Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Đồ án CadCamCnc pdu Chi tiết Tấm Trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.28 MB, 77 trang )

Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, đặc biệt là lĩnh
vực điều khiển số và tin học đã cho phép các nhà chế tạo máy ứng dụng vào máy cắt
kim loại các hệ thống điều khiển ngày càng tin cậy hơn với tốc độ xữ lý nhanh hơn và
giá thành hạ hơn. Đó là sự ứng dụng của công nghệ CAD/CAM.
Từ một công cụ chỉ để vẽ CAD đã nhanh chóng phát triển các công cụ tính toán,
phân tích, sản xuất như tính toán động học, động lực học cơ cấu, tính toán khí động,
nhiệt, từ,…lập trình gia công cho máy CNC, quản lý công nghệ…
CAM là chức năng mô phỏng gia công trên máy tính. Với chức năng này sẽ giúp
cho người công nhân hình dung một cách đẩy đủ nhất về quá trình gia công cắt gọt
phôi. Nó giúp ta tránh khỏi những sai sót trước khi gia công thực tế.
Với chức năng ưu việt của công nghệ CAD/CAM, và được sự hướng dẫn của thầy
Bùi Trung Kiên. Em đã mạnh dạng tìm hiểu thiết kế chi tiết, mô phỏng gia công chi
tiết càng bằng phần mềm Creo 3.0. Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy chỉ bảo.

Quảng ngãi, ngày 08 tháng 03 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Đỗ Tấn Đức

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 1


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC


GVHD: Bùi Trung Kiên

Chương 1: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
CỦA SẢN PHẨM
-

1.1. Điều kiện làm việc
Tấm trên là chi tiết nắp trước vì vậy công dụng chủ yếu là dung để che chắn ,định vị
và dẫn hướng các chi tiết khác nằm bên dưới và ở trong máy.

-

Chi tiết là nắp trước nên ít chịu lực tác dụng của lực tác dụng nên ta chọn vật liệu là
gang xám.

-

Tấm trên là chi tiết dạng hộp hay dạng tấm.chi tiết phải có độ cứng vững để khi gia
công không bị biến dạng và có thể dung chế độ cắt tốc độ cao để đạt năng suất.
1.2. Tính kết cấu công nghệ
Tính công nghệ trong kết cấu chi tiết không những ảnh hưởng đến khối lượng lao
động để chế tạo chi tiết mà còn ảnh hưởng đến mức tiêu hao vật liệu và giá thành sản
phẩm.
Do đó khi thiết kế ta phải chú ý đến kết cấu của chi tiết như:

-

Kết cấu các bề mặt phải cho phép thoát dao một cách dễ dàng.

-


Các lỗ trên chi tiết phải cho phép gia công đồng thời trên máy nhiều trục chính.

-

Chi tiết phải có đủ độ cứng vững.

-

Các bề mặt làm chuẩn phải có đủ diện tích, phải cho phép thực hiện nhiều nguyên
công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và cho phép thực hiện quá trình gá đặt nhanh.

-

Các bề mặt gia công không có vấu lồi lõm

-

Các lỗ trên chi tiết phải có kết cấu và hình dạng đơn giản, không có rãnh hoặc có dạng
định hình, bề mặt lỗ không được đứt quãng, các lỗ nên thông suốt.
1.3. Yêu cầu kỹ thuật
Các bề mặt làm việc của chi tiết hầu hết yêu cầu độ nhẵn bóng không cao nên
không cần gia công với chế độ đặc biệt, chú ý yêu cầu về độ chính xác hình học (vì chi
tiết có độ dày không lớn nên dể bị uốn cong).
- Độ không song song của lỗ tâm và hai lỗ dẫn hướng ngoai 0.1/100mm chiều dài.
- Độ không vuông góc của lỗ tâm so với mặt đầu trong khoảng 0.1/100mm chiều dài.
- Độ không song song của các lỗ tâm khác khoảng 0.1/100mm chiều dài.

SVTH: Đỗ Tấn Đức


Trang 2


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

 Từ điều kiện làm việc của chi tiết là dùng để kẹp chặt trục, nên đòi hỏi phải có độ cứng

cao, độ bền nén tốt, có tính mài mòn tốt nên ta chọn vật liệu gang xám GX15-32 là
hợp lý.

