Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Đánh giá thực trạng hoạt động đấu thầu và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu của Công ty Cổ phần thương mại và Đầu tư An Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 68 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động đấu thầu được áp dụng vào Việt Nam trong khoảng thời gian trên 10
năm trở lại đây, kể từ khi hoạt động viện trợ của các định chế tài chính được nối lại.
Thông qua đấu thầu, các CĐT đã lựa chọn được những nhà thầu đủ năng lực, kinh
nghiệm để thực hiện các dự án, gói thầu làm thay đổi diện mạo kết cấu hạ tầng kinh tếxã hội của đất nước. Hàng loạt các con đường, cây cầu, bến cảng, sân bay, nhà máy
điện, xi măng, các công trình cấp nước, thoát nước, dầu khí... đã được xây dựng, góp
phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Thông qua đấu
thầu, các nhà thầu trong nước từ khi chỉ làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài đến
nay đã lớn mạnh có thể tham gia đấu thầu cạnh tranh bình đẳng với nhà thầu nước
ngoài để dành được các hợp đồng lớn. Ngoài ra, các CĐT, BMT đã được tăng cường
rất nhiều về năng lực, từ chỗ hiểu đấu thầu còn mơ hồ đến nay đã có thể thực hiện
công tác đấu thầu thuần thục.
Đấu thầu là một phương thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy,
khách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị
trường xây dựng. Đó là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự thành công cho chủ đầu
tư thông qua tính tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá thành công trình, tiết kiệm kinh
phí đầu tư, sản phẩm xây dựng được đảm bảo về chất lượng và thời hạn xây dựng. Đấu
thầu đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật
trong xây dựng, đổi mới công nghệ thi công từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nhà nước. Trước những bất cập của
một số vấn đề hiện nay về công tác đấu thầu thì việc nghiên cứu và hoàn thiện công
tác đấu thầu nước ta là một vấn đề hết sức quan trọng.
Qua quá trình thực tập ở Công ty Cổ phần thương mại và Đầu tư An Việt, tôi
nhận việc lập hồ sơ dự thầu rất quan trọng để tham gia và giành thắng lợi trong đấu
thầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó, đề tài: “Đánh giá
thực trạng hoạt động đấu thầu và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động đấu thầu của Công ty Cổ phần thương mại và Đầu tư An Việt”.
Báo cáo ngoài phần mở đầu ,kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2:Thực trạng của công tác đấu thầu ở công ty cổ phần thương mại và
đầu tư An Việt.


Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công
tác đấu thầu của công ty.
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Nội dung đề tài nghiên cứu
1.1.1. Vai trò, mục tiêu và ý nghĩa của đấu thầu
1.1.1.1. Vai trò của đấu thầu
Công tác đấu thầu đóng góp những thành tựu to lớn cho sự nghiệp phát triển
kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường, cụ thể
vai trò của hoạt động đấu thầu, thể hiện cơ bản các mặt sau:
-Là một công cụ quan trọng của nền kinh tế thị trường, giúp người mua (bên
mời thầu) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh;
-Phát triển các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hóa sâu và hợp tác hóa
rộng đồng thời phát triển thị trường đấu thầu. Thông qua đấu thầu đã phát triển được
thị trường người bán, nhiều doanh nghiệp nhà thầu lớn mạnh, nhiều doanh nghiệp
được thành lập mới hoặc đặt chân vào thị trường đấu thầu kích thích thị trường trong
nước phát triển chống được sự độc quyền tự nhiên. Các chủ đầu tư, bên mời thầu cũng
được tăng cường về năng lực, họ có thêm kiến thức, thông tin và trở thành những
người mua ngày một thông thái hơn. Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu góp phần tạo
động lực cho sự phát triển nhờ tăng cường sự công khai, minh bạch, công bằng, hiệu
quả và thúc đẩy cạnh tranh cho hoạt động mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước cho
các công trình công cộng;
-Là một công cụ quan trọng giúp các chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng các
nguồn vốn của Nhà nước sao có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí. Đó là những
khoản tiền được chi dùng cho đầu tư phát triển mà có sự tham gia của các tổ chức Nhà

nước, doanh nghiệp nhà nước ở một mức độ nào đó, cũng như cho mục tiêu duy trì các
hoạt động của bộ máy Nhà nước;
-Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật và phòng chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chỗng lại các hành vi gian lận, tham
nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước, góp phần làm lành
mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động mua sắm công theo đúng
luật pháp của Nhà nước;
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

2


-Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các
quốc gia, các tổ chức phát triển với các quốc gia đang phát triển. Hoạt động đấu thầu
không chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp mà được diễn ra trên toàn thế giới. Các nhà thầu
danh tiếng trên thế giới – họ là những người sẵn sàng và có kỹ năng tham gia vào tất
cả các hoạt động của các quốc gia, thông qua đó họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ,
chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm;
-Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các cơ
quan quản lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản
chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của
nhiều bên;
-Tạo điều kiện để thức đẩy tiến trìnhđổi mới nền kinh tế từ tập trung bao cấp,
cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh;
-Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của những
thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo.
Ngoài ra đấu thầu còn có vai trò quan trọng đối với các chủ thể kinh tế sau:
-

Đối với nhà nước (chủđầu tư):


Đấu thầu mang lại cho nhà nước những đầu tư mới về công nghệ, máy móc thiết bị
hiện đại tạo điều kiện cho việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của
đất nước.
Là cơ sở đểđánh giá đúng, chính xác năng lực thực sự của các đơn vị kinh tế cơ sở,
ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực diễn ra, tránh được sự thiên vị của chủđầu tư với
các nhà thầu.
Mặt tích cực nhất mà phía nhà nước thu được thông qua đấu thầu là tích lũy và học
hỏi được kinh nghiệm về biện pháp quản lý nhà nước đối với các dựán đặc biệt là quản
lý tài chính, tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội khác.
-

Đối với chủ đầu tư.

Chọn lựa được nhà thầu có năng lực đáp ứng được yêu cầu của mình về kỹ thuật,
chất lượng, đảm bảo tiến độ thi công đồng thời giá thành hợp lý. Khắc phục tình trạng
độc quyền về giá cả của các nhà thầu.
Khắc phục tình trạng độc quyền về giá cả của các nhà thầu. Mang lại hiệu quả của
dựán đầu tư cao nhất.
-

Đối với nhà thầu.

