Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.82 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------

PHẠM NGỌC LÀI
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG VỐN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số
: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HAY SINH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG .................................. 1
1.1 Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................... 1
1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 3
1.5 Những đóng góp của đề tài ....................................................................... 4
1.6 Kết cấu đề tài ............................................................................................ 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM........................................ 7


2.1 Lý thuyết về thị trường vốn ...................................................................... 7
2.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế .............................................................. 8
2.2.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế .................................................... 8
2.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế ..................................................... 9
2.2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng cổ điển ................................................. 9
2.2.2.2 Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes ............................ 10
2.2.2.3 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển .......................................... 12
2.2.2.4 Mô hình tăng trưởng nội sinh ............................................... 14
2.2.3 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế .................................................... 15
2.3 Thị trường vốn tác động đến tăng trưởng kinh tế................................... 15
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm .................................................................. 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU .................................................................... 26
3.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 26
3.1.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ......................................... 26
3.1.2 Kiểm định đồng liên kết ............................................................... 27
3.1.3 Mô hình vector hiệu chỉnh sai số ................................................. 28
3.1.4 Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger .................................. 29


3.2 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 30
3.2.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................ 30
3.2.2 Phạm vi dữ liệu.............................................................................. 30
3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................ 30
3.3 Các biến nghiên cứu ............................................................................... 31
3.3.1 Biến phụ thuộc - GDP ................................................................... 31
3.3.2 Các biến độc lập ............................................................................ 32
3.4 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 33


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................... 37
4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ...................................................................... 37
4.2 Kiểm định đồng liên kết (Cointegration test) Johansen ......................... 39
4.3 Mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) ............................................ 41
4.3.1 Mối quan hệ cân bằng trong dài hạn ............................................. 41
4.3.2 Sự điều chỉnh trong ngắn hạn ........................................................ 43
4.4 Kiểm định nhân quả Granger ................................................................. 45
4.5 Phân tích phân rã phương sai.................................................................. 47

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH, HẠN
CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ
TÀI ....................................................................................... 50
5.1 Kết luận chung ........................................................................................ 50
5.2 Một số gợi ý chính sách .......................................................................... 50
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo................................. 53
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Phát triển kinh tế được coi là mục tiêu chính của mỗi quốc gia trong bất
kỳ nền kinh tế nào, trong đó hình thành hoặc tích lũy vốn cũng đều được xem
là một yếu tố quan trọng của quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ
phát triển kinh tế luôn luôn bị hạn chế bởi do thiếu yếu tố sản xuất mà vốn
được coi một yếu tố quyết định.
Nguồn lực chính để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của một
quốc gia nào đó chính là vốn. Nó tác động tích cực đến nền kinh tế bằng cách

cung cấp nguồn lực tài chính thông qua các tổ chức trung gian để tài trợ các dự
án dài hạn. Các dự án này có thể được thực hiện bởi các tổ chức thuộc khu vực
Nhà nước hoặc tư nhân. Chúng thường có trong các lĩnh vực như cơ sở hạ
tầng, nông nghiệp, khoáng sản rắn, sản xuất, ngân hàng và dịch vụ tài chính
khác hay các khu vực khác. Nếu không có một thị trường vốn hiệu quả, nền
kinh tế sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung nguồn lực tài chính để phát triển,
mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống xã hội.
Ekundayo (2002) lập luận rằng một quốc gia đòi hỏi rất nhiều đầu tư
trong và ngoài nước để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và phát triển.
Thị trường vốn đóng vai trò trung gian để thực hiện điều này. Tuy nhiên, sự
thiếu vốn dài hạn sẽ gây ra tình trạng khó khăn lớn nhất đối với phát triển kinh
tế ở hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Vốn cung cấp
động lực cho sự kết hợp hiệu quả giữa các yếu tố sản xuất để đảm bảo tăng
trưởng và phát triển bền vững. Hơn nữa, đó là việc sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực sản xuất tích lũy qua thời gian sẽ quyết định tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế. Tăng trưởng của hoạt động sản xuất và hiệu quả trong phân phối
sẽ quyết định phúc lợi xã hội của người dân. Sự hình thành vốn chỉ có thể đạt


2

được thông qua nỗ lực tìm kiếm, huy động tiết kiệm và tích lũy nguồn lực của
toàn xã hội.
Cơ cấu tổ chức của thị trường vốn hiệu quả thì mục đích cốt lõi của nó
phải được thiết lập nhằm đảm bảo rằng những mong muốn của cả người cho
vay và người sử dụng vốn được đáp ứng đầy đủ để tạo ra tiết kiệm và đầu tư
tối ưu nhằm tăng trưởng kinh tế và phát triển. Ariyo và Adelegan (2005) cho
rằng tự do hóa thị trường vốn đã góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường,
nhưng tác động của nó không ảnh hưởng đến cấp độ kinh tế vĩ mô của quốc
gia.

