Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Đối Với Việt Nam Dưới Thời Thủ Tướng Koizumi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 36 trang )

MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU

3

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

5

1. Lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu

5

2. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

6

4. Ý nghĩa thực tiễn và phạm vi nghiên cứu

7

5. Kết cấu tiểu luận

7


NỘI DUNG CHÍNH

9

Chương 1. Những nhân tố cơ bản tác động tới chính sách đối ngoại

9

của Nhật Bản dưới thời thủ tướng Koizumi
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước

9

1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ

11

trước Koizumi
Chương 2. Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của

16

Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi
2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam

16

2.2 Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị

17


2.3 Biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế

19

2.4 Biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục

22

2.5 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Nhật Bản

24

1


Chương 3. Triển vọng phát triển và những khuyến nghị cơ bản đối

27

với Đảng và Nhà nước trong quan hệ với Nhật Bản
3.1 Triển vọng phát triển quan hệ giữa hai nước

27

3.2 Những khuyến nghị đối với Đảng và Nhà nước trong quan hệ với

29

Nhật Bản

KẾT LUẬN

31

Phụ lục

32

Danh mục tài liệu tham khảo

36

2


LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh quốc tế biến động sâu sắc và phức tạp như hiện nay,
trong xu thế hợp tác và phát triển, xu thế toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống xã
hội đang diễn ra sôi động, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia muốn bảo vệ lợi ích
của mình, muốn tránh lệch hướng khỏi vòng xoáy đó là phải tăng cường hợp tác
và hội nhập không ngừng. Đẩy mạnh hợp tác là xu thế tất yếu của giai đoạn
hiện nay. Việc thay đổi và có những quyết sách đúng đắn trong chính sách đối
ngoại cũng là một yêu cầu bức thiết đối với một bộ máy lãnh đạo của một quốc
gia trong đường hướng xây dựng và phát triển đất nước, góp phần vào việc đẩy
mạnh hợp tác và hội nhập.
Sự thay đổi trong thể chế lãnh đạo nhà nước tất yếu sẽ dẫn đến những
thay đổi trong một số nội dung của chính sách đối ngoại, bên cạnh những yêu
cầu khách quan do lịch sử đặt ra. Ngoài sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu
vực thì nhân tố chủ quan của mỗi một bộ máy lãnh đạo đất nước cũng góp phần
không nhỏ tới chủ trương và đường lối phát triển đất nước của quốc gia đó.

Đối với một quốc gia như Nhật Bản, rất ít vị thủ tướng lại có sức ảnh
hưởng lớn đối với nền chính trị của Nhật như Koizumi, và rất ít người có thể
tạo ra được một kỷ nguyên cho riêng mình như Koizumi đã làm. Không cần kể
đến xấu hay tốt, nhưng có thể khẳng định một điều rằng tác động của Koizumi
đối với chính trị trong nước và mối quan hệ quốc tế, với môi trường kinh tế của
Nhật sẽ vẫn còn tiếp tục trong những năm tiếp theo ở quốc gia này.
Riêng đối với Việt Nam và mối quan hệ Nhật Bản – Việt Nam, trong thời
kỳ đương chức của mình, những chính sách đối ngoại của Koizumi đã cho thấy
những thái độ tích cực, mở rộng thêm cơ hội và sự hợp tác phát triển vốn đã tồn
tại trong lịch sử từ đầu thế kỷ đến nay. Tìm hiểu những nội dung cơ bản trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng
3


Koizumi cũng góp phần tăng cường hơn nữa hiểu biết giữa hai nước, đánh giá
thành tựu và vai trò của thủ tướng trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đồng
thời cũng góp phần điều chỉnh chính sách đối ngoại của nước ta sao cho phù
hợp với xu thế và tình hình mới hiện nay, khi mà thủ tướng Koizumi đã rời
nhiệm sở. Thiết nghĩ, đây cũng là một hoạt động thiết thực cần phải làm.

4


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
TÊN ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI
VIỆT NAM DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG KOIZUMI
1. Lý do chọn đề tài và tình hình nghiên cứu
Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với miền Bắc Việt Nam vào tháng
9 năm 1973, đến tháng 7 năm 1976 bắt đầu quan hệ ngoại giao với nước Việt
Nam thống nhất, đặt nền tảng cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước. Mặc

dù lịch sử quan hệ có những bước thăng trầm song quan hệ hợp tác hữu nghị
giữa Nhật Bản và Việt Nam đã có được những bước phát triển vững chắc,
đặc biệt kể từ sau Hội nghị Hòa bình về Campuchia vào năm 1991, bắt đầu
bằng việc thảo luận mở lại Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt
Nam. Hiện nay hai nước đang cùng nhau hướng tới xây dựng quan hệ đối tác
chiến lược hòa bình và phồn vinh ở châu Á, mở ra giai đoạn phát triển sâu
rộng và sôi động nhất từ trước tới nay.
Đối với một đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á như
Việt Nam, chính sách đối ngoại của Nhật Bản nghiễm nhiên cũng phải có
những lưu tâm đặc biệt. Hơn thế nữa, quan hệ Nhật – Việt đã có quá trình
lịch sử phát triển khá lâu đời xuất phát từ nhiều điểm tương đồng. Nhật Bản
và Việt Nam có đất nước trải dài từ Bắc tới Nam, có chung nền văn hóa lúa
nước, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc dân tộc...Chính những
điều này quyết định một vị trí quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối
ngoại của Nhật Bản.
Tháng 4 năm 2001, ngay khi lên nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, Thủ
tướng Koizumi đã tuyên bố sẽ cải cách công tác thông tin đối ngoại. Tháng 9
năm 2001, Tổ nghiên cứu quan hệ đối ngoại được thành lập nhằm giúp đỡ
thủ tướng thực hiện cải cách. Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều
5


chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và
tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức
mạnh kinh tế, phát huy vai trò và ảnh hưởng trên thế giới và khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương.
Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, ít thấy một công trình nghiên cứu nào
đề cập tới những nội dung cụ thể trong chính sách đối ngoại của Nhật đối
với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi, một vị thủ tướng để lại nhiều ấn
tượng trong chính trường Nhật Bản. Việc nghiên cứu này không chỉ đánh giá

những điều đã đạt được của hai nước, những thành quả mà hai bên có được.
Bên cạnh đó nó cũng là sự ghi nhận và khẳng định vị trí của một vị thủ
tướng có sức ảnh hưởng lớn như thủ tướng Koizumi trong quan hệ ngoại
giao với Việt Nam nói riêng và đối với khu vực nói chung. Từ 2001 đến nay,
khi mà đất nước ta bước đầu hội nhập sâu trên trường quốc tế, tham gia vào
các tổ chức quốc tế và phát triển quan hệ hợp tác đa phương với các nước
trên thế giới, thiết nghĩ việc tìm hiểu và nắm rõ những nội dung cơ bản trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam là điều cần thiết.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt
Nam dưới thời thủ tướng Koizumi.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích tài liệu:
bao gồm các văn bản chỉ đạo và các tài liệu, tư liệu trên các phương tiện
truyền thông đại chúng, các website và sách báo…
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bằng việc đánh giá các thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực, tiểu luận
này được thực hiện với mục đích lớn nhất là cung cấp cho người đọc những
thông tin hữu ích về chính sách đối ngoại của Nhật Bản dưới thời thủ tướng
Koizumi đối với Việt Nam. Những điểm cần quan tâm trong chính sách đối
6


ngoại đó, những biểu hiện thực tế và nguyên nhân của nội dung chính sách
đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi.
Nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận gồm những nhiệm vụ sau:
- Trình bày những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại
của Nhật Bản đối với Việt Nam.
- Trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật
Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi trên một số lĩnh
vực.

- Trình bày triển vọng và những khuyến nghị cơ bản đối với Đảng, Nhà
nước trong quan hệ với Nhật Bản.
4. Ý nghĩa thực tiễn và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận này sẽ giúp mang tới cho người đọc có được những cái nhìn
tổng quan về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, lịch sử hình thành cũng
như biểu hiện của nó ra sao. Tiểu luận góp phần nhỏ bé vào kho tàng những
tài liệu nghiên cứu về Nhật Bản để từ đó trở thành tư liệu tham khảo có giá
trị. Bên cạnh đó, những khuyến nghị và giải pháp tăng cường phát triển cũng
giúp cho quan hệ hai nước được củng cố và phát triển tốt đẹp hơn trong
tương lai.
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là chính sách đối ngoại của Nhật Bản
dưới thời thủ tướng Koizumi, từ khi nhậm chức tháng 4 năm 2001 đến năm
2006.
5. Kết cấu tiểu luận
Chương 1. Những nhân tố cơ bản tác động tới chính sách đối ngoại
của Nhật Bản dưới thời thủ tướng Koizumi
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước
1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước
Koizumi
7


Chương 2. Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của
Nhật Bản đối với Việt Nam dưới thời thủ tướng Koizumi
2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam
2.2 Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị
2.3 Biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế
2.4 Biểu hiện trên lĩnh vực văn hóa-giáo dục
2.5 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Nhật Bản
Chương 3. Triển vọng phát triển và những khuyến nghị cơ bản đối

với Đảng và Nhà nước trong quan hệ với Nhật Bản

8


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM DƯỚI THỜI THỦ
TƯỚNG KOIZUMI
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước
1.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực
Năm 1991, sự tan rã của Liên ban Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa
ở Đông Âu đã chính thức kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh và giai đoạn chạy
đua vũ trang giữ liên ban Xô Viết và Mỹ. Tình hình thế giới có những biến
đổi sâu sắc. Lúc này, trật tự thế giới hai cực đã bị xóa bỏ thay vào đó là trật
tự thế giới nhất siêu đa cường đó là các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga và
Trung Quốc. Theo dự báo thì xu hướng này còn có thể phát triển trở thành
trật tự thế giới đa cực. Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mỹ một lợi thế
tạm thời. Là lực lượng duy nhất còn lại, Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường,
mưu đồ giữ vai trò bá chủ chi phối thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy
nhất còn lại nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ
đã bị suy yếu tương đối, mâu thuẫn lớn nhất trong lòng nước Mỹ là mâu
thuẫn giữa tham vọng làm bá chủ và thực lực của nó.
Bên cạnh đó, tuy hòa bình thế giới đã được củng cố, nguy cơ chiến tranh
thế giới bị đẩy lùi rõ rệt nhưng hòa bình ở nhiều khu vực lại bị đe dọa. Thậm
chí ở nhiều nơi, xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu
thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đạy dưới thời
chiến tranh lạnh, nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu
thuẫn này đều có căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết là không thể nhanh

chóng dễ dàng. Ngoài ra phải kể đến xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh để
phát triển kinh tế đã trở thành xu thế chính từ sau chiến tranh lạnh đến nay.
9


