Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những thực phẩm tránh dùng chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.23 KB, 2 trang )

Những thực phẩm tránh dùng chung

25/09/2008 17:16
Trong chuyện ăn uống có việc tương sinh (có những thực phẩm dùng chung sẽ tăng tính có lợi cho nhau) và tương khắc
(thực phẩm dùng chung làm giảm tính bổ dưỡng của nhau). Tuy nhiên, cần hiểu đúng về “thức ăn kỵ nhau”.
Hiểu cho đúng
Theo lương y Trần Duy Linh (TP.HCM): "Trong y học cổ truyền, món ăn có sự tương sinh - thực phẩm ăn cùng lúc với nhau
sẽ làm tăng tính bổ dưỡng của nhau, và tương khắc - dùng chung làm giảm tính bổ dưỡng của thực phẩm, hay gây bất lợi
cho việc tiêu hóa. Nhưng không thể gây chết người khi ăn chung những thực phẩm thông thường. Chẳng hạn, về mặt khoa
học, nhân sâm không nấu cùng củ cải, vì nhân sâm có tính bổ khí rất mạnh, còn củ cải thì vận hành khí, phá khí, nên dùng
chung sẽ làm giảm tác dụng tốt của nhân sâm, và làm cho người ăn thấy khó chịu; hay sau khi ăn các loại hải sản trong vòng
4 giờ không nên dùng một số loại trái cây có chất tanin (có chất chát) như: ổi, lựu, hồng... vì chất chát của những trái cây này
sẽ kết hợp cùng chất đạm (protein) có nhiều trong hải sản tạo ra kết tủa làm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn; không uống các
loại nước ngọt có gas cùng thời điểm uống rượu trắng vì sẽ làm cho lượng cồn trong rượu phát tán rất nhanh vào cơ thể và
tạo ra nhiều CO2...”.
Còn theo lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội), thực phẩm (thức ăn) cũng như thuốc chữa bệnh, khi đưa vào cơ thể sẽ có sự
tương tác, phản ứng với nhau theo 2 chiều hướng, tích cực (hỗ trợ, bổ sung cho nhau, chống lại được bệnh tật...); tiêu cực
(nếu là thực phẩm có chứa chất độc hại, thì ăn vào có thể gây ngộ độc, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng, như: các loại
nấm độc, thịt cóc và phủ tạng cóc có lẫn chất độc bufogin từ nhựa cóc, cá nóc có chứa chất độc tetrodonin, hoặc ăn phải thực
phẩm nhiễm khuẩn (do ôi thiu), nhiễm độc (có dư lượng chất bảo vệ thực vật quá cao)...
Một số thực phẩm dùng chung có thể gây đầy bụng, khó tiêu
Lương y Vũ Quốc Trung cho rằng: “Nếu là thực phẩm bình thường - thực phẩm lành và sạch thì ăn vào không bao giờ có thể
làm chết người như các câu thơ ghi trên tờ rơi mới đây”. Còn về bệnh ung thư, đến nay người ta vẫn chưa xác định được
nguyên nhân rõ ràng (chỉ một số ít loại ung thư có nguyên nhân), mà có một số yếu tố (trong đó có chế độ dinh dưỡng) được
nghi ngờ là nguy cơ gây ung thư mà thôi. Đến nay, y học vẫn không khẳng định chắc chắn món ăn nào gây ung thư cả.

Theo y học cổ truyền, có những loại thực phẩm khi dùng chung với nhau sẽ
không có lợi cho việc tiêu hóa, sức khỏe; hay tùy theo cơ địa của mỗi người
mà dùng thức ăn. Lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ
truyền, ĐH Y - Dược, TP.HCM) cho biết: “Những người có tỳ vị hư hàn - lạnh
bụng, hay bị tiêu chảy thì cần hạn chế dùng các món ăn lạnh; những người


thể nhiệt - hay bị táo bón thì không dùng những thực phẩm có tính nóng”.
Còn lương y Phạm Như Tá (TP.HCM) nói: trong thưởng thức các món ăn
nên tránh những thức ăn khi dùng chung sẽ làm đầy bụng, khó tiêu, rối loạn
tiêu hóa.
Chẳng hạn: không ăn thịt cua cùng với quả cà dái dê và cam, quýt; cua lông không dùng chung mật ong, kem; thịt gà không
dùng chung với quả lý; thịt bò không ăn cùng với thịt lươn và hẹ; gan dê không dùng với măng tre; lươn không nấu chung với
hồng táo; không ăn bắp cùng lúc với ăn ốc; măng tre dùng chung mạch nha...
Lương y Huỳnh Văn Quang (Hội Đông y Q.5, TP.HCM) đưa ra lời khuyên, không dùng chung mật ong với hành (hành lá,
hành củ), măng cụt và thạch cao, vì sẽ gây uất khí, làm đầy bụng khó tiêu, và tạo ra những cơn nấc cụt...
Cần dùng đa dạng thực phẩm.
Ảnh: K.Vy

×