Mỗi quốc gia xem tăng trưởng và phát triển kinh tế là trọng tâm của
chính phủ vì thế không một quốc gia nào muốn tốc độ phát triển thụt lùi. Việt
Nam cũng không ngoại lệ, thị trường vốn Việt Nam trong những năm qua đã
thực hiện được vai trò truyền thống của nó. Tuy nhiên, tính hiệu quả và không
hiệu quả trong lĩnh vực này được giới hạn bởi các yếu tố khác nhau. Làm thế
nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Phát triển thị trường vốn có phải là một
trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không?
Với mong muốn cung cấp một bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho
những câu hỏi này tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của phát
triển thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn này.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là nghiên cứu tác động của phát triển thị trường
vốn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Liệu rằng phát triển thị trường vốn có
thật sự đóng góp vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không? Để trả lời
cho câu hỏi trên, tác giả đi sâu nghiên cứu một số nội dung như sau:


3

Thứ nhất: Kiểm tra xem có tồn tại mối quan hệ giữa phát triển thị
trường vốn và tăng trưởng kinh tế hay không?
Thứ hai: Nếu có thì mức độ tác động của các biến phát triển thị trường
vốn đến tăng trưởng kinh tế như thế nào và chiều hướng tác động ra sao?
Thứ ba: Từ những kết quả nghiên cứu thực nghiệm đó tác giả đưa ra
một số gợi ý chính sách.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào nghiên cứu thị trường
vốn và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được giới hạn tại Việt Nam. Trong
đó, chỉ số đại diện cho tăng trưởng kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
của cả nước, các chỉ số đại diện cho thị trường vốn Việt Nam là thị trường
chứng khoán Việt Nam mà cụ thể là Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh. Và chỉ số lạm phát cũng được lấy trên cả nước.
Giai đoạn nghiên cứu được tác giả chọn trong bài là khoảng thời gian từ
năm 2001 đến năm 2012. Vì đây là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt
Nam bắt đầu hình thành và đi vào phát triển.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính trong bài là phân tích định lượng. Dữ
liệu được sử dụng là bộ dữ liệu chuỗi thời gian theo quý từ năm 2001 đến năm
2012. Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng một chỉ số đại diện cho tăng


4

trưởng kinh tế là GDP (Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội) và
năm chỉ số đại diện cho thị trường vốn là vốn hóa thị trường, tổng khối lượng
giao dịch, tổng giá trị giao dịch, chỉ số giá chứng khoán Việt Nam (VN Index)
và lạm phát để phân tích tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam.
Để thực hiện phân tích này tác giả sử dụng Phương pháp nghiệm đơn vị
để kiểm định tính dừng (Augmented Dickey-Fuller) của chuỗi dữ liệu. Kế tiếp,
tác giả kiểm định đồng liên kết Johansen để xác định có tồn tại mối quan hệ
giữa các biến trong dài hạn hay không. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
(VECM) cũng được sử dụng để xem xét mối quan hệ cân bằng trong dài hạn
và ngắn hạn. Sau đó, kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger được sử dụng
để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến nghiên cứu. Cuối cùng, tác
giả sử dụng phân tích phân rã phương sai để giải thích mức độ tác động của

các biến.
1.5 Những đóng góp của đề tài
Tác giả đã vận dụng các chỉ tiêu kinh tế được đưa ra trong các mô hình
nghiên cứu của các nước trên thế giới để lập ra mô hình cho bài nghiên cứu
này. Và bằng những phương pháp kiểm định bên trên tác giả đã đưa ra được
một bằng chứng thực nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu tác động của phát triển
thị trường vốn mà cụ thể là tác động của vốn hóa thị trường (MCAP), tổng
khối lượng giao dịch (TV), Tổng giá trị giao dịch (VTS), chỉ số giá chứng
khoán Việt Nam (VN Index) và lạm phát (INF) tới tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam. Thêm vào đó, tác giả cũng mong muốn đề tài được xem như một tài liệu
tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, những tổ
chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực này.