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

3


Đảm bảo tính công bằng đối với các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử

giữa các nhà thầu.
Kích thích các nhà thầu nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng công nghệ và các giải
pháp thực hiện tốt nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình.
Học hỏi nhiều kinh nghiệm qua thực tế, có cơ hội để nâng cao trình độ, năng lực về
quản lý và khoa học công nghệ trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Nâng cao uy tín và vị trí của mình trên thương trường trong nước và quốc tế.
1.1.1.2. Mục tiêu của đấu thầu
1.1.1.2.1. Công khai, minh bạch
Một hệ thống công khai mang đến cơ hội công bằng cho tất cả các nhà thầu hợp
lệ trong việc cạnh tranh để cung cấp hàng hóa, công trình và dịch vụ.
Một hệ thống minh bạch có các quy định và cơ chế rõ ràng để đảm bảo tuân thủ các
quy định đó. Các quy định về cạnh tranh được biết trước và đưa ra một cách rõ ràng để tạo
thuận lợi cho việc thanh tra của các nhà kiểm toán công và các cơ quan liên quan, như trong
trường hợp một nhà thầu không trúng thầu. Sự minh bạch khuyến khích sự đóng thuế tự
nguyện của các bên tham gia vào hệ thống đấu thầu mua sắm công.
1.1.1.2.2. Kinh tế
Chỉ tiêu kinh tế được tập trung chủ yếu vào giá cả nhưng cũng bao gồm các chỉ
tiêu khác mà mang đến các lợi ích kinh tế đối với các chủ thể tham gia vào hợp đồng,
cụ thể như sau:
-Phù hợp với mục tiêu (cụ thể là chất lượng)
-Đáp ứng tiến độ và khả năng sẵn có của hàng hóa, dịch vụ; khả năng sẵn sàng
cung cấp dịch vụ tư vấn, xây dựng công trình;
-Chi phí cả đời của dự án (chi phí vận hành, bảo dưỡng…)
-Chi phí phù hợp ( như chi phí vận tải và lưu kho)
-Quản lý chi phí đối với các hoạt động đấu thầu.
Hầu hết các hợp đồng kinh tế không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với giá rẻ
nhất. Giá trị tốt nhất của đồng tiền cần đạt được các mục tiêu kinh tế và có thể được
tổng hợp theo “5 đúng” sau đây:
-“ Đúng số lượng đối với hàng hóa, Đúng con người đối với tư vấn xây lắp”
-Đúng chất lượng

-Đúng giá cả
-Đúng địa điểm
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

4


-ỳng thi gian (tin )
1.1.1.2.3. Hiu qu
Hiu qu ca hot ng u thu mua sm cụng vi ngha mt h thng c
vn hnh ỳng cỏch, gim thiu th tc hnh chớnh nhng vn t c cỏc yờu cu c
bn ca mt gúi thu l cỏc hng húa, dch v c mua sm v cỏc cụng trỡnh c
xõy dng.
1.1.1.3.ý nghĩa của đấu thầu xây dựng:
1.1 .1.3.1.Đấu thầu đảm bảo lựa chọn đợc nhà thầu phù hợp với yêu cầu của chủ đầu
t từ đó tạo ra tính hiệu quả cho chủ đầu t.
Quá trình đấu thầu phải trải qua rất nhiều giai đoạn và trong các giai đoạn đó,
phía chủ đầu t (bên mời thầu) luôn là bên ra các điều kiện và các phía nhà thầu luôn
phải đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu trong khả năng cho phép của mình. Nếu
các chủ đầu t thấy các nhà thầu không thoả mãn đợc các yêu cầu của mình thì họ có
thể tổ chức đấu thầu lại để lựa chọn đợc nhà thầu phù hợp, đáp ứng đợc các yêu cầu
của họ.
Trên cơ sở đó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự thành công của chủ đầu t khi dự
án đợc đa vào vận hành. Đấu thầu giúp chủ đầu t tiết kiệm đợc chi phí đầu t. Thực tế
giá trúng thầu cha chắc đã là giá bỏ thầu thấp nhất nhng đứng trên lợi ích tổng hợp cuả
chủ đầu t mà xem xét thì nó lại là phơng pháp tối u nhất.
1.1.1.3.2. Đấu thầu tạo ra chất lợng hiệu quả nâng cao năng lực ở các doanh nghiệp
xây dựng
Ưu điểm nổi bật nhất của đấu thầu là cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu

mà trong nền kinh tế thị trờng, cạnh tranh tạo ra chất lợng, giá cả, dịch vụ tốt nhất cho
khách hàng cũng nh cho chủ đầu t và cũng tạo hiệu quả tốt nhất ở các nhà thầu thông
qua đấu thầu, các nhà thầu sẽ phát huy cao độ tính chủ động để tìm kiếm các cơ hội
tham gia đấu thầu và đây cũng là cách hữu hiện nhất họ hoàn thiện tổ chức sản xuất, tổ
chức quản lý, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công nhân viên...
1.1.2. Khỏi nim v c im ca u thu xõy dng
1.1.2.1 Khỏi nim u thu
Thut ng u thu trong Lut u thu ca Vit Nam thỡ ú l quỏ trỡnh la chn
nh thu ỏp ng cỏc yờu cu ca bờn mi thu thc hin gúi thu thuc d ỏn s dng
vn nh nc. Kt qu ca s la chn l cú hp ng c kớ kt vi cỏc iu khon quy
Sinh viờn: Trn Th Nhón
Lp: KTXD- K9

