MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH KHU NÔNG
NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO PHỤC VỤ KHU KINH TẾ
DUNG QUẤT
I. Tác động môi trường của Khu Nông nghiệp công nghệ cao Quảng Ngãi
Các dự án phát triển công nghệ đã và đang là động lực chủ yếu góp phần vào
phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như nâng cao tính cạnh tranh của các
sản phẩm. Song nếu các dự án phát triển công nghệ mà không có sự quan tâm đúng
mức tới các vấn đề môi trường sẽ gây những hậu quả tiêu cực đến môi trường, ảnh
hưởng tới phát triển bền vững.
Dự án phát triển khu NNCNC bao gồm các cơ sở trình diễn mô hình nông
nghiệp hiện đại trong sản suất thâm canh và thương mại gắn với việc ứng dụng các
thành tựu khoa học và công nghệ, thúc đẩy nông nghiệp hiện đại làm sinh động
kinh tế nông thôn, gia tăng thu nhập cho nông dân và thay đổi cơ cấu nông nghiệp.
Một trong những đặc điểm quan trọng của khu NNCNC chính là sự đóng góp tích
cực của nó vào việc cải thiện môi trường sinh thái cho toàn vùng. Vì vậy, chủ
trương phát triển các khu NNCNC không những nhận được sự hưởng ứng của các
nhà quản lý mà còn không vấp phải những cản trở đáng kể nào của các nhà/hoặc
các nhóm bảo vệ môi truờng. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án phát triển công
nghệ này thường diễn ra trên một diện tích lớn (thường từ hàng trăm ha đối với các
dự án nhỏ và có thể lên đến vài chục ngàn ha với những dự án lớn), sẽ có những
tác động tiêu cực nhất định đến môi trường sinh thái của địa phương. Tiến hành
đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án khả thi và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường là bắt buộc đối với các dự án phát triển
khu NNCNC.
Tuy nhiên, các dự án phát triển công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng
làm suy thoái tài nguyên thiên thiên và ô nhiễm mỗi trường. Một số nhà nghiên
cứu trên thế giới còn cho rằng, các vấn đề môi trường của thế giới ngày nay là do
sự phát triển của KH&CN.
Mặc dù bản thân dự án phát triển khu NNCNC đã chứa đựng mục tiêu về
tích cực về bảo vệ môi trường, đó là những dự án được tiến hành trên diện tích rất
lớn từ vài chục ha tới hàng trăm ha, là những dự án buộc phải đánh giá tác động
môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trưòng. Hơn nữa, việc triển khai dự án phát triển
khu NNCNC sẽ làm gia tăng đáng kể các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng. Những hoạt động này sẽ làm gia tăng lượng phát thải các chất ô nhiễm ra
môi trường. Vì vậy, cần phải có những giải pháp thích hợp để giảm thiểu tác tác
động môi trường của dự án phát triển Khu NNCNC Quảng Ngãi.
I.1. Một số tác động môi trường cơ bản của Khu Nông nghiệp công nghệ cao
Quảng Ngãi
Về tác động tích cực. Hiện nay, nhân dân vùng dự án đang canh tác một số
lồ cây chủ yếu là cây lúa, hoa màu, cây đào, bạch đàn và keo lá chàm. Có thể nói
cơ cấu cây trồng cũng như thực vật ở vùng dự án chưa đa dạng. Vì vậy, khi tiến
hành dự án xây dựng khu NNCNC sẽ đem lại những lợi ích nhất định về môi
trường sinh thái cho địa phương:
1) Khu NNCNC là cơ hội để đem dến cho địa phương một tổ hợp phong phú
những giống cây và con từ những địa phương khác của Tỉnh và của cả nước; và
cũng có thể một số giống nhập ngoại có chất lượng và năng suất cao. Tập hợp
phong phú các loài cây và con sẽ góp phần làm gia tăng nhanh chóng sự phong phú
về các chủng loài vật nuôi và cây trồng cho địa phương. Về sinh thái – môi trường,
cây bạch đàn hiện dang được người dân địa phương trồng sẽ dần được thay thế bởi
một bộ cây phong phú của tỉnh Quảng Ngãi và cả nước.