5

1.6 Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài bao gồm 5 chương với trình tự như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương này tác giả trình bày tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực
tiễn của đề tài; xác định mục đích nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên
cứu; phương pháp nghiên cứu. Đồng thời cũng đưa ra những đóng góp của đề
tài và cuối cùng là giới thiệu kết cấu đề tài.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
Trong chương này tác giả giới thiệu các lý thuyết và các nghiên cứu
thực nghiệm nổi bật về phát triển thị trường vốn và tăng trưởng kinh tế của các
nước trên thế giới.
Chương 3: Phương pháp, dữ liệu và mô hình nghiên cứu
Chương này tác giả giới thiệu về phương pháp nghiên cứu, cách thức
thu thập dữ liệu, nguồn dữ liệu, phạm vi thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý

dữ liệu. Đồng thời chương này cũng mô tả chi tiết các biến phụ thuộc và biến
độc lập được sử dụng trong bài và cuối cùng là mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này tác giả dựa vào các kết quả kiểm định trong mô hình để giải
thích ý nghĩa của các biến nghiên cứu, thảo luận về kết quả nghiên cứu. Đồng
thời cũng đưa ra các so sánh về kết quả thực nghiệm tại Việt Nam với kết quả
của bài nghiên cứu gốc.
Chương 5: Kết luận, gợi ý chính sách, hạn chế và hướng nghiên cứu
tiếp theo của đề tài


6

Chương này tổng hợp các kết luận chính của bài nghiên cứu, nêu ra các
hạn chế của bài nghiên cứu. Đồng thời trên cơ sở những hạn chế này, tác giả
đề xuất hướng nghiên cứu mới để hoàn thiện đề tài. Và cuối cùng là đưa ra một
số gợi ý chính sách.
Kết luận chương 1
Tóm lại, chương 1 tác giả đã trình bày những nội dung tổng quát nhất
liên quan đến nghiên cứu này. Trước tiên, tác giả trình bày về tính cấp thiết, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Bên cạnh đó, trong chương này tác giả
cũng đã trình bày phần mục đích nghiên cứu cũng như đối tượng và phạm vi
nghiên cứu. Để thực hiện mục đích nghiên cứu của mình, trong chương này tác
giả ứng dụng những phương pháp nghiên cứu cần thiết phù hợp với đối tượng
và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, tác
giả đã đưa ra những đóng góp của đề tài về lý luận khoa học và nhận thức thực
tiễn. Phần cuối cùng của chương, tác giả cho thấy bức tranh tổng quát về nội
dung của đề tài được nghiên cứu trong luận văn này.



7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Lý thuyết về thị trường vốn
Thị trường vốn được định nghĩa là thị trường nơi mà nguồn tài chính
trung và dài hạn có thể được gia tăng1 (Akingbohungbe, 1996). Theo Al-Faki
(2006), thị trường vốn là một mạng lưới của các tổ chức tài chính, các nhà
máy, cơ sở hạ tầng, bằng nhiều cách khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho
việc liên kết các nhà cung cấp vốn và người sử dụng nguồn vốn trung và dài
hạn lại với nhau nhằm mục đích đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế.
Thị trường vốn được xác định là một tổ chức góp phần vào sự phát triển
kinh tế - xã hội và phát triển của các nước mới nổi và đang phát triển. Điều này
có thể được thực hiện thông qua vai trò quan trọng của các định chế trung gian
trong nền kinh tế. Osaze (2000) cho thấy thị trường vốn gần như là quyết định
tất cả cho bất kỳ nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nào bởi vì nó là điều cần
thiết cho quá trình tăng trưởng vốn dài hạn.
Thị trường vốn cung cấp chất bôi trơn để chuyển dịch nền kinh tế. Nó
cung cấp kinh phí cho các dự án có lợi nhuận tốt nhất cho chủ đầu tư. Đồng
thời cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định tăng trưởng chung
của nền kinh tế. Các chức năng của thị trường vốn ảnh hưởng đến thanh
khoản, thu thập thông tin về các công ty, phân tán rủi ro, huy động tiết kiệm và
kiểm soát doanh nghiệp (Anyanwu, 1998). Vì vậy, bằng cách thay đổi chất
lượng của các dịch vụ, hoạt động của thị trường chứng khoán có thể thay đổi
tỷ lệ hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (Equakun, 2005). Okereke-Onyuike
(2000) thừa nhận rằng các nguồn vốn giá rẻ từ việc duy trì nguồn vốn là một
yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tác giả liệt kê
1

Akingbohungbe, S.S. (1996). The role of the financial sector in the development of the Nigerian economy.

Paper presented at a workshop organized by Center for African Law and Development Studies.