5


định chi tiết trách nhiệm của hai bên. Một bên là nhà thầu phải thực hiện các nhiệm vụ được
nêu trong Hồ sơ mời thầu (có thể là dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng hóa hoặc xây lắp công
trình…), một bên là chủ đầu tư (là cơ quan chủ sở hữu vốn hoặc dung vốn của nhà nước để
thực hiện dự án) có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán tiền. Như vây
thực chất quá trình đấu thầu ở Việt Nam đối với các dự án sử dụng vốn Nhà nước là một
quá trình mua sắm, chi tiêu, sử dụng vốn của Nhà nước.
1.1.2.2 Đặc điểm của công tác đấu thầu
1.1.2.2.1 Mua sắm từ nguồn vốn tư nhân (không phải vốn Nhà nước)
Một cách khái quát, đây là cách mua sắm theo kiểu “mặc cả hay thương thảo”
trực tiếp. Theo đó bên bán thường đưa ra giá bán có tính chất gợi ý để cùng người mua
thỏa thuận theo cách nâng lên, hạ xuống. Khi đã có sự thống nhất thì việc mua bán
được hoàn tất.
1.1.2.2.2 Mua sắm sử dụng nguồn vốn của Nhà nước (mua sắm công)
Mua sắm sử dụng nguồn vốn của Nhà nước được gọi là mua sắm công, vì nó sử

dụng vốn thuộc sở hữu Nhà nước – sở hữu toàn dân để mua sắm phục vụ lợi ích cộng
đồng. Nói chung, nguồn vốn của Nhà nước được hiểu là nguồn vốn thuộc sở hữu toàn
dân hoặc có nguồn gốc sở hữu toàn dân do đó, việc chi dùng cần được nhà nước quản
lý theo pháp luật.
Đây chính là đặc điểm cơ bản để hình thành các quy định đấu thầu mua sắm của
Nhà nước nhằm làm cho việc sử dụng, chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước đảm bảo
hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.
1.1.3. phương thức đấu thầu
Dựa vào cách thức nộp hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu yêu cầu , người ta chia
phương thức đấu thầu thành 3 loại cơ bản :
• Một túi hồ sơ , một giai đoạn
• Hai túi hồ sơ một giai đoạn
• Hai giai đoạn , một túi hồ sơ
1.1.3.1.Một túi hồ sơ , một giai đoạn
Khi đưa ra yêu cầu thực hiện theo phương thức một túi hồ sơ , một giai đoạn
tức là nhà thầu phải bỏ cả hai đề xuất : đề xuất kĩ thuật và đề xu tài chính vào chung

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

6


một túi hồ sơ và túi đó được niêm phong . Bên mời thầu được bóc và chấm thầu riêng
cho từng đề xuất
Phương thức này thường được sử dụng với đầu thầu xây lắp và mua sắm hàng
hoá. Khi đó các bên tham dự thầu đều biết rõ về giá của nhau.
1.1.3.2.Hai túi hồ sơ , một giai đoạn
Lúc này hai đề xuất kĩ thuật và tài chính được bỏ vào cùng hai túi hồ sơ và hai
túi đều được niêm phong . Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bên mời thầu yêu cầu

hoặc phải nộp hai túi cung một lúc , hoặc túi tài chính nộp sau.
Trong quá trình đánh giá , nếu những nhà thầu không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật thì
hồ sơ tài chính được trả lại còn nguyên niêm phong . Hiện tại ở Việt Nam phương thức
này chỉ cho phép áp dụng với đầu thầu tuyển chọn tư vấn còn đấu thầu xây lắp và mua
sắm hàng háo thì không được áp dụng.
1.1.3.3.Hai giai đoạn , một túi hồ sơ
Là phương thức mà bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu nộp đề xuất kĩ thuật
hoặc có thể cả đề xuất tài chính và sẽ loại bỏ luôn nhưnữg nhà thầu có đề xuất kĩ thuật
không khả thi .Kết thúc giai đoạn 1 lựa chọn những nhà thầu có đề xuất kĩ thuật hoàn
thiện và tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 bằng cách yêu cầu các nhà thầu vượt qua giai
đoạn 1 nộp đề xuất tài chính có kềm theo dự án cụ thể .
Phương thức này thường được áp dụng với công việc có nhiều phương án thực
hiện mà bên mời thầu chưa biết lựa chọn phương án nào . Và thường đó là những công
trình xây dựng mà hai bên kí kết với nhau theo loại hợp đồng “chìa khoá trao tay” – là
loại hợp đồng mà nhà thầu phải thực hiện tất cả các công việc từ : lập dự án , lắp đặt ,
thi công xây lắp , vận hành chạy thử ..vv.Sau đó mới bàn giao cho bên mời thầu.
1.1.4. Phân loại đấu thầu.
1.1.4.1. Căn cứ vào lĩnh vực đấu thầu.
Hoạt động đấu thầu được chia thành 4 lĩnh vực: Đấu thầu tuyển chọn tư vấn, đấu thầu
mua sắm hàng hoá, đấu thầu xây lắp, đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án.
Trong phạm vi đề tài này tập trung nghiên cứu lĩnh vực đấu thầu tuyển chọn tư vấn,
đấu thầu mua sắm hàng hoá, đấu thầu xây lắp.
1.1.4.2. Căn cứ vào hình thức đấu thầu.
Các hình thức lựa chọn nhà thầu phân loại đấu thầu bao gồm:

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

7



 Đấu thầu rộng rãi: Là hình thức lựa chọn nhà thầu phổ biến được áp dụng rộng
rãi cho mọi lĩnh vực ( lựa chọn đối tác, mua sắm hàng hoá, chọn nhà thầu xây lắp,
chọn nhà tư vấn). Đây là hình thức tận dụng triệt để học thuyết bàn tay vô hình trong
cơ chế kinh tế thị trường. Để cuộc cạnh tranh giữa các nhà thầu được bình đẳng, công
khai, minh bạch, bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự
thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu
thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà nước và của Bộ, ngành địa phương tối thiểu 10
ngày trước khi phát hành hồ sơ mời đấu thầu.
 Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu
( tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự. Trong trường hợp thực tế chỉ
có ít hơn 5, bên mời thầu phải báo cáo chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét,
quyết định.
 Chỉ định thầu: Là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để
thương thảo hợp đồng. Trong một số trường hợp hình thức này tỏ ra có hiệu quả. Trường
hợp bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay; gói thầu có tính chất
nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia do người có thẩm quyền quyết định…
 Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua
sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng đã được qui định rõ trong khoản a, mục 1 Điều
22 Luật đấu thầu. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau
trên cở sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu.
 Mua sắm trực tiếp: Hình thức này được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp
đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều
kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc
mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức
giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó.
 Tự thực hiện: Hình thức này chỉ áp dụng đối với gói thầu mà chủ đầu tư đủ
năng lực thực hiện.
 Mua sắm đặc biệt: Hình thức này được áp dụng đối với ngành hết sức đặc biệt
mà nếu không có những qui định riêng thì không thể đấu thầu được