2) Do sự lan toả của khu NNCNC, một số dịa phương khác của tỉnh có thể
học tập và áp các công nghệ canh tác cũng như bộ giống cây trồng và vật nuôi tại
khu NNCNC làm phong phú thêm về giống và loài của các địa phương; và như
vậy, làm tăng thêm sự đa dạng của hệ sinh thái nông nghiệp trong tỉnh.
3) Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 144.163 ha, chiếm khoảng
28% diện tích tự nhiên của tỉnh (Sở KH&CN Quảng Ngãi, 2006). Diện tích rừng
hiện có của tỉnh có vai trò trọng yếu việc bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh. Một
trong những nguyên nhân quan trọng trong việc suy thoái rừng của Việt Nam nói
chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng là sự khai thác rừng quá mức để sản xuất
lương thực và gia tăng thu nhập cho người dân địa phương. Sự lan toả của khu
NNCNC sẽ góp phần làm gia tăng năng xuất về sản xuất lương thực cũng như tăng
thêm thu nhập cho người dân địa phưong sống gần các khu vực đất rừng sẽ góp
phần đáng kể giảm áp lực lên tài nguyên rừng; như vậy, góp phần quan trọng trong
việc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học cho tỉnh.
Tuy nhiên giống như tất cả các dự án phát triển công nghệ khác, dự án phát
triển Khu NNCNC Quảng Ngãi cũng sẽ có những tác động tiêu cực nhất định đến
môi trường sinh thái của địa phương. Khi đi vào vận hành, dự án sẽ có những hoạt
động chủ yếu là: (1) nghiên cứu ứng dụng - triển khai công nghệ mới, CNC trong
các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, và ứng dụng công nghệ sinh học; (2) tiến hành
sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông – công nghiệp; và (3) đào tạo, tập
huấn và chuyển giao công nghệ. Quá trình xây dựng và vận hành dự án có thể có
những tác động tiêu cực đến môi trường của địa phương.
Về môi trường nước, nguồn nước hiện nay của vùng xây dựng dự án được
xem như là đạt các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của các nguồn nước sinh hoạt và
sản xuất. Trong quá trình thi công dự án, có thể có những tác động xấu đến nguồn
nước của địa phương như tác động của việc đào, san ủi đất, sình lầy và những sản
phẩm phế thải khác của quá trình thi công đến nguồn nước ngầm. Những chất thải
trong quá trình xây dựng này có thể gây ô nhiễm và làm xuống cấp kênh Thạch
Nham B3 – là nguồn tuới nước quan trọng của địa phương, gây ô nhiễm cho vùng
nước Bàu Sen và sông Dâu. Trong quá trình vận hành dự án sẽ có một lượng
không nhỏ chất thải rắn và nước thải ra ngoài môi trường. Nếu không có các biện
pháp xử lý phù hợp lượng chất thải rắn và nước thải trong quá trình vận hành dự án
có thể gây ô nhiễm nguồn nước của địa phương. Ngoài ra, cần chú ý đến việc triển
khai dự án trên một diện tích không nhỏ (180 ha) có thể dẫn đến việc thay đổi chế
độ của các dòng chảy, dòng phân thuỷ.
Về môi trường đất, theo báo cáo của Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi, môi
trường đất hiện nay tại địa phương đều đạt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam về
lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân tích Ecoli, phân tích Samonela, và phân
tích các loại kim loại nặng. Ô nhiễm môi trường đất có nguy cơ lớn khi dự án đi
vào hoạt động. Việc vận hành dự án sẽ đi đôi với việc sử dụng các loại phân hoá
học, thuốc bảo vệ thực vật; đó là những chất gây ô nhiễm đất. Tuy nhiên, ô nhiễm
môi trường đất có thể giảm thiểu nếu việc sử dụng các chất gây ô nhiễm đó đúng
với các qui trình cũng như các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước đặt ra. Ngoài ra,
sự phân huỷ các chất thải rắn và nguồn nước thải trong quá trình vận hành dự án
cũng là một nguy cơ gây ô nhiễm đất. Những nguồn ô nhiễm đất này có thể được
giảm thiểu nếu phân khu xử lý môi trường của dự án được thiết kế và vận hành tốt.