8

những lợi thế của thị trường vốn không bao gồm các quỹ mà thời gian trả nợ
ngắn. Những lợi thế này chỉ được sử dụng cho các quỹ có thời gian trung và
dài hạn, các quỹ của Nhà nước và địa phương mà không có áp lực nhiều về
thời gian để hoàn trả vốn vay.
2.2 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cho thấy rằng có nhiều quan điểm khác
nhau về khái niệm này. Sau đây tác giả trình bày một số khái niệm tiêu biểu về
tăng trưởng kinh tế:
Godwin (2007) định nghĩa tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời
gian nhất định. Trong đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm
quốc dân (GNP) được điều chỉnh theo lạm phát.
Samuelson và cộng sự (2001) phát biểu rằng tăng trưởng kinh tế là sự
gia tăng GDP tiềm năng hoặc sản lượng của một quốc gia. Nghĩa là tăng
trưởng kinh tế chỉ xảy ra khi ranh giới khả năng sản xuất của một quốc gia
vượt ra khỏi lãnh thổ của một nước.
Johnson (2000) định nghĩa tăng trưởng kinh tế là một phần của lý thuyết
kinh tế để giải thích tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế theo thời gian, được đo
lường bằng tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hay tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Trong đó, GDP và GNP được điều chỉnh
thích hợp để làm giảm các ảnh hưởng về lạm phát.
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra bởi một nền kinh tế. Cụ thể là nó được đo lường bằng sự gia



9

tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc gia (GNP)
trong một thời gian nhất định.
2.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế
Mô hình tăng trưởng kinh tế là một trong những cách diễn đạt quan
điểm cơ bản nhất về tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối
liên hệ giữa chúng. Ngay từ khi mới ra đời, các mô hình tăng trưởng kinh tế đã
trở thành công cụ hữu ích, giúp các nhà kinh tế mô tả và lượng hoá tăng trưởng
của nền kinh tế một cách rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Cho đến nay, cùng với sự
phát triển của lịch sử kinh tế học, các mô hình tăng trưởng đã chiếm một vị trí
quan trọng trong các nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về tăng trưởng
kinh tế ở mỗi quốc gia. Theo dòng thời gian, các lý thuyết và mô hình tăng
trưởng được sắp xếp thành: (1) Lý thuyết tăng trưởng cổ điển (thế kỷ XVIII),
(2) Lý thuyết tăng trưởng của Karl Marx (thế kỷ XIX), (3) Mô hình tăng
trưởng trường phái Keynes (đầu thế kỷ XX), (4) Mô hình tăng trưởng Tân cổ
điển (giữa thế kỷ XX), và (5) Mô hình tăng trưởng nội sinh (cuối thế kỷ XX).
Trong phần này tác giả chỉ trình bày bốn mô hình được quan tâm phổ biến nhất
hiện nay.
2.2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng cổ điển
Lý thuyết này được hình thành từ các nhà kinh tế tiêu biểu như: Adam
Smith, R.Malthus, David Ricardo.
Adam Smith cho rằng tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ cùng các nhân
tố xã hội, thể chế đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế của một quốc gia. Tăng sản lượng đầu ra thông qua việc tăng số lượng
đầu vào tương ứng. Tuy nhiên, vì đất đai là có hạn nên đến một lúc nào đó sản
lượng đầu ra sẽ tăng chậm dần.



10

R. Malthus thì cho rằng dân số tăng theo cấp số nhân, còn sản lượng
tăng theo cấp số cộng do bị hạn chế bởi tài nguyên thiên nhiên. Nếu muốn duy
trì tăng sản lượng thì phải giảm mức tăng dân số. Vì dân số tiếp tục tăng sẽ đẩy
nền kinh tế đến một điểm mà ở đó người lao động chỉ còn sống ở mức tối
thiểu.
David Ricardo với luận điểm cơ bản là đất đai là nguồn gốc của tăng
trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải
mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, dẫn đến chí phí sản xuất lương
thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi
nhuận của chủ đất ngày càng giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng
đầu tư nên dẫn đến tăng trưởng giảm. Do đó, đất đai là giới hạn đối với sự tăng
trưởng2.
Tóm lại, các nhà kinh tế Adam Smith, R.Malthus và David Ricardo đều
nhấn mạnh đến vai trò của nguồn lực tự nhiên trong tăng trưởng kinh tế.
2.2.2.2 Mô hình tăng trưởng trường phái Keynes
Mô hình Keynes được phát hiện ra bởi nhà kinh tế học John Maynard
Keynes. Tác phẩm nổi tiếng của ông là: Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi
suất và tiền tệ. Theo ông, Sản lượng nền kinh tế là do lượng cầu quyết định, do
đó muốn tăng lượng cầu thì phải gia tăng đầu tư. Ông đã nghiên cứu mối quan
hệ giữa gia tăng sản lượng quốc gia và gia tăng đầu tư thông qua mô hình số
nhân như sau:
k

∆Y
∆I

Suy ra : 0 Y= k. 0 I
Trong đó:

2

Xem thêm: David Ricardo “ Principles of Political Economy and Taxation”


11

Y là thay đổi của sản lượng
k là số nhân
I là thay đổi của đầu tư
Ông cũng cho rằng thu nhập được chia thành tiêu dùng và tiết kiệm,
đồng thời thu nhập cũng có thể chia thành tiêu dùng và đầu tư. Từ đó ông cho
rằng Tiết kiệm (S) = Đầu tư (I).
Dựa trên phương pháp luận của Keynes, hai nhà kinh tế học Roy. F.
Harrod (1939) và Evsey Domar (1946) đã đưa mô hình tăng trưởng kinh tế
như sau:
St = It (Tiết kiệm luôn bằng đầu tư)
It = 0K (Đầu tư năm t bằng vốn hiện vật gia tăng trong năm t)
Tốc độ tăng trưởng:
g=



=



=

:




Vì St = It nên It/Yt = St/Yt
Nếu gọi: St/Yt = s là tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế, thì
It/0Y = 0K/0Y = k tỷ số gia tăng giữa vốn đầu ra (hệ số ICOR –
Incremental capital output ratio)
Ta sẽ có g = s/k
Hệ số ICOR cho biết để tăng thêm 1 đồng sản lượng thì cần đầu tư thêm
bao nhiêu đồng vốn.


12

Tóm lại, Lý thuyết trường phái Keynes nhấn mạnh đến vai trò của tư
bản/vốn (K) đối với tăng trưởng kinh tế.
2.2.2.3 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển
Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế
tăng trưởng kinh tế do Robert Solow3 và Trevor Swan xây dựng nên. Ông cho
rằng có nhiều vấn đề phát sinh từ hàm sản xuất trong mô hình Harrod Domar.
Theo ông thì bỏ hàm sản xuất có hệ số cố định và thay nó bằng hàm sản xuất
tân cổ điển, hàm này có tính linh hoạt hơn và có sự thay đổi giữa các yếu tố
sản xuất. Trong mô hình Solow, các tỷ số vốn - sản lượng; vốn - lao động
không còn cố định nữa mà thay đổi tùy theo nguồn vốn và lao động trong nền
kinh tế.
Hàm sản xuất tân cổ điển có dạng như sau:
Y = f (K,L)
Giả sử hiệu suất của nền kinh tế không thay đổi theo quy mô thì:
Y. = f(K. , L. ) hay Y/L = f (K/L)
Trong đó y = Y/L là sản lượng bình quân cho một lao động

k = K/L là vốn bình quân cho một lao động
Mối quan hệ giữa y và k được biểu diễn qua đồ thị:

3

Robert Solow nhận được giải Nobel kinh tế năm 1987


13

Đồ thị 2.1: Mối quan hệ giữa sản lượng và vốn
Hàm sản xuất dốc lên từ trái sang phải có nghĩa là y và k có mối quan hệ
đồng biến. Bên cạnh đó, độ dốc của hàm sản xuất giảm dần có nghĩa là k tăng
thì y tăng nhưng tốc độ tăng chậm dần và đến một lúc nào đó k tăng y sẽ
không tăng nữa.
Tốc độ tăng chậm dần là do quy luật lợi tức cận biên giảm dần. Quy luật
này cho thấy khối lượng đầu ra ngày càng giảm, trong khi khối lượng đầu vào
vẫn giữ cố định. Lý do mọi nguồn lực đều khan hiếm nên các đơn vị nguồn
lực thêm vào sau đó có chi phí cơ hội tăng dần. Nghĩa là năng suất của các
nguồn lực này giảm so với đơn vị ban đầu. Để nền kinh tế vượt qua điểm dừng
thì cần phải có tiến bộ khoa học và tăng trưởg kinh tế trong dài hạn.
Như vậy, lý thuyết tân cổ điển nhấn mạnh đến vai trò của khoa học công
nghệ đối với tăng trưởng trong dài hạn nhưng lại không chỉ ra các yếu tố quyết
định tiến bộ công nghệ. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế sau này cố gắng đưa
tiến bộ công nghệ vào mô hình để xem xét điều gì quyết định tiến bộ công
nghệ.