1.1.5.Đấu thầu xây lắp
1.1.5.1.Khái niệm:
Đấu thầu xây lắp là quá trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công trình
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

8


trong lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình , hạng mục công trình và lắp đặt
thiết bị cho các công trình , hạng mục công trình
1.1.5.2.Đặc điểm
-Chủ yếu có ở gian đoạn thực hiện dự án khi mà những ý tưởng đầu tư được thể
hiện trong báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ trở thành hiện thực. Tuy nhiên khi sang đến
giai đoạn vận hành kết quả đầu tư nếu chủ đầu tư có nhu cầu sửa chữa, nâng cấp thì
đấu thầu xây lắp vẫn xuất hiện.
-Nhà thầu xây dựng luôn phải làm việc tại 1 địa điểm cố định có ghi trong hồ sơ
mời thầu.
-Nhà thầu tư vấn có thể là một các nhân song nhà thầu xây dựng phải là một tổ
chức có tư cách pháp nhân.
-Việc xem xét đánh giá năng lực của nhà thầu xây dựng dựa trên hai nôi dung
chính, đó là tài chính và kỹ thuật. Năng lực tài chính bao giờ cũng được quan tâm
trước tiên la do bởi đặc điểm quuan trọng nhất của đấu thầu xây lắp là nhà thầu phải
thực hiện trước một phần công việc bằng vốn của mình, chính vì thế mà nhũng đảm
bảo về tài chính là rất quan trọng.
1.1.5.3. Vai trò của đấu thầu xây lắp.
-Đứng về phía chủ đầu tư: Đấu thầu là cơ sở để đánh giá đúng chính xác năng
lực thực sự của các nhà thầu, ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực thiên vị của
chủ đầu tư và nhà thầu. Qua đấu thầu chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có năng lực
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi công đảm bảo và có giá thành hợp lý.

- Đứng về phía nhà thầu: Khuyến khích các nhà thầu nâng cao trình độ kỹ
thuật, áp dụng công nghệ và các giải pháp thi công tốt nhất, tận dụng tối đa mọi nguồn
lực sẵn có của mình. Đồng thời sẵn sàng đầu tư mới về công nghệ máy móc thiết bị
hiện đại, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình…
1.1.5.4.Nội dung, trình tự tổ chức đấu thầu xây dựng.
Việc tổ chức đấu thầu xây lắp được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu (nếu có)
Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị từ 200 tỷ
đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng
yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo các bước sau:
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

9


a. Lập hồ sơ sơ tuyển, bao gồm:
+ Thư mời sơ tuyển.
+ Chỉ dẫn sơ tuyển.
+ Tiêu chuẩn đánh giá.
+ Phụ lục kèm theo.
b. Thông báo mời sơ tuyển:
c. Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển
d. Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển
e. Trình duyệt kết quả sơ tuyển
f. Thông báo kết quả sơ tuyển
Bước 2 : Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a. Thư mời thầu
b. Mẫu đơn dự thầu

c. Chỉ dẫn đối với nhà thầu
d. Các điều kiện ưu đãi (nếu có)
e. Các loại thuế theo quy định của pháp luật
f. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật
g. Tiến độ thi công
h. Tiêu chuẩn đánh giá ( bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về
cùng mặt bằng để xác định giá đánh giá )
i. Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng
j. Mẫu bảo lãnh dự thầu
k. Mẫu thoả thuận hợp đồng
l. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu
Gửi thư mời thầu được thực hiện đối với các gói thầu thực hiện hình thức đấu
thầu hạn chế, đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tư vấn đã có danh sách
ngắn được chọn. Thông báo mời thầu áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi.
Nội dung thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm :
a. Tên và địa chỉ bên mời thầu
b. Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung khác
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

10


c. Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu
d. Các điều kiện tham gia dự thầu
e. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu
Bước 4 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
a. Nhận hồ sơ dự thầu
Bên mời thầu tiếp nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua

đường bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu
không nhận hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu bổ sung nào, kể cả thư giảm giá sau thời điểm
đóng thầu. Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ
và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng.
b. Quản lý hồ sơ dự thầu
Việc quản lý hồ sơ dự thầu được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ ‘Mật’.
Bước 5 : Mở thầu
Việc mở thầu được tiến hành theo trình tự sau:
1. Chuẩn bị mở thầu
Bên mời thầu mời đại diện của từng nhà thầu và có thể mời đại diện của các cơ
quan quản lý có liên quan đến tham dự mở thầu để chứng kiến. Việc mở thầu được
tiến hành theo địa điểm, thời gian ghi trong hồ sơ mời thầu, không phụ thuộc vào sự
có mặt hay vắng mặt của nhà thầu được mời.
2. Trình tự mở thầu
a. Thông báo thành phần tham dự
b. Thông báo số lượng và tên nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.
c. Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu
d. Mở lần lượt các túi hồ sơ dự thầu, đọc và ghi lại thông tin chủ yếu (Tên nhà
thầu, số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu, giá trị thầu trong đó giảm giá, bảo
lãnh dự thầu ( nếu có) và những vấn đề khác).
đ. Thông qua biên bản mở thầu.
e. Đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diên của các cơ quan quản lý
có liên quan ( nếu có mặt) ký xác nhận vào biên bản mở thầu.
f. Tổ chuyên gia hoặc bên mời thầu ký xác nhận vào bản chính hồ sơ dự thầu
trước khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu. Bản chính hồ sơ dự thầu được bảo quản
theo chế độ bảo mật và việc đánh giá được tiến hành theo bản chụp.
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

11



Bước 6: Đánh giá xếp hạng nhà thầu
A. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp thực hiện theo trình tự sau
1. Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu
Việc đánh giá sơ bộ là nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu,
bao gồm:
a a. Kiểm tra tính hợp lệ và sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu.
b b. Xem xét sự đáp ứng cơ bản của hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu.
b. Làm rõ hồ sơ dự thầu
2. Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương pháp đánh giá
gồm hai bước sau :
Bước1. Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn
Việc đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn được dựa trên các yêu
cầu và tiêu chuẩn đánh giá đã quy định trong hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá
chi tiết được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm
mở thầu. Các nhà thầu đạt số điểm tối thiểu từ 70% tổng số điểm về kỹ thuật trở lên
sẽ được chọn vào danh sách ngắn.
Bước 2. Đánh giá về tài chính, thương mại để xác định giá
Tiến hành đánh giá tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn
trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt .
Việc đánh giá về mặt tài chính, thương mại nhằm xác định giá đánh giá bao
gồm các nội dung sau:
- Sửa lỗi.
Sửa lỗi là việc sửa chữa những sai sót bao gồm lỗi số học, lỗi đánh máy, lỗi
nhầm đơn vị. Nếu có sai lệch giữa đơn giá và tổng giá do việc nhân đơn giá với số
lượng thì đơn giá dự thầu sẽ là cơ sở pháp lý.
- Hiệu chỉnh các sai lệch.
Hồ sơ dự thầu có tổng giá trị các sai lệch vượt quá10% (tính theo giá trị tuyệt