Về không khí, trong quá trình thi công và vận hành dự án, số lượng hoạt động
của con người và các phương tiện giao thông trong vùng sẽ gia tăng nhanh chóng.
Môi trường không khí có nguy cơ ô nhiễm do bụi và các khí thải từ các phương
tiện giao thông. Ngoài ra, sự gia tăng hoạt động của các phương tiện giao thông
cũng làm tăng ô nhiễm về âm thanh tại địa phương. Vì vậy, trong quá trình thi
công cũng như vận hành dự án cần có những biện pháp tích cực để làm giảm các
nguồn ô nhiễm này. Thứ nhất, có thể tạo một thảm thực vật hợp lý tại vùng dự án
để giảm ô nhiễm không khí. Thứ hai, có thể sử dụng một số biện pháp cơ học như
qui định che chắn đối với các xe vận chuyển hàng hoá và đất đá, xử lý mặt đường
để làm giảm ô nhiễm không khí do bui. Cuối cùng, có thể xây dựng các qui chế về
cách thức cũng như giờ làm việc của các phưong tiện giao thông để giảm tối đa các
tác động về môi trường không khí.
Về đa dạng sinh học, hiện chưa có những nghiên cứu khảo sát nào về sự da
dạng và giống loài của vùng triển khai dự án. Tuy nhiên có thể nhận thấy một nguy
cơ đe doạ đến đa dạng sinh học của địa phương khi triển khai dự án trên một diện
tích lớn. Trước khi tiến hành xây dựng dự án khả thi cần có điều ta để làm rõ về
các loài cây và con đặc hữu của địa phương. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp bảo
tồn và phát triển các loài đặc hữu đó. Ví dụ, nếu trong quá trình khảo sát mà phát
hiện loài cây đặc hữu, có thể di chuyển và bảo tồn loài cây đó ngay trong khuôn
viên của khu NNCNC; như vậy, vừa có thể bảo tồn được đa dạng sinh học, vừa có
thể nâng cao tính hấp dẫn đối với du lịch sinh thái của khu NNCNC.
I.2. Một số khuyến nghị về môi trường khi xây dựng dự án Khu Nông nghiệp
công nghệ cao Quảng Ngãi
Về tổng thể, việc phát triển Khu NNCNC Quảng Ngãi có một số ảnh hưởng
tích cực đến môi trường sinh thái của địa phương như làm gia tăng sự phong phú
về hệ sinh thái nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi nói chung và xã Bình Trung nói
riêng, góp phần làm giảm áp lực lên tài nguyên rừng của tỉnh; do đó góp phần bảo
vệ môi trường sinh thái trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc phát triển khu NNCNC
cũng giống như các dự án phát triển công nghệ khác luôn tiềm ẩn sự xung đột giữ
phát triển và môi trường, và tạo ra một số tác động tiêu cực tới môi trường sinh
thái của địa phương. Để giảm thiểu các các động tiêu cực của khu NNCNC đến
môi trường sinh thái của địa phương, một số lưu ý sau cần được xem xét:
- Trước khi tiến hành xây dựng dự án khả thi cần có điều tra khảo sát cụ thể
về các điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương. Từ đó có thể biết được về mức
độ đa dạng của hệ sinh thái địa phương và phát hiện những loài cây và con đặc hữu
cần có các biện pháp bảo tồn và phát triển. Sự phát triển các loài cây, con đặc hữu
của địa phương còn có thể góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập các giống loài
cho khu NNCNC.
- Phân khu xử lý môi trường của khu NNCNC là một bộ trọng yếu góp phần
giảm thiểu các tác động môi trường của dự án. Vì vậy, việc tính toán, thiết kế và
vận hành tốt phân khu xử lý môi trường – một giải pháp giảm thiểu môi trường cần
được quan tâm đúng mức; cần có cơ chế vận hành và giám sát vận hành của phân
khu xử lý môi trường.