Trong bối cảnh chung đó nổi lên một số đặc điểm phát triển cơ bản của thế
giới và khu vực như sau:
(*) Toàn cầu hóa, đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế là đặc điểm nổi bật của
nền kinh tế thế giới với sự chuyển đổi từ GATT sang WTO đã khiến cho tự
do thương mại và đầu tư càng có điều kiện phát triển mạnh. Các nước Đông
Á đã trở thành thị trường mở cửa cho Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, và Nhật
Bản cũng phải mở cửa cho hàng hóa các nước tràn vào thị trường của mình.
Chính những yếu tố này đã tạo nên xu thế ngày càng ra tăng hợp tác và cạnh
tranh quyết liệt đòi hỏi Nhật Bản phải điều chỉnh chính sách đối ngoại theo
hướng tăng cường các quan hệ liên kết, hợp tác với các nước ở khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương để cạnh tranh lại với Mỹ và Tây Âu.
(*) Xu thế khu vực hóa cũng ra tăng mạnh, hình thành nhiều khối liên kết
hợp tác phát triển như: EU, NAFTA, APEC,ASEAN, và gần đây là ASEM.
Chỉ tính riêng liên kết giữa ASEAN với Đông Bắc Á mà gần đây là các khối
ASEAN+, ASEAN+1... cùng với đó là sự đã hình thành hoặc sẽ hình thành
các khu vực tự do thương mại của các khối liên kết trên đã khiến cho các
hoạt động kinh tế của nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở Đông Á, bao
gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á diễn ra hết sức sôi động.
(*) Tương quan với các nước lớn là đối thủ cạnh tranh với Nhật Bản ở
Đông Bắc Á: từ nhiều năm qua, Mỹ vừa là đồng minh chặt chẽ nhưng đồng
thời cũng là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Nhật về nhiều lĩnh vực. Trong
đó ý thức chủ quan của Mỹ mặc dù vẫn coi trọng quan hệ với Nhật và coi đó
là đồng minh số một ở châu Á song Mỹ lại không muốn Nhật quá mạnh đến
mức lấn át cả vị thế của Mỹ ở châu Á để từ đó càng tạo cho Nhật ý thức
vươn tới một vị trí ngày càng lớn hơn cả về kinh tế và chính trị ở châu Á.

Trong khi đó ở Đông Á, từ sau chiến tranh lạnh đến nay còn phải kể đến một

10


nước Trung Quốc khổng lồ có vị thế ngày càng lớn cả về kinh tế, chính trị,
khoa học kỹ thuật và quân sự.
1.1.2 Bối cảnh trong nước
Từ sau chiến tranh lạnh tới nay Nhật Bản phải đối mặt với những khó
khăn lớn trước tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều biến động. Đó là
sự khủng hoảng suy thoái kinh tế kéo dài suốt thập niên 1990. Bị ảnh hưởng
nặng nề bởi suy thoái kinh tế và thiểu phát, thị trường chứng khoán Nhật
Bản đã tụt dốc, các khoản nợ xấu tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức
cao hơn và các vụ bê bối tham nhũng tăng lên theo cấp số nhân. Chính nền
kinh tế khó khăn đã kéo theo việc Nhật Bản nhanh chóng mất đi ảnh hưởng
và uy tín trên trường quốc tế. Đó là sự già hóa dân số và bên cạnh đó là
chính trị xã hội không ổn định. Một thập kỷ trôi qua với những lần bê bối
trong Nội các, bộ máy được thành lập trên cơ sở liên minh giữa nhiều đảng
phái, mỗi đảng lại có những lợi ích riêng, do vậy mà chính phủ liên hiệp dễ
bị tan vỡ một khi các lợi ích đó không được đáp ứng. Một thập kỷ trôi qua
với 8 vị thủ tướng lần lượt nắm quyền và rời vị trí, nhưng chỉ trong năm
1994 đã có 3 lần thay đổi thủ tướng và Nội các. Những sự bất ổn định trên
đã khiến Nhật Bản giảm sút uy tín trên chính trường quốc tế.
1.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước
Koizumi:
1.2.1 Đặc điểm chung trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của một quốc gia quả là một công
việc khó khăn và phức tạp. Đối với Nhật Bản thì việc đó dường như còn là
một công việc khó khăn hơn nhiều bởi giới nghiên cứu đã phải đánh giá
Nhật Bản là một quốc gia có chính sách đối ngoại biến động sâu sắc, mạnh

mẽ và rất khó dự đoán.