đối, không phụ thuộc vào việc làm tăng hay giảm giá dự thầu khi xác định giá đánh
giá) so với giá dự thầu sẽ bị loại không xem xét tiếp.
- Chuyển đổi giá trị dự thầu sang một đồng tiền chung.

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

12


Đồng tiền dự thầu do bên mời thầu quy định trong hồ sơ mời thầu theo nguyên
tắc một đồng tiền cho một khối lượng chào hàng.
- Đưa về một mặt hàng để xác định giá đánh giá.
- Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu
B. Xếp hạng nhà thầu
Xếp hạng hồ sơ dự thầu thuộc danh sách ngắn theo giá đánh giá. Nhà thầu có
giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất và được kiến nghị trúng thầu.
Bước 7:Trình duyệt kết quả đấu thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt kết quả đấu thầu
Chủ đầu tư hoặc chủ dự án có trách nhiệm trình kết quả đấu thầu lên người có
thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền để xem xét xin phê duyệt.
2. Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu.
a. Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu.
Trong thành phần này cần nêu được các nội dung sau:
- Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu.
- Quá trình tổ chức đấu thầu.
- Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu.
b. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt
Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu bao gồm bản chụp các

tài liệu sau đây:
- Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia tư vấn.
- Quyết định đầu tư hoặc văn bản pháp lý tương đương, điều ước quốc tế và tài
trợ (nếu có)
- Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu bao gồm:
- Kế hoạnh đấu thầu của dự án.
- Danh sách các nhà thầu tham gia hạn chế
- Danh sách ngắn tư vấn tham gia dự thầu.
- Hồ sơ mời sơ tuyển, đánh giá sơ tuyển và kết quả sơ tuyển nhà thầu.
- Hồ sơ mời thầu.
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Quyết định thành lập tổ chuyên gia tư vấn.
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

13


- Biên bản mở thầu, các văn bản liên quan đến việc bên mời thầu yêu cầu nhà
thầu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có).
- Dự thảo hợp đồng (nếu có).
- Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu.
- ý kiến sơ bộ về kết quả đấu thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có).
- Các tài liệu có liên quan khác.
Bước 8: Công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng
1. Công bố kết quả đấu thầu
a. Nguyên tắc chung
Ngay sau khi có quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền,
bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho
các nhà thầu tham dự, bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu về

kết quả đấu thầu.
Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ đấu thầu bên
mời thầu phải tiến hành thông báo cho các nhà thầu biết.
b. Cập nhật thông tin về năng lực nhà thầu
Trước khi ký hợp đồng chính thức, bên mời thầu cần cập nhật những thay đổi
về năng lực của nhà thầu cũng như những thông tin thay đổi làm ảnh hưởng tới khả
năng thực hiện hợp đồng cũng như năng lực tài chính suy giảm, nguy cơ phá sản, bên
mời thầu phải kịp thời báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét
quyết định.
c. Yêu cầu đối với thông báo trúng thầu
Bên mời thầu phải gửi thư thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà thầu
kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hoàn
thiện hợp đồng. Đồng thời bên mời thầu cũng phải thông báo cho nhà thầu lịch biểu
nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp bảo lãnh thực hiện
hợp đồng và ký hợp đồng.
2. Thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng
a. Khi nhận được thông báo trúng thầu nhà thầu phải gửi cho bên mời thầu
thư chấp thuận thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
b. Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn
thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức.
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

14


Thng tho hon thin hp ng bao gm nhng ni dung cn gii quyt cỏc
vn cũn tn ti cha hon chnh c hp ng vi cỏc nh thu trỳng thu, c
bit l duyt ỏp giỏ i vi nhng sai lch so vi yờu cu ca h s mi thu trờn
nguyờn tc giỏ tr hp ng khụng vt giỏ trỳng thu cn duyt. Vic thng tho

hon thin hp ng cng bao gm c vic nghiờn cu cỏc sỏng kin, gii phỏp u
vit do nh thu xut.
c. Bờn mi thu nhn bo lónh thc hin hp ng ca nh thu trỳng thu trc
khi ký hp ng. Trng hp nh thu ó ký hp ng v np bo lónh thc
hin hp ng nhng khụng thc hin hp ng thỡ bờn mi thu cú quyn
khụng hon tr li bo lónh thc hin hp ng cho nh thu.
d. Bờn mi thu ch hon tr li bo lónh d thu (nu cú)
Khi nhn c bo lónh thc hin hp ng ca nh thu trỳng thu. i vi
cỏc nh thu khụng trỳng thu, nhng khụng vi phm quy ch u thu k c khi
khụng cú kt qu u thu, bờn mi thu hon tr bo lónh d thu cho nh thu trong
thi gian khụng qỳa 30 ngy k t ngy cụng b kt qu u thu.
1.1.6. i tng nghiờn cu
Quy chế đấu thầu áp dụng để lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu t tại Việt
Nam phải đợc tổ chức đấu thầu và thực hiện tại Việt Nam.
1.1.7.Phm vi nghiờn cu
Các dự án đầu t thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu t và xây dựng có quy
định phải thực hiện Quy chế đấu thầu là các dự án có sử dụng vốn ngân sách
nhà nớc, vốn tín dụng do nhà nớc bảo lãnh, vốn tín dụng đầu t phát triển của
nhà nớc, vốn đầu t phát triển, bao gồm:
a. Các dự án đầu t xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã
đầu t xây dựng.
b. Các dự án đầu t để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt
và sản phẩm công nghệ khoa học mới.
c. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nớc quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy
hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.
Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham
gia của các tổ chức kinh tế nhà nớc (các doanh nghiệp nhà nớc) từ 30% trở lên
vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần.
Sinh viờn: Trn Th Nhón
Lp: KTXD- K9