Chương 2: THIẾT KẾ CHI TIẾT BẰNG PHẦN MỀM CAD-CAM
2.1. Thiết kế chi tiết dạng Tấm

2.2. Phần mềm Creo 3.0
Một trong những phần mềm có được những tính năng trên như Catia, Unigraghics
NX, Creo 3.0 … là một trong những phần mềm được đánh giá rất mạnh và rất nổi
tiếng trong lĩnh vực CAD/CAM/CNC. Tùy vào thế mạnh của mỗi phần mềm mà
chúng có những ứng dụng riêng biệt. Chẳng hạn như : Catia, Unigraphics NX phục vụ
triệt để cho ngành hàng không, ôtô, tàu thủy. Creo 3.0 phục vụ rất tốt cho ngành cơ
khí khuôn mẫu (thiết kế và gia công) như khuôn dập, khuôn rèn, khuôn nhựa…Ưu
điểm của phần mềm này là giá rẻ.
Hiện nay, số người sử dụng Creo 3.0 trên thế giới rất nhiều, kể cả Việt Nam nen
chúng ta sẽ có cơ hôi học hỏi, trao đổi lẫn nhau những vấn đề liên quan đến
CAD/CAM với thế giới bên ngoài. Do vậy, việc chọn học Creo là một hướng đi tốt
cho chúng ta trước khi vào nghề và cũng là cách duy nhất chúng ta đuổi kịp công nghệ
thể giới.

SVTH: Đỗ Tấn Đức


Trang 3


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

Creo là phần mềm của hãng Parametric Technology Corporation. Là một phần mềm
thiết kế theo tham số, có nhiều tính năng rất mạnh trong lĩnh vực CAD/CAM/CNC. Sử
dụng phần mềm ta có thể thực hiện các công việc sau:
- Mô hình hóa trực tiếp vật thể rắn
- Tạo các modun bằng các khái niệm và các phần tử thiết kế
- Thiết kế thông số
- Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất
- Mô phỏng động học, động lực học

2.3.Trình tự thiết kế chi tiết trên phần mềm Creo 3.0
- Khởi động phần mềm Creo 3.0 bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng trên
màn hình nền Desktop.
• Vào môi trường vẽ chi tiết:

-

File -> new -> Part để tạo một file mới, sau đó chọn, đơn vị đo là mm lực là newton..
Sau đó nhấn nút OK để kết thúc.

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 4



Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

-

GVHD: Bùi Trung Kiên

Chọn mặt phẳng chuẩn để vẽ mặt phẳng TOP, FRONT, RIGHT...rồi nhấn sketch.

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 5


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

- Trong môi trường skesch ta chọn mặt phẳng right ->chọn sketch view sau đó ta
dùng lệnh Line và Circle để vẽ phát chi tiết.

- Dùng lệnh Extrude để tạo các hình khối của chi tiết.

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 6


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC


GVHD: Bùi Trung Kiên

Ta chọn nútOKta được vật thể như hình vẽ

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 7


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

Dùng lệnh Extrude->chọn Circle để đục các lỗ như hình vẽ

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 8


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

- Tương tự ta dùng Extrude->chọn cricle để tiện lổ bậc φ18 φ 10.5 xuống 5mm, sau đó
chọn ok.

- Cuối cùng ta chọn chamfer để vác đường tròn (ở đây nhập D= 5 mm) ->chọn như


hình vẽ ->chọn ok

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 9


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

- Mô hình 3D chi tiết hoàn chỉnh.

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 10


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC
Chương 3

GVHD: Bùi Trung Kiên

XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO
PHÔI

3.1. Chọn và xác định dạng sản xuất
Trong chế tạo máy người ta chia ra làm ba loại dạng sản xuất chính:
-


Sản xuất đơn chiếc

-

Sản xuất hang loạt (loạt lớn, loạt vừa và loạt nhỏ)