11


Chính sách đối ngoại của Nhật Bản còn có những biến đối sâu sắc qua
từng thời kỳ lịch sử khác nhau từ chính sách biệt lập cho tới việc tích cực
tiếp thu văn hóa nước ngoài, từ sự tôn sùng Nhật Hoàng cho đến chế độ dân
chủ, từ chủ nghĩa quân phiệt cho đến chủ nghĩa hòa bình. Vào thời kỳ những
năm 70 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã thi hành một chính sách đối ngoại
tránh dính líu tới các vấn đề chính trị chiến lược của quốc tế để tập trung
phát triển kinh tế theo đuổi những lợi ích thương mại hạn hẹp của mình. Lúc
này, Nhật Bản lảng tránh những vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ quốc tế
và hoàn toàn đứng bên ngoài chiến tranh lạnh. Chính sách đó đã đưa Nhật
Bản phục hồi nhanh chóng sau sự thất bại của cuộc đại chiến thế giới thứ
hai, vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Đến những năm 90, nền
kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng dẫn tới thời kỳ trì trệ về
kinh tế và bế tắc chính trị. Vai trò ảnh hưởng của Nhật trên trường quốc tế bị
mờ nhạt đi nhanh chóng và người ta dường như quên hẳn sự lãnh đạo của
Nhật Bản đối với châu Á trong quá khứ và chuyển hướng sự chú ý sang một
Trung Quốc đang vươn lên. Tuy nhiên đến những năm đầu của thế kỷ XXI,
vai trò của thủ tướng Koizumi đã được khẳng định. Trong 5 năm rưỡi cầm
quyền, nhờ những chuyển hướng sang củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ
của vị thủ tướng này mà địa vị kinh tế chính trị cũng như tầm ảnh hưởng của
Nhật Bản đã được cải thiện đáng kể.
Qua việc xem xét chính sách đối ngoại trong một khoảng thời gian,
chúng ta có thể thấy một đặc điểm đặc trưng trong chính sách đối ngoại của
Nhật là thiên hướng hiện thực chủ nghĩa để thích nghi với những đổi thay
trong cấu trúc của hệ thống chính trị quốc tế. Khuynh hướng này được đánh
giá là bắt nguồn từ những nguyên nhân văn hóa lịch sử cũng như chiến lược.

Phong cách của lãnh đạo Nhật thời hiện tại là di sản của những ảnh hưởng từ
thời cận đại và kinh nghiệm lâu dài của thời duy tân Minh Trị. Quá trình này
12


được thúc đẩy phần nhiều từ nhu cầu cạnh tranh trong hệ thống quốc tế và
quyết tâm điều chỉnh thể chế chính sách để có thể có được thành công trong
hệ thống đó. Trong khi các nước khác chống lại hay chưa chuyển biến kịp
với những thay đổi của trật tự thế giới mới thì Nhật Bản đã nhanh chóng
nắm bắt xu hướng và có những điều chỉnh phù hợp không chỉ trong chính
sách đối ngoại mà còn trong cả cách thức tổ chức nhằm định hình phản ứng
mang tính cơ hội của Nhật trước trật tự thế giới bên ngoài và nếu như trật tự
đó thay đổi, Nhật Bản sẽ điều chỉnh chính sách và tổ chức bên trong tùy
thuộc vào trật tự mới.
1.2.2 Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam thời kỳ trước
Koizumi
Từ sau chiến tranh lạnh, trước những khó khăn và thách thức, Nhật Bản
bước vào thời điểm bước ngoặt điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng
tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành
cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế. Đặc biệt, Nhật Bản
chú trọng đến phát huy vai trò, ảnh hưởng ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. Trong số các quốc gia đó không thể không kể đến Việt Nam.
Chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản coi trọng Việt Nam bởi đây là
một nước có tiềm năng trong khu vực, lại có chung nhu cầu và lợi ích với
Nhật Bản đó là duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á.. Bên
cạnh đó, Việt Nam còn có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực, là đầu mối
giao thông, có nhiều cửa ngõ thông ra biển thuận lợi và các hải cảng có ý
nghĩa lớn về mặt quân sự. Quyết định về việc sử dụng các hải cảng của Việt
Nam trong tương lai cũng có thể được xem như một nhân tố tác động đến
chiến lược an ninh của Nhật Bản. Về mặt kinh tế, Việt Nam là nước có

nguồn tài nguyên phong phú, có nguồn lao động dồi dào, thị trường giàu
tiềm năng và môi trường chính trị ổn định.
13


Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, sau chuyến thăm của Ngoại trưởng
Nhật Nakayama vào tháng 6 năm 1991, quan hệ Nhật Bản – Việt Nam đã
bước sang một thời kỳ mới, xóa đi những bất đồng và những tồn đọng trong
quá khứ. Tháng 11 năm 1992, kết thúc cuộc thảo luận mở lại viện trợ chính
thức (ODA) cho Việt Nam, hai bên đã ký kết hiệp định về việc Nhật Bản cấp
cho Việt Nam một khoản viện trợ có hạn định 45 tỷ 500 triệu yên, mở ra một
trang sử mới trong quan hệ Nhật – Việt.
Trước thời thủ tướng Koizumi, đã có 3 chuyến thăm cấp cao của các thủ
tướng Nhật Bản tới Việt Nam. Đó là chuyến thăm của thủ tướng Murayama
8/1994, Hashimoto 1/1997, Obuchi 12/1998. Hoàng tử Nhật Bản cũng thăm
Việt Nam vào tháng 6 năm 1999. Thủ tướng Murayama là vị thủ tướng đầu
tiên của Nhật Bản thăm Việt Nam vào tháng 8 năm 1994. Trong cuộc hội
đàm với thủ tướng Võ Văn Kiệt, hai bên đã nhất trí thắt chặt mối quan hệ
giữa hai nước không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà cả quan hệ chính trị, văn
hóa, giao lưu con người, hướng tới một thời kỳ mới trong quan hệ Nhật –
Việt, đồng thời cũng đưa ra kế hoạch giúp đỡ cụ thể của phía Nhật Bản đối
với Việt nam.
Lĩnh vực kinh tế cũng có nhiều chuyển biến tích cực bỏ lại đằng sau
những hạn chế trong quan hệ ngoại giao thời kỳ trước 1991. Bước sang thập
kỷ 90, khi mà vấn đề Campuchia được giải quyết, đồng thời Việt Nam thực
hiện thành công đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam muốn làm
bạn với tất cả các nước nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài nhằm
phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Nhật Bản là quốc
gia đầu tiên đã tuyên bố nối lại hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt

Nam.