15


Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của tổ
chức nớc ngoài đợc thực hiện trên cơ sở nội dung Điều ớc đợc các bên ký kết
(các bên tài trợ và các bên Việt Nam). Trờng hợp có những nội dung trong dự
thảo Điều ớc khác với Quy chế này thì cơ quan đợc giao trách nhiệm đàm
phán ký kết điều ớc phải trình Thủ tớng chính phủ xem xét, quyết định trớc
khi ký kết.
Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu t để thực hiện:
a. Đối với dự án đầu t trong nớc, chỉ thực hiện khi có từ hai nhà đầu t trở lên
cùng muốn tham gia một dự án.
b. Đối với dự án có vốn đầu t nớc ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo quy chế này
khi có từ hai nhà đầu t trở lên cùng muốn tham gia một dự án hoặc Thủ tớng Chính phủ
có yêu cầu phải đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu t thực hiện dự án.
Đấu thầu khi có từ hai nhà đầu t trở lên cùng muốn tham gia bao gồm:
+ Các dự án liên doanh
+ Các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Các dự án BOT, BT, BTO.
+ Các dự án khác cần lựa chọn đối tác đầu t.
1.1.8. Nhng cn c phỏp lý ca cụng tỏc d thu
-Lut u thu
-Lut xõy dng..
-nh mc 1776, 1777, 1779, 1784 v h thng nh mc riờng ca nh thu
- n giỏ xõy dng cụng trỡnh ca a phng, kho sỏt v xỏc nh giỏ vt
liu, n giỏ nhõn cụng, mỏy thi cụng n hin trng xõy lp
-Thụng t 08/2010 qui nh chi tit lo bỏo cỏo kt qu thm nh u thu
-Thụng t 01/2011/TT-BKHT hng dn kim tra v cụng tỏc u thu
-Lut s 38/2009/QH12 sa i, b sung mt s iu ca cỏc lut liờn quan n

u t xõy dng c bn
- Cỏc biu mu hng dn ca B K hoch&u t

Sinh viờn: Trn Th Nhón
Lp: KTXD- K9

16


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AN VIỆT
2.1.Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu
tư An Việt.
2.1.1. Lịch sử hình thành của công ty
- Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ AN VIỆT.
-Tên giao dịch quốc tế : ANVIET INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK
COMPANY AN VIET INTRACO.
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Bạch Mai, xã Đồng Thái, huyện An Dương, thành phố
Hải Phòng.
- Điạ chỉ văn phòng: Số 59 Đường vòng Vạn Mỹ - Ngô Quyền - Hải Phòng.
- Điện thoại : +84 31. 3753802

Fax: +84 31. 3753802

- Tài khoản : + VNĐ : 0002875103
- Ngân hàng : VP Bank Hải Phòng
- Mã số thuế : 0200653528 - Đăng ký tại cục thuế Hải Phòng
- Email


:
Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư An Việt là doanh nghiệp hạch toán kinh

tế độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực: Tư vấn, thiết kế;
Nhận thầu xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng; cung cấp phụ kiện đồng bộ
cho nhà công nghiệp. Tư vấn, thiết kế, quy hoạch các công trình về lĩnh vực PCCC.
Cung cấp, lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị bảo vệ, camera quan sát ...
Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư An Việt đã có bề dày kinh nghiệm trên
08 năm hoạt động, với đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kỹ sư có năng lực, lực lượng
công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện
đại, đồng bộ. Năng lực và uy tín của Công ty chúng tôi đã từng bước được khẳng định
qua chất lượng của rất nhiều các công trình, dự án trọng điểm tại các Khu Công nghiệp
thành phố Hải Phòng và các tỉnh thành khác như Nam Định, Bắc Ninh… ở phía Bắc,
Việt Nam .Thiết bị vật tư của công ty được sản xuất bởi các hãng nổi tiếng trên thế
giới, đặc biệt các thiết bị về PCCC như: Hãng sản xuất máy bơm TOHATSU của Nhật
Bản, hãng sản xuất máy bơm điện FORAS của Italia, hãng sản xuất thiết bị báo cháy
tự động HOCHIKI, NOHMI của nhật bản với các tính năng kỹ thuật hoàn hảo nhất,
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

17


chính xác nhất. Cùng với các hãng sản xuất bình chữa cháy, vòi chữa cháy của các
hãng nổi tiếng khác của Italia, Đức, Trung quốc…
Với phương châm “Vì sự bình yên cho mọi nhà, cho mọi người và toàn xã hội
và sản phẩm chất lượng cao cùng dịch vụ hoàn hảo để khách hàng gửi trọn niềm tin”,
Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư An Việt mong muốn đáp ứng được những yêu
cầu đòi hỏi khắt khe nhất từ các khách hàng, cùng mong muốn khắng định ưu thế, tầm
vóc mới trên thị trường, chúng tôi đảm bảo: Đến với chúng tôi, các khách hàng sẽ

được thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu, để cùng hướng tới “Hợp tác cùng phát triển”.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
- Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Sản xuất, lắp dựng khung nhà thép tiền chế.
- San lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Tư vấn,thiết kế,quy hoạch các công trình về lĩnh vực PCCC
- Cung cấp, lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy,thiết bị bảo vệ, camera quan sát
- Các chức năng khác như trong Giấy phép Đăng ký kinh doanh

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

18


2.1.3 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
2.1.3.1 Mô hình tổ chức của công ty
bảng1. Sơ đồ tổ chức của công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM
SOÁT

PHÓ
GIÁM
ĐỐC


PHÒNG TC - HC

PHÒNG DỰ ÁN

PHÒNG KẾ
TOÁN

ĐỘI THI CÔNG
SỐ 2

ĐỘI THI CÔNG
SỐ 1

ĐỘI
1

ĐỘI
2

ĐỘI
3

ĐỘI
4

ĐỘI
5

ĐỘI

6

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Mô hình làm việc của công tygồm ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ.
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 1 Phó giám đốc. Dưới họ là 3 phòng ban: Phòng Tổ