-

Sản xuất hàng khối (hàng khối và hàng khối thay đổi)
Để xác định dạng sản xuất cho chi tiết, ta có thể xác định theo hệ số nguyên công
hoặc có thể xác định theo phương pháp gần đúng.
Ở đây, ta xác định dạng sản xuất theo phương pháp gần đúng.
3.1.1. Sản lượng chi tiết cần chế tạo trong một năm
Ta có
Số lượng chi tiết tổng cộng cần chế tạo trong 1 năm được xác định theo công thức:
 α +β 
N = N1.m.  1 +
÷
100 


(2.1)

Trong đó:
-

N1 là số lượng sản phẩm trong năm cần chế tạo theo kế hoạch, N1 = 4000

-


m là số lượng chi tiết trong một sản phẩm, m = 1

-

α là sản lượng dự phòng do sai hỏng khi chế tạo gây ra

-

β là lượng sản phẩm dự trù cho hỏng hóc và phế phẩm trong quá trình gia công cơ.

Theo yêu cầu đồ án của các loại ta có thể chọn α = 3% ÷ 6%;

β = 5% ÷ 7%

Do đó, thay các giá trị trên vào (2.1), ta được:
 α+β 
 5+ 6

N = N1 .m. 1 +
÷ = 4000 × 1 ×  1 +
÷ = 4440
100 
100 


(Chiếc/năm)

3.1.2. Khối lượng chi tiết (Q)
Khối lượng của chi tiết được xác định theo công thức: Q = V .γ (kg )
-


Muốn xác định dạng sản xuất thì ta xác định thể tích và trong lượng của chi tiết trên
phần mềm creo 3.0.

-

Trên giao diện của phần mềm ta kích chuột vào lệnh

SVTH: Đỗ Tấn Đức

trên thanh công cụ.

Trang 11


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

-

Sau đó ta dùng lệnh Mass properties

-

Bảng Mass properties hiện lên ta nhập vào khối lượng riêng của chi tiết, vật liệu bằng
gang xám : γ = 7,3 kG / dm3

-


Chọn Preview

-

Tra bảng 2( TKĐACTM Trần Văn Địch), sản xuất hàng loạt vừa.

-

Đặc trưng của loại sản xuất này là:
Dễ dàng sử dụng các thiết bị máy công cụ vạn năng

ta có các thông số về chi tiết như sau :

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 12


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

-

GVHD: Bùi Trung Kiên

Dễ dàng điều chỉnh máy tự động đạt kích thước
Sủ dụng tay nghề công nhân có nhiều bậc thợ phù hợp với nguyên công
Sản phẩm có tính lắp lẫn
Phôi được tạo bằng phương pháp dập
Bố trí máy theo đường vận chuyển thuận
3.2. Chọn phôi và phương pháp tạo phôi

3.2.1.Vật liệu
Bảng 2.1 Thành phần phôi
Độ bền

Thành phần hóa học ( % )

Mác Gang
Kéo
GX 15-32

Uốn

15

32

Độ cứng HB
170

C

Si

Mn

3,4

1,7

0,5


P

S

Không quá

( Thiết kế đúc – trang 48 )
3.2.2. Chọn dạng phôi
- Có rất nhiều phương pháp để tạo nên phôi. Do đó cần phải phân tích (phân tích ưu
điểm, khuyết điểm) giữa các kiểu tạo phôi với nhau nhằm tìm ra phương pháp tạo phôi
thích hợp.
- Phôi rèn dập: Phôi rèn dập bằng tay hay bằng máy đều cho độ bền cơ tính cao, tạo
nên ứng suất dư trong chi tiết nhưng lại tạo cho chi tiết dẻo và tính đàn hồi tốt. Chi tiết
đã cho làm bằng gang xám nên việc chế tạo phôi theo phương pháp này là không hợp
lý vì gang xám có tính dòn nên khi rèn làm cho chi tiết dễ làm cho chi tiết bị hiện
tượng nứt nẻ.
-Phôi cán:Chi tiết làm bằng phôi cán cũng có cơ tính gần giống như phôi rèn dập.
-Phôi đúc:Phôi đúc có cơ tính không cao bằng phôi rèn dập, nhưng việc chế tạo khuôn
đúc cho những chi tiết khá phức tạp vẫn dễ dàng, thiết bị lại khá đơn giản. Đồng thời
chi tiết rất phù hợp với những chi tiết có vật liệu là gang vì có những đặc điểm như
sau:
+ Lượng dư phân bố đều.
+ Tiết kiệm được vật liệu.
+ Giá thành rẻ, được dùng phổ biến.
+ Độ đồng đều của phôi cao, do đó việc điều chỉnh máy khi gia công giảm
+ Tuy nhiên phôi đúc khó phát hiện khuyết tật bên trong (chỉ phát hiện lúc gia công)
nên làm giảm năng suất và hiệu quả.