14


Tháng 1 năm 1996, hội nghị hợp tác kinh tế lần thứ nhất đã khai mạc tại
Tokyo. Đây là hội nghị hợp tác kinh tế lần đầu tiên giữa hai nước và là hội
nghị lần thứ hai thảo luận song phương về chính sách hợp tác kinh tế tiếp
theo hội nghị cấp thứ trưởng tháng 12 năm 1994. Hai nước đã dành cho nhau
thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999. Những mặt hàng xuất khẩu được ưu tiên
sang thị trường Việt Nam là cơ khí , sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên
liệu dệt, da...
Sau năm 1995, nguồn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản đổ
vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với sự có mặt của các nhà sản xuất
Nhật Bản trong các lĩnh vực như xi măng, linh kiện điện tử, máy tính, ô
tô...Từ 1998 đến 2001, nguồn FDI từ Nhật vào Việt Nam đã giảm nhanh với
việc xuất hiện ngày càng ít các dự án đầu tư mới. Nhìn chung thời kỳ này
suy giảm là do đồng Yên mất giá năm 1996.
Bên cạnh đó không thể không kể đến vốn viện trợ không hoàn lại của
Nhật Bản tại Việt Nam. Kể từ năm 1992, Nhật Bản đã viện trợ 22, 65 triệu
USD cho 325 dự án ở Việt Nam.
Vấn đề văn hóa giáo dục cũng được các nhà lãnh đạo Nhật Bản quan tâm
trong quan hệ hợp tác với Việt Nam. Tuy mới đạt được bước phát triển mới
từ cuối thập niên 1980 đến nay, nhưng những chính sách hợp tác phát triển
văn hóa giáo dục cũng đã có được những thành tựu lớn. Bằng chứng là rất
nhiều các nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho giáo dục, văn hóa
thông tin, các dự án hỗ trợ tài chính cho các hoạt động giao lưu, trao đổi văn
hóa giữa hai nước Việt Nhật đã được các nhà lãnh đạo Nhật Bản ký kết giúp
đỡ Việt Nam. Năm 1991-1992, dự án chi 18 triệu Yên cho việc xây dựng và
mua sắm các trang thiết bị của Nhà Hữu nghị, hội hữu nghị Việt Nhật. Năm

1992, dự án hỗ trợ tài chính cho tổng cục Thể dục thể thao. Năm 1993, dự án
trang thiết bị cho việc làm phim hoạt hình của Việt Nam...
15


CHƯƠNG 2
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
NHẬT BẢN ĐỐI VỚI VIỆT NAM DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG KOIZUMI
2.1 Mục tiêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam
Như đã nói từ đầu, trước những xu thế tất yếu của lịch sử, xu thế hợp tác
phát triển, xu thế toàn cầu hóa đặc biệt là toàn cầu hóa nền kinh tế cùng với
xu thế khu vực hóa đã khiến Nhật Bản phải điều chỉnh lại chính sách đối
ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó, Nhật Bản muốn
cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu thì nhất thiết phải chuyển hướng sang hợp tác
và phát huy ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đông
Nam Á. Chính vì lẽ đó, quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng không nằm
ngoài mục tiêu hợp tác và mở rộng phạm vi ảnh hưởng, không chỉ phục vụ
cho mục tiêu cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu mà bên cạnh đó còn để cạnh
tranh với Trung Quốc, một quốc gia rộng lớn cũng đang vươn lên mở rộng
tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 21
tháng 9 năm 1973. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử, những mâu thuẫn và
hạn chế trong quá khứ thì giờ đây, khi mà tình hình chính trị thế giới đã có
những bước chuyển đáng kể, Nhật Bản luôn coi Việt Nam nói riêng và
ASEAN nói chung như một đối tác chiến lược ở khu vực. Mục tiêu trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Việt Nam là hướng tới xây dựng
quan hệ đối tác chiến lược hòa bình và phồn vinh ở châu Á.
Thủ tướng Koizumi đã kế thừa những yếu tố truyền thống vốn có trong
quan hệ hai nước và những mục tiêu đó để làm cơ sở cho chính sách đối
ngoại của mình. Từ khi lên nhậm chức tới khi mãn nhiệm, vị thủ tướng có

thời gian cầm quyền lâu thứ ba của nước Nhật này đã có những chính sách
đối ngoại tích cực và rộng mở hơn, góp phần củng cố hơn nữa quan hệ giữa
16