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

19


chức-Hành chính, Phòng dự án, Phòng tài chính kế toán.Đội sản xuất gồm có 2 đội đó
là Đội thi công số 1 gồm có: đội 1, đội 2, đội 3.Đội số 2 gồm có: đội 4, đội 5, đội 6.
Với mô hình tổ chức như trên , hoạt động của công ty thống nhất từ trên
xuống dưới. Giám đốc công ty điều hành quá trình tổ chức kinh doanh thông qua hệ
thống văn bản, quyết định, nội quy...Các phòng ban, xí nghiệp, các đội sản xuất có
trách nhiệm thi hành các văn bản đó.Dưới đây là nhiệm vụ của các phòng ban:
1 Bộ phận tổ chức hành chính :
+ Thực hiện các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động ,theo dõi an
toàn lao động , lập kế hoạch quỹ lương , tham mưu cho Giám đốc về tình hình sử dụng
và quản lý quỹ lương.
+ Nắm chế độ chính sách điều động , tuyển chọn con người , quản lý hồ sơ của
toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty , đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề
của cán bộ công nhân , lập lý lịch công tác .
+ Tham mưu với giám đốc điều động lao động cho hợp lý , theo dõi lao động
khối gián tiếp , bảo hộ lao động , BHXH , BHYT .
+ Hành chính văn thư đánh máy , lưu trữ hồ sơ , tiếp khách , quản lý xe con ,
tổng đài điện thoại , tuyên truyền , trang chí khánh tiết , bảo vệ con dấu của Công ty.
+ Tổ chức chăm sóc sức khỏe , khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên ,

làm hồ sơ sức khỏe cho những người đến tưởi về hưu , kiểm tra sức khỏe định kỳ cho
cán bộ công nhân viên.
+ Theo dõi chấm công , làm lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong
Công ty.
2 Bộ phận kế toán tài chính của Công ty:
+ Thực hiện đựng chức năng quản lý vốn và nguồn vốn , giám sát sự vận động
của vốn trong quá trình sản xuất , việc sử dụng vốn có mục đích và kết quả thu nhập
của Công ty , tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán , thống kê theo pháp
lệnh kế toán do Nhà nước quy định , nắm bắt và sử lý những thông tin kinh tế phục vụ
cho quá trình sản xuất của Công ty , hạch toán kế toán đầy đủ , làm tròn nghĩa vụ đối
với nhà nước , chấp hành các quy định , chế độ chính sách của nhà nước .
+Hướng dẫn công tác mở sổ sách đầy đủ và các biểu báo cáo hteo dõi phân tích
hoạt động sản xuất đúng pháp lệnh thống kê kế toán .

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

20


3 Bộ phận dự án
-Hàng năm, căn ứ năng lực của đơn vị và thực tế tiếp cận thị trường để dự kiến
kế hoạch hàng năm của công ty.
-Lập HSDT
-Nghiên cứu thị trường, tiếp cận thông tin và trình giám đốc các công trình mà
công ty có thể tham gia dự thầu.
-Soát xét, đàm phán, ký kết hợp đồng với chủ đầu tư.
4 Bộ phận thi công xây dựng :
Tiến hành thi công xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ,
công trình giao thông , công trình điện.

2.1.4 Kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 2: hoạt động sản xuất kinh doanh 2011
Đơn vị :VNĐ
STT
(1)

Chỉ tiêu

(2)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
1
vụ
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
3
cấp dịch vụ
(10=01-02)
4
Giá vốn bán hàng
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
5
dịch vụ
(20=10-11)
6
Doanh thu hoạt động tài chính
7
Chi phí tài chính

-Trong đó:Chi phí lãi vay
8
Chi phí quản lí kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
9
doanh(30=20+21-22-24)
10 Thu nhập khác
11 Chi phí khác
12 Lợi nhuận khác(40=31-32)
Tổng lợi nhuận kế toán trước
13
thuế(50=30+40)
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
15
nghiệp(60=50-51)
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9
21

(3)

Thuyế
t minh
(4)

01

IV.08




Số năm nay

Số năm trước

(5)

(6)

4.766.897.231

3.488.952.392

10

4.766.897.231

3.488.952.392

11

4.145.2550.112

3.075.440.834

20

756.134.409


413.511.558

21
22
23
23

2.509.345
38.246.709
38.246.709
302.356.877

1.401.278
39.956.057
39.956.057
333.018.791

30

43.567.094

41.937.988

31
32
40

398.569

241.477


398.569

241.477

44.564.710

42.179.435

51

11.141.177

10.544.859

60

59.244.580

31.634.576

02

50

IV.09


Bảng trên thể hiện kết quả kinh doanh của công ty năm 2010 so với năm 2011
cho thấy lợi nhuận của công ty giảm 21.450.473 VNĐ so với năm trước tương ứng

giảm 40,4%.
2.1.5. Qui mô của doanh nghiệp
2. 1.5.1. Vốn tài sản
Trong vòng 7 năm trở lại đây, công ty làm ăn khá hiệu quả, tổng tài sản liên tục
tăng, sau đây, ta sẽ xem xét bảng tóm tắt tài sản của công ty
Bảng 3: Bảng tóm tắt tài sản
Đơn vị: 1000đ
STT
1
2
3
4
5

Tên tài sản
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
6.220.800
7.464.960
8.234.762
18.662.400
22.394.880
26.269.150

24.883.200
29.859.840
34.503.912
53.085.049
42.179.435
59.243.980
53.085.049
31.634.576
44.432.985
Nguồn: Hồ sơ giới thiệu năng lực công ty

(Năm 2008 công ty thực hiện cổ phần hoá nên được miễn thuế thu nhập doanh
nghịêp trong 2 năm đầu)
2.1.5.2. Năng lực sản xuất
Năng lực sản xuất của công ty được thể hiện ở những mặt sau:
2.1.5.2.1. Nguồn nhân lực
Bảng 4: Cán bộ quản lý kinh tế:
TT
1
2
3
4
5
6

Học vị

Chuyên ngành

Quản trị doanh nghiệp

Tài chính kế toán
Kinh tế kế hoạch
Kinh doanh thương mại
Cử nhân Ngoại ngữ Công nghệ, kỹ thuật
Biên, phiên dịch
Tổng cộng
Cử nhân Kinh tế

Trường Đào tạo
ĐH Kinh tế Quốc dân
ĐH Tài chính Kế toán
ĐH Kinh tế Quốc dân
ĐH Kinh tế Quốc dân
ĐH Bách Khoa HN
ĐH Ngoại ngữ HN