SVTH: Đỗ Tấn Đức


Trang 13


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

 Kết luận:

- Từ các phương pháp tạo phôi như trên, ta nhận thấy phôi đúc là phù hợp với chi tiết
đã cho nhất vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác đặc biệt khi vật liệu
chi tiết là gang xám
- Vậy ta chọn phương pháp để tạo ra chi tiết càng là dạng phôi đúc.
3.2.3. Phương pháp chế tạo phôi
- Trong đúc phôi có những phương pháp như sau:
3.2.3.1. Đúc trong khuôn cát mẫu gỗ
- Chất lượng bề mặt vật đúc không cao, giá thành thấp, trang thiết bị đơn giản, thích
hợp cho dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
- Loại phôi này có cấp chính xác: IT 16 ÷ IT 17
- Độ nhám bề mặt: Rz = 160µ m
3.2.3.2. Đúc trong khuôn cát mẫu kim loại
- Nếu công việc thực hiện bằng máy thì có cấp chính xác khá cao, giá thành cao hơn so
với đúc trong khuôn mẫu bằng gỗ. Loại này phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt vừa
và lớn.
- Loại phôi này có cấp chính xác: IT 15 ÷ IT 16
- Độ nhám bề mặt: Rz = 80 µ m
3.2.3.3. Đúc trong khuôn kim loại
- Độ chính xác cao, phôi có hình dáng gần giống với chi tiết. Loại này phù hợp với
dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.

- Loại phôi này có cấp chính xác: IT 14 ÷ IT 15
- Độ nhám bề mặt: Rz = 40µ m
3.2.3.4. Đúc ly tâm
- Loại này chỉ phù hợp với chi tiết dạng tròn xoay, đặc biệt là hình ống, hình xuyến.
3.2.3.6. Đúc trong vỏ mỏng
- Loại này tạo phôi chính xác cho chi tiết phức tạp được dùng trong sản xuất hàng loạt
lớn và hàng khối.
Kết luận: Với những yêu cầu của chi tiết đã cho, tính kinh tế cũng như dạng sản xuất
đã chọn ta sẽ chọn phương pháp chế tạo phôi là: “Đúc trong khuôn kim loại”

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 14


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

Chương 4 : LẬP TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ
4.1. Xác định trình tự gia công
a. Mục đích
- Việc xác định trình tự các nguyên công hợp lý nhằm đảm bảo độ chính xác về kích
thước, vị trí tương quan và độ nhám các bề mặt theo yêu cầu đề ra.
b. Chọn các phương pháp gia công các bề mặt phôi
Dựa vào yêu cầu đặc tính kỹ thuật ta chọn phương pháp gia công cho các bề mặt sau
như: phay, khoan, khoét, doa…
4.2. Phân tích chuẩn và định vị khi gia công
- Chi tiết được sản xuất hàng loạt vừa: quá trình gá đặt phôi được thực hiện trên đồ gá
theo phương pháp tự động đạt kích thước nhờ các mặt chuẩn trên chi tiết.

- Chọn chuẩn phải được thực hiện sao cho đảm bảo tốt theo 2 yêu cầu:
+ Đảm bảo chất lượng của chi tiết.
+ Nâng cao năng suất và giảm giá thành.
- Kết cấu chi tiết được thể hiện cụ thể như sau

 Như vậy, với kết cấu chi tiết được thể hiện như trên thì ta nên gia công mặt A và 2 lỗ

φ10 để làm chuẩn cho các nguyên công sau.

