Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tự học chỉnh nha bài 26 xử lý tình huống giai đoạn 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.59 KB, 4 trang )

1

Tự học chỉnh nha

Bài 26: Xử lý tình huống ở giai đoạn 2
Giai đoạn 2 còn gọi là giai đoạn Mechanic -­­ giai đoạn làm việc trên dây cung
cứng/giai đoạn đóng khoảng, sẽ bắt đầu sau khi các răng đạt được các tiêu chuẩn sau:
-­­ Khử xoay toàn bộ: Thực hiện trên các dây Niti tròn (N012 -­­ N014-­­N-­­016)
-­­ Làm thẳng đường cong Spee và sửa torque: Thực hiện trên dây N18X25 hoặc
HaNT 18X25.
Nên chụp phim Panorama trước khi bắt đầu vào giai đoạn đóng khoảng để chắc chắn
các chân răng đã song song, các răng đã được chỉnh torque phù hợp để dây SS19X25
nằm thụ động trong khe mắc cài.

1. Nếu không thể đưa dây SS19X25 vào mắc cài một cách
thụ động:
Nguyên nhân:
-­­ Do đi dây HaNT 18X25 chưa đủ lâu để chỉnh torque các răng.
-­­ Chưa chỉnh hoàn toàn đường cong Spee.
Khắc phục:
-­­ Đi lại dây HaNT 18X25 thêm 1 tháng để chỉnh torque hoàn toàn.
-­­ Đi dây Niti 19X25 1 tháng để chỉnh torque.
-­­ Sử dụng dây Reverse Niti 17X25 cho các trường hợp đường cong Spee quá sâu,
răng cửa quá trồi. Cẩn phải hết sức lưu ý để kiểm soát răng khi sử dụng dây này.

/>

2

2. Đau khi đưa dây SS19X25
Điều này xảy ra do dây nằm quá "cưỡng ép" trong khe mắc cài. Cần phải kiểm tra xem ta đã


chạy dây đàn hồi đủ thời gian hay chưa. Nếu cần thì có thể chạy dây N19X25 thêm 1 tháng để
chỉnh torque hoàn hảo trước khi di dây SS.
Việc chạy dây SS19X25 luôn gây ra cảm giác "rất nặng và chặt" tại răng, vì chúng ta thay một
dây cung "đàn hồi" bằng một dây cung cứng chắc. Cảm giác này sẽ mất đi sau 1-­­2 ngày sau
khi thay dây. Do đó, thường lời khuyên sau khi chạy dây SS19X25 là đặt dây 2 tuần, sau đó
mới kéo răng bằng chun chuỗi hoặc lò xo đóng khoảng.

3. Bong mắc cài khi chạy dây SS 19X25

Điều này rất hay xảy ra nếu đặt dây SS 19X25 quá "cưỡng lực" trong khe mắc cài.
Nếu mắc cài bị bong, hãy gắn lại mắc cài theo quy trình "gắn lại mắc cài". Sau đó đi lại dây
N18X25 1 tháng để chỉnh lại vị trí của răng trước khi đi dây SS19X25.

/>

3

4. Đóng khoảng
Cơ chế đóng khoảng gồm đóng khoảng 1 thì và đóng khoảng 2 thì, khác nhau về cơ chế
kéo răng.
- Kỹ thuật đóng khoảng 1 thì: Đóng toàn bộ khối răng trước, từ răng 3-3 đóng trong cùng
1 lần.

- Kỹ thuật đóng khoảng 2 thì: kéo răng 3 trước, sau đó kéo khối răng cửa

/>

4

5. Bấm Hook

Hiện tại trên thị trường có nhiều loại Hook khác nhau dùng để bấm trực tiếp trên dây
cung, cần có kìm bấm hook để cố định hook trên dây cung SS19X25 (Hình vẽ)

6. Mất Torque do kéo quá lực
Khi kéo đóng khoảng bằng chun chuỗi bằng lò xo, do nôn nóng muốn nhanh có kết
quả nên có thể chúng ta sẽ tăng lực một cách mất kiểm soát. Cần chú ý rằng lực càng
nhẹ thì đóng khoảng càng thuận lợi, và ngược lại, sử dụng lực quá mạnh có thể gây ra
các biến chứng không mong muốn, trong đó mất torque là biến chứng nguy hiểm nhất.
Các bác sỹ nên sử dụng lò xo đóng khoảng Niti, vì lò xo này giải phóng lực nhẹ liên tục.
Đề nghị xem lại bài viết về lò xo để biết cách hoạt hóa lò xo hợp lý.

/>


×