14


2.2.2.4 Mô hình tăng trưởng nội sinh
Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những lý thuyết khác nhau về mô
hình tăng trưởng nội sinh. Tuy nhiên, tác giả tiêu biểu cho lý thuyết này phải
kể đến là Paul Romer và nhóm các nhà nghiên cứu gồm Lucas (1988),
Azariadion và Drazen (1990), Rebalo (1991), Kremer và Thompson (1994),
Mankiw, D. Romer và Weil (1992).
Thứ nhất, Paul Romer, ông đã đưa ra lý thuyết tăng trưởng kinh tế
trong đó tiến bộ khoa học công nghệ được quyết định bởi vốn tri thức, mà vốn
tri thức lại phụ thuộc vào hoạt động đầu tư cho lĩnh vực R&D của nền kinh tế.
Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp không sẵn lòng đầu tư cho hoạt động
R&D nên Chính phủ cần thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động
này như:
+ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
+ Trợ cấp cho hoạt động R&D
+ Trợ cấp cho giáo dục
Ông chỉ ra rằng vốn tri thức là một loại vốn đặc biệt. Xét trên gốc độ vi
mô thì chúng có lợi tức giảm dần, nhưng xét trên góc độ vĩ mô thì chúng có lợi
tức tăng dần theo quy mô.
Thứ hai là các mô hình về vốn nhân lực được phát triển bởi Lucas
(1988), Azariadion và Drazen (1990), Rebalo (1991), Kremer và Thompson
(1994), Mankiw, D. Romer và Weil (1992) đã nhìn nhận, vốn nhân lực như là
yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất tách biệt với công nghệ.


15

2.2.3 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của cư dân tăng, phúc lợi xã
hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất

nghiệp (Theo Okun: GDP thực tế tăng 2,5% so với mức tiềm năng thì tỷ lệ thất
nghiệp giảm đi 1%).
Tăng trưởng kinh tế sẽ tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc
phòng, chế độ chính trị, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với xã hội.
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì tăng trưởng kinh
tế còn là điều kiện để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước
đã phát triển.
2.3 Thị trường vốn tác động đến tăng trưởng kinh tế
Như chúng ta đã biết vốn được huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau
trong đó có thị trường vốn. Theo tính chất bắc cầu trong kinh tế thì thị trường
vốn có một tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Thu nhập
quốc dân tăng, GDP tăng từ đó làm cho nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên khi
nguồn vốn đầu tư tăng đến một mức nào đó thì kinh tế không thể tăng trưởng
thêm được do nền kinh tế cũng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau
như: Lao động, tài nguyên thiên nhiên, hay chính sách tài khoá của Chính phủ.
Nước ta xuất phát từ một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu thì
nguồn vốn lại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
đất nước. Không có tiền chúng ta không thể làm gì được, không có tiền không
thể đầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng, không thể tận dụng nguồn lao
động dồi dào của đất nước, không thể tận dụng những gì mà thiên nhiên đã ban
tặng cho chúng ta. Kể từ khi đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung


16

bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì nguồn vốn là một yếu tố rất quan trọng.
Chính phủ đã cố gắng tạo ra những cơ chế chính sách hợp lý tuỳ thuộc vào
từng hoàn cảnh của đất nước ta, để có thể phát huy tối đa mọi khả năng và
nguồn lực của đất nước. Nhằm phát triển thị trường vốn, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.

Theo phương pháp tiếp cận của Levine (1997) thì quá trình tác động của
thị trường tài chính tới tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua sơ đồ sau:


17

Tiếp cận thị trường
- Chi phí thông tin
- Chi phí giao dịch

Thị trường và trung
gian tài chính

-

Chức năng tài chính
Huy động tiết kiệm
Phân bổ nguồn lực
Kiểm soát công ty
Thuận tiện quản trị rủi ro
Dễ dàng giao dịch hàng hóa, dịch vụ.

Các kênh để tăng
trưởng
- Tích lũy vốn
- Đổi mới công nghệ

Tăng trưởng

Hình 2.1: Quá trình tác động của thị trường tài chính tới tăng trưởng

kinh tế (Nguồn: Levine - 1997)
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm
Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển thị trường vốn và
tăng trưởng kinh tế. Trong bài nghiên cứu này tác giả giới thiệu một số nghiên
cứu thực nghiệm tiêu biểu làm tài liệu tham khảo chính cho bài nghiên cứu
này.