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 15


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

4.3. Thứ tự các bước công nghệ

* Phương án 1
- Nguyên công 1: Phay mặt A;khoét , doa 2 lỗ φ 36 và lỗ φ 60 khoan 4 lỗ

φ10.5 và 2 lỗ

φ10 ,vát mép lỗ φ65* 5*45.
- Nguyên công 2: Phay mặt B,khoét các lỗ bậc φ18.
* Phương án 2
- Nguyên công 1: Phay mặt B, khoét , doa 2 lỗ φ 36 và lỗ φ 60 khoan 4 lỗ


φ10.5 và 2 lỗ

φ10 .,
- Nguyên công 2: Phay mặt B,khoét các lỗ bậc φ18 ,vát mep lỗ φ65*5*45.
* So sánh 2 phương án
Phương án 1,phần vát mép quang trọng để lắp ghép vào chi tiết nên cần độ chính
xác khi gia công nên trách sai số tích lũy khi giá đạt nhiều lần để gia công còn phương
án 2 thì váp mép sau nên dẫn đến sai số tích lũy. Do đó ta chọn phương án 1 là hợp lý.
4.4. Chuẩn công nghệ
Nguyên công 1: Phay mặt A, khoét , doa 2 lỗ φ 36 và lỗ φ 60 khoan 4 lỗ

φ10.5 và 2 lỗ

φ10 ,vát mép lỗ φ65* 5*45,kẹp chặt bằng cơ cấu khối v ngắn

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 16


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

Nguyên công 2: Phay mặt B,khoét các lỗ bậc φ18 ,kẹp chặt bằng khối v ngắn
4.5. Lượng dư gia công
3 − 110
[1]
- Tra bảng 259
có lượng dư:


+ Mặt dưới(mặt A) ,2 mm.
+ Mặt trên (MẶT B) 2 mm.
+ Mặt lỗ 2 mm.

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 17


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

Chương5: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT
5.1. Lựa chọn máy và các thông số kỹ thuật
Chi tiết có thể gia công trên máy phay CNC 3 trục. Nên chọn máy phay CNC –
Máy phay CNC - PDE 900.

Model

Đơn vị

PDE 900

Hành trình trục X

mm

900


Hành trình trục Y

mm

500

Hành trình trục Z

mm

450

Tốc độ trục chính

vg/ph

20000

Tốc độ cắt

vg /ph

15000

Độ chính xác của máy

mm

± 0.002


Công suất động cơ

kw

18.5

Khả năng mang tải của máy

Kg

600

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 18


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

Di chuyển nhanh không mang tải
X,Y,Z

GVHD: Bùi Trung Kiên

mm/p

Số vị trí gá dao

24000

16

Đường kính dao lớn nhất

mm

70

Chiều dài dao lớn nhất

mm

200

Trọng lượng dao lớn nhất

kg

4

Khoảng di chuyển trục chính

mm

200 ~ 650

Chuỗi côn trục chính

No


HSK- 63

Độ rộng của rãnh

mm

18

Số lượng/Khoảng cách rãnh chữ T

mm

5/100

Trọng lượng máy

Kg

9500

Kích thước chiều dài

mm

4050

Kích thước chiều rộng

mm


3700

Kích thước chiều cao

mm

3100

5.2. Chọn dao các thông số kỹ thuật của dao và tra chế độ cắt cho từng bước
công nghệ hoặc nguyên công
5.2.1.Nguyên công 1: Phay mặt A;khoét , doa 2 lỗ φ 36 và lỗ φ 60 khoan 4lỗ
φ10.5 và 2 lỗ φ10,vát mép lỗ φ65* 5*45.
- Bước 1: Phay mặt đáy A
+ Định vị 6 bậc tự do: mặt bên 3 bậc, mặt trên 3 bậc.
+ Chiều sâu cắt t = 2 mm.
+ Sơ đồ nguyên công:

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 19


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

+ Chọn dao gia công: Sử dụng phần mềm secocut (phần mềm tra chế độ cắt) ta xác
định dao và chế độ cắt như sau:

- Khởi động phần mềm Seco cutting data-> Chọn milling->Click here to choose a

category->Face mlling->Chọn dao có kí hiệu R220.13-12=> chọn đường kính dao D
= 40 mm.

+ Phần mềm sẽ cho ra các thông số công nghệ:
- Thông số của dao : Kí hiệu dao R220.13-12,
+ Đường kính dao D = 40 mm.

