi của vua Hàm Nghi và Tôn Thất
Thuyết, đứng ra mộ quân khởi nghĩa và
trở thành thủ ĩnh uy tín nhất trong
phong trào Cần vương ở Nghệ-Tĩnh.
- Mở rộng: Phan Đình Phùng không chỉ
là người lãnh đạo chống Pháp, ông còn
là một nhà thơ. Các sáng tác có một số
câu đối (Điếu Lê Ninh, Khóc Cao
Thắng), thơ (Đáp hữu nhận ký thi, Kiến
ngụy binh thi cảm tác, Phúc đáp Hoàng
Cao Khải)
+ Cao Thắng (1864-1893) quê ở huyện
Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Ông ra nhập
nghĩa quân của PĐP khi mới 21 tuổi
nhưng Cao Thắng tỏ ra là một tướng tài
được quân sĩ tin phục. Năm 1887, ông
được trao quyền chỉ huy nghĩa quân.
Cao Thắng không những là một nhà chỉ
huy quân sự đầy mưu lược, nhà chỉ đạo

tổ chức thực tiễn tài giỏi mà còn là một
người sáng tạo. Ông tìm mọi cách chế

- Đọc bài
- Quan sát vào
sgk
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe và
quan sát tranh
(ảnh).

3

1.Khởi nghĩa Ba Đình
(1886-1987) (sgk)
2.Khởi nghĩa Bãi Sậy
(1883-1892) (sgk)
3.Khởi nghĩa Hương
Khê(1885-1895)


tạo được súng như của Tây và ông về
Trường Sim mở lò rèn đúc súng theo
kiểu 1874 của Pháp, chẳng bao lâu
những kho vũ khí lớn như Khe Rèn,
đồn Cây Khế ở Đại Hàm đã chứa hàng
trăm khẩu súng kiểu 1874 của Pháp
cùng rất nhiều đạn dược, súng bắn rất
hiệu nghiệm.
- Chốt ý

- Ghi bài

- Tổ chức: Hoạt động nhóm. Chia lớp
làm 4 nhóm tương ứng với 4 tổ và phát
phiếu học tập cho các nhóm (thời gian
3p).
-Nhóm 1: Tìm hiểu về căn cứ, địa bàn -Các nhóm thảo
hoạt động của cuộc khởi nghĩa.
luận.
- Nhóm 2: Tìm hiểu về thành phần, lực
lượng tham gia
- Nhóm 3: Tìm hiểu về diễn biến
- Nhóm 4: Tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa
của trận đánh.
-Suy nghĩ trả lời
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
và gọi các nhóm còn lại bổ sung.
- Mời nhóm 1 trả lời: căn cứ, địa bàn -Đại diện nhóm
hoạt động?
trả lời
- Nhận xét, bổ sung cho nhóm 1
+ Căn cứ chính ở Ngàn Trươi (Hương
Khê – Hà Tĩnh)
+ Địa bàn hoạt động mở rộng ra khắp
các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình.)
- Hỏi: Tại sao Hương Khê lại được
chọn làm căn cứ chính?
- Gọi hs trả lời
- Nhận xét, giải thích (Địa bàn rừng núi

hiểm trở, rộng lớn có thể ra Bắc vào
Nam dễ dàng cho việc tiếp ứng có đại
bản doanh)

- Suy nghĩ trả
lời
- Trả lời
- Lắng nghe
4

a. Lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa.
- Lãnh đạo cao nhất là
Phan Đình Phùng.
- Trợ thủ là Cao Thắng


- Chỉ căn cứ Hương Khê và địa bàn 4
tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình trên lược đồ.
- Chốt ý
- Ghi bài

b. Căn cứ, địa bàn hoạt
động
- Căn cứ chính ở Ngàn
Trươi (Hương Khê – Hà
Tĩnh)
- Địa bàn hoạt động mở
rộng ra khắp các tỉnh:

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình

- Mời nhóm 2 trả lời: thành phần, lực
lượng tham gia
-Đại diện nhóm
- Nhận xét, bổ sung
trả lời
+ Thành phần chính là nông dân.
+ Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa nông
dân và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phân tích: Lực lượng nghĩa quân được
- Lắng nghe
chia thành 15 quân thứ (đơn vị). Mỗi
quân thứ có 100-500 người, phân bố
trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Hỏi: Nghĩa quân đã dùng cách đánh
- Đọc sách trả
như thế nào?
lời
- Trả lời:
Nghĩa quân Hương Khê dựa vào địa thế
núi rừng hiểm trở với hệ thống công sự
- Lắng nghe
chằng chịt để tiến hành chiến tranh du
kích. Nghĩa quân luôn phân tán hoạt
động, đánh quân Pháp bằng nhiều hình
thức, như: công đồn, chặn đường tiếp
tế, dùng cạm bẫy, và dụ đối phương ra

c. Thành phần, lực
ngoài đồn để diệt họ…
lượng tham gia:
- Chốt ý
- Thành phần chính là
nông dân.
- Ngoài ra còn có sự kết
hợp giữa nông dân và
đồng bào dân tộc thiểu số.
5


- Mời nhóm 3 trả lời: diễn biến phong
trào
- Nhận xét, bổ sung
Diễn biến: 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: 1885-1888: Đây là giai
đoạn chuẩn bị, xây dựng lực lượng và
cơ sở chiến đấu. Nghĩa quân lo tổ chức,
huấn luyện, xây dựng, công cụ, rèn đúc
khí giới và tích trữ lương thảo,… Họ đã
tự chế tạo được súng trường theo mẫu
súng của Pháp.
- Mở rộng: hình ảnh súng trường do
Cao Thắng chế tạo.
+ Giai đoạn sau (1888 - 1896) là thời kì
chiến đấu của nghĩa quân. Dựa vào
vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy
thống nhất và phối hợp tương đối chặt
chẽ, nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc

hành quân càn quét của địch.
- Hỏi: Để đối phó, thực dân Pháp đã
làm gì?
Trả lời:
+ Xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặt
xung quanh, dùng lực lượng tán công
vào Ngàn Trươi.
- Chỉ lược đồ diễn biến của cuộc khởi
nghĩa.
- Chốt ý:

- Đại diện nhóm
trả lời

- Lắng nghe

- Quan sát tranh
(ảnh)
- Lắng nghe

- Đọc sách, suy
nghĩ trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe
- Ghi bài

- Mời nhóm 4 trình bày kết quả, ý nghĩa
- Nhận xét, bổ sung
- Đại diện nhóm
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều trả lời

kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng
suy yếu dần. Sau khi chủ tướng Phan
Đình Phùng hy sinh ngày 28-12-1895, - Lắng nghe
cuộc khởi nghĩa duy trì được một thời
gian rồi tan rã.
6

d. Diễn biến: 2 giai đoạn
-Giai đoạn 1: 1885-1888:
Thời kì chuẩn bị lực
lượng.
- Giai đoạn 2: 1888-1896:
thời kì chiến đấu của
nghĩa quân.


- Mở rộng: Cuộc khởi nghĩa Hương
Khê đã gây cho quân Pháp nhiều tổn -Lắng nghe
thất. Phó tướng Cao Thắng, hy sinh lúc
mới 30 tuổi. Những chiến thắng của
Phan Đình Phùng như trận đánh úp
thành Hà Tĩnh, bắt sống Tri phủ Đinh
Nho Quang 1892, trận Vạn Sơn tháng
3-1893, trận tập kích Hà Tĩnh lần thứ
hai năm 1894 và trận Vụ Quang tháng
10-1894 được coi là một thành tựu của
nghệ thuật quân sự Việt Nam lúc đó.
+ Phan Đình Phùng tạ thế ở núi Quạt
(Hà Tĩnh) ngày 28-12-1895 để lại bài
thơ Tuyệt mệnh vào loại xuất sắc trong

văn học cận đại; 23 bộ tướng của ông
cũng bị giặc Pháp bắt và xử tử tại Huế.
Đầu năm 1896, những tiếng súng cuối
cùng của phong trào Cần Vương chấm
dứt.
Hỏi: Nguyên nhân thất bại của phong
trào?
+ Khởi nghĩa Hương Khê thất bại do
nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nghĩa
quân chưa biết liên kết, tập hợp lực
lượng, phát triển thành phong trào toàn
quốc. Đó cũng chính là những hạn chế
của thời đại, của bộ phận lãnh đạo
phong trào Cần Vương nói chung.
-Nghe giảng
+ Khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao
nhất của phong trào Cần vương cuối thế
kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô
rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ,
lập được nhiều chiến công và gây cho
quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi
nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự
ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân
dân (người Kinh và người Thượng, của
cả đồng bằng và miền núi). Về quân sự,
nghĩa quân đã biết sử dụng những
phương thức tác chiến linh hoạt, chủ
động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị
lực lượng cũng như khi giao chiến với
7


e. Kết quả, ý nghĩa
- Kết quả:


đối phương.)
- Chốt ý

-Ghi bài

+ 12/1895: Phan Đình
Phùng hi sinh, cuộc khởi
nghĩa duy trì thêm được 1
thời gian rồi tan rã.
-Ý nghĩa:
+ Nêu cao truyền thống
anh hùng, bất khuất
chống ngoại xâm của dân
tộc ta.
+ Làm chậm quá trình
xâm lựơc của Pháp.
+ Để lại bài học quý báu
về khởi nghĩa vũ trang.

-Khái quát:
+ Khởi nghĩa Hương Khê là bước phát
triển cao nhất của phong trào Cần
vương.
+ Phong trào Cần Vương là phong trào
kháng chiến lớn mạnh thể hiện khí

phách anh hùng của dân tộc mở đầu
cho giai đoạn kháng chiến để giải
phóng dân tộc.

5. Củng cố, dặn dò.
a. Củng cố (10p)
- Trả lời câu hỏi đầu bài: tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Đáp án: Lãnh đạo phần lớn là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ -Tĩnh
+ Thời gian tồn tại: 10 năm
+ Quy mô rộng lớn;
+ Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn;
+ Lập nhiều chiến công.)
-

Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối TK XIX?

Đặc điểm
Lãnh đạo

Nội dung
- Tầng lớp văn thân, sĩ phu yêu nước
8


Thời gian
Lực lượng
Tính chất
Kết quả
Ý nghĩa

-

- 1858-1896
- Đông đảo quần chúng nhân dân
- Yêu nước chống xâm lược, mang màu sắc phong kiến
- Thất bại
- Có vị trí lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc.
- Để lại nhiều tấm gương, bài học kinh nghiệm quý báu

Bài tập: Nối sự kiện với thời gian sao cho đúng:

Thời gian
a. 1883-1892
b. 1885-1895
c. 1895
d. 13-7-1885
e. 7/1885
f. 1886-1887

Sự kiện
1.Khởi nghĩa Hương Khê
2.Phan Đình Phùng hi sinh
3.Khởi nghĩa Ba Đình
4.Khởi nghĩa Bãi Sậy
5 Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
6.Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần
vương”

Đáp án a-4, b-1, c-2, d-6, e – 5, f-3,
b. Dặn dò (2p)

- Về nhà học bài cũ và đọc trước bài mới: Bài 27 (sgk tr.131)
+ Đặc điểm vùng Yên Thế và dân cư.
+ Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám.
+ Các giai đoạn chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế.
+ Những nét chung về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi.
- Trả lời các câu hỏi trong bài

9



×