18

Oke, Michael Ojo. và Adeusi S.O. (2012) nghiên cứu “Tác động của
cải cách thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm từ Nigerian”
(Impact of capital market reforms on economic growth: The Nigerian
Experience).
Nội dung: Xem xét tác động của phát triển thị trường vốn đến tăng
trưởng kinh tế tại Nigeria giai đoạn năm 1981 đến năm 2010. Cụ thể là tác giả
sử dụng các biến số về vốn hóa thị trường, tổng khối lượng giao dịch, tổng giá
trị giao dịch, chỉ số giá chứng khoán, lạm phát và tăng trưởng kinh tế để tìm ra
bằng chứng thực nghiệm cho nghiên cứu này.
Phương pháp: Tác giả tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị theo phương
pháp kiểm định tính dừng ADF. Kiểm định đồng liên kết Johansen để phân
tích dữ liệu chuỗi thời gian. Từ kết quả kiểm định đồng liên kết, tác giả sử
dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) để xác định mức độ tác động trong
ngắn hạn giữa các biến thị trường vốn tới tăng trưởng kinh tế.
Kết quả: Cho thấy việc phát triển thị trường vốn có ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là các biến vốn hóa thị trường, khối lượng giao
dịch, giá trị giao dịch, chỉ số giá chứng khoán đều có tác động đến biến tăng
trưởng kinh tế mà đại diện là biến GDP.
F.T.Kolapo và A O. Adaramola (2012) với nghiên cứu “Tác động của
thị trường vốn Nigeria đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ năm 1990

đến năm 2010” (The impact of the Nigerian Capital market on Economic
Growth (1990-2010)),
Nội dung: Kiểm ta tác động của thị trường vốn Nigeria đến tăng trưởng
kinh tế giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2010. Các biến số được sử dựng để
phân tích gồm: Biến tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), các biến đại diện cho thị trường vốn bao gồm: Vốn hóa thị


19

trường (MCAP), tổng chứng khoán phát hành mới (TNI), tổng giá trị giao dịch
(VLT) và tổng khối lượng giao dịch (LEGS).
Phương pháp: Tác giả sử dụng kiểm định đồng liên kết Johansen và
kiểm định nhân quả Granger để tìm ra mối quan hệ giữa thị trường vốn và tăng
trưởng kinh tế.
Kết quả: Thị trường vốn Nigeria và tăng trưởng kinh tế có mối liên kết
với nhau. Điều này cho thấy một mối quan hệ lâu dài tồn tại giữa thị trường
vốn và tăng trưởng kinh tế ở Nigeria. Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho
thấy mối quan hệ hai chiều giữa GDP và Tổng giá trị giao dịch; quan hệ nhân
quả một chiều từ vốn hóa thị trường tới GDP và không có quan hệ ngược từ
GDP vào thị trường này. Hơn nữa, không có quan hệ nhân quả giữa GDP và
tổng chứng khoán phát hành mới cũng như GDP và độ trễ. Đây là một bằng
chứng cho thấy tầm quan trọng của thị trường vốn đến tăng trưởng kinh tế của
đất nước. Các bằng chứng từ các nghiên cứu này cho thấy rằng các hoạt động
trên thị trường vốn có xu hướng tác động tích cực đến nền kinh tế.
Odetayo T.A và Sajuyigbe A.S (2012), nghiên cứu “Tác động của thị
trường vốn Nigaria đến tăng trưởng kinh tế và phát triển” (Impact of nigerian
capital market on economic growth and development).
Nội dung: Xem xét tác động của thị trường vốn Nigeria đến tăng trưởng
kinh tế và phát triển giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2011. Dữ liệu được thu

thập từ báo cáo của Ủy ban Chứng khoán, thị trường chứng khoán, Ngân hàng
Trung Ương và Tổng cục thống kê của Nigeria.
Phương pháp: Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé
nhất thông qua phần mềm Stata phiên bản 10 để phân tích dữ liệu.
Kết quả: Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng chỉ số của thị trường vốn
có tác động đáng kể đến GDP. Đồng thời bài nghiên cứu này cũng nhằm đưa


20

ra các gợi ý rằng: Chính phủ nên đưa ra các biện pháp xây dựng lòng tin của
nhà đầu tư trên thị trường vốn bằng cách tạo ra các giao dịch công bằng, tăng
cường các công cụ đầu tư trên thị trường, cung cấp cơ sở hạ tầng cũng như môi
trường kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư mua và giữ chứng khoán.
Barna, F.; Mura, P.O. (2010) nghiên cứu “Phát triển thị trường vốn và
tăng trưởng kinh tế: Trường hợp của Romania” (Capital market development
and economic growth: The case of Romania).
Nội dung: Thị trường vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế của các thị trường vốn mới nổi. Thị trường hoạt động tốt sẽ đảm
bảo rằng cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư đều nhận được mức giá cả hợp lý
cho các chứng khoán của mình. Chính vì thế, tác giả đã nghiên cứu mối tương
quan giữa phát triển thị trường vốn và tăng trưởng kinh tế tại Romania giai
đoạn từ năm 2000 đến năm 2009 thông qua hai chỉ tiêu về tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) và chỉ số giá chứng khoán của Romania (BET).
Phương pháp: Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp kiểm
định nghiệm đơn vị và hàm hồi quy để phân tích dữ liệu hàng quý từ năm 2000
đến năm 2009.
Kết quả: Sự phát triển của thị trường vốn có mối tương quan tích cực tới
tăng trưởng kinh tế, nhưng tương quan mạnh nhất là từ tăng trưởng kinh tế
đến thị trường vốn, điều này cho thấy rằng phát triển tài chính theo sau tăng

trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế sẽ làm thay đổi và phát triển các thể chế tài
chính.
Mishra và cộng sự (2010) nghiên cứu “Tác động của hiệu suất thị
trường vốn đến tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ” (Capital Market Efficiency
and Economic Growth: The Case of India)