Số
lượng
02
01
01
02
01
01
08

Bảng 5: Cán bộ quản lý kỹ thuật:

TT


Học vị

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

Chuyên ngành

22

Trường Đào tạo

Số
lượng


1
2

Kỹ sư

Kinh tế xây dựng
Kiến trúc
Xây dựng dân dụng &

3

công nghiệp
Cơ khí chế tạo
Máy xây dựng


4
5

ĐH Xây dựng HN
ĐH Kiến trúc HN

02
02

ĐH Xây dựng HN

04

ĐH Bách Khoa HN
ĐH Xây dựng HN

02
01
11

Tổng cộng
Bảng 6: Công nhân - Thợ kỹ thuật:

TT

Chuyên môn

Số

Trường Đào tạo


lượng

Trường CNKT Công nghiệp - Bộ

1

Thợ sắt

2

Thợ hàn

3

Thợ bê tông

4

Thợ nề

5

Thợ điện

6

Thợ vận hành máy xây dựng

7


Thợ cốp pha

Công nghiệp
Trường CNKT An Dương - Tổng CT
Xây dựng Bạch Đằng
Trường CNKT Kiến An - Hải Phòng
Trường CNKT An Dương - Tổng CT
Xây dựng Bạch Đằng
Trường Trung học Công nghiệp – HP
Trường Đào tạo CN Kỹ thuật Công
nghiệp - Bộ Xây dựng
Trường Đào tạo CN Kỹ thuật Công
nghiệp - Bộ Xây dựng

Tổng cộng

20
10
20
30
05
05
25
115

2.1.5.2.2.Năng lực máy móc thiết bị
Bảng 7:Thiết bị phục vụ thi công

Tên thiết bị

TT
1
2

Số lượng
Sở
Liên
hữu

kết

Máy xúc đào PC200

01

01

Máy xúc đào PC300

01

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

23

Năm sản
xuất

Công suất


2002

Gầu xúc 0,8m3

2000

Gầu xúc 1,2m3


3
4
5
6
7
8
9
10

Máy ủi Komasu D50

01

2000

Máy lu Komasu JV 500

01

2000


11 tấn

Máy lu Bomax (Đức)

01

2000

24 tấn

Máy san gạt Komasu

01

2002

Máy rải Aphal (Đức)

01

2002

Máy ép cọc bê tông thủy lực

02

1999

Máy trộn bê tông


04

Máy phát điện

02

Q = 150 tấn

2001- 2004 400 lít
02

1999-2005 10 ÷ 200KVA

2.1.6. Những nhân tố tác động tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.6.1 Nhân tố bên trong
Trong những năm vừa qua, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và
những kết quả đạt được ta nhận thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất của
doanh nghiệp. Với nhóm nhân tố bên trong được thể hiện :
a. Năng lực về máy móc thiết bị thi công
Năng lực và máy móc thiết bị thi công sẽ được các nhà thầu giới thiệu trong hồ
sơ dự thầu, nó chứng minh cho bên mời thầu biết được khả năng huy động nguồn lực
về máy móc thiết bị thi công đảm bảo thi công công trình đáp ứng nhu cầu của chủ
đầu tư.
b. Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực
Trước hết ảnh hưởng của nguồn nhân lực trong tổ chức xây dựng tới khả năng
thắng thầu của tổ chức xây dựng thể hiện một cách trực tiếp thông qua việc bố trí nhân
lực tại hiện trường, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt dự kiến cho việc
quản lý và thực hiện hợp đồng cũng như chất lượng và sự phù hợp về cơ cấu ngành
nghề của đội ngũ công nhân thi công công trình sẽ quyết định đến chất lượng và tiến

Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

24


độ thi công công trình. Đó là lý do tại sao bên mời thầu cũng rất chú ý tới chỉ tiêu này
khi xét thầu.
Bên cạnh đó đối với một doanh nghiệp xây dựng, năng lực và sự nhanh nhạy
của các quản trị viên và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp theo
đuổi quyết định phần lớn khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp nói riêng, chất
lượng công tác dự thầu nói chung.
Ngoài ra nếu chính sách quản lý nguồn nhân lực của công ty tạo được động lực
thúc đẩy người lao động hăng say làm việc cũng cho phép doanh nghiệp rút ngắn tiến
độ thi công và nâng cao chất lượng công trình.
c. Kinh nghiệm của nhà thầu trong việc thi công các công trình xây dựng tương
tự.
Nhân tố này có tác động không nhỏ tới kết quả đánh giá chung của bên mời
thầu đối với nhà thầu. Đối với những công trình có quy mô lớn yêu cầu kỹ thuật phức
tạp thì đây là nhân tố khá quan trọng và sẽ chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng điểm
đánh giá nhà thầu của bên mời thầu.
d. Năng lực về tài chính
Năng lực tài chính cũng là một yếu tố quyết định lợi thế của nhà thầu khi tham
gia tranh thầu. Năng lực tài chính được bên mời thầu xem xét ở các khía cạnh sau:
- Doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế.
- Vốn lưu động trong vòng 3 đến 5 năm gần đây.
Ngoài những nguyên nhân ở trên, trong quá trình tham gia đấu thầu có những nguyên
nhân quyết định thắng thầu hay không cho doanh nghiệp. Đó là:
1. Giá dự thầu
Giá dự thầu là tiêu chuẩn quan trọng quyết định khả năng thắng thầu của nhà

thầu. Để có được giá dự thầu hợp lý vừa được chủ đầu tư chấp nhận vừa phải đảm bảo
bù đắp chi phí và đạt được mức lãi dự kiến của doanh nghiệp xây dựng thì trong quá
trình xây dựng giá dự thầu cần chú ý:
- Nhà thầu phải thu thập được đầy đủ tài liệu thông tin chi tiết rõ ràng về quy
mô, yêu cầu của gói thầu trong hồ sơ mời thầu. Xây dựng được đơn giá dự thầu phù
hợp với quy định của nhà nước và sát với thực tế khảo sát trên thị trường.
- Để có giá dự thầu thấp, nhà thầu phải tính toán so sánh kỹ lợi nhuận thu
được với chi phí bỏ ra. Điều này tuỳ thuộc vào trình độ kinh nghiệm của cán bộ trong
Sinh viên: Trần Thị Nhãn
Lớp: KTXD- K9

25


×