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 20


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

+ Lượng ăn dao răng f = 0,14 mm/răng.
+ Tốc độ cắt V = 230 (m/phút).
+ Tốc độ chạy không S = 792 (mm/phút).
+ Chiều sâu cắt h = 1 mm.
+ Số vòng quay n = 1834(vòng/phút).
+ Công suất động cơ 1,4(kW).
+ Momen xoắn q = 6,1 (N.m).
- Bước 2: Khoan lỗ φ10 .
+ Định vị 6 bậc tự do: mặt bên 3 bậc bằng phiến tỳ , mặt trên 3 bậc bằng khối V ngắn.
+ Sơ đồ nguyên công:

+ Chọn dao gia công: Sử dụng phần mềm secocut (phần mềm tra chế độ cắt) ta xác
định dao và chế độ cắt như sau:
- Khởi động phần mềm Seco cutting data ->Chọn Drilling->Click here to choose a

category->FeedMAX->SD 203 Drilling depth : 3xD->SD 203_R1->SD 203_10.0-3110R1 chọn đường kính d = 10 mm.
+ Phần mềm sẽ cho ra các thông số công nghệ:

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 21


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

- Thông số của dao: Kí hiệu của dao SD 203-10.0-31-12R1.
+ Đường kính d = 10mm.
+ Tốc độ cắt V = 100 (m/phút).
+ Số vòng quay n = 3183(vòng/phút).
+ Lượng chạy dao S = 0,28(mm/vòng).
+ Lực cắt P = 891 (N).
+ Momen xoắn M = 7.5 (N.m).
+ Công suất N = 2,5 (kW).
- Bước 3: Khoan lỗ φ10 .5
+ Định vị 6 bậc tự do: mặt bên 3 bậc, mặt trên 3 bậc.
+ Sơ đồ nguyên công:

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 22


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC


GVHD: Bùi Trung Kiên

+ Chọn dao gia công: Sử dụng phần mềm secocut (phần mềm tra chế độ cắt) ta xác
định dao và chế độ cắt như sau:
- Khởi động phần mềm Seco cutting data > Chọn Drilling > Click here to choose a
category >FeedMAX > SD 203 Drilling depth : 3xD > SD 203_R1 > SD 203_10.5-3112R1 chọn đường kính d = 10.5 mm.
+ Phần mềm sẽ cho ra các thông số công nghệ:

- Thông số của dao: Kí hiệu của dao SD 203-10.5-31-12R1.
+ Đường kính d = 10.5mm.

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 23


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

+ Tốc độ cắt V = 100 (m/phút).
+ Số vòng quay n = 3032(vòng/phút).
+ Lượng chạy dao S = 0,28(mm/vòng).
+ Lực cắt P = 849 (N).
+ Momen xoắn M = 8,3 (N.m).
+ Công suất N = 2,6 (kW).
- Bước 4: khoét, doa 2 lỗ φ 36 .
• Khoét (dùng dao phay φ 20 để khoét rộng lỗ)
+ Định vị 6 bậc tự do: mặt bên 3 bậc bằng phiến tỳ , mặt trên 3 bậc bằng khối v ngắn.

+ Sơ đồ nguyên công:

+ Chọn dao gia công: Sử dụng phần mềm secocut (phần mềm tra chế độ cắt) ta xác
định dao và chế độ cắt như sau:
- Khởi động phần mềm Seco cutting data ->Chọn other milling cutters-> Drill end
mill R216.19 ->chọn đường kính d = 20 mm.
+ Phần mềm sẽ cho ra các thông số công nghệ:

SVTH: Đỗ Tấn Đức

Trang 24


Đồ Án Công Nghệ CAD/CAM/CNC

GVHD: Bùi Trung Kiên

- Thông số của dao: Kí hiệu của dao R216.19-08 ( φ 20 )
+ Đường kính d = 20 mm, t = 1mm.
+ Tốc độ cắt V = 195 (m/phút).
+ Tốc độ chạy không S = 292 (m/phút).
+ Số vòng quay n = 3098 (vòng/phút).
+ Lực cắt P = 2789 (N).
+ Momen xoắn M = 38,7 (N.m).
+ Công suất N = 7,4(kW).
* Doa:
+ Sơ đồ nguyên công:

SVTH: Đỗ Tấn Đức


Trang 25


×