21

Nội dung: Xem xét tác động của hiệu suất thị trường vốn đến tăng
trưởng kinh tế tại Ấn Độ giai đoạn từ quý đầu tiên của năm 1991 đến quý đầu
tiên của năm 2010.
Phương pháp: Tác giả sử dụng mô hình hồi quy để phân tích dữ liệu
chuỗi thời gian. Với các chỉ số vốn hóa thị trường, tổng giá trị thị trường và chỉ
số giá chứng khoán trong giai đoạn từ quý đầu tiên của năm 1991 đến quý đầu
tiên của năm 2010.
Kết quả: Nghiên cứu của các ông cho thấy rằng có mối quan hệ giữa
hiệu suất thị trường vốn và tăng trưởng kinh tế tại Ấn Độ. Mối quan hệ này
được thiết lập thông qua tỷ lệ vốn hóa thị trường cao và tổng giá trị thị trường.
Quy mô của thị trường vốn lớn thì tỷ lệ vốn hóa thị trường càng lớn hơn và tỷ
lệ thuận với khả năng huy động vốn và đa dạng hóa rủi ro trên diện rộng của
nền kinh tế. Vốn hóa thị trường ngày càng tăng tại Ấn Độ chắc chắn sẽ mang
lại hiệu quả cho thị trường vốn và cũng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế
của đất nước.
Ewah et al, (2009)“Đánh giá về tính hiệu quả của thị trường vốn đến
tăng trưởng kinh tế của Nigeria” (Appraisal of Capital Market Efficiency on
growth in Nigeria).
Nội dung: Bài nghiên cứu nhằm đánh giá về tính hiệu quả của thị trường
vốn đến tăng trưởng kinh tế của Nigeria. Với các biến được sử dụng trong mô
hình là: Vốn hóa thị trường, cung tiền, lãi suất, tổng giá trị giao dịch và trái

phiếu chính phủ.
Phương pháp: Tác giả sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1963 đến
năm 2004. Mô hình được sử dụng để phân tích là mô hình hồi quy đa nhân tố
và phương pháp bình phương bé nhất (OLS).


22

Kết quả: Các tác giả nhận thấy rằng thị trường vốn ở Nigeria có tiềm
năng gây tăng trưởng nhưng nó đã không đóng góp đáng kể vào sự phát triển
kinh tế của Nigeria vì vốn hóa thị trường thấp, vốn hóa hấp thụ thấp và thiếu
tính thanh khoản.
Laura O. B., Victor D. và Delia C. (2008) nghiên cứu “Mối tương quan
giữa phát triển thị trường vốn và tăng trưởng kinh tế: Trường hợp của
Romania” (Correlations between capital market development and economic
growth: the case of Romania).
Nội dung: Kiểm tra mối tương quan giữa phát triển thị trường vốn và
tăng trưởng kinh tế tại Romania. Các biến số được sử dụng trong bài nghiên
cứu là thị trường vốn và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, biến đại diện cho thị
trường vốn là: Vốn hóa thị trường, số lượng cổ phiếu niêm yết, khối lượng
giao dịch, chỉ số thanh khoản, chỉ số giá chứng khoán (BET). Và biến số đại
diện cho tăng trưởng kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Phương pháp: Dữ liệu được tập hợp theo quý giai đoạn từ năm 2000 đến
năm 2006. Hàm hồi quy và mô hình VAR được sử dụng để kiểm định mối
tương quan giữa phát triển thị trường vốn và tăng trưởng kinh tế.
Kết quả: Phát triển thị trường vốn có tương quan tích cực đến tăng
trưởng kinh tế. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế cũng có tác động ngược lại đến
thị trường vốn. Tuy nhiên, mối tương quan từ tăng trưởng kinh tế đến phát
triển thị trường vốn thì mạnh hơn. Điều này cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế
sẽ kéo theo phát triển thị trường vốn và tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định sự

thay đổi và phát triển của các tổ chức tài chính.
Wan-Chun Liu and Chen-Min Hsu (2006) nghiên cứu “Vai trò của
phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Đài Loan, Hàn


×