- “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn đảng, toàn quân và toàn dân”
(Chỉ thị 36 – CT/TW), song trong những năm qua việc tham gia của người dân
trong đánh giá tác động môi trường còn chưa được chú ý đến. Điều 20 của Luật
Bảo vệ Môi trường năm 2005 đã chỉ rõ, trong báo cáo tác động môi trường cần có
ý kiến của UBND cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư. Sự tham gia của người dân
trong việc ra quyết định nói chung và đánh giá tác động môi trường nói riêng sẽ
góp phần làm sâu sắc thêm kiến thức của các “chuyên gia” và làm cho dự án trở
lên thân thiện hơn với cộng đồng dân cư địa phương. Vì vậy, cần có cơ chế phù
hợp về sự tham gia của cộng đồng dân cư dịa phương trong đánh giá tác dộng môi
trường của dự án Khu NNCNC Quảng Ngãi; cũng như cần có một cơ chế thích hợp
về sự tham gia của địa phương trong việc giám sát kiểm tra việc vận hành phân
khu xử lý môi trường của khu NNCNC.
II. Tác động kinh tế xã hội của Khu Nông nghiệp công nghệ cao Quảng Ngãi
II.1. Một số luận cứ
Ý nghĩa, tác động của khu CNC nói chung và khu NNCNC nói riêng thể
hiện trên nhiều khía cạnh. Trong đó những tác động trực tiếp thường khá rõ và
được chú ý nhiều. Tuy nhiên, ngoài các ý nghĩa, tác động trực tiếp còn phải chú
đến các tác động gián tiếp ảnh hưởng tới phạm vi bên ngoài của Khu như: đóng
góp vào nền kinh tế của địa phương, vào phát triển KH&CN của địa phương, nâng
cao trình độ nhân lực KH&CN địa phương, ... Chỉ có tính đến cả các ảnh hưởng
mang tính chất gián tiếp thì mới thấy hết và đánh giá đủ được ý nghĩa của một khu
CNC và Khu NNCNC Quảng Ngãi cũng phải là ngoại lệ.
Bản thân CNC đã hàm chứa những ý nghĩa kinh tế, KH&CN to lớn. Các
định nghĩa về CNC thường nhấn mạnh đến khả năng ảnh hưởng của công nghệ này
rộng lớn hơn rất nhiều so với công nghệ truyền thống (Xem Phần I). Như vậy cần
phân biệt khu NNCNC với các khu sản xuất tập trung bình thường (cũng như giữa
khu CNC vói khu công nghiệp). Chỉ cần đúng đối tượng là CNC thì tác động của
khu NNCNC đã được thể hiện trên thực tế.
Chức năng của khu CNC nói chung đã được thống nhất trên các nội dung
là:
1
* Chuyển giao CNC.
*Nghiên cứu phát triển CNC,
* Sản xuất các sản phẩm CNC.
* Tăng cường năng lực công CNC của đất nước.
* Đào tạo, huấn luyện kỹ năng CNC.
Riêng đối với khu NNCNC chức năng sẽ có những nội dung đặc thù như:
2
* Là một khu vực trình diễn các mô hình sản xuất một số loại cây trồng dựa
trên việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, đồng thời phù hợp và phát huy được
thế mạnh về điều kiện tự nhiên, sinh thái của vùng.
* Là nơi ươm tạo, cung cấp cây, con giống sạch bệnh, năng suất cao, chất
lượng tốt; cung cấp các trang thiết bị và công nghệ cho việc phát triển một số loại
cây trồng, thông qua việc sử dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học
trong lai tạo giống cây, công nghệ nuôi trồng các loại cây mới, công nghệ chế biến
bảo quản sau thu hoạch, công nghệ thông tin trong việc quản lý, điều hành hoạt
động khu, công nghệ vật liệu mới trong việc xây dựng hệ thống nhà kính, nhà lưới
phù hợp với sản xuất nông nghiệp).
1
Bộ KHCN&MT "Xây dựng và phát triển khu CNC ở Việt Nam", Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
1999, trang 91.
2
Theo "Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để hình thành các khu nông
nghiệp ứng dụng CNC ở Việt Nam", Hà nội 12-2005, trang 14-15.