hai nước, thúc đấy quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên một tầm cao mới của
thế kỷ mới.
Nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã nói như sau khi đánh giá vai trò của
thủ tướng Koizumi đối với Việt Nam: "Ông Koizumi là người bạn thân thiết
của VN. Trong suốt thời gian làm thủ tướng, ông hết lòng thúc đẩy quan hệ
giữa hai nước, mà nhờ đó quan hệ song phương ngày càng phát triển. Qui
mô về ODA, thương mại và đầu tư của Nhật Bản vào VN, quan hệ thương
mại giữa Nhật Bản và VN ngày càng lớn. Đó là những đóng góp rất tích
cực".
2.2 Biểu hiện trên lĩnh vực chính trị
Trên phương diện chính trị, những chuyến thăm cấp cao của thủ tướng
cũng như của những người đứng đầu nhà nước là những minh chứng tiêu
biểu nhất cho một chính sách đối ngoại rộng mở và thể hiện tinh thần hợp
tác đối tác chiến lược dưới thời thủ tướng Koizumi. Trong nhiệm kỳ của
mình, thủ tướng Koizumi đã có chuyến thăm cấp cao chính thức tới Việt
Nam một lần, vào tháng 4 năm 2002. Đây là chuyến thăm cấp cao thứ 4 của
các thủ tướng Nhật tới Việt Nam kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến
nay.
Chuyến thăm của Thủ tướng J. Koizumi là chuyến thăm Việt Nam lần
đầu trong thế kỷ 21 của một vị Thủ tướng Nhật Bản, mở ra một giai đoạn
phát triển mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, thể hiện
quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản trong việc phát triển hơn nữa quan hệ
hợp tác với Việt Nam. Tại những cuộc tọa đàm đón tiếp, hai bên đã trao đổi
ý kiến về quan hệ song phương, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà
hai bên cùng quan tâm.

Bên cạnh các chuyến thăm cấp cao của các thủ tướng, dưới thời Koizumi
đương nhiệm, các cuộc viếng thăm của lãnh đạo các bộ ngành của Nhật Bản
17


cũng đã diễn ra và từ những cuộc viếng thăm đó đã có rất nhiều tuyên bố,
hiệp định được ký kết và thực hiện. Năm 2002, lãnh đạo cấp cao của Nhật
Bản và Việt Nam đã thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Trong chuyến thăm
Việt Nam tháng 7 năm 2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký
tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững”.
Từ năm 2001 đến 2006, Nhật Bản và Việt Nam đã tạo dựng được cơ chế
đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Bộ trưởng
Ngoại giao( từ tháng 7 năm 2004), hai bên đã xây dựng được cơ chế đối
thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng thường kỳ hàng năm. Hệ quả của chính
sách đối ngoại thời Koizumi, tháng 5 năm 2007, hai bên đã thành lập Ủy ban
hợp tác Việt – Nhật do hai bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch phiên
họp đầu tiên do đoàn tổ chức nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của
Phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm( ngày 22 đến 26 tháng 5 năm
2007).
Trong và sau thời Koizumi, Nhà nước Nhật Bản đã trao tặng Huân
chương mặt trời mọc – Huân chương cao quý nhất của Nhật Bản – cho
nguyên thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 11 năm 2006) và nguyên Phó thủ
tướng Vũ Khoan( tháng 5 năm 2007).
Với phương châm kế thừa và phát huy truyền thống đối ngoại vốn có của
Nhật Bản với Việt Nam, quan điểm của Nhật Bản dưới thời Koizumi là ủng
hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào
khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF...), coi trọng quan hệ
với Việt Nam, lấy lợi ích mục tiêu lâu dài làm trọng.
Bên cạnh tổ chức các chuyến viếng thăm cấp cao, các buổi gặp gỡ và các

cuộc họp ở các cấp, thủ tướng Koizumi còn hành xử theo một lối riêng,
mang đậm phong cách đối ngoại của ông. Trong mối thịnh tình với Việt
18


Nam nhiều năm qua, ông đã chọn người đứng đầu nội các Việt Nam Phan
Văn Khải làm cái kênh hữu hiệu để chuyển tiếp cho những ý tưởng hòa bình,
hữu nghị và hợp tác. Bên cạnh các chuyến viếng thăm chính thức thì hai vị
thủ tướng này cũng đã có những cuộc gặp gỡ thân mật tại nhà riêng, những
bữa cơm thân mật cũng là thời điểm để hai vị nguyên thủ hiểu nhau hơn và
siết chặt quan hệ Ngoại giao hơn.
2.3 Biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hàng
năm, Nhật Bản cam kết cung cấp cho Việt Nam khoảng 1 tỷ USD vốn viện
trợ phát triển chính thức (ODA). Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu
theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến
chung Việt – Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt
Nam – Nhật Bản từ năm 2003, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
phát triển với tốc độ cao, bình quân tăng trên 19% một năm.
2.3.1 Mậu dịch và thương mại
Trong thời kỳ đương nhiệm của thủ tướng Koizumi, với những chính
sách đối ngoại về kinh tế hợp lý và rộng mở, phương châm tăng cường hợp
tác đối tác chiến lược với Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản
ngày càng tăng: năm 2001 đạt 351 tỷ USD, năm 2004 đạt 454 tỷ USD và
năm 2006 đạt 580 tỷ USD. Kim ngạch hai chiều trong thời kỳ này tăng lên
đến 8,4 tỷ USD năm 2005.
Chỉ tính riêng trong hai năm 2004-2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của hai nước đạt 7,5 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
sang Nhật Bản đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng 30,2% so với năm 2003. Đến
năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 8,2 tỷ

USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật 4,56 tỷ USD, tăng trên 20%
và nhập khẩu từ Nhật 3,6 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2004.
19


Dưới đây là bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật
Bản từ khi thủ tướng Koizumi nhậm chức (2001) đến năm 2005:
Năm
Xuất khẩu

2001
2.509,8

2002
2.437,0

2003
2.908,6

2004
3.542,1

2005
4.340,3

Nhập khẩu

2.183,1

2.504,7


2.982,1

3.552,6

4.074,1

Tổng giá trị
4.692,9
Đơn vị: triệu USD

4.941,7

5.890,7

7.094,7

8.414,4

2.3.2 Đầu tư trực tiếp (FDI)
Về đầu tư trực tiếp, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này tuy không phải là
nền kinh tế có số vốn đăng ký lớn nhất nhưng trong thời kỳ từ 2001 đến
2006, Nhật Bản đi đầu về mặt giải ngân vốn FDI. Đến tháng 11 năm 2003 có
354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $. Trong số 62 nước và vùng lãnh thổ
có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ tư sau Hàn Quốc, Singapore và
Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào
thực hiện (3,7 tỷ $). Mười một tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong
số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD,
giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận

Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam. Riêng năm
2006, tổng vốn đầu tư của Nhật Bản là 1,34 tỷ USD với 137 dự án cấp mới
và 85 lượt tăng vốn.
Tuy nhiên so với các nước châu Á khác, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở
Việt Nam vẫn chưa tương xứng với khả năng và nhu cầu của cả hai bên.
Chính vì thế, để đẩy mạnh hơn nữa dòng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam,
ngày 14/11/2003, đại diện của Chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Sự kiện quan trọng này đã mở ra triển vọng
to lớn cho hợp tác đầu tư Nhật-Việt.

20


2.3.3 Vốn viện trợ không hoàn lại (ODA)
Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.ODA của Nhật
Bản dành cho Việt Nam nhằm vào định hướng phát triển 5 lĩnh vực ưu tiên
sau:
(1) Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ
trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
(2) Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông
(3) Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng ở nông
thôn và chuyển giao công nghệ mới tại các vùng nông thôn
(4) Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế
(5) Hỗ trợ bảo vệ môi trường.
Trong thời kỳ Koizumi nắm quyền thủ tướng, ngày 2 tháng 6 năm 2004,
Nhật Bản đã công bố Chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với ba
mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống – xã hội, hoàn thiện
thể chế.
ODA của Nhật Bản cho Việt Nam thời thủ tướng Koizumi
Năm

Viện trợ không

2001
17,3

2002
13,1

2003
12,4

2004
12,6

2005
12,58

2006
8,8

74,3
91,6

79,3
92,4

79,3
91,7

82,0

92,6

88,32
100,9

95,1
103,9

hoàn lại
Khoản vay
Tổng cộng
Đơn vị: tỷ yên

Cả hai Chính phủ đã không ngừng nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư
kết quả là một khuôn khổ hợp tác mới đã ra đời. Hai nước đã ký kết Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11 năm 2003. Tiếp theo đó là
Hiệp Định khuyến khích đầu tư năm 2004. Tháng 12 năm 2003, hai bên đã
thỏa thuận sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.

21


Có thể nói, mặc dù thời kỳ thủ tướng Koizumi đương chức là thời kỳ
không mấy thuận lợi của kinh tế Nhật Bản, thế nhưng những chính sách kinh
tế giúp đỡ Việt Nam vẫn được đảm bảo thực hiện và đảm bảo chủ trương
hợp tác chiến lược lâu dài, lấy lợi ích mục tiêu lâu dài làm trọng.
2.4 Lĩnh vực văn hóa – giáo dục
Quan hệ giao lưu văn hoá Việt Nam-Nhật Bản tuy đã có từ lâu đời, song
mối quan hệ này đã diễn ra không sôi động như trong các lĩnh vực kinh tế từ
sau chiến tranh lạnh tới đầu thế kỷ. Tuy nhiên, từ những năm đầu của thế kỷ

mới, khi mà quá trình hội nhập của Việt Nam được đẩy mạnh và bước đầu
hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống xã hội thì những
chính sách của Nhật Bản đối với Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa cũng có
nhiều chuyển biến tích cực.
2.4.1 Về giáo dục đào tạo
Tháng 10 năm 2004, thủ tướng Koizumi đã có chuyến thăm và trao đổi
thân mật với các giáo viên giảng dạy và học sinh trung học tại các trường
đào tạo tiếng Nhật ở Việt Nam. Điển hình trong số đó là cuộc gặp gỡ giáo
viên và học sinh trường THPT Chu Văn An, Hà Nội. Chuyến viếng thăm
này được thực hiện với mục đích nâng cao lòng say mê và nhiệt tâm trong
công tác giảng dạy và học tâp tiếng Nhật, một ngôn ngữ đang ngày càng phát
triển tại việt Nam. Tính đến cuối năm 2002, ở Hà Nội có 12 cơ sở đào tạo
tiếng Nhật (có 6 trường Đại học quốc lập và 6 cơ sở tư nhân) với số học viên
khoảng 3000 người. Thành phố Hồ Chí Minh có 26 cơ sở (6 trường Đại học
quốc lập và 20 cơ sở tư nhân) với số học viên khoảng 7000 người. Tổng số
học viên học tiếng Nhật ở Việt Nam hiện đã lên tới hơn 10000 nghìn người.
Đó là những con số đáng kể trong giáo dục đào tạo Việt Nam, là hệ quả của
những chính sách đầu tư, phát triển giáo dục của Nhật Bản đối với công tác
giáo dục đào tạo ở Việt Nam. Dưới thời thủ tướng Koizumi, Nhật Bản là một
22


trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành giáo dục và
đào tạo ở Việt Nam.
Về hợp tác đào tạo, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh,
sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều
học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay có
khoảng 3.000 người và số lượng sinh viên Việt Nam học ở Nhật sẽ ngày
càng đông hơn. Điều này là hệ quả tất yếu của những chính sách ưu đãi và
hỗ trợ từ phía Nhật Bản, mà đi đầu trong số đó là thời kỳ của thủ tướng

Koizumi từ những năm đầu của thế kỷ 21.
2.4.2 Về văn hóa, du lịch
Kể từ những năm đầu thề kỷ tới nay, Nhật Bản cũng thường xuyên cử
chuyên gia đến Việt Nam, trợ giúp các dự án nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các
ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Hàng năm Chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam từ 1 đến 2 dự án viện
trợ văn hoá không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư
liệu Viện Hán-Nôm, Bảo tàng Lịch sử, xưởng phim hoạt hình.
Trong thời kỳ nắm quyền của thủ tướng Koizumi, Nhật Bản và Việt Nam
đã ký tuyên bố chung về hợp tác du lịch Việt – Nhật tháng 4 năm 2005, tạo
điều kiện cho việc thu hút khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Ngày 8
tháng 3 năm 2005, hai bên đã trao đổi Công hàm miễn thị thực nhập cảnh
cho công dân hai nước Việt Nam và Nhật Bản mang Hộ chiếu Ngoại giao và
công vụ trong thời hạn lưu trú không quá 90 ngày, bắt đầu thực hiện từ 1
tháng 5 năm 2005.
2.5 Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Nhật Bản
2.5.1 Về chính trị

23


Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay, quan hệ
Việt Nam-Nhật Bản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất cả mọi
lĩnh vực khác nhau. Đối với Việt Nam, Nhật Bản luôn là một đối tác chiến
lược cho sự phồn thịnh của đất nước nói riêng và của khu vực nói chung.
Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn đề cao vai trò và vị trí của Nhật
Bản so với các quốc gia ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Về mặt chính trị
ngoại giao, chúng ta vẫn luôn đề cao phát triển mối quan hệ giao hảo chính
trị bền vững, kế thừa những truyền thống tốt đẹp đã từng có trong quan hệ
hai nước.

Sự phát triển quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thể hiện qua hoạt động trao
đổi các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước như chuyến thăm vào tháng 10
năm 2006 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chuyến thăm vào tháng 11
năm 2007 của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Nhật Bản. Nhật Bản
cũng thường xuyên có các lãnh đạo cấp cao, trong đó có các thủ tướng, thăm
và làm việc tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, năm 2008, Việt Nam và Nhật Bản đã kỷ niệm 35 năm ngày
thiết lập quan hệ ngoại giao. Trước đó, vào năm 2006, Chính phủ Việt Nam
và Nhật Bản đã quyết định đưa quan hệ hai nước tiến lên theo hướng quan
hệ đối tác chiến lược. Đây là một mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai
nước.
Việt Nam ủng hộ Nhật Bản làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc mở rộng, và vận động Nhật Bản ủng hộ Việt Nam ứng cử
làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm
kỳ 2008-2009.
2.5.2 Về kinh tế

24


Không chỉ trong lĩnh vực chính trị, về mặt kinh tế, năm 2008 hai nước đã
ký hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA). Đây là hiệp định hết sức
quan trọng đối với Việt Nam. Trong chính sách phát triển kinh tế, Việt Nam
luôn coi Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam, vừa là nhà đầu tư, nhà
viện trợ hàng đầu, vừa là bạn hàng lớn.
Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật đạt 6,069 tỷ
USD, tăng 16,7% so với năm 2006 và Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất
khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Bước sang năm 2008, với sự nỗ
lực của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, kim ngạch thương mại hai chiều
đã có tín hiệu tăng trưởng tốt. Tính đến hết tháng 7 năm 2008, kim ngạch

thương mại hai chiều đã đạt xấp xỉ 10 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ
năm 2007, trong đó, Việt Nam xuất siêu trên 180 triệu USD. Như vậy, có thể
tin tưởng rằng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật bản
của cả năm 2008 sẽ vượt xa con số 15 tỷ USD, hoàn thành trước hai năm
mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.
Chính phủ Việt Nam nhận định quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất
nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể
thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ
sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau.
Việt Nam đã chính thức ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN –
Nhật Bản (AJCEP) vào ngày 1 tháng 4 năm 2008 và hiệp định này dự kiến
sẽ có hiệu lực từ cuối năm 2008. Trong khuôn khổ AJCEP, Việt Nam cam
kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị thương mại hai chiều Việt – Nhật
trong 16 năm.
Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán chính thức Hiệp định Đối tác
kinh tế (EPA) Việt Nam – Nhật Bản từ tháng 1 năm 2007 và đến nay đã trải
qua 7 phiên đàm phán chính thức. Hiệp định này thể hiện mối quan hệ hợp
25


×